Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Xây dựng phương án nhằm giải quyết các trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp tại xã Nhân Thịnh - Lý Nhân - Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.02 KB, 64 trang )

Lời nói đầu
Đất đai là tài nguyên vô cùng giá trị, là tư liệu sản xuất đặc biệt trải quan
nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập
được và bảo vệ đất như ngày nay. Nước ta đất hẹp người đông, ngành nghề chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp, bình quân nông nghiệp trên đầu người vào loại
thấp đang tiếp tục giảm do tăng dân số, đô thị hoá công nghiệp hoá phát triển
cơ sở hạ tầng, mở rộng khu dân cư…..Nhận thức được đầy đủ về giá trị những
năm qua công tác quản lý và sử dụng đất đai có nhiều thành tựu. Tuy nhiên
trong công tác quản lý và sử dụng đất đai còn bộc lộ nhiều nhược điểm như sử
dụng đất chưa hợp pháp đây là vấn đề đang được các cấp các ngành quan tâm.
Thực tế cho thấy hậu quả của nó là rất lớn ảnh hưởng đến quy hoạch - kế hoạch
sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hạn
chế tính năng tác động của hệ thống cơ sở hạ tầng mà Nhà nước đầu tư xây
dựng ….mặt khác khi xử lý các đối tượng này thì giá trị mang lại rất to lớn cho
Nhà nước và nhân dân. Căn cứ vào tình hình thực tế của xã Nhân Thịnh thực
hiện quyết định 1025/2002/QĐ - UB ngày 24/9/2002 của UBND tỉnh Hà Nam
về việc giải quyết các trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp, nhằm đẩy
mạnhvà hoàn thành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để quản
lý và khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội. Qua
nghiên cúu tìm hiểu tỉnh hình thực tế về nội dung công việc xây dựng phương
án giải quyết cá trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp của xã Nhân Thịnh em
nhận thấy nguyên nhân dẫn đến những tác động ảnh hưởng của nó lại là không
nhỏ, ngoài ảnh hưởng trực tiếp nó còn ảnh hưởng gián tiếp đến công tác quản
lý đất đai nói chung và 1 số lĩnh vực khác nói riêng. Đối tượng được giải quyết
ở đây có rất nhiều loại khác nhau có hộ do chuyển nhượng, có hộ do bị lấn
chiếm, có hộ sử dụng sai vị trí….dẫn đến sử dụng chưa hợp pháp. Do đó khi
thiết lập hồ sơ trong phương án xử lý cần áp dụng phương pháp thu thập tài liệu
có đến thửa đất ở các thời ký sau đó đối chiếu với các quy định của luật đất đai,
1
cùng như văn bản của UBND các cấp ban hành để xác lập hành vi làm căn cứ
giải quyết. Trong chuyên đề thực tập này em đề cấp đến nội dung sau đây:


Chương I: Cơ sở lý luận khoa học về xây dựng phương án và các giải
pháp cơ bản nhằm giải quyết các trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp.
Chương II: Thực trạng về xây dựng phương án nhằm giải quyết các
trường hợp sử dụng đất đai xã Nhân Thịnh - Lý Nhân - Hà Nam .
Chương III: Một số giải pháp cơ bản và phương án nhằm giải quyết các
trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp tại xã Nhân Thịnh - Lý Nhân - Hà
Nam .
Quan hệ đất đai biểu hiện rất phức tạp do trình độ của các em có hạn
cũng như thời gian nâng cao tình hình thực tế không nhiều nên trong chuyên
đề báo cáo thực tập này khó tránh khỏi thiếu sót em mong nhận được sự góp ý
kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
2
C HƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG
PHƯƠNG ÁN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢI QUYẾT
CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG ĐẤT CHƯA HỢP PHÁP.
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG ĐẤT
CHƯA HỢP PHÁP.
1. Vị trí vai trò của đất đai.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có trước lao động và có cùng với quá
trình lịch sử phát triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động.
Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất
nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tông
tại của loài người, điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên
trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống xã hội kinh tế.
Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công
nghiệp xây dựng như gạch ngói, xi măng gốm xứ… Đất đai và cùng với các
điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành
các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm

năng tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng đất nước. Nhu cầu về đời sống kinh
tế xã hội rất phong phú và đa dạng. Khai thác lợi thế của mỗi vùng là tất yếu
khách quan để đáp ứng nhu cầu đó. ở nước ta trên cơ sở các điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, cả nước chia thành 7 vùng kinh tế sinh thái. Mỗi vùng có
những sắc thái riêng về đất đai và các điều kiện tự nhiên khác nhau. Sử dụng
đầy đủ và hợp lý đất của mỗi vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhằm phát triển kinh tế của đất nước.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Tuy
vậy đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế giáo dục, thì đất đai có vị trí khác
nhau. Đối với ngành nông nghiệp đất đai có vụ trí đặc biệt . Nó không nhưng là
chỗ đứng, chỗ tựa để lao động, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng
và thông qua sự phát triển của ngành sản xuất trông trọt mà cung cấp thức ăn
3
cho gia xúc, là nơi chuyền hết các tác động của con người vào cây trồng… Vì
vậy đất đai được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp được
gọi là ruộng đất và ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được. Không có ruộng đất không tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng
lao động, vừa là tư liệu lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động. Trong quá
trình phát triển xã hội, đất đai vẫn luôn luôn là đối tượng lao động. Để thu được
nhiều nông sản phẩm, con người cùng với các kinh nghiệm và khả năng lao
động với những phương pháp tác động tích cực vào ruộng đất baừng hàng loạt
quá trình lao động như: Cày bừa, làm cỏ, chăm sóc… mục đích của hoạt động
đó là nhằm thay đổi chất lượng ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và
tăng nông sản phẩm.
Trong nông nghiệp, ruộng đất cũng là tư liệu lao động, con người lợi
dụng có ý thức các tính chất tự nhiên của đất đai như lý học, hoá học, sinh vật
và tính chất khác để tác động nên cây trồng. Như vậy, quá trình lao động của
con người trong lĩnh vực nông nghiệp gồm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu là con
người làm cho đất đai thêm màu mỡ qua hoạt động cải tạo, giai đoạn kế tiếp là

