Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

BT nhóm HKD DNTN cty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.37 KB, 3 trang )

HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH DOANH
Tình huống 1:
DNTN Vĩnh An do ơng An làm chủ có trụ sở tại TP. HCM chuyên kinh doanh lắp đặt hệ
thống điện. Ông An đang muốn tăng thêm quy mô và mở phạm vi hoạt động kinh doanh
của mình sang ngành kinh doanh đồ điện gia dụng nên ơng có những dự định sau:
+ Ông An mở thêm chi nhánh của DNTN Vĩnh An tại Hà Nội và thành lập thêm
một DNTN khác kinh doanh ngành kinh doanh đồ điện gia dụng;
+ DNTN Vĩnh An đầu tư vốn để thành lập thêm một công ty TNHH 1 thành viên
kinh doanh đồ điện gia dụng, đồng thời phát hành 1000 trái phiếu doanh nghiệp để vay
nợ;
+ Ơng An góp vốn cùng ơng Henry Phạm (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn
(quốc tịch Việt Nam và Canada) để thành lập Hộ kinh doanh kinh doanh đồ điện gia dụng
Yêu cầu nghiên cứu: Hãy cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, các ý định
này của ơng An có hợp pháp hay khơng?
Tình huống 2:
Anh Hiển là hàng xóm của ơng Long (ơng Long có tổng tài sản là 2 căn nhà, trị giá 10
tỷ). Ông Long dùng 1 căn nhà trị giá 5 tỷ để kinh doanh, thành lập DNTN Long Phụng.
Hãy xác định và giải thích:
1. Vốn đầu tư của DNTN Long Phụng là bao nhiêu?
2. Khi kinh doanh bằng 1 căn nhà, ơng Long có phải chuyển quyền sở hữu, sang
tên căn nhà từ cá nhân ông sang cho DNTN Long Phụng khơng? Tại sao?
Tình tiết bổ sung số 1:
Mùa hè năm 2021, ông Long cùng con trai đi nghỉ mát 2 tháng ở nước ngồi nên đã th
ơng Tuấn (là bạn thân) làm giám đốc và giao (ủy quyền) cho ông Tuấn toàn bộ việc điều
hành hoạt động kinh doanh của DNTN Long Phụng. Khi trở về, ông phát hiện DNTN
Long Phụng đã nợ công ty TNHH Hải Thanh 6 tỷ.
Trong trường hợp này
3. Ai là người chịu trách nhiệm đối với số nợ 6 tỷ? Và họ phải chịu trách nhiệm
như thế nào?
Tình tiết bổ sung số 2:



Bối rối vì lo là khơng cáng đáng được số nợ, Long và Tuấn nảy ra ý định bán DNTN
Long Phụng cho ông Trung, một người quen trong làm ăn và sẽ chuyển luôn số nợ 6 tỷ
cho ông Trung.
4. Ý định này có phù hợp quy định pháp luật khơng? Tại sao?
Tình huống 3:
Hồng An, Hồng Ngọc, Cơng ty FTT và Ngọc Linh góp vốn lần lượt là 200 triệu, 1
tỷ, 2 tỷ và 300 triệu đồng, cùng nhau thành lập Công ty Hợp danh An Ngọc Linh (“Công
ty”), một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán.
Giấy đăng ký doanh nghiệp được cấp vào 12/11/2021.
Hãy xác định và giải thích:
1. Ai là thành viên hợp danh và ai là thành viên góp vốn?
2. Hồng An (là thành viên hợp danh) muốn mở một doanh nghiệp tư nhân. Anh ấy
có thể thực hiện được khơng?
3. Hồng Ngọc dự định góp 200 triệu đồng cùng với bạn mình để thành lập một
công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm. Dự định của
Hồng Ngọc có hợp pháp khơng? (giả định: (1) Hồng Ngọc là thành viên hợp danh; (2)
Hồng Ngọc là thành viên góp vốn)
4. Vào ngày 25/12, Cơng ty Hợp danh An Ngọc Linh ký kết hợp đồng dịch vụ với
Công ty ABC. Dưới phần ký tên, phía Cơng ty An Ngọc Linh là chữ ký của Ngọc Linh
(Ngọc Linh là thành viên hợp danh). Một năm sau, Công ty ABC chấm dứt hợp đồng dịch
vụ này vì Ngọc Linh đã khơng tư vấn kịp thời và đầy đủ các rủi ro pháp lý quan trọng cho
Công ty ABC. Công ty ABC muốn khởi kiện Ngọc Linh và yêu cầu cô phải chịu trách
nhiệm cá nhân trong việc bồi thường các thiệt hại mà
Cơng ty ABC phải chịu. Ngọc Linh có phải chịu trách nhiệm cá nhân không?
5. Hai năm sau, Công ty Hợp danh An Ngọc Linh đứng trước khoản nợ 6 tỷ đồng.
Ai sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả cho khoản nợ này? (Giả định cả Hoàng An,
Hồng Ngọc và Ngọc Linh đều là thành viên hợp danh).
6. Trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp, An và Linh đã phát sinh nhiều
mâu thuẫn. Linh khơng cịn muốn tiếp tục đầu tư vào Công ty An Ngọc Linh nữa. Do đó,

Linh muốn tìm cách nào đó để rút lại 300 triệu đồng mình đã góp vào Cơng ty. Hãy tư
vấn cho Linh? (Giả định cả Hoàng An, Hồng Ngọc và Ngọc Linh đều là thành viên hợp
danh.)


Tình tiết bổ sung :Tuấn Tài là một kiểm tốn viên nổi tiếng và đồng thời là một chủ
doanh nghiệp tư nhân. Anh ấy muốn góp 2 tỷ đồng vào cơng ty.
7. Tuấn Tài có thể trở thành thành viên trong công ty được không? Ý muốn này
của Tuấn Tài có phù hợp với quy định của pháp luật khơng?
Tình huống 4:
Trong cơng ty Luật hợp danh “Hồng Kim” có năm thành viên hợp danh là Long, Lân,
Quy, Phụng, và Hồng với hai thành viên góp vốn là Giang và Hưng.
Yêu cầu nghiên cứu:
a. Long muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại cơng ty cho người
khác, việc chuyển nhượng này nếu được Hội đồng thành viên công ty hợp danh “Hồng
Kim” họp đồng ý thì Long có được chuyển nhượng vốn khơng, vì sao?
b. Quy và Hưng đều muốn mở một doanh nghiệp tư nhân cho riêng mình. Họ có
thể thực hiện được khơng?
c. Hội đồng thành viên cơng ty “Hồng Kim” họp và quyết định bổ nhiệm Giang
làm giám đốc cơng ty. Việc này có phù hợp với quy định của pháp luật khơng? Vì sao?
d. Tháng 05 năm 2021 cơng ty “Hồng Kim” bị phá sản. Ai sẽ là người chịu trách
nhiệm chi trả cho các khoản nợ của cơng ty?
Tình tiết bổ sung: Các thành viên hợp danh yêu cầu Yến, là thành viên hợp danh cũ của
công ty đã bị khai trừ khỏi công ty vào tháng 07 năm 2021 phải liên đới chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của cơng ty.
e. u cầu này có phù hợp với quy định của pháp luật khơng? Vì sao?
f. Phụng đã ký kết hai hợp đồng tư vấn pháp luật: một hợp đồng ký nhân danh
cơng ty với mức phí là 500 triệu đồng và một hợp đồng ký với tư cách cá nhân luật sư
Phụng với mức phí 300 triệu đồng. Hành vi này của Phụng có phù hợp với luật pháp hiện
hành khơng? Vì sao?




×