Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN học PHẦN các VÙNG văn hóa VIỆT NAM tên đề tài tìm hiểu về tiểu vùng văn hóa xứ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.99 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW
KHOA: VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI:

Tìm hiểu về tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ

HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Văn Hào
Mã số SV: 2053420054
Lớp tín chỉ: 01
Giảng viên : NÔNG THỊ THANH THÚY

Hà Nội, năm 2021

1


Mục lục
A. Mở đầu…………………..…………………………………………. Trang 3
1.

Lý do chọn đề tài……………………….………………………... Trang 3

2.

Mục đích nghiên cứu………………………..…………..…….…. Trang 3

3.



Phương pháp nghiên cứu………………………………..………...Trang 3

B. Nội dung………………………………………………….…………...Trang 4
Chương 1: TỔNG QUAN MÔN HỌC CÁC VÙNG VĂN HÓA VN ….Trang 4
Chương 2: TIỂU VÙNG VĂN HÓA XỨ NGHỆ ……………………....Trang 6
I . XỨ NGHỆ ……………………………………………………………Trang 6
1.1

Vị trí địa lý …………………………………………………………..Trang 6

1.2

Khí hậu ………………………………………………………………Trang 6

1.3

Lịch sử hình thành …………………………………………………..Trang 7

II . ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA……………………………………………. Trang 8
1.Văn hóa tinh thần…………………………………..………….….Trang 8
1.1 tín ngưỡng……………………………..………………………..…Trang 8
1.2 phong tục tập quán..………………………………….……..……… Trang 8
1.3 lễ hội……………..……………………………………..……..…… Trang 10
2.VĂN HÓA NGHỆ THUẬT……………………..……..……..…… ..Trang 11
3. VĂN HĨA VẬT CHẤT..………………………………..……..…… Trang 11
3.1 văn hóa ẩm thực….……………………………………..……..…… Trang 11
3.2 văn hóa ăn mặc……..……………………………………..…..…… Trang 12
III. DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN …………………………..Trang 12
3.2 di sản văn hóa ……………………………………………………….trang 12

3.3 di sản thiên nhiên ……………………………………………………trang 12
IV . ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ………………………………………………Trang 13
Chương 3 . PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ……………..Trang 14
C . KẾT LUẬN ………………………………………………………….Trang 15
2


A . LỜI MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam có từ ngàn đời xưa. Đất nước ta là một
quốc gia có 54 thành phần dân tộc không giống nhau , được phân ra các vùng miền
khác nhau , và mỗi một dân tộc ở mỗi miền đều mang một những nét văn hóa, bản
sắc rất riêng và ấn tượng.
Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa
dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của đất nước ta mà khơng một quốc
gia nào có thể thay thế được Nền văn hóa ở nước ta có truyền thống lâu đời trải
qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng
của mỗi người dân nước ta. Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, nền văn hóa
của người Việt cũng khơng ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội.
Mỗi một tiểu vùng đều có những sự khác biệt về văn hóa , lối sống ,phong tục ,
con người khác nhau, nơi thì cần cù ,chịu khó, nơi thì hiền hậu , chất phác , nơi thì
nhanh nhẹn , dễ mến . Con người xứ Nghệ có những nét tính cách nổi trội khó pha
lẫn với bất kỳ một vùng miền nào của đất nước, điều này đã được khơng ít nhà
nghiên cứu, nhà chính trị nhận định.
Và chính cái tính cách nổi trội khó pha ấy đã khiến em rất ấn tượng , thế nên em
đã chọn đề tài tìm hiểu về tiểu vùng văn hóa xứ nghệ để làm bài tiểu luận cuối kì
này .

2.

Mục đích nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu về tiểu vùng văn hóa xứ nghệ và trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp
bảo tồn văn hóa của tiển vùng này
3.

