Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Những vấn đề lý luận về nguyên tắc ngân sách tổng thể và nguyên tắc niên độ trong quản lý ngân sách nhà nước. Liên hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 13 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Họ và tên:

Mã Sinh viên:

Khóa/Lớp:

(Niên chế):

STT:

ID phịng thi:

Ngày thi: 19/03/2022

Ca thi:

BÀI THI MƠN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠNG
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian hồn thành bài thi: 02 ngày

SỐ HIỆU ĐỀ: 17/2022
ĐỀ BÀI:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC NGÂN SÁCH TỔNG THỂ VÀ
NGUYÊN TẮC NIÊN ĐỘ TRONG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC;
LIÊN HỆ VỚI LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015 VÀ THỰC TIỄN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.

Tháng 03 năm 2022



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................. 1
I.

Những vấn đề lý luận chung........................................................................ 1
1.1.

Tổng quan về ngân sách nhà nước ..................................................... 1

1.1.1.

Khái niệm ngân sách nhà nước ........................................................ 1

1.1.2.

Quản lý ngân sách nhà nước ............................................................ 2

1.2.

Nguyên tắc ngân sách tổng thể ............................................................ 2

1.2.1.

Khái niệm nguyên tắc ngân sách tổng thể ....................................... 2

1.2.2.

Các yêu cầu của nguyên tắc ............................................................. 3


1.2.3.

Lý do phải tuân thủ .......................................................................... 3

1.3.

Nguyên tắc niên độ ............................................................................... 3

1.3.1.

Khái niệm nguyên tắc niên độ ......................................................... 3

1.3.2.

Yêu cầu của nguyên tắc ................................................................... 3

1.3.3.

Lý do tuân thủ nguyên tắc ................................................................ 4

II. Liên hệ với luật ngân sách nhà nước năm 2015 và thực tiễn thực hiện ở
Việt Nam hiện nay. ............................................................................................... 4
2.1. Nguyên tắc ngân sách tổng thể ................................................................ 4
2.1.1. Liên hệ với luật Ngân sách nhà nước năm 2015.................................. 4
2.1.2. Thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay ............................................ 4
2.2. Nguyên tắc niên độ .................................................................................... 6
2.2.1. Liên hệ với luật Ngân sách nhà nước năm 2015.................................. 6
2.2.2. Thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay ............................................ 9
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................


MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước có vai trị rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước.
Ngân sách nhà nước được thiết lập và vận hành bởi 7 nguyên tắc. Trong
đó, nguyên tắc ngân sách tổng hợp và nguyên tắc niên độ là hai nguyên tắc cơ
bản, quan trọng, tồn tại lâu dài và ngày càng được các nhà kinh tế, nhà lập pháp
về tài chính cơng thừa nhận tính lịch sử, tính khoa học. Ở Việt Nam, hai nguyên
tắc trên thể hiện cụ thể trong Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này tôi lựa chọn đề tài “Những
vấn đề lý luận về nguyên tắc ngân sách tổng thể và nguyên tắc niên độ trong
quản lý ngân sách nhà nước; liên hệ với luật ngân sách nhà nước năm 2015
và thực tiễn ở việt nam hiện nay.”
Bài tiểu luận bao gồm 2 phần:
Phần I : Những vấn đề lý luận chung
Phần II: Liên hệ với luật ngân sách nhà nước năm 2015 và thực tiễn thực hiện ở
Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG CHÍNH
I. Những vấn đề lý luận chung
1.1.

