Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

KHAI THÁC ĐIỂM THAM QUAN KINH THÀNH HUẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐẾN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 69 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

HOÀNG THỊ ANH THƯ

LỚP : 19DLH1

MSSV: 1921007012

BẬC: ĐẠI HỌC

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
HỌC KỲ 2 NĂM 2022

TÊN ĐỀ TÀI

KHAI THÁC ĐIỂM THAM QUAN KINH THÀNH
HUẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐẾN
HUẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. TRƯƠNG QUỐC DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022


BỘ TÀI CHÍNH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ ANH THƯ

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

TÊN ĐỀ TÀI

KHAI THÁC ĐIỂM THAM QUAN KINH THÀNH
HUẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐẾN
HUẾ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. TRƯƠNG QUỐC DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tập thể nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu
sắc nhất đến ThS. Trương Quốc Dũng.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu của Trường Đại
học Tài chính – Marketing và q thầy cơ trong Khoa Du Lịch đã tạo điều kiện cho
sinh viên tụi em có cơ hội được đi trải nghiệm thực tế, có cơ hội học hỏi thêm nhiều
kiến thức thực tiễn và trau dồi các kỹ năng của mình.
Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất của mình đến chị Đoan
Thuỳ, anh Thiên, anh Vỹ – hướng dẫn viên tại tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cung cấp kiến
thức chuyên môn cũng như là sự hỗ trợ về nghiệp vụ đã phần nào tiếp thêm lửa nghề

cho chúng em trong hành trình thực tế vừa qua.
Đặc biệt nhất, em xin gửi đến ThS. Trương Quốc Dũng lời cảm ơn to lớn nhất.
Thầy vừa là người đồng hành cùng chúng em trong suốt chuyến đi, vừa là giảng viên
hướng dẫn em trong bài báo cáo này. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ ra các
sai sót và những ý kiến đóng góp chân thành để em có thể hồn thiện bài báo cáo này
một cách trọn vẹn nhất và tốt nhất.
Bài báo cáo của em được thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần. Bước đầu có
chút khó khăn, hạn chế và nhiều bỡ ngỡ nên khơng tránh khỏi được những thiếu sót,
em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô để kiến thức
của em trong lĩnh vực này được hồn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng
cao kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy rất nhiều!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2022.

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là dự án do chính em thực hiện dựa trên sự tâm huyết của
mình và sự hướng dẫn nhiệt tình của Giảng viên, ThS. Trương Quốc Dũng trong suốt
quá trình làm bài báo cáo và chuyến đi thực hành nghề nghiệp vừa rồi. Tất cả nội dung
dưới đây được thực hiện theo yêu cầu, bài báo cáo này có thể sẽ trùng lặp về ý tưởng
với những báo cáo mà các anh chị khố trên đã có trước đây nhưng em xin cam đoan
những nội dung dưới đây là những gì mà em đã nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện.
Bài báo cáo của em có sử dụng tài liệu tham khảo và đã ghi rõ nguồn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2022

2



PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Điểm chấm:....................
Điểm làm tròn:................ Điểm chữ:.............................................................................
Ngày..........tháng.........năm.............
GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

...................................................

3



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ii
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN.................................iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC................................................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ CHƯƠNG
TRÌNH THAM QUAN DU LỊCH............................................................................10
1.1

Khái niệm về kinh doanh lữ hành...............................................................10

1.1.1

Khái niệm................................................................................................10

1.1.2

Sản phẩm của lữ hành..............................................................................13

1.1.3

Đặc điểm của sản phẩm lữ hành..............................................................15

1.2

Chương trình du lịch....................................................................................16


1.2.1

Khái niệm................................................................................................16

1.2.2

Đặc điểm của chương trình du lịch..........................................................17

1.3

Điểm tham quan du lịch...............................................................................18

1.3.1

Khái niệm................................................................................................18

1.3.2

Phân loại..................................................................................................19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐIỂM THAM QUAN KINH
THÀNH HUẾ HIỆN NAY.........................................................................................21
2.1

Giới thiệu khái quát về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế................................21

2.1.1


Lịch sử hình thành...................................................................................21

2.1.2

Vị trí địa lý...............................................................................................22