Phương pháp nghiên cứu

-

Phân tích

-

Tổng hợp
3


B .NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG VĂN HĨA
1.1 Tìm hiểu về vùng văn hóa
Có thể nói người ở vùng văn hóa nào thì giữ nét văn hóa của vùng đó qua
giọng nói, cách nghĩ, cách làm việc, cách ăn uống, cách giao tiếp, cách bày tỏ thái
độ . Trang phục thì có thể giống nhau, nhưng cái chất vùng miền thì khó có thể
thay đổi được. Mỗi vùng đều có nét đặc sắc riêng, để ý một chút chúng ta sẽ thấy
rõ sự khác biệt này, rất thú vị .
1.2 Phân vùng văn hóa
Các nhà khoa học ở Việt Nam đều có chung quan điểm về kết quả phân vùng

văn hóa. Chẳng hạn, tác giả Ngơ Đức Thịnh (năm 1993) cho rằng ở nước ta có 7
vùng văn hóa là: Việt Bắc, Tây Bắc, Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải
Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên và
Nam Bộ.(3) Các tác giả Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận năm 1995 xác đinh nước
ta có 10 vùng văn hóa: Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng miền Bắc, Vùng Nghệ Tĩnh, Thuận Hóa - Phú Xuân, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng miền Nam,
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.(4) Các tác giả Huỳnh Khái Vinh, Nguyễn Thanh
Tuấn (năm 1995) xem xét văn hóa Việt Nam là tổng hịa các vùng văn hóa: Việt
Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
Trường Sơn - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long (5). Tác giả
Trần Quốc Vượng (năm 1997) phân văn hóa Việt Nam thành 6 vùng: Tây Bắc, Việt
Bắc, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ (6). Đây có thể là cách phân chia
hợp lý về văn hóa nói chung. Nhưng nếu chú ý đến sự khác biệt về mặt kinh tế và
từ đó cũng có sự khác biệt nhất định về mặt văn hóa thì nên tiếp tục chia Trung Bộ
thành 2 vùng: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ; và cũng tiếp tục chia
Nam Bộ thành 2 vùng: Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy sẽ
4


có 8 vùng kinh tế - văn hóa: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long.
Hiện nay quan niệm về 8 vùng kinh tế - văn hóa được thừa nhận rộng rãi. Chỉ
có một bất cập là dùng thuật ngữ “Đồng bằng sông Hồng” để chỉ cả lưu vực châu
thổ sông Hồng và sơng Thái Bình, là chưa chính xác. Đúng ra phải dùng thuật ngữ
“Đồng bằng Bắc Bộ” để định danh cho cả vùng châu thổ này. Cuối cùng, có thể
quan niệm “vùng văn hóa” là một thực thể văn hóa, bao gồm những đặc điểm về
cảnh quan - lãnh thổ, trình độ và cách thức hoạt động kinh tế, và các đặc điểm về
văn hóa vật thể (nhà cửa, y phục, ăn uống...), về văn hóa phi vật thể (phong tục, tập
qn, lối sống, tín ngưỡng - tơn giáo...); trong đó có một số đặc trưng điển hình so
với các vùng khác.

Các vùng văn hóa dẫu sao cũng khơng phải là những “ốc đảo”. Các đặc điểm,
kể cả những đặc trưng điển hình của vùng, như thực tế trong và ngồi nước đều
cho thấy, chủ yếu là kết quả tiếp biến từ hai, ba vùng khác nhau liền kề vùng đó.
Trong q trình phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự tác
động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc
tế, những đặc điểm, kể cả những đặc trưng điển hình, có thể đã và sẽ mai một ở
mức độ nào đó. Tính thống nhất của các vùng văn hóa đã và sẽ được tăng cường,
đồng thời ngày càng bộc lộ rõ trên nhiều phương diện.
Vì thế, vấn đề đặt ra hiện nay là phải chú trọng bảo tồn, phát triển những đặc
điểm, đặc trưng điển hình với tính cách là những lợi thế so sánh, nhằm thúc đẩy
các vùng văn hóa phát triển nhanh, ổn định trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất
mà đa dạng.

5


CHƯƠNG 2 . MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA TIỂU VÙNG
VĂN HÓA
I . XỨ NGHỆ
1.

Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ từ thời nhà Hậu Lê, tức

Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là
văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Núi Hồng Lĩnh
nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An và Hà
Tĩnh. Trung tâm của Xứ Nghệ nằm ở hai bên dịng sơng Lam là phủ Đức Quang và
phủ Anh Đô khi xưa, tức là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân,
thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố
Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay.

