Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận cao cấp lý luận chính trị, thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo tại các tỉnh phía bắc nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.33 KB, 22 trang )

I. MỞ ĐẦU
Tôn giáo đã xuất hiện rất sớm trong sự phát triển của lịch sử và sẽ còn tồn
tại lâu dài. Những biểu hiện của Tô tem giáo (thờ vật tổ), Bái vật giáo, Ma thuật
giáo, Đa thần giáo hay các hình thức tơn giáo sơ khai khác đều nảy sinh ở các dân
tộc và còn in đậm dấu vết trong các tập tục và tín ngưỡng cho đến ngày nay.
Các tơn giáo đều có những giá trị nhất định đặc biệt có ảnh hưởng bởi
tính nhân văn sâu sắc, cũng chính vì thế nó đã tồn tại và phát triển khơng
những trong từng quốc mà cịn mang tính tồn cầu như Cơng giáo, Phật giáo,
Hồi giáo…
Tín ngưỡng tơn giáo không chỉ là vấn đề liên quan đến tư tưởng, tình
cảm, đạo đức, văn hóa mà cịn là vấn đề chính trị, xã hội có liên quan chặt chẽ
tới gia đình, giai cấp, dân tộc. Trong quá trình tồn tại tôn giáo thường biến đổi
theo hai hướng: vừa phân hóa, vừa hội nhập để phù hợp với thực tiễn. Cũng
như vấn đề dân tộc, tôn giáo và việc giải quyết các vấn đề tôn giáo đang được
quốc gia, dân tộc quan tâm.
Ở Việt Nam những năm gần đây, cùng với quá trình thực hiện đường lối
đổi mới đất nước, đặc biệt là chủ trương dân chủ hóa đời sống xã hội, khơi phục,
giữ gìn bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước. Các hình thức tín ngưỡng, tơn
giáo với những lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi trên bình diện cả nước, đã thu hút
đơng đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên, trong những năm qua những
hoạt động tín ngưỡng tơn giáo ở nước ta cịn chứa đựng những yếu tố mê tín.
Mặt khác các thế lực phản động, thù địch ở trong nước cũng như quốc
tế đang lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến
hịa bình” hịng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ Đảng cộng sản, xâm hại đến
lợi ích giai cấp của dân tộc và nền an ninh quốc gia.
Các tỉnh phía Bắc của nước ta là địa bàn có nhiều tỉnh miền núi, đường
xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số,


đời sống cịn nhiều khó khăn. Hiện nay, có nhiều hình thức tín ngưỡng, tơn
giáo cùng tồn tại, các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo đang có những diễn biến


khá phức tạp. Một số tổ chức phản động trong nước và ngồi nước đã và đang
lợi dụng tơn giáo để chống phá chế độ, phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước. Xúi giục đồng bào dân tộc thiểu số chống phá chính quyền, địi
u sách, khơng tham gia lao động sản xuất, kích động đồng bào theo đạo trái
pháp luật và di cư tự do (nhất là đồng bào dân tộc Mơng) gây mất ổn chính trị.
Từ trước đến nay, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước, các tỉnh
phía Bắc ln tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân. Tuy
vậy có lúc, có nơi một số cán bộ do chưa hiểu biết sâu sắc về chính sách tơn
giáo nên đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân, làm
ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân, mặt khác sự suy thoái về
tư tưởng đạo đức của một bộ phận khơng nhỏ cán bộ đảng viên, tình trạng
tham nhũng hiện đang là vấn nạn của xã hội đã gây mất lòng tin của nhân dân
với cấp ủy, chính quyền một số địa phương, tạo kẽ hở cho kẻ địch lợi dụng
vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số để chống phá
chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta chia rẽ khối đoàn kết toàn dân nhất là trong
điều kiện hiện nay chúng ta đang mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới
để xây dựng nước Việt Nam ngày càng giầu đẹp, văn minh.
Từ yêu cầu trên và qua thời gian học tập nghiên cứu tại Học viện chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, với mong muốn hồn thiện và hiểu biết thêm trong
hoạt động thực tiễn tôi chọn đề tài: “Thực trạng và đề xuất một số giải
pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo tại các tỉnh phía Bắc
nước ta hiện nay”.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm của bản thân khơng có
nhiều nên khơng thể tránh khỏi sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến
của thầy cơ để bài tiểu luận thêm hoàn thiện.


