Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TIEU LUAN MON VAN HOA NGHE THUAT, tìm hiểu thực trạng, xu hướng phát triển và vai trò của văn hóa nghệ thuật trong xây dựng đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.51 KB, 32 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: VĂN HĨA NGHỆ THUẬT

ĐỀ TÀI:

TÌM HIẾU THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRỊ CỦA
VĂN HĨA NGHỆ THUẬT TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Quan niệm về văn hóa
2. Quan niệm về văn hóa nghệ thuật

2.1. Quan niệm về nghệ thuật
2.2. Quan niệm về văn hóa nghệ thuật
II. THỰC TRẠNG VĂN HĨA NGHỆ THUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
2.1. Các loại hình nghệ thuật cơ bản
2.2. Xu hướng và giải pháp phát triển văn học, nghệ thuật hiện nay
2.2.1. Xu hướng
2.2.2. Giải pháp
III. VAI TRỊ CỦA VĂN HĨA NGHỆ THUẬT TRONG XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Vai trò bồi dưỡng những phẩm chất chính trị
3.2. Vai trị bồi dưỡng những phẩm chất về đạo đức, lối sống
3.3. Vai trò bồi dưỡng những phẩm chất về năng lực thẩm mỹ


3.4. Vai trị hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện hành vi sáng tạo
3.5. Vai trò trong đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hịa
bình”
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
3
5
5
5
7
7
10
10
10
20

24
25
26
27
27
28
30
31

MỞ ĐẦU
Sau hơn 30 năm đổi mới, văn hóa, nghệ thuật nước ta đã có bước phát triển
mới cả về nội dung và hình thức thể hiện, đạt được nhiều thành tựu trên các phương

diện sáng tác, lý luận, phê bình, sản xuất, trình diễn, quảng bá tác phẩm…Xuất hiện
nhiều xu hướng ở nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với những tín hiệu tích cực
cũng như biểu hiện tiêu cực cần được nhận diện, phân tích, đánh giá; từ đó tìm ra
các giải pháp thúc đẩy văn học, nghệ thuật Việt Nam tiếp tục phát triển.
Bức tranh văn hóa, nghệ thuật nước ta hiện nay khá sơi động, đa dạng trên cả
bình diện sáng tác, tiếp nhận tác phẩm lẫn nghiên cứu, lý luận, phê bình, làm phong
2


phú đời sống tinh thần, văn hóa, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, tiếp nhận ngày càng
cao của đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế thị trường, của
chủ trương xã hội hóa, của cơng nghệ thơng tin và hội nhập quốc tế, đã có thêm
nhiều loại hình văn học, nghệ thuật mới ra đời, tác động đến các xu hướng vận
động văn học, nghệ thuật hiện nay. Bên cạnh những xu hướng tích cực, đã xuất
hiện khơng ít những vấn đề, hiện tượng phức tạp cần được phân tích, lý giải như:
xu hướng thương mại; xu hướng bạo lực, giật gân, câu khách; xu hướng tập trung
phê phán cái xấu, cái ác; xu hướng thể nghiệm, cách tân hình thức, cải biên; xu
hướng nghệ thuật đại chúng; xu hướng hậu hiện đại…
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Để văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Văn
hóa nghệ thuật là món ăn tinh thần khơng thể thiếu của nhân dân, có khả năng định
hướng quan điểm, định hướng dư luận. Do vậy, văn hóa nghệ thuật có vị trí rất
quan trọng, phải được định hướng để phù hợp với mục tiêu chung của đất nước.
Cuộc đấu tranh của dân tộc ta cuộc chiến đấu tồn diện, trên tất cả các lĩnh vực,
trong đó văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận đặc biệt quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất
định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết
là công, nông, binh. Văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác khơng thể
đứng ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị”.
Trong bối cảnh hiện nay thì việc xây dựng, hình thành một đời sống tinh thần

lành mạnh trong xã hội có vai trị hết sức quan trọng, với lý do đó, tơi lựa chọn vấn
đề “Tìm hiểu thực trạng, xu hướng phát triển và vai trị của văn hóa nghệ thuật
trong xây dựng đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận của
mình.

3


NỘI DUNG

I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1- Quan niệm về văn hóa
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình
lịch sử của mình.
4


Trong một số ghi chép ở trang cuối cùng của tập thơ “Nhật ký trong tù” (19421943) lãnh tụ Hồ Chí Minh viết “Ý nghĩa của văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Từ nhận thức ấy, Hồ Chí Minh đưa ra khái
niệm về văn hóa: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu
của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Có thể nói, đây là một cách tiếp cận văn
hóa từ ý nghĩa khái quát, đặc trưng nhất của nó, một định nghĩa cơ đọng và chính
xác về văn hóa. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa là xuất phát từ cách tiếp
cận mác-xít và rất gần gũi với nhận thức hiện đại, khi coi văn hóa khơng chỉ đơn
thuần là đời sống tinh thần của con người - xã hội mà từ trong bản chất của mình,

nó chính là linh hồn, sức mạnh trường tồn của cả dân tộc, là sức sống vươn lên của
thời đại. Văn hóa khơng phải là tồn bộ đời sống con người xã hội, mà là phần cốt
tử, là tinh hoa được chưng cất, kết tụ nên cái bản chất, bản sắc, tính cách của dân
tộc, của thời đại. Nó được xuất phát từ cuộc sống, từ năng lực, trình độ và phương
thức sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. Và đến lượt mình, văn hóa hiện diện
trong mọi hoạt động từ suy tư đến hành động thực tế, từ hoạt động cá nhân đến
những vận động xã hội, từ hoạt động vật chất đến những sáng tạo tinh thần những
phát minh, sáng chế, tạo ra những giá trị mới của sản xuất vật chất, khoa học - kỹ
thuật - công nghệ, văn học - nghệ thuật.

