Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

THỰC TRẠNG DÒNG VỐN FPI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 2021 VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 27 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
----------o0o----------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: ĐẦU TƢ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG DÒNG VỐN FPI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2021
VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Nhóm thực hiện: 04
Mã học phần: 2212FECO1921
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh

Hà Nội, tháng 3 năm 2022.


MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................................ 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ 4
Tóm tắt ......................................................................................................................................... 5
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................................. 5
2. Tổng quan về đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) ................................................................... 7
2.1. Khái niệm FPI ..................................................................................................................... 7
2.2. Đặc điểm của FPI ............................................................................................................... 7
2.3. Phân loại FPI ...................................................................................................................... 8
2.4. Vai trò của FPI đối với nước nhận đầu tư .......................................................................... 9
3. Thực trạng dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2021 ............................................ 10
3.1. Thực trạng dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ........................................ 11
3.2. Thực trạng dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2016-2019 ........................................ 15


3.3. Thực trạng dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2020-2021 ........................................ 19
3.4. Đánh giá chung về thực trạng dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2021 .......... 21
4. Những thuận lợi và khó khăn đối với thu hút dòng vốn FPI vào Việt Nam hiện nay ....... 22
4.1. Thuận lợi ........................................................................................................................... 22
4.2. Khó khăn ........................................................................................................................... 23
5. Kết luận và khuyến nghị ........................................................................................................ 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 26

2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Giá trị giao dịch của ĐTNN trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2021..................11
Biểu đồ 2. Giá trị giao dịch của ĐTNN giai đoạn 2010-2015....................................................12
Biểu đồ 3. Giá trị giao dịch của ĐTNN giai đoạn 2016-2019....................................................16
Biểu đồ 4. Số lượng tài khoản NĐTNN giai đoạn 2016-2019....................................................17
Biểu đồ 5. Tỷ trọng giá trị giao dịch của NĐTNN trên TTCK giai đoạn 2016-2019.................19
Biểu đồ 6. Giá trị giao dịch của NĐTNN giai đoạn 2020-2021 ................................................20

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt


FPI

Foreign Institutional Investment

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

VSD

Vietnam Securities Depository

Trung tâm Lưu ký Chứng khốn Việt
Nam

SHS

Saigon – Hanoi Securities Joint Stock
Company

Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Sài
Gịn – Hà Nội

FED

Federal Reserve System


Cục Dự trữ Liên bang

HNX

Hanoi Stock Exchange

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE

Ho Chi Minh Stock Exchange

Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí
Minh

SCIC

State Capital and Investment
Corporation

Tổng cơng ty Đầu tư và Kinh doanh
Vốn nhà nước

ETF

Exchange Traded Fund

Quỹ Hoán đổi danh mục


4


THỰC TRẠNG DÒNG VỐN FPI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2021
VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Nhóm 4: Trần Thùy Linh (K56E3), Nguyễn Văn Long (K56E2), Trịnh Thị Ngọc Mai (K55E3),
Nguyễn Phương Minh (K56E2), Đào Thị Trà My (K56E3), Nghiêm Thị Thúy Nga (K56E2),
Nguyễn Thị Thu Nga (K56E3), Nguyễn Thu Nga (K56E1), Trần Thị Kim Ngân (K56E3), Lê
Mai Nhung (K56E3).
Học phần: Đầu tư quốc tế
Mã học phần: 2212FECO1921
Tháng 3.2022.

Tóm tắt:
Trong giai đoạn vừa qua, cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nguồn
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển đất
nước và mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, hoạt động
của dòng vốn FPI trong thời gian qua biến động bất thường, gây nhiều ảnh hưởng không tốt
đến thị trường tài chính - tiền tệ trong nước. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu được công bố,
thống kê, phân tích, tổng hợp, liên hệ, so sánh, bài viết đánh giá những biến động của dòng vốn
FPI trong giai đoạn 2010-2021, những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút
nguồn vốn đầu tư gián tiếp, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thu hút và kiểm sốt dịng
vốn này trong những năm tới.
Từ khóa: đầu tư gián tiếp nước ngồi, giai đoạn 2010-2021.

1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt nam đã có những bước phát triển đáng kể thơng
qua nhiều cải tiến về cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt
Nam. Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước, Việt Nam

cần một một lượng vốn đầu tư rất lớn để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh
5


tế và hạ tầng xã hội; từng bước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Do
đó, đa dạng hố các nguồn đầu tư trở thành một vấn đề vơ cùng cấp thiết và có ý nghĩa thực
tiễn đối với Việt Nam, góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế. Mặc dù Việt
Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là thị trường tiềm năng có thể thu hút được sự chú ý
của các nhà đầu tư quốc tế trong tương lai nhưng hiện tại lượng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngồi vào Việt Nam cịn thấp. Bởi lẽ, trong thời gian qua, vấn đề đầu tư thu hút nước ngồi,
chính phủ có khuynh hướng tiếp cận các dịng vốn quốc tế thơng qua đầu tư trực tiếp nước
ngồi FDI nhưng chưa chú trọng đến việc thu hút đúng mức các nguồn đầu tư gián tiếp FPI.
Dòng vốn FPI vào Việt Nam bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90, sau khi Việt
Nam thực hiện công cuộc đổi mới và chính sách mở cửa nền kinh tế. Trong những năm 19921998, hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngồi khơng nhiều, chủ yếu là thơng qua các quỹ đầu tư
nước ngoài đã hoạt động lâu năm ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thị trường đầu
tư, thiếu nguồn hàng cung ứng cho thị trường, vì đến năm 1998 cả nước mới chỉ có 128 doanh
nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, trong đó có khoảng 70 cơng ty cổ phần có vốn đầu tư gián
tiếp, với tổng số vốn khoảng 200 triệu USD.
Đến năm 2000, thị trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam chính thức được hình thành,
cùng với sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khốn (GDCK) thành phố Hồ Chí Minh,
đánh dấu mốc lịch sử quan trọng thu hút nguồn vốn FPI vào Việt Nam. Sự kiện Việt Nam
chính thức trở thành thành viên WTO từ năm 2007 là tác nhân mạnh mẽ để thúc đẩy luồng vốn
đầu tư nước ngoài đổ mạnh vào Việt Nam, một thị trường đang ngày càng thơng thống và mở
ra nhiều cơ hội.
Hoạt động FPI biểu hiện rõ nhất là sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài vào
các doanh nghiệp cổ phần hoá, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như động thái tích
cực mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tác
động của nguồn vốn này vào sự phát triển kinh tế là hết sức hạn chế khi chỉ thu hút được 2 - 3
tỷ USD. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã thâm nhập và tích
cực triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trở thành kênh đầu tư khá hiệu

quả. Đặt trong bối cảnh đó, nhóm 4 quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng dòng vốn FPI vào