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận

- Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo:
Do tính chất phức tạp của tơn giáo nên trong lịch sử cũng như hiện nay
đã có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về tơn giáo. Quan điểm duy tâm
thường gắn tôn giáo với sự quy định của một đấng siêu nhiên, siêu trần thế,
tôn giáo tồn tại vĩnh viễn gắn với sự tồn tại của con người.
Quan điểm duy vật trước Mác quy tôn giáo vào một nguyên nhân duy
nhất là do sự ngu dốt của con người, họ không thấy được nguyên nhân xã hội
tức là giai cấp và đấu tranh giai cấp là ngun nhân cơ bản của tơn giáo.
Trong q trình xây dựng học thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội,
C.Mác và Ph.Ăng ghen đã phê phán những quan điểm duy tâm vượt qua
những nhà duy vật đương thời và nêu lên nhiều định nghĩa về tôn giáo. C.Mác
cho rằng: “Tôn giáo là sự tự ý thức của con người chưa tìm được bản thân
mình hoặc đã đánh mất bản thân mình một lần nữa. Tơn giáo chỉ là cái mặt
trời ảo tưởng vận động xung quanh con người chừng nào con người chưa bắt
đầu vận động xung quanh bản thân mình. Tơn giáo là tiếng thở dài của chúng
sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, là tinh thần của
những điều kiện xã hội khơng có tinh thần, là hạnh phúc hư ảo của nhân dân,
là bơng hoa trang điểm cho xiềng xích”.
Ph.Ăng ghen cho rằng “Mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư
ảo vào đầu óc con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống
hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã
mang lực lượng siêu thế”.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Tôn giáo là một hình thái ý
thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.


Qua sự phản ánh của tôn giáo những lực lượng tự phát của tự nhiên và xã hội
thành sức mạnh siêu nhiên, có quyền uy tối thượng và vơ hình tác động đến
một cộng đồng, xã hội có tổ chức.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin tôn giáo ra đời, tồn tại gắn

liền với những điều kiện lịch sử nhất định. Trong q trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội tơn giáo vẫn tồn tại do những nguyên nhân chủ yếu sau: Sinh
hoạt tơn giáo có khả năng đáp ứng ở mức nào đó nhu cầu văn hóa, tinh thần
và mang ý nghĩa giáo dục đối với một bộ phận nhân dân. Do tính hướng thiện
đạo đức tơn giáo có những điểm phù hợp nhất định với quá trình xây dựng đất
nước. Vì vậy việc kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức nhân loại trong
đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết. Mặt khác thực sự là nhu cầu tình cảm của
một bộ phận dân cư, do đó tơn giáo có cơ sở trong q trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác tơn giáo:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo: Tự do tín
ngưỡng tơn giáo là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về tơn giáo. Nó được thể hiện nhất quán cả trong lý luận và hoạt động thực
tiễn của Người và đã trở thành nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong chính sách
của Đảng và Nhà nước về vấn đề tơn giáo. Tư tưởng đó đã thâm nhập sâu rộng
vào quần chúng nhân dân nói chung, cán bộ đảng viên nói riêng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng, đồn kết lương giáo và khơng
phân biệt tơn giáo. Đế quốc dùng thủ đoạn chia để trị, muốn thốt khỏi sự
thống trị đó để dân tộc được độc lập, tơn giáo được tự do bình đẳng phải hợp
sức tồn dân dù có đạo hay khơng có đạo để chống lại sự phân chia đó.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc biết kế thừa, phát huy những giá trị tích
cực của các tơn giáo. Hồ Chí Minh cho rằng lý tưởng cộng sản và các học
thuyết tôn giáo chân chính đều muốn xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột, bất


cơng. Người đã viết: “Thích ca và Giê su đều muồn mọi người có cơm ăn, áo
mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Những nguyên nhân tồn tại và phát triển của tôn giáo:
+ Xuất phát từ quá trình nhận thức

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trình độ nhận thức, trình
độ dân trí của nhân dân đã có những tiến bộ nhất định, nhưng vẫn cịn nhiều
hạn chế, vì thế nhân dân chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ
các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội. Sự hạn chế đó làm cho
nhân dân dễ đến với tín ngưỡng tơn giáo.
Hiện nay, nhân loại đạt được những thành tựu lớn lao về khoa học và
công nghệ, nhất là những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới đã giúp con người có thêm những khả năng
để nâng nhận thức và vai trò làm chủ tự nhiên, xã hội của mình lên một tầm
cao mới. Song, hiện thực khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và
phong phú, còn đặt ra nhiều vấn đề mà hiện tại khoa học chưa thể làm rõ.
Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội đôi khi rất nghiêm trọng vẫn tác
động và chi phối đời sống con người. Do đó tâm lý sợ hãi, trơng chờ, nhờ cậy
và tin tưởng vào thánh, thần, Phật vẫn còn tồn tại trong ý thức của nhiều
người.
+ Xuất phát từ kinh tế
Kinh tế là một vấn đề nhạy cảm, là xương sống của mỗi quốc gia. Sự
phát triển hay tụt hậu của một nền kinh tế theo bất kỳ xu hướng nào đều ảnh
hưởng sâu sắc tới đời sống của con người. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhất
là giai đoạn đầu của thời kì quá độ vẫn cịn tồn tại nhiều thành phần kinh tế,
nhiều hình thức sở hữu. Con người luôn phải chịu sự chi phối của những qui
luật kinh tế khách quan đó. Đặc biệt trong thời kì này cịn nhiều thành phần


kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau giữa các
giai cấp, tầng lớp vẫn là một thực tế; trong nền kinh tế đó, con người vẫn chịu
sự tác động chi phối bởi các yếu tố tất nhiên, ngẫu nhiên, may rủi …Đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao. Điều đó, làm cho con người vẫn tin
vào lực lượng siêu nhiên, cầu xin công việc làm ăn gặp nhiều may mắn.
+ Xuất phát từ tâm lý

Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, ăn sâu vào tiềm thức
của nhiều người dân. Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất.
Những niềm tin tôn giáo ảnh hưởng sâu đậm trong nếp nghĩ, lối sống của một
bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đã trở thành một kiểu sinh hoạt văn hố
tinh thần khơng thể thiếu được của cuộc sống. Vì thế, dù hiện nay nhân loại
đã và đang có những biến đổi lớn lao về kinh tế - xã hội nhưng tín ngưỡng,
tơn giáo vẫn cịn tồn tại bởi những lí do đó.
+ Xuất phát từ tình hình chính trị - xã hội
Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội đang diễn ra ở nước ta, xét về mọi phương diện kinh tế, đạo
đức, văn hóa, chính trị, tinh thần vẫn cịn mang nặng dấu vết của xã hội cũ.
Do đó vẫn cịn cơ sở để tín ngưỡng, tơn giáo cịn tồn tại. Trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa cái cũ và cái
mới, giữa cái lạc hậu với cái tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội vẫn đang diễn ra rất gay go, quyết liệt, dưới nhiều hình thức vơ cùng phức
tạp; trong đó, các thế lực phản động vẫn tìm mọi cách ni dưỡng và lợi dụng
tơn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của chúng. Đây là điều kiện cho tơn
giáo cịn tồn tại. Các tổ chức và chức sắc tôn giáo đang ra sức hoạt động
tun truyền, tìm cách lơi kéo tín đồ để duy trì sự tồn tại của tơn giáo. Tôn
giáo đã tồn tại trong xã hội suốt hàng ngàn năm và đã ăn sâu bám chặt vào
nếp sống, nếp nghĩ của con người. Bởi vậy không dễ dàng gì mà ngay trong


thời gian ngắn có thể loại bỏ tơn giáo ra khỏi đời sống xã hội. Ngày nay, chiến
tranh hạt nhân hủy diệt có khả năng bị đẩy lùi, nhưng những cuộc chiến tranh
cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tơn giáo, khủng bố, bạo loạn cịn xảy ra ở nhiều
nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo cùng với những mối đe dọa khác
là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại. Những hạn chế, yếu kém của Đảng
Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong tổ chức, quản lý quá trình xây dựng
xã hội mới; sự suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức của một bộ phận cán bộ

đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn
xã hội nảy sinh nhưng chậm được khắc phục; công bằng xã hội cũng như quyền
làm chủ của nhân dân bị vi phạm làm cho niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà
nước, với chế độ bị suy giảm. Chính điều này cũng là cơ sở để nhân dân dễ đến
với tín ngưỡng, tơn giáo.
+ Nguyên nhân văn hóa
Văn hóa dân tộc phát triển, gắn bó mật thiết với bề dày lịch sử của mỗi
quốc gia. Đa số tín ngưỡng, tơn giáo đều gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân
dân. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc địi hỏi phải
bảo tồn tơn giáo ở những mức độ nhất định. Mỗi một loại hình tơn giáo đều
có những nét văn hóa đặc trưng như nhà thờ, chùa, đình, tất cả đã góp phần
làm cho văn hóa dân tộc đặc sắc hơn. Mặt khác, tín ngưỡng, tơn giáo có liên
quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư. Vì vậy, sự tồn tại của
tơn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa như là một hiện tượng khách quan. Nói
tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như giai đoạn đầu của
chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn sẽ tồn tại, bởi cả những nguyên nhân khách
quan lẫn những nguyên nhân chủ quan. Sự tồn tại này khơng có gì là vơ lý bởi
tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, tuy phải
chịu sự chi phối và quyết định của cơ sở hạ tầng, nhưng bản thân nó vẫn có sự
độc lập tương đối; do đó, dù đứng trước những biến đổi to lớn của đời sống


kinh tế, chính trị, xã hội trong bước nhảy vọt từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn không bị triệt tiêu ngay lập tức, mà chỉ “dần mất đi
ảnh hưởng của nó đối với ý thức xã hội”, và “chỉ trong xã hội cộng sản chủ
nghĩa phát triển thì tơn giáo mới có thể hồn tồn biến mất và hồn tồn bị
xố bỏ khỏi đời sống con người”.
- Chính sách của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về tơn giáo.
Qn triệt chính sách tôn giáo nhất quán tôn trọng tôn giáo tự do tín
ngưỡng tơn giáo, đồn kết lương giáo, nhà nước đã có những chính sách tơn

giáo phù hợp với từng thời kỳ lịch sử. Trong cuộc cách mạng dân chủ nhân
dân chính sách tơn giáo đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh
giữ độc lập dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ, đường lối đại đồn kết
tồn dân, tự do tín ngưỡng, tơn giáo đã đồn kết các tơn giáo tham gia sự
nghiệp chung của toàn dân tộc, làm thất bại mọi ý đồ chia rẽ của các thế lực
thù địch.
Những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo được
xác định là một bộ phận của chính sách xã hội nhằm đoàn kết toàn dân, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu
“Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
2. Phân tích thực trạng nội dung nghiên cứu.
2.1. Tình hình chung về tơn giáo ở các tỉnh phía Bắc hiện nay
Việt Nam là đất nước có nhiều tơn giáo khác nhau, số tín đồ tơn giáo
chiếm 1/3 dân số. Tôn giáo Việt Nam phân bố đan xen giữa các vùng, các
miền trong cả nước, các tôn giáo đan xen, hòa đồng và cùng tồn tại trong
cùng một địa phương, trong cùng một gia đình.
Các tỉnh phía Bắc gồm 3 vùng đó là: Đồng bằng sơng Hồng, trung du
và miền núi phía Bắc. Với đặc điểm nổi bật là nơi sớm xuất hiện, tồn tại và


