ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
ĐỖ THỊ NGHĨA TÌNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HĨA HỌC
CỦA LÁ CÂY DÂU TẰM
(Morus alba L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
Hà Nội – 2017
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
ĐỖ THỊ NGHĨA TÌNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HĨA HỌC
CỦA LÁ CÂY DÂU TẰM
(Morus alba L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
Khóa QH.2012.Y
Người hướng dẫn
1. TS. VŨ ĐỨC LỢI
2. PGS.TS.NGUYỄN TIẾN VỮNG
Hà Nội - 2017
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Đức Lợi - Chủ nhiệm Bộ môn Dược
liệu - Dược học cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS
Nguyễn Tiến Vững - Viện Pháp y Quốc gia, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể nghiên cứu và hồn thành khóa
luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các giảng viên, các anh chị kỹ thuật viên Bộ
môn Dược liệu - Dược học cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình thực hiện khóa luận, cũng như xin gửi lời
cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong trường đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho tôi
trong suốt 5 năm theo học tại trường.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln theo sát động viên, quan tâm
và tạo điều kiện giúp tôi có thể hồn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 07 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Đỗ Thị Nghĩa Tình
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CC
: Sắc ký cột
2. ESI- MS
: Phổ khối
3. EtOAc
: Ethylacetate
4. EtOH
: Ethanol
5. HPLC
: Sắc ký lỏng hiệu năng cao
6. MeOH
: Methanol
7. Mp
: Điểm nóng chảy
8. NMR
: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
9. PL
: Phụ lục
10. pTLC
: Sắc ký lớp mỏng điều chế
11. Pư
: Phản ứng
12. TLC
: Sắc ký lớp mỏng
13. TT
: Thuốc thử
14. UV- VIS
: Phổ tử ngoại- khả kiến.
15. YMC
: Sắc ký cột pha đảo
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Hàm lượng khống chất có trong lá Dâu tằm tươi và
khơ
9
Bảng 3.1
Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng
hóa học
28
Bảng 3.2 Dữ liệu phổ NMR của hợp chất DB1 và chất so sánh M
34
Bảng 3.3 Dữ liệu phổ NMR của hợp chất LC1
38
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình vẽ,
đồ thị
Tên hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1
Cấu trúc một số chất nhóm flavanoid
4
Hình 1.2.
Cấu trúc một số chất thuộc nhóm flavon
5
Hình 1.3
Các cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập
linoleiyl diglycosid (1) , morusflavonyl
palmitate (2) và morusflavone (3) .
6
Hình 1.4
Cấu trúc của 1-deoxynojirimycin (DNJ)
7
Hình 1.5
Cấu trúc của carotene
7
Hình 1.6
Cấu trúc của vitamin C
7
Hình 1.7
Cấu trúc của hai dẫn xuất chalcone
8
Hình 1.8
Cấu trúc của các hợp chất hóa học
8
Hình 1.9
Cấu trúc của MA
9
Hình 3.1
Một số hình ảnh về cây Dâu tằm
20
Hình 3.2
Đặc điểm vi phẫu thân cây Dâu tằm
21
Hình 3.3
Đặc điểm vi phẫu cuống lá cây Dâu tằm
22
Hình 3.4
Đặc điểm vi phẫu gân lá cây Dâu tằm
22
Hình 3.5
Đặc điểm vi phẫu bột lá cây Dâu tằm
23
Hình 3.6
Sơ đồ chiết xuất lá Dâu tằm
30
Hình 3.7
Sơ đồ phân lập các chất trong cắn ethuylaceta
32
Hình 3.8
Sơ đồ phân lập các chất trong cắn nước
33
Hình 3.9
Cấu trúc hóa học của hợp chất DB1
35
Hình 3.10
Cấu trúc hóa học của hợp chất LC1
37
Trang
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỤC LỤC
TRANG
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN.......................................................................... 2
1.1. Vị trí phân loại chi Morus........................................................................ 2
1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Morus ........................................... 2
1.2.1. Đặc điểm thực vật................................................................................ 2
1.2.2. Phân bố và sinh thái............................................................................. 3
1.3. Thành phần hóa học của chi Morus ...................................................... 3
1.3.1. Flavonoid ............................................................................................. 3
1.3.2. Alcaloid ............................................................................................... 6
1.3.3. Các thành phần khác............................................................................ 7
1.4. Tác dụng dược lý của chi Morus ........................................................... 10
1.4.1. Tác dụng chống oxy hóa ................................................................... 10
1.4.2. Tác dụng chống viêm ........................................................................ 10
1.4.3. Tác dụng làm trắng da ....................................................................... 12
1.4.4. Các tác dụng khác.............................................................................. 13
1.5. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền ...................................... 14
1.5.1. Tang diệp (lá cây dâu) ....................................................................... 14
1.5.2. Tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) ............................................................. 14
1.5.3. Tang thầm (quả dâu chín).................................................................. 15
1.5.4. Tang chi (cành dâu non) .................................................................... 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 16
2.1. Nguyên liệu và thiết bị ........................................................................... 16
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2.1.1. Nguyên liệu ....................................................................................... 16
2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị ...................................................................... 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 17
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của lá cây Dâu tằm ........................... 17
2.2.2. Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong lá cây Dâu tằm ................ 17
2.2.3. Phương pháp giám định tên khoa học ............................................... 18
2.2.4. Phương pháp chiết xuất, phân lập và nhận dạng cấu trúc một số hợp chất
có trong lá dâu tằm ...................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 20
3.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm thực vật............................................ 20
3.1.1. Mơ tả đặc điểm hình thái thực vật ..................................................... 20
3.1.2. Mơ tả kèm hình ảnh đặc điểm vi phẫu .............................................. 20
3.1.3.Kết quả tiêu bản bột lá dâu tằm .......................................................... 23
3.1.4. Xác định tên khoa học ....................................................................... 23
3.2. Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học ........................................ 23
3.3. Phân lập một số hợp chất trong lá Dâu tằm ........................................ 29
3.3.1. Chiết các phân đoạn từ lá Dâu tằm.................................................... 29
3.3.2. Phân tích các chất bằng sắc ký cột .................................................... 31
3.3.3. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được ........................... 33
3.4.