6


Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021 và những vấn đề đặt ra hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
cho bài thảo luận.
2. Tổng quan về đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
2.1. Khái niệm FPI
Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (hoặc đầu tư chứng khốn nước ngồi), viết tắt tiếng Anh
là FII (Foreign Institutional Investment) hay FPI (Foreign Portfolio Investment) là một loại
hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khốn (cổ
phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác) của nước ngồi để thu lợi nhuận nhưng khơng
nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khốn.
Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI cũng là một
trong các hình thức thu hút vốn đầu tư quốc tế nhằm bổ sung nguồn lực lài chính để đầu tư phát
triển của Nhà nước (qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ), mở rộng và phát triển sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (qua việc phát
hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ có giá), góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện
đời sống của người dân.
2.2. Đặc điểm của FPI
Thứ nhất, chủ đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ chứng khốn, khơng nắm quyền kiểm sốt
hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán, bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hồn
tồn trong sử dụng vốn.
Thứ hai, đầu tư chứng khoán với kỳ vọng về một khoản lợi nhuận tương lai dưới dạng
cổ tức hoặc phần chênh lệch giá. Thu nhập của chủ đầu tư cố định hoặc không cố định, tùy
thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua. Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu thì sẽ được
hưởng trái tức cố định, tuy nhiên cũng có loiaj trái phiếu một phần thu nhập cố định một phần
thay đổi theo kết quả kinh doanh. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu thì sẽ được hưởng cổ tức tùy
theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định phân chia lợi nhuận sau mỗi kỳ kinh

doanh của hội đồng cổ đông.
Thứ ba, FPI có vào/ra nhanh (nhà đầu tư có thể bán lại các chứng khoán mà họ đang
nắm giữ bất cứ lúc nào để thu về tiền mặt hoặc đầu tư sang thị trường, chứng khoán khác) và

7


tính bất ổn định (nhà đầu tư có xu hướng thay đổi chứng khốn hoặc tài sản mà mình đang nắm
giữ để tìm kiếm mức lợi nhuận cao nhất có thể đạt được với mức độ rủi ro thấp nhất).
Thứ tư, số lượng chứng khoán mà các chủ thể đầu tư nước ngồi được mua có thể bị
khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng loại chứng khoán và tùy theo từng nước, thường là
dưới 10%.
Thứ năm, nước tiếp nhận đầu tư khơng có khả năng, cơ hội tiếp thu cơng nghệ, kỹ thuật
máy móc, thiết bị hiện đại và kinh nghiệm quản lý... mà chỉ tiếp nhận vốn bằng tiền.
Thứ sáu, chủ đầu tư thường là các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, cơng ty bảo hiểm,
quỹ hưu trí hoặc cá nhân, doanh nghiệp.
2.3. Phân loại FPI
FPI qua cổ phiếu (stocks): là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tiền tệ ra mua cổ phiếu
của các công ty phát hành đủ thu lợi nhuận mà khơng nắm quyền kiểm sốt trực tiếp đối với tổ
chức phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu là loại chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Chủ thể phát hành cổ phiếu
là Công ty cổ phần. Người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông (đồng chủ sở hữu công ty). Người
sở hữu cổ phiếu được hưởng cổ tức được chia không cố định phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
của công ty.
FPI qua trái phiếu (bonds): là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tiền tệ ra mua trái
phiếu để kiếm lời. Trái phiếu là loại chứng khoán vay nợ, khẳng định nghĩa vụ của bên phát
hành (bên vay tiền) cần trả cho bên nắm giữ trái phiếu (bên cho vay). Khoản tiền gốc và lãi,
thời gian trả lãi trái phiếu thường được ấn định cụ thể ngay từ đầu; không phụ thuộc vào kết
quả kinh doanh của công ty. Chủ thể phát hành trái phiếu gồm có doanh nghiệp (trái phiếu
doanh nghiệp) và nhà nước (trái phiếu chính phủ, cơng trái).

Đầu tư trái phiếu an tồn hơn đầu tư qua cổ phiếu vì dù làm ăn thua lỗ cơng ty vẫn phải
trả đủ tiền lãi, không cắt giảm như cổ phiếu. Giả sử một công ty bị phá sản thì sẽ phải trả tiền
cho trái chủ trước rồi mới đến cổ đơng (nhưng nếu cơng ty có lợi nhuận cao, cơng ty có thể
chia thêm cổ tức cho người có cổ phần, thì trái chủ vẫn chỉ được hưởng mức đã định). Trái
phiếu cịn có loại được miễn thuế thu nhập ( trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa
phương).
8


Ngồi ra, nhà đầu tư cịn có thể mua các loại giấy tờ có giá khác của doanh nghiệp,
Chính Phủ và các tổ chức tự trị được phép phát hành trên thị trường tài chính.
2.4. Vai trị của FPI đối với nước nhận đầu tư
Một là, FPI góp phần làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế (nguồn không gây nợ), từ
đó tăng đầu tư, tăng sản lượng nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. Dòng vốn FPI khi đổ
vào Việt Nam sẽ làm tăng lượng vốn FPI trên thị trường vốn trong nước. Thông qua các tác
động tích cực của mình làm tăng tổng vốn đầu tư tồn xã hội. FPI cho phép nền kinh tế nhanh
chóng tăng tỷ lệ đầu tư mà không cần phải dựa hồn tồn vào nguồn vốn tiết kiệm trong nước;
góp phần thúc đẩy tăng trưởng bằng cách làm tăng khả năng thanh toán và hiệu suất thị trường
vốn nội địa.
Hai là, FPI thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa, như thị trường
chứng khốn, thị trường tiền tệ,... Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn FPI sẽ
làm cho thị trường tài chính, đặc biệt là TTCK Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động
hơn, khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu và kém hấp dẫn.
Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với gia tăng dòng vốn FPI là sự nở rộ các định chế
và dịch vụ tài chính - chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, cơng ty tài chính và các thể
chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh,
xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế tốn, kiểm tốn và thơng tin thị trường; đồng thời cịn
kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước
hết là TTCK,… Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần làm cho thị trường phát
triển mạnh mẽ hơn.

