Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến Cách tạo sự hứng thú cho học sinh từ một tiết học vẽ theo mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.62 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

STT
I
II
III
IV
V
I
II
III
IV

I
II
III

Tên đề mục
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luậncủa sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng của vấn đềtrước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo


dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
3
3
3
3
4
4
4
5, 6, 7, 8
9
10
10
10
11

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1


Môn Mĩ thuật ở trường THCS từ trước đến nay không nhằm đào tạo ra
những lớp họa sĩ hay những người chuyên làm về mĩ thuật mà nó nhằm giáo dục

thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc, làm quen, thưởng
thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt, học
tập hằng ngày và trong tương lai.[1]
Chương trình sách giáo khoa Mĩ thuật 7 gồm 35 tiết/năm trong đó phân
mơn “Vẽ theo mẫu” có 9 tiết [2], được phát triển từ các bài vẽ theo mẫu ở các
lớp dưới lên dần. So với các phân môn khác tuy rằng có nhiêù thời lượng hơn,
nhưng các bài học vẽ theo mẫu là cơ sở chính để nâng cao hơn về năng lực quan
sát, nhận xét , khả năng tư duy, hình tượng sáng tạo, phương pháp làm việc khoa
học của học sinh. Vẽ theo mẫu là phân môn quan trọng vì nó có ảnh hưởng và tác
dụng lớn đến vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài và thường thức mĩ thuật.
Vẽ theo mẫu là tả lại, mô phỏng lại mẫu có thực bằng cách nhìn, cách
nghĩ cách cảm nhận của người vẽ. Vẽ theo mẫu khác với vẽ kỹ thuật: vẽ kỹ thuật
yêu cầu vẽ đúng, chính xác đến từng milimet, nét hình ở vẽ kĩ thuật phải dùng
thước, com pa... để vẽ. Ngược lại: vẽ theo mẫu chỉ u cầu tả lại, mơ phỏng lại
mẫu, khơng địi hỏi chính xác, đúng 100% như mẫu. Nét vẽ, hình vẽ ở Vẽ theo
mẫu tuyệt đối không được dùng thước, com pa mà chỉ dùng tay cùng bút chì để
tả lại các nét thẳng nét cong[3]... Để đạt được những điều đó học sinh cần phải
có một q trình học tập và rèn luyện kiên trì và lâu dài.
Trong mơn Mỹ Thuật, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách
đánh giá học sinh nhằm phát huy tích cực tính chủ động, sáng tạo của học sinh,
phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ là thực sự cần thiết. Trong q trình giảng
dạy mơn Mỹ Thuật ở trường TH&THCS Đơng Khê theo chương trình sách giáo
khoa mà cụ thể là sách giáo khoa Mĩ thuật 7, tôi luôn luôn trăn trở, tìm tịi để tìm
ra cho mình phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và với việc đổi
mới trong đánh giá học sinh. Trong quá trình tìm tịi, học hỏi tơi cũng đã gặp rất
nhiều khó khăn song ít nhiều tơi cũng đã tìm được hướng giải quyết và đây cũng
chính là lý do mà tơi chọn cho đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên trong
hướng giải quyết của tơi khơng khỏi có những hạn chế, khiếm khuyết. Kính
mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giúp tơi ngày càng hồn thiện hơn
trong q trình giảng dạy.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân mơn “Vẽ theo mẫu” trong chương trình sách giáo khoa Mĩ thuật 7
gồm có 9 tiết mà ở mỗi tiết học sinh lại phải làm quen với mỗi chủng loại mẫu
và những yêu cầu cần đạt khác nhau trong đó lại có 2 tiết vẽ ký họa là 1 yêu cầu
2


