Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH cải cách kinh tế liên bang nga và tác động của nó đến vị thế của nga trên trường quốc tế (2000 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUỆ

CẢI CÁCH KINH TẾ LIÊN BANG NGA VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VỊ THẾ CỦA NGA
TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ (2000-2012)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội - 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUỆ

CẢI CÁCH KINH TẾ LIÊN BANG NGA VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VỊ THẾ CỦA NGA TRÊN
TRƯỜNG QUỐC TẾ (2000-2012)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Cảnh Toàn



Hà Nội - 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................5
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................6
3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề ...............................................................................7
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................10
6. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................12
CHƯƠNG 1: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI CẢI CÁCH KINH TẾ
LIÊN BANG NGA...................................................................................................12
1.1. Nga lún sâu vào khủng hoảng dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin ................. 12
1.2. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi ....................................................................... 16
1.2.1. Xu thế tồn cầu hóa của nền kinh tế thế giới .................................. 17
1.2.2. Sự thay đổi bàn cờ địa - chính trị, địa - kinh tế những năm đầu thế kỷ XXI ..... 18
Tiểu kết chương 1: ...................................................................................................21
2.1. Kinh tế Nga giai đoạn tăng trưởng vượt bậc 2000 - 2008 .................................. 23
2.1.1. Chính sách cải cách kinh tế của Tổng thống Putin ......................... 23
2.1.2. Thành tựu kinh tế giai đoạn 2000 - 2008 ....................................... 34
2.2. Kinh tế Nga thời kỳ khủng hoảng 2008 - 2012 ..................................................... 44
2.2.1. Chính sách cải cách kinh tế ........................................................... 47
2.2.2. Thành tựu kinh tế giai đoạn 2008 - 2012 ....................................... 59
2.3. Những tồn tại của kinh tế Nga giai đoạn 2000 - 2012 ......................................... 65
Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................71

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ ĐẾN VỊ THẾ CỦA
NGA TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ...72
3.1. Tham vọng chính trị của Nga .................................................................................. 72
3.2. Vũ khí năng lượng làm tăng vị thế của Liên bang Nga đối với phương Tây. 82
3.3. Kinh nghiệm cải cách kinh tế của Liên bang Nga và những gợi ý cho
Việt Nam .............................................................................................................................. 88

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................96
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................99

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EU

European Union
Liên minh châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

NATO

North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NXB

Nhà xuất bản

SNG

Commonwealth of Independent States
Cộng đồng các quốc gia độc lập

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

USD

United States dollars
Đô la Mỹ


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WTO

Word Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình trạng lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP của Liên bang Nga (1991
- 1999). Đơn vị: %.....................................................................................................14
Bảng 1.2: Các chỉ số kinh tế của Liên bang Nga so với tổng số và mức trung bình
của thế giới (%) trong thời gian 1991 - 1997 ............................................................15
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng của một số quốc gia và khu vực trong giai đoạn 2000
- 2007 (% so với năm trước) .....................................................................................35
Bảng 2.3: Các chỉ số phát triển kinh tế cơ bản (% so với năm trước) ......................62

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, thế giới chứng kiến sự sụp đổ của
hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu. Liên bang Cộng hịa
XHCN Xơ Viết (tức Liên Xơ) trước đó từng là thành trì của cả hệ thống XHCN trên
tồn cầu và là một cực đối trọng của Mỹ trong các cuộc chạy đua vũ trang hao tiền
tốn của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Liên Xô sụp đổ, nước Nga - người kế thừa hầu
như toàn bộ những tài sản của Liên Xô - đã từ bỏ con đường XHCN mà họ kiên trì
theo đuổi trong hơn 70 năm và từng mang lại thời kỳ huy hồng cho nước Nga Xơ
viết.
Do trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và tiến hành cải cách kinh tế - xã hội nên
chế độ chính trị - kinh tế của Nga khó nhận diện và gọi tên chính xác. Về kinh tế, từ
năm 1991 và sau đó là từ năm 2000 trở lại đây, Nga đã tiến hành tư nhân hóa hầu
hết các ngành kinh tế. Tư nhân hóa ở Nga là các hình thức chuyển đổi sở hữu, là
q trình chuyển giao sở hữu (tồn bộ hoặc một phần) của nhà nước vào tay tư
nhân. Tư nhân hóa là kết quả cạnh tranh trong chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN)
quản lý kinh tế nhà nước cho khu vực tư nhân. Ở Liên bang Nga thống nhất không
gian kinh tế, tự do di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, nguồn nhân lực, tài chính, và tự
do hoạt động kinh tế. Liên bang Nga công nhận và bảo vệ tài sản tư nhân, nhà nước
và các hình thức sở hữu khác.
Từ chối con đường XHCN, trong suốt những năm cuối thế kỷ XX, chính quyền
của Tổng thống Boris Yeltsin loay hoay tìm cách đưa nước Nga quay trở lại thời kỳ
hồng kim mà Liên Xơ đạt được trước đây bằng nhiều chính sách quyết liệt nhưng
lại càng lún sâu vào khủng hoảng. Trong thời điểm khó khăn ấy, nước Nga xuất
hiện một chính trị gia xuất chúng là Vladimir Putin, và vị Tổng thống này đã vững
tay chèo lái đưa “con thuyền” nước Nga vượt qua ghềnh thác để từng bước khôi
phục kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, lấy lại vị thế cường quốc đã từng bị đánh
mất.
Sự phục hồi về mọi mặt của nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XXI dưới sự
lãnh đạo của Tổng thống Putin và sau đó là sự tiếp nối của Tổng thống Dmitry
Medvedev là một điều vô cùng kỳ diệu khiến cả thế giới kinh ngạc. Rất nhiều học
giả cũng như những chính trị gia trên thế giới và những người quan tâm đến quan


5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hệ quốc tế đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu về sự thần kỳ của nước
Nga trong giai đoạn này. Để làm rõ những vấn đề nêu trên, tác giả đi sâu tìm hiểu
về những cải cách kinh tế của Liên bang Nga trong giai đoạn 2000 - 2012 đã mang
đến cho nước Nga sự phục hồi và lấy lại vị thế cường quốc như ngày hôm nay.
Đồng thời, tác giả cũng nêu ra một số nguyên nhân thành công, tồn tại của cải cách
kinh tế Liên bang Nga và tác động của nó đến thế giới và các nước đối tác, trong đó
có Việt Nam.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Mặc dù đây khơng phải là một đề tài hồn tồn mới, song nó lại có ý nghĩa khoa
học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Về mặt khoa học, nghiên cứu này đánh giá một
cách trung thực và khách quan những thành tựu cũng như tồn tại của kinh tế Nga
dựa trên những luận điểm khoa học và bằng chứng thực tiễn đã được lịch sử ghi
nhận.
Việt Nam và Liên bang Nga vốn có quan hệ hữu nghị hợp tác trên 60 năm và
trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại đấu tranh
giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ lớn lao về cả vật chất và
tinh thần của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết (Liên bang Nga ngày nay). Năm
2010, Việt Nam và Nga đã long trọng kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
và từ đó đến nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực không
ngừng được củng cố và tăng cường.
Quan hệ đối tác chiến lược tồn diện1 giữa nước Cộng hịa XHCN Việt Nam Liên bang Nga ngày nay là sự kế thừa và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống
Việt Nam - Liên Xô trong suốt mấy chục năm qua. Trong mối quan hệ lâu dài và
bền vững đó, cả Việt Nam và Liên bang Nga đều coi nhau là đối tác tin cậy. Riêng

đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang
Nga, tận dụng tốt nhân tố Nga trong chủ trương cân bằng quan hệ với các nước lớn
đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Trong chuyến thăm Liên bang Nga ngày 27/7/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký kết với Tổng
thống V.Putin Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam và Liên bang Nga, cập nhật ngày 27/7/2012
1

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của mình. Vì thế, việc nghiên cứu chính sách cải cách kinh tế của Nga và đánh giá
đúng vị thế của Nga trên trường quốc tế sẽ làm tăng thêm những hiểu biết sâu sắc
về đối tác của mình. Từ đó, Việt Nam có thể học tập những kinh nghiệm của Nga để
phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất nước và tiếp nhận một cách chủ động
những chính sách của Nga đối với Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam có thể có những
đối sách phù hợp nhằm tăng cường mối quan hệ truyền thống và bền vững giữa hai
nước.
3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Như tác giả đã đề cập, đây khơng phải là đề tài hồn toàn mới. Rất nhiều học giả
trong và ngoài nước đã nghiên cứu về kinh tế Nga trong những năm đầu thế kỷ
XXI. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu có nhiều cơng trình về nước Nga gồm:
GS.TS Bùi Huy Khốt, PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn, PGS. TS Nguyễn An Hà,
TS. Nguyễn Cảnh Tồn, TS. Hà Mỹ Hương… Những cơng trình nghiên cứu đã
được công bố gồm:
Cuốn Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI do TS. Nguyễn An Hà chủ

biên, được Nhà xuất bản (NXB) Khoa học Xã hội phát hành năm 2011. Trong cuốn
sách này, các tác giả tập trung phác họa diện mạo chính trị - kinh tế Liên bang Nga
trong thập niên đầu thế kỷ, phân tích xu thế vận động phát triển của Liên bang Nga
trong giai đoạn 2011 - 2020 và đưa ra dự báo tác động của Liên bang Nga tới thế
giới, khu vực và Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Cuốn Các giải pháp phát triển quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế
mới do PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn chủ biên (NXB Từ điển Bách khoa phát
hành năm 2009) chủ yếu đánh giá thực trạng quan hệ Nga - ASEAN trên các lĩnh
vực chủ chốt như thương mại, đầu tư, năng lượng, quân sự, khoa học kỹ thuật…
trong những năm đầu thế kỷ XXI. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp thúc
đẩy quan hệ Nga - ASEAN ngày càng hợp tác có hiệu quả.
Ngồi ra, cịn rất nhiều cơng trình như cuốn Liên bang Nga trong tiến trình gia
nhập WTO của PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, TS. Nguyễn An Hà do Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2007…; cuốn Nước Nga trên trường quốc tế:
Hôm qua, hôm nay và ngày mai của TS. Hà Mỹ Hương do NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội phát hành năm 2006; cuốn V.Putin sự lựa chọn của nước Nga của nhà báo
Hồng Thanh Quang do NXB Quân đội nhân dân phát hành năm 2001; cuốn Nước

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nga thời Putin của tác giả Ngô Sinh do NXB Văn hóa Thơng tin phát hành năm
2008…
Trong hai năm 2011 - 2012, Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì thực hiện chương trình nghiên cứu cấp Bộ “Điều
chỉnh chính sách phát triển của một số quốc gia chủ chốt châu Âu sau khủng hoảng
tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu và tác động đến Việt Nam”. Chương trình
này bao gồm 8 đề tài nhánh và 2 báo cáo thường niên, trong đó có đề tài “Điều

chỉnh chính sách phát triển của Liên bang Nga sau khủng hoảng tài chính và suy
thối kinh tế tồn cầu và tác động đến Việt Nam” do TS. Nguyễn Thanh Hương làm
chủ nhiệm. Đây là cơng trình nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách phát triển của
Liên bang Nga giai đoạn sau khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu, phân tích
dự báo xu thế phát triển của nước Nga đến năm 2020, những tác động của nước Nga
đến thế giới, khu vực và các nước lớn, rút ra những bài học kinh nghiệm chuyển
đổi, hội nhập và phát triển của nước Nga, từ đó khuyến nghị Việt Nam trong triển
khai chiến lược phát triển tới năm 2020 nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện với Liên bang Nga.
Ngoài ra, cịn có nhiều cơng trình cấp Bộ và hàng trăm bài nghiên cứu được
đăng trên các tạp chí như Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu
Đông Nam Á, Nghiên cứu châu Mỹ, Tài liệu tham khảo đặc biệt do Thông tấn xã
Việt Nam phát hành… Rất nhiều sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng
đã chọn đề tài về nước Nga những năm đầu thế kỷ XXI làm cơng trình nghiên cứu
của mình.
Ở nước ngồi, các cơng trình nghiên cứu về Liên bang Nga trong giai đoạn này
cũng rất nhiều. Tiêu biểu trong số đó là cuốn Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng
thống Nga của tác giả Lý Cảnh Long (Trung Quốc) do Nhà xuất bản Đương đại
(Trung Quốc) phát hành năm 2001 và được Nhà xuất bản Lao động (Hà Nội) dịch
sang tiếng Việt. Cuốn sách trình bày quá trình hoạt động của V.Putin từ khi còn làm
việc cho KGB (năm 1975) cho đến khi trở thành tổng thống thứ hai của nước Nga
(2000). Cuốn sách đã phác họa được chân dung Putin và nêu bật được tính cách,
phẩm chất của chính trị gia này. Đồng thời, những sự kiện, những vấn đề nổi cộm
trong xã hội Nga giai đoạn 10 năm cuối thế kỷ XX cũng được tái hiện.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã phản ánh khá đa dạng tình hình Liên
bang Nga dưới các góc độ đơn lẻ khác nhau. Tuy nhiên, những cơng trình kể trên
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