giai đoạn mà con người sử dụng chất dinh dưỡng của đất để tác động nên cây
trồng. Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi một quốc gia. Nói
lên chủ quyền của mỗi quốc gia, là phải nói đến bộ phận lãnh thổ, trong đó có
đất đai tôn trọng chủ quyền quốc gia, trước hết phải tận dụng lãnh thổ của các
quốc gia đó. Từ xưa đến nay, đất đai vẫn là một trong những vấn đề quan trọng
nhất của cách mạng nước ta, được Đảng ra quan tâm hàng đầu hơn 5 thập kỷ
qua, từ cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN và cả
trong thời kỳ đổi mới.
Đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm vì nó đụng đến mọi người dân, mọi
tổ chức kinh tế - chính trị xã hội và cả đến quan hệ quốc tế. Như đã nói ở trên
đất đai có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt hàng đầu không thể thay thế trong sản
xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn thu nhập của hơn 80% dân số cả nước ta, tạo
ra nguồn hàng hoá thiết yếu không thể thay thế nổi của toàn xã hội với gần 90
4
triệu dân. Ngoài ra nó là nơi tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và hàng
nông sản xuất khẩu, trên thực tế những năm vừa rồi nó đã đem lại kim ngạch
đứng hàng đầu cho đất nước. Ngoài vai trò đối với sản xuất nông nghiệp, đất
đai còn là nơi ở từ khi con người sinh ra đến khi qua đời cũng phải có chỗ để
chôn cất, yên nghỉ vĩnh viễn, vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp và tế nhị.
Đất đai còn là điều kiện tiên quyết để thành lập các doanh nghiệp, cơ quan trụ
sở, là điều kiện để phát triển kết cấu hạ tầng, là nguồn nguyên liệu để sản xuất
ra các sản phẩm từ đất đai. Ngoài ra đất đai còn ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường sinh thái. Tóm lại, trong điều kiện của nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển
sang nền kinh tế thị trường, đất đai lại là một yếu tố cấu thành của sản xuất
hàng hoá, trở thành vật có giá không chỉ trong nông nghiệpmà trong mọi hoạt
động của con người, thì đất đai lại càng có ý nghĩa to lớn đối với đất nước ta.
Điều này đòi hỏi Đảng và Nhànước phải có chính sách cụ thể nhằm mục đích
đưa các loại đất vào sử dụng sao cho hợp lý nhất.
2. Những tác động ảnh hưởng của đối tượng sử dụng đất chưa hợp
pháp

Đất đai được coi là sở hữu toàn dân và Nhà nước giao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng với các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa
kế, thế chấp, góp vốn liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh, đã tạo ra cơ chế
và quản lý đất đai trong lúc chuyển sang nền kinh tế thị trường. Một điều dễ
nhận thấy là hiện nay các đối tượng đã tuỳ tiện vượt cả phạm vi pháp luật cho
phép. Nhất là ở các cơ sở đã gây ra tình trạng tranh chấp, khiếu kiện làm mốt
ổn định xã hội ở một số nơi. Hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, hối lộ, phạm
pháp này sinh ra từ quản lý đất đai có chiều hướng gia tăng. Vấn đề quản lý đất
đai vốn đã là rất phức tạp và quan trọng nhưng nay do tình trạng có nhiều đối
tượng sử dụng đất chưa hợp pháp gây ra ảnh hưởng, tác động đến bầu không
khí quản lý và sử dụng đất.
Trong phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất mà địa phương công
bố khi đi vào quản lý và sử dụng nó như một công cụ quản lý đất đai đắc lực thì
gặp phải một lực cản rất lớn là hiện tượng vi phạm quy hoạch - kế hoạch sử
5
dụng đất, các đối tượng sử dụng đất không thực hiện theo các hướng dẫn. Tình
trạng xây dựng nhà, cấp đất sai thẩm quyền, sai vị trí so với quy hoạch sử dụng
đất gâp phá vỡ hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai. Hầu hết các đối tượng sử
dụng đất không hợp pháp đảm bảo cơ sở hạ tầng, hoặc gây ra tình trạng ô
nhiễm môi trường, tăng chi phí cho việc giải phóng mặt bằng để thực hiện quy
hoạch sử dụng đất. ở các thành phố thị xã hiện tượng này diễn ra phổ biến vì
đất đai có giá trị, vả lại nguồn gốc đất đai cũng chưa thật rõ ràng cho nên các
đối tượng này thường hu vọng đất đai của mình sử dụng là hợp pháp, do vậy có
hiện tượng lấn chiếm, hợp pháp hoá quyền sử dụng đất không có các giấy tờ
hợp lệ. Các đối tượng này lại không thực hiện sử dụng mà lại giữ lại hoặc đứng
tên người khác cho người khác sử dụng dẫn để sử dụng sai mục đích, sai vị rí,
ảnh hưởng lớn đến mặt kiến trúc- không gian của quy hoạch sử dụng đất.
Để đưa các loại đất đai vào sử dụng đẩy đủ hợp lý, khi bước sang nền
kinh tế thị trường nguồn vốn đất đai lại càng quan trọng và tiến đến là các giao
dichj, mua bán… phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lúc đó mới được

tham gia vào các giao dịch này. Hiện nay nước ta đang thực hiện gấp rút việc
cấp giấy chứng nhận, hoàn thành việc lập hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ
việc quản lý đất đai, triển khai các quy định trong quản lý đất đai đến các đối
tượng sử dụng đất; thì gặp một hiện tượng là phải xử lý các đối tượng sử dụng
đất chưa hợp pháp, mà ở nhiều địa phương vấn đề này không đơn giản một
chút nào. Các đối tượng này muốn có cả đất mình sử dụng và giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của thửa đất đó. Rõ ràng là đất đó không hợp pháp nên
không thể tiến hành đăng ký, thống kê, kiểm kê diện tích mà chỉ là khoanh định
thửa chờ lúc cơ quan có chức năng xử lý. Điều này gây áp lực cho quản lý đất
đai làm giảm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên không đưa
các loại đất vào quản lý và sử dụng đầy đủ được. Lẽ đương nhiên là các đối
tượng sử dụng đất chưa hợp pháp sẽ khai man diện tích, sử dụng nhằm tránh
các nghĩa vụ với Nhà nước bình thưòng ra với một diện tích đất sử dụng thì
phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, lệ phí… nhưng do lợi ích sinh
lời của đất đai rất lớn nên các đối tượng này "móc lối" với cơ quan quản lý đất
6
đai nhằm thực hiện quyền sở hữu "Tư nhân" của mình để thu lợi. Đây là vấn đề
rất được quan tâm ở các vùng đất kề cận các khu công nghiệp, khu kinh tế, ven
đô thị. Phần đa là các hành vi vi phạm là lấn chiếm, làm giấy tờ hợp pháp thửa
đất, khu đất. Đây là nguyên nhân dẫn tới thất thoát của cải, tài sản quốc gia.
Theo định hướng đường lối của Đảng và Nhà nước tới năm 2020 đất nước ta sẽ
trở thành một nước về cơ bản là công nghiệp. Do vậy các khu kinh tế, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đổ vốn vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phục vụ cho sản xuất thì phải tiến hành giải phóng mặt bằng. Mặt khác do
đặc tính sản xuất công nghiệp lại phải sử dụng đến diện tích lớn: Về vị trí phải
ở các vùng thuận tiện, không phải là vùng sâu, gần các trung tâm dân cư, phải
có một khoảng không gian chống lân cận và sự hợp tác giữa các đơn vị thành
viên, vấn đề ô nhiễm môi trường của các đặc khu kinh tế… nên yêu cầu một
diện tích lớn, thuận tiện là bức thiết. Khi thực hiện lấy mặt bằng thì gặp phải
các hộ sử dụng đất không hợp pháp là kết quả của các hồ sơ sử dụng đất "ma"

làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng, thất thoát tài sản quốc gia khi xây dựng
các khu kinh tế…
Mặt khác các đối tác vào đầu tư ở Việt Nam lại muốn Nhà nước thực
hiện các nội dung quản lý này do vậy không thể thực hiện một cách đồng loạt.
Đây là "lực cản" cực lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Mối liên hệ gián giếp
này phải được xử lý ngay và triệt để. Mỗi năm cơ quan thi hành xử lý các đơn
khiếu kiện về đất đai thụ lý hàng vạn đơn. Đây là nguồn gốc gây ra tình trạng
mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, làm giảm lòng tin của đồng bào vào các
chính sách, pháp luật đất đai gây hậu quả rất nguy hiểm. Nguyên nhân là do các
hộ sử dụng đất chưa hợp pháp (lấn chiếm, lan cạp ngõ xóm, đường làng, thậm
trí là lấn chiếm cả thổ…) gây ra. Theo cục thống kê Nhà nước thì đặc điểm
chung của các đối tượng này là chốn tránh trách nhiệm vơí nhà nước, gây mất
đi tính quan hệ giữa các đối tượng sử dụng với Nhà nước được thiết lập từ
trước đến giờ. "Tôi cũng sử dụng một diện tích như thế lại phải đóng các khoản
lệ phí rất khác, cao hơn… đối tượng sử dụng đấ cạnh nhà tôi" đây là lời trích
của một đơn khiếu kiện của công dân ở xã Hưng Công - Bình Lục - Hà Nam.
7
Qua đây ta thấy tính ảnh hưởng của các đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp
mà hậu quả của nó rất dễ gì mà giải quyết một sớm, một chiều. Một bộ phận
đất đang nằm trong tay các đối tượng sử dụng chưa hợp pháp làm giảm đi tính
hữu ích của các công trình xây dựng. Thật vậy theo điều tra của cơ quan thi
hành luật đất đai tỉnh Hà Tây cho biết là: Phần diện tích đất 2 bên đường láng
Hoà lạc đã có chủ sử dụng nhưng không phải là chủ sử dụng như trong phương
án phê duyệt. Hai bên đường là được sử dụng cho các dịch vụ cơ sở sản xuất
công nghiệp nhưng trên thực tế các chủ sử dụng nay lại làm nhà ở trong tương
lai, hoặc găm đất để nhằm bán thu lợi từ đó làm mất, giảm tính hữu ích của các
cơ sơt hạ tầng mà Nhà nước đầu tư. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự như
con đường số 5 đi Hà Nội Hải Phòng như trước đây. Các loại đất này không
được đưa vào sử dụng mà làm tăng các khoản chi phí giải phóng mặt bằng khi
thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã phê duyệt. Các nguồn vốn đầu

tư của Nhà nước không được thu lợi mà còn phải cho ra thêm để "mua lại
quyền sử dụng đất" của các đối tượng này. Đất đai là nguồn vốn to lớn của đất
nước, các quan hệ thị trường đất đai đang đóng góp không nhỏ vào tình hình
phát triển kinh tế nói chung. Với các đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp đây
là cơ hội để họ "rút" tiền vào hoạt động động cơ đất đai nhằm kiếm lời chênh
lệch từ đó đồng vốn đó không chỉ "nằm chết" mà đất đai còn không sinh ra lời.
đến lượt nó giá cả đất đai tăng do cung bị kìm chặt. Cầu l;ại tăng theo mức số
cộng lên gây ra sự mất bình ổn trong cơ chế giá cả, giá cả của thị trường trong
đời sống. Hiện nay xuất hiện tính bất cập là Việt Nam đất chật người đông, giá
cả đất đai Việt Nam vào loại cao nhất thế giới nhưng lại khả năng sinh lợi rất
thấp ở hầu hết các loại đất. Luật đất đai lại quy định đất đai thuộc sở hữu toàn
dân nên lợi ích kinh tế từ đất đai sinh ra phải thực hiện phân phối như thế nào
cho hợp lý ? Như ta thấy một số địa phương có rất nhiều đối tượng không có
đất để sản xuất, ấy thế mà lại có một phần diện tích đất đai sử dụng chưa hợp
pháp nằm trong tay một số đối tượng. Việc này chúng ta phải giải quyết như
thế nào ? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới các đối tượng sử dụng đất chưa hợp
pháp,nhưng có một nguyên nhân cần được quan tâm và giải quyết là ngay trong
8
chính các cơ quan thi hành quản lý đất đai. Việc các cán bộ đại diện, nhân danh
cơ quan tự động chuyển nhượng, hoặc làm các thủ tục hợp pháp hoá quyền sử
dụng đất trái với pháp luật quy định. Đây là mối liên hệ ngược lại cần phải xoá
bỏ triệt để ngay trong tâm lý của các nhà quản lý, nó gây ra nạn tham nhũng,
tham ô. Em giám chắc rằng vấn đề này xử lý rất phức tạp khó khăn nhưng có
một giải pháp ngăn ngừa là các đối tượng sử dụng đất nếu có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì hạn chế đi rất nhiều. Nhiều địa phương đất đai giao cho
tập thể - cơ quan sử dụng làm nguồn vốn ban đầu do Nhà nước cấp, nhưng lại
bị cán bộ biến thành đất riêng, họ làm thủ tục chyển đổi, chuyển nhượng… cho
các đối tượng khác sử dụng. Tình trạng này rất phổ biến do tâm lý "chung"
quyền sử dụng của đơn vị mình.
Qua trên chỉ là một số tác động ảnh hưởng phần nào đến đời sống kinh tế

xã hội của các đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp, do vậy việc xây dựng
cách thức xử lý các đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp này là điều bức thiết,
cần phải làm ngay để đưa các loại đất đai trở thành một nguồn vốn như luật đất
đai đã khẳng định.
II.VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
ĐẤT CHƯA HỢP PHÁP.
1. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai.
Đất đai là nhu cầu vật chất thiết yếu của loài người, là yếu tố quan trọng
bậc nhất cấu thành bất động sản . Trong những năm qua khi chuyển sang nền
kinh tế thị trườngg, những yếu tố thị trường, trong đó có thị trường bất động
sản đang trong quá trình hình thành. Hiện nay thị trường hàng hoá, dịch vụ phát
triển nhanh chóng nhưng mang tính tự phát, thị trường lao động chưa có thể
chế rõ ràng, tự phát. Thị trường vốn công nghệ còn yếu kém. Do vậy hình
thành các loại thị trường là nhu cầu cấp bách nhằm đáp ứng đòi hỏi của sản
xuất và đời sống. Nhà nước đóng vảitò là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự hình
thành đồng bộ các loại thị trường tạo ra nền kinh tế đa dạng. Tăng cường năng
lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất đai bắt nguồn từ nhu cầu khách
quan của việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất và phát triển hợp lý nó
9
đáp ứng yêu cầu đời sống của nhân dân và do đặc tính định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ra quy định. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai được thể hiện
trong pháp luật đất đai 1993,1998, 2001, 2003. Về cơ bản bao gồm các nội
dung như sau:
Trước hết là thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch
phân bổ và phát triển đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích
kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, đạt hiệu quả
cao và tiết kiệm, đảm bảo xây dựng và phát triển nhà ở trên đất hợp lý, giúp
cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai và quá trình xây dựng, cải tạo và phát
triển đất đai, giúp người sử dụng đất có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử
dụng đất đai có hiệu quả cao. Thông ưua công tác đánh giá phân hạng đất Nhà

