Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nhân cách người cán bộ quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.47 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NHÂN CÁCH VÀ LAO ĐỘNG
CỦA CÁN BỘ QLGD

Họ và tên: Trịnh Thị Nhung
Mã số sinh viên: 4501609042
Mã lớp học phần: EDUC131301
Giảng viên: Võ Thị Hồng Trước

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC


Yêu cầu bài tiểu luận
Câu 1: Giải thích: “ Lao động của cán bộ quản lí giáo dục là lao động có tính khoa
học và tính nghệ thuật rất cao”.
Câu 2: Chứng minh qua thực tiễn cơng tác quản lí giáo dục ở bậc học phổ thông
Việt Nam hiện nay.

BÀI LÀM
Câu 1: Giải thích “Lao động của cán bộ quản lí giáo dục là lao động có tính
khoa học và tính nghệ thuật rất cao”.
Lao động của cán bộ quản lí:
Mác coi lao động quản lí là một dạng đặc biệt của lao động, tham gia vào
quá trình lao động trong xã hội để hồn thành chức năng quản lí cần thiết cho q


trình đó. Là loại lao động trí óc diễn ra theo quy trình: Quyết định – tổ chức thực
hiện quyết định – kiểm tra – điều chỉnh – tổng kết.
Tính khoa học trong quản lí:
Là sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan trên cơ sở lí luận của triết học,
dựa trên các nguyên tắc quản lí. Biết sử dụng các phương pháp khoa học và các kỹ
thuật quản lí, dựa trên định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu tồn diện,
đồng bộ các mục tiêu hoạt động.
Tính nghệ thuật trong quản lí:
Là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các ngun tắc, cơng cụ,
phương pháp quản lí; tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng các cơ hội
một cách khơn khéo và tài tình nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với hiệu
quả quản lí cao nhất.

3


Giải thích “Lao động của cán bộ quản lí giáo dục là lao động có tính khoa học
và tính nghệ thuật rất cao”.
Dựa trên Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn hiệu trưởng trong
giáo dục phổ thơng. Trong đó hiệu trưởng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: thứ
nhất về phẩm chất nghề nghiệp; thứ hai là về quản trị nhà trường; thứ ba là về xây
dựng môi trường giáo dục; thứ tư là về phát triển mối quan hệ giữa gia đình, nhà
trường và xã hội; thứ năm là về sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin và dựa
trên lao động quản lí của người hiệu trưởng để giải thích “Lao động của cán bộ
quản lí giáo dục là lao động có tính khoa học và tính nghệ thuật rất cao” như sau:


Lao động của cán bộ quản lí giáo dục là lao động có tính khoa học rất
cao bởi vì:


- Hoạt động quản lí trường học của người hiệu trưởng trên thực tế không thể
phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cơ quan quản lí hay cá nhân
nào mà phải dựa vào các nguyên tắc, các phương pháp, xuất phát từ thực tiễn và
được thực tiễn kiểm nghiệm, tức là xuất phát từ các quy luật khách quan và điều
kiện cụ thể của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển.
- Người hiệu trưởng phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc của quy luật khách quan
chung và riêng “Trên thơng thiên văn, dưới tường địa lí, giữa thấu nhân tâm” đồng
thời cịn dựa trên cơ sở lí luận của triết học, kinh tế học. Bởi vì khi quản lí nhà
trường thì cần phải quản lí rất nhiều mặt (chẳng hạn như quản lí nhân lực, vật lực,
tài lực...). Khi quản lí trường học thì phải dựa trên các ngun tắc tổ chức quản lí
( về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn; về xây dựng cơ cấu
tổ chức quản lí; về vận hành cơ chế quản lí đặc biệt là xử lí tình huống trong các
mối quan hệ của quản lí). Tóm lại khi quản lí trường học hiệu trưởng cần phải căn
cứ vào các văn bản của Bộ Giáo dục và Luật pháp đề ra (chẳng hạn như Luật giáo
dục năm 2019, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường THCS và THPT...).
- Tính khoa học cịn thể hiện ở chỗ người hiệu trưởng có năng lực nghiên cứu
4


