Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 116 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƢƠNG
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Mã sinh viên

: 1111110432

Lớp

: Anh 8 - Khối 3 KT

Khóa

: 50

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

: TS. Lê Thị Thu Hà

Hà Nội, tháng 5 năm 2015




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ KHAI
THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƢƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7
1.1. Một số nội dung cơ bản về phát triển du lịch .............................................. 7
1.1.1. Du lịch và những khái niệm liên quan ................................................... 7
1.1.2. Những điều kiện phát triển du lịch ......................................................... 8
1.1.3. Những hình thức du lịch ....................................................................... 13
1.2. Một số vấn đề cơ bản về khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát
triển du lịch........................................................................................................... 15
1.2.1. Tổng quan về tài sản trí tuệ địa phương ............................................... 15
1.2.2. Khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch .............. 22
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ
ĐỊA PHƢƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2000 – 2014 ............................................................................................................... 28
2.1. Tình hình phát triển du lịch Viêt Nam giai đoạn 2000 - 2014 ................. 28
2.1.1. Lịch sử phát triển ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014...... 28
2.1.2. Những điều kiện phát triển du lịch Việt Nam ....................................... 30
2.1.3. Những kết quả đạt được trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2014 ........................................................................................ 39
2.2. Thực trạng khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát triển du lịch
Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 ......................................................................... 40
2.2.1. Khái quát chung về tình hình đăng ký tài sản trí tuệ địa phương tại
Việt Nam ............................................................................................................ 40
2.2.2. Quy trình khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch
Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 ....................................................................... 42
2.3. Đánh giá quy trình khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát triển
du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 ............................................................. 52

2.3.1. Hoạt động phát triển tài sản trí tuệ địa phương trong du lịch Việt Nam53
2.3.2. Hoạt động truyền bá tài sản trí tuệ địa phương để phát triển du lịch
Việt Nam ............................................................................................................ 55


2.3.3. Hoạt động ứng dụng tài sản trí tuệ địa phương vào phát triển du lịch
Việt Nam ............................................................................................................ 56
2.3.4. Hoạt động đánh giá và bảo hộ tài sản trí tuệ địa phương trong phát
triển du lịch Việt Nam ....................................................................................... 58
CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC
TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƢƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 ............................................................................. 61
3.1. Định hƣớng và mục tiêu khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát
triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 .................................................... 61
3.1.1. Định hướng khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du
lịch Việt Nam ..................................................................................................... 61
3.1.2. Mục tiêu khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch
Việt Nam ............................................................................................................ 62
3.2. Đề xuất một số giải pháp khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát
triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 .................................................... 63
3.2.1. Giải pháp phát triển tài sản trí tuệ địa phương trong hoạt động du lịch
Việt Nam ............................................................................................................ 63
3.2.2. Giải pháp truyền bá tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch
Việt Nam ............................................................................................................ 65
3.2.3. Giải pháp ứng dụng tài sản trí tuệ địa phương vào phát triển du lịch
Việt Nam ............................................................................................................ 67
3.2.4. Giải pháp đánh giá và bảo hộ tài sản trí tuệ địa phương trong phát
triển du lịch Việt Nam ....................................................................................... 67
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 78

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
GDP
MVOS

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

Mission – Vission –

Sứ mệnh – Tầm nhìn – Mục

Objective – Strategy

tiêu – Chiến lƣợc

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TCDL


Tổng cục Du lịch Việt Nam

TSTT

Tài sản trí tuệ

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO

The United Nations

Tổ chức Giáo dục, Khoa học

Educational, Scientific and

và Văn hóa của Liên hiệp

Cultural Organization

quốc
Văn hóa - Thể thao - Du lịch

VH - TT- DL
WIPO

World Intellectual


Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế

Property Organization

giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch giai đoạn 2000 – 2014 .............................37
Bảng 2.2: Số lƣợng doanh nghiệp lữ hành giai đoạn 2005-2014..............................38
Bảng 2.3: Danh sách các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam đƣợc UNESCO công
nhận ...........................................................................................................................46
Bảng 2.4: Thực trạng đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ địa phƣơng ..............................51
Bảng 2.5: Mức độ quan tâm của du khách đối với các tài sản trí tuệ địa phƣơng ....53
Bảng 2.6: Ý kiến của cơ quan quản lý về mức độ quan tâm của du khách đối với các
tài nguyên du lịch địa phƣơng ...................................................................................59
Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ số nghiên cứu cạnh tranh có liên quan đến khai thác tài
sản trí tuệ địa phƣơng trong phát triển du lịch ..........................................................68

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các loại hình tài sản trí tuệ địa phƣơng ....................................................20
Hình 1.2: Cơ sở khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát triển du lịch ...........25
Hình 1.3: Mô hình khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát triển du lịch.......26
Hình 2.1: Số lƣợng khách du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 ...................39
Hình 2.2: Thƣơng hiệu du lịch quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 ...............44
Hình 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dấu hiệu địa phƣơng trên sản phẩm du lịch 57
Hình 2.4: Mức độ ảnh hƣởng của dấu hiệu địa phƣơng đến hoạt động sản xuất và
kinh doanh sản phẩm du lịch .....................................................................................58
Hình 3.1: Lợi thế của khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát triển du lịch
Việt Nam ...................................................................................................................65

Hình 3.2: Các vùng điểm đến đặc trƣng trong phát triển du lịch của Việt Nam ......66
Hình 3.3: Mối liên hệ giữa ba chủ thể trong khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng để
phát triển du lịch Việt Nam .......................................................................................70
Hình 3.4: Biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong khai thác tài sản trí
tuệ địa phƣơng ...........................................................................................................74


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp không nhỏ vào tỷ
trọng GDP của nhiều nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong những
năm vừa qua, du lịch Việt Nam chứng kiến giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với tỷ lệ
tăng trƣởng trung bình lên tới 12%/ năm (TCDL, 2014). Dựa trên độ an toàn và
thân thiện của ngƣời dân dành cho du khách, Việt Nam đƣợc xếp hạng thứ 6 trong
số 20 điểm đến tốt nhất thế giới (Travel and Leisure, 2014). Trong “Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Việt Nam xác định
du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, cần đầu tƣ phát triển theo chiều sâu, có chất
lƣợng, bền vững và có khả năng cạnh tranh. Đến năm 2020, du lịch về cơ bản sẽ trở
thành một ngành kinh tế có t nh chuyên nghiệp, hiện đại; các sản phẩm du lịch có
chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu và mang đậm bản s c văn hoá d n tộc.
Với chiến lƣợc đó, các tỉnh, thành trong nƣớc đã và đang tiến hành nhiều
chƣơng trình phát triển du lịch, thu hút du khách đến với địa phƣơng. Tính riêng
cuối năm 2014, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt mốc kỷ lục 230 ngàn tỷ đồng, tăng
15% so với cùng kỳ năm ngoái (TCDL, 2014). Tuy nhiên, trong thời đại cạnh tranh
khốc liệt của toàn cầu hóa, các quốc gia muốn phát triển du lịch bền vững cần phải
chú trọng đến sự khác biệt hóa, gia tăng lợi ích cho du khách bằng những sản phẩm,
dịch vụ đặc trƣng của địa phƣơng. Bên cạnh việc tiếp tục khai thác các tài nguyên
du lịch sẵn có, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nh n văn (Đổng Ngọc

