Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích hiệu quả website bằng Google Analytics (Phần 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384 KB, 7 trang )




Phân tích hiệu quả
website bằng Google
Analytics (Phần 2)


Chúng ta đã biết các yếu tố cơ bản trên Google Analytics để phân tích
hiệu quả thật sự của website ở bài viết trước. Chúng ta sẽ tiếp tục phân
tích các yếu tố mobile traffic, lading page … để nhận biết hiệu quả thật
sự của website.
Hãy kiểm tra thêm mobile traffic
Cũng như các trình duyệt trên máy vi tính, Google Analytics cũng có thể
phát hiện những cơ hội tiềm năng trong mobile traffic screen. Nếu website
của bạn nhận được một lượng traffic nhất định từ iPad và thí dụ là nó có
conversion rate thấp thì chúng ta sẽ biết có gì đó chưa tốt để mà sửa ngay.
Với sự tăng trưởng mạnh của thiết bị di động như hiện nay thì thật là không
sáng suốt khi lờ đi một mỏ vàng tiềm năng bằng cách không tinh chỉnh
website cho khách truy cập từ thiết bị di động; đặc biệt khi các đối thủ
không đáp ứng hay làm phiên bản mobile cho website của họ.
Bạn có thể xem thông tin sử dụng mobile bằng cách vào Audience ->
Mobile -> Devices. Phải chắc rằng bạn nhấp vào các link goal set hay e-
commerce ở trên đầu để xem những thiết bị này đang hoạt động thế nào.
Phân tích các landing page và nội dung website

Conversion từ e-commerce hay goal sẽ nói cho bạn biết được rất nhiều về
chất lượng hoạt động của website ở những đoạn cuối của quy trình
conversion, nhưng điều gì xảy ra ở đoạn đầu? Bạn có biết từng page trên
website của bạn hoạt động như thế nào không? Liệu nó sẽ giữ khách truy
cập hay đuổi họ đi? Bạn mới làm một landing page mới nhưng chẳng biết nó


có tạo nên sự khác biệt gì không? Đây là lúc mà khu vực nội dung cho
website của Analytics phát huy tác dụng.
Bạn có thể xem thông tin về nội dung website bằng cách vào Content -> Site
Content.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách nhìn vào các landing page của mình. Bước đầu
tiên có thể rất quan trọng đối với người dùng và nếu bạn không nắm bắt
được mối quan tâm của họ ngay lập tức thì chắc hẳn là bạn đang ném tiền ra
cửa sổ, nghiêm túc đấy.
Hãy nhìn vào những page mà khách truy cập của bạn đến đầu tiên và xem
thử từ đó họ sẽ đi đâu nữa. Nếu landing page Pay Per Click của bạn có lượng
bounce rate cao hơn những phần khác của website, mà mục tiêu của lại là
cung cấp các thông báo cho người dùng, thì chắc chắn là bạn đang gặp vấn
đề không nhỏ.
Với những screen khác, chúng ta cũng có thể thấy những page này đang
convert như thế nào và có thể xác định được những page nào có thể phát
triển được tốt hơn. Chúng ta cũng có thể học được bài học thành công từ
các page hoạt động tốt và có thể nhân rộng thành công đó trên những page
khác.
Cũng cần phải ghi chú rằng trong vài trường hợp bounce rate cao cũng
không hẳn là vấn đề, vì còn phụ thuộc vào mục tiêu của bạn nữa, hãy ghi
nhớ điều này!
Website chậm làm ảnh hưởng đến conversion
Nếu website của bạn có tốc độ chậm thì chắc chắn bạn sẽ thấy một sự sụt
giảm trong conversion. Google đã giới thiệu một tab về tốc độ của website
trong Analytics mới và có thể hoạt động mà không cần thêm vào đoạn mã
nào.
Bạn có thể xem thông tin tốc độ website bằng cách vào Content -> Site
Speed.
Theo như quy luật ngón tay cái, thì tất cả những gì trên 2-3 giây thì cần được
nghiên cứu và phát triển. Các công ty lớn dành rất nhiều thời gian và công

sức để làm cho các website của họ tải nhanh và đương nhiên là họ có lý do
chính đáng để làm vậy. Tốn thêm một giây là có thể làm cho bạn mất 7%
conversion.
Có nhiều phương pháp và kỹ thuật bạn có thể dùng để tăng cường tốc độ
website. Một vài công cụ của bên thứ ba cũng có thể mang đến cho bạn một
cách để theo dõi tốc độ tải page ví dụ như Pingdom.
Website có dễ định vị không?
Không phải ai cũng quan sát và định vị website như bạn và cách điều hướng
trên website mà bạn nghĩ là đơn giản thì trong một vài trường hợp là cực kỳ
khó khăn đối với một số người. Gần đây Google đã giới thiệu một phần mới
gọi là Visitor Flow và đây chắc chắn là một trong những tính năng tuyệt vời
nhất trong phiên bản Google Analytics mới.
Nó cho phép bạn phân tích trực quan về cách mà khách truy cập xem suốt
website của bạn và cũng cho phép bạn làm nổi bật traffic trong một vài page
nhất định và phân loại traffic bằng nhiều tiêu chuẩn khác nhau.

Nếu bạn muốn thấy các traffic đã convert xem website của bạn như thế nào,
thì bạn chỉ cần thay đổi phân mục phân loại sao cho phù hợp với yêu cầu của
bạn – Google đã rất chu đáo khi cung cấp một bộ các segment được xác định
trước rất hữu ích và bạn cũng có thể sử dụng segment nâng cao của riêng
bạn để có những chi tiết cụ thể hơn.
Điều này lại mang đến một insight khác về cách mà traffic của bạn đang
hoạt động và cách mà bạn có thể tinh chỉnh website để tận dụng lợi thế.
Tóm tắt
Nếu bạn thiết lập chính xác cho Analytics thì bạn có thể tận dụng tối đa
Analytics và có thể nhanh chóng xem hiệu quả chỉ bằng cách xem một vài
screen để tìm xem vấn đề nằm ở khu vực nào trên website.
Tôi không thể nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dành thời gian để xem
một cách chi tiết website của bạn bởi vì điều đó là điều hiển nhiên mà bạn
PHẢI làm. Hầu hết chúng ta đều đoán theo cảm nhận của mình về hiệu quả

hoạt động của website hiện tại nhưng có thể bạn sẽ bị shock nếu bắt đầu tìm
hiểu thật sự nó hoạt động thế nào.
Một điều cuối cùng cần lưu ý, đặc biệt đối với những website e-commerce là
các cuộc điện thoại (conversion qua điện thoại) có thể được ghi lại trong
Analytics. Vì vậy khi mà bạn nghĩ có một số từ khóa không convert, thì bạn
nên nghĩ lại là có thể những dữ liệu convert đó bạn không thấy chăng? Có
rất nhiều công ty ngoài kia có cung cấp dịch vụ theo dõi việc gọi điện và tích
hợp với Google Analytics, bạn nên xem thử.
Tôi mong rằng tôi đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của việc có đúng dữ
liệu và chỉ ra nơi để bạn có thể tìm thấy những insight thú vị. Chúng ta chỉ
mới xem bề mặt của Analytics thôi, hãy khám phá và thử nghiệm, bạn sẽ tìm
được những điều thú vị!

×