2.1.3

Địa hình - Khí hậu...................................................................................23

2.1.4

Hệ thống di tích cịn được lưu giữ đến nay..............................................25

2.1.5

Tiềm năng du lịch....................................................................................26

2.1.6
Huế

Giới thiệu khái quát điểm tham quan Kinh Thành Huế tỉnh Thừa Thiên
.................................................................................................................28

2.2

Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế...........................30

2.2.1


Số liệu khách du lịch tại tỉnh từ năm 2015 - 2020....................................30

2.2.2

Cơ sở hạ tầng – Cơ sở lưu trú..................................................................36

2.3

Thực trạng hoạt động du lịch tại điểm tham quan Kinh Thành Huế.......39
4


2.3.1

Ưu điểm...................................................................................................40

2.3.2

Hạn chế....................................................................................................44

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................47
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU
QUẢ ĐIỂM THAM QUAN KINH THÀNH HUẾ..................................................48
3.1

Tỉnh Thừa Thiên Huế với sứ mệnh hồi sinh di sản Cố Đô........................48

3.2 Giải pháp thúc đẩy sự phát triển du lịch tại điểm tham quan Kinh Thành
Huế ........................................................................................................................ 51
3.2.1


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.......................................................51

3.2.2

Trùng tu, cải tạo, sửa chữa các cơng trình đã xuống cấp..........................51

3.2.3

Xây dựng sản phẩm du lịch mới “Phố đêm Hoàng Thành Huế”..............54

3.2.4

Giảm giá, miễn phí vé tham quan tại điểm tham quan Kinh Thành Huế..55

3.2.5

Sử dụng các chiến lược marketing cho điểm tham quan Kinh Thành Huế. .
.................................................................................................................55

3.2.6

Hợp tác, kết nối bán chương trình du lịch qua các cơng ty lữ hành.........58

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................60
KẾT LUẬN................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................62
PHỤ LỤC .................................................................................................................64

5



DANH MỤC
DANH MỤC BẢNG
Biểu đồ 1. Lượng khách tham quan đến Quần thể di tích cố đơ Huế từ......................39
Biểu đồ 2. . Doanh thu từ phí tham quan tại Quần thể di tích cố đơ Huế qua các năm
(1996–2019)................................................................................................................. 40
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ phân loại kinh doanh lữ hành................................................................13
Hình 2. Thống kê số lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm từ
2013 – 2018.................................................................................................................35
Hình 3. Lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên - Huế vào tháng 8 trong các năm
2015, 2018, 2019, 2022...............................................................................................35
Hình 4. Khâm Thiên Giám...........................................................................................44
Hình 5. Rác thải bủa vây dưới chân nền di tích hộ thành hào, Kinh thành Huế...........45
Hình 6. Nhà vệ sinh gây phản cảm ở Kinh Thành Huế................................................45
Hình 7. Đoạn đường Đồn Thị Điểm gần cổng Hiển Nhơn xuất hiện nhiều bãi rác tự
phát gây mất cảnh quan chung.....................................................................................46
Hình 8. Sản phẩm và dịch vụ du lịch ở Hồng Thành Huế.........................................58
Hình 9. Bản đồ du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế (Nguồn: ).64
Hình 10. Sơ đồ Kinh Thành Huế.................................................................................65
Hình 11. Cổng Ngọ Mơn về đêm (Nguồn: Bùi Thụy Đào Nguyên).............................65

6


LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự đi lên của ngành kinh tế cuộc sống của mỗi con người chúng
ta cũng dẫn ổn định và hiện đại hơn do đó nhu cầu sống của ta ngày một đa dạng hơn.