Minh và Vƣơng Lôi Đình, 2001), con ngƣời cần tạo ra các nguồn tài nguyên du lịch
mới dựa trên đặc thù của mỗi địa phƣơng, nhằm kh c phục khoảng cách giữa những
nguồn tài nguyên hạn chế sẵn có trong du lịch hiện nay với nhu cầu mong đợi ngày
càng lớn của du khách về dịch vụ du lịch. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều giải
pháp đƣợc đƣa ra nhằm thu hẹp khoảng cách đó, nhƣ xây dựng thêm các công trình
phục vụ nhu cầu du lịch (Vinpearl – Nha Trang, Bà Nà Hill – Đà Nằng…), quy
hoạch các làng văn hóa Việt Nam, hay tổ chức các tour du lịch tới những địa danh
nổi tiếng.


2

Một trong những công cụ không chỉ giúp thực hiện chiến lƣợc trên mà còn
tạo ra một cơ chế độc quyền khai thác tài nguyên du lịch cho các địa phƣơng là cơ
chế SHTT. Phƣơng thức này không chỉ tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo mà
còn đáp ứng nhu cầu thị trƣờng du lịch, tạo việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu
nhập và phát triển kinh tế.
Với mục đ ch đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải sử dụng hiệu quả các
công cụ của SHTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch của địa phƣơng.
Phƣơng pháp này sẽ mở ra cho những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực du lịch cơ hội
để nâng cao giá trị và tăng năng suất lao động. Đồng thời, cơ chế SHTT sẽ giúp tập
trung hơn vào khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch, tạo điểm nhấn riêng trong
lòng du khách, thúc đẩy khả năng sáng tạo để thành công trong môi trƣờng kinh
doanh.
Chính bởi những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “KHAI THÁC TÀI
SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƢƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT
NAM” cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới hiện nay, có nhiều đề tài về phát triển du lịch đƣợc nghiên cứu

dƣới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả David G. Simmons (1994) trong “Community
participation in tourism planning” đã nghiên cứu về chiến lƣợc và chính sách phát
triển du lịch với sự tham gia của cộng đồng d n cƣ. Trong công trình nghiên cứu
“World Geography of Travel and Tourism”, nhóm tác giả Alan A. Lew, C. Michael
Hall và Dallen J. Timothy (2008) lựa chọn hƣớng tiếp cận vùng miền (a regional
approach) để nghiên cứu sự phát triển du lịch trên phạm vi toàn thế giới. Công trình
mang đến cho ngƣời đọc sự hiểu biết về lịch sử, quá trình xây dựng cũng nhƣ những
kế hoạch phát triển du lịch tiềm năng của các lục địa trên toàn cầu, bao gồm các
vùng nổi bật về du lịch nhƣ Ch u Âu, Lục địa Á Châu, Trung Đông, Ch u Á, Đại
Tây Dƣơng, Ch u Mỹ.
Đặc biệt, với góc độ nghiên cứu TSTT nhƣ một dạng tri thức (knowledge),
M. P. Weggeman (1998) cùng các cộng sự của mình tại trƣờng đại học Công nghệ


3

Eindhoven, Hà Lan đã nghiên cứu thành công mô hình quản trị tri thức, xác định
khoảng cách tri thức cho mỗi cá nhân bằng phƣơng pháp cộng đồng, và trình bày
kết quả nghiên cứu đó trong công trình “The Knowledge Matrix: A Participatory
Method for Individual Knowledge Gap Determination”. Cũng đƣợc khai thác dƣới
góc độ tƣơng tự, đề tài “SECI, Ba and Leadership: A Unified Model of Dynamic
Knowledge Creation” (Ikujiro Nonaka, Ryoko Toyama và Noboru Konno, 2000)
nghiên cứu cách thức các tổ chức tạo ra và quản trị tri thức một cách hiệu quả, đề
xuất mô hình sáng tạo tri thức dựa vào ba yếu tố: quá trình SECI - tạo ra tri thức
thông qua sự tƣơng tác giữa tri thức tƣờng minh và tiềm ẩn, Ba – chia sẻ tri thức, và
bảo vệ tài sản tri thức.
Trên góc độ tiếp cận về TSTT trong phát triển du lịch, hai tác giả Darrell A.
Posey và Graham Dutfield (1996) của Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế
Canada đã thực hiện công trình nghiên cứu “Beyond Intellectual Property – Toward
Traditional Resource Rights for Indigenous People and Local Communities”, đề

xuất hệ thống “sui generis” nhằm bảo vệ ngƣời dân cùng những trí tuệ truyền thống
của mình trong phát triển du lịch. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Marien Van Den
Boom (2009) phát triển đề tài về “Intellectual Capital, IP and Tourism: An
Empirical Study in Southeast Asia” nhằm đƣa ra các mô hình phát triển và quản trị
du lịch với sự tham gia của nhân tố TSTT địa phƣơng.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu để phát triển du lịch dựa vào TSTT địa phƣơng vẫn còn là một
lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ tại Việt Nam hiện nay. Đa số các đề tài tập trung
vào khai thác nguồn tài nguyên hữu hình có sẵn để phát triển du lịch. Trịnh Quang
Hảo (2004) đã cùng nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu phát triển du lịch thực
hiện đề tài “Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp quản lý khai thác tài
nguyên du lịch ở Việt Nam”, đƣợc đánh giá cao bởi Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà
nƣớc, tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở khai thác tài nguyên hữu hình. Các đề tài
nghiên cứu cấp Bộ của tác giả Nguyễn Thu Hạnh nhƣ “Nghiên cứu xây dựng sản
phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc Trung Bộ” (2005) và “Hiện trạng và giải
pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”