chiến lược của nhà trường dựa trên định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu
tồn diện, đồng bộ các hoạt động định hướng vào mục tiêu lâu dài của nhà trường,
và các khâu thực hiện trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Trong công
tác lãnh đạo nhà trường Hiệu trưởng là nhà sư phạm mẫu mực, người định hình
văn hóa nhà trường, người học viên suốt đời.
- Những nhiệm vụ chính của Hiệu trưởng trong cơng tác quản lí nhà trường
là: Tổ chức bộ máy nhà trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ năm học; quản lí giáo viên, nhân viên; quản lí và tổ chức giáo dục học sinh;
quản lí hành chính, tài chính, tài sản trong nhà trường; thực hiện các chế độ
chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh. Ở mỗi chức năng
quản lí đều có sự liên kết một cách logic và khoa học với nhau và khơng thể cắt

giảm đi bất kì một chức năng nào. Chính vì vậy mà khi thực hiện những nhiệm vụ
này yêu cầu người hiệu trưởng cần phải thực hiện một cách khoa học.
Ví dụ: Khi quản lí trường học người hiệu trưởng phải thực thực hiện theo 4
chức năng quản lí, đó là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá, và phải
căn cứ vào Luật giáo dục, Điều lệ của trường học, Chương trình, kế hoạch của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Trong việc quản lí bất kì một hoạt động nào trong nhà trường
ví dụ như quản lí hoạt động dạy của giáo viên, quản lí hoạt động học của học sinh,
quản lí cơ sở vật chất, quản lí tài chính trong nhà trường. Điều này thể hiện tính
khoa học trong quản lí trường học.
- Người Hiệu trưởng phải hiểu biết những cơ sở của tâm lí học, giáo dục
học và là người thầy giáo mẫu mực của học sinh trong nhà trường. Hiệu trưởng
là người dạy khá tốt ít nhất là một mơn học, có khả năng thực hiện mẫu mực các
nhiệm vụ của một nhà giáo bộ môn và đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của
Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn hiệu trưởng trong trường
phổ thơng. Trình độ chun mơn về khoa học giáo dục, lí luận và thực hành là rất
cần thiết cho cơng tác quản lí trường học của người Hiệu trưởng.

5


- Khi tổ chức khoa học lao động quản lí trong nhà trường người hiệu trưởng cần
tổ chức sắp xếp các hoạt động trong nhà trường một cách khoa học, tạo điều kiện
cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng kinh phí hiệu quả, sử
dụng tốt hơn thời gian làm việc, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học sinh,
công nhân viên trong trường. Trong việc tổ chức khoa học lao động quản lí của cá
nhân, người Hiệu trưởng cần lưu ý các nội dung sau đây: Kế hoạch hóa cơng
việc; kế hoạch hố thời gian làm việc; làm tốt cơng tác quản trị thời gian; tổ chức
sử dụng hiệu quả thời gian nhàn rỗi; tổ chức tốt công tác thông tin phục vụ cho việc
quản lí của Hiệu trưởng.
Ví dụ: Ở một số trường hiện nay trong việc lập thời khóa biểu 1 tuần học tập

của học sinh thì sẽ có một ngày thứ 5 học sinh chỉ phải học 2 tiết được về sớm để
nghỉ ngơi. Như vậy việc lập thời khóa biểu trên thể hiện được tính khoa học vì học
liên tục sẽ khơng đạt hiệu quả cao và ngồi việc học thì cũng cần chú ý tới sức khỏe
của học sinh.
Ví dụ: Tại trường THPT Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương việc lập kế hoạch giảng
dạy cho giáo viên bộ mơn dạy Địa lí 17 tiết/tuần theo chuẩn của Thơng tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Chương trình giáo dục phổ thơng như vậy tạo ra hành lang pháp lí từ đó mà
nhà trường sắp xếp kế hoạch giảng dạy cho giáo viên dạy Địa lí vừa đáp ứng chuẩn
theo Thơng tư mà vừa có thời gian cho giáo viên nghỉ ngơi, thực hiện cơng tác bồi
dưỡng của mình trong tuần.
- Quản lí nhà trường bằng pháp luật, quy định, nội quy, quy chế của nhà
trường. Mọi hoạt động của nhà trường phải tuân thủ theo pháp luật, mặt khác các
bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường đều phải hoạt động theo qui chế, nội
qui của nhà trường. Từ chức năng và nhiệm vụ của nhà trường đã được pháp luật
qui định, các qui chế và nội qui của nhà trường luôn luôn thống nhất với các qui
định của pháp luật.