tập trung vào các vấn đề nổi bật như: Tình hình kinh tế Nga trong những năm đầu
thế kỷ XXI, những nỗ lực của Nga trong tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), chính sách đối ngoại của Nga hoặc chính sách của các
nước đối với Nga, nguyên nhân kinh tế Nga phục hồi và phát triển, vị thế của nước
Nga trên trường quốc tế… Chưa có cơng trình nào trình bày cụ thể, hệ thống về
những chính sách cải cách kinh tế của Liên bang Nga trong 12 năm đầu thế kỷ XXI
cũng như đánh giá về những thành tựu và hạn chế của công cuộc cải cách kinh tế
mà nước Nga đã tiến hành trong giai đoạn này.
Đề tài Cải cách kinh tế Liên bang Nga và tác động của nó đến vị thế của Nga
trên trường quốc tế (2000 - 2012) là sự học tập, kế thừa những cơng trình nghiên
cứu của các học giả nổi tiếng. Nó mới mẻ ở chỗ, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu,
xâu chuỗi một cách liền mạch và có hệ thống q trình cải cách kinh tế Liên bang
Nga trong 12 năm đầu của thế kỷ XXI qua hai nhiệm kỳ lãnh đạo của Tổng thống
V.Putin và một nhiệm kỳ của Tổng thống D.Medvedev, nêu rõ những thành tựu,
hạn chế của công cuộc cải cách này. Đề tài sẽ nghiên cứu chi tiết về những chính
sách cải cách dưới thời Tổng thống Putin và Tổng thống Medvedev. Trong nghiên
cứu này, vấn đề cải cách kinh tế Nga được đặt trong tương quan với tình hình nước
Nga trước đó và những biến động của thế giới để có thể đánh giá khách quan những
thành tựu nổi bật của Nga cũng như những nhân tố mang lại thuận lợi cho quá trình
cải cách này. Nhờ đi sâu phân tích về cải cách kinh tế, tác giả cũng đưa ra những tác
động mạnh mẽ của quá trình này đến vị thế của nước Nga trên trường quốc tế trong
giai đoạn đầu thế kỷ XXI và những tác động tới Việt Nam cũng như một số bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình cải cách kinh tế.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích lớn nhất của đề tài là nêu bật được những chính sách và thành tựu của
cải cách kinh tế Liên bang Nga trong giai đoạn 2000 - 2012 và tác động của công
cuộc cải cách kinh tế đến vị thế của nước Nga trên trường quốc tế trong bối cảnh thế
giới có nhiều thay đổi lớn lao và nước Nga cũng vừa mới trải qua những biến cố
lớn.

Để đạt được mục đích trên, đề tài này hướng đến đối tượng nghiên cứu là chính
sách cải cách kinh tế của Tổng thống Vladimir Putin và Dmitry Medvedev. Tác giả
tập trung phân tích thuận lợi và khó khăn của những chính sách này khi áp dụng vào
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thực tiễn nước Nga. Tác giả cũng đặt những chính sách này trong tương quan so
sánh với những chính sách mà người tiền nhiệm của Putin là Tổng thống Boris Yeltsin
đã thực hiện để thấy được sự khác biệt và quan trọng nhất là sự phù hợp với tình hình
nước Nga. Từ chính sách cải cách kinh tế qua các đời Tổng thống Putin và Medvedev
(2000 - 2012) có thể thấy được tác động của nó đến vị thế của Nga trên trường quốc tế
và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu vấn đề gồm nước Nga 12 năm đầu thế kỷ XXI (qua hai nhiệm
kỳ tổng thống của ông Putin 2000 - 2008 và một nhiệm kỳ của ơng Medvedev 2008 2012, sau đó là sự trở lại của Tổng thống Putin vào tháng 5/2012) trong sự liên hệ với
thời kỳ trước đó và sự vận động của thế giới đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phân tích và tổng hợp từ những
nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về Nga và về quan hệ quốc tế.
Tác giả sử dụng các tài liệu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Nga - SNG,
Viện Nghiên cứu châu Âu… của các chuyên gia về Nga như GS. TS Bùi Huy
Khoát, PGS. TS Nguyễn Quang Thuấn, PGS. TS Nguyễn An Hà, TS. Nguyễn Cảnh
Toàn, TS. Hà Mỹ Hương, TS. Nguyễn Thanh Hương…, những bài viết trên các tạp
chí khoa học chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ
Ngoại giao như Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu châu Mỹ,
Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Thơng tấn xã Việt Nam…, các website chính
thống của Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam và Liên bang Nga.
6. Cấu trúc của luận văn

Luận văn này gồm ba phần chính:
Phần mở đầu
Phần này chủ yếu nêu lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài, thực trạng nghiên cứu đề tài hiện nay cũng như các phương pháp khoa học chủ
yếu đề thực hiện đề tài.
Phần nội dung
Phần này gồm ba chương là Tính tất yếu khách quan phải cải cách kinh tế
Liên bang Nga; Thành tựu và tồn tại của cải cách kinh tế 2000 - 2012; và Tác động

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của cải cách kinh tế đến vị thế của Nga trên trường quốc tế và kinh nghiệm cho Việt
Nam.
Chương thứ nhất nêu những nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến Nga
phải tiến hành cải cách. Nguyên nhân chủ quan chính là thực tiễn kinh tế Nga suy
thối, kiệt quệ vì những chính sách sai lầm dưới thời Tổng thống Yeltsin khiến
nước Nga tụt hậu so với thế giới, rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, bị nhiều nước
khác vượt qua, vì thế mà địa vị và uy tín của Nga cũng bị giảm sút. Chính tình hình
ấy buộc các nhà lãnh đạo Nga phải tìm một phương hướng cải cách mới phù hợp
với tình hình đất nước. Nguyên nhân khách quan là xu thế tồn cầu hóa trong quan
hệ quốc tế và sự vận động không ngừng của thế giới buộc nước Nga phải tiến hành
cải cách để bắt kịp với xu thế của thời đại nhằm khôi phục lại địa vị cường quốc
vốn có.
Chương thứ hai trình bày những chính sách cải cách kinh tế đã được Tổng
thống Putin và Medvedev thực hiện từ năm 2000 đến 2012, so sánh với chính sách
mà Tổng thống Yeltsin đã thực hiện trước đó, xác định ngành năng lượng, trong đó
dầu mỏ và khí đốt có vị trí chiến lược khơng chỉ đối nội mà còn đối ngoại hữu hiệu.