Cuộc sống con người khơng chỉ gói gọn trong những nhu cầu cầu bản như ăn, mặc, ở
nữa. Thêm vào đó, con người cịn có những mong muốn được vui chơi, giải trí, du
lịch, thể thao, thể hiện đẳng cấp, … Vì vậy mà du lịch ngày nay đã trở thành một hiện
tượng kinh tế xã hội phổ biến, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển
vượt bậc và còn là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong q khứ đã có nhiều loại hình du lịch được hình thành và phát triển để đáp ứng
những nhu cầu đa dạng của khách du lịch, trong đó đã có loại hình du lịch tâm linh.
Ngày nay, con người được sống trong môi trường điều kiện vật chất tương đối
đầy đủ nhưng họ lại rơi vào những vấn đề khác đó là sự hụt hẫng, mất phương hướng
sống hoặc trầm cảm từ những áp lực trong cuộc sống. Chính vì thế, con người có xu
hướng tìm đến tơn giáo đê mong có được sự thanh thản, bình n trong tâm hồn ở hiện
tại và tương lai. Nhu cầu thưươn ngoạn và nương tựa tâm linh trở nên cần thiết đối với
mọi người, xu hướng du lịch tâm linh đang được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm
trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một đất nước trải qua ngàn năm lịch sử, từ Bắc chí Nam đều có
những cơng trình tiêu biểu cho những thời kỳ vàng son của Tổ quốc. Đặc biệt, đến với
dải đất miền Trung, Cố Đô Huế - nơi chứng kiến những sự kiện thăng trầm của triều
đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam – triều đại nhà Nguyễn với nhiều các kiến trúc
độc đáo như Đại Nội Kinh Thành Huế, hệ thống lăng tẩm đền đài, chùa chiền…đã
mang lại nhiều giá trị văn hố, di sản vơ giá đối với thế hệ con cháu sau này và thu hút
được nhiều du khách đến tham quan.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 2 nhằm nhìn nhận thực trạng hoạt động du
lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung cũng như điểm tham quan Kinh Thành Huế
nói riêng từ đó phân tích và có những đề xuất, kiến nghị nhằm mang lại hiệu quả cao

7


trong việc phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như khai thác có hiệu quả

hơn điểm tham quan Kinh Thành Huế.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Điểm tham quan Kinh Thành Huế
Phạm vi nghiên cứu: Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế
Không gian và nội dung: Bài báo cáo này chủ yếu nghiên cứu về hướng khai
thác hiệu quả điểm tham quan Kinh Thành Huế
Thời gian: Từ tháng 8 đến nay
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau
để đảm bảo khối lượng thơng tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho hoạt động báo cáo du
lịch.
 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp thu thập trực tiếp dữ liệu thông tin du lịch trên địa bàn thuộc đối
tượng nghiên cứu.
Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ
sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý.
 Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ có hai chức năng chính:
 Phản ánh những đặc điểm khơng gian sự phân bố các nguồn tài nguyên
du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, các dòng
du khách.
 Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh
thổ du lịch, trên cơ sở đó để đưa ra các định hướng phát triển và tổ chức
hoạt động du lịch trong tương lai.

8


5. BỐ CỤC

Đề tài này được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về kinh doanh lữu hành và chương trình tham quan du
lịch
Chương 2: Thực trạng khai thác điểm tham quan Kinh Thành Huế hiện nay
Chương 3: Đề xuất những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả điểm tham quan
kinh thành huế

9


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ
CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN DU LỊCH

1.1 Khái niệm về kinh doanh lữ hành
1.1.1

Khái niệm

Hoạt động lữ hành là để thoả mãn nhu cầu đi lại của con người, vì vậy lữ hành
đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Để đảm bảo di chuyển từ nơi này sang nơi
khác, cần có tổ hợp các hàng hố dịch vụ phục vụ cho chuyến đi này.
Lữ hành là thực hiện sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng bất kì phương
tiện nào, vì bất kỳ lý do gì, có hay khơng trở về nơi xuất phát ban đầu. Như vậy, phạm
trù lữ hành không giới hạn về số lượng và hình thức tổ chức của sự di chuyển. Từ chỗ
chưa giới hạn này mà phạm vi, nội dung các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại
của con người cũng như chưa được xác định rõ ràng và cụ thể.
Kinh doanh lữ hành trong tiếng Anh được gọi là Travel Trade.
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết

lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương
trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức
thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch
Điều 2 Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định khái
niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau: "Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây
dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc tồn bộ chương trình du lịch cho khách
du lịch.". Trong đó, chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá
bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết
thúc chuyến đi.
Có nhiều cách phân loại kinh doanh lữ hành, tuỳ theo mỗi tiêu chí mà có nhiều
cách phân loại khác nhau.
Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm. Có các loại kinh
doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch và kinh doanh tổng hợp.
 Kinh doanh đại lý lữ hành: Hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian
tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất
10