nước nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai, về số lượng và chất lượng để làm căn cứ
cho các biện pháp kinh tế xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử
dụng đất đai có hiệu quả và xây dựng các công trình trên đất hợp lý. Nhằm điều
hành, điều chỉnh các quan hệ đất đai tạo cơ sở pháp lý để quyền lợi và lợi ích
chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những
quan hệ về đất đai. Nhà nước ban hành và thực hiện hệ thống chính sách đất đai
như chính sách giá cả, chính sách thuế, chính sách đầu tư… Nhà nước kích
thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các các cá nhân sử dụng đầy đủ hợp lý
đất đai, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất đai và bảo vệ
môi trường sinh thái. Để đảm bảo thực hiện chính sách đất đai có tính hệ thống,
và xem xét tính thực tiễn của các chính sách thông qua việc kiểm tra giám sát
quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước nắm chắc tình hình diễn biến về sử dụng
đất đai và xây dựng công trình trên đất đai cải tạo phát triển đất đai, phát hiện
những vi phạm và giải quyết những vi phạm pháp luạt đất đai.
2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với các đối tượng sử dụng đất
chưa hợp pháp.
Đất đai ngày nay có một vị trí cực kỳ quan trọng, khi bước sang cơ chế
thị trường thì việc đưa các loại đất đai vào sử dụng sao cho hiệu quả, tiết kiệm
10
hợp lý vũng như bảo vệ các quỹ đất là công việc thường xuyên liên tục của Nhà
nước.
Do vậy việc xử lý các đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp là việc rất
bức bách đây là vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm. Tuy nhiên để xây dựng
được một quy chế xử lý đối với các đối tượng này thì trước hết phải căn cứ vào
nguyên nhân nào dẫn tới các hành vi sử dụng đất chưa hợp pháp. điều 36 pháp
luật đất đai 2003 có quy định.
- Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất
trồng từng, đất nuôi trồng thuỷ sản.
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, sang sử dụng vào mục
đích khác.

- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc thuê đất.
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
Tất cả các biến động trên đều phải được phép của cơ quan quản lý đất
đai có đủ thẩm quyền. Đối với một số trường hợp chuyển từ đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặt dụng, đát phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất sang đất phi
nông nghiệp có thu tiền đất sử dụng đất… thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Những hoạt động trên lại không được các cơ quan Nhà nước cho phép hoặc
người sử dụng đất tự động chuyển sang mdd sử dụng của riêng mình. Nhằm
chốn tránh thì không đăng ký với cơ quan nhà nước. Đây là một nguyên nhân
cơ bản dẫn tới các đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp. Hơn thế nửa tại các cơ
quan quản lý đất đai có một số cán bộ giao đất hoặc xác nhận cho các đối tượng
sử dụng đất vượt thẩm quyền của mình. Qua nghiên cứu tình hình sử dụng đất
tại một số xã của tỉnh Hà Nam thì em thấy. Hành vi lấn chiếm, lan cạp, cấp sai
thẩm quyền, làm nhà sai vị trí quy định là nguyên nhân cơ bản dẫn tới các đối
tượng sử dụng chưa hợp pháp. Trên đây chỉ là một số nguyên nhân cơ bản
mang tính lý luận dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
11
Căn cứ vào thông tư số 1990/2001/TT - TCĐC. Hướng dẫn đăng ký đất
đai lập hồ sơ địa chính và cấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào Nghị định số 17/NĐ - CP quy định về thủ tục, chuyển đổi
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế thế chấp.
Căn cứ Nghị định số 38/NĐ - CP về thu tiền sử dụng đất và một số văn
bản của Nhà nước quy định về các loại giá đất, hạn mức sử dụng đất… mà các
địa phương xây dựng phương án xử lý sao cho hợp lý với tình hình thực tế ở
địa phương mình quản lý. Hiện nay ở các địa phương đang hình thành nhiều
phương án xử lý khác nhau đối với từng đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp.
Để có được một luận cứ khoa học thì việc căn cứ vào đặc điểm, loại hình vi
phạm, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đây là phần "cứng " cần

phải có thêm phần "mềm" để đưa các quyết định giải quyết cho các đối tượng
này. Đây là một đặc thù trong quản lý đất đai.
Pháp luật đất đai năm 2003 cũng đã quy định rất rõ về xử lý vi phạm
Điều 140 có quy định về xử lý đối với người vi phạm như sau:
Người nào lấn chiếm đất đai không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không
đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đất, không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, các thủ tục
hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyển quyền
sử dụng đất trái phép hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự…
Đây là định hướng, là khuynh hướng pháp lý các địa phương, căn cứ vào
đó để đưa ra hình thức xử phạt hành chính. Hiện nay đang áp dụng hình thức
kinh tế, hành chính, để xử lý các đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp.
III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG ĐẤT CHƯA HỢP PHÁP .
1.Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các đối tượng sử
dụng đất chưa hợp pháp.
12
Việc áp dụng các hình thức khác nhau trong xử lý các đối tượng sử dụng
đất chưa hợp pháp ở nước ta trong những năm qua đã đạt được một số kết quả
như sau:
Đại bộ phận các loại đất đã được thống kê và giao cho các chủ sử dụng
cụ thể. Việc xác định các đối tượng sử dụng hợp lý là đơn vị tự chủ, các đối
tượng này là chủ trên mảnh đất được giao, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn do
phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Qua xử lý các đối tượng sử dụng đất
chưa hợp pháp khắc phục dần tình trạng bất hợp lý, nắm được quỹ đất đai để
điều chỉnh cho hợp lý hơn. Việc xử lý các đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp
thúc đẩy việc giao sẵn sàngất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo ra cơ
sở và động lực cho sự tự chủ của người sử dụng đất và trên cơ sở đó góp phần

dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội đất nước.
ở nhiều địa phương khi tiến hành đồn điền đổi thửa để có một khuôn
viên đất đủ rộng phục vụ cho sản xuất hàng hoá thì gặp phải lực cản là việc hợp
pháp hoá các thửa đất liền cận. Do vậy việc xử lý các đr sử dụng chưa hợp
pháp này đây là vấn đề đang được quan tâm.
Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê đất sử dụng sai mục đích được
khắc phục, hạn chế phần nào. Đất đai được sử dụng hợp lý hơn, tình trạng
manh nún đất đai được khắ phục. Tạo điều kiện xác lập đất đai là một yếu tố rất
quan trọng vận động trong quá trình sản xuất hàng hoá, cho việc phân phối lao
lao động và cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấy kinh tế nông nghiệp và dịch
vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Việc ban hành nhiều văn bả về khung giá, quy định của Bộ tài chính về
mức xử phạt trong từng bước ngăn ngừa hiện tượng đầu tư, găm đất nhằm trực
lợi khi thực hiện hành vi chuyển nhượng.
Tình trạng khiếu kiện về đất đai có xu hướng giảm đi rõ rệt theo thống kê
hàng năm có trên 10 vạn khiếu kiện liên quan đến đất đai chiếm tới 65% tổng
số vụ việc khiếu kiện của công dân. Hiện tượng tranh chấp trong nội bộ nhân
dân về ranh giới diện tích, lấn chiếm ngõ xón được xử lý khá triệt để ở nhiều
địa phương. Hiện tượng đòi lại đất cũ do người khác đang quản lý sử dụng
13
được xử lý ngay. ở một số địa phương có người nơi khác tới mua đất nhằm
kiến lợi bị quản lý chặt chẽ, muốn có đất để sử dụng phải có đầy đủ chứng nhận
của địa phương, hiện tượng này không cong phổ biến như trước đây. Trước đây
việc tranh chấp, khiếu kiện đất đai trong quá trình thực hiện chuyển quyền sử
dụng đất được nhiều địa phương vẫn thực hiện giải quyết khi chưa đủ căn cứ
như ở Củ Chi - thành phố Hồ Chí Minh nhưng nay được khắc phục, giữ vững
được ổn điịng tình hình kinh tế - xã hội. Tính riêng năm 2003 cả nước đã xử lý
được 10.7080 các đối tượng sử dụng đất không hợp pháp. Thu hồi 203.578 ha,
thu về cho ngân sách Nhà nước 192 tỷ đồng. Đến lượt nó có rất nhiều dự án
được đi vào hoạt động khi xử lý tiến hành, hoặc Nhà nước làm việc "dọn

đường" lấy mặt bằng từ các hộ sử dụng đất không hợp pháp mà đây là vấn đề
no ngại của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên đây chỉ là một số kết quả đạt được
khi thực hiện xử lý các đối tượng sử dụng đất chưa hợp pháp. Tuy nhiên vấn đề
đất đai rất phức tạp chúng ra cần phải làm, và xử lý các hiện tượng vi phạm
pháp luật đất đai mạnh hơn, kiên quyết hơn.
2. Một số những định hướng cơ bản nhằm giải quyết các trường hợp
sử dụng đất chưa hợp pháp.
Quản lý đất đai thì Nhà nước nào cũng làm tuy không phải Nhà nước nào
cũng "thống nhất quản lý" nhưng làm "đại diện của sở hữu đối với đất đai của
cả nước" là điều ít gặp, đây là cách lựa chọn xuất phát từ những hoàn cảnh
chính xã hội cụ thẻ của Việt Nam. Vậy là về mặt pháp lý, vai trò đại diện chỉ sở
hữu Nhà nước đối với đất đai đã được xác định. Quyền sở hữu Nhà nước đối
với đất đai được thể hiện trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là hai mặt của
một vấn đề, là hai nấc cơ bản trong quá trình tổ chức khai thác, sử dụng tài
nguyên đất - Điều chưa xác định rõ có thể là ở những nấc tiếp theo khi xử lý
những quan hệ cụ thể về kinh tế và quản lý. Mục tiêu quản lý Nhà nước về đất
đai là vừa khai thác tốt tài nguyên đất đai vừa điều tiết lợi ích từ đất theo
nguyên tắc của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Khi bước sang cơ chế thị
trường, cũng như những tồn tại trong quản lý là còn bộc lộ nhiều bất cập đây là
nguyên nhân gây khó khăn khi thực hiện công tác quản lý. Trước hết là công
14
tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất với các hoạt động khai thác sử dụng đất đã
được phê duyệt, nhưng có một số đối tượng không thực hiện theo. Có những tổ
chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đát để xây dựng công trình lại không
làm thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật như thành phố
Hồ Chí Minh có 520 dự án, tỉnh Bình Dương 186 dự án. Tình trạn này vẫn
chưa được xử lý, các đối tượng sử dụng đất vẫn đương nhiên được hưởng các
quyền lợi không chính đáng. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái
phép diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các vùng ven đô thị do đất đai ở khu vực
này có giá trị. Kết quả kiểm tra ở 22 tỉnh, thành phố có 39.728 vụ với diện tích

3800ha có nhiều trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng lại
không có đầy đủ các nội dung do pháp luật quy định như hộ khẩu trường trú tại
địa phương, có trường hợp chuyển nhượng lại nhiều lần gây hậu quả rất phức
tạp và gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai. Mặt khác việc thực hiện kế
hoạch sử dụng đất cảu các địa phương còn gặp nhiều "vướng mắc" chưa thật
sát với quy hoạch được duyệt, nội dung của kế hoạch còn khái quát. Qua
nghiên cứu thực té tại xã NhânThịnh - tỉnh Hà Nam em thấy: Việc xử lý các đối
tượng sử dụng đất chưa hợp pháp chưa rõ ràng, chưa có khung hình phạt,xử lý
thích đáng với các đối tượng này.
Ở một số địa phương nhiều công trình "mọc" lên không đúng với quy
định: Như xây dựng sai vị trí, sai diện tích, tiến độ xây dựng chậm, đất bỏ
hoang boá, không sử dụng đất… Tình trạng vi phạm quản lý đất đai còn là phổ
biến biểu hiệ ở nhiều cấp độ khác nhau. Như xây dựng, mở rộng các công trình
không làm thủ tục, lấn chiếm đất công, đất di tích lịch sự văn hoá… nói tóm lại
trong quản lý và sử dụng còn nhiều bất cập, tình trạng các đối tượng sử dụng
đất còn nhiều nhưng là chưa được xử lý có hệ thống. Do vậy khi bước sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước thì vấn đề đất đai cũng có vai trò
quan trọng hơn bao giờ hết. Những thành tựu mà ta thu được khi thực hiện việc
khai thác và sử dụng đất đai là rất lớn. Nhưng để đưa đất đai trở thành một tư
liệu sản xuất có vai trò quan trọng, là nguồn vốn to lớn của đất nước thì công
15
tác quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là việc xử lý các đối tượng sử dụng đất
cần tập trung vào một số nội dung quản lý sau đây.
Về việc hợp pháp quyền sử dụng đất cho các đối tượng này cần xác định
các vấn đề sau:
+ Điều kiện được hợp pháp hoá quyền sử dụng đất.
+ Mức diện tích được hợp pháp hoá quyền sử dụng đất.
+ Thẩm quyền hợp pháp hoá quyền sử dụng đất.
Về thu hồi đất của các đối tượng này. Cần phảu xem xét các tiêu chí sau:
Phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất, tính hợp lý