4

(2011) cũng chỉ nghiên cứu về những vấn đề phát triển du lịch biển đảo dựa vào
nguồn tài nguyên hữu hình có sẵn.
Do đó, cho đến nay, vẫn chƣa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu cụ thể
về vấn đề khai thác TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch Việt Nam. Đây chính
là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu chuyên s u về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về phát triển du lịch và khai thác TSTT địa phƣơng
trong phát triển du lịch, đề tài đã ph n t ch và đánh giá thực trạng khai thác TSTT
địa phƣơng trong phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả và chất lƣợng TSTT địa phƣơng theo mô

hình đƣợc lựa chọn, nhằm phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
Với mục đ ch đó, tác giả đề ra ba nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết bao gồm:
-

Xây dựng tổng quan lý thuyết về phát triển du lịch và khai thác TSTT địa

phƣơng trong phát triển du lịch.
-

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng khai thác TSTT địa phƣơng trong phát

triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014.
-

Đề ra định hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm khai thác hiệu quả TSTT địa

phƣơng trong phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025, khai thác nguồn
TSTT địa phƣơng, bảo đảm tính bền vững cho phát triển du lịch, đồng thời bảo tồn
và phát huy những giá trị tinh thần, văn hóa l u đời của dân tộc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động khai thác TSTT địa phƣơng
trong phát triển du lịch Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Tình hình khai thác TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch
Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014.
Về không gian: TSTT tại tất cả các địa phƣơng, tỉnh thành trong cả nƣớc.


5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài bao gồm:
-

Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống

Đ y là phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên
cứu khoa học. Nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung và khai thác TSTT địa
phƣơng trong phát triển du lịch nói riêng có quan hệ chặt chẽ tới các điều kiện, tài
nguyên tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, vì vậy phƣơng pháp này có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài, giúp tổng hợp và ph n t ch thông tin
một cách có hệ thống. T nh hệ thống trong nghiên cứu còn đƣợc thể hiện ở việc kế
thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan của các công trình nghiên cứu đã đề
cập ở trên.
-

Phương pháp điều tra xã hội học

Đề tài sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học với ba đối tƣợng liên quan
đến ngành du lịch bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các đơn vị sản xuất và
kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch, và khách du lịch.
Cụ thể, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học với 3 đối tƣợng trên thông
qua phiếu khảo sát “Ý kiến về khai thác tài sản trí tuệ trong phát triển du lịch địa
phương” trong giai đoạn từ tháng 1/2015 đến hết tháng 3/2015:
 30 phiếu khảo sát ý kiến đƣợc gửi tới các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Kết
quả thu về 14 phiếu hợp lệ, có giá trị và mang ý nghĩa thống kê.
 40 phiếu khảo sát ý kiến đƣợc gửi tới các đơn vị sản xuất và kinh doanh
sản phẩm dịch vụ du lịch. Kết quả thu về 32 phiếu hợp lệ, có giá trị và mang ý nghĩa
thống kê.

 300 phiếu khảo sát ý kiến dành cho khách du lịch. Trong đó, tác giả thu
về đƣợc 265 phiếu hợp lệ, đạt chất lƣợng tốt từ du khách.
Số còn lại là những phiếu khảo sát ý kiến không hợp lệ, và không đáng tin
cậy, do đó không đƣợc sử dụng vào kết quả nghiên cứu của đề tài. Số lƣợng những
phiếu khảo sát ý kiến hợp lệ và đúng tiêu chuẩn, đạt chất lƣợng tốt đƣợc nêu trên sẽ
là nguồn số liệu và thông tin quan trọng trong phạm vi nghiên cứu, đƣợc tác giả sử
dụng và phân tích cụ thể trong chƣơng 2 của đề tài.


6

-

Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ các công trình, bài

báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các công trình trong nước và
ngoài nước.
-

Phương pháp thống kê

Đ y là phƣơng pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu những vấn đề
định tính trong mối quan hệ chặt chẽ về cả mặt định lƣợng của các hiện tƣợng và
quá trình, đối chiếu biến động về tài nguyên, môi trƣờng du lịch với quá trình phát
triển du lịch. Ngoài ra, phƣơng pháp thống kê còn đƣợc vận dụng nghiên cứu trong
đề tài để xác định ý kiến của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, điều tra xã hội học, có
liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
-

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia


Ngoài các phƣơng pháp tự th n thì phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia cũng
đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản th n du lịch
là một ngành kinh tế tổng hợp, do đó để đảm bảo hiệu quả của đánh giá tổng hợp
cần thiết phải có sự tham gia của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực liên quan nhƣ địa
lý, văn hóa, kinh tế, du lịch, SHTT… Tác giả đã tiến hành trao đổi, thảo luận và lấy
ý kiến từ các chuyên gia am hiểu về vấn đề du lịch, sở hữu trí tuệ, và khai thác
TSTT địa phƣơng trong du lịch, các cán bộ, nhân viên của các công ty lữ hành, các
công ty kinh doanh dịch vụ du lịch.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục bảng biểu, hình, phụ lục, đề tài gồm 3 chƣơng ch nh:
Chương 1: Cơ sơ lý luận về phát triển du lịch và khai thác tài sản trí tuệ địa
phương trong phát triển du lịch
Chương 2: Phân tích thực trạng khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong
phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014
Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp khai thác tài sản trí tuệ địa
phương trong phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025


7

CHƢƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ KHAI
THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƢƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Một số nội dung cơ bản về phát triển du lịch
1.1.1. Du lịch và những khái niệm liên quan
Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, du lịch xuất hiện khi con
ngƣời tiến hành hoạt động di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhằm thỏa mãn
những nhu cầu về giải trí, nghỉ dƣỡng, tinh thần… Mặc dù hoạt động du lịch đã

xuất hiện từ l u nhƣ vậy, đến nay vẫn chƣa có một khái niệm hay cách hiểu thống
nhất về du lịch. Van Harssel (1993) đã chỉ ra rằng “thật khó và có thể gây nhầm lẫn
khi khái quát về du lịch”. Lý do của việc khó khăn trong đƣa ra những khái niệm
này là bởi tính phức tạp, đa dạng và phong phú của hoạt động du lịch, cùng những
lợi ích khác nhau mà hoạt động du lịch mang lại cho con ngƣời và xã hội.
Tùy theo quan điểm và mục đ ch nghiên cứu mà ngƣời ta đƣa ra những khái
niệm khác nhau về du lịch. Năm 1963, với mục đ ch quốc tế hóa, Hội nghị Liên hợp
quốc về du lịch đã đƣa ra định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hòa bình”. Các thành viên của Liên hợp quốc cũng
nhất trí rằng, nơi đến của địa điểm du lịch phải khác nơi con ngƣời lƣu trú. Sau này,
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khẳng định du lịch là “bao gồm tất cả mọi
hoạt động của những người du hành, tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và
tìm hiểu, trải nghiệm hoặc nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành
nghề và những mục đích khác nữa”. Nhƣ vậy, định nghĩa này chỉ ra rõ ràng hơn các
mục đ ch của du lịch với con ngƣời, nhƣng đồng thời, khẳng định một điểm mới, đó
là các hoạt động du lịch phải diễn ra “trong thời gian liên tục nhưng không quá một
năm”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005), “du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp


8

ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định”. Đ y là khái niệm có tính khoa học và pháp lý, xuất phát từ nhu cầu của
ngƣời đi du lịch.
Khi du lịch phổ biến, số lƣợng du khách tăng, nhiều cơ sở lƣu trú, vận
chuyển, lữ hành ra đời đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách. Du lịch đã trở

thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng phát triển. Ngành du lịch là một hệ thống kĩ
thuật – kinh tế – xã hội với mục tiêu khai thác các tài nguyên, sử dụng các phƣơng
tiện nhân lực, vật lực tạo nên những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu khác
nhau của du khách trong quá trình thực hiện chuyến đi.
Từ khái niêm về du lịch nhƣ trên, ta có thể định nghĩa phát triển du lịch là
gì? Theo nghĩa rộng, với tƣ cách là một ngành kinh tế, phát triển du lịch là tổng hợp
các hoạt động từ xây dựng chiến lƣợc, hành lang pháp lý và tổ chức quản lý việc
xây dựng và khai thác ngành kinh tế theo đúng quy luật cung cầu của kinh tế thị
trƣờng, cung cấp đầy đủ sản phẩm theo yêu cầu, đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm,
tối đa hóa lợi ch và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Theo nghĩa hẹp, phát triển du
lịch là chuỗi hoạt động để tạo ra, khai thác và quản lý sản phẩm du lịch nhằm tối đa
hóa lợi ch và đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Phát triển du lịch cũng đồng nghĩa
với việc bảo tồn, phát huy, thúc đẩy và gìn giữ các giá trị tự nhiên và nh n văn, các
giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của điểm đến du lịch.
Phát triển du lịch dựa trên cơ sở khai thác các TSTT tại địa phƣơng để có
đƣợc những sản phẩm và dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách, mang lại
những trải nghiệm và cảm xúc đặc trƣng nhất về điểm đến đó, ch nh là hƣớng
nghiên cứu của khóa luận.
1.1.2. Những điều kiện phát triển du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, để phát triển đƣợc ngành kinh tế du
lịch, cần thiết phải có các điều kiện sau đ y:
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch
Tất cả các nh n tố “có thể kích thích động cơ du lịch của du khách được
ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được


9

gọi là tài nguyên du lịch” (Đồng Ngọc Minh và Vƣơng Lôi Đình, 2001, tr.127).
Luật du lịch Việt Nam (2005) cũng có định nghĩa khá tƣơng đồng về tài nguyên du

lịch là: "Cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình
lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác” phục vụ mục đ ch
phát triển du lịch.
Như vậy, có thể hiểu rằng tài nguyên du lịch là những sản phẩm, giá trị của
tự nhiên hoặc do con ngƣời tạo ra, đƣợc khai thác để phục vụ mục đ ch du lịch.
Từ khái niệm trên, tác giả ph n loại tài nguyên du lịch thành hai loại ch nh:
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nh n văn. Cách ph n loại này dựa
trên nghiên cứu của đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nƣớc về “Cơ sở khoa học cho
các chính sách, giải pháp quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam” (Trịnh
Quang Hảo, 2004). Cụ thể, tài nguyên du lịch bao gồm:
-

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Các hợp phần tự nhiên là điều kiện cần thiết cho hoạt động du lịch. Chúng
đƣợc khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch nên trở thành tài
nguyên du lịch tự nhiên. Những tài nguyên này bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, các
yếu tố, hiện tƣơng của tự nhiên có khả năng thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của du
khách nhƣ nghỉ ngơi, chữa bệnh, tham quan, khám khá, tìm hiểu nghiên cứu, học
tập, giải tr . Cụ thể, tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố liên quan đến:
Vị trí địa lý:
Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan
trọng đối với địa phƣơng đón khách du lịch. Nếu địa phƣơng đón khách du lịch ở xa
điểm gửi khách điều đó có ảnh hƣởng đến khách trên ba kh a cạnh ch nh. Thứ nhất,
du khách phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa. Thứ hai, du khách
phải rút ng n thời gian giao lƣu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất rất nhiều.Thứ
ba, du khách phải hao tốn quá nhiều sức khỏe cho đi lại. Bất lợi trên của khoảng
cách thể hiện rõ đối với du khách đi du lịch bằng phƣơng tiện ôtô, tàu hoả, và tàu
thuỷ. Ngày nay, ngành vận tải hàng không không ngừng đƣợc cải tiến và có xu
hƣớng giảm giá có thể sẽ kh c phục phần nào những bất lợi đối với khách du lịch và

đối với nƣớc xa nguồn khách du lịch. Vì thế, có thể xem rằng, những địa phƣơng có


10

vị tr địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện hấp dẫn du khách tới tham quan hơn
những địa phƣơng khác.
Địa hình:
Mỗi địa phƣơng có một dạng địa hình khác nhau. Đối với hoạt động du lịch
của địa phƣơng, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa hình, các dấu hiệu
bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn để khai
thác và phát triển du lịch. Các đặc điểm hình thái của địa hình bao gồm: đồng bằng,
đồi núi và các kiểu địa hình đặc biệt nhƣ đá vôi, đất đỏ, đất ngập nƣớc và địa hình
bờ bãi biển.
Khí hậu:
Đ y là thành phần quan trọng của môi trƣờng tự nhiên đối với hoạt động du
lịch. Mỗi địa phƣơng có những đặc điểm kh hậu khác nhau, bao gồm nhiệt độ
không kh , độ ẩm, gió, lƣợng mƣa, thành phần lý hoá của không kh , ánh n ng mặt
trời và các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt.
Để đánh giá cụ thể các điều kiện kh hậu đối với hoạt động du lịch cần đánh
giá ảnh hƣởng của các điều kiện đó tới sức khoẻ con ngƣời và loại hình du lịch.
Nhìn chung, những nơi có kh hậu điều hoà thƣờng đƣợc khách du lịch ƣa th ch.
Khách du lịch thƣờng tránh những nơi quá lạnh, quá ấm hoặc quá nóng hay quá
khô, quá nhiều gió. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những kh hậu khác nhau. V dụ,
khách du lịch đi biển thƣờng ƣa th ch những điều kiện kh hậu thuận lợi: số ngày
mƣa tƣơng đối t với thời vụ du lịch, số ngày n ng trung bình trong ngày cao, nhiệt
độ trung bình của không kh vào ban ngày không cao l m. Trong khi đó, du khách
đến tham quan Sa Pa, Việt Nam thƣờng th ch đi vào mùa đông, thời tiết lạnh, hanh
khô, thậm ch xuống mức dƣới 0oC để cảm nhận đƣợc cái hay của thời tiết vùng
cao.