Bàn luận .............................................................................................. 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các bộ phận của cây cỏ để làm ra
những bài thuốc phòng và chữa bệnh dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên. Ngày nay,
khi y học đã có những tiến bộ vượt bậc, tây y cũng khơng thể thay thế hồn tồn
được các vị thuốc của tự nhiên, vì trong bản thân từng cây, từng vị thuốc đã tồn
tại đồng thời các chất hỗ trợ nhau trong việc chữa bệnh cũng như làm giảm tối đa
các tác dụng phụ nếu có. Tuy đó là thế mạnh của y học cổ truyền nhưng cũng
cần có những nghiên cứu cụ thể về thành phần hóa học, tiến hành những thử
nghiệm sinh học trên tế bào và cơ thể sống để làm sáng tỏ, kiểm chứng các tác
dụng, góp phần tạo sự tiến bộ trong y học.
Cây dâu tằm (Morus alba L.) trong sách cổ của Trung Quốc được coi là
loài cây quý, bởi nó có rất nhiều cơng dụng q đối với con người, vừa có thể
làm thuốc trị bệnh, vừa có thể làm thực phẩm bồi bổ cơ thể. Trong đó, lá dâu tằm
không chỉ được dùng để chữa các bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao, rối
loạn lipid máu, viêm đường hơ hấp, nhức đầu, mờ mắt... mà cịn được dùng với
công dụng làm đẹp da, trắng da [3, 6]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã
hội, nhu cầu làm đẹp của con người tăng lên, đồng thời con người ngày càng có
xu hướng tìm về với tự nhiên để tìm kiếm giải pháp làm đẹp an tồn, hiệu quả.
Lá dâu được coi là một trong những nguồn nguyên liệu tự nhiên quý trong việc
làm đẹp da, loại bỏ vết thâm nám, tàn nhang trên da. Cho đến nay, các cơng trình
nghiên cứu đã cơng bố về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của lá
cây dâu ở Việt Nam cịn rất ít. Để góp phần cung cấp những cơ sở tiền đề cho
việc ứng dụng nguyên liệu lá Dâu tằm trong chăm sóc sức khỏe, chúng tôi đã lựa
chọn và tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây
dâu tằm ( Morus alba L.)” với những mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu được đặc điểm về thực vật cây Dâu tằm
2. Định tính được các nhóm chất trong lá cây Dâu tằm
3. Chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc một số chất từ lá cây
Dâu
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1.
Vị trí phân loại chi Morus
Theo tài liệu [1], vị trí phân loại của chi Morus là:
Giới : Plantae
Ngành : Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp : Ngọc lan (Magnoliopsida)
Bộ : Gai (Urticales)
Họ : Dâu tằm (Moraceae)
Chi : morus
Loài : alba
1.2.
Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Morus
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Họ dâu tằm (Moraceae) có dạng sống là cây gỗ hay bụi, ít khi là cây cị,
leo. Có khi có rễ phụ. Các bộ phận có nhựa mủ trắng. Lá đơn, so le, có lá kèm
bọc lấy chồi, rụng sớm và để lại sẹo dạng nhẫn trên thân (Ficus) hoặc là hai lá
kèm rụng sớm để lại hai vết sẹo trên thân. Hoa nhỏ, đơn tính cùng gốc hay
khác gốc hợp thành cụm hoa chùm, bông, tán, đầu hoặc các hoa cái phủ toàn
bộ mặt trong của một đế cụm hoa lõm hình quả gioi. Hoa đực có bốn lá đài,
khơng có cánh hoa, bốn nhị đứng đối diện với lá đài. Bộ nhụy của hoa cái có
2 lá nỗn, bầu trên hoặc dưới 1 ơ, đựng 1 nỗn. Quả kép [2].
Chi Morus có đặc điểm cây gỗ nhỏ, lá hình tim hay 3 thùy, mép khía
răng. Cây trồng lấy lá nuôi tằm, ăn quả. Các bộ phận : quả, lá, vỏ rễ, tầm gửi
(tang ký sinh), tổ bọ ngựa trên cây (tang phiêu diêu) đều dùng làm thuốc [2].