Ba là, FPI góp phần thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỹ thuật đối với các chính
sách của chính phủ. Sự gia tăng vốn FPI và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu
cầu mới và cũng tạo ra các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý,
quản trị doanh nghiệp nói riêng. Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận hoặc cá
nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến FPI phải
được hồn thiện, kiện tồn và nâng cao năng lực hoạt động để đáp ứng yêu cầu, đặc điểm của
thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào
thị trường tài chính, Nhà nước sẽ đa dạng hóa các cơng cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý
9


của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải
thiện hơn.
Bốn là, FPI giúp làm giảm chi phí vốn so với việc đi vay ngân hàng. Các doanh
nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận với nguồn tiết kiệm nước ngoài, tận dụng nguồn vốn
này để đầu tư, giảm bớt áp lực vốn trong quá trình mở rộng sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí
vay vốn. Ngồi ra, sự hỗ trợ, tư vấn của các công ty quản lý quỹ sẽ giúp các doanh nghiệp nâng
cao năng lực quản trị doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp
trong nước.
Năm là, FPI hỗ trợ cán cân thanh toán, bổ sung nguồn ngoại tệ thiếu hụt. Nguồn vốn
đầu tư gián tiếp sẽ bổ sung một lượng lớn ngoại tệ, đặc biệt, các dịng vốn nóng từ các thị
trường nước ngoài đổ về Việt Nam nhiều hơn trong những đợt lãi suất của tiền Việt tăng lên.
Chính nguồn vốn này đã tạo thêm cung ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán và giảm nguy
cơ khủng hoảng cán cân thanh toán của Việt Nam
3. Thực trạng dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2021
Dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2021 có thể chia thành 3 giai đoạn nhỏ: (1)
giai đoạn 2010-2015 – dịng vốn FPI bắt đầu có xu hướng đổ vào Việt Nam nhiều hơn nhưng
tăng trưởng vẫn còn chậm; (2) giai đoạn 2016-2019 – dòng vốn FPI vào Việt Nam tăng liên tục
và cho thấy những dấu hiệu tích cực vô cùng rõ rệt; (3) giai đoạn 2020-2021 – FPI vào Việt

Nam chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

10


Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện giá trị giao dịch của ĐTNN trên TTCK Việt Nam
giai đoạn 2010-2021 (đơn vị: tỷ đồng)
600,000
500,000
400,000
300,000
200,000
100,000
0

2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
Mua 64,788 65,312 87,615 120,357 166,375 144,200 170,879 259,553 333,032 236,174 255,120 456,116
Bán 48,208 52,306 75,942 115,491 172,393 141,042 164,387 213,141 290,353 216,530 264,828 506,991


(Nguồn: Ủy ban Chứng khốn Nhà nước)

3.1. Thực trạng dịng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2015
Nhìn chung, trong giai đoạn này, diễn biến dịng vốn đầu tư nước ngồi khơng mấy
phức tạp, dịng vốn nước ngồi đang có xu hướng vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, xét tương
quan với dòng vốn vào các quốc gia trong khu vực Đơng Á thì dịng chảy vào Việt Nam khá
thấp. Những con số giao dịch chứng khoán trong năm 2012 cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã
tăng lực mua cổ phiếu nhiều hơn trước. Tuy nhiên, đó là từ dịng tiền đã ở lâu trong thị trường
này gặp điều kiện thích hợp thì giải ngân, cịn thực sự vẫn chưa có đồng vốn nước ngoài mới.

11


Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện giá trị giao dịch của ĐTNN giai đoạn 2010-2015
(đơn vị: tỷ đồng)
200,000
180,000
160,000
140,000
120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
0
-20,000
Mua
Bán
Chênh lệch mua - bán


2010
64,788
48,208
16,581

2011
65,312
52,306
13,006

2012
87,615
75,942
11,673

2013
120,357
115,491
4,866

2014
166,375
172,393
-6,019

2015
144,200
141,042
3,158


(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)

 Năm 2010:
Từ năm 2010, có một số quỹ đã hoạt động ở Việt Nam như Quỹ HLG Vietnam Fund
(HLVF), Quỹ đầu tư HS-VAM Vietnam Index Linked Fund (VILF), Quỹ Hong Leong
Vietnam Strategic Fund (HLSF)… Ngoài ra, các nhà đầu tư lớn trên thế giới như Merrill
Lynch, Morgan Stanles, Goldman Sachs, JP Morgan Chase… cũng quan tâm đến việc đầu tư
lâu dài ở Việt Nam.
Trong số những nhà đầu tư gián tiếp, Mỹ là đối tác tiềm năng nhất, chiếm tới 50% tổng
số vốn đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Mỹ gia tăng nguồn vốn đầu tư gián tiếp
thơng qua các quỹ đầu tư nước ngồi. Kể từ khi ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ
(2000), có tới 1/3 đến 1/2 các khoản tiền luân chuyển qua các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam là của người Mỹ. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nguồn vốn gián tiếp của Mỹ
thường thông qua các quỹ đầu tư lớn như Indochina Capital, Vietnam Partners, Dragon Capital,
IDG,…

12


Bên cạnh Mỹ, có các nhà đầu tư quan trọng khác tại Việt Nam là Pháp (Quỹ Finansa với
số vốn 18 triệu USD), Đức (Quỹ DIG 100 triệu USD), Hàn Quốc (Korean Investment Trust
Management với số vốn 50 triệu USD).
Dòng vốn FPI vào Việt nam qua TTCK năm này chịu ảnh hưởng của những diễn biến
chung trên thị trường. Dù có tun bố thối một phần vốn của một số quỹ đầu tư nước ngoài
nhưng tổng giá trị mua/bán của nhà đầu tư nước ngoài cho thấy họ tiếp tục mau ròng trong năm
này. Giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,581 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với tổng
giá trị mua ròng của khối này trong năm 2009. Riêng trong quý IV, nhà đầu tư nước ngồi đã
mua rịng hơn 6,000 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngồi tham gia TTCK Việt Nam đóng góp phần
đáng kể vào tỷ lệ sở hữu trong các công ty cổ phần Việt Nam và nắm giữ khối lượng trái phiếu