5


Năm 1970, Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa UNESCO đã
thừa nhận khái niệm do Ph.Mây-ơ (F. Mayor) nguyên Tổng Giám đốc của tổ chức
này đưa ra là khái niệm chung, chính thức của cộng đồng quốc tế về văn hóa:
“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán,
lối sống và lao động”.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa VIII), Đảng
ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do
cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ
nước…, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để
khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí
phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái
niệm văn hố bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và
theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là

những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hố, văn hố nghệ thuật…). Giới hạn
theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hố
giao tiếp, văn hố kinh doanh…). Giới hạn theo khơng gian, văn hoá được dùng để
chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…).
Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn
(văn hoá Hồ Bình, văn hố Đơng Sơn…).
Theo nghĩa rộng, văn hố thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con
người sáng tạo ra.
Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá đã trở thành đối tượng của văn hoá
học (culturology, culture studies, science of culture) - khoa học nghiên cứu về văn
hóa. Trong lĩnh vực này, khởi đầu từ định nghĩa của E.B.Tylor trong cuốn Văn hoá
6


nguyên thuỷ (Primitive culture) xuất bản ở London năm 1871, đến nay đã có rất
nhiều định nghĩa khác nhau. Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A.
Kroeber và C. Kluckhohn đã viết một cuốn sách chuyên bàn về các định nghĩa văn
hóa nhan đề: Văn hóa - tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa (Culture: a
critical review of concepts and definitions), trong đó đã dẫn ra và phân tích 164 định
nghĩa về văn hố. Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, số định nghĩa văn
hoá đã tăng lên đến trên 200. Cịn hiện nay thì số lượng định nghĩa về văn hóa khó
mà biết chính xác được, có người bảo là 400, có người nói là 500, lại có người quả
quyết rằng chúng lên đến con số nghìn.
2. Quan niệm về văn hóa nghệ thuật
2.1. Quan niệm về nghệ thuật
Mỹ học xưa nay luôn coi trọng việc nghiên cứu nghệ thuật – hình thái cao
nhất, tập trung nhất của mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thực tại. Trong
thực tế, khái niệm “nghệ thuật” thường được sử dụng theo nghĩa rộng hẹp khác
nhau. Theo nghĩa rộng nhất, nghệ thuật đồng nghĩa với tài nghệ. Không xa lạ với
hoạt động nghệ thuật khi một vận động viên đạt tới một mức độ cao, điêu luyện

trong bộ mơn của mình. Người chứng kiến thường đưa ra những nhận xét tương tự
như những đánh giá nghệ thuật đích thực. Hẹp hơn và phổ biến hơn là người ta đưa
ra khái niệm “nghệ thuật” để chỉ mọi hoạt động, mọi sản phẩm được sáng tạo theo
qui luật của cái đẹp. Một quan niệm như vậy về nghệ thuật vốn có truyền thống từ
rất xa xưa ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Trong ngôn ngữ của nhiều dân
tộc phương Tây, nghề thủ cơng và nhiều hình thức hoạt động khác nhau của con
người đều được gọi chung là nghệ thuật. Chẳng hạn, người Hy Lạp cổ đại chỉ dùng
một từ duy nhất để chỉ nghệ thuật và nghề thủ công là techne. Những nghệ sỹ đầu
tiên là những thợ gốm, tạc đá, làm mộc cùng những người lao động tạo ra những
vật dụng hữu ích khác. Rất lâu về sau và cho tới ngày nay người ta vẫn duy trì một
quan niệm khá rộng như thế về nghệ thuật. Nhà mỹ học người Mỹ T. Macro cho
7


rằng các loại hình nghệ thuật khơng chỉ gồm văn chương, hội họa, âm nhạc… mà
còn gồm trang điểm, nấu ăn… Ơng liệt kê ra có tới gần 400 loại hình nghệ thuật
khác nhau.
“Nghệ thuật” theo nghĩa hẹp nhất, chặt chẽ nhất là chỉ hoạt động và thành
phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ. Ở đây lao động nghệ thuật mang tính đặc thù
nhằm tạo ra tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị. Mọi định nghĩa về nghệ thuật
trước nay hầu như đều xoay quanh ý nghĩa này của nghệ thuật. Tuy nhiên, thật khó
thống nhất được quan niệm “thế nào là nghệ thuật?”. Văn hào L.Tôlxtôi trong Nghệ
thuật là gì? có đưa ra gần 70 định nghĩa, song khơng một định nghĩa nào khiến ơng
hài lịng. Có hai khuynh hướng chính trong việc đi tìm bản thể của nghệ thuật theo
nghĩa hẹp nhất này:
- Xác định bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với thực tại. Theo xu
hướng này, người ta coi nghệ thuật là sự thống nhất sinh động của nhận thức hình
tượng về hiện thực và sự tái hiện cảm tính hiện thực trong một chất liệu nhất định
nhờ lao động sáng tạo của người nghệ sỹ.
- Tìm bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với con người, và người ta đưa ra

quan niệm sau: nghệ thuật là phương tiện bộc lộ tư tưởng, tình cảm của con người.
Có thể chấp nhận đồng thời cả hai quan niệm đó. Bởi vì, nghệ thuật là một
lĩnh vực vô cùng phong phú và phức tạp. Nhiều cách tiếp cận sẽ bổ sung cho nhau,
góp phần xác lập một quan niệm đầy đủ và thấu đáo về một trong những hiện tượng
tinh thần kỳ diệu vào bậc nhất của con người và xã hội là nghệ thuật.
Nghiên cứu kỹ sẽ thấy mối quan hệ sâu xa của hai quan niệm vừa nêu. Trung
tâm của hiện thực là đời sống của con người. Hơn thế, con người là con người xã
hội. Nghệ thuật vì xã hội cũng chính là nghệ thuật vì con người. Có điều, quan
niệm đầu có phần “hướng ngoại” cịn quan niệm sau thì “hướng nội” nhiều hơn.
Khi “hướng ngoại”, nội dung phản ánh được đề cao, trong khi “hướng nội” thì lại
8


coi trọng nội dung tư tưởng. Do thế, việc kết hợp hai cách xem xét bản chất của
nghệ thuật là hoàn toàn cần thiết.
Cần phân biệt khái niệm nghệ thuật theo nghĩa nghiêm ngặt này với khái
niệm thẩm mỹ. Nhiều người đồng nhất chúng, thậm chí có người coi đời sống nghệ
thuật chỉ là một bộ phận của đời sống thẩm mỹ. Có thể thấy sự khác biệt của thẩm
mỹ và nghệ thuật qua một số biểu hiện chủ yếu sau đây:
- Nhìn chung, khái niệm thẩm mỹ rộng hơn khái niệm nghệ thuật. Cái thẩm
mỹ có thể tồn tại trong thiên nhiên, xã hội, con người và trong cả nghệ thuật.
- Nghệ thuật là lĩnh vực hoạt động độc lập của người nghệ sỹ. Cái thẩm mỹ thì
khác, bao giờ cũng chỉ là một yếu tố trong các hoạt động, các sản phẩm, các hiện
tượng khách quan.
- Về phương diện nội dung, nghệ thuật phong phú hơn thẩm mỹ. Ngồi nội
dung thẩm mỹ, nghệ thuật cịn bao gồm những nội dung khác như nội dung chính
trị, khoa học, đạo đức, tơn giáo…
- Những hiện tượng thẩm mỹ có thể hình thức khơng đẹp. Đối với tác phẩm
nghệ thuật, bất kể nội dung ra sao, hình thức bao giờ cũng phải đẹp. Tsecnưsepxki
từng nhận xét chính xác rằng: vẽ một khn mặt đẹp hồn tồn khác với vẽ một

cách đẹp.
Như vậy, mặc dù có nhiều điểm giống nhau, thẩm mỹ và nghệ thuật là hai khái
niệm riêng biệt, độc lập.
Khái niệm nghệ thuật: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù phản
ánh đời sống xã hội con người bằng phương thức hình tượng. Nghệ thuật là một
trong những đặc trưng quan trọng nhất biểu hiện phẩm chất người.
2.2. Quan niệm về văn hóa nghệ thuật
9


