Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIEU LUAN MON VAN HOA NGHE THUAT, tìm hiểu vai trò của văn hóa nghệ thuật trong xây dựng đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.69 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A- MỞ ĐẦU

B- NỘI DUNG
I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1- Quan niệm về văn hóa

2. Quan niệm về văn hóa nghệ thuật
2.1. Quan niệm về nghệ thuật
2.2. Quan niệm về văn hóa nghệ thuật
II- VAI TRỊ CỦA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Văn hóa nghệ thuật nhằm bồi dưỡng những phẩm chất chính trị của con
người Việt Nam
2. Văn hóa nghệ thuật nhằm bồi dưỡng những phẩm chất về đạo đức, lối sống
3. Văn hóa nghệ thuật nhằm bồi dưỡng những phẩm chất về năng lực thẩm
mỹ, ngăn chặn và khắc phục những hiện tượng tiêu cực của xã hội, văn
hóa phẩm xấu độc
4. Văn hóa nghệ thuật góp phần hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và xuất
hiện hành vi sáng tạo
5. Phát huy vai trò của văn hóa nghệ thuật trong đấu tranh chống âm mưu,
hoạt động “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch
C- KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
2
3
3
3
5


5
7
8
9
10
11
12
13
14
15

A- MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Để văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Văn
hóa nghệ thuật là món ăn tinh thần khơng thể thiếu của nhân dân, có khả năng định
hướng quan điểm, định hướng dư luận. Do vậy, văn hóa nghệ thuật có vị trí rất
quan trọng, phải được định hướng để phù hợp với mục tiêu chung của đất nước.
Cuộc đấu tranh của dân tộc ta cuộc chiến đấu toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực,
trong đó văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận đặc biệt quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất


định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết
là công, nông, binh. Văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác khơng thể
đứng ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị”.
Trong q trình lịch sử của dân tộc, từ khi có Đảng lãnh đạo văn hóa, nghệ
thuật mới phát huy được sức mạnh chiến đấu của mình trong phong trào cách
mạng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì việc xây dựng, hình thành một đời sống
tinh thần lành mạnh trong xã hội có vai trị hết sức quan trọng, vì vậy em lựa chọn

vấn đề “Tìm hiểu vai trị của văn hóa nghệ thuật trong xây dựng đời sống tinh
thần ở nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình.

B- NỘI DUNG

I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1- Quan niệm về văn hóa
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin: Văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình
lịch sử của mình.

2


Trong một số ghi chép ở trang cuối cùng của tập thơ “Nhật ký trong tù” (19421943) lãnh tụ Hồ Chí Minh viết “Ý nghĩa của văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Từ nhận thức ấy, Hồ Chí Minh đưa ra khái
niệm về văn hóa: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu
của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Có thể nói, đây là một cách tiếp cận văn
hóa từ ý nghĩa khái quát, đặc trưng nhất của nó, một định nghĩa cơ đọng và chính
xác về văn hóa. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa là xuất phát từ cách tiếp
cận mác-xít và rất gần gũi với nhận thức hiện đại, khi coi văn hóa khơng chỉ đơn
thuần là đời sống tinh thần của con người - xã hội mà từ trong bản chất của mình,
nó chính là linh hồn, sức mạnh trường tồn của cả dân tộc, là sức sống vươn lên của
thời đại. Văn hóa khơng phải là tồn bộ đời sống con người xã hội, mà là phần cốt
tử, là tinh hoa được chưng cất, kết tụ nên cái bản chất, bản sắc, tính cách của dân
tộc, của thời đại. Nó được xuất phát từ cuộc sống, từ năng lực, trình độ và phương

thức sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. Và đến lượt mình, văn hóa hiện diện
trong mọi hoạt động từ suy tư đến hành động thực tế, từ hoạt động cá nhân đến
những vận động xã hội, từ hoạt động vật chất đến những sáng tạo tinh thần những
phát minh, sáng chế, tạo ra những giá trị mới của sản xuất vật chất, khoa học - kỹ
thuật - công nghệ, văn học - nghệ thuật.