và thực trạng của việc sử dụng đất để xem xét thu hồi. Cần nâu ra các điều kiện
thu hồi đất:
+ Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
+ Vị trí đất không phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.
+ Sử dụng đất không đúng mục đích theo dự án được phê duyệt.
+ Sử dụng đất không hiệu quả.
+ Đã hết thời hạn giao đất, cho thuê đất mà không được cơ quan có thẩm
quyền cho phép tiếp tục sử dụng đất…
Trong phương án tài chính khi xử lý các đối tượng sử dụng đất không
hợp pháp cần quan tâm đến các vấn đề sau:
+ Loại đất, giá đất và tiền sử dụng đất.
+ Tiền thuê đất khi giải quyết các trường hợp sử dụng đất chưa hợp
pháp.
+ Lệ phí địa chính.
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
+ Quản lý tiền sử dụng đất, tiền phạt, và các khoản khác.
Đất đai là tài sản quý giá của mỗi quốc gia , ở nước ta biểu hiện vi phạm
pháp luật đất đai rất đa dạng trong đó có các đối tượng sử dụng đất chưa hợp
pháp: Đây là một lực cản lớn trong quản lý và sử dụng. Để đưa công tác quản
lý đất đai vào đúng quỹ đạo của nó thì vấn đề này cần được xử lý một cách triệt
để. Tuỳ theo hoàn cảnh, biểu hiện của tình trạng này mà có phương án xử lý
16
sao cho hợp lý, phù hợp với lòng mong đợi của nhân dân là "đất đai thuộc sở
hữu toàn dân Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu".
17
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN NHẰM
GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG ĐẤT CHƯA HỢP PHÁP
TẠI XÃ NHÂN THỊNH LÝ NHÂN HÀ NAM.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.Vị trí địa lý .

Xã Nhân Thịnh nằm ở phía đông bắc huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam. Diện
tích tích tự nhiên là : 1104,87 ha, số hộ khẩu thường trú năm 2003 là:
9657 người, mật độ dân số : 874,04 người/km
2
,Phía Bắc giáp xã : Nhân
Hưng, Phía Tây giáp xã : Nhân Đạo Phía Đông giáp xã : Nhân Bình, Phía
Nam giáp xã : Phú Phúc và một phần giáp Sông Hồng.
Xã Nhân Thịnh cách thị trấn Vĩnh Trụ khoảng 15 km. Địa hình Nhân
Thịnh nằm ở khu vực ven sông Long Xuyên và sông Hồng của huyện Lý
Nhân, do làm tốt công tác thủy lợi phục vụ tưới tiêu nên sản xuất nông
nghiệp khá ổn định. Xã Nhân thịnh nằm dọc ven sông Hồng và một phần
ven sông Long Xuyên, chiều dài gần 7km có 1/4 diện tích đất màu; 3/4
diện tích đất ở và đất canh tác. Mặt bằng cao thấp không đồng đều, có
nhiều thùng ao và ao rạch nhỏ.
Xã Nhân Thịnh nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trong năm bình
quân là : 25,5
o
C , nhiệt độ cao khoảng 34-35
o
C vào tháng 6 và tháng 7,
nhiệt độ thấp khoảng 7-8
o
C vào tháng 1-2, độ ẩm bình quân năm 84,7 %,
lượng mưa trung bình khoảng 1885 mm. Số giờ nắng trong năm khoảng
1687 giờ. Nguồn nước tưới tiêu và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào các tuyến kênh mương thủy lợi nội
đồng, các sông Hồng, sông Long xuyên và hệ thống kênh S
12
, CT
15

, S
1
-
S
3
.
2. Thực trạng về phát triển kinh tế xã hội xã :
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng nhân dân xã và các ban ngành với dân số
là : 9657 người bằng 1,169 % dân số của tỉnh, diện tích tự nhiên1104,87
ha bằng : 1,3 % diện tích tỉnh, kinh tế xã hội xã Nhân Thịnh thời gian qua
18
giữ được ổn định và phát triển theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nhưng do điểm xuất phát thấp, nên xã Nhân Thịnh đến nay vẫn là xã nông
nghiệp là chính với 69,65 % tỷ trọng thu nhập của dân cư của xã và có tới
99,83 % dân số nông thôn.
-Tăng trưởng kinh tế của xã đạt loại khá trong huyện Lý Nhân, ngành
nông nghiệp là có mức tăng trưởng cao hơn tất cả. Tuy nhiên các ngành
công nghiệp, xây dựng lại không tăng.
-Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế : phần lớn thu nhập của xã là có nguồn là
sản xuất Nông Nghiệp nhưng theo số liệu điều tra có sự chuyển dịch tích
cực trong nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng thuần nông.
Tuy chuyển dịch có chậm nhưng nhìn chung cơ bản là đúng, tạo điều kiện
thúc đẩy kinh tế phát triển, thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
* Thực trạng phát triển một số ngành và lĩnh vực.
Nhịp độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp đạt loại khá 5,8 %/năm trong
suốt thời kỳ 1993-2003 (số liệu cục thống kê tỉnh). Từ đồng chiêm trũng
độc canh lúa và tính tự cung , tự cấp đã chuyển dần sang sản xuất hàng
hóa giá trị sản xuất trên 1 ha tăng dần.
-Sản xuất lương thực tăng cả về diện tích và năng xuất. Diện tích gieo

