BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA KINH TẾ XÂY DỰNG
--------
TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊ NIN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HÀNG HĨA SỨC LAO ĐỘNG C.MÁC VÀ
LIÊN HỆ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện
HÀ NỘI-2021
MSV:71DCKX22039
LỚP:71DCKX21
MỤC LỤC
A:LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................1
1.Đối tượng và phạm vi trọn đề tài.......................................1
2.Mục đích và phương pháp thực hiện đề tài......................1
3.Cấu trúc đề tài............................................................................2
B:NỘI DUNG.................................................................................3
1.HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC...................................3
1.1. Sự chuyển hóa sức lao động C.Mác.........................................3
1.2.Hàng hóa sức lao động và giá trị của hàng hóa sức lao động.........3
2.LIÊN HỆ VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM.......................6
2.1. Đặc điểm thị trường lao động Việt Nam hiện nay.......................6
2.2.Một số nhân tố ảnh hưởng đến thị trường sức lao
động của Việt Nam hiện nay..............................................8
2.3.Một số giải pháp về lao động của Việt Nam hiện nay.
..............................................................................................9
C.KẾT LUẬN...............................................................................11
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................12
2
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
A:LỜI MỞ ĐẦU
Lý luận về loại hàng hoá sức lao động, Chủ nghĩa Mác -Lênin đã có những luận
điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Tạo tiền đề vững chắc cho việc lý giải
và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị
trường của loại hàng hoá đặc biệt này cùng những vấn đề liên quan đến nó.
Ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề
thị trường hàng hoá sức lao động không chỉ là tiêu thức kinh tế mà cịn mang ý
nghĩa chính trị. Đặc biệt, đối với một đất nước đang trong thời kỳ cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này lại càng trở
nên bức thiết hơn bao giờ hết.
1.Đối tượng và phạm vi trọn đề tài
Đối tượng : Hàng hóa sức lao động C.Mác và thị trường lao động Việt
Nam hiện nay.
Phạm vi đề tài : Quan điểm của C.Mác về hàng hóa sức lao động và thị
trường lao động của Việt Nam hiện nay.
2.Mục đích và phương pháp thực hiện đề tài
Mục đích : Phân tích để hiểu rõ hơn về lý luận hàng hóa sức lao động của
C.Mác đồng thời liên hệ với thị trường lao động của Việt Nam hiện nay.
Phương pháp thực hiện đề tài:
-Phương pháp phân tích lý luận
-phương pháp tổng hợp tìm kiếm tài liệu
-Phương pháp chọn lọc nội dung và kết luận
1
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
3.Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 2 phầm A,B,C và D:
- A phần mở đầu khái quát chung về đề tài.
- B phần nội dung chính của đề tài:
1.Hàng hóa sức lao động của C.Mác.
2.Liên hệ với thị trường Việt Nam.
-C phần kết luận chung về đề tài.
-D phần chỉ ra các tài liệu tham khảo.
2
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
B:NỘI DUNG
1.HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC
1.1. Sự chuyển hóa sức lao động C.Mác
a,Khái niệm
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó
của con người thơng qua trao đổi, mua bán, có thể sử dụng cho nhu cầu sản xuất
hoặc nhu cầu cá nhân. Nó có thể tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể hoặc phi
vật thể.
(VD:gạo,vải,hoa quả,kẹo bánh....)
Theo C.Mác ‘Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng
lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể một con người đang sống,và được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”
(VD:Người cơng nhân họ có sức lao động,có khả năng làm việc nhưng
nếu khơng làm việc thì sức lao động của họ khơng được thực hiện)
b,Sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa
*Sức lao động chỉ chở thành hàng hóa khi có đủ hai điều kiện sau:
Một là người lao động phải được tự do về thân thể,có khả năng chi phối
sức lao động và sở hữu sức lao động của mình rồi chuyển hóa nó thành hàng
hóa.Những người phải chịu sự ràng buộc của các cơ quan,tổ chức hay nô lệ sẽ
không đủ điều kiện để bán sức lao động
Hai là người lao động khơng có tư liệu sản xuất và khơng có của cải
(điều kiện đủ) để tạo ra hàng hóa nên họ phải bán sức lao động.
Khi sức lao động là hàng hóa thì nó cũng có giá trị sử dụng và giá trị
như những hàng hóa thơng thường khác, tuy nhiên nó cũng có những mặt khác
biệt với hàng hóa thơng thường.
1.2.Hàng hóa sức lao động và giá trị của hàng hóa sức lao động
3
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
*Cũng giống như nhiều loại hàng hóa khác thì hàng hóa sức lao động cũng có
hai thuộc tính cơ bản:giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng là một loại hàng hóa đặc
biệt hơn so với những loại hàng hóa khác cả về mặt giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị hàng hóa sức lao động: Cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn
tại như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người
cơng nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở,
học nghề, V.V.. Ngồi ra, người lao động cịn phải thỏa mãn những nhu cầu của
gia đình và con cái anh ta nữa. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản
xuất và tái sản xuất ra một cách liên tục.
Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ
được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt ấy; hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp
bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để ni sống người cơng nhân
và gia đình anh ta.
Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa
thơng thường; ở chỗ nó cịn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó có
nghĩa là ngồi những nhu cầu về vật chất, người cơng nhân cịn có những nhu
cầu về tinh thần, văn hóa... Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử
của mỗi nước ở từng thời kỳ, đồng thời nó cịn phụ thuộc cả vào điều kiện địa
lý, khí hậu của nước đó.
Tuy giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử,
nhưng đối với mỗi nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mơ
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định,
do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ
phận sau đây hợp thành:
4
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
-Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh rhần cần thiết để
tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người cơng nhân.
-Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
- Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con
cái người công nhân.
Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất
định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của
giá trị sức lao động Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa
và dịch vụ, về học tập và nâng cao trình độ lành nghề đã làm tăng giá trị sức lao
động; mặt khác sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm giảm giá trị sức lao
động.
– Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: thể hiện ra trong quá trình tiêu
dùng sức lao động, tức là q trình lao động của người cơng nhân.Hàng hóa sức
lao động khơng chỉ có giá trị, mà cịn có giá trị sử dụng như bất kỳ một hàng hóa
thơng thường nào. Nhưng q trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao
động khác với q trình tiêu dùng hàng hóa thơng thường ở chỗ: hàng hóa thơng
thường sau quy trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của
nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức
lao động lại là q trình sản xuất một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là q
trình sáng tạo giá trị mới. Mục đích của các nhà tư bản là muốn giá trị mới được
sáng tạo ra phải lớn hơn giá trị sức lao động và thực tế việc nhà tư bản tiêu dùng
sức lao động (thông qua hoạt động lao động của người công nhân) đã hàm chứa
khả năng này. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm
đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt,
nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị
của bản thân nó. Đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung
5
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao
động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyến hóa thành tư bản.
.
Nhưng tính chất đặc biệt của hàng hố sức lao động được thể hiện đó là:
Thứ nhất, sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so
với giá trị sử dụng của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hoá sức
lao động, nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động.
Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hố sức lao động có
thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử
dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hố khác. Nó là chìa khố để
giải quyết mâu thuẫn của cơng thức chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư
bản khi sức lao động trở thành hàng hoá.
.
Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hố sức lao động vì vậy, việc cung
ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của
người lao động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào con
người với những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động thì con
người lại có ảnh hưởng quyết định tới cung.
2.LIÊN HỆ VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm thị trường lao động Việt Nam hiện nay
Việt Nam là nước có quy mơ dân số lớn, phần lớn dân số tương đối trẻ và
bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất
từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người,
trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo
theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng
gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan
trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngồi góp phần phát triển
kinh tế - xã hội.
6
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
Xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam lại nhiều
hơn nữ với trên 50% lao động là nam giới. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không
đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo. Tỷ lệ thất nghiệp
của lao động nữ khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe, những
mâu thuẫn giữa sinh đẻ và làm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh
là thấp.
Hiện nay, lực lượng lao động vẫn tập trung đông nhất ở khu vực Đồng bằng
sông Hồng (chiếm trên 22%), tiếp đến là khu vực Bắc trung bộ, Duyên hải miền
Trung (trên 21%) và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là các khu vực có diện
tích đất rộng, tập trung nhiều thành phố lớn, khu đô thị và nhiều khu công
nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động
tập trung ở những khu vực này. Những khu vực chiếm tỷ lệ thấp, là những khu
vực có diện tích đất hẹp, nhiều đồi núi, ít khu đơ thị và khu công nghiệp nên
không thu hút nhiều lao động đến đây.
Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nơng thơn cũng
có sự chênh lệch lớn. Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập
trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70%. Con số này có xu hướng
giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao. Cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh
niên nơng thơn có độ tuổi từ 15-30, chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động
nông thôn. Tuy nhiên, 80% trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn. Đặc
điểm này là trở ngại lớn cho lao động nơng thơn trong tìm kiếm việc làm. Tính
đến năm 2017, dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam là hơn 72,04 triệu
người (chiếm khoảng 75% tổng dân số cả nước), trong đó, tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động đạt 75,5%, với 54,4 triệu người. So với năm 2010 (tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động là 75%), lực lượng lao động tính đến năm 2017 tăng cả về tỷ
lệ và số lượng tuyệt đối.
7
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
(Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là 2,37%,
giảm 0,13 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,68%, giảm 0,32 điểm
phần trăm so với quý trước và tăng 0,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước. Đại dịch Covid-19 đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi
khu vực thành thị quý IV năm 2020 cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm
qua. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31
điểm phần trăm so với năm 2019, trong đó khu vực thành thị là 3,88%, tăng
0,77 điểm phần trăm.)