1.1

Vị trí địa lý :
Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến

1050 48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ.
Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.481,62 km2. Với hơn 80% diện tích là
vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 01 thị xã miền núi; Phía đơng là
phần diện tích đồng bằng và dun hải ven biển gồm 07 huyện, 02 thị xã và thành
phố Vinh.
Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam
1.2

Khí hậu :

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông. Từ tháng
4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khơ
và nóng. Vào mùa đơng, chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc lạnh và ẩm ướt.

6


Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng
mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng
mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 540mm/tháng,
Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đơng Bắc và gió phơn
Tây Nam.
1.3


Lịch sử hình thành

Thời xa xưa, Xứ Nghệ thuộc đất Việt Thường
Sau đó trở thành 2 trong 15 bộ của nước Văn Lang, có tên: bộ Hoài Hoan, bộ Cửu
Đức
Bộ Hoài Hoan là tên gọi vùng đất tương đương với Diễn Châu khi xưa, ở phía bắc
tỉnh Nghệ An. Bộ Cửu Đức là tên gọi vùng đất tương đương với phần nam của tỉnh
Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, tức đất Hoan Châu thời nhà Đường.
ùng với việc phân lại địa giới hành chính giữa các kỳ và các xứ thuộc địa của Pháp
trong Liên bang Đông Dương, người Pháp đã cắt một số các phủ huyện thuộc tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc xứ Trung Kỳ cho Lào thuộc Pháp vào các năm 1895 và
1903, bao gồm các vùng: phủ Trấn Biên (khoảng phía Đơng Nam tỉnh Hủa Phăn),
phủ Trấn Ninh (Xiêng Khoảng, Hủa Phăn (phần phía Nam Hủa Phăn)), phủ Trấn
Định (Bơ Ly Khăm Xay, Khăm Muộn (phía Bắc tỉnh Khăm Muộn)), phủ Trấn Tĩnh
(khoảng phía Đơng tỉnh Khăm Muộn, giáp các huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh
ngày nay, Tuyên Hóa, Minh Hóa tỉnh Quảng Bình ngày nay), phủ Lạc Biên
(khoảng bờ Bắc và thượng lưu sông Xê Bang Phai và sơng Xê Nơi, phía Nam tỉnh
Khăm Muộn). Đất Nghệ An-Hà Tĩnh trở nên giống với hiện trạng ngày nay và lúc
đó chỉ cịn lại phần đất thuộc 6 phủ: Hà Hoa, Đức Quang, Anh Đô, Trà Lân, Diễn
Châu, Quỳ Châu.
7


II. ĐẶC ĐIỂM VĂN HĨA
1. Văn hóa tinh thần :
Tơn giáo , hiện nay nghệ an có hai tơn giáo chính và hợp pháp là đạo Thiên Chúa
giáo và phật giáo . Đạo Cơng giáo có khoảng 28 vạn tín đồ, 188 chức sắc (3 Giám
mục và 185 Linh mục) sinh hoạt ở 13 giáo hạt, 111 giáo xứ, tập trung ở 174/460
xã, phường, thị trấn thuộc 20/21 huyện, thành phố, thị xã. Phật giáo có 9,5 vạn phật

tử sinh hoạt ở 63 cơ sở thờ tự (62 chùa và 1 niệm phật đường), 97 tăng, ni, tu sĩ
hoạt động trên địa bàn, trong đó có 30 tăng, ni trụ trì ở 36 chùa (26 chùa và 1 niệm
phật đường chưa có sư trụ trì). Chiếm 11,37 % dân số tồn tỉnh .
1.1.