Tổng quan về ngân sách nhà nước

1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo góc độ kinh tế, ngân sách nhà nước là một cơng cụ chính sách kinh tế
của quốc gia, được sử dụng để đạt các mục tiêu: kỷ luật tài khóa, phân bổ nguồn
lực theo thứ tự ưu tiên, và sử dụng nguồn lực hiệu quả.
Theo góc độ chính trị, ngân sách nhà nước được trình cho cơ quan quyền

lực nhà nước để để đảm bảo các đại biểu của người dân được giám sát, phê duyệt
các quyết định về thu và chi ngân sách.
1


Theo góc độ luật pháp, ngân sách nhà nước về hình thức là một văn bản
pháp luật được phê duyệt bởi Quốc hội, giới hạn các quyền mà cơ quan hành
pháp được phép thực hiện.
Theo góc độ quản lý, ngân sách nhà nước là căn cứ để quản lý tài chính
trong các đơn vị sử dụng ngân sách, cho biết số tiền đơn vị được phép chi, các
nhiệm vụ chi và kế hoạch thực hiện, ngân sách phân bổ cho đơn vị.
Ở Việt Nam, từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa: “Ngân sách: tổng
số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định’’. Luật Ngân sách nhà
nước năm 2015, đưa ra khái niệm “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.[1,tr26-27]
1.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước
Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân
sách nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các nguyên tắc, phương pháp
và công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách nhà nước
nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Thực chất đây là quá trình quản lý thu, chi
ngân sách nhà nước và cân đối hệ thống ngân sách.
Có 7 nguyên tắc quản lý nguồn ngân sách: Nguyên tắc một tài liệu duy
nhất, nguyên tắc ngân sách tổng thể, nguyên tắc niên độ của ngân sách, nguyên
tắc cân đối ngân sách, nguyên tắc chuyên dùng, nguyên tắc hiệu năng và nguyên
tắc minh bạch.
1.2.

Nguyên tắc ngân sách tổng thể


1.2.1. Khái niệm nguyên tắc ngân sách tổng thể
Nguyên tắc ngân sách tổng thể được hiểu là tất cả các khoản thu được tập
hợp vào một quỹ duy nhất để tài trợ chung cho các khoản chi. [1]
2


1.2.2. Các yêu cầu của nguyên tắc
- Các khoản thu và các khoản chi phải được ghi vào ngân sách một cách
riêng biệt, theo số tiền đầy đủ các khoản, nhằm cân đối thu, chi ngân sách, hạn
chế tiêu cực như gian lận, biển thủ công quỹ.
- Không được bù trừ giữa thu và chi, các khoản thu và chi phải được thể
hiện rõ ràng trong mục lục ngân sách nhà nước.
- Đồng thời, không dành riêng một khoản thu để trang trài cho một khoản
chi nhất định.
1.2.3. Lý do phải tuân thủ
- Việc tổng hợp đầy đủ các khoản thu để trang trải cho các khoản chi sẽ
tránh lãng phí cho ngân sách nhà nước đồng thời tránh gây thất thoát, và chống
tham nhũng.
- Hiệu quả phê chuẩn ngân sách và phân bổ ngân sách cho từng nhiệm vụ
chi được đảm bảo.
- Xuất phát từ yêu cầu các khoản thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí khơng
gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, vì vậy một khoản chi bất kì có thể thực hiện bình
thường mà khơng phụ thuộc vào một nguồn thu cụ thể nào đó.
1.3.

Nguyên tắc niên độ

1.3.1. Khái niệm nguyên tắc niên độ
Nguyên tắc niên độ được hiểu là dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm

quyền quyết định chỉ có hiệu lực trong thời hạn một năm. [1]
1.3.2. Yêu cầu của nguyên tắc
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong quyết định ngân sách, các khoản thu, chi
ngân sách nhà nước chỉ được quyết định cho từng năm;
- Việc chấp hành và quyết toán ngân sách phải được thực hiện theo năm
ngân sách.
3


