Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bai thu hoach TT HCM , tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội và xây chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.95 KB, 10 trang )

BÀI THU HOẠCH
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1


MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng
Việt Nam, nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại. Người đã để lại cho chúng ta
di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, đặc
biệt là tư tưởng, tấm gương sáng ngời về đạo đức, lối sống, phong cách của người
cách mạng. Từ thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn khẳng
định “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim
chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”, là nền tảng tinh thần của xã hội, là động
lực và nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, khắc phục khó khăn,
xây dựng đất nước không ngừng phát triển.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Một trong những thành tựu to lớn là Đảng và
nhân dân ta nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta ngày càng rõ hơn. Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn xây dựng bài
thu hoạch hết mơn của mình là "Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và
xây chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

2


NỘI DUNG
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội


* Về nguồn gốc lý luận
Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có nhiều yếu tố ảnh
hưởng, tác động, trong đó có 3 yếu tố chính:
- Chủ nghĩa u nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã
của dân tộc Việt Nam. Đây là những giá trị cao đẹp được hình thành lâu đời trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tiếp thu, kế thừa và phát triển những giá trị cao quý đó dưới ánh sáng của chủ nghĩa
xã hội, qua đó hình thành nên tư tưởng của mình về mơ hình và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng biết đến tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ở
phương Đông, qua “thuyết đại đồng” của Nho giáo với các mệnh đề “thiên hạ vi
công”, “dân vi quý”, “các tận sở năng, các thú sở nhu”…trước khi tiếp cận với
chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác.
- Sau khi ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát các cuộc cách mạng trên thế giới,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy lý luận về một xã hội nhân đạo trong học thuyết
của Mác, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện tự do cho tất cả
mọi người”; người đã tìm thấy trong học thuyết về chủ nghĩa xã hội của Mác con
đường để thực hiện ước mơ giải phóng dân tộc Việt Nam thốt khỏi xiềng xích của
ách áp bức, nơ lệ, nhằm đem lại cho nhân dân cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
* Về nguồn gốc thực tiễn
Năm 1923, Người đã đến Liên Xô, lần đầu tiên được biết đến hiệu quả tích
cực của “chính sách kinh tế mới” của Lênin, được chứng kiến con đường xây dựng
chế độ xã hội mới. Sau khi hệ thống độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới hình thành và
khơng ngừng phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm tịi, nghiên cứu, tham khảo

3


mơ hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước đó để làm phong phú, sâu sắc thêm
tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Chủ nghĩa xã hội sự lựa chọn duy nhất của cách mạng Việt Nam
Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, phong trào kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta nổ bùng lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước. Từ
phong trào chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến như các phong trào:
Cần Vương (1885 - 1896); phong trào tự phát của nông dân Yên Thế (1897 - 1913)
đến phong trào chống Pháp theo khuynh hướng tư sản: như phong trào Đông Du,
Đông Kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu (1867- 1940) với xu hướng bạo động.
đến phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh (1872 - 1926) với xu hướng: cải cách
- canh tân đất nước. Bên cạnh đó, cịn có phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản
dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản trí thức. Tiêu biểu là hoạt động của Tổ chức Việt Nam
quốc dân Đảng với cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930). Tuy nhiên, kết quả tất cả các
cuộc đấu tranh trên đều thất bại, nguyên nhân do chưa có một đường lối đấu tranh
cách mạng đúng đắn, phù hợp.
Từ thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta đầu
thế kỷ XX đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết: đi theo con đường nào, do lực lượng
nào lãnh đạo để đưa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi? Từ thực tiễn
là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, có nền sản xuất kém phát triển. Chủ tịch Hồ
Chí Minh, với tinh thần yêu nước, thương dân, đã quyết chí ra đi tìm đường cứu
nước, giải phóng dân tộc; Người đã tham gia các hoạt động trong phong trào công
nhân các nước thuộc địa, phong trào công nhân Pháp. Trong quá trình đó, chủ nghĩa
u nước đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin; tiếp thu học thuyết cách
mạng và khoa học, soi rọi vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; Chủ tịch Hồ Chí
Minh dần hình thành luận điểm về cách mạng ở các nước thuộc địa, con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc thuộc địa. Theo người, việc cứu nước phải gắn liền với
giải phóng xã hội, giải phóng con người. Do đó, “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới
cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự
4


tự do, bình đẳng, bác ái, đồn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và