Chính phủ phát hành, góp phần tạo tính thanh khoản trên thị trường.
 Năm 2011:
Đến năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho dòng
vốn FPI vào Việt Nam giảm mạnh, gây ra những tác động không nhỏ đến TTCK trong nước.
Dịng vốn đầu tư chứng khốn nước ngồi đổ vào nhiều trong quý II, quý III chủ yếu nhằm đầu
tư trái phiếu để hưởng chênh lệch lãi suất. Kể từ cuối Quý III dòng vốn đầu tư đã đảo chiều và
rút ra. Quý IV nhà đầu tư nước ngoài rút rịng 180 triệu USD. Tính chung cả năm 2011, giá trị
dòng vốn gián tiếp ròng giảm 70% so với năm 2010.
 Năm 2012:
Kể từ năm 2012, quá trình tái cấu trúc TTCK, tăng cường áp dụng các chuẩn mực an
toàn tài chính, quản trị doanh nghiệp đối với cơng ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán
đã được triển khai mạnh mẽ, tạo ra những hiệu quả tích cực, đồng thời, kinh tế vĩ mơ cũng có
nhiều cải thiện nên dòng vốn FPI vào Việt Nam trong năm duy trì ở mức cao, thu hút rịng 1,9
tỷ USD.
Tính riêng trong năm 2012, có 4 doanh nghiệp Việt Nam xây dựng kế hoạch phát hành
trái phiếu quốc tế. Cụ thể, tập đồn Masan đã phát hành thành cơng 100 triệu USD trái phiếu
chuyển đổi, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 5%/năm (tăng 1% sau mỗi năm). Tập đoàn Vingroup đã phát
hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 5%/năm. Ngân
hàng Vietinbank dự kiến phát hành 500 triệu USD trái phiếu và đã phát hành thành công 250
13


triệu USD trái phiếu, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 8%/năm. Riêng ngân hàng BIDV dự kiến phát
hành 500 triệu USD trái phiếu nhưng chưa thành cơng do tình hình kinh tế trong và ngồi nước
khơng thuận lợi.
 Năm 2013:
Năm 2013 tuy khối lượng giao dịch của đầu tư chứng khốn nước ngồi vào thị trưởng
Việt Nam có tỷ trọng giảm xuống so với năm 2012 từ 16,79% xuống còn 13,49% nhưng giá trị
giao dịch của đầu tư chứng khoán nước ngoài vẫn giữ được tỷ lệ cao, chứng tỏ các nhà đầu tư
nước ngoài đã chú trọng và ưa chuộng đầu tư vốn lớn vào thị trường chứng khoán của Việt

Nam. Tính riêng năm 2013 đã thu hút rịng 1,4 tỷ USD cho dòng vốn FPI.
Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đền hết tháng 4-2013, VSD đã
cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 16.238 nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có 2.054 nhà đầu
tư tổ chức và 14.184 nhỏ đầu tư cá nhân. Theo số liệu được Bộ Tài chính, FPI thuần trong cả
quý I/2013 là 133 triệu USD. Hầu hết các chuyên gia tài chính đều nhận định những thơng tin
trên là dấu hiệu tích cực trong việc thu hút thêm vốn FPI vào Việt Nam dù kinh tế trong và
ngoài nước vẫn khó khăn.
 Năm 2014:
Năm 2014 được coi là một năm chứng kiến nhiều thăng trầm của TTCK Việt Nam.
Công ty Cổ phần Chứng khốn Sài Gịn – Hà Nội (SHS) đã nhận định về “những rủi ro mà nhà
đầu tư chưa từng gặp phải” nguyên nhân bắt nguồn từ diễn biến trên Biển Đông và sự sụt giảm
của giá dầu thế giới. Cụ thể, sự kiện Biển Đông diễn ra vào hồi đầu tháng 5 tác động mạnh lên
tâm lý của nhà đầu tư, trong những tháng tiếp theo dần hồi phục và đến cuối tháng 11, đầu
tháng 12, sự kiện giá dầu thế giới giảm một lần nữa khiến TTCK chao đảo. Trước những diễn
biến chung của thị trường, tổng giá trị giao dịch của ĐTNN vẫn tăng so với năm 2013 nhưng
trong năm 2014, ĐTNN bán ròng khoảng 6,019 tỷ đồng sau 4 năm mua ròng liên tiếp kể từ
năm 2010.
 Năm 2015:
Năm 2015 là năm thị trường chứng khoán tiếp tục chịu nhiều các tác động từ những yếu
tố bên ngoài. Đúng một năm sau sự kiện biển Đông của năm 2014 diễn ra khiến VN-Index bốc
hơi hơn 5% điểm số, hiệu ứng này một lần nữa lặp lại vào phiên 4/5/2015. Chỉ số chứng khoán
14


sàn HOSE bị “lốc” đi 3,08%, tuy không sụt mạnh như lần trước nhưng cũng khiến cho nhà đầu
tư chao đảo.
Trong khi đó, việc FED đã nhất trí nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ, từ mức
0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5% và cú trượt dốc của giá dầu thơ thế giới vẫn chưa có dấu hiệu dừng
lại đã kéo theo sự sụt giảm mạnh của các cổ phiếu dầu khí trên thị trường, đây cũng là một
nhân tố khá lớn dẫn tới những bất ổn của thị trường chứng khoán. Tổng giá trị giao dịch của