6




Lao động của cán bộ quản lí giáo dục là lao động có tính nghệ thuật rất

cao
- Ngồi việc lao động của hiệu trưởng có tính khoa học cao thì tính chất cơng
việc của người hiệu trưởng cịn có tính nghệ thuật rất cao, đặc biệt tính nghệ thuật
được thể hiện rõ nhất trong phong cách quản lí của người hiệu trưởng. Cần phải có
sự kết hợp các phong cách tự do, phong cách độc đoán, phong cách dân chủ trong

quản lí trường học. Ở mỗi phong cách quản lí đều có những ưu điểm và nhược
điểm riêng. Trên thực tế cho thấy trong mỗi trường hợp, mỗi hoàn cảnh khác nhau
không thể sử dụng lắp ráp một phong cách quản lí vì vậy mà người hiệu trưởng có
thể sử dụng bất cứ phong cách nào để đem lại hiệu quả trong cơng tác quản lí của
mình. Nghệ thuật quản lí ở đây chính là sự uyển chuyển, biết sử dụng phong cách
nào đúng lúc. Vì vậy, người quản lí phải học hỏi các phong cách quản lí khác nhau
để có thể linh hoạt khi sử dụng chúng với những điều kiện và con người khác nhau
trong công tác. Tài quyền biến, khả năng ứng xử linh hoạt công tác quản lí nghệ
thuật cao nhất của một người hiệu trưởng giỏi.
- Tính nghệ thuật của quản lí trường học xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của
các tình huống trong quản lí; hơn nữa cịn xuất phát từ bản chất của quản lí trường
học. Những mối quan hệ giữa con người (với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó
định lượng) ln địi hỏi nhà quản lí phải khéo léo, linh hoạt và sử dụng có hiệu
quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội, kinh nghiệm được tích lũy
trong quản lí trường học nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường với hiệu quả cao.
- Có khả năng đặt địa vị của mình vào cương vị của người đối thoại, hiểu được
thế giới nội tâm của họ, hiểu được khó khăn của họ, cùng rung cảm với họ,
khiến họ có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư với người lãnh đạo. Sự nhạy cảm về
tổ chức còn thể hiện ở chỗ người lãnh đạo biết rõ người dưới quyền đang
cần gì và chủ động giúp đỡ họ trước khi họ có sự yêu cầu. Có sự khéo léo trong đối
xử: thể hiện ở chỗ tìm được cách cư xử thích hợp với từng người, cách truyền
thụ tế nhị kinh nghiệm và kiến thức của mình cho những người khác để họ
7


có thể tiến hành cơng việc có kết quả hơn. Đặc biệt là có khả năng cảm hóa con
người đó là khả năng tác động tới con người bằng vốn hiểu biết, bằng sự nêu
gương, bằng tình cảm chân thành nhân đạo, bằng ý chí và nghị lực của Hiệu
trưởng. Đó là nghệ thuật lan truyền nghị lực và nhiệt tình của mình sang những
người khác. Đó cịn là nghệ thuật phê bình đúng đắn và tinh thần tự phê bình