Tín ngưỡng của người dân xứ nghệ

Trong bối cảnh chính trị - xã hội phức tạp, khủng hoảng niềm tin, tín ngưỡng ở
Nghệ An phát triển khá phong phú, đa dạng. Người Nghệ An rất kính cẩn thờ
Thành hoàng. Thành hoàng là các phúc thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa
cho cư dân làng xã. Thành hồng của cư dân Nghệ An có thể là Nhiên thần, Thiên
thần hay Nhân thần như các vị: Thượng Ngàn công chúa, Cao Sơn Cao Các, Tứ vị
Thánh Nương, Liễu Hạnh cơng chúa, Tam Tịa đại vương Lý Nhật Quang, Sát Hải
đại vương Hoàng Tá Thốn… Nhiều danh nhân từ thế kỷ XVI - XVIII có cơng với
dân làng như Đinh Bạt Tụy (1516-1590) ở Hưng Nguyên, Hồ Sĩ Dương (16211681) ở Quỳnh Lưu, 2 anh em Trần Hưng Học (1631-1673), Trần Hưng Nhượng
(1635-1710) ở Thanh Chương, Trần Đăng Dinh (thế kỷ XVII - đầu t.k XVIII) ở
Yên Thành… đều được dân làng quê hương thờ làm Thành hoàng.
1.2

Phong tục tập quán

Phong tục trong dân gian được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm, đã đi vào tâm
thức mỗi con người, tạo nên thói quen trong cuộc sống của từng gia đình và tập
quán từng vùng. Phong tục là vẻ đẹp của mỗi dân tộc, nó mang nhiều giá trị tích
cực, hun đúc, rèn luyện, bồi lắng, tạo nên cốt cách con người xứ Nghệ, con người
8


Việt Nam. Phong tục, tập quán đã góp phần cố kết cộng đồng tạo ra sức mạnh, hình
thành bản sắc riêng từng địa phương và bản sắc văn hóa dân tộc.

Ở nghệ an có rất nhiều các phong tục nổi tiếng điển hình là một vài phong tục
dưới đây
Lễ cầu ngư đầu năm
Tại lễ cầu ngư, ngư dân đã tái hiện một cách sinh động phong tục đánh bắt ngoài
biển với khí thế thắng lợi ngay từ đầu năm, qua đó gửi gắm khát vọng vươn khơi
xa, cầu mong thần biển phù hộ mưa thuận, gió hịa, đánh bắt đạt sản lượng đạt cao.
Lễ hội được ngư dân Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu Nghệ An lưu truyền từ hàng
trăm năm, trở thành nét sinh hoạt truyền thống. Đặc biệt, những năm gần đây khi
đời sống ngư dân ngày càng phát triển, lễ hội cũng được tổ chức quy mô hơn,
không chỉ người dân địa phương mà cịn thu hút đơng du khách từ các nơi đến.
Khí thế cầu mong thắng lợi ngay từ đầu năm sẽ tạo điểm tựa tinh thần cho gần
1.500 tàu thuyền ở Diễn Châu nỗ lực đánh bắt, phấn đấu đạt sản lượng gần 41
nghìn tấn hải sản.
Khai bút đầu xuân
Khai bút đầu Xuân là một nét đẹp văn hóa ở vùng đất học Xứ Nghệ nói chung và
xã Quỳnh Đơi (huyện Quỳnh Lưu) nói riêng. Xưa nay, ở Quỳnh Đôi “đi học” được
xem như một nghề; Lễ khai bút đầu Xuân được người dân nơi đây đặc biệt coi
trong, gìn giữ phát huy. Xn Bính Thân 2016 là năm thứ 7, Quỳnh Đôi tổ chức lễ
khai bút tập trung…
Lễ khai bút đầu Xuân được tổ chức ở các gia đình ở xã Quỳnh Đơi, tổ xóm dân cư
vào tối ngày 29 (hoặc 30) Tết. Cịn lễ khai bút tập trung vẫn được tổ chức vào sáng
ngày mùng 2 Tết tại di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình làng Quỳnh Đơi. Trước
đây, chỉ có những nhà nho học vấn cao, văn hay chữ tốt mới được tham gia lễ khai
bút ở đình làng; Ngày nay, phong tục này vẫn được chính quyền và nhân dân địa
9


phương gìn giữ, phát huy, có nhiều đổi mới, phát triển thành phong trào sơi nổi
trong tồn xã.
Tục ướm “vết chân tiên” ,Tục đón dâu của người thái nghệ an , Lễ gọi hồn, làm