vì mọi người, niềm vui, hồ bình và hạnh phúc…”. “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
“Chủ nghĩa xã hội là gì”, Người trả lời: “Xã hội ngày càng tiến, vật chất
ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. Chủ nghĩa xã hội
trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, ở đấy mọi người
đều có quyền bình đẳng, có cơng ăn việc làm, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, con đường cách mạng Việt Nam là tiến
hành giải phóng dân tộc, hoàn thành dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội
(quá độ lên chủ nghĩa xã hội), chứ không thể làm ngay cuộc cách mạng vô sản,
thiết lập chun chính vơ sản và bước ngay vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
như ở các nước tư bản phát triển đã tiến hành.
3. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đặc trưng của
chủ nghĩa xã hội
Quan niệm chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội của dân, do dân, vì dân.
Mục đích cuối cùng của Đảng và Nhà nước ta là vì nhân dân. Chủ nghĩa xã hội là
một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, kinh tế tri thức gắn liền với sự phát
triển khoa học và kỹ thuật. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến sự phát triển
của khoa học và kỹ thuật để phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Chủ nghĩa xã hội
là công bằng, hợp lý, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, không làm không
hưởng…Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội tạo điều kiện cho con người phát
triển cao về văn hóa, đạo đức, lối sống; bảo đảm sự đoàn kết, tương thân, tương ái,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; đồng thời
có sự hợp tác hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội được xây
dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhân dân thực hiện.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
5



1. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ và đặc điểm
của đất nước ta trong thời kỳ quá độ
Xuất phát từ quan điểm Mác - Lênin và thực tiễn đất nước, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: đi lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của con
đường cách mạng Việt Nam. Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về hình
thái kinh tế xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phác hoạ chu trình vận động của lịch
sử xã hội loài người như sau: Từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến chế
độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội - nói chung thì lồi người
phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tuỳ hoàn cảnh, mà các dân tộc
phát triển theo những con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã
hội như Liên Xơ, có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ rồi tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam…
Từ thực tế cách mạng thế giới và Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục
phát triển lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, Người đã nêu lên 2 phương thức
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội: phương thức quá độ trực tiếp (từ chủ nghĩa tư bản )
và phương thức quá độ gián tiếp (từ chế độ dân chủ nhân dân); như vậy, quá độ lên
chủ nghĩa xã hội Việt Nam thuộc phương thức quá độ gián tiếp. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã căn cứ vào thực tiễn cụ thể của cách mạng Việt Nam để xây dựng quan
niệm và lý giải những vấn đề của phương thức quá độ gián tiếp ở một nước chậm
phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, nước ta có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nền chuyên
chính dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trên nền tảng liên
minh cơng nhân, nơng dân và trí thức đã được củng cố vững chắc, nhà nước "của
dân, do dân, vì dân" đã được kiện toàn, phát triển thêm một bước.
- Đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa có hồ bình,
vừa có chiến tranh, đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc
6



dân chủ nhân dân ở Miền Nam. Hai cuộc cách mạng này làm hậu thuẫn cho nhau.
Hiện tượng lịch sử này chưa hề có bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, nhưng
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã giải quyết thành công cả về
phương diện lý luận, cả về phương diện lịch sử.
- Đặc điểm nổi bật nhất của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ, chi phối
các đặc điểm khác và quyết định phương thức quá độ gián tiếp là: “Từ một nước
nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đặc điểm này đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận và thực
tiễn mà chúng ta cần phải được nhận thức và giải đáp một cách đúng đắn để tìm ra
con đường với những hình thức bước đi phù hợp cho chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
- Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là
phải xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa Miền Bắc tiến
dần lên chủ nghĩa xã hội, có cơng nghiệp và nơng nghiệp hiện đại, có văn hố và
khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải cải
tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt
và lâu dài.
+ Nhiệm vụ trong lĩnh vực chính trị: Nội dung quan trọng nhất là phải giữ
vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải được chỉnh đốn, nâng cao
sức chiến đấu, có phương thức lãnh đạo phù hợp để đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ
mới. Mặt khác, phải cũng cố tăng cường vai trò của nhà nước.
+ Nhiệm vụ kinh tế: Hồ Chí Minh quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội xét
về thực chất là một sự nghiệp mang tính kinh tế. Người xác định rõ: “Hiện nay
Miền Bắc đang tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy, trước hết mọi người phải
ra sức xây dựng kinh tế cho vững mạnh”. Nhiệm vụ cải tạo và xây dựng kinh tế
của thời kỳ quá độ được đề cập đến rất rộng: Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất,
cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Thực hiện tăng gia sản xuất gắn liền với
tiết kiệm, không ngừng nâng cao năng xuất lao động để có điều kiện cải thiện đời
7