nghiêm túc của Hiệu trưởng.
Ví dụ: Tính nghệ thuật trong quản lí trường học của người hiệu trưởng thể hiện ở
sự gắn kết tập thể sư phạm trong nhà trường, biết san sẻ những khó khăn của cá
nhân trong tập thể sư phạm của nhà trường, tạo bầu khơng khí vui vẻ, thân thiện,
trong đội ngũ cán bộ giáo viên, cơng nhân viên trong nhà trường. Đây chính là nét
nghệ thuật trong quản lí con người.
=> Tóm lại, Lao động quản lí của cá nhân người Hiệu trưởng là lao động trí
óc đặc biệt, tổng hợp và có tính sáng tạo, trong đó đối tượng tác động trực tiếp và
hàng ngày là con người. Đó là loại lao động một mặt có tính hành chính - nhà
nước, một mặt có tính nghệ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà trường.
Lao động quản lí rất đa dạng, phức tạp và biến hóa khơng lặp lại, khơng bị gị bó
về khơng gian, nó lại bao gồm rất nhiều thao tác trí tuệ rất khác nhau về bản chất,
thậm chí chúng lại rất trái ngược nhau (chẳng hạn công việc sự vụ và những suy
nghĩ chiến lược của người hiệu trưởng) Do đó lao động quản lí là nặng nhọc và đầy
trách nhiệm, u cầu cơng việc mang tính khoa học và tính nghệ thuật rất cao.
Khoa học quản lí cho ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp,
kỹ thuật quản lí; để trên cơ sở đó biết cách phân tích một cách khoa học những
thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên nó chỉ là
cơng cụ, sử dụng nó cần tính tốn đến điều kiện đặc điểm cụ thể từng tình huống
để vận dụng sáng tạo, uyển chuyển (đó là tính nghệ thuật). Chính vì thế mà lao
động của cán bộ quản lí giáo dục là lao động có tính khoa học và tính nghệ thuật
rất cao.

8


Câu 2: Chứng minh qua thực tiễn công tác quản lí giáo dục ở bậc học phổ
thơng Việt Nam hiện nay.
Qua thực tiễn cơng tác quản lí giáo dục ở bậc học phổ thông Việt Nam hiện nay
cho thấy lao động của người hiệu trưởng trong nhà trường mang tính khoa học và

tính nghệ thuật rất cao được thể hiện trong việc:
- Hiện nay tại các trường phổ thông đầu năm Hiệu trưởng nhà trường đều phải
xây dựng kế hoạch giáo dục, một quy trình khoa học rõ ràng và ln đặt ra những
tiêu chí, mục tiêu cụ thể, phân công công việc cho từng giáo viên. Từ cấp lãnh đạo
đến giáo viên mỗi người đều có nhiệm vụ cụ thể xuyên suốt trong năm học và làm
việc theo kế hoạch đã được đề ra. Hiệu trưởng các trường nắm bắt tâm lí của từng
giáo viên trong nhà trường để tạo một lộ trình thăng tiến rõ ràng cho đội ngũ giáo
viên ngay từ đầu, kích thích sự ham học hỏi, cống hiến cho cơng việc. Cán bộ quản
lí trong nhà trường phải hỗ trợ, theo sát giáo viên, khuyến khích giáo viên nỗ lực,
sáng tạo, đổi mới trong cơng tác dạy học. Chính vì cách làm việc có tính khoa học
như vậy mới có thể đẩy mạnh sự phát triển của nền giáo dục nước ta.
- Qua công tác thực tiễn cho thấy tính nghệ thuật trong quản lí trường học của
người hiệu trưởng trong cách quản lí trường học đặc biệt là trong cách quản lí đội
ngũ nhà trường như việc tạo mơi trường làm việc có văn hóa chuyên nghiệp, giúp
giáo viên có điều kiện phát triển, phát huy hết năng lực của mình. Ở mỗi trường sẽ
có chế độ trao thưởng xứng đáng cho những giáo viên làm việc chất lượng, hiệu
quả. Điều này tạo động lực cho giáo viên cố gắng phát huy hết khả năng của mình.
Và tại các trường phổ thơng hiện nay người hiệu trưởng cũng đặc biệt quan tâm
đến việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong nhà trường, tạo điều kiện
cho giáo viên được tiếp cận với tri thức mới để phát triển nhà trường. Hiện nay tại
Việt Nam cũng có rất nhiều trường có phịng tham vấn tâm lí trợ giúp Hiệu trưởng
trong cơng tác bồi dưỡng về mặt tâm tư, tình cảm cho đội ngũ giáo viên và học
sinh trong nhà trường.
9