3


Năm 1970, Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa UNESCO đã
thừa nhận khái niệm do Ph.Mây-ơ (F. Mayor) nguyên Tổng Giám đốc của tổ chức
này đưa ra là khái niệm chung, chính thức của cộng đồng quốc tế về văn hóa:
“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán,
lối sống và lao động”.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa VIII), Đảng
ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do
cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ
nước…, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để
khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí
phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái
niệm văn hố bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và
theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là
những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hố, văn hố nghệ thuật…). Giới hạn
theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hố
giao tiếp, văn hố kinh doanh…). Giới hạn theo khơng gian, văn hoá được dùng để
chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…).

Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn
(văn hoá Hồ Bình, văn hố Đơng Sơn…).
Theo nghĩa rộng, văn hố thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con
người sáng tạo ra.
Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá đã trở thành đối tượng của văn hoá
học (culturology, culture studies, science of culture) - khoa học nghiên cứu về văn
hóa. Trong lĩnh vực này, khởi đầu từ định nghĩa của E.B.Tylor trong cuốn Văn hoá
4


nguyên thuỷ (Primitive culture) xuất bản ở London năm 1871, đến nay đã có rất
nhiều định nghĩa khác nhau. Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A.
Kroeber và C. Kluckhohn đã viết một cuốn sách chuyên bàn về các định nghĩa văn
hóa nhan đề: Văn hóa - tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa (Culture: a
critical review of concepts and definitions), trong đó đã dẫn ra và phân tích 164 định
nghĩa về văn hố. Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, số định nghĩa văn
hoá đã tăng lên đến trên 200. Cịn hiện nay thì số lượng định nghĩa về văn hóa khó
mà biết chính xác được, có người bảo là 400, có người nói là 500, lại có người quả
quyết rằng chúng lên đến con số nghìn.
2. Quan niệm về văn hóa nghệ thuật
2.1. Quan niệm về nghệ thuật
Mỹ học xưa nay luôn coi trọng việc nghiên cứu nghệ thuật – hình thái cao
nhất, tập trung nhất của mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thực tại. Trong
thực tế, khái niệm “nghệ thuật” thường được sử dụng theo nghĩa rộng hẹp khác
nhau. Theo nghĩa rộng nhất, nghệ thuật đồng nghĩa với tài nghệ. Không xa lạ với
hoạt động nghệ thuật khi một vận động viên đạt tới một mức độ cao, điêu luyện
trong bộ mơn của mình. Người chứng kiến thường đưa ra những nhận xét tương tự
như những đánh giá nghệ thuật đích thực. Hẹp hơn và phổ biến hơn là người ta đưa
ra khái niệm “nghệ thuật” để chỉ mọi hoạt động, mọi sản phẩm được sáng tạo theo
qui luật của cái đẹp. Một quan niệm như vậy về nghệ thuật vốn có truyền thống từ

rất xa xưa ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Trong ngôn ngữ của nhiều dân
tộc phương Tây, nghề thủ cơng và nhiều hình thức hoạt động khác nhau của con
người đều được gọi chung là nghệ thuật. Chẳng hạn, người Hy Lạp cổ đại chỉ dùng
một từ duy nhất để chỉ nghệ thuật và nghề thủ công là techne. Những nghệ sỹ đầu
tiên là những thợ gốm, tạc đá, làm mộc cùng những người lao động tạo ra những
vật dụng hữu ích khác. Rất lâu về sau và cho tới ngày nay người ta vẫn duy trì một
quan niệm khá rộng như thế về nghệ thuật. Nhà mỹ học người Mỹ T. Macro cho
5