Tài nguyên nước:
Nƣớc đƣợc xem là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, đảm
bảo sự sống và các hoạt động sinh hoạt, lao động, nghỉ dƣỡng của con ngƣời. Tài
nguyên nƣớc của một địa phƣơng bao gồm hai phần: nƣớc chảy trên mặt và nƣớc
ngầm của địa phƣơng đó.


11

Tài nguyên động thực vật, sinh vật, sinh quyển:
Tài nguyên sinh vật, sinh quyển g n liền với phát triển du lịch sinh thái. Đ y
là một loại hình du lịch đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, không chỉ
tạo điều kiện cho du khách tham quan các tài nguyên về động vật, sinh vật, sinh
quyển mà còn n ng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời d n, góp phần vào việc bảo
vệ và duy trì đa dạng sinh học.
-

Tài nguyên du lịch nhân văn

Đ y là loại tài nguyên có nguồn gốc nh n tạo, do con ngƣời sáng tạo ra, có
thể sử dụng phục vụ cho mục đ ch du lịch. Tài nguyên du lịch nh n văn bao gồm:
các di t ch lịch sử văn hoá, các di t ch khảo cổ học, lễ hội, làng nghề thủ công
truyền thống, phong tục tập quán, truyền thống, các nét văn hoá đƣơng đại, các
công trình kiến trúc nghệ thuật, các sự kiện, lễ hội…
Các di tích lịch sử văn hoá:
Đ y là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng
những giá trị điển hình, lịch sử, do tập thể, cá nh n con ngƣời hoạt động sáng tạo ra
trong lịch sử để lại. Các di t ch lịch sử văn hoá là bộ mặt của mỗi d n tộc, mỗi quốc
gia về quá khứ và có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển tr tuệ, tài năng của con
ngƣời, phát triển khoa học nh n văn và khoa học lịch sử có sức hút lớn đối với du

khách.
Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể:
Vị tr địa lý và lịch sử văn hoá đã đem lại cho Việt Nam nhiều di sản có giá trị
trải dọc theo chiều dài đất nƣớc. Những giá trị đó là nguồn tài nguyên quan trọng có
ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Các lễ hội:
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú,
là một kiểu sinh hoạt tập thể của nh n d n sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là
dịp để con ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại nhƣ: ngƣỡng mộ tổ tiên, ôn
lại truyền thống hoặc là để giải quyết những nỗi lo u, những khao khát, ƣớc mơ mà
cuộc sống thực tại chƣa giải quyết đƣợc.


12

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:
Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, đó là các tập tục lạ về cƣ trú, về tổ
chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống
trong quy hoạch cƣ trú và x y dựng, trang phục d n tộc…
Các đối tượng văn hoá, thể thao và các hoạt động nhận thức khác:
Đó là các trung t m của các viện khoa học, các trƣờng đại học, các thƣ viện
lớn và nổi tiếng, các tác phẩm có triển lãm nghệ thuật, các trung t m thƣờng xuyên
tổ chức liên hoan m nhạc, s n khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế,
biểu diễn balê, các cuộc thi hoa hậu, thi giọng hát hay, các làng nghề thủ công
truyền thống…
1.1.2.2. Định hướng và chính sách phát triển du lịch của quốc gia, địa
phương
Một ngành kinh tế phát triển cần phải xây dựng đƣợc định hƣớng đúng đ n,
phù hợp với thực tiễn về cả ng n hạn và dài hạn. Theo đó, ngành kinh tế du lịch
muốn phát triển bền vững cũng cần phải đƣợc xây dựng và phát triển bởi những

định hƣớng phù hợp. Bên cạnh đó, các ch nh sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn
đến thành công trong việc phát triển du lịch. Chính sách phát triển du lịch đƣợc thể
hiện ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với
các nƣớc thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa
phƣơng, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động
đƣợc sức ngƣời, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đƣa ra
chính sách phù hợp.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng là những phƣơng tiện vật chất của toàn xã hội. Đó là hệ thống
đƣờng sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đƣờng s t, công viên của toàn dân, mạng lƣới
thƣơng nghiệp các khu d n cƣ gần đô thị, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo
tàng, các giá trị văn hoá và lịch sử của toàn xã hội.
Cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm các phƣơng tiện của ngành du lịch hoặc liên
quan đến ngành du lịch, nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến du lịch


13

nhƣ: khách sạn, nhà hàng, các phƣơng tiện vận chuyển, các khu vui chơi giải trí, các
phƣơng tiện tham quan… Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch là các
yếu tố đầu vào và do đó có tác động quan trọng tới hoạt động kinh doanh du lịch, vì
nó trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch, cũng nhƣ quyết định tới chất lƣợng của sản
phẩm du lịch.
Các điều kiện về kinh tế liên quan đến việc sẵn sàng đón tiếp du khách tại địa
phƣơng cũng phải kể đến là việc cung ứng vật tƣ hàng hoá, lƣơng thực, thực phẩm
cho các tổ chức du lịch và khách du lịch. Song song với việc cung ứng đều đặn và
đầy đủ vật tƣ hàng hoá cho tổ chức du lịch, cần phải quan tâm chất lƣợng giá cả của
hàng hoá vật tƣ để đảm bảo cho tổ chức du lịch có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
1.1.2.4. Nguồn nhân lực phát triển du lịch
Cũng nhƣ mọi ngành kinh tế – xã hội, hoạt động du lịch luôn g n với yếu tố