- Hạch toán và quyết toán ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đúng
niên độ hay năm ngân sách.
- Không thực hiện chuyển nguồn ngân sách nhà nước từ năm trước sang
năm sau.
1.3.3. Lý do tuân thủ nguyên tắc
- Xác định niên độ của ngân sách theo năm giúp các nhà lập pháp kiểm tra
việc thực hiện ngân sách hiệu quả hơn;
- Nguyên tắc niên độ góp phần đảm bảo độ tin cậy trong dự báo Ngân scah
nhà nước, tính khả thi trong phân tích và đánh giá thực hiện Ngân sách nhà nước.
II. Liên hệ với luật ngân sách nhà nước năm 2015 và thực tiễn thực hiện ở
Việt Nam hiện nay.
2.1. Nguyên tắc ngân sách tổng thể
2.1.1. Liên hệ với luật Ngân sách nhà nước năm 2015
- Theo khoản 1, điều 7, Luật NSNN 2015 quy định: “Các khoản thu từ
thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng
hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với
nhiệm vụ chi cụ thể.”.[5]
- Trường hợp ngoại lệ, có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo
quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự
toán chi ngân sách để thực hiện. Các trường hợp ngoại lệ này có thể tạo ra những
linh hoạt trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, tuy nhiên để bảo vai

trị kiểm sốt của Quốc hội và tính minh bạch, các ngoại lệ này chỉ nên thuộc
thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
2.1.2. Thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay
Nguyên tắc ngân sách tổng thể trong quản lý Ngân sách nhà nước ở Việt
Nam hiện nay tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Luật ngân sách năm 2015.
4


Bảng 1. Số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2022
Đơn vị : Tỷ đồng
STT
A
1
2
3
4
B
1
2
3
4
5
6
7
C
1
2
D
Đ


Nội dung dự toán
TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thu nội địa
Thu từ dầu thô
Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Thu từ viện trợ
TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chi đầu tư phát triển
Chi trả nợ lãi
Chi viện trợ
Chi thường xuyên
Chi cải cách tiền lương, tính giản biên chế
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Dự phòng ngân sách nhà nước
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Tỷ lệ bội chi so với GDP) (1)
Bội chi ngân sách trung ương
Bội chi ngân sách địa phương (2)
CHI TRẢ NỢ GỐC
TỔNG MỨC VAY CỦA NSNN

Dự toán
1.411.700
1,176,700
28.200
199.000
7.800
1.784.600
526.106
103.700

1.800
1.111.194
1.000
100
29.000
372.900
4%
347.900
25.000
199.786
572.686
Nguồn: [6]

Từ bảng 1, dự toán Ngân sách nhà nước năm 2022 (đã được quốc hội
quyết định) tuân thủ chặt chẽ và đảm bảo các yêu cầu của nguyên tắc ngân sách
tổng thể theo quy định của luật Ngân sách nhà nước 2015.
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng do tính chất phức tạp hiện nay của các
hoạt động nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, việc áp dụng một cách
cứng nhắc nguyên tắc một quỹ ngân sách duy nhất có thể gây khó khăn cho hoạt

5


động của cơ quan nhà và đáp ứng không kịp thời nhu cầu dịch vụ của khách
hàng trong khu vực công. Cho nên việc áp dụng linh hoạt quy định này đã trở
nên cần thiết và tất yếu. [4,tr63-64].
Theo đó, thời gian qua Chính phủ ban hành một số văn bản áp dụng cho
trường hợp ngoại lệ khi thực hiện nguyên tắc ngân sách tổng thể.
Nghị định 60/2021/ND- CP, điều 15, khoản 3: “Nguồn thu phí được để lại
đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí” [3]. Từ