rằng các loại hình nghệ thuật khơng chỉ gồm văn chương, hội họa, âm nhạc… mà
còn gồm trang điểm, nấu ăn… Ơng liệt kê ra có tới gần 400 loại hình nghệ thuật
khác nhau.
“Nghệ thuật” theo nghĩa hẹp nhất, chặt chẽ nhất là chỉ hoạt động và thành
phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ. Ở đây lao động nghệ thuật mang tính đặc thù
nhằm tạo ra tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị. Mọi định nghĩa về nghệ thuật
trước nay hầu như đều xoay quanh ý nghĩa này của nghệ thuật. Tuy nhiên, thật khó
thống nhất được quan niệm “thế nào là nghệ thuật?”. Văn hào L.Tôlxtôi trong Nghệ
thuật là gì? có đưa ra gần 70 định nghĩa, song khơng một định nghĩa nào khiến ơng
hài lịng. Có hai khuynh hướng chính trong việc đi tìm bản thể của nghệ thuật theo
nghĩa hẹp nhất này:
- Xác định bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với thực tại. Theo xu
hướng này, người ta coi nghệ thuật là sự thống nhất sinh động của nhận thức hình
tượng về hiện thực và sự tái hiện cảm tính hiện thực trong một chất liệu nhất định
nhờ lao động sáng tạo của người nghệ sỹ.
- Tìm bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với con người, và người ta đưa ra
quan niệm sau: nghệ thuật là phương tiện bộc lộ tư tưởng, tình cảm của con người.
Có thể chấp nhận đồng thời cả hai quan niệm đó. Bởi vì, nghệ thuật là một
lĩnh vực vô cùng phong phú và phức tạp. Nhiều cách tiếp cận sẽ bổ sung cho nhau,
góp phần xác lập một quan niệm đầy đủ và thấu đáo về một trong những hiện tượng

tinh thần kỳ diệu vào bậc nhất của con người và xã hội là nghệ thuật.
Nghiên cứu kỹ sẽ thấy mối quan hệ sâu xa của hai quan niệm vừa nêu. Trung
tâm của hiện thực là đời sống của con người. Hơn thế, con người là con người xã
hội. Nghệ thuật vì xã hội cũng chính là nghệ thuật vì con người. Có điều, quan
niệm đầu có phần “hướng ngoại” cịn quan niệm sau thì “hướng nội” nhiều hơn.
Khi “hướng ngoại”, nội dung phản ánh được đề cao, trong khi “hướng nội” thì lại
6


coi trọng nội dung tư tưởng. Do thế, việc kết hợp hai cách xem xét bản chất của
nghệ thuật là hoàn toàn cần thiết.
Cần phân biệt khái niệm nghệ thuật theo nghĩa nghiêm ngặt này với khái
niệm thẩm mỹ. Nhiều người đồng nhất chúng, thậm chí có người coi đời sống nghệ
thuật chỉ là một bộ phận của đời sống thẩm mỹ. Có thể thấy sự khác biệt của thẩm
mỹ và nghệ thuật qua một số biểu hiện chủ yếu sau đây:
- Nhìn chung, khái niệm thẩm mỹ rộng hơn khái niệm nghệ thuật. Cái thẩm
mỹ có thể tồn tại trong thiên nhiên, xã hội, con người và trong cả nghệ thuật.
- Nghệ thuật là lĩnh vực hoạt động độc lập của người nghệ sỹ. Cái thẩm mỹ thì
khác, bao giờ cũng chỉ là một yếu tố trong các hoạt động, các sản phẩm, các hiện
tượng khách quan.
- Về phương diện nội dung, nghệ thuật phong phú hơn thẩm mỹ. Ngồi nội
dung thẩm mỹ, nghệ thuật cịn bao gồm những nội dung khác như nội dung chính
trị, khoa học, đạo đức, tơn giáo…
- Những hiện tượng thẩm mỹ có thể hình thức khơng đẹp. Đối với tác phẩm
nghệ thuật, bất kể nội dung ra sao, hình thức bao giờ cũng phải đẹp. Tsecnưsepxki
từng nhận xét chính xác rằng: vẽ một khn mặt đẹp hồn tồn khác với vẽ một
cách đẹp.
Như vậy, mặc dù có nhiều điểm giống nhau, thẩm mỹ và nghệ thuật là hai khái
niệm riêng biệt, độc lập.
Khái niệm nghệ thuật: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù phản

ánh đời sống xã hội con người bằng phương thức hình tượng. Nghệ thuật là một
trong những đặc trưng quan trọng nhất biểu hiện phẩm chất người.
2.2. Quan niệm về văn hóa nghệ thuật
7