tương đối cao đối với học sinh lớp 7 khi thực hành. Do vậy trong mỗi tiết dạy 45
phút giáo viên phải thiết kế giờ dạy sao cho phù hợp với đặc điểm và trình độ
của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất thực tại của nhà trường để giúp các em
phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, làm việc có khoa học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài của tôi tập trung nghiên cứu về “Cách tạo sự hứng thú cho học
sinh từ một tiết học Vẽ theo mẫu”. Đối tượng mà tôi áp dụng để nghiên cứu là
học sinh khối 7, cụ thể là học sinh lớp 7A trường TH&THCS Đông Khê.
Để thành công trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh thì việc tìm
hiểu thực tế học sinh là việc làm cần thiết để từ đó vạch ra một kế hoạch và
phương pháp giảng dạy mới. Cụ thể là tìm hiểu đối tượng học sinh về trình độ,
năng lực học tập, khả năng nhận thức, tư duy… và kết hợp với việc nghiên cứu
các tài liệu hướng dẫn giảng dạy mới.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Điều tra, khảo sát tình hình thực tế của học sinh trong việc học mĩ thuật
và thu thập thông tin về năng lực học sinh.
- Thống kê, tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
Thứ nhất: Đề tài đã có một số đồng nghiệp đề cập tới. Tuy nhiên mỗi
trường có mỗi đặc điểm khác nhau, không thể mang kinh nghiệm của trường này
áp dụng cho trường khác. Mặt khác, mỗi giáo viên có những sở trường năng lực
khác nhau. Có thể cũng một phương pháp nhưng mỗi giáo viên khi áp dụng lại

tạo ra hiệu quả, hiệu ứng khác nhau, khi áp dụng vào thực tế cũng cho kết quả
khác nhau. Đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi và đã áp dụng thành công
trong dạy học phân môn Vẽ theo mẫu ở trường TH&THCS Đông Khê
Thứ hai: Đề tài lựa chọn những phương pháp dạy học mới dựa trên phát
triển năng lực học sinh mà tôi mới tiếp cận. Bản thân tôi đã vận dụng linh hoạt
các phương pháp, giải pháp và kinh nghiệm trong quá trình dạy học để đưa ra
cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
Những vấn đề, giải pháp tơi đưa ra có thể khơng nhiều cái mới, nhưng về
cơ bản kinh nghiệm của cá nhân đã tích lũy và vận dụng, đồng thời tiếp thu thêm
kinh nghiệm của đồng nghiệp nên có hiệu quả tạo nên chất lượng bộ mơn nói
riêng và chất lượng đại trà nói chung của nhà trường.
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3


Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu cũng như trong quá trình giảng dạy,
để vận dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy mĩ thuật cho học sinh có thói
quen quan sát, nhận xét mẫu vật. Trước khi làm bài giáo viên phải nắm được yếu
tố cơ bản là: phải tạo ra được không gian của môn học và những điều kiện để
học sinh có thể thực hành tối đa thời gian với sự hỗ trợ, hướng dẫn, gợi ý của
GV. Để làm được điều này GV phải tạo được khơng khí hào hứng, sơi nổi trong
lớp học, tạo được sự gần gũi giữa cơ và trị để giúp các em có lịng say mê đối
với mơn học .
Mỗi mơn học đều có những đặc thù khác nhau nhưng đều có cái chung là
tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của học
sinh, nhằm tạo khả năng tư duy, nhận biết và giải quyết vấn đề. Khi thực hành ở
mỗi tiết học tôi nghĩ rằng nếu chỉ đơn thuần vài chữ hướng dẫn thì học sinh rất
khó nhận biết và khơng hứng thú nên việc dùng hình minh họa theo các bước
khác nhau là điều rất thiết để tạo ra khơng khí học tập, cuốn hút các em vào bài

học, tạo cho bài học, tạo cho bài học sự sinh động, học sinh chủ động tiếp thu
kiến thức chứ không bị thụ động, hơn nữa “đối với mơn học mĩ thuật – hình
thức tiếp thu thụ động hồn tồn khơng phù hợp khơng tạo được khơng khí học
tập cho học sinh”[4] .
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Khảo sát trước khi áp dụng đề tài :
Sau 2 tháng đầu năm tôi đã kiểm tra 1 tiết để khảo sát chất lượng đối với
các em học sinh lớp 7A, tôi thấy chất lượng học tập của các em như sau:
Trong tổng số 21 học sinh lớp 7A có 11 h/s được điểm đạt cịn lại 10 h/s
chưa đạt yêu cầu. Tôi thấy đối với môn đặc thù như vậy là điều cần phải suy
nghĩ, phải có cách dạy mới.
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
Nhiều học sinh chưa có đủ đồ dùng học tập, cơ sở vật chất của nhà trường
chưa thực sự đáp ứng được cho yêu cầu của môn học đặc thù, thời lượng của
mơn học ít (1 tiết/tuần). Hầu hết học sinh khơng có năng khiếu lại ở vùng nơng
thơn gia đình khơng có sự đâù tư ngay từ bộ đồ dùng cơ bản của môn học, thời
gian học sinh giành cho mơn học ít nên rất hạn chế cho việc tìm tịi và phát triển
năng lực cho từng đối tượng học sinh. Các em chưa có sở thích cho mơn mĩ thuật
từ tiểu học, kiến thức chưa có hệ thống, thực hành ít, mơi trường thẩm mĩ ở địa
phương hạn hẹp, các em ít được làm quen, tiếp xúc, ít được quan sát, thưởng
thức các tác phẩm hội họa qua các buổi đi dã ngoại. Hơn nữa học sinh THCS bị
chi phối, ảnh hưởng của các môn học khác, các em tập trung cho các môn học để
4