Văn hóa nghệ thuật là q trình sáng tạo tác phẩm, tổ chức sản xuất, bảo quản,
phân phối, truyền thông, cảm thụ, đánh giá các giá trị nghệ thuật nhằm phát triển
năng lực nghệ thuật của con người (nghệ sĩ, công chúng, giai cấp, dân tộc, cộng
đồng) cùng các cơ quan, tổ chức, thiết chế bảo đảm cho quá trình hoạt động đó.
Cấu trúc của văn hóa nghệ thuật:
- Tiếp cận từ góc độ loại hình, văn hóa nghệ thuật gồm: văn học, âm nhạc, mỹ
thuật, kiến trúc, sân khấu, múa, điện ảnh.
- Tiếp cận từ góc độ cơ cấu hoạt động gồm:
+ Nghệ sĩ (sáng tác và biểu diễn).
+ Tác phẩm nghệ thuật.
+ Công chúng nghệ thuật.
+ Công tác quản lý, lãnh đạo văn hóa nghệ thuật.
Chức năng của văn hóa nghệ thuật:
Văn hóa có chức năng gì thì văn hóa nghệ thuật vó chức năng ấy. Cụ thể văn
hóa nghệ thuật gồm các chức năng sau:
- Chức năng nhận thức (thông tin, hiểu biết, phát kiến, khám phá, sáng tạo về
thế giới).
- Chức năng giáo dục (thức tỉnh, thanh lọc, thay đổi tư tưởng, tình cảm, hành vi
con người).
- Chức năng thẩm mỹ (khoái cảm, hưng phấn, xúc động, đền bù).

- Chức năng giải trí (cân bằng, điều hòa, tái tạo).
- Chức năng dự báo.
- Chức năng giao tiếp (kết nối, tiếp biến, giao lưu, đối thoại).
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Các loại hình nghệ thuật cơ bản
10


2.1.1. Nghệ thuật kiến trúc
Một cơng trình kiến trúc được ra đời, trước hết nhằm thỏa mãn nhu cầu tạo
dựng nơi ăn, chốn ở, điều kiện sinh hoạt của cá nhân, gia đình hay của cộng đồng xã
hội. Như vậy, kiến trúc luôn gắn với công việc sản xuất vật chất. Nhưng những cơng
trình kiến trúc một khi vừa mang tính hồn thiện, vừa mang tính hồn mỹ, nó lại
được thừa nhận như một tác phẩm nghệ thuật và trở thành nghệ thuật kiến trúc. Cũng
như trang trí - thực dụng, nghệ thuật kiến trúc vừa có chức năng thực dụng vừa có
chức năng thẩm mỹ.
Sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc nói chung và của phong cách kiến trúc
nói riêng, một mặt phụ thuộc vào nhu cầu và trình độ xã hội, mặt khác, phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên và đặc điểm tâm lý dân tộc, thời đại.
Kiến trúc là loại hình nghệ thuật mang tính biểu hiện. Bởi lẽ, nó khơng phản
ánh một cái gì có sẵn trong hiện thực mà nói với chúng ta rất nhiều điều về con
người và thời đại, nó được ghi nhận như một nhân chứng của lịch sử. Các công trình
kiến trúc lớn thường là những “bức thơng điệp” để lại cho đời sau, mà từ đó tốt lên
ý nghĩa chung về toàn bộ thời đại, biểu hiện tập trung và khái quát hàng loạt đặc
điểm lịch sử - xã hội của mỗi dân tộc.
Ở những cơng trình kiến trúc lớn thường chứa đựng nhiều tác phẩm nghệ thuật
thuộc các loại hình nghệ thuật khác (điêu khắc, hội họa, trang trí - thực dụng). Sự có
mặt của các loại hình nghệ thuật đó vừa có ý nghĩa như một bộ phận hợp thành, vừa
góp phần điểm xuyết, làm tăng thêm vẻ đẹp của cơng trình kiến trúc.
Khi thiết kế và xây dựng một cơng trình kiến trúc, cần đặc biệt lưu ý ba yêu cầu

cơ bản sau đây: Một là, tính cơng dụng của cơng trình kiến trúc. Phải xuất phát từ
mục đích sử dụng để đi tìm một quy mơ và phong cách kiến trúc, kiểu kiến trúc thích
hợp. Hai là, phải xuất phát từ điều kiện tự nhiên (như vị trí địa lý, điều kiện khí hậu,
thời tiết…) và khả năng cung cấp vật liệu, trình độ khoa học kỹ thuật cho phép. Ba
là, mối tương quan giữa cơng trình kiến trúc và mơi trường xung quanh.
11


1.2. Điêu khắc
Điêu khắc là tác phẩm nghệ thuật ba chiều được tạo ra bằng các tạo hình hoặc
kết hợp vật liệu như (như gỗ, đá, đất sét…) hoặc nhân tạo (như thạch cao, đồng, hợp
kim…) để miêu tả con người và cảnh vật trong không gian ba chiều. Cũng như nghệ
thuật trang trí - thực dụng, nghệ thuật điêu khắc vừa nói lên óc thẩm mỹ tinh tế, vừa
kết tụ nét tài hoa của bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ. Ai đó có nhận xét rất đúng
rằng: “Bàn tay khéo léo của nhà điêu khắc đã buộc gỗ, đá phải từ bỏ số phận hẩm hiu
của nó để bước vào cuộc sống làm người”!
Tượng là “sản phẩm” cơ bản của điêu khắc. Tượng gồm hai loại: tượng trịn và
tượng chạm nổi (cịn gọi là phù điêu). Có ba loại tượng chính: tượng đài, tượng chân
dung và tượng trang trí. Đối tượng miêu tả của tượng đài thường là các bậc vĩ nhân,
các anh hùng dân tộc hoặc các danh nhân văn hóa mà tên tuổi và chiến tích của họ đã
có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của dân tộc hay thời đại. Tượng
đài thường to hơn nguyên mẫu, thường được đặt ở những vị trí trang trọng như
quảng trường, cơng viên văn hóa… Tượng đài có ý nghĩa giáo dục rất cao, là niềm tự
hào cho nhiều thế hệ.
Tượng chân dung cũng có đối tượng miêu tả là những nhân vật lịch sử. Tượng
chân dung được dùng cho thờ phụng, cho sinh hoạt có tính chất lễ nghi, khánh tiết.
Tượng chân dung cần giống với nguyên mẫu, xét cả trên phương diện ngoại hình
cũng như bản chất tính cách.
Tượng trang trí cần đẹp và đối tượng miêu tả chủ yếu của nó cũng dành cho
“phái đẹp”. Đứng trên giác độ nào đó mà xét, trong nhiều trường hợp, tượng trang trí