Cây dâu có thể cao tới 15m, nhưng thường do trồng để hái lá nên chỉ
cao 2-3m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá
kèm đầu lá nhọn hoặc hơi tù, phía cuống hơi trịn hoặc hơi bằng, mép có răng
cưa to. Từ cuống lá tỏ ra 3 gân rõ rệt. Quả bế bao bọc trong các lá đài, mọng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nước thành một quả phức (quả kép) màu đỏ, sau đen sẫm. Quả có thể ăn được
và làm thuốc (tang thẩm) [3].
1.2.2. Phân bố và sinh thái
Cây dâu tằm có nguồn gốc Trung Quốc. Đã được đi vào Việt Nam từ
lâu, hiện nay được trồng ở khắp nơi để lấy lá nuôi tằm, một số bộ phận được
khai thác dùng làm thuốc [3].
Việc phân loại các loài cây trong chi dâu tằm rất phức tạp và có rất
nhiều bàn cãi. Có trên 150 tên lồi nhưng chỉ có 10-16 tên là được chấp nhận.
Dưới đây là tên một số loài thường gặp và khu vực phân bố:
• Morus alba L. (Dâu trắng – White Mulberry; vùng Đơng Á)
• Morus australis (Chinese Mulberry; vùng Nam Á)
• Morus celtidifolia (Mexico)
• Morus insignis (Nam Mỹ)
• Morus mesozygia (African Mulberry; vùng Nam và Trung Phi)
• Morus microphylla (Texas Mulberry; vùng Nam và Bắc Mỹ)
• Morus nigra (Dâu đen – Black Mulberry; vùng Tây Nam Á)
• Morus rubra (Dâu đỏ– Red Mulberry; vùng Đơng Bắc Mỹ) [6].
Ở Việt Nam chỉ có lồi dâu trắng tên khoa học là Morus alba L. [15].
1.3.
Thành phần hóa học của chi Morus
1.3.1. Flavonoid
Flavonoid là nhóm thường xuyên có mặt trong chi Morus.Trong lá dâu
có các flavonoid như quercetin, quercitrin (hình 1.1), moracetin, isoquercitrin,
astragalin, quercetin3-O-(6’’-O-acetyl)-β-D-glucopyranosid,quercetin-3,7-diO-β-D-glucopyranosid, kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid, kaempferol 3O-(6’’-acetyl)-β-D-gluco-pyranosid, roseosid, và các dẫn chất prenylflavan
[5].
Ba glycosides flavonol [quercetin 3-(6-malonylglucosid), rutin
(quercetin-3-rutinosid) (hình 1.1) và isoquercitrin (quercetin-3-glucosid)]
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
được xác định là các hợp chất chống oxy hóa LDL lớn bằng LC-MS và NMR.
Những glycosides flavonol trong lá dâu tằm và trà lá dâu được xác định bằng
HPLC. Kết quả của chúng tôi cho thấy quercetin 3- (6-malonylglucosid) và
rutin ,các glycosides flavonol chiếm ưu thế trong lá dâu tằm [25].
Một flavonoid prenylated, moralbanon, cùng với bảy hợp chất được biết đến
(kuwanon S, mulberrosid C, cyclomorusin, eudraflavone B hydroperoxid,
oxydihydromorusin, leachianon G và α-acetyl-amyrin) được phân lập từ vỏ rễ
của Morus alba L. Leachianon G cho thấy hoạt tính kháng virus mạnh
(IC 50 = 1,6 mg / ml), trong khi mulberrosid C cho thấy hoạt động yếu
(IC 50 = 75,4 mg / ml) với herpes simplex loại 1 virus (HSV-1). Cấu trúc của
chúng đã được làm sáng tỏ bằng phương pháp quang phổ (Hình 1.1) [14].
1
2
3
4
1. Quercetin
2. Quercitrin
4.Moralbanon
3.Rutin
Hình 1.1: Cấu trúc của một số chất nhóm flavanoid
Nhiều flavonoid và các dẫn xuất phenolic cô lập từ vỏ rễ M.alba
(albanol B, C kuwanon, morusin, mulberrofuran G, sanggenon B, và
sanggenon D) có tác dụng chống vi khuẩn, gây độc tế bào. Một số stilbenes
cũng được phân lập từ cây này. Oxyresveratrol từ cành cây của M. alba cho
thấy tác động ức chế tyrosinase . Mulberroside A, một dạng glycosyl hóa của
oxyresveratrol là một hợp chất chính được tìm thấy trong các phần nước,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
không cho thấy tác dụng ức chế tyrosinase trừ khi glucoside được thủy phân
[21].
-Flavon:
Trong vỏ rễ cây dâu có hợp chất của flavon gồm mulberrin,
mullberrochromen, xyclomulberrin, xyclomulberrochromen (hình 1.2).
Hình 1.2: Cấu trúc một số chất thuộc nhóm flavon
Một guibourtinidol glycosid, (2R, 3S) - guibourtinidol-3-α-d-apiofuranosyl(1→6)-O-β-d-glucopyranosid, và ba hợp chất được biết đến, đó là: quercetin7-O- β-d-glucopyranoside, syringaresinol-4-O-β-d-glucopyranosid và rượu
dehydrodiconiferyl 4,9'-di-O-β-d-glucopyranosid, được phân lập từ vỏ rễ của
Morus alba L. [23].