đó giúp tiết kiệm thời gian, tăng tính hiệu quả trong quản lý tài chính cơng.
Cụ thể hơn, các đơn vị sự nghiệp có thu là một đơn vị được thụ hưởng
ngân sách nhà nước để hoạt động. Và theo nguyên tắc thì phải nộp về Kho bạc
Nhà nước tất cả các khoản thu được từ mọi hoạt động của trường rồi sau đó mới
được cấp kinh phí trong ngân sách để phục vụ cho nhu cầu chi của trường. Tuy
nhiên trong thực tế, đơn vị đó có thể giữ lại các khoản thu được để tự chi tiêu
trong hoạt động của mình, nếu thiếu có thể được cấp bổ sung và mọi hoạt động
đó phải được hạch tốn, quyết tốn và báo cáo lên cơ quan quản lý ngân sách.
2.2. Nguyên tắc niên độ
2.2.1. Liên hệ với luật Ngân sách nhà nước năm 2015
- Theo điều 14, Luật NSNN 2015: “ Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01
tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch”. [5]
- Theo điều 44, Luật NSNN 2015: Dự toán Ngân sách nhà nước được
quyết định theo năm.
Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán ngân
sách nhà nước:
1. Trước ngày 15 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

6


2. Trước ngày 20 tháng 9, Chính phủ trình các tài liệu báo cáo theo quy định tại
khoản 1 Điều 47 của Luật này đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến.
3. Các báo cáo của Chính phủ được gửi đến các đại biểu Quốc hội chậm nhất là
20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm.
4. Trước ngày 15 tháng 11, Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước,
phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau.
5. Trước ngày 20 tháng 11, Thủ tướng Chính phủ giao dự tốn thu, chi ngân
sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan

khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6. Trước ngày 10 tháng 12, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân
sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau. Hội đồng nhân dân cấp
dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của
cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp
quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
7. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân quyết định dự
toán ngân sách, Ủy ban nhân dân cùng cấp giao dự toán ngân sách năm sau cho
từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới; đồng thời, báo cáo Ủy ban
nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo
cáo Bộ Tài chính về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định.
8. Trước ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp phải hồn thành việc giao
dự tốn ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp
dưới. [5]
- Theo khoản 1, điều 64, luật NSNN 2015: Thu, chi thuộc dự toán của
ngân sách năm nào phải được thực hiện và quyết toán vào niên độ của ngân sách
7


năm đó. Cụ thể: “Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo
quyết toán ngân sách nhà nước”. [5]
- Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ liên quan đến một số
khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán quyết
toán vào ngân sách năm sau.
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước :
(i) Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được cấp có thẩm quyền quyết định

cho phép sử dụng vào năm sau để giảm bội chi, tăng chi trả nợ; bổ sung quỹ dự
trữ tài chính; bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương; thực hiện một số
chính sách an sinh xã hội được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng;
(ii) Các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm
ứng trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chinh lý quyết toán
chưa thực hiện, hoặc chưa sử dụng hết, được chuyến sang năm sau tiếp tục sử
dụng gồm: Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển sang năm sau theo quy định
của Luật Đầu tư công; chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua
sắm trang thiết bị ký trước ngày 31/12 năm thực hiện dự toán; chi mua tăng, mua
bù hàng dự trữ quốc gia; nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp
và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội; kinh phí được giao tự
chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện
trợ khơng hồn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi; các khoản dự toán được cấp
có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 năm thực hiện dự tốn, khơng bao gồm
các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chinh dự toán đã giao của
các đơn vị dự toán trực thuộc; kinh phí nghiên cứu khoa học bố tri cho các đề tài,

8


dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyển quyết định đang trong thời
gian thực hiện. [2]
2.2.2. Thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay
Việc thực hiện nguyên tắc niên độ trong quản lý ngân sách nhà nước được
tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Năm ngân sách diễn ra trong khoảng thời gian nhất định theo luật định
nên mỗi năm quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách một lần, thông qua biểu quyết
mỗi năm tạo điều kiện cho Quốc hội thực hiện vai trò giám sát, tổng kết và rút
kinh nghiệm trong một năm.
- Việc thực hiện nguyên tắc niên độ trong quản lý ngân sách nhà nước