(Nguồn :Tổng cục thống kê)
2.2.Một số nhân tố ảnh hưởng đến thị trường sức lao động của Việt Nam
hiện nay.
Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ
chun mơn, song vẫn cịn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt
Nam hiện nay:
Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có
tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực
lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động), phân bổ lao động
chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động
và tác động tích cực đến sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra thành
thị. Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng
Sông Hồng (21,8%), Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%), Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung (21,6%), các vùng còn lại chiếm 17,2%.
Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông
thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam
hiện nay ln xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ
cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thơng tin viễn thơng,
8
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ
năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp cịn yếu nên khả năng
cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình
kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng
được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo
tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra của q trình sản xuất cơng nghiệp. Người lao động
chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, khơng có khả
năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh
nghiệm làm việc.
Ba là, còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn
lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, khơng có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở,
học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông
chưa qua đào tạo nghề. Nguồn cung lao động khơng có khả năng đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
2.3.Một số giải pháp về lao động của Việt Nam hiện nay.
-Có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề lao động nước ta
hiện nay,nhưng ba giải pháp quan trọng và cấp thiết nhất là :
Một là, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải
cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản,
thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao
động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động
thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập mà còn tạo động lực thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
9
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
Hai là, tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình
thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều
đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ
thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho
người lao động làm việc, góp sức vào q trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Ba là, thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được
đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong
bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ
là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ
mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới,
Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
Xu thế hội nhập và ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ sẽ tác
động làm biến đổi thị trường lao động, cụ thể sẽ có nhiều ngành nghề, công việc
truyền thống/thủ công sẽ mất đi đồng nghĩa với việc người lao động ở các quốc
gia sẽ mất đi nhiều việc làm, cơ hội việc làm nhưng nó cũng mở ra cơ hội xuất
hiện nhiều ngành nghề, công việc mới địi hỏi ít nhân cơng và chất lượng lao
động ở trình độ ngày càng cao hơn.
Đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (cơng
nghệ, nguồn nhân lực…) hạn chế thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức
như: Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ khơng cịn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh
tranh và thu hút đầu tư nước ngoài; Sức ép về vấn đề giải quyết việc làm với sự
gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm; 46 triệu lao động Việt Nam (lao
động chưa qua đào tạo) đứng trước nguy cơ khơng có cơ hội tham gia làm
10
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
những cơng việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi lao robot, trang thiết bị
công nghệ thông minh; Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là
một số ngành/lĩnh vực chủ lực như bưu chính, viễn thơng và cơng nghệ thơng
tin… Chất lượng lao động ở nước ta thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế, cơ cấu ngành nghề đào tạo có nhiều bất cập. Còn thiếu nghiêm trọng lao
động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành cơng nghiệp mới. Tỷ lệ
lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong
lao động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam
thấp. Vẫn cịn tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng,
khu vực, ngành nghề kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ
yếu làm việc trong khu vực nơng nghiệp, khu vực phi chính thức, năng suất
thấp…
C.KẾT LUẬN
Sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt,nó mang yếu tố tinh thần và lịch
sử.Hơn thế nữa,giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có những tính năng
đặc biệt mà khơng hàng hóa thơng thường nào có được.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, trước mắt thị trường lao động
Việt Nam cần tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và thị trường.
Khn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động cần sớm được kiện
toàn. Chú trọng hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công
nghiệp và lao động vùng biên; Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết
tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nơng thơn, thí điểm đặt hàng hợp đồng
với trung tâm dich vụ việc làm và các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như:
Phịng Cơng nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI), Trung ương Đồn, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nơng dân Việt Nam… để thực hiện các hoạt động hỗ
trợ tạo việc làm.
11
LỚP:71DCKX21
BÀI TIỂU LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, ta có thấy được tầm quan trọng của hàng hoá sức
lao động.Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động có đủ các điều kiện là
một loại hàng hóa đặc biệt. Sự kết hợp hài hòa giữa lý luận về hàng hóa sức lao
động của C.Mác với thực tiễn thị trường sức lao động ở Việt Nam vừa là nhiệm
vụ hàng đầu của nền kinh tế lại vừa là mục tiêu quan trọng nhằm phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, phát triển đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức
tinh hoa, có đủ năng lực để thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, đóng góp tích cực nhằm hình thành và phát triển“nền kinh tế tri thức”
của Việt Nam.Vậy việc xây dựng thị trường lao động của nước ta là tất yếu
trong bối cảnh hiện nay.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin.
2.Tạp chí Tài Chính: Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam và một số vấn đề
đặt ra.
3.Tạp chí Cộng Sản:Thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường hiện
đại,đầy đủ
4.Tổng cục thống kê họp báo cơng bố tình hình lao động,việc làm quý IV và
năm 2020
5, Sách giáo khoa Địa lý lớp 12, NXB. Bộ giáo dục đào tạo
6,
Nguồn:
/>
dong#ixzz6ymsWx0b0
7, Tài liệu internet
12
LỚP:71DCKX21