Văn hóa nghệ thuật là q trình sáng tạo tác phẩm, tổ chức sản xuất, bảo quản,
phân phối, truyền thông, cảm thụ, đánh giá các giá trị nghệ thuật nhằm phát triển
năng lực nghệ thuật của con người (nghệ sĩ, công chúng, giai cấp, dân tộc, cộng
đồng) cùng các cơ quan, tổ chức, thiết chế bảo đảm cho quá trình hoạt động đó.
Cấu trúc của văn hóa nghệ thuật:
- Tiếp cận từ góc độ loại hình, văn hóa nghệ thuật gồm: văn học, âm nhạc, mỹ
thuật, kiến trúc, sân khấu, múa, điện ảnh.
- Tiếp cận từ góc độ cơ cấu hoạt động gồm:
+ Nghệ sĩ (sáng tác và biểu diễn).
+ Tác phẩm nghệ thuật.
+ Công chúng nghệ thuật.
+ Công tác quản lý, lãnh đạo văn hóa nghệ thuật.
Chức năng của văn hóa nghệ thuật:
Văn hóa có chức năng gì thì văn hóa nghệ thuật vó chức năng ấy. Cụ thể văn
hóa nghệ thuật gồm các chức năng sau:
- Chức năng nhận thức (thông tin, hiểu biết, phát kiến, khám phá, sáng tạo về
thế giới).
- Chức năng giáo dục (thức tỉnh, thanh lọc, thay đổi tư tưởng, tình cảm, hành vi
con người).
- Chức năng thẩm mỹ (khoái cảm, hưng phấn, xúc động, đền bù).
- Chức năng giải trí (cân bằng, điều hòa, tái tạo).
- Chức năng dự báo.
- Chức năng giao tiếp (kết nối, tiếp biến, giao lưu, đối thoại).
II- VAI TRỊ CỦA VĂN HĨA NGHỆ THUẬT TRONG XÂY DỰNG ĐỜI

SỐNG TINH THẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
8


Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, nhưng
trong đời sống xã hội cũng nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức mới đối với lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật, Đảng ta khẳng định: “Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa,
văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức,
tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang
tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh”. Báo
cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định vai trò, mục
tiêu của hoạt động văn hóa nghệ thuật như sau: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo
đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung,
tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng
và xã hội”. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ,
Đảng ta đã đặc biệt quan tâm tới vai trò của các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong
chiến lược phát triển con người.
1. Văn hóa nghệ thuật nhằm bồi dưỡng những phẩm chất chính trị của
con người Việt Nam
Hoạt động văn hóa nghệ thuật đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiều năm qua,
đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Khơng ai có thể phủ nhận sức mạnh lớn lao của hoạt động văn hóa nghệ thuật đối
với các hoạt động của con người nói chung và mỗi quân nhân nói riêng. Điều đó đã
được khẳng định và chứng minh qua phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Những điệu múa, lời ca đã
góp phần làm cho con người sống đẹp, có lý tưởng cách mạng trong sáng, tăng
thêm ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc của
quân và dân ta.

Nói tới việc bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, trước hết phải đặt lên hàng
đầu là giáo dục lý tưởng chính trị: "Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội trên
9


nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phấn đấu cho sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Trong hệ thống các
giải pháp giáo dục chính trị, nếu lý tưởng chính trị được chuyển hóa thành lý tưởng
thẩm mỹ chuyển tải xã hội thơng qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật thì chất
cảm quan sinh động, cụ thể, giàu hình ảnh, ngôn ngữ sẽ làm cho việc học tập, thấm
nhuần lý tưởng chính trị sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều so với nhiều hình thức giáo
dục chính trị khơ cứng khác. Văn hóa nghệ thuật ln được coi là sức mạnh to lớn,
một vũ khí sắc bén để tiến hành cơng tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạt hiệu quả
cao. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã góp phần bồi dưỡng cho cán bộ, đảng
viên và Nhân dân thế giới quan khoa học và cách mạng, nhân sinh quan cộng sản
chủ nghĩa, giúp họ kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vơ sản và sẵn
sàng hy sinh vì cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. Nhất là trong giai đoạn
hiện nay, khi kẻ địch đang ráo riết thực hiện âm mưu "Diễn biến hịa bình" nhằm
chống phá Đảng ta, tấn công vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa
đất nước ta đi chệch khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, kích động các phần tử phản
động trong nước địi đa ngun chính trị, đa đảng đối lập… thì việc tiến hành
những hoạt động văn hóa nghệ thuật lành mạnh để củng cố, khích lệ tinh thần yêu
nước, yêu CNXH của cán bộ, đảng viên và Nhân dân là hết sức quan trọng. Các
hoạt động văn hóa nghệ thuật trong sáng, lành mạnh như: xây dựng nếp sống văn
hóa, giáo dục truyền thống, những bài hát, vở kịch, bộ phim có nội dung ca ngợi
tình u q hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu… có tác động mạnh
tới tâm hồn, tình cảm của các tầng lớp Nhân dân, hun đúc nên ý chí, tinh thần, tình
cảm, thái độ, trách nhiệm của mọi cơng dân.
2. Văn hóa nghệ thuật nhằm bồi dưỡng những phẩm chất