Cũng trong chương hai, tác giả nêu bật những thành tựu và tồn tại của kinh tế Liên
bang Nga trong giai đoạn này, từ đó khái quát thành những đặc điểm của cải cách
kinh tế Liên bang Nga.
Chương thứ ba đánh giá khách quan những tác động của cải cách kinh tế đến
vị thế nước Nga. Nhờ có những thành tựu đáng kinh ngạc mà chỉ trong thời gian rất
ngắn, nước Nga đã khôi phục lại địa vị cường quốc về kinh tế cũng như về chính trị.
Nga đã sử dụng kinh tế (cụ thể là ngành năng lượng) làm công cụ chính trị để tăng
cường sức mạnh quốc gia về mọi mặt. Tác giả cũng dành một phần nhỏ để nói về
những kinh nghiệm của công cuộc cải cách kinh tế Liên bang Nga đối với quá trình
Đổi mới ở Việt Nam.
Phần kết luận
Phần này một lần nữa khái quát lại toàn bộ vấn đề nghiên cứu và đưa ra
những đánh giá của cá nhân về triển vọng của nước Nga trong bối cảnh hiện nay.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã có nhiều cố gắng nhằm thu
thập thông tin, xử lý số liệu và đưa ra những đánh giá của cá nhân. Tuy nhiên, do
vấn đề khá phức tạp, địi hỏi phải có góc nhìn của chuyên gia kinh tế nên chắc chắn
đề tài còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp để nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI CẢI CÁCH
KINH TẾ LIÊN BANG NGA
1.1. Nga lún sâu vào khủng hoảng dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin
Công cuộc cải tổ sai lầm của Gorbachev đã dẫn đến sự tan rã của Liên bang
Cộng hịa XHCN Xơ viết ngày 31/12/1991, kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống

XHCN ở Đơng Âu. Trước tình hình này, Liên bang Cộng hịa XHCN Nga đã tự
tách ra khỏi Liên Xô để trở thành Liên bang Nga như ngày nay2. Nước Nga từ chối
con đường XHCN, “đoạn tuyệt” với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong bối cảnh đó,
Boris Yeltsin trở thành tổng thống đầu tiên của nước Nga và đã có những điều
chỉnh rất căn bản trong những biện pháp phát triển kinh tế đất nước cũng như chính
sách đối ngoại nhằm đưa nước Nga từng bước thốt khỏi khủng hoảng. Mặc dù
chính quyền B.Yeltsin cũng đạt được một số thành tựu nhất định, đặc biệt là những
bước tiến lớn về công cuộc xây dựng xã hội dân chủ và đưa đất nước tiến lên theo
nền kinh tế thị trường nhưng dường như ông Yeltsin càng cố gắng đưa đất nước đi
lên thì lại càng lún sâu vào khủng hoảng, nạn tham nhũng ngày càng nặng nề.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội nước Nga bất ổn định dẫn đến hậu
quả tai hại là sản xuất đình trệ, thiếu thốn triền miên các mặt hàng thiết yếu như
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất, giới cầm quyền Liên
bang Nga đứng đầu là Tổng thống B.Yeltsin đã nhanh chóng thành lập một chính
phủ đủ mạnh để thực hiện cải cách. Ông Yeltsin đã tin tưởng giao trọng trách xây
dựng đường lối cải cách kinh tế cho Thủ tướng G.Gaidar. Với ít nhiều ảnh hưởng
quan điểm của Mỹ và phương Tây, cùng với mong muốn nhanh chóng đưa nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường, Thủ tướng G.Gaidar đã chọn “liệu pháp sốc”.
Mũi nhọn của “liệu pháp sốc” là tự do hóa kinh tế, tư nhân hóa và hạn chế tối đa vai
trị điều tiết của nhà nước. Đây là giải pháp khá đồng bộ, triệt để, nhất quán trong
việc áp dụng nhanh nhất những biện pháp mạnh làm thay đổi toàn bộ cơ sở của nền

Trần Anh Phương (2008), Từ nước Nga - Lênin đến nước Nga Medvedev và Putin, Nghiên cứu châu Âu, số
1 (98), tr.15
2

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



kinh tế, đưa nó sang vận hành theo những nguyên lý cơ bản của nền kinh tế thị
trường.
Để chính thức hóa “liệu pháp sốc”, Tổng thống B.Yeltsin đã cơng bố hàng
loạt các sắc lệnh dài hạn, ngắn hạn và Quốc hội đã thông qua các đạo luật khác nhau
về tư nhân hóa, tự do hóa giá cả, tự do bn bán... Trong đó, tư nhân hóa được coi
là giải pháp quan trọng nhất của cải cách thị trường ở Liên bang Nga. Từ tháng
7/1991, Liên bang Nga đã ban hành Luật Tư nhân hóa nhằm cụ thể hóa những vấn
đề pháp lý có liên quan đến tư nhân hóa như quyền sở hữu, phương pháp bán các xí
nghiệp quốc doanh, định giá tài sản xí nghiệp, mua cổ phần, sử dụng nguồn vốn thu
được từ việc bán các xí nghiệp quốc doanh... Tiếp theo là các sắc lệnh nhằm cụ thể
hóa hoặc thay đổi, bổ sung Luật Tư nhân hóa (1991). Tuy nhiên, sự yếu kém của
chính sách tư nhân hóa cũng như nguồn tài chính của Liên bang Nga cũng bộc lộ
với tình trạng thiếu hụt ngân sách trầm trọng đến mức phải nợ lương và các chi phí
xã hội khác.
Cùng với tư nhân hóa, Chính phủ Liên bang Nga cũng thực hiện chính sách
tự do hóa giá cả, tự do buôn bán. Chỉ trong một thời gian ngắn đầu năm 1992, có tới
95% hàng hóa cùng một lúc được giải phóng khỏi sự kiểm sốt của nhà nước để cho
thị trường tự điều tiết. Về nội thương, hệ thống thu mua, buôn bán của nhà nước
hầu hết bị xóa bỏ, khuyến khích tư nhân tham gia bn bán. Về ngoại thương, nhà
nước chủ trương mở cửa, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư của nước
ngồi trên cơ sở đa phương hóa bạn hàng, tăng cường mở rộng các thị trường, đồng
thời củng cố các thị trường truyền thống, đặc biệt chú ý đến vấn đề tái thiết, liên kết
với các nước SNG. Những chính sách này đã giải quyết được tình trạng khan hiếm
hàng hóa, song giá cả lại tăng vọt (gấp từ 10 - 20 lần) ngồi sự dự đốn của Chính
phủ3.
Chính ơng Yeltsin đã đẩy mạnh cải cách tự do thị trường, hình thành khu vực
kinh tế tư nhân và mở cửa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi. Thế nhưng,
chính sách cải cách theo phương Tây này lại mắc phải sai lầm là khơng phù hợp với
tình hình đất nước khiến nền kinh tế đi chệch hướng, không đạt được những mục

tiêu đặt ra. “Liệu pháp sốc” đã không đưa lại những kết quả như mong muốn của
3

Nguyễn Thị Huyền Sâm (2005): Kinh tế Liên bang Nga thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin: Thực

trạng và nguyên nhân, Nghiên cứu châu Âu, số 1 (61), tr.35

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


những nhà cải cách mà nhanh chóng bộc lộ hạn chế do việc đẩy nhanh tự do hóa
kinh tế, tư nhân hóa, từ bỏ vai trị đầu tư của nhà nước vào các nhà máy xí nghiệp
đã làm giảm sút các tiềm năng sản xuất của quốc gia ở mức độ cao. Thậm chí, nếu
khơng giữ vững được sự ổn định chính trị, xã hội..., “liệu pháp sốc” có thể dẫn đến
tình trạng đình trệ sản xuất, giảm sút mức sống của người dân.
Kết quả cuối cùng là trong những năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống
B.Yeltsin, nước Nga liên tục bị suy giảm về mọi mặt: Kinh tế kiệt quệ, nghèo đói và nợ
nước ngồi chồng chất khơng thể trả được; chính trị bất ổn, an ninh xã hội rối ren,
khủng bố nảy sinh vì mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, đảng phái... Việc leo thang giá cả lại
khơng có sự điều tiết của nhà nước đã dẫn đến hậu quả tất yếu là lạm phát với tốc độ
phi mã và GDP gần như luôn tăng trưởng âm (Xem bảng 1.1).
Bảng 1.1: Tình trạng lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP của Liên bang Nga
(1991 - 1999). Đơn vị: %4
Năm