sống nhân dân. Đồng thời, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, giữ vững và phát huy
truyền thống văn hoá của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của thế giới.
2. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Có thể thấy, một luận đề tư tưởng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, dù
trực tiếp hay gián tiếp đều nổi bật quan niệm về bản chất nhân đạo của chủ nghĩa xã
hội tất cả vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tại Đại hội VII của Đảng chỉ rõ: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin , tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và
cho cách mạng Việt Nam. Đó là một sự khẳng định của chân lý lịch sử, một bước
phát triển hết sức quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng ta, một quyết định rất
đúng đắn và hợp lòng người.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn và có bước chuyển biến mau lẹ. Nền kinh tế từng bước được phục
hồi và phát triển, đời sống nhân dân từng bước đi lên như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nói: "Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột độ là đồng bào tơi ai cũng có
cơm ăn, ai cũng có áo mặc và được học hành". Bước vào thế kỉ XXI, đứng trước
những thuận lợi và khó khăn, thách thức của thời đại đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta
phải có những quyết sách, chiến lược phù hợp nhằm đưa đất nước ta phát triển trên
mọi mặt của đời sống xã hội: Kinh tế xã hội, chính trị, an ninh- quốc phịng…Để
thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới tư duy về lý
luận vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kế thừa những giá trị quý báu của tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:
- Những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Phải luôn giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò
quản lý của Nhà nước; phát huy tính tích cực chủ động của các tổ chức chính trị xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
8



- Phương thức, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một hiện tượng lịch sử mới. Bởi vậy, khi nói bước
đi của thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định là phải trải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài tuỳ theo hoàn cảnh
mỗi nước”, “ Nhưng chớ ham làm mau, ham rầm rộ. Làm ít mà chắc hơn làm
nhiều, làm rầm rộ và không chắc, đi bước nào vững bước ấy, cứ tiến tới dần dần”.
Xuất phát từ quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử cụ thể, chủ tịch Hồ Chí
Minh ln nhấn mạnh tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, phải chống giáo điều, dập
khn những kinh nghiệm của nước ngồi. Người nói: “Muốn đỡ bớt phạm sai lầm
thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em”, nhưng phải biết “áp
dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo”. Sau hơn ba mươi năm đổi mới,
nhân thức và hành động của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta đã được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ; qua mỗi thời kỳ xã hội chủ
nghĩa ngày càng được nhận thức, phát triển và hoàn thiện đúng đắn, phù hợp hơn
với điều kiện cụ thể của đất nước.
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, nền tảng tư
tưởng cho hành động của cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách
mạng Việt Nam. Ðể tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH HÐH đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành
công mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" mà Ðảng đề
ra, chúng ta phải vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa
xã hội và công cuộc đổi mới đã khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn
9



phù hợp với quy luật phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay.
Đảng ta nhìn nhận: Thực tiễn đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta
hơn 30 năm qua là đúng đắn, sáng tạo; đường lối đổi mới từng bước được bổ sung,
phát triển và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi kỳ Đại hội
đánh dấu một bước tiến trong nhận thức lý luận, trong đường lối, chính sách phát
triển đất nước, làm cơ sở cho những thành tựu trong thực tiễn; nếu khơng đổi mới
thì đất nước khơng thể có thành tựu như ngày hơm nay. Thành tựu của sự nghiệp
đổi mới là điều kiện, nền tảng để Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến phát triển. Q trình này cần
có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính trị, nếu khơng có sự
ổn định thì khơng thể làm được việc gì. Muốn duy trì ổn định xã hội để tiến lên xã
hội chủ nghĩa và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển tồn diện xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội
của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản
nổi” và “sớm hay muộn tất cả các nước sẽ đi theo con đường đó”. Bản thân là một
người cán bộ, đảng viên làm công tác xây dựng Đảng, em sẽ ln tích cực rèn
luyện, nêu cao tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Ln tin tưởng vào công cuộc đổi mới, xây dựng nước Việt Nam "của dân,
do dân, vì dân" vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
---------------------

10



×