ĐTNN năm 2015 giảm 15,8% so với năm trước.
Mặc dù vậy, trong năm này, nhiều chính sách mới được ban hành tạo nên mơi trường
thơng thống cho nhà đầu tư nước ngồi trên TTCK. Nổi bật là chính thức nới room cho nhà
đầu tư nước ngồi: 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP và Thông tư
123/2015/TT-BTC, trong đó cho phép nhà đầu tư nước ngồi được đầu tư không hạn chế vào
các doanh nghiệp đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngồi ra, quy
định nhà đầu tư nước ngồi được đầu tư khơng hạn chế vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu
doanh nghiệp là bước đột phá để thu hút vốn ngoại vào TTCK Việt Nam.
Việc khối ngoại đẩy mạnh việc mua ròng 7/12 tháng trên cả HOSE và HNX là điểm
sáng trên TTCK năm 2015, ngay cả khi thị trường giảm điểm thì sức mua của khối ngoại vẫn là
rất lớn, chiếm 15,81% trên sàn HOSE và 4,03% trên sàn HNX. Nhìn chung, cả năm 2015,
ĐTNN mua ròng khoảng 3.158 tỷ đồng.
3.2. Thực trạng dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2016-2019
Từ năm 2016 đến 2019, dòng vốn FPI đã phục hồi và tăng mạnh trở lại. Đáng lưu ý là
trong những năm 2017-2019 dòng vốn FPI vào Việt Nam đã tăng lên với quy mơ lớn, có dấu
hiệu khả quan, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng phát triển của đất
nước.
Bên cạnh đó, những nỗ lực của Chính phủ trong tiến trình thối vốn nhà nước và cổ
phần hóa các DN nhà nước (DNNN) đã tạo sức hút lớn đối với dòng vốn FPI vào Việt Nam. Số
liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho thấy, số
lượng tài khoản của NĐT nước ngoài đăng ký trên TTCK Việt Nam gia tăng nhanh chóng
trong giai đoạn 2016 - 2018, giá trị mua ròng của NĐT nước ngoài tăng đáng kể trong 2 năm
2017 và 2018. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hoạt động giao dịch của NĐT nước ngoài
15


trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 đến hết tháng 7/2019 diễn ra ở cả 3 hạng mục đầu tư là cổ
phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch và trái phiếu. Điều này cho thấy, các NĐT nước
ngoài đánh giá cao triển vọng và tiềm năng của kênh đầu tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam.
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện giá trị giao dịch của ĐTNN giai đoạn 2016-2019 (đơn vị: tỷ đồng)

350000
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0
Mua
Bán
Ròng

2016
170879
164387
6492

2017
259553
213141
46412

2018
333032
290353
42679

2019
236174
216530

19644

(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)

 Năm 2016:
TTCK Việt Nam năm 2016 chứng kiến những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài có tác động
mạnh mẽ chưa từng thấy. Đó là các sự kiện rất ít nhà đầu tư nghĩ tới khả năng xảy ra như: thị
trường chứng khoán Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 1/4, sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit)
ngày 24/6 , kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 9/11. Hầu hết các sự kiện này đều dẫn đến
hoạt động bán tháo, dù chỉ là những biến động từ bên ngoài.
Năm 2016, nhà ĐTNN đã đẩy mạnh bán ròng mạnh trong vòng 7 tháng của năm (bao
gồm các tháng: 1, 2, 4, 8, 9, 11, 12) với giá trị bán ròng đạt trên 6.666,5 tỷ đồng, tương ứng
tổng khối lượng bán ròng đạt gần 134 triệu cổ phiếu. Mặc dù vậy, nhờ vào sự phục hồi của
kinh tế trong và ngoài nước cũng như các quyết sách đúng đắn trong công tác điều hành thị
trường của cơ quan quản lý đã giúp TTCK Việt Nam có sự tăng trưởng ngoạn mục. TTCK Việt
Nam được đánh giá là 1 trong 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất Đơng Nam Á.
Năm 2016 theo kế hoạch, Chính phủ đã u cầu phải thối vốn nhà nước tại hàng loạt
ơng lớn, như: Vinamilk, Tổng Cty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco),
16


Tổng Cty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà nội (Habeco), CTCK FPT (FPT)… Thực
hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính mà cụ thể là Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước
(SCIC) đã lên kế hoạch thối vốn một phần hoặc tồn bộ tại 10 doanh nghiệp nhà nước lớn,...
Đáng chú ý, SCIC đã thực hiện bán 9% vốn của VNM. Trong đợt đấu giá này, F&NBEV
Manufacturing PTE.LTD và F&N Dairy Investment PTE.LTD, 2 tổ chức từ Singapore đã mua
5,4% cổ phiếu Vinamilk - tương đương 78.378.300 cổ phần. Nhìn chung cả năm 2016, ĐTNN
vẫn mua ròng 6.492 tỷ đồng.
 Năm 2017:
Năm 2017, TTCK Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng: Chỉ số VN-Index

tăng 43% so với cuối năm 2016, đạt mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây. Năm 2017 tuy phải
đối diện với khơng ít khó khăn, thách thức từ những căng thẳng khu vực tại bán đảo Triều Tiên,
Trung Đông... và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, song kinh tế thế giới vẫn duy trì đà
tăng trưởng tốt, thị trường tài chính tồn cầu diễn biến tích cực.
Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện số lƣợng tài khoản NĐTNN giai đoạn 2016-2019
30,000
25,000

1.6
1.3
1.13

1.36

1.17

1.4
1.2

20,000

1

15,000

0.8
0.6

10,000


0.4
5,000

0.2

0

0
2016

2017
Cá nhân

2018
Tổ chức

2019

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: stockbiz.vn)

Năm 2017, thị trường chứng khoán ghi nhận sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền khối
ngoại. Trong khi hai quỹ ETFs ngoại lớn nhất thị trường ở trạng thái “rút rịng”, nhưng tính
chung cả thị trường, khối ngoại vẫn duy trì lực mua rịng kỷ lục. Trong năm này, khối ngoại đã
17


mua ròng hơn 27.230 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và hơn 19.181 tỷ đồng trái phiếu. Khối
ngoại không chỉ tham gia mua vào các cổ phiếu niêm yết mà dịch chuyển tích cực sang các cổ