1991

1992


1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Lạm

200

2.150

970

220

130

21,8

11


84,4

36,5

-15

-18

-15,5

-12,6

-6

-5

0,4

-4,6

1,8

phát
Tăng
trưởng
GDP
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong thập niên 90 của thế kỷ trước,
GDP của Nga liên tục sụt giảm sút. Năm 1991, GDP bình quân đầu người của Nga
đạt trên mức trung bình của thế giới, nhưng từ năm 1993 trở đi, chỉ số này ln

dưới mức trung bình của thế giới: 1,2 lần (1994) và 1,5 lần (1997). Chỉ số này của
Liên bang Nga thua xa các nước phát triển: Kém Mỹ 3,7 lần; Tây Âu 2,6 lần; Nhật
Bản 3,1 lần (1991) và con số tương ứng của năm 1997 là 6,5 lần; 4,7 lần và 5,2 lần.
Theo World Bank, GDP trên đầu người của Liên bang Nga xếp thứ 59 (1997) và
xếp thứ 62 (1998) trong tổng số các nước trên thế giới. Vì vậy, Nga được World
Bank xếp vào hàng các nước có thu nhập trung bình thấp. Đời sống nhân dân Nga
gặp nhiều khó khăn. Kết quả cuộc khảo sát của World Bank cho thấy, năm 1999,

Nguyễn Thị Huyền Sâm (2005), Đánh giá trách nhiệm của Tổng thống B.Yeltsin trước thực trạng kinh tế xã
hội (1992-1999), Nghiên cứu châu Âu, số 4 (64), tr. 49
4

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hơn 40% dân số Nga có mức thu nhập 4 USD/ngày và có tới 50% trẻ em Nga phải
sống trong các gia đình nghèo. “Trong giai đoạn ơng B.Yeltsin nắm quyền, GDP
Nga đã giảm khoảng 60% so với thời Xô viết, kéo theo những hậu quả tồi tệ, điều
chưa từng thấy trong thời gian hịa bình. Nga bị suy yếu cả trong nước và trên
trường quốc tế. Khoảng từ năm 1998, Nga đã mất vai trị ảnh hưởng của mình ở gần
như tất cả các nước mà Nga vốn có ảnh hưởng, kể cả ở Đơng Nam Á”5. Thêm vào
đó, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ rệt, tình hình chính trị bất ổn
định, sự ủng hộ của người dân Nga đối với tổng thống bị sụt giảm đến mức trầm
trọng, có những thời điểm chỉ còn 5%.
Bảng 1.2: Các chỉ số kinh tế của Liên bang Nga so với tổng số và mức trung
bình của thế giới (%) trong thời gian 1991 - 19976
Năm


1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

GDP

3,3

2,7

2,5

2,1

1,9

1,8

1,7


Sản lượng công nghiệp

4,3

3,5

3,0

2,2

2,0

1,8

1,8

GDP trên đầu người

118,5

99,1

99,7

77,5

74,1

70,8


68,4

Năng suất lao động

74,7

66,1

60,8

51,9

50,1

49,4

52,0

Tỷ lệ nghịch với sự yếu kém, tăng trưởng âm của nền kinh tế trong những
năm 1990 là sự phát triển nhanh của nền kinh tế ngầm. Theo Ủy ban Thống kê Nhà
nước Liên bang Nga, trong khoảng thời gian 1992 - 1994, kinh tế ngầm chiếm từ 9 10% GDP, năm 1995 là 20%, năm 1996 là 23%. Nếu theo số liệu điều tra của Bộ
Nội vụ Nga thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thống kê,
năm 1997 ở Nga có 41.000 xí nghiệp, 50% số ngân hàng, hơn 80% số xí nghiệp liên
doanh có thể liên quan đến các nhóm tội phạm có tổ chức. Thậm chí, hoạt động
kinh tế ngầm cịn có sự liên kết giữa các nhà chính trị với thương nhân ở các khu
vực thuộc Liên bang. Hoạt động kinh tế ngầm chính là nguyên nhân làm thất thu
ngân sách nhà nước, đồng thời là nguồn gốc của tình trạng chảy vốn ra nước ngồi
với số lượng khơng nhỏ - khoảng 20 tỷ USD mỗi năm (chủ yếu để tẩu tán tài sản vì
hoạt động kinh doanh gian lận, trốn thuế hoặc để rửa tiền bất hợp pháp).


Nguyễn Thị Huyền Sâm (2005), Đánh giá trách nhiệm của Tổng thống B.Yeltsin trước thực trạng kinh tế xã
hội 1992-1999, Nghiên cứu châu Âu, số 4 (64), tr.51
6
Nguyễn Thị Huyền Sâm (2005): Kinh tế Liên bang Nga thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin: Thực
trạng và nguyên nhân, Nghiên cứu châu Âu, số 1 (61), tr.37
5

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Năm 1998, một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị xuất hiện khi chính
phủ của ơng Yeltsin khơng thể trả nổi các khoản nợ các tổ chức tài chính quốc tế,
gây ra tình trạng hoảng loạn trên các thị trường tài chính. Nước Nga vỡ nợ và đứng
trên bờ vực nguy khốn.
Trước tình hình đó, ngày 31/12/1999, khi chuẩn bị đến thời khắc giao thừa
bước sang năm mới, thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, Tổng thống Yeltsin đã chính
thức đình chỉ quyền tổng thống của mình, đồng thời chỉ định Thủ tướng Vladimir
Putin nắm quyền tổng thống và chuẩn bị cho cuộc bầu cử sớm chức vụ tổng thống
của nước Nga.
Khi ông Putin được chỉ định nắm quyền tổng thống và ngay cả khi ơng đã
chính thức bước chân vào Điện Kremlin bằng thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng
3/2000, con người V.Putin như thế nào, đối với nhiều người, đó vẫn cịn là một dấu
hỏi lớn. Thời điểm đó, nhiều người Nga và dư luận thế giới vẫn cịn hồi nghi về
khả năng lãnh đạo của chính trị gia 48 tuổi này. Những người sùng bái Putin thì ca
ngợi ơng là mẫu người lý tưởng để dẫn dắt nước Nga thoát khỏi những năm tháng
đen tối. Họ nói, Putin chủ trương tăng cường quyền lực của Điện Kremlin nhưng
thực chất lại thực hiện dân chủ; dốc sức để chính phủ kiểm sốt kinh tế nhưng lại đề
cao sức mạnh thị trường; là người ủng hộ Boris Yeltsin nhưng không giống những