Nghiên cứu hiện tại được thiết kế để phân lập cấu trúc
phytoconstituents từ vỏ thân của M alba . Phương pháp được sử dụng trong
nghiên cứu là: Các dịch chiết methanol của vỏ thân của M. alba đã thu được
bằng quá trình chiết xuất nóng liên tục. Sự phân lập phytoconstituents được
thực hiện bằng sắc ký cột silicagel. Phương pháp sắc ký lớp mỏng phân tích
được sử dụng để kiểm tra sự đồng nhất của các phân đoạn. Cấu trúc của
phytoconstituents cô lập được thành lập trên cơ sở phương pháp quang phổ và
phản ứng hóa học. Kết quả đã phân lập được 3 hợp chất.
Hợp chất 1, có tên là linoleiyl diglycosid, đã thu được dưới dạng bột vô định
màu vàng nhạt từ dung môi chloroform-methanol (97:3).
Hợp chất 2 , được gọi là morusflavonyl palmitate, đã thu được dưới dạng một
khối màu nâu từ dung mơi cloroform-methanol (19: 1). Nó đã phản ứng tích
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
cực với thử nghiệm Shinoda và ferric chloride và cho thấy độ hấp thụ tia cực
tím ở mức 269 và 314 nm đặc biệt đối với flavones.
Hợp chất 3 , được gọi là morusflavone, đã thu được dưới dạng một tinh thể
màu vàng nhạt từ dung môi clo-metanol (19: 1). Nó phản ứng tích cực với thử
nghiệm Shinoda của flavonoids. Phổ UV cho thấy sự hấp thụ tối đa ở các
bước sóng 264 và 310 nm của dẫn xuất flavone [14].
Hình 1.3: Các cấu trúc hóa học của các hợp chất linoleiyl diglycosid (1),
morusflavonyl palmitate (2) và morusflavone (3).
1.3.2. Alcaloid
Trong số các hợp chất alcaloid có trong lá dâu tằm thì 1deoxynojirimycin (DNJ) có hàm lượng cao nhất và đây cũng là hợp chất quan
trọng trong phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Hình 1.4: Cấu trúc của 1-deoxynojirimycin (DNJ)
Alcaloids sugar-mimic và alcaloids polyhydroxylated từ chiết xuất
nước của rễ và lá M. alba cho thấy một hoạt động ức chế glucosidase từ yếu
đến trung bình [21].
1.3.3. Các thành phần khác
Mười ba acid béo đã được định lượng trong dịch chiết thu được bằng
cách phân tích GC-FID. Tỷ lệ phần trăm của họ dao động từ 0,33% acid
palmitoleic (C16: 1) đến 37,57% đối với acid α-linolenic (C18: 3 n3). Các
acid béo chủ yếu là acid palmitic (C16: 0) (26,38 và 25,99%), acid α-linolenic
(C18: 3 n3) (34,97 và 37,57%) và acid linoleic (C18: 2 n6c) (14,76 và
16,05%).Tổng số phenolic và flavonoid được xác định bằng phương pháp trắc
quang, trong khi phenolic được xác định bằng phân tích HPLC-DAD. Các
hoạt động chống oxy hóa và gây độc tế bào cũng được xác định. Hợp chất
phenolic chính là acid caffeic. Rutin, các dẫn xuất của acid caffeic và
quercetin cũng đã được trình bày với số lượng cao [18].
Trong lá dâu có chứa có chất cao su, chất caroten, tanin, rất ít tinh dầu,
vitamin C, colin (cholin), adenin, trigonenlin (trigonellin). Ngồi ra cịn có
pentozan, đường , canxi malat và canxi cacbonat. Trong lá dâu có ecdysteron
và inokosteron là những chất nội tiết cần cho sự đổi lốt của cơn trùng [3].
Hình 1.5: Cấu trúc của Caroten
Hình 1.6: Cấu trúc của vitamin C
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Quả dâu có chứa 84,71% nước; 9,19% đường; 1,80% acid; 0,36%
protit, tanin, vitamin C, caroten. Trong acid có acid malic, acid suxinic.
Trong đường có glucoza, fructoza [3].
Hai dẫn xuất chalcone mới có tên morachalcones B và C (1 và 2) được
phân lập từ lá của Morus alba L. [28].
Hình 1.7: Cấu trúc của hai dẫn xuất chalcone
+ Moracin M(1), Steppogenin-4'-O-β-D-glucosiade (2), Mullberrosid A
(3) được phân lập từ vỏ rễ của Morus alba L. và xác định bằng các chứng cứ
phổ. Các hợp chất 1, 2 và 3 đã được nghiên cứu trong tác dụng hạ đường
huyết trên chuột alloxan đái tháo đường. Kết quả cho thấy các hợp chất 1, 2
và 3 tác dụng hạ đường huyết [19].
Hình 1.8: Cấu trúc của các hợp chất hóa học
Một thành phần có hoạt tính sinh học trong một chiết xuất ethanol từ
vỏ của cây dâu tằm được phân lập bằng cách sử dụng cột nhựa macroporous.