thi vào cấp 3 nên sao lãng môn mĩ thuật vì vậy đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng của môn học.
III. CÁC SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
Qua quá trình giảng dạy cụ thể ở phân mơn vẽ theo mẫu tơi đã tìm tòi[5] và

áp dụng để dạy một bài vẽ theo mẫu như sau:
Mĩ thuật: Tiết 8: Lọ hoa và quả - Lớp 7
Giáo viên chuẩn bị hai mẫu vật giống nhau. Sắp xếp lớp học theo hình chữ
U. Vật mẫu đặt ở giữa lớp.
1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
Giáo viên giới thiệu về mẫu vẽ: Lọ hoa và quả
Giáo viên mời hai học sinh lên sắp đặt mẫu theo nhiều hướng bố cục khác
nhau( cách xa nhau quá; gần nhau, che khuất lẫn nhau; chồng lên nhau ) và ở
mỗi hướng bố cục giáo viên đều đặt câu hỏi để các học sinh khác nhận xét:
Bố cục của mẫu vật như vậy đã hợp lý chưa? Vì sao?
Em có thể sắp đặt mẫu hợp lý hơn theo cảm nhận của mình?
Giáo viên mời hai học sinh khác lên sắp đặt mẫu. Sau đó cho học sinh ở dưới
nhận xét.
Cuối cùng giáo viên nhận xét, điều chỉnh bổ sung để có bố cục mẫu đẹp.
Sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh bắt đầu quan sát, nhận xét về
đặc điểm, cấu tạo, tỉ lệ, độ đậm nhạt, màu sắc… của mẫu.
Ví dụ: - Vị trí của lọ hoa và quả như thế nào? ( chú ý đến vị trí ngồi của từng
nhóm, bố cục sẽ khác nhau).
- Tỉ lệ giữa phần lọ và phần hoa?
- Tỉ lệ giữa quả và lọ hoa?...
Sau đó giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ theo mẫu kết hợp
với giới thiệu ngắn gọn để học sinh mở rộng tầm nhìn và rút kinh nghiệm để cân
đối bố cục cho bài vẽ của mình.
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- Dùng trực quan để hướng dẫn minh họa từng bước
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi nhớ cho học sinh:
? Từ lớp 6 các em đã được thực hành vẽ nhiều mẫu vật, vậy để vẽ được mẫu
vật này bước đầu ta phải làm gì?
+ Xác định khung hình chung của mẫu.
? Để xác định khung hình chung của mẫu ta làm như thế nào?


5


Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu vật (giáo viên chỉ cụ thể vào
mẫu để hướng dẫn học sinh cách ước lượng).
Giáo viên tiếp tục chỉ vào trực quan trên bảng để cụ thể hơn. Lưu ý cho học
sinh cách sắp đặt khung hình chung trong khn khổ tờ giấy.
? Khi đã xác định được khung hình rồi ta đã dừng lại ở đây chưa ?
+ Vẽ phác khung hình riêng của từng vật mẫu.
GV: Hướng dẫn trên trực quan và chỉ cụ thể vào mẫu để học sinh ước lượng
được khung hình riêng của từng vật mẫu.
* Hình vẽ trực quan:

? Trong khung hình riêng của từng vật mẫu ta sẽ làm thao tác gì?
+ Tìm tỷ lệ của lọ, hoa, quả và vẽ phác thảo hình bằng nét thẳng.
6