kẻ lắm âm mưu, tham nhũng dưới quyền Yeltsin7.
V.Putin lên nắm quyền khi nước Nga tồn tại một loạt vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội nghiêm trọng: Pháp luật không thống nhất, kém hiệu lực, trung ương mất
quyền kiểm soát đối với địa phương, chủ nghĩa khủng bố, ly khai hồnh hành, kinh
tế ngầm, bn lậu, trốn thuế, tham nhũng lộng hành, tội phạm có tổ chức hoạt động
mạnh8.
Ngay khi trở thành ông chủ Điện Kremlin, Tổng thống V.Putin đã đưa ra
cương lĩnh lãnh đạo đất nước của mình và thực hiện cơng cuộc cải cách kinh tế một
cách toàn diện và triệt để, đưa nước Nga bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên
của Putin.
1.2. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi

Lý Cảnh Long (2011), Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga, NXB Lao động, Hà Nội,
tr.11
8
Nguyễn An Hà chủ biên (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, tr.23
7

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.1. Xu thế tồn cầu hóa của nền kinh tế thế giới
Trong suốt thế kỷ XX, xu thế quốc tế hóa trên quy mơ khu vực và tồn cầu
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự hòa nhập của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại với cuộc cách mạng thông tin tiên tiến đã thúc đẩy nền sản xuất phát
triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vượt ra khỏi ranh giới địa chính trị
chật hẹp truyền thống. Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, q trình quốc tế

hóa đã đạt đến một quy mơ mới, to lớn hơn và ở một trình độ cao hơn, đó chính là
tồn cầu hóa.
Sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, Chiến tranh Lạnh
cũng kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác thay cho đối đầu, kéo theo đó là sự ấm lên
của các quan hệ quốc tế bởi khơng cịn đối đầu và các quốc gia khơng cịn bị xếp
vào hai hàng đối địch nhau giữa làn ranh giới bạn - thù cứng nhắc. Tất nhiên, sự ấm
lên này khơng có nghĩa là thế giới đã có thể “giã từ vũ khí” mà xu hướng chung là
các nước tập trung vào phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân. Chính vì
vậy, các quan hệ hợp tác về mặt kinh tế được đặt lên hàng đầu trong các mối quan
hệ quốc tế. Xu thế tồn cầu hóa đã lơi cuốn hầu hết các quốc gia ở tất cả mọi trình
độ phát triển, sản sinh ra nền kinh tế thị trường ở cấp độ tồn cầu, kéo theo q trình
tự do hóa kinh tế, tăng cường sự liên kết kinh tế khu vực, song phương và đa
phương. Cùng với đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã
đưa nền kinh tế thế giới từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Điều này đặt ra
yêu cầu đối với các quốc gia nói chung và Liên bang Nga nói riêng là phải có những
chính sách cải cách phù hợp với xu thế vận động, phát triển của thế giới. Liên bang
Nga cũng luôn khẳng định rằng, những thành tựu mà Nga đạt được phụ thuộc rất
nhiều vào những yếu tố quốc tế và khu vực. “Nga chỉ có thể tồn tại và phát triển
được trong biên giới hiện nay của mình như một cường quốc năng động, ln thực
thi các chính sách đối với mọi vấn đề đang hiện diện của thế giới trên cơ sở tính
tốn thực tế khả năng của mình”9.
Chính phủ Nga nhận thức được rằng, trong những năm đầu thế kỷ XXI, thế
giới đang thực sự thay đổi với sự gia tăng của tồn cầu hóa, tác động tích cực đến
việc phân chia nguồn lực phát triển kinh tế một cách công bằng hơn, tạo ra nền tảng

Nguyễn An Hà chủ biên (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, tr.19
9

17


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cho một cấu trúc đa cực trong quan hệ quốc tế. Trong nền chính trị thế giới ý nghĩa
của yếu tố năng lượng ngày càng gia tăng, vị thế của Liên bang Nga như một cường
quốc năng lượng ngày càng được củng cố. Một nước Nga mạnh hơn, tự tin hơn đã
trở thành một nhân tố quan trọng trong sự chuyển biến của thế giới. Môi trường
cạnh tranh và sự cân bằng dần dần được hồi phục kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh
kết thúc. Mơ hình phát triển, định hướng phát triển được quan niệm như thước đo
của nền văn minh và là đối tượng gây nên cạnh tranh, xung đột. Những giá trị cơ
bản của dân chủ và thị trường được ghi nhận như là những nền tảng của đời sống xã
hội và đời sống kinh tế. Việc thực hiện chúng có nhiều cách thức phụ thuộc vào đặc
thù lịch sử, văn hóa của các dân tộc cũng như mức độ phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia10.
1.2.2. Sự thay đổi bàn cờ địa - chính trị, địa - kinh tế những năm đầu thế kỷ XXI
Sự kết thúc Chiến tranh Lạnh đã tạo ra một bước ngoặt địa chính trị thế giới
và khu vực, đưa đến sự hợp tác sâu rộng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong
cấu trúc địa chính trị của thế giới những năm đầu thế kỷ XXI, “Mỹ vẫn là một quốc
gia nắm giữ vai trò điều khiển “cuộc chơi” toàn cầu, tiếp tục gia tăng chủ nghĩa đơn
phương, lấn át vai trò của Liên Hợp Quốc”11 trong việc giải quyết một số vấn đề
khu vực và toàn cầu. Mỹ tăng cường kiềm chế Nga cả về chính trị, kinh tế và quân
sự, khiến quan hệ Nga - Mỹ tuy đã có những thay đổi tích cực, song vẫn chưa thể là
đối tác bình đẳng. Tuy nhiên, Mỹ lại gặp phải rất nhiều khó khăn như tiếp tục sa lầy
trong chiến tranh Iraq, mâu thuẫn trong vấn đề hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên,
giảm sút vai trò ở Trung Đơng, khó khăn trong vấn đề ngăn chặn và chống khủng
bố quốc tế…
Việc EU - đồng minh thân cận của Mỹ, và NATO tăng cường mở rộng sang
phía Đơng đã đe doạ trực tiếp khơng gian địa chính trị của Nga, khiến cho quan hệ
của Nga với Mỹ và hai tổ chức này liên tục có những thăng trầm.