Các thành phần chính, được tinh chế bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao với máy
dò diode array (HPLC-DAD), được xác định là mulberroside A (MA). Kết
quả nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến các cơ chế ức
chế của MA trên sự tổng hợp melanin, được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm
làm trắng [26].
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Hình 1.9: Cơng thức cấu tạo của MA
Chi này chứa nhiều hợp chất phenolic bao gồm flavonoid
isoprenylated, 2-arylbenzopyrans, stilbenes, coumarin, và hợp chất DielsAlder adduct [30].
Các lá tươi có chứa chất dưỡng ẩm 71,13-76,68%, protein 4,72-9,96%,
chất béo 0,64-1,51% và carbohydrate 8,01-13,42%. Trong khi ở lá dâu khô độ
ẩm giảm và nó dao động từ 5,11-7,24%, 15,31-30,91% protein, 2,09-4,93%
cho chất béo và 9,70-29,64% carbohydrat, acid ascorbic được dao động
khoảng 160-280 mg / 100g lá dâu tươi. Trong khi sấy khô lá số lượng của nó
giảm và dao động khoảng 100-200 mg / 100 g. Tương tự như vậy trong lá
tươi β-caroten được tìm thấy trong khoảng 10,00-14,688 mg / 100 g, trong khi
bột lá khơ số lượng của nó cũng dao động trong khoảng 8,438-13,125 mg /
100 g. Các hàm lượng chất khống cũng khác nhau trong lá tươi và khơ.
Thành phần của chúng được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.1. Hàm lượng khống chất có trong lá dâu tươi và khơ [26].
Chất khống
Lá tươi
Lá khơ
Iron (mg/100)
19.00-35.72
4.70-10.36
Zinc (mg/100)
0.72-3.65
0.22-1.12
Calcium (mg/100)
786.66-2226.66
380-786
Trái dâu chín giàu anthocyanins và cho thấy hoạt động chống oxy hóa
cao. Acid phenolic, 1-DNJ (1-deoxynojirimycin), GABA, các acid amin,
khoáng chất giảm trong q trình chín. Trái cây chưa chín có lợi thế về thành
phần dinh dưỡng và chức năng [24].
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Lá dâu tằm có chứa một lượng đáng kể protein dễ tiêu hóa,
carbohydrat, vi sinh và chất dinh dưỡng, polyphenol, acid amin tự do, các
acid hữu cơ. Sự đa dạng của các hoạt động sinh dược quan trọng của dung
dịch nước và các chiết xuất dung môi hữu cơ phân cực từ lá dâu tằm - bao
gồm đái tháo đường, kháng khuẩn, chống ung thư, tim mạch, hypolipidemic,
chống oxy hóa, antiatherogenic, và chống viêm - đã được thảo luận nghiêm
túc. Mục tiêu chính là để chứng minh các kết quả của nghiên cứu mới đây
được công bố về các hoạt động sinh học của các chất trong lá dâu tằm ở các
bệnh nhân có bệnh lý và sức khỏe khác nhau [7].
1.4.
Tác dụng dược lý của chi Morus
Hầu như tất cả các bộ phận của M. alba L. đã được sử dụng như y học
cổ truyền Trung Quốc, vỏ rễ được gọi là "Sang-Bai-Pi" ở Trung Quốc, từ lâu
đã được sử dụng để loại bỏ nhiệt từ phổi, làm giảm hen suyễn, và gây
dieresis. Các loài khác của Morus đã được báo cáo là có tác dụng kháng
khuẩn, chống oxy hóa, hạ huyết áp, hạ đường máu, hạ lipid máu và ức chế
enzym aromatase [30].
1.4.1. Tác dụng chống oxy hóa
Lá dâu tằm (Morus alba L.) chứa hàm lượng tương đối cao của các
hợp chất chống oxy hóa như quercetin. Hợp chất chính đóng vai trị trung tâm
trong các hoạt động chống oxy hóa trong lá dâu tằm là quercetin glycosides
và acid chlorogenic [15].
Chi Morus chứa nhiều các dẫn chất flavonoid có khả năng hủy các gốc
tự do như HO-, ROO-. Các gốc này sinh ra trong tế bào bởi nhiều nguyên
nhân và khi sinh ra cạnh ADN, các chất béo màng tế bào… sẽ gây ra những
ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư và tăng
nhanh sự lão hóa. Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia trong quá trình
hoạt động của enzym oxy hóa – khử [5].
1.4.2. Tác dụng chống viêm
Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc các nhóm flavon,
flavanon, dihydroflavonol, anthocyanin, flavan-3-ol, chalcon, isoflavon,
biflavon, 4-aryl courmarin, 4-aryl chromanđều được chứng minh bằng thực
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nghiệm do các flavonoid này ức chế con đường sinh tổng hợp prostaglandin
[5].