phiếu mới niêm yết, cổ phiếu thoái vốn, IPO hay M&A.
Số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 22 nghìn tài khoản, tăng 14,2% so
với năm 2016. Năm 2017, TTCK cũng chứng kiến sự quay trở lại của nhà đầu tư nước ngồi
với việc mua rịng qua các tháng, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đến
cuối năm đạt 46.412 tỷ đồng.
 Năm 2018:
Do lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao vào tháng 9, nhà đầu tư nước ngồi đã rút
rịng từ 7 thị trường châu Á gồm: Hàn Quốc, Thái-lan, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Đài
Loan, Malaysia với tổng giá trị hơn 27 tỷ USD.Trong bối cảnh làn sóng rút vốn như vậy, dịng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi vào Việt Nam vẫn giữ được mức tăng nhất định.
Dù thị trường sụt giảm rất mạnh kể từ đầu tháng 4/2018 nhưng tính chung dịng vốn
ngoại vẫn chảy vào thị trường chứng khoán. Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu năm
2018, vốn gián tiếp đạt khoảng 7,6 tỷ USD. Ngoài ra, thơng qua cổ phần hóa, thối vốn trong
hai năm trở lại, ngân sách nhà nước cũng đã thu về 10 tỷ USD, trong đó nhà đầu tư nước ngồi
là đối tượng mua phần lớn lượng cổ phần của những đợt thối vốn quy mơ lớn như Vinamilk
và Sabeco…
Mặc dù có sụt giảm một chút so với năm 2017 nhưng giá trị mua ròng của NĐTNN vẫn
nằm ở mức cao, đạt 42.679 tỷ đồng. Số lượng tài khoản NĐTNN cũng tăng thêm hơn 5.700 tài
khoản, chiếm khoảng 1,3% số lượng tài khoản của các nhà đầu tư.
 Năm 2019:
Năm 2019, thị trường tài chính quốc tế nói chung và TTCK thế giới nói riêng chịu nhiều
tác động trái chiều vừa mang tính tiêu cực, vừa mang tính tích cực. Điển hình như: Sự giằng co
trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung; nguy cơ Brexit không đạt được thỏa thuận và đặc biệt
là sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ của các nước lớn trên thế giới…
Những biến động của kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam được xem là những nhân tố
tác động đa chiều lên TTCK cơ sở và tạo ra những diễn biến phức tạp trên thị trường trong năm
2019. Tuy vậy nhưng trong năm 2019, các thương vụ bán vốn lớn thành công như
18



Techcombank (0,9 tỷ USD), Vinhomes (1,35 tỷ USD), VinGroup (1 tỷ USD) cũng đã thu hút
sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngồi, giúp duy trì dịng vốn ngoại đầu tư vào thị trường
Việt Nam. Những nhân tố trên giúp nguồn vốn FPI vẫn tích cực chảy vào Việt Nam, trong năm
2019, NĐTNN mua ròng 19.644 tỷ đồng. Số lượng tài khoản NĐTNN vẫn tiếp tục tăng và
chiếm khoảng 1,36% tổng số tài khoản trên TTCK.
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng giá trị giao dịch của NĐTNN trên TTCK
giai đoạn 2016-2019 (đơn vị: %)
16

15.7

15.5
15
14.5

14.1

14
13.5

13.3

13.3

2016

2017

13
12.5

12
2018

2019

(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)

Biểu đồ trên cho thấy, giá trị giao dịch của NĐTNN trên TTCK chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng số giao dịch nói chung, mặc dù tỷ tọng số lượng tài khoản NĐTNN trong giai đoạn
này chỉ dao động từ 1,13% - 1,39%. Điều này cho thấy giá trị giao dịch trung bình trên một tài
khoản ĐTNN là tương đối lớn.
3.3. Thực trạng dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2020-2021
Giai đoạn 2020-2021, nền kinh tế thế giới nói chung đều chịu ảnh hưởng vơ cùng nặng
nề bởi đại dịch COVID-19. Điều này cũng đã tác động không nhỏ đến hoạt động của NĐTNN,
khiến cho hai năm liền, NĐTNN đều bán ròng trên TTCK Việt Nam.

19


Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện giá trị giao dịch của NĐTNN giai đoạn 2020-2021 (đơn vị: tỷ đồng)

600000
506991
500000

456116

400000
300000


255120

264828

200000
100000
0
2020

2021

-9708

-50874

-100000
Mua

Bán

Ròng

(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)

 Năm 2020:
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam từ cuối Tháng 1/2020, đã dẫn đến
một đợt sụt giảm nhanh và mạnh chưa từng thấy. Chỉ trong hai tháng là tháng 2 và tháng 3, chỉ
số VnIndex giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm, chạm mốc 33,51%. Cuối quý I/2020,
VN-Index giảm 33% so với cuối năm 2019.
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng trong chín tháng cịn lại của năm

2020 nhờ vào tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
(UBCKNN), TTCK Việt Nam năm 2020 với mức hồi phục ấn tượng, tăng xấp xỉ 15% so với
cuối năm 2019 và được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhất thế
giới.
Diễn biến phục hồi của TTCK Việt Nam và lãi suất ln duy trì ở mức thấp đã thu hút
dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán. Kết quả, thị trường ghi nhận số lượng
tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt 39.510 tài khoản, nâng tổng số tài khoản đầu tư cả trong và
ngoài nước lên hơn 4 triệu tài khoản. Tuy vậy, NĐTNN vẫn bán ròng 9.708 tỷ đồng.
 Năm 2021:

20


Theo Sở GDCK TP.HCM (HOSE), tổng giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài
trong năm 2021 đạt 798.821 tỷ đồng, chiếm 7,39% so với giao dịch của toàn thị trường. Tính
đến hết ngày 31/12/2021, nhà đầu tư nước ngồi đã bán rịng hơn 62.431 tỷ đồng. Đặc biệt,
Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào các quỹ ETF, sở hữu tới hơn 90% một số Quỹ
ETF nội địa, cụ thể là 3 ETF: FUEVFVND, FUESSVFL, E1VFVN30.
Theo thống kê của NDH, dòng vốn ngoại năm 2021 mua vào tổng cộng 9,5 tỉ cổ phiếu,
trị giá hơn 456 nghìn tỉ đồng, trong khi bán ra 10,9 tỉ cổ phiếu, trị giá hơn 506 nghìn tỉ đồng.
Tổng khối lượng bán ròng ở mức trên 1,4 tỉ cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 50.874 tỷ
đồng.
3.4. Đánh giá chung về thực trạng dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2021
Nhìn chung, quy mơ dịng vốn FPI trên thị trường TTCK Việt Nam trong giai đoạn
2010-2021 có nhiều biến động phát triển khá lớn, cùng với sự phát triển của TTCK và tiến trình
cổ phần hóa các doanh nghiệp trong nước.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu đã làm cho dịng vốn FPI
vào Việt Nam giảm mạnh, gây ra những tác động không nhỏ đến TTCK trong nước ở giai đoạn
2010-2011. Nhưng sang giai đoạn 2012-2013, dịng vốn này lại có dấu hiệu phục hồi. Kể từ
năm 2012, quá trình tái cấu trúc TTCK, tăng cường áp dụng các chuẩn mực an tồn tài chính,