d n cƣ – lao động. Muốn phát triển du lịch dựa vào các TSTT địa phƣơng, yêu cầu
cấp thiết phải xây dựng đƣợc một đội ngũ lao động lành nghề, có chuyên môn vững
về các sản phẩm và dịch vụ của địa phƣơng. Tại mỗi địa phƣơng nơi hoạt động du
lịch đƣợc diễn ra, nh n lực địa phƣơng góp phần không nhỏ vào việc cung ứng
nguồn nh n lực cho hoạt động du lịch. Để lực lƣợng này có thể hoạt động tốt và tạo
môi trƣờng du lịch tốt thì cần thiết phải có công tác quản lý, n ng cao ý thức và
ch nh sách đào tạo nh n lực địa phƣơng để đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày
càng tốt và chuyện nghiệp hơn.
1.1.3. Những hình thức du lịch
Trong phạm vi bài nguyên cứu, tác giả nhìn nhận phát triển du lịch nhìn dƣới
quan điểm triết học để phân tích cả về nội dung lẫn hình thức của đối tƣợng1. Từ nội
dung về phát triển du lịch đƣợc trình bày ở phần trên, tác giả xác định hình thức du
lịch ch nh là phƣơng thức để du lịch tồn tại và phát triển, trong mối liên hệ mật thiết
với các yếu tố của phát triển du lịch nhƣ du khách, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm
1

Theo triết học, nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật. Đ y là một trong
những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, chỉ mối quan hệ biện chứng giữa Nội dung (là phạm
trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật) và Hình thức (là phạm trù
chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu
tố của sự vật đó).


14

dịch vụ, cộng đồng d n cƣ, ch nh phủ… Các hình thức đó đƣợc thể hiện dƣới dạng
vật chất là các loại hình khai thác và phát triển du lịch. Những loại hình phát triển
du lịch này xuất hiện khi có nhu cầu của con ngƣời, phù hợp với các điều kiện và
nguồn lực khác nhau về tự nhiên, văn hóa, xã hội và truyền thống của địa điểm du
lịch. Có thể phân loại các loại hình phát triển du lịch dựa theo các tiêu chí sau:

Phân theo động cơ chuyến đi, ta có:
-

Du lịch văn hóa: là tập hợp các dịch vụ tạo nên chuyến đi với mục đ ch

nâng cao hiểu biết văn hóa.
-

Du lịch sinh thái: là tập hợp các dịch vụ tạo nên chuyến đi với mục đ ch

tìm hiểu, khám phá môi trƣờng thiên nhiên, lịch sử văn hóa tại nơi đến trên tinh
thần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bản s c cƣ d n đia phƣơng.
-

Du lịch thể thao: là tập hợp các dịch vụ tạo nên các chuyến đi thỏa mãn

sở thích của du khách về một số môn thể thao nào đó dù với tƣ cách tham gia hay
dự khán.
-

Du lịch giải trí: là tập hợp các dịch vụ tạo nên chuyến đi chủ yếu chỉ

nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thƣ giãn của du khách.
-

Du lịch hoài niệm: là tập hợp các dịch vụ tạo nên chuyến đi tìm lại nơi đã

từng ghi dấu kỉ niệm của bản th n du khách hay ngƣời thân của họ.
-


Du lịch tôn giáo: là tập hợp các dịch vụ tạo nên chuyến đi thỏa mãn nhu

cầu tâm linh thông qua tham quan, làm lễ tại nơi có thánh t ch, các sự kiện tôn giáo
đặc biệt.
-

Du lịch công vụ (MICE): là tập hợp các dịch vụ tạo nên chuyến đi tham

gia hội nghị, hội thảo, hội chợ hay thực hiện một nghiệp vụ nghề nghiệp nào đó.
Phân theo phạm vi lãnh thổ chuyến đi, ta có:
-

Du lịch quốc tế: điểm đến và điểm đi của hành hình du lịch thuộc hai lãnh

thổ quốc gia khác nhau.
-

Du lịch nội địa: điểm đến và điểm đi trong cùng lãnh thổ quốc gia.

Phân theo nơi tham quan du lịch, ta có:
-

Du lịch nghỉ núi: là tập hợp các sản phẩm du lịch hình thành trên cơ sở

khai thác tài nguyên núi, rừng.


15

-


Du lịch nghỉ biển: là tập hợp các sản phẩm du lịch hình thành trên cơ sở

khai thác tài nguyên biển đảo.
-

Du lịch tham quan thành phố: là chuyến đi tìm hiểu cuộc sống thành thị.

-

Du lịch nông thôn: là những chuyến đi tìm hiểu cuộc sống nông thôn và

hƣởng không khí trong lành ở đó.
Phân theo thời gian của chuyến đi, ta có:
-

Du lịch dài ngày: là những chuyến đi kéo dài trên hai, ba ngày.

-

Du lịch cuối tuần: là những chuyển đi diễn ra vào kì nghỉ cuối tuần.

-

Du lịch trong ngày: những chuyến tham quan chỉ diễn ra trong một ngày.

Phân theo loại hình lưu trú, ta có:
-

Du lịch c m trại (camping).


-

Du lịch nghỉ ở làng du lịch.

-

Du lịch khách sạn.

Các hình thức du lịch này, mặc dù đƣợc phân chia theo tiêu thức khác nhau,
nhƣng nhìn chung đều đƣợc hình thành và phát triển, khai thác dựa trên những điều
kiện, cơ hội và tiềm năng mà địa phƣơng du lịch sở hữu. Đó có thể là tài nguyên du
lịch, con ngƣời, sản phẩm du lịch, đặc sản, văn hóa truyền thống…, hay khái quát
hơn, chính là những TSTT địa phƣơng. Trong phần tiếp theo của bài khóa luận, tác
giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến TSTT địa
phƣơng.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong
phát triển du lịch
1.2.1. Tổng quan về tài sản trí tuệ địa phương
1.2.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ địa phương
Sự phát triển của một nền văn minh đƣợc thể hiện thông qua những sản
phẩm lao động trí tuệ của con ngƣời. Không một ai có thể phủ nhận vai trò của lao
động trí tuệ trong sự phát triển chung của kinh tế - xã hội. Hoạt động lao động trí
tuệ và sáng tạo đã tạo ra những dòng TSTT (intellectual assets) độc đáo và mới lạ
cho cuộc sống. Do những lợi ích, giá trị vật chất mà chúng đem lại, pháp luật thừa
nhận đó là những TSTT vô hình tuyệt đối, đóng góp vào giá trị chung của một