du lịch để hưởng hoa hồng theo mức phần trăm của giá bán, không làm
gia tăng giá trị của sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản
xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch. Loại hình kinh doanh này thực hiện
nhiệm vụ như là “chuyên gia cho thuê”, không phải chịu rủi ro. Các yếu
tố quan trọng, đặc biệt nhất đối với hoạt động kinh doanh này là hệ
thống đăng ký và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán
hàng của đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp thuần tuý thực hiện loại
hình này được gọi là các đại lý lữ hành bán lẻ.
 Kinh doanh chương trình du lịch: Hoạt động theo phương thức bán buôn,
thực hiện sản xuất làm tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà
cung cấp để bán cho khách. Với hoạt động kinh doanh này, chủ thể của
nó phải gánh rủi ro, san sẻ rủi ro trong mối quan hệ với các nhà cung cấp

khác. Các doanh nghiệp kinh doanh chương trình du lịch được gọi là các
công ty du lịch lữ hành. Cơ sở của hoạt động này là liên kết các sản
phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà cung cấp độc lập thành các sản phẩm
mang tính trọn vẹn bán với giá gộp cho khách, đồng thời, làm tăng giá trị
sử dụng của sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua sức lao động của
các chuyên gia marketing, điều hành và hướng dẫn.
 Kinh doanh lữ hành tổng hợp: Bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch có
nghĩa là đồng thời vừa sản xuất trực tiếp, vừa liên kết các sản phẩm, các
dịch vụ thành phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn và
bán lẻ, vừa thực hiện chương trình đã bán. Các doanh nghiệp thực hiện
kinh doanh lữ hành tổng hợp được gọi là các công ty du lịch
Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động. Có các loại kinh doanh lữ
hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
 Kinh doanh lữ hành gửi khách: bao gồm cả gửi khách quốc tế, gửi khách
nội địa là lại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là tổ chức thu
hút khách du lịch một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch. Loại
hình kinh doanh này phù hợp với những nơi có cầu du lịch lớn. Các
doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành gửi khách được gọi là công
ty gửi khách.
11


 Kinh doanh lữ hành nhận khách: bao gồm cả nhận khách quốc tế, nhận
khách nội địa là lại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây
dựng các chương trình du lịch, quan hệ với các cơng ty lữ hành gửi
khách để bán các chương trình du lịch, và tổ chức các chương trình du
lịch đã bán thông qua các công ty lữ hành gửi khách. Loại hình kinh
doanh này phù hợp với những nơi có tài nguyên du lịch nổi tiếng. Các
doanh nghiệp thực hiện kinh doanh loại này được gọi là công ty nhận
khách.

 Kinh doanh lữ hành kết hợp: có nghĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ
hành gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách. Loại kinh doanh này
thích hợp với doanh nghiệp có quy mơ lớn, có đủ nguồn lực để thực hiện
các hoạt động gửi khách và nhận khách. Các doanh nghiệp thực hiện
việc kinh doanh lữ hành kết hợp được gọi là các công ty du lịch tổng
hợp.
Căn cứ vào quy định của Luật du lịch Việt Nam, có các loại sau:
 Kinh doanh lữ hành nội địa: phục vụ khách du lịch là người Việt Nam,
người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.
 Kinh doanh lữ hành quốc tế: phục vụ khách du lịch là người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; khách du
lịch là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra
nước ngoài du lịch.