cũng được coi như là một hiện vật của nghệ thuật trang trí - thực dụng.
1.3. Hội họa
Là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất. Từ trước khi con người sáng tạo ra
chữ viết và biết nói, khi con người cịn "ăn hang ở lỗ", con người đã biết sáng tạo hội
họa. Hội họa đã phát triển song song với tiến trình phát triển của lồi người, bất cứ
12


thời đại, quốc gia, nền văn hóa nào cũng có hội họa và những nhà họa sĩ. Nhờ đường
nét, màu sắc và vận dụng luật xa - gần (tức là cách xử lý ánh sáng hay bóng tối) họa
sĩ có thể miêu tả hầu như bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong thế giới khách
quan mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Cũng là nghệ thuật tạo hình, nhưng nếu
điêu khắc phản ánh hiện thực theo khơng gian ba chiều thì hội họa lại phản ánh hiện
thực trên mặt phẳng. Tuy nhiên, do biết phối hợp khéo léo độ đậm nhạt của màu sắc
với các đường nét hình học, họa sĩ vẫn đem lại cho ta cảm giác về chiều sâu của đối
tượng cũng như tầm vóc, kích cỡ của nó dưới hình thức “đồng dạng phối cảnh”.
Hội họa có khả năng tạo hình rất lớn. Song tính tạo hình ở đây khơng vì mục
đích tự thân mà là nhằm biểu đạt tư tưởng, tình cảm của con người trong cuộc sống.
Một đường nét, màu sắc trong tranh vừa là đường nét, màu sắc “thực”, vừa là
phương tiện thể hiện mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực. Vì vậy,
có những đường nét, màu sắc trong tranh khác với đường nét, màu sắc của sự vật,
hiện tượng ngoài đời, nhưng vẫn gợi lên trong ta ấn tượng đúng đắn về bản chất của
đối tượng mà nghệ thuật miêu tả, phản ánh.
Là loại hình nghệ thuật thuộc nhóm khơng gian, song hội họa vẫn có khả năng
mang tính thời gian; bởi lẽ “thời gian” trong hội họa dường như được dồn nén tới
mức đậm đặc ở những khoảnh khắc tiêu biểu nhất. Mạch thời gian trong tranh được
chúng ta cảm nhận như xu hướng phát triển tất yếu của đối tượng phản ánh đã, đang
và sẽ diễn ra trong cuộc sống hiện thực.
Do sự khác biệt về đề tài phản ánh, hội họa được chia thành những loại thể lớn:
tranh lịch sử, tranh chân dung, tranh phong cảnh và tranh tĩnh vật.

Tranh lịch sử mơ tả những sự kiện lịch sử. Tính điển hình, khái quát và ý nghĩa
chân thực là những đòi hỏi bắt buộc của loại tranh này. Tranh chân dung đòi hỏi phải
mơ tả chính xác cả ngoại hình lẫn thần thái của nhân vật. Tranh phong cảnh (bao
gồm cả cảnh vật tự nhiên hoặc cảnh sinh hoạt) đòi hỏi phải đẹp, phải mang tính thẩm
mỹ cao, vì loại tranh này chủ yếu dùng cho trang trí. Đề tài của tranh tĩnh vật thường
là các loại trái cây, các vật dụng gần gũi, thân thương với con người trong cuộc sống
13


thường nhật. Trong tĩnh vật thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống ấm no,
hạnh phúc.
1.4. Âm nhạc
Nói tới âm nhạc là nói tới nghệ thuật sử dụng âm thanh. Hai thuộc tính cơ bản
của âm thanh nói chung cũng như của chất giọng con người nói riêng là cao độ (độ
trầm bổng) và trường độ (độ nhanh chậm). Sự kết hợp nhuần nhuyễn và sự biến hóa
kỳ diệu của hai thuộc tính này làm cho âm thanh vật lý dường như được “nhân tính
hóa”, thấm đượm màu sắc tình cảm và có giá trị thẩm mỹ sâu sắc.
Âm nhạc trước hết biểu hiện những xúc cảm, những rung động thẩm mỹ của
con người trước hiện thực trong một quá trình phát triển liên tục với nhiều sắc thái và
sự chuyển hóa mn màu, mn vẻ. Nếu âm nhạc có hạn chế trong khả năng miêu tả
thế giới hữu hình thì việc thể hiện sự vận động và diễn biến thế giới tâm hồn, tình
cảm của con người, nó lại tỏ ra có ưu thế đặc biệt.
Những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc để xây dựng hình tượng là giai
điệu, hịa âm, phối khí…
Âm nhạc bao gồm hai loại lớn: thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm thanh
của giọng hát con người; khí nhạc là âm thanh được phát ra từ các loại nhạc cụ. Trên
thực tế, giữa thanh nhạc và khí nhạc có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau,
vì vậy, trong ngơn ngữ hàng ngày, người ta thường gọi âm nhạc là ca - nhạc.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật vừa mang tính thời gian vừa mang tính biểu
diễn. Một tác phẩm âm nhạc chỉ thực sự được cảm nhận và phát huy tác dụng của nó

thơng qua diễn xuất của diễn viên (của nhạc cơng hay của ca sĩ). Ở đây, vai trò “đồng
sáng tạo” của nhạc cơng hay ca sĩ giữ một vị trí rất quan trọng. Nó làm tăng hiệu quả
hoặc hạn chế rất nhiều giá trị vốn có của một bản nhạc.
Âm nhạc là nghệ thuật biểu hiện cảm xúc, thấm đượm chất trữ tình. Do vậy
giữa âm nhạc và thơ ca có mối quan hệ khăng khít. Đó là lý do cắt nghĩa vì sao nhiều
nhạc sĩ thường chọn những bài thơ hay để phổ nhạc. Nhiều ca khúc hay đã làm tăng
14