16


doanh nghiệp, công ty, nhà sản xuất. Năm 2011, ông Lý Quốc Trung, ông chủ của
Thƣơng hiệu phở nổi tiếng Hà Nội – “Phở 24” đã bán thƣơng hiệu của mình với giá
trị là 20 triệu USD cho Công ty Việt Thái Quốc tế. Giá trị này của thƣơng hiệu cao
gấp nhiều lần so với số vốn ban đầu ông Trung bỏ ra để khởi nghiệp xây dựng Phở
24 là một tỷ đồng. Con số này còn lớn hơn nhiều so với giá trị của một bát phở
thông thƣờng mà ngƣời tiêu dùng phải trả. Điều này còn ý nghĩa s u s c là từ một
món “Phở” truyền thống, Lý Quốc Trung đã phát triển lên thành TSTT của cá nhân,
điều này không chỉ làm cho “Phở” trở nên nổi tiếng ở cả trong và ngoài nƣớc, mà
còn mang lại nguồn tài sản khổng lồ cho chính tác giả. Vì vậy, khai thác TSTT cộng
đồng một cách hợp lý không chỉ giúp cho mỗi địa phƣơng phát triển mà còn tạo nên
thành công cho mỗi cá nhân.
Nhƣ vậy, hiểu một cách đơn giản, TSTT là tri thức (knowledge) do con
ngƣời tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo, có khả năng ứng dụng và tạo ra giá trị từ
việc sử dụng (Lê Thị Thu Hà, 2004). Các TSTT bao gồm nhƣng không hạn chế
“các sáng chế, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các biểu tượng, các tên gọi, các
hình ảnh và các thiết kế được sử dụng trong thương mại” (WIPO, 2004). Ở Việt
Nam hiện nay chƣa có một định nghĩa cụ thể nào về TSTT, nhƣng có thể hiểu gián
tiếp thông qua định nghĩa về Quyền SHTT, là “quyền của các tổ chức, cá nhân đối
với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng” (Luật Sở hữu tr tuệ
Việt Nam, 2005).
Do đó, dƣới góc độ pháp lý, TSTT đƣợc bộc lộ và quản lý phù hợp nhƣ một
đối tƣợng của SHTT. Một TSTT nếu thỏa mãn các điều kiện bảo hộ pháp lý cụ thể
theo quy định của pháp luật sở hữu tr tuệ sẽ trở thành một đối tƣợng SHTT nhƣ
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tác phẩm có bản quyền, chỉ dẫn địa
lý…, đƣợc pháp luật quốc gia và quốc tế bảo vệ khỏi sự sử dụng trái phép của
ngƣời khác. Mỗi con ngƣời, mỗi vùng miền có những TSTT khác nhau, đƣợc hình
thành và xây dựng cùng với lịch sử phát triển của các thế hệ.
Từ khái niệm TSTT, tác giả đƣa ra khái niệm về TSTT địa phƣơng, là
“những tri thức, kết quả từ những hoạt động sáng tạo của con người liên quan trực



17

tiếp hoặc gián tiếp đến địa phương đó”. TSTT của mỗi địa phƣơng là khác nhau,
đƣợc thể hiện thông qua tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nh n văn của địa
phƣơng. Những tài nguyên ấy có thể là địa danh, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc
sản vùng miền, hay văn hóa truyền thống..., sẽ đƣợc tác giả phân loại một cách khoa
học và thống nhất ở phần sau.
1.2.1.2. Đặc trưng của tài sản trí tuệ địa phương
TSTT địa phƣơng là tri thức đƣợc sáng tạo và phát triển trong suốt quá trình
lịch sử địa phƣơng đó. TSTT địa phƣơng bao gồm những đặc trƣng cơ bản sau đ y:
Tính tập thể, thuộc sở hữu chung
TSTT địa phƣơng là thành quả đóng góp chung từ tr tuệ của ngƣời d n địa
phƣơng, vì vậy đƣợc sử dụng rộng rãi và tự do, không có t nh tƣ hữu. Dù đƣợc sử
dụng ở trong hay ngoài địa phƣơng, TSTT địa phƣơng vẫn thuộc quyền sở hữu của
ngƣời d n địa phƣơng đó. Tiêu biểu có thể kể đến hát Chèo ở vùng B c Bộ, đƣợc
hình thành và phát triển từ thế kỷ X. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện
cổ t ch, truyện Nôm, đƣợc thể hiện bằng nghệ thuật s n khấu mang giá trị hiện thực
và tƣ tƣởng s u s c. Chèo sử dụng các nhạc cụ d n tộc nhƣ đàn nguyệt, đàn nhị, đàn
bầu, sáo… để miêu tả cuộc sống bình dị của ngƣời d n nông thôn. Đ y là những tri
thức truyền thống thuộc tập thể ngƣời d n địa phƣơng. Những địa phƣơng đặc trƣng
về chèo ở Việt Nam nhƣ Thái Bình, cái nôi của những làn điệu chèo hay Nam Định,
đƣợc mệnh danh là “Chiếng Chèo Nam” với những làng chèo nổi tiếng nhƣ Đặng
Xá, Mỹ Hà.
Tuy nhiên, thực tế có ngoại lệ là một số TSTT đƣợc sáng tác liên quan đến
địa phƣơng nhƣng thuộc sở hữu tƣ nh n. Đó có thể là những bài hát, bài thơ về địa
phƣơng, đƣợc tác giả sáng tác trong hoàn cảnh “tức cảnh sinh tình”. V dụ nhƣ bài
hát “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” hay “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” của cố
nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý đều là những tác phẩm hay, viết về mảnh đất miền Trung

đầy n ng gió Hà Tĩnh, nhƣng không thuộc quyền sở hữu chung của ngƣời d n địa
phƣơng, mà có quyền tác giả và các quyền liên quan thuộc về cố nhạc sỹ đã sáng
tác ra tác phẩm.


18

Tính đặc thù vùng miền
TSTT địa phƣơng là những tài sản g n với miền đất đó. Nó có thể là đặc sản,
sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc từ một khu vực, địa phƣơng, vùng địa lý cụ thể.
Những sản phẩm này có t nh chất đặc thù về hình thái và chất lƣợng không giống
các sản phẩm cùng loại khác; và đặc điểm nội trội này đƣợc hình thành do điều kiện
tự nhiên, con ngƣời, văn hóa, xã hội và truyền thống của vùng miền xuất xứ sản
phẩm tạo ra. Vì thế, TSTT của địa phƣơng này có t nh đặc trƣng riêng so với các
TSTT tại địa phƣơng khác, là dấu hiệu để ngƣời tiêu dùng nhận biết các sản phẩm
có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Chúng đóng một vai trò không nhỏ trong nền kinh
tế thị trƣờng của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt
Nam.
Tính thông dụng, phổ biến
Tài nguyên du lịch tự nhiên phụ thuộc nhiều vào yếu đố địa lý, khí hậu…
nên sự ph n bố của chúng có t nh quy định rõ hơn. Trong khi đó, bất cứ nơi đ u có
con ngƣời cƣ trú, đều có TSTT địa phƣơng, bởi đ y là những sản phẩm văn hóa và
tinh thần của con ngƣời. Các TSTT này không nhất thiết phải là các sản phẩm, sản
vật, tr tuệ đƣợc ra đời đầu tiên tại vùng miền hay địa phƣơng, nhƣng nó mang t nh
chất thông dụng, phổ biến tại địa phƣơng, hay có chất lƣợng cao hẳn so với những
sản phẩm cùng loại và đƣợc nh n d n địa phƣơng coi nhƣ sản phẩm truyền thống
của địa phƣơng mình. Những TSTT địa phƣơng có thể có sự giao thoa giữa các
vùng miền, tuy nhiên bản s c vùng miền đƣợc thể hiện rõ nét, là niềm tự hào về sự
phát triển văn minh, văn hóa của vùng miền đó.
Tính vô hình