phát triển nhiều tơn giáo và có tác động ảnh hưởng nhất định đối với sự phát
triển kinh tế -xã hội tại các địa phương.
Các tỉnh phía Bắc có một khơng gian tâm linh tín ngưỡng tơn giáo khá
đậm nét và đặc trưng cho sinh hoạt tôn giáo của cả nước, là nơi tập trung
nhiều các tôn giáo lớn trong cả nước, là cội nguồn cho tinh thần, tâm linh của
hầu hết các tôn giáo tiêu biểu.
2.1.1. Công giáo
Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới với trên một tỷ tín đồ, có
lịch sử tồn tại và phát triển trên 2000 năm, có hệ thống tổ chức chặt chẽ trên

phạm vi toàn cầu, đến mỗi quốc gia đến tận các khu vực địa phương, bản xứ.
Công giáo du nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ XVII, con đường phát
triển của công giáo Việt Nam lúc thuận lợi, lúc khó khăn nhưng vẫn tồn tại
đến nay và đã trở thành một tôn giáo lớn với trên 6 triệu tín đồ trên cả nước.
Cơng giáo ở các tỉnh phía Bắc qua mấy trăm năm hình thành, tồn tại và
phát triển đến nay đã trở thành một tôn giáo với quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ
từ trên xuống dưới, giáo dân tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng
như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên...
2.1.2. Tin lành
Theo thống kê cho thấy tín đồ của tơn giáo này trước đây rất ít nhưng
trong trong thời gian gần đây tơn giáo này đang có xu hướng mở rộng và phát
triển ra nhiều địa phương, nhất là tại các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt những năm
gần đây đạo tin lành có xu hướng mở rộng và phát triển ở các tỉnh vùng núi
như Hà Giang, Tuyên Quang. Giáo dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số
như Dân tộc Mơng, Dao…
2.1.3. Phật giáo
Đạo phật có nguồn gốc từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công
nguyên. Phật giáo vào nước ta trước hết và chủ yếu ở phía Bắc mang tư tưởng


đại thừa. Trong thơi kỳ này phật giáo phát triển rực rỡ và trở thành Quốc đạo
của Việt Nam, phật giáo đã ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của xã hội
nhất là văn hóa, phật giáo đã nêu cao lòng từ bi, hỉ xả, giáo dục lòng yêu
thương đối với người đau khổ. Chính vì vậy phật giáo đã xâm nhập vào các
tầng lớp nhân dân ở khắp mọi miền đất nước.
Hà Nội là một trong những thành phố của các tỉnh phía Bắc là một
trong những trung tâm phật giáo lớn nhất của cả nước. Theo thống kê cho
thấy Hà Nội có tới 904 ngơi chùa lớn nhỏ trong đó có một số chùa có trụ sở
đóng tại trung tâm của Thủ đô và cũng là cơ quan cấp cao của phật giáo như
chùa Quán sứ, chùa Một cột, ngôi chùa cổ nhất là chùa Trấn Quốc. Số lượng

tín đồ của phật giáo rất lớn nên khó xác định nhưng số người chịu ảnh hưởng
của phật giáo thì đủ các thành phần, lứa tuổi, tầng lớp và địa vị trong xã hội.
2.1.4. Đạo hồi
Đạo hồi xuất hiện ở bán đảo Ả rập vào đầu thế kỷ thứ VII trước công
nguyên. Hồi giáo vào Việt Nam gắn liền với sự suy vong của nhà nước chiêm
thành. Vào đầu thế kỷ thứ XV nước Chiêm Thành suy vong người Chăm lưu
lạc sang Campuchia, Malaixia, ở đây họ tiếp tiếp thu Hồi Giáo khi trở về
nước họ mang theo cả tín ngưỡng này.
Đạo Hồi khơng phát triển ở các tỉnh phía Bắc, ở Hà Nội chỉ có 1 nhà thờ
chỉ có tín đồ của một gia đình chủ yếu giành cho người nước ngoài đến làm lễ.
2.1.4. Đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài là một tơn giáo riêng có của Việt Nam. Trong quá trình
phát triển nội bộ đạo Cao Đài ln ln bị phân hóa thành nhiều hệ phái khác
nhau. Trước đây đạo Cao Đài chỉ có ở Tây Ninh và các tỉnh phía Nam, sau
ngày giải phóng đạo Cao Đài phát triển ra các tỉnh phía Bắc. Một số năm gần
đây đã phát triển ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.