trồng năm 1993 là 203 ha, năm 2003 là : 259,45 ha tăng : 56,45 ha năng
xuất lúa cả năm là 24,6 tạ/ha/năm 1993; lên 56,7 tạ/ha/năm 2003. Đưa sản
xuất lương thực quy thóc từ 49.938 tấn , lên 14.645,9 tấn đưa bình quân
lương thực/người từ 436 Kg lên 452 kg trong đó khi dân số tăng lên từ
7652 người năm 1993 lên 9657 người năm 2003 và phải chuyển sang 12
ha đất canh tác sang sử dụng vào mục đích khác, năm 2004 diện tích này
0,13ha.
-Chăn nuôi tại xã nhìn chung phát triển chậm đàn trâu bò chủ yếu là sử
dụng làm cung cấp sức kéo, ở một vài năm gần đây do đưa máy móc vào
thay thế cho trâu nên số này được bán để thịt, đàn lợn của xã và đàn gia
cầm cũng tăng. Xã hiện đang dẫn đầu về sản lượng đàn vịt của huyện.
19
-Dịch vụ của xã chưa phát triển chủ yếu là các dịch vụ thu mua sản phẩm
nông nghiệp như lúa, gạo, sản phẩm của nó là thóc phục vụ cho chăn nuôi.
Xã cũng đã có nhiều hộ làm nghề hàng xáo buôn bán gạo ra các tỉnh và
thành phố.
-Về giáo dục , số học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông tới trường năm
sau cao hơn năm trước năm 1993-2003 tăng 1652 học sinh. Hiện tại xã có
1 trường trung học cơ sở và 1 trường phổ thông trung học. Các trường này
được kiên cố hóa. Về chăm sóc sức khỏe, Y tế nhìn chung còn thấp số bác
sĩ trên đầu người rất thấp1/1300 . Về xây dựng cơ sở hạ tầng các làng,
thôn, xóm thuộc xã được kiên cố hóa bằng bê tông tới 86 % số máy điện
thoại /người là 6 máy/500 người.
-Dân số của xã trong thời gian qua tăng nhưng có xu hướng giảm trong
giai đoạn 2001-2003 còn 0,89 %/năm. Dân số tập trung ở nông thôn là
chính. Nguồn lao động tại xã khác dồi dào, tỷ trọng độ tuổi lao động
chiếm 16,52 %. Được phân bổ vào các độ tuổi :
- Trong độ tuổi lao động : đang đi học chiếm : 2,8 %
- Trong độ tuổi lao động : làm nội trợ : 0,87 %
- Trong độ tuổi lao động : không có việc làm 16,34 %

- Trong độ tuổi lao động : tham gia lao động : 79,99 %
Theo dự báo nguồn lao động không có việc làm đang có xu hướng gia
tăng. Phần lớn các lực lượng này đi làm các công việc phu hồ, mộc tại các
địa phương khác : Hà Tây, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh khác.
Nhiều đối tượng phải di dời tới các tỉnh vùng xa xôi như : Gia Lai, Đắc
Lắc, Lâm Đồng để xây dựng kinh tế.
3. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Nhân Thịnh huyện Lý
Nhân tỉnh Hà Nam.
3.1 Đặc điểm chung về quản lý và sử dụng đất tại xã Nhân Thịnh.
Là tỉnh đầu tiên triển khai xây dựng lưới tọa độ địa chính và thành lập bản
đồ địa chính có tọa độ. Thực hiện Luật đất đai năm 1987. Công tác quản
20
lý lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã được đẩy mạnh phục vụ đắ lực cho
công tác giao đất ở các hộ nông dân. Nhình chung công tác đăng ký, đo
đạc, lập bản đồ địa chính có tọa độ ngày đi vào hoàn tất.
- Về ranh giới hành chính thì xã không có gì thay đổi từ khi Luật đất đai
năm 1993 - 2003 nhưng về diện tích có tăng do trước đây phương pháp
tính toán và chưa lập đầy đủ bản đồ địa chính cho các thôn, xóm, diện tích
tăng này không đáng kể.
- Tình hình triển khai công tác quản lý đất đai theo Luật đất đai. Ngay sau
khi luật đất đai 2003 có hiệu lực, xã đã quán triệt sâu rộng tới các thôn
xóm và cử nhiều cán bộ xã đi thực tập, cập nhật thông tin, đài phát thanh,
báo, tuyên truyền tới người sử dụng đất và tiến tới pháp luật đất đai đi vào
đời sống - cuộc sống nhân dân tại xã.
- Công tác điều tra đo đạc, lập bản đồ địa chính xã. Đến nay xã đã hoàn
thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho đất khu dân cư
và đất ngoài đồng.
- Công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất. Ngay sau khi có luật đất đai
1987; 1993 ; 2003 Xã đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã phục
vụ cho xây dựng, sản xuất , phát triển dân cư nông thôn. Nhìn chung công

tác lập quy hoạch của xã vẫn phải điều chỉnh, bổ sung khi tỉnh có phương
án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Quy hoạch đất đai của xã góp
phần vào quản lý và sử dụng đất ngày càng hiệu quả.
- Công tác giao đất, cho thuê đất: Xã đã giao được 6,735ha đất làm nhà ở
cho 214 hộ trong giai đoạn 1990-2003 . Phần diện tích đất này lấy vào đất
nông nghiệp của các thôn xóm được ở các ven làng, ven đường giao
thông. Việc giao đất nông nghiệp ổn định, cũng như đất dân cư ổn định
lâu dài đã làm cho nông dân gắn bó với đất đai, sản xuất phát triển.
- Công tác đăng ký cấp GCN QSD đất.
Toàn xã đã hoàn thiện hồ sơ địa chính cấp GCN QSD đất nông nghiệp cho
tất cả các hộ thực hiện theo thông tư 1990/TT-TCĐC và thông tri 25/UB
21
ủy Ban nhân dân tỉnh Hà Nam. 56 % số hộ được cấp GCN QSD đất ở (đất
khu dân cư nông thôn).
- Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại , tố cáo, tranh chấp đất đai.
Xã đã phối hợp với các cơ quan ban ngành như : Thanh tra sở địa chính
cũ, Cơ quan bảo vệ như Công an kiểm tra nhiều vụ vi phạm pháp luật đất
đai như vụ ông Nguyễn Văn Khoan đã tự động nhảy dù ra làm nhà trên
đất bảo vệ hành lang giao thông đường đê sông Hồng. Theo tổng kết báo
cáo của các bộ địa chính xã cho biết thì năm 1998 tình hình vi phạm Pháp
luật đất đai mạnh nhất với 68 vụ phần lớn là tự chuyển mục đích sử dụng
đất : Xây dựng trên đất nông nghiệp. Nhìn chung tình hình sử dụng đất
trái Pháp luật được khắc phục. Nhưng hiện tượng tranh chấp đất đai tại xã
vẫn thường xảy ra có vụ năm 2000 xảy ra án mạng (Em không đưa ra đối
tượng bị hại và đối tượng vi phạm). Có nhiều đối tượng còn hành hung
cán bộ địa chính khi thực hiện hành vi tranh chấp đất ở. Nhiều đơn khiếu
nại tố cáo về đất đai vượt cấp. Năm 1996-2003 xã tiếp nhận 204 đơn khiếu
kiện, tố cáo. Công tác hòa giải quyết các vi phạm pháp luật đất đai tại các
thôn xóm được đẩy lên cao là phương án giải quyết mà xã thường thực
hiện và mang lại nhiều, rất nhiều kết quả. Giải quyết được 120 vụ