Với chất flavonoid như là thành phần chủ yếu, lá dâu tằm có hoạt tính
sinh học khác nhau, bao gồm chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, da trắng, gây
độc tế bào, chống đái tháo đường, ức chế glucosidase, chống hyperlipidemic,
chống xơ vữa động mạch, chống béo phì, tim mạch, và các hoạt động nâng
cao nhận thức. Giàu anthocyanins và ancaloit, trái cây dâu tằm có tính chất
dược lý, chẳng hạn như chất chống oxy hóa, chống tiểu đường, chống xơ vữa
động mạch, chống béo phì, và các hoạt động hepatoprotective. Các vỏ rễ dâu
tằm, có chứa flavonoid, alcaloid và stilbenoids, có tính kháng khuẩn, da trắng,
gây độc tế bào, chống viêm, và chống hyperlipidemic. Tính chất dược lý khác
của M. alba bao gồm chống tiểu cầu, giải lo âu, chống hen suyễn, thuốc trừ
giun sán, chống trầm cảm, bảo vệ tim mạch, và các hoạt động điều hòa miễn
dịch. Thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của chiết xuất M. abla trong việc
giảm đường huyết, cholesterol và tăng cường khả năng nhận thức đã được
tiến hành [11].
Hoạt động kháng khuẩn của 18 flavonoids prenylated, được tinh chế từ
năm nhà máy dược khác nhau, đã được đánh giá bằng cách xác định MIC
bằng cách sử dụng các phương pháp pha loãng chống lại bốn khuẩn và hai vi
sinh vật nấm (Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae, Escherichia
coli, Salmonella typhimurium, lớp biểu bì Staphylococcus và S.aureus).
Papyriflavonol A, kuraridin, sophoraflavanon D và sophoraisoflavanon. Một
hoạt tính kháng nấm tốt với hoạt tính kháng khuẩn mạnh Kuwanon C,
mullberrofuran G, albanol B, kenusanon C và sophoraflavanone G cho thấy
hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ với 5-30 mcg/ml MIC. Morusin, Sanggenon
B và D, kazinol B, kurarinon, kenusanon C và isosophoranon có hiệu quả các
vi khuẩn gram dương, và broussochalcon A là hiệu quả để C. albicans
IC50 giá trị của papyriflavonol A, kuraridin, sophoraflavanon D,
sophoraisoflavanon A và broussochalcon A trong tế bào HepG2 là 20,9, 37,8,
39,1, 22,1 và 22,0 mg / ml, tương ứng. Những kết quả này hỗ trợ việc sử dụng
các chất flavonoid prenylated trong y học truyền thống châu Á để điều trị
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nhiễm vi sinh vật và cho thấy một tiềm năng lớn về chất flavonoid prenylated
như tác nhân kháng khuẩn cũng như các chất chống viêm [22].
Các đặc tính chống viêm của polyphenol được lấy từ thân cây Morus
alba (dâu tằm), thường xun được nghiên cứu vì nó vốn được sử dụng
truyền thống trong y học châu Á và sự phong phú của nó trong các loại khác
nhau của các polyphenol, một số trong đó được biết đến là phytoalexin. Một
coumarin
glycosid
mới,
isoscopoletin
6-(6-O-β-apiofuranosyl-βglucopyranosid) đã được phân lập chủ yếu bởi CPC (sắc ký phân vùng ly
tâm) từ nhà máy này, cùng với bảy polyphenol được biết đến [9].
1.4.3. Tác dụng làm trắng da
Dịch chiết lá dâu có tác dụng ức chế enzyme tyrosinase. Một trong
những chất có tác dụng được biết đến là mullberrosid F . Chất này cũng có tác
dụng chống oxy hóa trên gốc tự do superoxide [5].
Chiết xuất từ rễ cây Morus australis chứa chủ yếu một chất ức chế
tyrosinase đã biết, oxyresveratrol, trong khi chiết xuất rễ và cành có thể chứa
một số chất ức chế tyrosinase tiềm năng chưa được biết. Các chiết xuất từ rễ
của Morus australis được tiếp tục tìm hiểu trong nghiên cứu này. Một hợp
chất mới, austraone A, cùng với 21 hợp chất được biết đến, được phân lập và
cấu trúc của chúng đã được xác định bằng cách giải thích dữ liệu MS và
NMR. Trong các thử nghiệm ức chế tyrosinase, một số trong số chúng, chẳng
hạn như oxyresveratrol, moracenin D, sanggenon T, và kuwanon O, trưng bày
các hoạt động ức chế tyrosinase mạnh hơn so với acid kojic. Những kết quả
này gợi ý rằng chiết xuất từ rễ Morus australis như là một nguồn cung cấp
chất ức chế tyrosinase tự nhiên có tiềm năng lớn để được sử dụng trong thực
phẩm như chất chống nâu và trong mỹ phẩm như chất da làm trắng [31].