2.2. Thực trạng công tác tôn giáo ở các tỉnh phía Bắc
2.2.1. Kết quả
Thực hiện chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước, công tác tôn giáo
trong thời gian qua ở các tỉnh phía Bắc đã đạt những kết quả sau:
- Các địa phương đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước hồn
thiện các văn bản về cơng tác tôn giáo. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về hoạt động tôn giáo, ban hành các văn bản hướng dẫn các tổ chức, cá nhân
tiến hành các hoạt động tông giáo theo quy định.
- Tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về tơn
giáo được tiến hành thường xuyên, chủ động phối hợp với các cơ quan chức
năng phát hiện và xử lý các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, các hoạt động
lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, các phần tử cực đoan, chống đối,

phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết những nhu cầu chính đáng,
hợp pháp về tôn giáo của người dân. Vận động, tuyên truyền nhân dân thực
hiện đúng pháp luật, chính sách tơn giáo, khơng làm phát sinh điểm nóng về
tơn giáo.
- Đảm bảo tốt mọi vấn đề về an ninh tôn giáo, chủ động nắm tình hình,
làm tốt cơng tác vận động, đã tranh thủ được người có chức sắc, người có uy
tín, xây dựng cán bộ cốt cán. Sớm phát hiện những mâu thuẫn khơng để điểm
nóng xảy ra.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền tại các tỉnh đã triển khai thực hiện các
chỉ thị, nghị quyết quy định về công tác tôn giáo của Trung ương đến tận chức
sắc, tín đồ.
- Các cơ quan ban ngành tại các địa phương đã tạo mọi điều kiện để
đồng bào có tín ngưỡng tơn giáo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình
như cho tu sửa xây dựng in ấn sách báo, kinh sách về tôn giáo, bổ nhiệm chức
sắc…


- Đồng bào tín ngưỡng tơn giáo phấn khởi thực hiện tốt quy định của
Trung ương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách, pháp luật của
Đảng và nhà nước chăm lo việc đạo việc đời, kiên quyết chống lại những
hành vi, hoạt động chống lợi dụng tự do tín ngưỡng tơn giáo đi ngược lại lợi
ích của quốc gia dân tộc chống phá chủ nghĩa xã hội.
- Trong những năm qua tình hình chính trị xã hội ở các tỉnh phía Bắc ổn
định, đời sống của nhân dân nói chung của đồng bào có đạo nói riêng từng
bước cải thiện rõ rệt, số hộ giầu ngày càng tăng, số hộ nghèo đã giảm. Bà con
tín đồ phấn khởi thực hiện các sinh hoạt tơn giáo, tích cực tham gia vào các
sinh hoạt chung như góp quỹ tình nghĩa, giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó, trẻ
em cơ đơn tật nguyền, chất độc mầu da cam, góp quỹ ủng hộ đồng bào thiên
tai lũ lụt, phong trào nhân đạo từ thiện…
- Các tơn giáo ở các tỉnh phía Bắc ngày càng phát triển, mở rộng quy

mô hoạt động. Các điểm thờ tự, đền chùa ngày càng được xây dựng khang
trang, cơ sở vật chất được trang bị ngày càng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tự do
tín ngưỡng của nhân dân.
- Các tín đồ của một số đạo lớn hiện nay ngày càng được mở rộng đông
đảo cả về quy mô, số lượng, chất lượng. Nhiều đạo phát huy tốt được vai trị
trong việc vận động tín đồ chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, xây dựng được đường hướng hành đạo tốt đẹp, xây
dựng quê hương ngày càng giầu đẹp.
Tích cực tham gia các hoạt động phát triển kinh tế -xã hội tại địa
phương góp phần làm giầu cho quê hương, đất nước.
2.2.2. Những khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những yếu tố tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển tại địa phương các tỉnh phía Bắc trong thời gian qua cịn những khó
khăn hạn chế sau:


Một là, Trong bối cảnh chung của tôn giáo thế giới và Việt Nam, tơn
giáo ở các tỉnh phía Bắc có chiều hướng gia tăng về tín đồ và có xu hướng
phát triển phức tạp. Bề ngoài tưởng chừng là hoạt động tôn giáo thuần túy
như đào tạo chức sắc, in ấn kinh, tu đạo nơi thờ tự, phát triển tín đồ nhưng
thực chất là một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân,
nâng cao vai trò của giáo hội gây thanh thế và phục vụ cho âm mưu của các
thể lực phản động trong và ngoài nước trong việc lợi dụng tôn giáo.
Hai là, Một số kẻ đã lợi dụng niềm tin và sự cuồng tín của các tín đồ
cũng như niềm tin mùa quáng vào thần thánh của nhân dân để buôn thần bán
thánh, mưu lợi của một số kẻ xấu.
Ba là, lợi dụng chủ trương mở rộng dân chủ, khôi phục và phát huy một
số lễ hội tại các địa phương để tưởng nhớ về cội nguồn, thực hiện đền ơn đáp
nghĩa, giáo dục đạo đức cho con người, một số kẻ đã đưa vào những nội dung
khơng có văn hóa, mang nặng tính thần bí, ma thuật.