Nguyễn An Hà chủ biên (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, tr.20
11
Nguyễn An Hà (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa
10

học Xã hội, Hà Nội, tr.15

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ cùng với các quốc gia Đơng Á, trong đó
ấn tượng nhất là Trung Quốc và sự năng động của các nước ASEAN đã làm cho
khu vực châu Á trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các cường quốc, trở thành
một nhân tố quan trọng trong cấu trúc địa chính trị thế giới. Sự năng động đó khiến
khơng chỉ Mỹ, EU mà cả Nga cũng muốn tranh thủ hợp tác để tăng cường sức mạnh
của mình ở khu vực này thông qua nhiều cơ chế song phương và đa phương.
Hệ quả tiêu cực của cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động tại
Afghanishan, Iraq, quan hệ căng thẳng của điểm nóng chính trị Trung Đơng và nhu
cầu dầu mỏ tăng cao do sự phát triển công nghiệp của các nền kinh tế lớn trên thế
giới, cùng với sự hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên đã khiến cho vấn đề an ninh
năng lượng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Giá dầu mỏ trên thế giới liên tục tăng
cao và đạt mức kỷ lục 147 USD/thùng vào tháng 7/2008, sau đó có giảm nhưng vẫn
cịn ở mức cao và có những biến động thất thường khiến tồn bộ “thế giới đảo lộn
theo giá dầu”. Tuy nhiên, khi Nga - quốc gia sở hữu nguồn dầu lửa và khí đốt có trữ
lượng lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Arập Xêút coi năng lượng là một công cụ của
chính sách đối ngoại thì vấn đề an ninh năng lượng lại càng diễn biến phức tạp

khiến cho các quốc gia phải cùng nhau ngồi lại để bàn bạc nhưng vẫn rất khó khăn
để có thể đưa ra được một tiếng nói chung.
Cấu trúc địa chính trị trên khiến các quốc gia trên thế giới phải có những
điều chỉnh nhất định cho phù hợp với tình hình chung và phù hợp với lợi ích riêng
của mỗi nước. Trước bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao, Nga là quốc gia thu được
nguồn lợi khổng lồ từ việc xuất khẩu dầu lửa và khí đốt, làm động lực thúc đẩy sự
phục hồi và phát triển kinh tế đất nước. Để đạt được mục tiêu khôi phục lại địa vị
cường quốc của mình, Nga đã có những điều chỉnh rất căn bản trong chính sách cải
cách kinh tế cũng như chính sách đối ngoại theo hướng thực dụng nhằm tăng cường
đồng minh.
Về cấu trúc địa kinh tế của thế giới hiện nay, Mỹ vẫn khơng ngừng nỗ lực nhằm
duy trì vị trí siêu cường cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Trong nhiều năm, Mỹ vẫn là
một trong những nhà xuất khẩu lớn và là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới. Chính vai trị

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhà nhập khẩu làm cho Mỹ trở thành động lực của nền kinh tế thế giới. Hệ thống tài
chính Mỹ có ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế thế giới12.
Bên cạnh đó, một số trung tâm kinh tế mới nổi và ngày càng phát triển, cạnh
tranh lẫn nhau, đe doạ vị thế thống trị về kinh tế cũng như về chính trị của Mỹ như
EU, Đơng Á (Trung Quốc, Nhật Bản…), Nga, Ấn Độ, Brazil, Iran…Trong khi
những mối quan hệ truyền thống của Mỹ với các quốc gia Hồi giáo Trung Đông,
đặc biệt là với Iran, một nước lớn về xuất khẩu dầu mỏ, ngày càng xấu đi, thì Nga
lại khá thành công trong việc tăng cường hợp tác với hai nền kinh tế mới nổi và có
tốc độ phát triển rất đáng nể phục là Trung Quốc và Ấn Độ, tạo thành tam giác phát
triển Nga - Trung - Ấn. Điều đó đã tạo nên một cuộc cạnh tranh ngầm giữa Nga và
Mỹ nhằm tranh giành thị trường và cũng là để tăng cường và khẳng định vị thế

chính trị của mỗi nước. Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế ngày càng gia tăng, sức
mạnh kinh tế của các quốc gia, khu vực đang dần trở thành yếu tố quyết định vị thế
của họ trong cấu trúc quyền lực của thế giới. Ngay khi trở thành ông chủ Điện
Kremlin, Tổng thống Putin nhận thức được nguy cơ tụt hậu rất rõ của đất nước
trước thực trạng kinh tế ngày càng sụt giảm. Chính vì thế, chính quyền của ơng
Putin đã nhanh chóng đưa ra những chính sách cải cách kinh tế một cách triệt để.
Nga tiến hành cải cách kinh tế còn bởi một loạt các lý do sau:
Thứ nhất, Nga từng là một siêu cường không chỉ về quân sự mà còn là một
cường quốc về kinh tế. Tuy nhiên, để có thể trở thành Top 5 của nền kinh tế thế
giới, chi phối được nhiều nước, đặc biệt là sử dụng đòn bẩy kinh tế như là một thứ
vũ khí lợi hại, như là một cơng cụ sắc bén trong quan hệ quốc tế thì buộc Nga phải
cải cách để nó trở thành con “át chủ bài”, “thứ vũ khí lợi hại” trong quan hệ quốc tế,
phục vụ cho chiến lược đối ngoại của Nga đến năm 2030.
Thứ hai, cải cách kinh tế là một q trình tự hồn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu
tự thân của mỗi nền kinh tế, trong đó có Nga, trong một khoảng thời gian lịch sử nhất
định và luôn vận động, phát triển không ngừng để phù hợp với tình hình mới.
Thứ ba, cải cách kinh tế là một tất yếu khách quan để nền kinh tế Nga tồn tại
và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu mới.

Nguyễn An Hà (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tr.17-18
12

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thứ tư, cải cách kinh tế của Nga vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ
biến trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, cải cách kinh tế Nga là nhân tố mới trong dịng chảy kinh tế quốc
tế, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước đối tác, trong đó có Việt Nam.
Thứ sáu, cải cách kinh tế Nga có tầm quan trọng rất lớn trong việc hoạch
định chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia này.
Tiểu kết chương 1:
Bước vào ngưỡng cửa thế kỷ mới với những khó khăn chồng chất, tình trạng
khủng hoảng tồn diện về kinh tế - xã hội sau gần một nhiệm kỳ thử nghiệm và tiến
hành đường lối cải cách thị trường dưới sự cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin,
nước Nga đang đứng trên bờ vực thẳm. Cuộc chuyển giao quyền lực giữa Boris
Yeltsin và Vladimir Putin ngày 31/12/1999 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch
sử nước Nga - thời kỳ hồi sinh và trỗi dậy nhờ những cải cách kinh tế một cách triệt
để của vị tổng thống mới.
Cùng với đó, xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ lôi
cuốn mọi quốc gia đã đặt Liên bang Nga trước thách thức cần phải cải cách nền
kinh tế để có thể tham gia vào q trình hội nhập ngày càng sâu rộng ấy. Công cuộc
cải cách kinh tế của Liên bang Nga trong những năm đầu thế kỷ XXI diễn ra trong
bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, vừa có những khó khăn thách thức,
đồng thời lại tạo ra những cơ hội thuận lợi để nước Nga cất cánh. Nghiên cứu về
chính sách cải cách kinh tế và những thành tựu đạt được dưới thời Tổng thống Putin
và Medvedev (2000 - 2012) thực sự mang đến những hiểu biết thú vị.