Một ví dụ thực tế của thầy hiệu trưởng Đào Chí Mạnh ( Trường tiểu học Hội
Hợp B, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đã hướng dẫn, tạo điều kiện và tạo động lực cho
giáo viên làm. Luôn là người đầu tiên xắn tay vào các việc đổi mới sáng tạo, ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học khi ở vị trí người đứng đầu một nhà

trường, nhưng thầy Mạnh lại ln đứng sau mọi người khích lệ, hướng dẫn hỗ trợ
từ những việc nhỏ nhất. Thầy đã hỗ trợ miễn phí cho học sinh, tìm cách thiết kế
nền tảng dạy học trực tuyến từ những năm 2009-2010. Thầy bắt đầu bằng những
phương thức rất thô sơ như tự quay dựng các clip bài giảng. Sau đó xây dựng kênh
trực tuyến Eteachers.edu.vn. Cuối năm 2019, đầu năm 2020 là thời điểm Vĩnh
Phúc trở thành tâm dịch Covid-19 đầu tiên một số trường học phải cho học sinh
nghỉ học. Thầy Mạnh đã tổ chức dạy trực tuyến trên hệ thống Eteachers.edu.vn do
thầy sáng lập, mở năm lớp dạy miễn phí cho học sinh của trường mình tuy nhiên
cũng thu hút rất nhiều học sinh trường khác trên địa bàn tỉnh tham gia. Chỉ sau 1
tuần có vài ngàn học sinh tham gia học. Cách dạy trực tuyến của thầy Mạnh được
lan toả tạo động lực thúc đẩy giáo viên trong nhà trường và các giáo viên trên địa
bàn tỉnh cùng thực hiện. Việc xắn tay trực tiếp làm với động cơ trong sáng vì học
sinh của thầy Mạnh chính là nguồn cảm hứng cho nhiều giáo viên trong nhà trường
cũng như các giáo viên trên địa bàn tỉnh. Từ chỗ rụt rè, nhiều giáo viên đã tự tin và
hăng hái bắt nhịp với hình thức dạy học mới. Thầy từng nói “ Nếu bạn có một quả
táo, tơi có một quả táo và chúng ta trao đổi cho nhau bạn và tơi mỗi người vẫn có
một quả táo. Nhưng nếu bạn có một sáng kiến, tơi có một sáng kiến và chúng ta
trao đổi cho những sáng kiến này, mỗi người sẽ có hai sáng kiến” chính vì thế mà
thầy Mạnh ln muốn khích lệ đồng nghiệp của mình hãy nói ra điều họ nghĩ, họ
muốn làm, họ mơ ước để cùng nhau biến nó thành sự thật (Theo báo tuổi trẻ,
2021). Câu chuyện trên của thầy Đào Chí Mạnh đã thể hiện được thầy là một tấm
gương sáng trong công tác quản lí trường học, lao động của thầy mang tính khoa
học ở chỗ thầy có năng lực nghiên cứu, có tầm nhìn xa biết ứng dụng cơng nghệ
thơng tin, sáng tạo trong việc đổi mới trong phương pháp dạy học. Lấy chính mình
làm một tấm gương cho đội ngũ giáo viên trong và ngoài nhà trường noi theo từ đó
10


thúc đẩy, kích thích ngọn lửa yêu nghề trong đội ngũ nhà trường đây chính là tính
nghệ thuật của cơng tác quản lí trường học của một người hiệu trưởng giỏi.

=> Tóm lại khơng sai khi nói lao động của người cán bộ quản lí giáo dục vừa
là khoa học, là nghệ thuật. Một nghề không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà phải có
cơ sở khoa học. Mặt khác, nó cịn là một nghệ thuật trong xử lý các tình huống đa
dạng khơng thể dự tính đầy đủ; cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, tuỳ cơ ứng biến sao
cho có hiệu quả cao nhất. Ngồi ra, quản lí giáo dục còn là một nghề chuyên
nghiệp, kết quả của sự phân cơng lao động cao trong xã hội; địi hỏi kĩ năng và
phẩm chất nhất định.

11


Tài liệu tham khảo
1. Luật giáo dục năm 2019.
2.Thầy hiệu trưởng làm kênh dạy học trực tuyến cho tiểu học – Tuổi Trẻ Online
(tuoitre.vn).
3. Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn hiệu trưởng trong trường
phổ thông.
4. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng.
5. Thơng tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường THCS và THPT
6. Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường Tiểu học
7. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, Nxb
Đại học sư phạm.
8. Trần Kiểm (2015), Quản lí nhà trường phổ thông, Nxb ĐHQG HN.
9. Web, Moet, gov và các Web, về giáo dục.

12




×