Bốn là, Tình hình hoạt động tơn giáo cịn có những diễn biến phức tạp,
một sơ người chưa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép, cịn
lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Một số tà giáo xuất
hiện mang tính phản nhân văn nếu khơng được giáo dục và ngăn chặn kịp thời
sẽ gây hậu quả xấu.
Năm là, việc khiếu kiện và tranh chấp có liên quan đến đất đai và cơ sở
vật chất của tôn giáo ở một số nới ngày càng gia tăng, có nơi gay gắt, phức
tạp. Ở một số nơi có biểu hiện một số người lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để
điều hành các hoạt động chống đối, kích động tín đồ phá hoại khối đại đoàn
kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị.


2.2.3. Ngun nhân của những khó khăn hạn chế:
- Cơng tác tơn giáo ở Việt Nam nói chung và các tỉnh phía Bắc nói
riêng chậm đổi mới nội dung và hình thức hoạt động trong khi các thế lực thù
địch ráo riết tranh thủ, giành giật lôi kéo quần chúng tín đồ chức sắc tơn giáo.
- Một số cấp ủy, chính quyền các địa phương từ tỉnh xuống cơ sở, một
số cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức quán triệt đầy đủ chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước về tơn giáo. Có địa phương cịn chủ quan, nóng
vội, đơn giản trong giải quyết nhiều vấn đề có liên quan đến tơn giáo; có nơi
hữu khuynh thụ động, bng lỏng quản lý.
- Các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đối với tín ngưỡng tơn
giáo chậm thể chế hóa. Mặc dù việc triển khai thực hiện pháp lệnh, nghị định,
chỉ thị đạt được một số kết quả song q trình triển khai thực hiện cịn chưa
sâu rộng đến cán bộ công chức đang trực tiếp làm công tác liên quan đến tôn
giáo tại cơ sở. Hiệu quả một số cuộc tuyên truyền chưa cao, hình thức tuyên
truyền còn thiếu sinh động. Một số cán bộ do chưa hiểu hết tinh thần của pháp
lệnh, nghị định dẫn đến q trình tổ chức thực hiện cịn gặp nhiều lúng túng.
- Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo chưa xác định rõ mơ hình,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp, thiếu sự quan tâm đầu tư

bảo đảm các điều kiện hoạt động. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo và hệ
thống chính trị cơ sở ở các vùng đơng tín độ tơn giáo, vùng đồng bào các dân
tộc thiểu số còn yếu, việc tập hợp quần chúng còn hạn chế.
3. Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo.
Trong những năm tới xu thế tôn giáo trong nước và trên thế giới sẽ có
nhiều biến động hết sức đa dạng với nhiều sắc mầu khác nhau. Tình hình hoạt
động của các tôn giáo sẽ tiếp tục sôi động, phát triển với nhiều sinh hoạt phong
phú, đa dạng và cũng sẽ khơng ít những phức tạp. Do vậy, cơng tác tôn giáo rất
quan trọng, để làm tốt công tác này, cần phải có một hệ thống các giải pháp


văn hóa tinh thần, trong đó giải pháp chính trị mặc dù không phải là giải pháp
duy nhất quyết định song bao giờ nó cũng có vị trí quan trọng. Các giải pháp
cơ bản, gồm:
3.1. Không ngừng củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân với
Đảng, Nhà nước.
Nhân dân ta ln có truyền thống u nước, khơng chịu áp bức bóc lột.
Nhân dân các tỉnh phía Bắc có đạo hay khơng có đạo đều đồng lịng hi sinh
tất cả để giành độc lập. Nguyện vọng tha thiết cháy bỏng của nhân dân là
giành độc lập để xây dựng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc nên họ đã đi
theo Đảng, tin theo Đảng. Vậy mà trong quá trình xây dựng chúng ta có
những sai lầm chủ quan: quản lý kém, hiện tượng tiêu cực phát sinh làm cho
nhân dân giảm sút lịng tin, thậm chí mất lịng tin với Đảng, Nhà nước.
Muốn củng cố và giữ vững lịng tin của nhân dân, cấp ủy chính quyền
các địa phương phải có kế hoạch phát triển kinh tế đúng đắn, sát với tình hình
thực tế tại từng địa phương, tạo ra nhiều của cải vật chất góp phần tăng thu
nhập cho nhân dân. Phải có chính sách an sinh xã hội để ổn định và nâng cao
đời sống cho nhân dân nhất là nhân dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, giáp
biên giới, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số…
Xử lý nghiêm những cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật, những cán bộ

tham ô tham nhũng, hạch sách nhân dân trong thực thi nhiệm vụ. Chỉ có chặn
đứng tệ tham nhũng, làm sạch đội ngũ cán bộ đảng viên mới làm cho quần chúng
nhân dân thực sự tin tưởng vào Đảng và chế độ mà chúng ta đang xây dựng.
3.2. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ mọi
mặt của nhân dân.
Con người ln ln theo đuổi những mục đích nhằm thỏa mãn nhu
cầu của mình. Sự tù túng hạn hẹp trong đời sống vật chất và tinh thần là
nguyên nhân dẫn đến nảy sinh nhu cầu cần được giúp đỡ, che chở phù hộ độ