TSTT địa phƣơng là một tài sản mang t nh vô hình, đƣợc thể hiện ở trong
một vật chất cụ thể chứa đựng trong nó. Vì vậy, con ngƣời cần ph n biệt giữa hai
khái niệm TSTT địa phƣơng và sản phẩm, dịch vụ cụ thể chứa đựng TSTT địa
phƣơng đó.
Tính tương đối
TSTT địa phƣơng đƣợc bảo hộ bởi pháp luật, tuy nhiên chủ thể quyền sở hữu
tr tuệ chỉ đƣợc thể hiện quyền của mình trong một khoảng thời gian, một phạm vi
bảo hộ nhất định. V dụ, quy định hiện nay là bằng độc quyền kiểu dáng công


19

nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn
(Luật Sở hữu tr tuệ Việt Nam, 2005). Để tiếp tục độc quyền kiểu dáng công nghiệp
này, chủ sở hữu có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm. Mặt khác, chủ sở
hữu cũng đƣợc yêu cầu phải cho phép các tổ chức, hoặc cá nh n khác đƣợc phép sử
dụng một hoặc một số quyền lợi của mình để tránh tình trạng độc quyền đối với
TSTT của chủ sở hữu. Nhà nƣớc đã và đang áp dụng các biện pháp th ch hợp nhằm
hạn chế sự x m phạm bất hợp pháp của các cá nh n tổ chức khác đối với TSTT,
đồng thời, hoàn thiện thể chế pháp luật để bảo vệ tối đa lợi ch của chủ sở hữu và
các đối tƣợng liên quan.
Tính tích lũy và phái sinh
Nhƣ đã ph n t ch ở trên, TSTT địa phƣơng có thể đƣợc sử dụng bởi nhiều
ngƣời tại cùng một thời điểm. Đặc t nh này giúp con ngƣời có thể tạo ra nhiều
TSTT mới, hoặc gia tăng thêm lợi ch dựa trên nền tảng những giá tr của TSTT
hiện có. Con ngƣời cùng một lúc sẽ tìm ra đƣợc nhiều lợi ch khác nhau của TSTT,
ứng dụng TSTT đó vào nhiều mục đ ch khác nhau. Vì vậy, trên khung giá trị vốn có
của TSTT địa phƣơng, ngày càng có nhiều TSTT phát sinh khác đƣợc ra đời (IP
Derivatives), tạo thành một dòng TSTT liên tục, vừa liên hệ với nhau về mặt nguồn
gốc, vừa độc lập với nhau về mặt giá trị, quyền tác giả, quyền sở hữu và các quyền

liên quan khác. Những TSTT này ngày càng nhiều lên, góp phần to lớn vào công
cuộc x y dựng kho tr tuệ của các địa phƣơng nói riêng và nền tri thức nh n loại nói
chung.
1.2.1.3. Phân loại tài sản trí tuệ địa phương
Cùng với lịch sử phát triển của địa phƣơng, danh mục TSTT địa phƣơng
không ngừng đƣợc mở rộng và sáng tạo. Những tài sản đó đƣợc thể hiện thông qua
sản phẩm và dịch vụ chứa đựng chúng. Ngƣời thƣởng thức vì thế đòi hỏi phải có
một vốn kiến thức am hiểu về địa phƣơng đó mới có thể cảm nhận đƣợc những giá
trị của TSTT địa phƣơng chứa đựng trong sản phẩm và dịch vụ.
Với mục tiêu nghiên cứu TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch, trong
phạm vi lãnh thổ nƣớc Việt Nam, tác giả lựa chọn ph n loại TSTT địa phƣơng theo
tiêu ch tài nguyên địa phƣơng. Tài nguyên địa phƣơng bao gồm tài nguyên tự nhiên


20

và tài nguyên nh n văn, đƣợc khái quát qua sơ đồ dƣới đ y:
Hình 1.1. Các loại hình tài sản trí tuệ địa phƣơng
Tài sản trí tuệ địa
phƣơng
TSTT địa phƣơng chứa đựng
trong tài nguyên tự nhiên

TSTT địa phƣơng chứa đựng
trong tài nguyên nhân văn
Đặc sản địa
phƣơng

Tên địa danh,
rừng quốc gia,

rừng nguyên
sinh...

Sản phẩm thủ
công mỹ nghệ

Hệ thống nhận
diện địa phƣơng

Chƣơng trình tìm
hiểu văn hóa
Công trình nghệ
thuật
Các đối tƣợng
khác

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)
Về tài nguyên tự nhiên:
Nhƣ đã ph n t ch ở trên, tài nguyên tự nhiên bao gồm những các yếu tố tự
nhiên của địa phƣơng đó nhƣ danh lam th ng cảnh, địa hình, kh hậu, thuỷ văn,
động thực vật…Nhƣ vậy, bản th n những tài nguyên này là do tự nhiên tạo ra,
không phải là TSTT.
Tuy nhiên, TSTT của con ngƣời thể hiện trong những tài nguyên tự nhiên
này thông qua tên gọi địa danh (ví dụ tên các danh thắng, các rừng quốc gia, rừng
nguyên sinh…), và hệ thống nhận diện địa phƣơng (ví dụ đặc trưng vùng khí hậu,
địa hình đồng bằng, vùng biển, thương hiệu du lịch địa phương,…).
Về tài nguyên nhân văn:
Ngƣợc lại với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nh n văn là các yếu tố văn hóa,
xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống, kiến thức do con ngƣời tạo ra có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới địa phƣơng đó. TSTT địa phƣơng đƣợc thể hiện

phong phú qua các tài nguyên nh n văn này, bao gồm:


×