vía,…..
1.3

Lễ hội

Nhắc tới các phong tục tập quán của xứ nghệ mà chúng ta lại không nhắc tới lễ hội
thì qủa là một thiếu xót lớn. Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu.
Lễ hội đền Cuông
Là lễ hội truyền thống đặc sắc ở Nghệ An được diễn ra từ ngày 12 – 16/2 âm lịch
hàng năm. Trong đó hội chính vào ngày 14, 15/2 và tổ chức lớn nhất ở khu vực
Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An. Lễ hội ở đây được chia ra làm 2 phần chính đó là:
Phần lễ bao gồm: Lễ khai quang, lễ cáo trưng thiên, lễ yết, lễ đại và cuối cùng là lễ
tạ. Còn lại là phần hội, các hoạt động ở đây diễn ra náo nhiệt vời các cuộc thi dân
gian như: Kéo co, bóng chuyền, bóng đá,… cùng với rất nhiều trò chơi hấp dẫn,
thú vị được tổ chức tại lễ hội đền Cng. Nhìn chung, khi tham dự lễ hội đền
Cuông, bạn không những được khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống nơi đây,
với những sự kiện tâm linh tín ngưỡng, mà cịn được hịa mình trong bầu khơng
khí sơi nổi, náo nhiệt.
Hội Vật Cù ở Thanh Chương
Nếu bạn muốn khám phá văn hóa lễ hội ở Nghệ An thì hãy sắp xếp thời gian tới
đây vào vào dịp mùng 2 – 7 tháng Giêng (Tết âm lịch). Đây là lễ hội được tổ chức
thường niên và được người dân mong chờ nhất, bởi nó tơn vinh lên nét đẹp văn
hóa của người dân Thanh Chương. Được biết, lễ hội này bắt đầu từ những năm đầu
thế kỷ XV, khi tổ chức cuộc thi tuyển chọn những võ sĩ khỏe mạnh để phục vụ cho
quân đội của tướng Phan Đàn (Võ tướng thời Lê Thái Tổ cai quản vùng đất này).

10


Sau này, khi đất nước thái bình, lại trở thành một sự kiện văn hóa và cũng là món

ăn tinh thần đầu năm của người dân Thanh Chương.
Lễ hội đền cờn ,Lễ hội đền quả sơn , Lễ hội đền chín gian , …
2.

Văn hóa nghệ thuật

2.1 Dân ca ví dặm của xứ nghệ
Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không nhạc đệm được cộng đồng người Nghệ Tĩnh
sáng tạo ra từ hàng trăm năm nay. Ví, Giặm được thực hành trong lao động và đời
sống thường nhật: lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Vì
vậy, các lối hát cũng được gọi tên theo các hoạt động như Ví phường vải, Ví đị
đưa, Ví phường nón, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khun… Dân ca Ví, Giặm chiếm vị
trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh và là phương
tiện nghệ thuật để biểu đạt tư tưởng, tình cảm, tăng cường giao lưu, gắn kết cộng
đồng .
3.
3.1

Văn hóa vật chất
Văn hóa ẩm thực

Có thể nói rằng, bên cạnh những nét giản dị, mộc mạc của người dân nơi đây thì
ẩm thực cũng là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Nghệ tạo được sự
ấn tượng mạnh mẽ đối với nhiều du khách thập phương . Có thể nói rằng, bên cạnh
những nét giản dị, mộc mạc của người dân nơi đây thì ẩm thực cũng là một trong
những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Nghệ tạo được sự ấn tượng mạnh mẽ đối với
nhiều du khách thập phương. Xứ Nghệ đã để lại dấu ấn trong lịng nhiều người với
vơ vàn món ăn ngon, tuy giản dị nhưng không kém phần hấp dẫn. Ẩm thực Xứ
Nghệ quen thuộc nhưng dường như nó có cái khác biệt so với những vùng miền
khác, các món ăn như mang trong đó tấm lịng người dân bản xứ nên có phong vị

rất riêng mà khơng ở đâu trên bất kỳ dân tộc này có được.