Tyrosinase là một enzyme quan trọng trong sự tổng hợp melanin. Chất
ức chế của nó có thể được sử dụng để điều trị hiệu quả tăng sắc tố và áp dụng
rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm bổ sung. Trong nghiên
cứu này, một thử nghiệm mới dựa trên siêu lọc hiệu suất cao sắc ký lỏng kết
hợp với máy dò diode array và khối phổ (HPLC-DAD-MS) đã được phát triển
cho việc kiểm tra nhanh chóng và xác định các phối tử cho tyrosinase. Mười
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
hai hợp chất có hoạt tính ức chế tyrosinase đã được tìm thấy trong dịch chiết
lá dâu tằm. Bản chất của các hợp chất này được đặc trưng bởi HPLC-DADMS n . Đặc biệt, hai hợp chất ức chế tyrosinase mới đã được xác định là
quercetin-3-O-(6-O-malonyl) -β- d-glucopyranosid và kaempferol-3-O-(6-Omalonyl) -β- d -glucopyranosid. Các kết quả kiểm tra đã được xác nhận bằng
xét nghiệm ức chế tyrosinase [29].
1.4.4. Các tác dụng khác
Một flavanone C-glycosid, sáu prenylated dẫn xuất 2- arylbenzofuran
và hai acid phenolic được phân lập từ vỏ rễ của Morus alba L. để đánh giá về
tác dụng bảo vệ chống lại bệnh cơ tim do xorubicin gây ra trong tế bào H9c2
[27].
Anthocyanin trong quả dâu tằm (MAE) có những lợi ích tiềm năng về
bảo vệ tế bào gan chống lại stress oxy hóa trong q trình tăng đường huyết
trong các tế bào HepG2 và cải thiện rối loạn chức năng ở chuột bị tiểu đường
thông qua quy định của AMPK/ ACC / mTOR [12].
Tiến hành nghiên cứu tác dụng bảo vệ của mulberry digest (MBD) đối
với stress gây oxy hóa do acrylamid gây ra. Phân tích thành phần của MBD
cho thấy nó chứa 6 hợp chất phenolic chính (quercetin-3-O-rutinosid,
quercetin hexosid, quercetin rhamnosylhexosid hexosid, kaempferol
rhamnosylhexosid, cyanidin-3-O-glucosid và cyanidin-3-O-rutinosid. Trong
các in vitro , hàm lượng của hai anthocyanins giảm đáng kể, trong khi hàm
lượng của bốn flavonoid glycosids tăng lên. Ngoài ra, MBD đã được tìm thấy
thành cơng để ngăn chặn sự sản sinh ra ROC của acrylamide gây ra, khôi
phục tiềm năng màng ty thể, và ức chế lipid peroxidation ty thể và sự suy
giảm glutathion. Thú vị hơn, hiệu quả bảo vệ của MBD chống lại tác hại oxy
hóa bởi acrylamide đã được tăng cường so với các trái dâu khơng bị tiêu hóa
(MBE). Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng MBD tăng khả năng kháng tế bào
đối với stress gây oxy hóa do acrylamide gây ra chứ khơng phải phản ứng
trực tiếp với acrylamid. Nhìn chung, kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng MBD
cung cấp một sự bảo vệ mạnh mẽ chống lại acrylamid gây ra stress oxy hóa
[17].
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1.5.
Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
1.5.1 Tang diệp (lá cây dâu)
Tính hàn, vị ngọt, đắng. Quy kinh: can, phế, thận [4].
Tác dụng, công dụng :
- Giải cảm nhiệt, dùng đối bệnh nhân cảm nhiệt, biểu hiện miệng khát,
sốt cao, đau đầu, ho khan, có thể dung với các vị khác; trong bài tang cúc ẩm
như : tang diệp 2g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát
cánh 8g, lô căn 20g, sắc uống [4].
- Thanh can sáng mắt: dung khi kinh can bị phong nhiệt mắt đỏ sung
đau, viêm màng kết mạc, hoa mắt, chảy nhiều nước mắt [4].
- Làm hạ huyết áp [4].
- Làm hạ đường huyết, dung trong bệnh tiêu khát (đái đường), phối hợp
với sinh địa, tri mẫu, hoài sơn, cát căn [4].
- Y học cổ truyền dung lá dâu làm thuốc chữa đường hô hấp trên, ho
khan, chóng mặt, nhức đầu, viêm mắt, mắt mờ. Ngày dùng 6-18 g [5].
- Các flavonoid của lá dâu có tác dụng chống oxy hóa và làm giảm các
tổn thương do xơ cứng mạch. Chất có tác dụng chính trong xơ cứng mạch
được xác định là quercetin 3-(6-malonylglucosid) [5].
1.5.2 Tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu)
Tính hàn, vị ngọt. Quy kinh : phế [4].
Tác dụng, công dụng:
- Thanh phế, chỉ khái : dung trong trị phế nhiệt đàm nhiệt, bình suyễn,
dung để trị hen suyễn cịn có thể dùng phối hợp vị thuốc khác để chữa viêm
màng phổi: tang bạch bì 12g, cỏ chỉ thiên, rễ cây lức, uất kim, mỗi thứ 12g, lá
tre 20g, thanh bì, chỉ xác, hồng hoa, đào nhân mỗi thứ 8g. Có thể chữa ho có
sốt, miệng khát, dùng tang bạch bì, tỳ bà diệp, mỗi thứ 12g, sắc uống [4].
- Lợi niệu, tiêu phù : dùng khi thủy thũng, tiểu tiện khó khăn (dùng
trong bài ngũ bì ẩm); hoặc dùng tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g [4].