quản trị doanh nghiệp đối với cơng ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán đã được triển
khai mạnh mẽ, tạo ra những hiệu quả tích cực, đồng thời, kinh tế vĩ mơ cũng có nhiều cải thiện
nên dòng vốn FPI vào Việt Nam trong 2 năm liền duy trì ở mức cao, năm 2012 thu hút ròng 1,9
tỷ USD và năm 2013 thu hút ròng 1,4 tỷ USD. Đến năm 2014-2015, dòng vốn FPI lại một lần
nữa rút khỏi Việt Nam do tác động của cuộc khủng hoảng giá dầu và sự biến động mạnh trên
TTCK Trung Quốc. Mức vốn FPI thu hút ròng vào Việt Nam năm 2014 chỉ cịn hơn 100 triệu
USD, thậm chí rút ròng (âm) hơn 60 triệu USD trong năm 2015.
Từ năm 2016, dòng vốn FPI đã phục hồi và tăng mạnh trở lại. Đáng lưu ý là trong
những năm 2017-2019 dòng vốn FPI vào Việt Nam đã tăng lên với quy mơ lớn, có dấu hiệu
khả quan, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng phát triển của đất nước.
Kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng, nhiều giải pháp quyết liệt, xây dựng nền hành chính
kiến tạo, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được thực hiện; Các giải pháp về tài
21


chính và chính sách thúc đẩy cổ phần hóa, gắn cổ phần hóa với niêm yết/đăng ký giao dịch trên
thị trường chứng khoán (TTCK) được triển khai mạnh mẽ giúp hoạt động tái cấu trúc TTCK
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ở giai đoạn này cuộc chiến thương mại Mỹ Trung năm 2018
đã ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn vào thị trường chứng khốn tồn cầu nói chung và Việt Nam
nói riêng.
Đến giai đoạn 2020-2021 dịng vốn FPI lại đảo chiều do những biến động bất thường
của thị trường tài chính tiền tệ thế giới và khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh
COVID-19. Dù vậy, dòng vốn thụ động của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng, đặc biệt là sự
bùng nổ của các quỹ đầu tư ETF nội. Các quỹ ETF niêm yết ở sàn HOSE đã được nhà đầu tư
nước ngồi mua rịng xấp xỉ 4.000 tỷ đồng từ tháng 1-2020 đến giữa tháng 12-2020. Đến năm
2021, TTCK Việt Nam vẫn đạt được những kết quả ấn tượng, thu hút sự quan tâm của nhà đầu
tư nước ngồi.
4. Những thuận lợi và khó khăn đối với thu hút dòng vốn FPI vào Việt Nam hiện nay
4.1. Thuận lợi
Việt Nam có rất nhiều đặc điểm thuận lợi cho việc thu hút FPI. Trong nền kinh tế tồn

cầu hóa như hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam nổi lên như
một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngồi.
Thứ nhất, mơi trường xã hội và nền chính trị ổn định, bối cảnh vĩ mơ thuận lợi, tăng
trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì ở mức dương trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành
hành. Trong khi đó, các chỉ tiêu về lạm phát, tỷ giá sẽ tiếp tục diễn biến ổn định. Việt Nam là
quốc gia có độ mở cửa nền kinh tế cao và kiên định chính sách chủ động hội nhập quốc tế, tiếp
tục giữ vị thế là quốc gia năng động, điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực ASEAN và tham
gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là điều kiện thuận lợi để các DN mở rộng hoạt động
sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo động lực để thị trường tài chính phát triển.
Thứ hai, Chính phủ đã và đang nỗ lực đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, thối vốn
DNNN gắn liền với đưa DN lên niêm yết trên TTCK. Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục DN có vốn nhà nước thực hiện thối vốn giai đoạn
2017 - 2020, theo đó, trong giai đoạn này sẽ thối vốn tại hơn 400 DN, trong đó có các “thương
vụ” rất lớn như Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt
22


Nam, Tập đồn Hóa chất Việt Nam, Tập đồn Than và Khống sản Việt Nam, Ngân hàng
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam… động thái này được kỳ vọng mang lại các cơ
hội hấp dẫn cho NĐT nước ngồi.
Thứ ba, chính sách “nới room” trên TTCK đã tạo ra nhiều cơ hội hơn trong việc thu
hút NĐTNN. Ngày 01/9/2015, quy định mới về “room” cho nhà đầu tư nước ngồi trên TTCK
Việt Nam đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, “room” cho nhà ĐTNN khơng hạn chế và thậm
chí được mở tối đa lên tới 100% đối với một số ngành nghề kinh doanh khơng có điều kiện và
Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối. Đối với doanh nghiệp, chính sách này đã “trao
quyền” cho các doanh nghiệp trong việc tự quyết định về “room” cho nhà ĐTNN. Theo đó,
doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân muốn tăng năng lực tài chính, quản trị, công
nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh… thì có thể tự quyết định tăng tỷ lệ
sở hữu cho nhà ĐTNN. Đối với thị trường vốn, TTCK, trong ngắn hạn, chính sách mở “room”
cho nhà ĐTNN có tác động tích cực tới tâm lý nhà đầu tư trên TTCK sau nhiều năm chờ đợi và

“qt sạch” những đồn đốn thất thiệt trước đó trên thị trường về việc nới “room”. Về trung và
dài hạn, chính sách này được kỳ vọng sẽ tăng sức cầu cho TTCK, tạo cú hích lớn thúc đẩy thị
trường khơng những phát triển về “lượng” mà cịn góp phần nâng cao về “chất”.
Thứ tư, Việt Nam ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trong nền kinh tế khu
vực. Sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu cùng với những dấu hiệu tăng trưởng tích cực
của nền kinh tế sẽ giúp cho nhiều nhà đầu tư biết tới Việt Nam hơn. Bên cạnh đó, hoạt động
sản xuất - kinh doanh của các DN niêm yết tiếp tục mở rộng, các cam kết FTA giúp cải thiện
triển vọng các DN xuất khẩu trong dài hạn; Việt Nam vẫn đang được đánh giá là quốc gia
hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung…
4.2. Khó khăn
Thứ nhất, FPI vào Việt Nam vẫn còn thiếu những cơ sở pháp lý cần thiết. Cơ chế
quản lý còn nhiều hạn chế. Chính sách quy định về FPI cịn rải rác chưa cụ thể khiến cho môi
trường thu hút FPI ở Việt Nam thực sự chưa hấp dẫn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khơng mang lại sự
minh bạch chính sách đối với nhà đầu tư.
Thứ hai, mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc cổ phần hóa nhưng tiến độ cổ phần hóa
DNNN và thối vốn nhà nước tại DN lớn cịn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra (Vinalines,
23