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH KINH TẾ LIÊN BANG NGA 2000 - 2012:
THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI
Putin cho rằng: “Nước Nga khơng thuộc vào hàng những nước có trình độ
kinh tế xã hội cao nhất trong thế giới đương đại, nước Nga đang đứng trước một

vấn đề kinh tế và xã hội vô cùng phức tạp”. Thế và lực của nền kinh tế Nga trước
mắt không tương xứng với địa vị quốc tế trước đây. Nói một cách hình tượng, Nga
là “con gấu Bắc Cực đang ngủ đông”.
Đặc biệt, ngày 17/8/1998, cơn lốc tài chính ác liệt đã cuốn trơi nước Nga, làm
cho nền kinh tế Nga vốn khó khăn lại càng trở nên trầm trọng hơn: Biên độ dao động
của đồng rup xấu đi, hệ thống ngân hàng bị phá vỡ, tình hình sản xuất rơi vào tình trạng
trượt dốc mạnh, nền kinh tế quốc dân đứng trước nguy cơ tan vỡ13.
Năm 1999, nền kinh tế Nga đã xuất hiện những “điểm sáng” mới và có dấu
hiệu “phục hồi có giới hạn”. Từ tháng 1 - 9/1999, tổng sản lượng công nghiệp của
Nga tăng trưởng 7%, đã khống chế được xu thế biến động cao của đồng rup, thị
trường tiền tệ bắt đầu khôi phục… Mặc dù vậy, viễn cảnh của kinh tế Nga vẫn chưa
thể lạc quan, vẫn bị hạn chế bởi rất nhiều nhân tố, để thực sự thốt ra khỏi cuộc
khủng hoảng vẫn cần một q trình lâu dài. Ngân hàng đầu tư Gotman Sacrasi (Mỹ)
dự đoán một cách lạc quan rằng, năm 2000, GDP của Nga tăng trưởng 1,1%, trong
đó cơng nghiệp tăng trưởng 7,9% và nhận định: “Tiến trình cải cách TBCN lần thứ
hai của Nga đã bắt đầu”. Các nhà kinh tế học Nga cũng lạc quan dự đoán rằng, năm
2000 - 2001, kinh tế nước Nga sẽ sôi động trở lại, tỷ lệ tăng trưởng cả nước sẽ
không dưới 4%.
Acanbechia - Viện sĩ khoa học kinh tế quốc gia Nga - cho biết, năm 1998,
thu nhập bình quân đầu người ở Nga chưa đạt tới 2.000 USD, trong khi ở Mỹ, Đức
và Nhật vào khoảng 25.000 USD. Trong khoảng 6 tỷ người sống trên hành tinh vào
thời điểm đó, có khoảng 1 tỷ người sống trong các quốc gia có thu nhập hơn 10.000
USD. Nếu muốn bước vào hàng ngũ này thì trong vịng 20 năm tiếp theo, mức tăng
trưởng của Nga khơng được phép thấp hơn 6%.
Nhà kinh tế học Joseph Bakaleynik - Chủ tịch công ty dầu lửa Tyumen nhận định, dù tỷ lệ tăng trưởng của Nga có đạt tới 8% thì nước này cũng cần phải
mất 15 năm mới đuổi kịp Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Có thể thấy, cho dù tốc độ

13

Lý Cảnh Long (2011), Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga, NXB Lao động, tr.462


22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phát triển có lạc quan, muốn trở thành một cường quốc kinh tế, nước Nga cần phải
nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi trong khoảng vài chục năm nữa.
Trong diễn văn “Nước Nga trong buổi giao thời của thiên niên kỷ”, Putin
cũng đã nhận thức được vấn đề này. Trong diễn văn này, Putin nhiều lần nhấn mạnh
rằng, cần phải hoàn thiện chế độ thu thuế, tiến hành cải cách ngân hàng và tăng đầu
tư nước ngoài… và cho rằng, những chính sách này có thể đảm bảo cho cuộc cải
cách kinh tế của Nga thành công. Điều này chứng tỏ, ông sẽ tiếp tục thực hiện quyết
tâm cải cách, mở cửa và phát triển kinh tế thị trường14.
2.1. Kinh tế Nga giai đoạn tăng trưởng vượt bậc 2000 - 2008
2.1.1. Chính sách cải cách kinh tế của Tổng thống Putin
Ngay khi trở thành người đứng đầu nước Nga, Tổng thống V.Putin đã nhận
thức rõ về điều kiện, hoàn cảnh, vị thế của Liên bang Nga trong một thế giới diễn
biến đầy phức tạp và đang trong quá trình hình thành một trật tự thế giới mới. Ơng
Putin xác định: “Mỗi quốc gia bao gồm cả Liên bang Nga đều nhất thiết phải tìm tịi
con đường cải cách của mình. Điều này đối với nước Nga khơng phải là thuận
lợi…”15. Vì thế, Putin đã quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu chiến lược,
với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu kinh tế - xã hội
nổi tiếng nhằm giúp Tổng thống và Chính phủ trong việc hoạch định đường lối phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước với quyết tâm khôi phục lại đất nước về mọi mặt
và từng bước lấy lại vị thế cường quốc của nước Nga.
Trong Thông điệp Liên bang đầu tiên trình bày trước Quốc hội Nga ngày
8/7/2000, Tổng thống Putin đã khẳng định: “Nga cần một hệ thống kinh tế có khả
năng cạnh tranh, có hiệu quả, cơng bằng về xã hội, điều đó sẽ đảm bảo cho sự phát
triển ổn định. Nền kinh tế ổn định là đảm bảo chủ yếu cho xã hội dân chủ và là cơ sở

của mọi nền tảng cho Nhà nước hưng thịnh và được kính trọng trên thế giới”16. Việc
xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước Nga được xác định là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng trong chính sác của Tổng thống Putin. Ông khẳng định, nước
Nga cần phải có chiến lược cho sự phát triển dài hạn, có những mục tiêu và biện pháp
rõ ràng. Dưới thời Putin, Nga thực hiện cải cách kinh tế theo mơ hình kết hợp giữa kinh
Lý Cảnh Long (2011), Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga, NXB Lao động,tr.464
Putin V (2000), Nước Nga trong buổi giao thời giữa hai thiên niên kỷ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt
Nam, Hà Nội, tr.3
16
Putin V (2000), Thông điệp Liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, số 14, 17/7,
tr.16-20.
14
15

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×