12
Hình 1. Sơ đồ phân loại kinh doanh lữ hành


1.1.2

Sản phẩm của lữ hành

Sản phẩm lữ hành do nhiều loại hàng hóa dịch vụ cấu thành,và tùy thuộc mức
độ tham gia của từng thành phần cấu thành này mà sản phẩm lữ hành có nhiều loại
khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
1.1.2.1 Dịch vụ trung gian:
Doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa người sản xuất các sản phẩm du lịch và
khách du lịch. Doanh nghiệp lữ hành làm trung gian giới thiệu, cung cấp sản phẩm đến
người tiêu dùng là khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành được hưởng hoa hồng. Các

dịch vụ trung gian thông thường là đơn lẻ, do doanh nghiệp lữ hành giới thiệu đến
khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu riêng lẻ cho từng khách du lịch. Các dịch vụ
đơn lẻ mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành kinh doanh là các sản phẩm từ các nhà
sản xuất sản phẩm du lịch bao gồm:
 Dịch vụ vận chuyển: hàng không, đường sắt, ô tô, tàu thủy, các phương
tiện vận chuyển khác. Doanh nghiệp lữ hành làm nhiệm vụ đăng ký đặt
chỗ, cung cấp vé cho khách du lịch, các doanh nghiệp vận chuyển thực
hiện việc vận chuyển khách du lịch.

13


 Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Doanh nghiệp lữ hành thực hiện việc đăng
ký đặt chỗ các dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng.
 Dịch vụ làm đại lý tiêu thụ chương trình du lịch: Đăng ký đặt chỗ bán vé
các chuyến du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành khác thực hiện.
 Dịch vụ bảo hiểm: Bán vé bảo hiểm – chủ yếu là bảo hiểm về du lịch,
cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
 Dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng chương trình du lịch: Tư vấn cho khách
du lịch lên lịch trình cho chuyến đi của họ.
 Dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao và
các sự kiện khác. Với việc làm dịch vụ trung gian này, doanh nghiệp lữ
hành đóng vai trị quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà
sản xuất hàng hóa dịch vụ du lịch.
1.1.2.2 Chương trình du lịch
Chương trình du lịch được xem là sản phẩm chính của doanh nghiệp lữ hành.
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005, “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực
hiện một phần hoặc tồn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”, ở đây, ta thấy
chương trình du lịch là sản phẩm chính của kinh doanh lữ hành. Doanh nghiệp lữ hành
sẽ thực hiện các nhiệm vụ:

 Xây dựng chương trình du lịch: Bao gồm việc thiết kế và tính chi phí
cho chương trình du lịch.
 Bán: tổ chức xúc tiến, xây dựng kênh phân phối, các dịch vụ đối với
khách hàng … nhằm bán sản phẩm chương trình du lịch.
 Thực hiện: doanh nghiệp lữ hành tổ chức thực hiện chương trình du lịch,
giúp khách du lịch tiêu thụ sản phẩm du lịch.
1.1.2.3 Các sản phẩm khác:
Ngồi sản phẩm chính là chương trình du lịch và một số dịch vụ riêng lẻ mà
doanh nghiệp lữ hành cung cấp cho khách du lịch, sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành
cịn có các sản phẩm kết hợp du lịch. Các sản phẩm này gần như là các chương trình
du lịch đặc biệt của doanh nghiệp lữ hành, như: Du lịch khuyến thưởng, du lịch kết
14


hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm (MICE); du lịch kết hợp các sự kiện văn hóa, xã hội,
thể thao,…. Các sản phẩm này gần như là một chương trình du lịch cộng thêm các
dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ riêng lẻ của từng đối tượng khách.
1.1.3

Đặc điểm của sản phẩm lữ hành

Sản phẩm lữ hành có các đặc điểm như sau:
 Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp
của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn
uống... của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn
chỉnh. Sản phẩm lữ hành là các chương trình du lịch trọn gói (package
tour) hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong
chương trình du lịch trước khi đi du lịch.
 Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng
dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả người

phục vụ lẫn người cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu
tác động của nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau.
 Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một q trình
từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát
gồm:
o Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí,
tham quan.
o Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi
như đi lại, ăn ở, an ninh...
 Không giống như ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không
bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh
động cao.
 Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh
doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện
nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.

15


1.2 Chương trình du lịch
1.2.1

Khái niệm

Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Chương trình du lịch là lịch trình, các
dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ
nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”. Như vậy:
 Chương trình du lịch phải theo một lịch trình cụ thể, có điểm xuất phát,
có nơi dừng chân, có điểm tham quan, có điểm kết thúc, có lộ trình liên
kết các điểm.