thêm giá trị của một bài thơ, và ngược lại, nhiều bài thơ hay đã giúp cho nhạc sĩ có
được cảm hứng và chất liệu cần thiết để sáng tác những ca khúc nổi tiếng.
1.5. Nghệ thuật văn chương
Văn chương là loại hình nghệ thuật giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống các loại
hình nghệ thuật. Điều này được ghi nhận ở chỗ, người ta thường coi văn chương là
loại hình nghệ thuật chủ đạo trong một nền nghệ thuật nói chung và xếp nó ngang
bằng với tổng số các loại hình nghệ thuật cịn lại.
Văn chương là nghệ thuật của sự tái tạo hình ảnh và sử dụng ngơn từ. Những
hình ảnh cụ thể, sinh động được nhà văn, nhà thơ tạo dựng thơng qua thứ ngơn ngữ
có nghệ thuật là phương tiện để mô tả hiện thực cũng như bày tỏ tư tưởng, tình cảm
của con người trước cuộc sống.
So với các loại hình nghệ thuật khác, văn chương có nhiều ưu thế rõ rệt. Một là,
văn chương có khả năng phản ánh hiện thực một cách sâu rộng nhất, nhạy bén nhất.
Nó có khả năng miêu tả những biến động phức tạp của lịch sử xã hội cũng như khai
thác, mổ xẻ những diễn biến tâm lý muôn màu, muôn vẻ trong thế giới tâm hồn, tình
cảm của con người, điều mà ít có loại hình nghệ thuật nào có thể so sánh được. Hai
là, văn chương thường đi trước trong việc đề cập và giải quyết các nhiệm vụ bức xúc
của thời đại. Vì vậy, nó tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và chiều hướng tư tưởng
của các loại hình nghệ thuật khác. Ba là, văn chương có thể cung cấp cho nghệ sĩ
sáng tác thuộc các loại hình nghệ thuật khác nguồn đề tài phong phú và khơi dậy
trong họ những cảm hứng sáng tạo. Riêng với sân khấu và điện ảnh, nó cung cấp các

kịch bản văn chương mà thiếu chúng, những người làm công tác sân khấu và điện
ảnh không thể dàn dựng các tác phẩm nghệ thuật của mình. Bốn là, vì lấy ngơn ngữ,
văn tự làm phương tiện miêu tả và phản ánh, nên sự phát triển của nghệ thuật văn
chương có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ. Năm là, tính
quần chúng và tính phổ cập của văn chương sâu rộng nhất so với các loại hình nghệ
thuật khác, xét cả trên phương diện cảm thụ cũng như trên phương diện sáng tác. Vì
vậy, đối tượng phục vụ cũng như đội ngũ sáng tác của văn chương hết sức rộng lớn.
15


Văn chương là loại hình nghệ thuật vừa mang tính tạo hình, vừa mang tính biểu
hiện. Cả hai khả năng này đều rất lớn và đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ
bản tạo nên sức sống mãnh liệt của nghệ thuật văn chương.
Văn chương bao gồm nhiều thể loại. Dựa trên đặc điểm từ pháp và cấu trúc
ngôn ngữ, có người chia văn chương thành hai thể loại: văn vần và văn xi. Văn
vần (cịn gọi là thơ ca) là thể văn có vần, có kèm theo đó là nhịp điệu, tiết tấu (“Thi
trung hữu nhạc”). Văn xuôi là thể văn khơng cần vần điệu, song vẫn địi hỏi phải có
hình ảnh, có từ ngữ trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc. Ngồi ra, người ta cịn chia
văn chương thành ba loại lớn: tự sự, trữ tình, kịch bản. Nếu tự sự là thể loại chủ yếu
mô tả sự kiện có gắn liền với cốt truyện thì trữ tình là thể loại chủ yếu bày tỏ cảm
xúc của tác giả trước hiện thực cuộc đời. Tất nhiên, sự phân loại như trên cũng chỉ
mang ý nghĩa tương đối.
1.6. Sân khấu
Sân khấu là một loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm các loại hình kịch,
nhạc kịch, khiêu vũ… Sân khấu khơng diễn ra đơn lẻ mà cịn có thể kết hợp với
những loại hình khác như âm nhạc hoặc múa, nhưng điểm đặc biệt của sân khấu
chính là nghệ thuật sắp xếp bối cảnh, phông bạt, ánh sáng cũng như kịch bản, cốt
truyện và diễn xuất của diễn viên.Sân khấu ra đời từ rất sớm.Ở sân khấu, ta bắt gặp
sự có mặt dường như đầy đủ các loại hình nghệ thuật khác: văn chương (dưới dạng
kịch bản), trang trí - thực dụng, điêu khắc, hội họa (dùng cho thiết kế mỹ thuật), múa,

âm nhạc… Trong sân khấu hiện đại, đơi khi người ta cịn sử dụng cả điện ảnh.
Điểm xuất phát của sự hình thành các tiết mục sân khấu và quy định chất lượng
của nó là kịch bản. Kịch bản văn chương là “mảnh đất dụng võ” của cả diễn viên lẫn
đạo diễn. Nó là cơ sở chủ đề - tư tưởng, là cái cốt của tác phẩm, và như vậy, quy định
cả nội dung lẫn hình thức của tác phẩm sân khấu. Ngay ở những tiết mục sân khấu
có lỗi diễn “cương” (nghĩa là khơng cần có kịch bản) thì các trị, các tích mà diễn
viên khai thác cũng bắt nguồn từ cái gốc nghệ thuật văn chương.
16


Song, sự ra đời của kịch bản văn chương, xét cho cùng, khơng vì mục đích tự
thân, mà do nhu cầu biểu diễn. Chỉ thông qua nghệ thuật biểu diễn thì kịch bản mới
trở nên có “hồn’ và ý đồ tư tưởng của kịch tác giả mới được “hiện thực hóa”. Nếu vở
diễn cần đến kịch bản bao nhiêu, thì ngược lại, kịch bản cũng cần đến diễn xuất bấy
nhiêu, cho dù tự thân nó, kịch bản cũng giữ vị trí độc lập nhất định của mình và có
sức tác động nghệ thuật nào đó. Trong sân khấu, đạo diễn và diễn viên là những đồng
tác giả của người viết kịch và thông qua lao động sáng tạo của họ, các kịch bản “khô
cứng” mới được đắp da, đắp thịt mà trở nên sống động.
Nói đến sân khấu là nói đến nghệ thuật biểu diễn, nói tới diễn xuất của diễn
viên. Nghệ thuật diễn viên là nghệ thuật sống dậy trong kịch bản những nhân vật,
những tính cách với tồn bộ cử chỉ, hình dáng bên ngồi cũng như suy nghĩ và tình
cảm bên trong. Thơng qua diễn xuất của họ, người xem có cảm giác như đang đối
diện với một mảng đời nào đó được thu nhỏ lại, cơ đúc lại. Vì vậy, tính đồng cảm và
tính cập nhật ở sân khấu rất cao. Sêkhốp (Anton Pavlovich Chekhov, 1860-1904) là
có lý khi ơng nhận xét: “Sân khấu là tịa án tối cao, nơi giải quyết các vấn đề thiết
thân của đời sống!”.
Cái khó của diễn viên là phải biết “hóa thân” vào nhân vật, sống với cuộc sống
của nhân vật, nhưng vẫn phải là mình, là người đứng ngồi nhân vật. Diễn viên
không những phải sống với cuộc đời người khác, mà cịn phải làm điều đó trước mặt
mọi người, khơng phải chỉ làm một lần, mà cịn phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu

khơng có bản lĩnh và tài nghệ, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi gượng gạo hay giả
tạo.
Vì thời gian và khơng gian trên sân khấu là thời gian và khơng gian mang tính
ước lệ, nên hành động của diễn viên sân khấu mặc dù có những nét gần gũi với hành
động của nhân vật trong cuộc sống đời thường, song vẫn mang đậm dấu ấn tượng
trưng, ước lệ. Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật hành động, lấy hành động làm nền
tảng. Sân khấu trình bày trước mắt người xem các hành động cụ thể, sống động của
con người một cách rõ ràng nhất, dễ thấy nhất. Các hành động sân khấu luôn triển
17


khai một cách năng động cùng một lúc cả trong thời gian lẫn khơng gian. Khác với
các loại hình nghệ thuật khác, hình tượng sân khấu dường như khơng tồn tại trong
dạng kết thúc mà trong trạng thái đang hình thành và phát triển. Do vậy, diễn viên
lúc nào cũng ở trong trạng thái đang xây dựng hình tượng. Mỗi lần họ diễn xuất là
một lần phát triển và hoàn thiện, một lần “tự vượt mình”. Diễn viên vừa thể hiện
nhân vật trong kịch bản, vừa sáng tạo nên các hình tượng sân khấu mang màu sắc
độc đáo của riêng mình. Thực tế cho thấy, cùng một “vai” diễn, nhưng với hai diễn
viên khác nhau, đã đem lại hai hình tượng sân khấu không giống nhau, với những
hiệu quả nghệ thuật khác nhau.
Vì là nghệ thuật hành động nên có lẽ, ít có loại hình nghệ thuật nào mà những
mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống được phản ánh một cách tập trung, rõ nét như
trong sân khấu. Đấy cũng là lý do làm nên “tính kịch” của nghệ thuật sân khấu; và
điều này được thể hiện thông qua diễn xuất của diễn viên. Sức hấp dẫn của sân khấu,
một phần cũng là ở đó.
Người tổ chức và phối hợp mọi hoạt động trên sân khấu là đạo diễn. Với tư
cách là người chỉ huy mọi lực lượng sáng tạo có trình độ và cá tính khác nhau, đạo
diễn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ vở diễn. Nhiệm vụ của đạo diễn là phát hiện
hạt nhân của kịch bản, giúp đỡ các diễn viên “nhập vai” và hoàn thiện diễn xuất của
họ, kiểm soát và phối hợp nhịp nhàng với thiết kế mỹ thuật, âm nhạc, hóa trang

múa…, nghĩa là giải quyết các phương thức, phương tiện tạo hình - biểu hiện cho
một tiết mục sân khấu từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng.
Một trong những ưu thế của nghệ thuật sân khấu là có sự giao cảm trực tiếp với
người xem. Hình tượng nghệ thuật sân khấu chỉ tồn tại với sự có mặt của khán giả,
nên khán giả dường như đã trở thành một bộ phận khơng thể thiếu được của loại
hình nghệ thuật này. Thái độ của khán giả ra sao khi tiếp nhận vở diễn có ảnh hưởng
trực tiếp tới mức độ hưng phấn của diễn viên và thiếu họ, sân khấu khơng có lý do
tồn tại.
18


Sân khấu là loại hình nghệ thuật có nhiều loại thể. Các loại thể sân khấu ở mỗi
nước khác nhau có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa của
họ. Nhìn chung, nói tới sân khấu là người ta nói tới chính kịch, bi kịch và hài kịch. Ở
nước ta, sân khấu bao gồm nhiều kịch chung: tuồng, chèo, cải lương, kịch nói. Nếu
tuồng, chèo, cải lương có một truyền thống lâu đời và mang đậm màu sắc dân tộc thì
kịch nói mới xuất hiện dăm, bảy thập kỷ trở lại đây, song lại có tốc độ phát triển rất
mạnh mẽ và đang giữ vai trò chủ đạo trong sinh hoạt sân khấu của đất nước. Trong
sự “giao thoa” giữa sân khấu và điện ảnh, trong thời gian gần đây, còn xuất hiện một
loại thể sân khấu mới: kịch truyền hình.
1.7. Điện ảnh
Điện ảnh bắt nguồn từ nước Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19. Có thể nói, trong “gia
đình” các loại hình nghệ thuật thì điện ảnh được coi là “trẻ nhất”. Có lẽ, đó cũng là
ngun nhân để loại hình nghệ thuật này có thể thừa kế những thành tựu của “các
bậc đàn anh” để mau chóng trở thành một trong những loại hình quan trọng nhất có
khả năng đáp ứng một cách rộng rãi nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn của thời đại.
Sự ra đời và phát triển của nghệ thuật điện ảnh gắn liền với những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nền công nghiệp. Không có loại hình nghệ
thuật nào, kể cả sân khấu, có thể so sánh với nghệ thuật điện ảnh về tính tổng hợp.
Tuy cùng là nghệ thuật biểu diễn nhưng giữa sân khấu và điện ảnh có sự khác

biệt nhau rõ rệt. Nếu nói nghệ thuật sân khấu trước hết là nghệ thuật của diễn viên thì
khơng thể nói như vậy đối với điện ảnh. Diễn xuất của diễn viên sân khấu là phương
tiện chủ yếu và duy nhất, trong khi đó ở điện ảnh, ngồi diễn xuất của diễn viên cịn
có những phương tiện tạo hình - biểu hiện khác hỗ trợ đắc lực cho việc thể hiện ý đồ
tư tưởng của tác giả. Ngoài ra, diễn xuất của diễn viên điện ảnh gần gũi hơn với cuộc
sống đời thường; nó khơng mang tính quy phạm và ước lệ như diễn xuất của diễn
viên sân khấu. Đó là lý do cắt nghĩa vì sao nhiều diễn viên có hạng trên sân khấu khi
được mời đóng phim lại tỏ ra lúng túng.
19