trì của các lực lượng ngồi trần thế. Nhưng nếu sự thờ cúng, lễ bái thái quá sẽ dẫn
đến mê tín, dị đoan, sùng bái. Vì vậy phải chăm lo đời sống vật chất của nhân dân
trước hết là đảm bảo nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, công việc cho nhân dân.
Đi đôi với việc chăm lo đời sống vật chất, phải chăm lo đời sống tinh
thần cho nhân dân trên cơ sở giữ gìn và phát triển những giá trị tinh thần
truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để hiện thực hóa
chủ trương của Đảng “Về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền
làm chủ của nhân dân, khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ
phận nhân dân, khôi phục lại những truyền thống tốt đẹp của các dân tộc ở
Việt Nam.
3.3. Đẩy mạnh công tác phổ biến và tuyên truyền chính sách của
Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo.
Triển khai công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về tơn giáo cho nhân dân. Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần
cụ thể hóa cho phù hợp với từng vùng, miền, từng dân tộc. Cần đặc biệt quan
tâm là không để cán bộ cơ sở hiểu và giải thích sai tinh thần nội dung chính
sách dẫn đến sự hiểu lầm của quần chúng nhân dân.
3.4. Chính quyền các địa phương thực hiện đúng những quy định
của nhà nước về hoạt động tôn giáo.

Tín ngưỡng tơn giáo cùng nằm trong thiết chế xã hội, mọi hoạt động
của họ liên quan trực tiếp đến các cấp liên quan. Thực hiện dân chủ hóa đời
sống xã hội…Để giải quyết các vấn đề trên chính quyền phải kết hợp với tổ
chức xã hội đồng thời phải nắm thật vững cơ sở của Đảng, nhà nước mới có
thể giải quyết hợp tình hợp lý, tránh những sai lầm khơng đáng có.


3.5. Phải cảnh giác và kiên quyết trừng trị kịp thời thích đáng
những kẻ lợi dụng tơn giáo chống lại lợi ích chính đáng của nhân dân
Các tỉnh phía Bắc có một số tỉnh, thành phố lớn, là trung tâm của một
số tôn giáo lớn trong cả nước nên kẻ thù thường lợi dụng tôn giáo để phá hoại
sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc của chúng ta. Thời gian qua, chúng ta
đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc phát hiện và xử lý một số
phần tử và tỏ chức đội lốt tôn giáo truyền lửa về quê hương gây chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, chính quyền…Do vậy cấp ủy, chính
quyền các địa phương cùng nhân dân khơng ngừng nâng cao cảnh giác, phát
hiện kịp thời kẻ đội lốt tôn giáo để xử lý nghiêm minh đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân.
3.6. Các tỉnh phải kết hợp với việc xây dựng quy chế dân chủ ở các
cấp cơ sở để xóa bỏ các hoạt động mê tín dị đoan.
Trong thời qua chúng ta ít chú ý quản lý các hoạt động tín ngưỡng dẫn
đến các hoạt động này có phần gia tăng gây hậu quả tiêu cực trong đời sống
xã hội. Hiện nay các cấp cơ sở đang tiến hành học tập và xây dựng quy chế
dân chủ ở làng xã, xây dựng những quy định cụ thể về các hoạt động ma chay,
cưới xin, cưới, lễ hội. Đây là dịp tốt để cán bộ các cấp vận động quần chúng
tham gia xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, bài trừ các hủ tục mê tín, dị
đoan. Hoạt động mê tín dị đoan thường diễn ra ở những địa bàn dân cư nên
biện pháp tốt nhất là thông qua hội quần chúng nhân dân xây dựng nếp sống
mới tạo dư luận để xóa bỏ những hoạt động đi ngược lại nếp sống văn minh,
văn hóa lành mạnh của nhân dân. Đồng thời thơng qua sinh hoạt dân chủ của

quần chúng để phổ biến kiến thức nâng cao sự hiểu biết kiến thức khoa học,
pháp luật để tự bản thân họ không bị các hoạt động ấy lôi cuốn.


3.7. Phải đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tơn giáo có trình độ
văn hóa nói chung và trình độ tín ngưỡng tơn giáo nói riêng.
Cán bộ làm công tác tôn giáo là những người trực tiếp quan hệ với
đồng bào có đạo cũng như các chức sắc tôn giáo. Họ là người thay mặt Đảng,
Nhà nước trực tiếp vận động quần chúng nhân dân các tôn giáo. Vì vậy cấp
ủy, chính quyền các địa phương cần quan tâm đến những người hoạt động trong
lĩnh vực này để họ đáp ứng được u cầu của cơng tác tín ngưỡng tôn giáo trong
giai đoạn hiện nay như đào tạo cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ, am hiểu
sâu về lĩnh vực tơn giáo, phải có chính sách đãi ngộ thích hợp để họ n tâm cơng
tác lâu dài. Mặt khác phải trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện cần thiết và
đủ để cán bộ làm công tác tôn giá được tốt hơn.