 Chương trình du lịch cần có các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch trong
suốt quá trình du lịch. Các dịch vụ này được sắp xếp theo nhu cầu của
khách du lịch.
 Chương trình du lịch có giá bán cụ thể dựa vào những dịch vụ được cung
cấp, như vậy giá bán ở đây sẽ là giá gộp các dịch vụ được đề cập trong
chương trình du lịch. Giá bán được định trước cho chuyến đi, tức chương
trình du lịch. Giá bán được tính trước cho chuyến đi, tức là chương trình
du lịch sẽ được bán cho khách trước khi tiêu dùng.
Chương trình du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tour.
Với sự phát triển của ngành du lịch trên tồn thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên
cứu đi sâu nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa về chương trình du lịch. Tuy nhiên
chưa có định nghĩa thống nhất về chương trình du lịch. Sau đây là một số định nghĩa
của 1 số tác giả:

 Theo Charlers J.Wetelka thì chương trình du lịch được định nghĩa là:
"Chương trình du lịch là bất kì chuyến đi chơi nào có sắp xếp trước
(thường được trả tiền trước) đến 1 hoặc nhiều địa điểm và trở về nơi
xuất phát. Thông thường bao gồm sự đi lại, ở, ăn, ngắm cảnh và những
thành tố khác".
 Theo tác giả Gagnon và Ociepka: "Chương trình du lịch là một sản
phẩm lữ hành được xác định mức giá trước, khách có thể mua riêng lẻ
hoặc mua theo nhóm và có thể dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng chung với
nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất
16


lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển, hàng
không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, nơi ăn ở, tham quan và vui
chơi giải trí".
 Trong các văn bản quy phạm pháp luật quản lí nhà nước về du lịch ở

Việt Nam, chương trình du lịch được định nghĩa như sau: "Chương trình
du lịch là lịch trình được định nghĩa trước của chuyến du lịch do các
doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi,
nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các
dịch vụ khác và giá bán chương trình".
 Trong giáo trình "Quản trị kinh doanh lữ hành" của trường Đại học kinh
tế Quốc dân, chương trình du lịch được định nghĩa như sau: "Các
chương trình du lịch trọn gói là những ngun mẫu để căn cứ vào đó
người ta tổ chức các chuyến đi du lịch với mức giá đã được xác định
trước. Nội dung của chương trình du lịch để thể hiện lịch trình thực hiện
chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,
tham quan...Mức giá của chuyến đi bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ
và hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện".
1.2.2

Đặc điểm của chương trình du lịch

Chương trình du lịch như là một dịch vụ tổng hợp, mang tính trọn vẹn được tạo
nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau. Do vậy, chương trình du
lịch sẽ có những đặc điểm của sản phẩm du lịch và phụ thuộc vào nhà cung cấp và sẽ
có những đặc điểm tiêu biểu sau
1.2.2.1 Tính vơ hình
Chương trình du lịch là sản phẩm được bán trước khi được tiêu thụ, là sản phẩm
mà ta không thể sợ, nắm, cân đo đong đếm được. Khách du lịch mua chương trình du
lịch dựa trên uy tín của doanh nghiệp kinh doanh chương trình du lịch và niềm tin của
khách du lịch, chứ chưa phải mua một sản phẩm cụ thể để kiểm tra chất lượng ngay
(hoặc trước) khi mua, mà chỉ có thể kiểm tra chất lượng chương trình du lịch sau khi
sử dụng.