11


Quan niệm về cái mặc, do đời sống khốn khó nên nhìn chung, người Hà Tĩnh
thường có tâm lí ăn chắc, mặc bền, bất kể giàu nghèo, làm dân hay làm quan cũng
sống, ăn mặc giản dị với ước muốn Áo ba manh không ấm, không rét. Cơm ba trét
không đói, khơng no.
Quan niệm về cái đẹp hình thể vẫn là sự khỏe khoắn
Trang phục thì gồm có loại mặc phía trên, phía dưới, đội đầu, đi chân, trang sức
Đàn ông thường đóng khố
Đàn bà áo cánh nâu, yếm nhuộm.
III . Di sản văn hóa và thiên nhiên
3.1 Di sản văn hóa
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xứ Nghệ luôn là vùng đất phên dậu
của nước nhà để cha ông ta cố thủ, xây dựng lực lượng giải phóng đất nước, mở
mang bờ cõi. Đến nay, tuy chưa tìm ra được đáp số cuối cùng nhưng có thể khẳng
định rằng, vùng Bắc Trung bộ nói chung và Nghệ An nói riêng là một trong những
nơi có nhiều Di sản văn hoá và Di sản thiên nhiên. Nếu tính riêng vùng đất Nghệ
An thì đã có rất nhiều Di sản văn hoá, như: Làng Vạc (Nghĩa Đàn), Hang Thẩm
Ồm (Quỳ Châu), hang Đồng Trương (xã Hội Sơn), hang Bò (xã Hoa Sơn), Đền thờ
An Dương Vương (Diễn Châu)… Các di tích này phản ánh tính lịch sử, kiến trúc,
điêu khắc, hội họa cao.
Ngồi các di sản văn hố nổi bật trên, Nghệ An cịn có hơn 1.400 di tích văn hố
lịch sử, trong đó có hơn 150 di tích lịch sử cấp quốc gia. Và, đáng chú nhất là Di
tích quốc gia đặc biệt - Khu Di tích Kim Liên – Quê hương của chủ tịch Hồ Chí
Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
3.2


Di sản thiên nhiên

Căn cứ vào các tiêu chí theo Cơng ước di sản thế giới thì ở Nghệ An có nhiều di
sản thiên nhiên, như: Thác Xao Va; Hang Thẩm Ồm; Rừng Pù Mát; Pù Huống;
12


Khe Kèm; Mường Lống; núi Pù Lai Xeng; Khu dự trữ sinh quyển và các hang
động ở Anh Sơn (hang Đồng Trương ở xã Hội Sơn; Hang Bò ở xã Hoa Sơn là
những nơi có dấu tích của người Việt cổ thuộc tầng lớp văn hoá Sơn Vi cách đây
10 – 12 ngàn năm; Núi Kim Nhan…); Bãi tắm biển Cửa Lị;
Những di sản thiên nhiên ở Nghệ An nhìn chung được giữ gìn và phát huy bước
đầu có hiệu quả. Nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền địa phương tuy có nhiều
tiến bộ, nhưng chưa ngang tầm với tiềm năng để khai thác, sử dụng. Hàng năm có
nhiều lễ hội thu hút khách du lịch đến ngày một đông hơn, nhưng hiệu quả chưa
cao…
Tuy nhiên, trong thực tế, các di sản thiên nhiên ở Nghệ An vẫn đang bị đe dọa bởi
sự tàn phá của con người, như nạn chặt phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên…
làm thay đổi cấu trúc sinh thái và biến đổi môi trường, nguy hại đến cuộc sống con
người.
3.3 Địa điểm du lịch nổi tiếng
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ ” Câu ca
ấy đã bao đời nay cứ vang lên mãi trong lòng người xứ Nghệ và nhân dân cả nước
để ngợi ca một vùng non nước hữu tình, núi và sơng, rừng và biển quấn quyện với
nhau làm nên vẻ đẹp kỳ thú say đắm lòng người và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất
cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại.
Vùng đất địa linh này cịn có rất nhiều điểm tham quan cũng như cảnh đẹp “sống
ảo cực chuẩn” sẽ khiến bạn mê mẩn
Biển Cửa Lò
Điểm thu hút của biển Cửa Lị chính là bờ cát trải dài phẳng mịn lên đến hơn

10km, nắng không quá gắt gây khó chịu, độ dốc thoải cùng nước trong và sạch.
Thêm vào đó ở Cửa Lị lại có nhiều nhà hàng, quán ăn hải sản tươi ngon, các