về đạo đức, lối sống
Văn hóa nghệ thuật là cuộc hành trình đi tìm cái đẹp, và bản thân cái đẹp
thường mang ý nghĩa đạo đức. Văn hóa nghệ thuật giáo dục con người bằng những
10


chuẩn mực đạo đức. Do vậy, hoạt động văn hóa nghệ thuật có tác động sâu sắc đến
việc xây dựng nhân cách quân nhân về mặt đạo đức. Hơn nữa, “Nghệ thuật là dòng
chủ lưu đem phù sa màu mỡ của cuộc đời bồi đắp tâm hồn, tình cảm con người,
khiến cho nó ln ln tươi mát và ngày càng mở rộng. Bỏ qn hoặc đóng chặt
dịng kênh nghệ thuật sẽ dần biến tâm hồn con người thành biển chết và sự khủng
hoảng tư tưởng, tình cảm là khơng thể tránh khỏi” và nghệ thuật là: “ngôn ngữ của
trái tim” cho nên nó có thể làm rung động sâu xa tâm hồn, tình cảm của con người.
Xây dựng đạo đức, lối sống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong
thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” phải theo tiêu chuẩn
đạo đức và yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 5 Ban chấp hành ĐCSVN khóa VIII
về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết
Trung ương 5 (Khóa IX) về nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận trong thời kỳ mới
và Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước... Do vậy, giáo dục
đạo đức, lối sống cách mạng cho các cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm nâng
cao giác ngộ chính trị, tinh thần yêu nước, có ý thức tập thể và trách nhiệm cộng
đồng, có tinh thần lao động tốt, có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, không
ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3. Văn hóa nghệ thuật nhằm bồi dưỡng những phẩm chất về năng lực
thẩm mỹ, ngăn chặn và khắc phục những hiện tượng tiêu cực của xã hội, văn
hóa phẩm xấu độc
Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có tác động sâu sắc tới đời sống xã hội
và từng cá nhân. Bên cạnh đó, sự bùng nổ thơng tin và phương tiện thông tin đại

chúng đã làm phong phú, đa dạng đời sống văn hóa của nhân dân, nhưng đồng thời
cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết như: văn hóa phẩm xấu độc tràn
lan, tệ nạn xa hội như ma tuý, mại dâm gia tăng len lỏi, lan rộng khơng chỉ ở thành
phố mà cịn đến tận nhiều vùng quê hẻo lánh... Hoạt động văn hóa nghệ thuật có
11


chức năng định hướng và điều chỉnh làm cho nhân cách phát triển, hướng tới những
giá trị cao đẹp của cuộc sống. Bản chất của hoạt động văn hóa nghệ thuật là hoạt
động sáng tạo và cảm thụ cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống. Văn hóa nghệ thuật
đã đem lại cái đẹp cho con người, đó là cái đẹp của cuộc sống xã hội, của tâm hồn,
tình cảm và hành vi của con người, của quê hương đất nước, thiên nhiên tươi đẹp…
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người.
Thông qua hoạt động thưởng thức và sáng tạo văn hóa nghệ thuật, trình độ, năng
lực và thị hiếu thẩm mỹ, hiểu biết về những điều hay lẽ phải củaNhân dân được
nâng lên rất nhiều.
4. Văn hóa nghệ thuật góp phần hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và xuất
hiện hành vi sáng tạo
Việc thưởng thức nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo, bởi để cảm thụ nghệ thuật
thì đơn thuần việc trải nghiệm thành thật các cảm xúc đã chiếm lĩnh tác giả vẫn
chưa đủ, còn nhất thiết phải khắc phục một cách sáng tạo cảm xúc của bản thân.
Chỉ khi đó tác động của nghệ thuật mới được thể hiện đầy đủ. Do đó, khơng phải
ngẫu nhiên ngay từ thời cổ xưa nhất, nghệ thuật đã được nhìn nhận như một bộ
phận và một phương tiện giáo dục. Ý nghĩa ứng dụng của nghệ thuật xét đến cùng
đều được quy vào tác động giáo dục của nó.
Khi một tác phẩm nghệ thuật xuất hiện, con người sẽ đứng dưới nhiều góc độ
khác nhau để đánh giá, phê bình nó. Tuy nhiên, cơ chế phê bình tác phẩm nghệ
thuật - với tư cách như một sức mạnh xã hội mở đường cho nghệ thuật - đánh giá
nó với chức trách cơ bản là chuyên đóng vai như là một bộ phận truyền lực giữa
nghệ thuật và xã hội.