Điện ảnh cịn khác với sân khấu về “khơng gian hoạt động”. Không gian sân
khấu là không gian ước lệ, bị giới hạn trong một phạm vi nào đó, cịn khơng gian
điện ảnh giống như sự thực ngồi đời. Người ta có thể đưa lên màn ảnh hầu như tất
cả mọi vấn đề có quy mơ, tầm cỡ khác nhau, được xảy ra trong quá khứ cũng như
trong hiện tại.
Để xây dựng một bộ phim, trước hết cần có kịch bản điện ảnh. Kịch bản điện
ảnh có thể dựa trên cơ sở nội dung hay cốt truyện của một tác phẩm văn chương,
cũng có thể là một sáng tạo mới của nhà biên kịch. Bằng ngôn ngữ đặc trưng của nó,
những người làm phim thể hiện một cách sáng tạo ý đồ của nhà biên kịch, làm sống
dậy những hình tượng nghệ thuật được phác họa trong kịch bản. Tính chất đồng sáng
tạo, vì vậy, được thể hiện rất rõ trong phim.
Ống kính của người quay phim là một trong những phương tiện cơ bản của
nghệ thuật điện ảnh. Nó có thể tạo ra những ấn tượng khác nhau khi khán giả được
trực tiếp cảm nhận con người và cảnh vật dưới nhiều góc độ, với những khoảnh khắc
thời gian và khơng gian ln ln đổi thay, biến hóa. Sự sắp xếp, kết nối những cảnh,
những đoạn phim lại với nhau một cách lôgic nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm lại
là công việc của người dựng phim. Ý nghĩa sâu xa và quan trọng nhất của nghệ thuật
dựng phim và phát hiện và trình bày có sức thuyết phục nhất những mối liên hệ biện
chứng và hữu cơ giữa các hiện tượng và quá trình mà trong thực tiễn đời sống không

phải lúc nào cũng nổi rõ và dễ thấy đối với tất cả mọi người. Sự kết hợp của ống kính
điện ảnh với nghệ thuật dựng phim tạo nên những khả năng ưu việt cho ngôn ngữ
điện ảnh mà bất kỳ ngôn ngữ nghệ thuật nào cũng khơng thể có được. Ngồi ra, sự
thành cơng của một tác phẩm điện ảnh còn phải kể đến vai trò của các phương tiện
khác như ánh sáng, tiếng động, hóa trang, khói lửa, lời bình, lời dẫn…
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật bao gồm nhiều loại thể: phim truyện, phim tài
liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim khoa học viễn tưởng…
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học kỹ thuật, với sự
bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng - đặc biệt là vơ tuyến truyền hình
20


và video - điện ảnh vẫn ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của nó trong đời
sống xã hội.
2.2. Xu hướng và giải pháp phát triển văn học, nghệ thuật hiện nay
2.2.1. Xu hướng
Sau hơn 30 năm đổi mới, văn hóa, nghệ thuật nước ta đã có bước phát triển
mới cả về nội dung và hình thức thể hiện, đạt được nhiều thành tựu trên các phương
diện sáng tác, lý luận, phê bình, sản xuất, trình diễn, quảng bá tác phẩm…
Xuất hiện nhiều xu hướng ở nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với những tín
hiệu tích cực cũng như biểu hiện tiêu cực cần được nhận diện, phân tích, đánh giá;
từ đó tìm ra các giải pháp thúc đẩy văn học, nghệ thuật Việt Nam tiếp tục phát triển.
Bức tranh văn hóa, nghệ thuật nước ta hiện nay khá sơi động, đa dạng trên cả bình
diện sáng tác, tiếp nhận tác phẩm lẫn nghiên cứu, lý luận, phê bình, làm phong phú
đời sống tinh thần, văn hóa, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, tiếp nhận ngày càng cao
của đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế thị trường, của chủ
trương xã hội hóa, của công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế, đã có thêm nhiều
loại hình văn học, nghệ thuật mới ra đời, tác động đến các xu hướng vận động văn
học, nghệ thuật hiện nay. Bên cạnh những xu hướng tích cực, đã xuất hiện khơng ít
những vấn đề, hiện tượng phức tạp cần được phân tích, lý giải như: xu hướng

thương mại; xu hướng bạo lực, giật gân, câu khách; xu hướng tập trung phê phán
cái xấu, cái ác; xu hướng thể nghiệm, cách tân hình thức, cải biên; xu hướng nghệ
thuật đại chúng; xu hướng hậu hiện đại… Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ
đề “Các xu hướng vận động của văn hóa, nghệ thuật Việt Nam hiện nay - Thực
trạng và định hướng phát triển” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Trung ương vừa tổ chức tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã chỉ ra một số xu hướng
nổi bật trong đời sống văn hóa, nghệ thuật đương đại.
Có thể khẳng định, xu hướng tiếp nối, đổi mới, cách tân trên nền tảng truyền
thống vẫn đang đóng vai trị chủ đạo mà dòng chủ lưu là chủ nghĩa yêu nước và
21


nhân văn, gắn bó với dân tộc, phản ánh chân thực cuộc sống đấu tranh cách mạng
và lao động sáng tạo của nhân dân. Dù viết về đề tài lịch sử, chiến tranh hay cuộc
sống đương đại, các tác giả đã dựa trên nền tảng mỹ học truyền thống để lý giải và
tìm câu trả lời cho những vấn đề của dân tộc, nhân sinh, góp phần đẩy lùi cái ác, cái
xấu, cái lạc hậu, thấp hèn, vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội, trong đó con người
giữ vị trí trung tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó cũng xuất hiện những
biểu hiện đáng lo ngại, đó là thái độ dễ dãi, lệch lạc, xuyên tạc lịch sử; thổi phồng
những mặt tiêu cực, đen tối của cuộc sống hiện tại vì những mục đích ngồi văn
chương.
Xu hướng cách tân hình thức ngày càng được các tác giả (trong đó có nhiều
tác giả trẻ) tìm tịi, thể nghiệm, thể hiện sự nhạy bén với cái mới, tìm những
phương thức biểu đạt mới như là địi hỏi tất yếu của sáng tạo và bước đầu đã thu
được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên trong xu hướng này cũng xuất hiện
những tác phẩm chỉ cốt “lạ hóa”, khác người, sao chép hình thức hời hợt, cho thấy
sự tiếp thu không đến nơi đến chốn, thiếu chọn lọc các trào lưu văn học, nghệ thuật
từ bên ngoài.
Đáng chú ý, xu hướng thị trường ngày càng tác động đến đời sống văn học,
nghệ thuật hiện nay. Sự tác động của cơ chế thị trường và quy luật thị trường đối