GV: Chỉ dẫn cụ thể để học sinh xác định được các bộ phận của lọ, hoa, quả
để vẽ cho phù hợp, cân đối trong bài vẽ của mình.
? Khi đã vẽ phác thảo được hình dáng chung của mẫu vật ta đã hồn thành
bài vẽ chưa?
+ Chỉnh hình chi tiết và vẽ phác mảng đậm nhạt.
GV lưu ý cho học sinh: không vẽ quá chi tiết ở phần hoa.
GV: Hướng dẫn học sinh cách xác định ánh sáng và cách phân chia các
mảng đậm, trung gian, sáng( minh họa bằng trực quan).
? Khi đã có được hình dáng của lọ hoa và quả tương đối giống mẫu ta sẽ làm
gì để mẫu vật đẹp hơn?
+ Vẽ đậm nhạt (phần vẽ đậm nhạt thực hiện ở tiết tiếp theo).

GV chỉ cụ thể vào mẫu từng cung độ đậm nhạt cùng với trực quan minh họa
để học sinh nhận biết.
- Khi vẽ đậm nhạt cần liên tục so sánh cung độ đậm nhạt của lọ hoa và quả
(so sánh sự khác nhau về chất liệu, cấu tạo và màu sắc của từng vật mẫu để xác
định độ đậm nhạt và diễn tả chất liệu của từng vật mẫu).
* Hình vẽ trực quan:

3. Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV ra bài tập thực hành và yêu cầu tất cả học sinh làm bài.
7


- Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên liên tục theo dõi, giám sát.
- GV đưa ra những câu hỏi gợi ý hướng dẫn thêm đặc biệt đối với những học
sinh còn lúng túng trong cách làm bài.
- GV đi đến từng nhóm bố cục để kịp thời uốn nắn, chỉ ra những chỗ đạt,
chưa đạt( theo 2 mẫu), hướng dẫn học sinh điều chỉnh ngay để bài vẽ có bố cục
đúng với từng vị trí ngồi của học sinh.
4. Đánh giá kết quả học tập
- GV: đưa ra các tiêu chí của bài tập để đánh giá.
- GV: Chọn một vài bài đạt yêu cầu (đẹp) và chưa đạt dán lên bảng theo
từng nhóm bố cục.
- Yêu cầu học sinh dựa vào các tiêu chí đánh giá để học sinh tự đánh giá,
nhận xét lẫn nhau ( h/s lên bảng và chỉ cụ thể vào từng bài để nhận xét).
- Sau đó giáo viên nhận xét bổ sung và đánh giá xếp loại bài vẽ.
- Đối với các bài vẽ tốt giáo viên cùng cả lớp khen ngợi và khuyến khích
tinh thần học tập cho các em.
- Cuối cùng giáo viên đánh giá nhận xét chung về tinh thần học tập của cả
tiết học và dặn học sinh về nhà hoàn chỉnh bài tập, chuẩn bị cho bài học sau.
- Lớp phó văn thể bắt cái cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng mình”

* Một sớ bài vẽ của học sinh sau tiết học:

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC, VỚI BẢN THÂN , ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
1. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục
8


Sau khi áp dụng các phương pháp trên tôi nhận thấy học sinh lớp 7 A có sự
tiến bộ rõ rệt, cả lớp đều hào hứng khi có tiết học mĩ thuật kết quả cụ thể như sau:

Tổng số HS
21 HS

HS
hứng thú

Kết quả khảo sát
HS chưa
HS Đạt
hứng thú

HS chưa Đạt

Trước khi áp
10/21 HS
11/21 HS
10/21 HS
dụng phương
11/21 HS

(47 %)
(53 %)
(47%)
pháp
(53%)
Sau khi áp
21/21 HS
21/21 HS
dụng phương
(100 %)
0
(100 %)
pháp
2. Hiệu quả của sáng kiến đối với bản thân
Sau khi áp dụng sáng kiến này ở lớp 7A thành công tôi đã mang kinh
nghiệm này áp dụng để dạy các lớp khác 6, 7, 8, 9 và nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Chất lượng bài vẽ của học sinh được nâng cao hơn nhiều, đặc biệt các em rất say
mê, hứng thú khi có tiết học Mĩ thuật, kể cả những học sinh lâu nay khơng hứng
thú với mơn học này. Có những em khi nhặt được quả bưởi rụng trong vườn
cũng mang đến lớp cắm thêm cành lá vào để vẽ, rồi còn nhiều em mang quả khế,
soài, ổi, đu đủ,ớt, cà chua, hoa rau muống, hoa bèo tây... đến lớp để vẽ, thậm chí
khi đã đến giờ ra chơi nhưng nhiều em cịn ngồi lại trong lớp để vẽ cho hồn
thành bài.
3. Hiệu quả của sáng kiến đối với nhà trường
Nâng cao được chất lượng bộ mơn Mỹ thuật nói riêng, hỗ trợ cho việc tổ
chức các hoạt động giáo dục NGLL trong phần trang trí, trải nghiệm sáng tạo...
và chất lượng đại trà nói chung của nhà trường.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN

Để có một giờ dạy đạt kết quả tốt tơi đã trăn trở tìm tịi, học hỏi đồng
nghiệp. Ngồi việc tìm ra những giải pháp mới tơi cịn cố gắng tìm những bức
tranh minh họa, tranh mẫu đẹp, những mẫu vật thật sinh động, gây ấn tượng…
9


Đơi lúc muốn cho khơng khí lớp học khơng gị bó, căng thẳng tơi cịn tìm những
trị chơi mang tính chất “học mà chơi- chơi mà học” phù hợp với đặc thù bộ môn
và kể những câu chuyện hài về mĩ thuật xen lẫn. Vì vậy giờ học mĩ thuật đã
mang đến cho các em học sinh lòng say mê, u thích mơn học.
Qua qua trình giảng dạy để giúp các em lĩnh hội hết được những kiến thức
mới làm cơ sở cho sự phát triển kỹ năng ở các năm sau và cho các phân môn
khác là điều hết sức quan trọng. Về phía học sinh tuy nhiên khơng phải tất cả các
em đều nhận thức rõ điều này mà một số em cịn có tính lười nhác, chưa chịu
khó luyện tập ở nhà, trên lớp chưa tập trung cao vào bài học. Việc kiểm tra các
em tại nhà là hết sức khó khăn hơn nữa hầu hết phụ huynh các em cũng chưa
thực sự quan tâm, coi đây là một môn học phụ nên không cần đầu tư nhiều thời
gian và đồ dùng học tập đó cũng là một lý do ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập
của các em. Thêm vào đó các em sống ở vùng nơng thơn ít có cơ hội để đi thăm
quan, thưởng thức nghệ thuật, các tư liệu mĩ thuật cũng rất hiếm hoi… Mặc dù
gặp khơng ít khó khăn như vậy nhưng tơi cũng đã cố gắng tìm tịi, học hỏi và
trong q trình giảng dạy chắc chắn cũng cịn nhiều hạn chế. Rất mong các đồng
nghiệp đóng góp ý kiến giúp đỡ để tôi ngày càng tiến bộ hơn trong cơng tác.
II. KIẾN NGHỊ
Hiện tại nhà trường chưa có phịng học chức năng cho mơn Mĩ thuật, bộ
tranh Mĩ thuật chỉ có 6 tranh của khối 8 và một bộ tranh của lớp 6 vừa được cấp
đầu năm học 2015 - 2016, cịn lại các khối 7; 9 khơng có tranh nào được cấp.
Vì vậy tơi muốn nhà trường, địa phương và phòng giáo dục đầu tư hơn về cơ sở
vật chất để đáp ứng cho yêu cầu của môn học đặc thù.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Mĩ học và giáo dục thẩm mỹ - NXB Giáo dục – Vũ Minh Tâm
[2]. Sách giáo khoa – MT lớp 7
[3]. Phương pháp giảng dạy mĩ thuật - NXB Giáo dục - Nguyễn Quốc
Toản
[4]. Phương pháp giảng dạy mĩ thuật - NXB Giáo dục - Nguyễn Quốc
Toản
[5]. + Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS - NXB Khoa học
Giáo dục - Trần Kiều.
+ Sách giáo viên Mĩ thuật lớp 6, 7, 8, 9. Và nhiều tài liệu khác.
Ngoài ra, tơi cịn học hỏi, trao đổi, dự giờ của đồng nghiệp.

10


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh

Hóa, ngày06tháng 03 năm

2019.
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
( Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Thu

11




×