17



1.2.2.2 Tính phụ thuộc vào nhà cung cấp
Các dịch vụ có trong chương trình du lịch gắn với nhiều nhà cung cấp. Chất
lượng chương trình du lịch sẽ gắn liền với chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp. Do
đó sản phẩm chương trình du lịch phụ thuộc vào sản phẩm của nhà cung cấp, sản
phẩm của nhà cung cấp khơng tốt thì khơng thể nói sản phẩm chương trình du lịch là
tốt được.
1.2.2.3 Tính khơng đồng nhất
Cũng vì là tổng hợp các sản phẩm của nhiều nhà cung cấp nên chương trình du
lịch khó đồng nhất về mặt chất lượng. Chương trình du lịch được trải dài từ điểm xuất
phát cho đến điểm kết thúc và bao gồm sản phẩm của các nhà cung cấp ở những địa
phương khác nhau. Đặc trưng mỗi địa phương của các nhà cung cấp rất khác nhau, dẫn
đến các sản phẩm được cung cấp sẽ rất khác nhau.
1.2.2.4 Tính thời vụ
Kinh doanh du lịch chịu tác động mạnh bởi tính thời vụ, thế nên chương trình
du lịch cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi tính thời vụ. Các thay đổi về mặt xã hội, thời
tiết sẽ tác động tức thì đến sản phẩm chương trình du lịch. Chất lượng chương trình du
lịch khơng chỉ chịu tác động của những thay đổi từ nhà cung cấp dịch vụ, mà còn là
chịu sự tác động bởi các yếu tố tâm lý của người tiêu dùng là khách du lịch. Các yếu tố
này thay đổi theo hoặc không theo chu kỳ trong đời sống xã hội và trực tiếp tác động
đến chương trình du lịch
1.3 Điểm tham quan du lịch
1.3.1

Khái niệm

Theo Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 có nêu: “Tham quan du lịch là hoạt
động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài ngun du lịch với mục đích tìm
hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch”. Đây là khái niệm nói về lượng

khách đến tham quan nơi có cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hố , lễ hội hoặc một
nghi lễ hoặc văn hoá sắc tộc của một số dân tộc thiểu số ở vùng du lịch của Việt Nam
nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh, thưởng thức cảnh quan thiên nhiên hoặc theo
một thói quan hoặc theo một nhu cầu nào đó của con người.
Điểm tham quan du lịch trong tiếng Anh gọi là: Tourist Attraction.
18


Điểm tham quan du lịch chỉ một loạt các địa điểm, hàng hố, phong tục và sự
kiện có các đặc điểm riêng hoặc địa điểm riêng trong một bối cảnh cụ thể, thu hút sự
quan tâm của khách.
1.3.2

Phân loại

Các điểm tham quan du lịch được nhóm thành hai loại lớn: Các điểm thiên
nhiên và Biểu thị văn hoá.
Các điểm du lịch thiên nhiên gồm các khu bảo tồn. Đây là những khu vực
được bảo vệ vì mơi trường, văn hố hoặc các giá trị tương tự của chúng. Có một loạt
các loại khu vực được bảo vệ. Chúng có thể là khác biệt về mức độ bảo vệ chúng và
bởi luật pháp của mỗi quốc gia hay qui định áp dụng cho chúng bởi một tổ chức quốc
tế. Ví dụ các công viên, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu bảo tồn động vật hoang dã.
Có hơn 147.000 khu bảo tồn trên thế giới. Theo Uỷ ban Thế giới về khu bảo tồn, tỉ lệ
các khu bảo tồn mặt đất và biển trên khắp thế giới đã tăng lên 10,9% trong hai thập kỉ
qua (2009). Trong trường hợp các quốc gia kém phát triển, tỉ lệ là 9,5%. Các loại hình
điểm tham quan du lịch thiên nhiên: Núi, đồng bằng, sa mạc, hồ, sông, rừng, nước
ngầm, hiện tượng hang động, hiện tượng địa chất vùng ven biển hoặc môi trường biển,
đảo, khu bảo tồn.
Các biểu thị văn hoá gồm các điểm tham quan du lịch lịch sử và dân tộc học:
 Lịch sử: Tập hợp các điểm và sự kiện quá khứ được coi là có giá trị

hoặc đóng góp cho một cộng đồng nào đó. Chúng được thể hiện trong
các tác phẩm kiến trúc, các khu khảo cổ, bảo tàng, các mỏ cũ và các bộ
sưu tập tư nhân.
 Dân tộc học: các điểm tham quan du lịch nêu bật những biểu hiện
truyền thống vẫn còn giá trị về phong tục của con người và các cộng
đồng của họ. Gồm sự có mặt của các nhóm thiểu số và các khu định cư
của họ, kiến trúc bản địa, các sự kiện tôn giáo, âm nhạc và điệu múa, thủ
công, hội chợ và chợ, thức ăn và đồ uống.
Các loại hình điểm tham quan du lịch: Lịch sử; Dân tộc học; Kĩ thuật và khoa
học; Biểu thị đương đại và nghệ thuật; Các sự kiện đã có chương trình (M.I.C.E.); Các
sự kiện thể thao Các sự kiện tôn giáo.
19


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã nêu lên tất cả các khái niệm cơ bản, cần có, ví dụ như
khái niệm về kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch, các phân loại và đặc trưng của
chúng để từ đó làm cơ sở lý luận tiền đề để sử dụng phân tích các nội dung chương
tiếp theo.