cũng được thể hiện qua các văn bản dự toán Ngân sách nhà nước. Về việc tổ
chức, thực hiện lập dự toán và quyết tốn Ngân sách nhà nước năm 2021, có một
số các văn bản liên quan như:
+ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây
dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự tốn NSNN năm 2021.
+ “Báo cáo cơng khai dự tốn ngân sách nhà nước năm 2021 Chính phủ
trình quốc hội” ngày 26/10/2020.
+ Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về dự
toán ngân sách nhà nước năm 2021.
+ Quyết định số 1927/QD-BTC về việc công bố công khai dự tốn NSNN
2021 ngày 3/12/2020.
- Ngồi ra, đối với việc đảm bảo thu, chi thuộc dự toán của ngân sách năm
nào phải được thực hiện và quyết toán vào niên độ của ngân sách năm đó cũng
được tuân thủ theo đúng luật:
+ Quyết định số 1592/QD-BTC về việc công bố công khai quyết toán năm
2019 do Quốc hội phê duyệt ngày 19/8/2021.
9


KẾT LUẬN
Ngân sách nhà nước là bộ phận cấu thành quan trọng của tài chính cơng.
Mục tiêu của bài tiểu luận này là nhằm cung cấp những vấn đề tổng quan về tổ
chức quản lý ngân sách nhà nước qua việc xem xét chủ yếu hai ngun tắc mang
tính thơng lệ trong quản lý ngân sách nhà nước.
Để đạt được mục tiêu này, bài tiểu luận dựa trên cơ sở các kiến thức chung
về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước, các nội dung lý luận về hai
nguyên tắc là nguyên tắc ngân sách tổng thể và nguyên tắc niên độ, từ đó liên hệ
với luật ngân sách nhà nước năm 2015 và thực tiễn ở Việt Nam.
Ngun tắc ngân sách tổng thể có vai trị quan trọng trong cơng tác quản lí
nền tài chính quốc gia nói chung và trong cơng tác quản lí, chỉ đạo ngân sách nhà

nước nói riêng. Việc tuân thủ và thực hiện tốt nguyên tắc ngân sách tổng thể
cũng là sự thể hiện cơng tác quản lí, chỉ đạo ngân sách nhà nước một cách khoa
học, hiệu quả. Một khi xa rời nguyên tắc này, không những dẫn đến nguy cơ phá
vở trật tự quản lí ngân sách nhà nước mà còn tạo điều kiện cho việc vi phạm
pháp luật về ngân sách nhà nước gia tăng.
Ngoài ra, thực hiện nguyên tắc ngân sách niên độ đã và đang phát huy hiệu
quả tích cực một mặt nó đảm bảo vai trị giám sát của cơ quan lập pháp của một
quốc gia, ngoài ra với quy định ngân sách nhà nước chỉ có hiệu lực trong một
khoảng thời gian nhất định đảm bảo ngân sách nhà nước được thực hiện theo
đúng kế hoạch và ngăn chặn thâm hụt ngân sách quốc gia – nếu điều này xảy ra
sẽ là gánh nặng cho đất nước,kìm hãm sự phát triển của quốc gia.
Như vậy, việc đảm bảo thực hiện tốt hai nguyên tắc: nguyên tắc ngân sách
tổng thể và nguyên tắc niên độ đóng vai trò quan trọng khi quản lý ngân sách
nhà nước. Bài tiểu luận hi vọng sẽ đóng góp những kiến thức nhất định về quản
lý ngân sách nhà nước và các nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước.
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hồng Phương (2016), Giáo trình Quản lý tài
chính cơng, NXB Tài chính.
2. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
3. Chính phủ (2021), Luật số 60/2021/NĐ-CP Nghị định quy định cơ chế tự chủ
tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập.
4. Hồng Thị Th Nguyệt, Đào Thị Bích Hạnh (2016), Giáo trình Lý thuyết
quản lý tài chính cơng, NXB Tài chính.
5. Quốc hội (2015), Luật số 83/2015/QH13 Luật Ngân sách nhà nước.
6. Bộ Tài Chính - Cổng thơng tin điện tử Bộ Tài Chính (19/3/2022). Available
at: />



×