với đời sống xã hội mang tính tất yếu và khơng có gì là xấu. Mặt tích cực của nó là
tạo ra các nguồn lực và động lực cho văn học, nghệ thuật phát triển. Tuy nhiên, với
mục đích tạo ra lợi nhuận cao nhất có thể và khuynh hướng thương mại hóa đã dẫn
đến việc sáng tác, quảng bá tác phẩm chiều theo thị hiếu dễ dãi của một bộ phận
công chúng để cho ra đời những sản phẩm giật gân, câu khách, bạo lực…, gây tác
động bất lợi cho đời sống văn học, nghệ thuật và văn hóa xã hội.
Hiện, thị hiếu tiếp nhận tác phẩm văn học, nghệ thuật của cơng chúng có xu
hướng ngày càng phân hóa mạnh mẽ; xuất hiện sự đan xen phức tạp giữa thị hiếu
lành mạnh, tiến bộ với xu hướng hiếu kỳ, a dua, lệch lạc.
22


Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến những xu hướng vận động nêu trên
đã được phân tích, làm rõ tại Hội thảo, đó là: sự đổi mới tư duy, nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với văn học, nghệ thuật; tác động của nền kinh
tế thị trường; tác động của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế; ảnh hưởng to lớn
của cuộc cách mạng cơng nghệ thơng tin tồn cầu đối với văn học, nghệ thuật...
Bên cạnh đó, các tham luận tại Hội thảo cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan thuộc
về bản lĩnh, tài năng, ý thức trách nhiệm công dân và trách nhiệm xã hội của văn
nghệ sĩ; những hạn chế nhất định trong tư duy, phong cách lãnh đạo, quản lý của
Nhà nước với văn học, nghệ thuật. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh
tế - xã hội, trong đó văn học, nghệ thuật là lĩnh vực quan trọng, đặc biệt tinh tế của
văn hóa nhưng nhận thức và hành động của nhiều cấp ủy, chính quyền cịn bất cập,
chưa có sự quan tâm đúng mức…
2.2. Một số giải pháp
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tư duy, phong cách lãnh đạo của Đảng;
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật. Đề nghị Nhà nước tiếp
tục thể chế hóa mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa đường lối, quan điểm chỉ đạo của
Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước. Cần khẩn trương xây dựng cơ chế tham vấn chuyên gia

trước những hiện tượng văn học, nghệ thuật mới nảy sinh, tránh xử lý vội vàng, áp
đặt; khẳng định niềm tin, bảo đảm quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ.
Thứ hai, thúc đẩy sự phát triển của lý luận, phê bình văn hóa, nghệ thuật.
Cùng với việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, cần triển
khai các giải pháp cụ thể nhằm phát huy mạnh mẽ vai trị của phê bình, trong đó tập
trung nâng cao ý thức nghề nghiệp của người làm công tác này; tạo đột phá trong
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các cây bút lý luận, phê bình văn học, nghệ
thuật.
Thứ ba, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hóa, nghệ thuật, nhất là
những tài năng trẻ. Đối với những người sáng tác trẻ có triển vọng, cần có những
23


hình thức riêng phù hợp để tài năng được phát huy. Bên cạnh đó, cần tạo đột phá về
cơ chế, chính sách để thu hút, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
các trường văn hóa, nghệ thuật; đổi mới giáo trình; có chính sách ưu đãi tuyển sinh,
đào tạo và giải quyết đầu ra cho sinh viên ngành văn học, nghệ thuật… Thứ tư, bồi
dưỡng, định hướng, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của công chúng, nhất là giới trẻ.
Cần có chương trình cụ thể, hấp dẫn để dạy cho các em học sinh biết phân biệt cái
hay, cái đẹp trong nghệ thuật, biết thưởng thức các giá trị văn học, nghệ thuật; nâng
cao chất lượng sách giáo khoa, các chương trình văn học, nghệ thuật trên các
phương tiện thơng tin đại chúng; khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà phê bình,
văn nghệ sĩ tham gia vào việc định hướng thẩm mỹ cho công chúng.
III- VAI TRỊ CỦA VĂN HĨA NGHỆ THUẬT TRONG XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, nhưng
trong đời sống xã hội cũng nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức mới đối với lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật, Đảng ta khẳng định: “Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa,
văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức,
tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang

tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh”. Báo
cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định vai trị, mục
tiêu của hoạt động văn hóa nghệ thuật như sau: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo
đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung,
tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng
và xã hội”. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ,
Đảng ta đã đặc biệt quan tâm tới vai trị của các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong
chiến lược phát triển con người.
3.1. Vai trò bồi dưỡng những phẩm chất chính trị của con người Việt Nam

24


Hoạt động văn hóa nghệ thuật đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiều năm qua,
đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Khơng ai có thể phủ nhận sức mạnh lớn lao của hoạt động văn hóa nghệ thuật đối
với các hoạt động của con người nói chung và mỗi quân nhân nói riêng. Điều đó đã
được khẳng định và chứng minh qua phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Những điệu múa, lời ca đã
góp phần làm cho con người sống đẹp, có lý tưởng cách mạng trong sáng, tăng
thêm ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc của
quân và dân ta.
Nói tới việc bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, trước hết phải đặt lên hàng
đầu là giáo dục lý tưởng chính trị: "Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội trên
nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phấn đấu cho sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Trong hệ thống các
giải pháp giáo dục chính trị, nếu lý tưởng chính trị được chuyển hóa thành lý tưởng
thẩm mỹ chuyển tải xã hội thơng qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật thì chất

cảm quan sinh động, cụ thể, giàu hình ảnh, ngôn ngữ sẽ làm cho việc học tập, thấm
nhuần lý tưởng chính trị sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều so với nhiều hình thức giáo
dục chính trị khơ cứng khác. Văn hóa nghệ thuật ln được coi là sức mạnh to lớn,
một vũ khí sắc bén để tiến hành cơng tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạt hiệu quả
cao. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã góp phần bồi dưỡng cho cán bộ, đảng
viên và Nhân dân thế giới quan khoa học và cách mạng, nhân sinh quan cộng sản
chủ nghĩa, giúp họ kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vơ sản và sẵn
sàng hy sinh vì cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. Nhất là trong giai đoạn
hiện nay, khi kẻ địch đang ráo riết thực hiện âm mưu "Diễn biến hịa bình" nhằm
chống phá Đảng ta, tấn công vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa
đất nước ta đi chệch khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, kích động các phần tử phản
25


×