FPT, Tổng Công ty Hàng không, Bia Hà Nội, Petrolimex...), ảnh hưởng đến khả năng thu hút
vốn của NĐT nước ngồi. Năm 2018, việc thối vốn được thực hiện tại 54 DN; 6 tháng đầu
năm 2019, Chính phủ mới bán cổ phần lần đầu tại 6 DN và thoái vốn tại 30 DN. Báo cáo của
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia năm 2018 cho thấy, huy động vốn qua đấu giá cổ phần,
thoái vốn nhà nước đạt khoảng 40.000 tỷ đồng, giảm 67% so với năm 2017.
Thứ ba, hiệu quả đầu tư còn nhiều hạn chế, chỉ số ICOR nằm ở mức cao so với các
nước trong khu vực và các nước công nghiệp mới nổi trong cùng giai đoạn phát triển (giai
đoạn 2011-2016 là 6,25; giai đoạn 2016-2019 là 6,14), gần như gấp đôi Hàn Quốc và Đài Loan
trong giai đoạn phát triển tương tự, thậm chí còn cao hơn nhiều so với Lào và Campuchia, tốn
quá nhiều vốn cho tăng trưởng, điều này làm giảm ý muốn đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư
nước ngoài.

5. Kết luận và khuyến nghị
Trong giai đoạn 2010-2021, nguồn vốn FPI qua TTCK Việt Nam có nhiều biến động
khá lớn, tuy nhiên có xu hướng chung là ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham
gia giao dịch trên TTCK. Đặc biệt, trong vòng 4-5 năm trở lại đây, dòng vốn FPI vào Việt Nam
đã tăng lên với quy mơ lớn, có nhiều dấu hiệu khả quan, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước
ngoài vào tiềm năng phát triển của đất nước. Việt Nam hiện nay cũng trở thành một nền kinh tế
đầy tiềm năng với nhiều thuận lợi có được từ tăng trưởng kinh tế và những chính sách của
Chính phủ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cùng với những biến động bất
thường của thị trường tài chính tiền tệ thế giới và khu vực, nước ta vẫn cần không ngừng nỗ lực
để khắc phục những hạn chế, góp phần đẩy mạnh việc thu hút dịng vốn FPI:
Thứ nhất, bảo đảm mơi trường chính sách và kinh tế vĩ mơ ổn định, hoàn thiện
khung khổ pháp luật trong nước đảm bảo phù hợp với cam kết đầu tư quốc tế. Dự thảo Luật
Chứng khốn (sửa đổi) cũng đã được trình Quốc hội cho ý kiến, với nhiều điểm mới được bổ
sung, sửa đổi theo hướng hồn thiện chính sách để TTCK phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn,
trong đó nhiều nhóm chính sách gián tiếp liên quan tới thu hút vốn ngoại được sửa đổi, bổ
sung, ví dụ như nâng sở hữu lên 100% trừ khi ngành nghề đặc thù có quy định riêng và khơng
cịn điều khoản phụ thuộc vào điều lệ DN. Dự thảo Luật quy định nguyên tắc NĐT nước ngồi,
tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, hoạt động trên TTCK Việt Nam
24


tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngồi, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định
của pháp luật về chứng khoán và TTCK. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều hành,
hướng dẫn các giao dịch chứng khoán và hoạt động của TTCK, tạo điều kiện thuận lợi cho các
công ty phát hành, chú ý đến lợi ích của giới kinh doanh chứng khốn và bảo vệ lợi ích của nhà
đầu tư. Đồng thời tăng cường quản lý, áp dụng dụng các kỹ thuật giám sát hiện đại vào các
hoạt động của TTCK, đảm bảo minh bạch thông tin, cạnh tranh lành mạnh; ngăn ngừa các hành
vi gian lận, đảm bảo an toàn tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư FPI.
Thứ hai, thực hiện các giải pháp để phát triển TTCK Việt Nam là việc làm cần thiết
để thúc đẩy quá trình nâng hạng TTCK Việt Nam. Cần rà soát giảm bớt các lĩnh vực cần hạn

chế sở hữu nước ngồi; cắt giảm thủ tục hành chính cho NĐT nước ngoài khi mở tài khoản vốn
đầu tư gián tiếp tại Việt Nam; cho phép ngân hàng thương mại trực tiếp phân phối chứng chỉ
quỹ đại chúng theo thông lệ quốc tế; nghiên cứu mở rộng các công cụ tài chính theo lộ trình
phù hợp... Bên cạnh đó, đẩy mạnh quá trình hình thành các khu vực thị trường khác nhau (thị
trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và TTCK phái sinh), nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động
của TTCK, từ đó thúc đẩy q trình ln chuyển dịng vốn giữa các nước.
Thứ ba, nâng cao tính minh bạch, trung thực trong cơng tác kế tốn quản trị kinh
doanh đối với các công ty cổ phần đại chúng và các thể chế tài chính trung gian nhằm tạo
niềm tin cho các nhà đầu tư FPI. Nhà đầu tư FPI khơng có điều kiện và lợi thế để nghiên cứu,
nắm rõ về những thơng tin nội bộ, tình hình tài chính và những cơ hội đầu tư vào các công ty
đại chúng phát hành chứng khốn và các thể chế tài chính nội địa. Vì vậy các cơng ty và các
thể chế tài chính nội địa cần áp dụng những chuẩn mực kế tốn quốc tế, thực hiện minh bạch
hố thơng tin, áp dụng các hình thức quản lý tiên tiến và trung thực trong cơng tác hạch tốn kế
tốn và kiểm toán. Điều này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư FPI khi lựa chọn, quyết định
đầu tư vào chứng khốn của các cơng ty có thơng tin cơng khai, minh bạch, trung thực và có
hiệu quả quản lý điều hành tốt hơn. Đồng thời, trong quá trình cạnh tranh để thu hút nguồn vốn
FPI, thị trường cũng sẽ tập trung hút vốn vào những công ty áp dụng các biện pháp nói trên tốt
hơn, có hiệu quả hơn và có triển vọng phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cũng
cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, không ngừng phát triển để nâng cao khả năng cạnh
tranh, thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
25


×