20


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐIỂM THAM QUAN KINH
THÀNH HUẾ HIỆN NAY

2.1 Giới thiệu khái quát về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1


Lịch sử hình thành

Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước và trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, Huế đã được Trung ương xác định là đô thị loại I, là Thành phố di sản văn hóa
thế giới, một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, là thành phố Festival của Việt Nam.
Thành phố Huế là kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vốn có lịch sử và
truyền thống văn hóa lâu đời với những giá trị và bản sắc độc đáo. Các giá trị di sản
văn hóa nơi đây thể hiện những nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa, vừa mang
tính đặc thù - bản địa, vừa mang tính dân tộc - phổ biến, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa của các nền văn hóa Á Âu.
Các sử liệu xưa cho biết rằng từ thời Hùng Vương vùng đất này thuộc bộ Việt
thường, một trong mười lăm bộ của nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc nhà Hán
thuộc đất của Nhật Nam, một trong ba quận của nước Âu Lạc. Sau chiến thắng Bạch
Đằng của Ngô Quyền, biên giới Đại Việt mở rộng dần về phía năm 192 sau CN vùng
đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương quốc Champa kéo dài gần 12
năm. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi
lấy hai châu Ô - Rí. Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặt
chức quan cai trị. Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về phía hạ lưu sơng Hương) là
trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và qn sự của châu Hóa. Sau hơn hai
thế kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộ Thuận Hóa đã thành nơi "đơ
hội lớn của một phương". Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là
bước khởi đầu cho quá trình đơ thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành
phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ
chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện
nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của
xứ Đàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng,
song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên
tả phủ cũ", tức góc đơng nam Kinh thành Huế hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Đô
thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khốt đã được Lê Q Đơn mơ tả trong

21


sách Phủ biên tạp lục năm 1776. Đó là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ
châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Tiếp đó,
Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và
là kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn
(1802-1945).
Hiện chưa có nguồn thơng tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất
hiện lúc nào, tuy nhiên có thể theo thông tin vào ngày 20-10-1898, dụ của Vua Thành
Thái lập thị xã Huế, ngày 30-8-1899 Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định chuẩn y
đạo dụ và ngày 12-12-1929 được nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ
gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm
1934 được sắp xếp thành 11 phường). Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao
gồm cả khu vực nội ngoại thành, là tỉnh lỵ của Thừa Thiên. Năm 1956, chính quyền
Ngơ Đình Diệm cải cách hành chính, Huế là thành phố (về sau là thị xã) ngang cấp với
tỉnh Thừa Thiên, nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế. Đến sau năm 1975, Huế là
thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm 18 phường và 22 xã, đến năm
1989, Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa
Thiên Huế.
2.1.2

Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam,
thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp biển Đơng.
Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km
tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Từ mặt
Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là

biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh
Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới
tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào)
dài 87,97km. Phía Đơng, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi
dài nhất 120km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44km (phần phía Tây); mở rộng chiều
ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng
22


Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới)
65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.
Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liền
đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy. Chiều rộng vùng nội thủy của
thềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo Cồn
Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17010'00'' vĩ Bắc và 107000'26" kinh Đông đến điểm A10
(đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15023'01'' vĩ Bắc và 109009'00" kinh Đông.
Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Điều đáng lưu ý là trên thềm lục địa biển Đơng ở về phía Đơng Bắc cách mũi
cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Trà. Tuy diện tích đảo khơng lớn
(khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an
ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục
hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở
vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa
điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là
một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của
cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung.

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu
18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với cơng suất lớn, có cảng hàng khơng
Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81
km biên giới với Lào.
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển
sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và
quốc tế.

23


×