Xét theo quan điểm của tâm lý học, vai trò của phê bình nghệ thuật được quy
vào việc tổ chức các hậu quả của nghệ thuật. Nó vạch ra một phương hướng giáo
dục nhất định cho sự tác động của nghệ thuật. Làm sao giữ cho được tác động của
nghệ thuật như là của nghệ thuật, chứ không để cho độc giả vung vãi sức mạnh do
nghệ thuật dấy lên và đánh tráo các xung động hùng mạnh của nó bằng những lời
12


răn dạy đạo đức duy lý vô vị như giáo lý tin lành. Đặc biệt, cần để cho tác động của
nghệ thuật được thể hiện, để cho người ta được xúc động vì nghệ thuật.
Nghệ thuật là điểm tập kết quan trọng nhất các quá trình của một cá nhân
trong xã hội. Nó là phương thức để cân bằng con người với thế giới vào những giây
phút nguy kịch và nghiêm trọng của cuộc đời.
5. Phát huy vai trò của văn hóa nghệ thuật trong đấu tranh chống âm
mưu, hoạt động “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch
Văn hóa nghệ thuật phải tỉnh táo trước những âm mưu, hoạt động của các thù
địch tấn công làm văn hóa nghệ thuật mất đi tính chiến đấu, tính xung kích cách
mạng đặc biệt là tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Văn hóa nghệ thuật hiện nay hơn
khi nào hết phải chiến đấu để khẳng định bản chất giai cấp của mình. Đây là cuộc
đấu tranh rất vẻ vang nhưng cũng rất gian nan trước những luận điệu phản cách
mạng của kẻ thù đòi hỏi mỗi văn nghệ sĩ phải kiên định lập trường, vững vàng lý
tưởng. Phải chiến đấu liên tục không biết ngừng nghỉ, tiến công làm thay đổi, thất
bại những mưu toan phá hoại hịa bình, phá hoại cách mạng của chúng, giữ vững
con đường mà chúng ta đã chọn.

13


C- KẾT LUẬN


Văn hóa nghệ thuật phải phát huy tính giáo dục cho nhân dân. Văn hóa nghệ
thuật nhất là văn nghệ quần chúng có điều kiện tiếp xúc với các giai tầng trong xã
hội nên phải giáo dục tinh thần u nước, lịng tự tơn dân tộc, tinh thần đoàn kết
thống nhất, giáo dục những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc nhất là đối với lớp
trẻ, giáo dục về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giáo dục phẩm chất đạo đức cách
mạng, lối sống,…Bảo vệ những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, cổ vũ, động viên các giai cấp tầng lớp Nhân dân tin tưởng
ở sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các nhiệm vụ cách mạng
trong thời điểm này là thực hiện thắng lợi Chương trình quốc gia xây dựng nông
thôn mới, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện
thành cơng sự nghiệp đổi mới và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Bắc (2001), Về lãnh đạo, quản lý văn học-nghệ thuật trong
công cuộc đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị Trung ương 9 khóa XI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đỗ Văn Khang (chủ biên) (2001), Nghệ thuật học, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.
7. Lê Lưu Oanh (2006), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
8. Trần Ngọc Thêm (1991), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tập 1+2 (lưu hành nội
bộ). Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
9. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam (chủ biên), Nxb Đại học
Quốc gia.

15


16



×