13


khuôn viên với nhiều rặng phi lao, dừa xanh, đáp ứng cả nhu cầu vui chơi và ăn
uống, nghỉ ngơi khi đi du lịch Nghệ An cho nhiều du khách.
Đảo Lan Châu
Gần biển Cửa Lò là đảo Lan Châu, hay cịn được người dân địa phương gọi là đảo
Rú Cóc vì có hình dáng tựa như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển
khơi bao la. Đảo Lan Châu đơn giản và bình dị vươn mình ra mép biển – nhưng
chính điểm ấy lại là điều thu hút rất nhiều du khách, bởi mọi người yêu thích sự
yên tĩnh, thoải mái và nhịp sống có phần chậm lại nơi đây
Và một số địa điểm nổi tiếng khác như thác khe kèm , cổng trời mường luống,..
CHƯƠNG 3 . CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên trong điều kiện
nước ta đang phát triển kinh tế thị trường và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế có
một ý nghĩa vơ cùng sâu sắc và to lớn đối với sự tồn vong của đất nước, dân tộc.
Với ý nghĩa quan trọng đó, trong thời gian tới, Nghệ An cần thực hiện các giải
pháp sau
Trên cơ sở khảo sát, cần tổng hợp và xếp loại các di sản theo cấp: xã, huyện, tỉnh,
quốc gia, thế giới, để xây dựng kế hoạch, đề án trùng tu, tôn tạo bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hố của nó. Mỗi kế hoạch, đề án cần phải duyệt kỹ nhằm bảo
đảm chất lượng, tính chất kỹ thuật của từng loại di sản. Tuyệt đối không làm biến
dạng những yếu tố kiến trúc, hội họa, lịch sử hay cấu trúc sinh thái của di tích…
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý di sản giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ; Đặc
biệt chú ý bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ và công nghệ
thông tin.
Tích cực tun truyền, giáo dục nhằm khơng ngừng nâng cao nhận thức cho cán

bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành trong việc

14


bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở Nghệ An. Từ đó,
tạo ra sức mạnh tổng hợp và trách nhiệm trong hệ thống chính trị các cấp.
Nghiêm túc tổ chức thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ và quy định về bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản trong tình hình hiện nay. Nếu kết quả thực hiện tốt sẽ
được khen thưởng, tuyên dương; Nếu thực hiện kém, tiêu cực, gây hậu quả thì xử
lý theo pháp luật.- Xã hội hố cơng tác văn hố theo hướng Nhà nước và nhân dân
cùng làm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá và giá trị di sản thiên
nhiên trên địa bàn, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy Nghệ An phát triển nhanh và
bền vững.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và ngành văn hoá Trung ương, tỉnh Nghệ
An cần chỉ đạo phối, kết hợp tốt với các cấp các ngành trong việc bảo tồn và phát
huy các di sản trên địa bàn. Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết, thi đua, khen
thưởng, đúc rút kinh nghiệm để chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới đạt kết quả
cao hơn.

C . KẾT LUẬN
Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta có rất nhiều dân tộc được phân chia ra các
vùng , miền khác nhau . Mỗi một vùng miền đều có những phong tục , tập quán
sinh hoạt rồi tôn giáo , tín ngưỡng , giọng nói , các ăn ở khác nhau và cực kì đặc
trưng . Trải qua các vùng miền chúng ta thấy được những điều lí thú , hay ho , bổ
ích, khám phá ra những điều mới mẻ . Nó cho ta thấy được nét dịu dàng , hiền hậu
ở trong mỗi con người Việt Nam chúng ta . Và xứ Nghệ chính là vùng miền đã cho
em thấy được những điều bổ ích ấy .
Xứ Nghệ là tiểu vùng văn hóa bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Con người
xứ Nghệ có những nét tính cách nổi trội khó pha lẫn với bất kỳ một vùng miền nào

của đất nước, điều này đã được khơng ít nhà nghiên cứu, nhà chính trị nhận định.
15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Du - Hồ Chí Minh và Người xứ Nghệ , giáo sư Phong Lê , nxb Đại học
Vinh
Hà Tĩnh , Đất và người – Thái Kim Đỉnh
Lãng du xứ Nghệ - Nguyễn Trần Đức Anh

16



×