(1998-2001) . Đặc biệt năm 1999 tại thôn Giá thực hiện giải quyết được
21 vụ. Hiện nay các đơn thư khiếu nại tuy vẫn còn nhưng đã hạn chế đi rất
nhiều các đơn thư khiếu nại vượt cấp.
3.2 Tình hình sử dụng đất đai tại xã Nhân Thịnh.
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng (năm 2004)
- Tổng diện tích đất đai xã Nhân Thịnh được giao cho các đối tượng sử
dụng sau : Hộ gia đình được giao quản lý sử dụng 678,58 ha đất tự nhiên.
Chiếm 61,42 % diện tích tự nhiên của xã bao gồm đất nông nghiệp :
627,117 ha và đất ở nông thôn 51,11 ha.
- Các tổ chức kinh tế được giao : 2,27 ha chiếm 0,2 % diện tích tự nhiên
của xã. Trong đó chia ra : 0,52 ha là đất nông nghiệp, 1,75 ha đất phi nông
22
nghiệp. Các loại đất này dùng để sản xuất nông nghiệp : cây hàng năm và
xây dựng trụ sở.
- UBND xã quản lý 209,49 ha bằng 18,96 % diện tích đất tự nhiên toàn xã
bao gồm đất nông nghiệp 83,33 ha, đất phi nông nghiệp 126,11 ha.
Loại đất có mặt nước thuộc đất nông nghiệp UBND xã tiến hành cho đấu
thầu là 28,77 ha sử dụng vào mục đích nuôi cá, thả vịt. Riêng đất trồng
cây hàng năm UBND xã quản lý sử dụng 22,77 ha.
- Các đối tượng khác đang quản lý và sử dụng 4,53 ha bằng 0,41 % diện
tích đất tự nhiên. Trong đó 1,51 ha là đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp 3,02 ha.
- Đất chưa giao cho thuê sử dụng là : 210,05 ha chiếm 19,01 % diện tích
tự nhiên đất chưa sử dụng là : 210,05 ha; gồm các loại đất sau :
- Đất bằng chưa sử dụng : 1,06 ha
- Đất chưa sử dụng : 140,98 ha
- Đất sông suối chưa sử dụng khác : 28,34 ha
3.2.2 Tình hình sử dụng đất theo loại hình sử dụng .
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 1104,87 ha được chia vào các mục đích
sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp như sau .

* Đất nông nghiệp : với tổng diện tích : 712,83 ha chiếm 64,52%, hộ gia
đình sử dụng 627,47 ha (88,025 %); các tổ chức kinh tế sử dụng : 0,52
ha(0,73 %); UBND xã quản lý sử dụng : 83,33 ha(11,69 %); Các đối
tượng khác sử dụng 1,51 ha (0,212 %) bao gồm có :
+ Cây hàng năm : 549,46 ha
+ Đất trồng lúa màu : 418,12 ha
+ Đất trồng cây khác : 131,44 ha
Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản : 111,10 ha
* Đất phi nông nghiệp : 130,88 ha (11,86 %) bao gồm :
Đất xây dựng cơ bản : 7,98 ha
23
Đất giao thông : 49,09 ha
Đất thủy lợi và đất mặt nước chảy : 60,22 ha
Đất NVL xây dựng : 2,63 ha
Đất nghĩa địa : 10,63 ha
Đất ở nông thôn : 51,11 ha
Được chia ra vào các mục đích sử dụng sau :
Đất xây dựng trụ sở cơ quan : 2,62 ha
Đất cho sự nghiệp giáo dục đào tạo : 2,59 ha
Đất cho sự nghiệp Y tế : 1,38 ha
Đất cho thể dục thể thao : 2,61 ha
Đất xây dựng các Công trình khác : 8,7 ha
Tổng diện tích đất giao thông của xã là : 49,09 ha trong đó chia ra :
- Đất giao thông liên xã : 17,87 ha chiều dài 17,7 km
- Đất đường giao thông thôn xóm : 30,828 ha chiều dài 42,3 km
- Đất giao thông ra bến tàu ven sông : 0,3927 ha chiều đường giao
thông là 7 km.
Qua trên ta thấy xã có số km đường giao thông khá lớn chiếm : 0,45%
diện tích tự nhiên . Đây là điều kiện thích hợp cho phát triển kinh tế -xã
hội .

- Đất thủy lợi : 60,22 ha bao gồm
- Đất đê điều là đất đê trung ương và đê địa phương :
- Đất đê trung ương : 8,81 ha
- Đất đê địa phương : 5,39 ha
- Đất hệ thống kênh mương : 41,37 ha
- Kênh mương tuới : 17,99 ha
- Kênh mương tiêu : 23,37 ha
24
- Còn lại là đất xây dựng các trụ sở điều hành hệ thống thủy lợi : trạm
bơm, các trạm điều hành chiếm 4,64 ha.
*Đất chưa sử dụng:6,62ha chiếm 0,59%
3.3 Tình hình biến động đất đai của xã Nhân Thịnh :
Nhìn chung qui trình biến động đất đai xã từ 1993-2003 không lớn về biến
động diện tích : Diện tích đất đai xã trong thời gian qua tuy ổn định về
ranh giới hành chính nhưng do chưa tính tổng diện tích trên bản đồ địa
chính thường mới sửa trong bản đồ giải thửa, bản đồ 299 để tính diện
tích . Nên khi đo đạc chính quy, diện tích của từng loại đất tăng lên do vậy
diện tích của xã tăng theo. Tổng diện tích tự nhiên của xã tăng 11
ha(1993-2003) năm 1993 : 1093,87 ha ; năm 2003 : 1104,87 ha. Nguyên
nhân tăng là do phương pháp tính diện tích trước đây khác xa so với
phương pháp tính diện tích năm 2003 khi lập hồ sơ địa chính của xã.
*Biến động đất nông nghiệp :
Theo dõi biến động đất đai nông nghiệp từ 1/10/1995 đến năm 1/1/2000,
đất nông nghiệp của xã giảm 3,379 ha đất nông nghiệp giảm do chuyển
sang các mục đích sử dụng sau :
- Chuyển sang đất chuyên xây dựng nhà ở cho khu dân cư là : 1,41419 ha;
đất chuyển sang giao thông : 0,5 ha; đất làm vật liệu xây dựng 0,23 ha;
chuyển sang đất chưa sử dụng (do đào để lấy mặt nước nuôi trồng cá tôm)
là : 0,33 ha và do nguyên nhân khác là 0,8998 ha. Ngoài ra đất nông
nghiệp tự chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp, sự chu chuyển này

không theo quy luật, tự phát chưa có tác độngcủa sự chuyển dịch cơ cấu
cây trồng. Đất nông nghiệp tăng trong thời gian qua của xã là do khai
hoang, phục hóa các ao, các vũng trước đây bị ngập lụt bốn mùa với diện
tích 2,37 ha diện tích này tăng không đáng kể. Tăng từ đất chưa sử dụng
chuyển sang là : 1,5 ha, tăng do chuyển từ đất khác là 0,87 ha.
Trong 5 năm qua (1995-2000) đất nông nghiệp giảm tuyệt đối : 1,009 ha.
Theo nhận xét và đánh giá của cán bộ địa chính xã thì giai đoạn
(2000-2005) con số này sẽ tăng cao hơn.1,49ha.
25

×