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1.5.3 Tang thầm (quả dâu chín)
Tính ấm, vị ngọt, chua. Quy kinh : can, thận [4].
Tác dụng, công dụng :
- Dưỡng huyết, an thần : dùng trong các bệnh thiếu máu, da xanh,
người gầy, mắt mờ, chóng mặt, mất ngủ [4].
- Bổ gan, thận, dùng trong các bệnh mà chức năng gan, thận suy gây ù
tai, di tinh [4].
- Sinh tân chỉ khát, dùng khi cơ thể phiền khát, miệng và môi khô sáp,
người lúc nào cũng háo , khát nước; dùng chữa bệnh đái tháo đường, bệnh
tràng nhạc [4].
- Nhuận tràng, dùng trong các trường hợp đại tiện bí táo [4].
1.5.4. Tang chi (cành dâu non)
Tính bình, vị đắng. Quy kinh : phế, thận [4].
Tác dụng, công dụng:
- Trừ phong thấp, thông kinh lạc, trừ đau nhức ở tay và chân hoặc tay bị
co rút [4].
- Chỉ ho, chủ yếu là ho do hàn dùng phối hợp với bách bộ, cát cánh,
trần bì [4].
- Lợi thủy: dùng trong các bệnh tiểu tiện bí, đái dắt, phù thũng; phối
hợp với kim tiền thảo, bạch mao căn [4].
- Sát khuẩn tiêu độc [4].
- Hạ áp: dùng khi bị cao huyết áp. Có thể nấu nước tang chi, ngâm chân
20 phút trước khi đi ngủ [4].
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu cây dâu tằm được thu hái vào tháng 6 năm 2016 tại huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên. Mẫu thực vật đã được Thạc sĩ Bùi Hồng Quang và
Thạc sĩ Đỗ Văn Hải giám định tên khoa học tại Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật là: Morus alba L., họ dâu tằm Moraceae, mẫu được lưu giữ tại Khoa
Y Dược, ĐHQGHN.
Lá cây dâu tằm được rửa sạch, làm khô và xay thành bột mịn, bảo quản
để nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và chiết xuất, phân lập.
2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị
Hóa chất
- Hóa chất dùng trong tẩy nhuộm vi phẫu: nước javen, acid acetic 5%, xanh
methylen, đỏ son phèn...
- Các dung môi dùng trong chiết xuất, phân lập: methanol (MeOH), ethyl
acetat (EtOAc), n-hexan, dicloromethan (DCM)…
- Dung mơi phân tích: MeOH, n-hexan, EtOAc, H2O
- Sắc ký cột: chất hấp phụ là Silicagel.
- Các thuốc thử: dung dịch H2SO4 10%, hoặc phát hiện bằng đèn tử ngoại,
phát các bức xạ có bước sóng ngắn 254 nm và bước sóng dài 365 nm.
Trang thiết bị
- Vi phẫu được soi dưới kính hiển vi có gắn máy ảnh
- Sắc ký cột: sắc ký cột sử dụng silicagel cỡ hạt 0,063-0,200 mm (Merck)
và cỡ hạt 0,040- 0,063 mm (Merck) với các loại cột sắc ký có kích cỡ khác
nhau.
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân: NMR được ghi trên máy Bruker Avance
500MHz tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâmKhoa học và Cơng nghệ Việt Nam.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Phổ khối ESI-MS: đo trên máy AGILENT 1260 Series LC-MS ion Trap
(Agilent Technologies, Hoa Kỳ)
- Nhiệt độ nóng chảy: đo trên máy SMP10 BioCote, Khoa Y Dược,
ĐHQGHN.
- Góc quay cực riêng: đo trên máy PLR-4, MRC scientific instruments, Khoa
Y Dược, ĐHQGHN.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của lá cây Dâu tằm
2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm thực vật
-Vi phẫu: gồm các bước:
+ Chọn mẫu thích hợp
+ Cắt tiêu bản bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay.
+ Xử lý lát cắt: Lựa chọn những lát cắt mỏng, tẩy bằng dung dịch javen,
rửa sạch bằng nước cất, ngâm trong acid acetic 5%, rửa bằng nước cất. Sau đó
tiến hành nhuộm kép với xanh methylen và đỏ carmin.
+ Quan sát, mô tả và chụp ảnh: Lên tiêu bản bằng dung dịch nước rồi
quan sát dưới kính hiển vi, mơ tả đặc điểm giải phẫu, chụp ảnh bằng máy ảnh
qua kính hiển vi.
Soi bột dược liệu:
+ Mẫu nghiên cứu được sấy khô, nghiền thành bột.
+ Quan sát trực tiếp, nếm, ngửi, để xác định màu, mùi, vị.
+ Lên tiêu bản bột dược liệu bằng nước cất, quan sát, mô tả và chụp
ảnh đặc điểm của bột qua kính hiển vi có kết hợp máy ảnh để lưu mẫu.
2.2.2. Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong lá cây Dâu tằm
Định tính sơ bộ một số nhóm chất hữu cơ trong dược liệu bằng các
phản ứng hóa học đặc trưng. Chiết xuất lấy dịch chiết bằng các dung mơi có
LUAN VAN CHAT LUONG download : add