III. KẾT LUẬN
Tín ngưỡng tơn giáo là những sản phẩm so con người sáng tạo ra trong
những điều kiện nhất định rồi nó lại chi phối cuộc sống của con người. Tôn
giáo là một phạm trù lịch sử nhưng sự hình thành phát triển hay suy tàn của
tơn giáo được quy định ngoài ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy, khơng
thể bằng các hoạt động chủ quan, duy ý chí để xóa bỏ ảo tưởng về thế giới
bên kia. Trong khi còn tồn tại nguồn gốc kinh tế xã hội của tơn giáo mặt khác
tơn giáo cịn là nhu cầu của một bộ phận khá đông quần chúng nhân dân, do
vậy, chính sách đúng đắn của Đảng là tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng của quần chúng nhân dân đồng thời phải đấu tránh xóa bỏ những ảnh
hưởng tiêu cực của tôn giáo để lành mạnh hóa đời sống xã hội.
Gần ba mươi năm qua nhờ thành tựu của cơng cuộc đổi mới với chính
sách tín ngưỡng tơng giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã tác động tích

cực và sâu sắc đến đồng bào có tín ngưỡng. Đời sống vật chất được cải thiện,
đời sống tinh thần được đáp ứng làm cho đồng bào có tín ngưỡng tơn giáo n
tâm phấn khởi, tin tưởng góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Tuy nhiên, cơng tác tín ngưỡng tơn giáo ở các tỉnh phía Bắc cịn có
nhiều thiết sót như: Một số quan điêm chính sách của nhà nước đối với tín
ngưỡng tơn giáo chậm cụ thể hóa làm cho các địa phương thực hiện thiếu
đồng bộ, thiếu thống nhất và cịn lúng túng.
Các tỉnh phía Bắc là một trong những nơi thực hiện tốt những chính sách
tôn giáo của Đảng và nhà nước. Các địa phương đã tạo điều kiện cho nhân dân
được tự do tín ngưỡng tôn giáo, mặt khác cũng cương quyết ngăn chặn và xử lý
kịp thời những kẻ đội lốt tôn giáo để chống phá Đảng, chính quyền.
Trước những xu thế biến động của các tôn giáo hiện nay ở các tỉnh phía
Bắc diễn biễn khá phức tạp nhất là đối với vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào
dân tộc thiểu số thì việc giải quyết vấn đề tơn giáo khơng thể chủ quan nóng


vội, phải kiên trì, sử dụng nhiều biện pháp, phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị. Thực hiện đồn kết nhân dân có tín ngưỡng tơn giáo khác
nhau và khơng có tín ngưỡng tơn giáo làm cho ngày càng “tốt đời đẹp đạo”.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Văn Thanh và Đậu Tuấn Nam (chủ biên), Một số vấn đề tôn
giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam, NXB chính trị -hành chính, Hà Nội,
2011.
2. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 7 khóa IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, trang 49.
3. Đặng Nghiêm Vạn; chuyên đề: Vấn đề Tôn giáo và đặc điểm tôn
giáo hiện nay .
4. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận

chính trị, tập 8; chuyên đề: Chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam đối với
tơn giáo, tín ngưỡng, trang 231.
5. Nguyễn Thanh Xuân: Một số tôn giáo ở Việt Nam, NXB tôn giáo,
Hà Nội, 2006.
6. Nguyễn Hữu Khiển: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ pháp quyền Việt Nam hiện nay,
NXB công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
7. Nguyễn Đức Lữ: Tơn giáo- Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà
nước Việt Nam hiện nay, NXB chính trị -Hành chính, Hà Nội, 2009.
8. Ủy Ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh tín ngưỡng tơn giáo, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
9. Một số tài liệu đã được nghiên cứu tại Thư viện Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh và các tài liệu khác.
------------------------


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU......................................................................................................0
II. NỘI DUNG.................................................................................................2
1. Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu.....................................................2
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................2
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................4
2. Phân tích thực trạng nội dung nghiên cứu................................................7
2.1. Tình hình chung về tơn giáo ở các tỉnh phía Bắc hiện nay...................7
2.1.1. Cơng giáo................................................................................................8
2.1.2. Tin lành..................................................................................................8
2.1.3. Phật giáo.................................................................................................9
2.1.4. Đạo hồi....................................................................................................9
2.1.4. Đạo Cao Đài...........................................................................................9
2.2. Thực trạng công tác tôn giáo ở các tỉnh phía Bắc...............................10

2.2.1. Kết quả.................................................................................................10
2.2.2. Những khó khăn, hạn chế...................................................................12
2.2.3. Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế:.....................................13
3. Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo..............13
3.1. Không ngừng củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân với Đảng,
Nhà nước........................................................................................................14
3.2. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ mọi mặt
của nhân dân..................................................................................................15
3.3. Đẩy mạnh cơng tác phổ biến và tuyên truyền chính sách của Đảng và
Nhà nước về tín ngưỡng tơn giáo.................................................................15
3.4. Chính quyền các địa phương thực hiện đúng những quy định của
nhà nước về hoạt động tôn giáo...................................................................15
3.5. Phải cảnh giác và kiên quyết trừng trị kịp thời thích đáng những kẻ
lợi dụng tơn giáo chống lại lợi ích chính đáng của nhân dân....................16
3.6. Các tỉnh phải kết hợp với việc xây dựng quy chế dân chủ ở các cấp
cơ sở để xóa bỏ các hoạt động mê tín dị đoan.............................................16
3.7. Phải đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo có trình độ văn
hóa nói chung và trình độ tín ngưỡng tơn giáo nói riêng..........................17
III. KẾT LUẬN..............................................................................................18
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................20



×