Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phép chia các số thập phân cho học sinh lớp 5 trường TH&THCS Đông Phú, Đông Sơn, Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.29 KB, 21 trang )

Mục

Nội dung

Trang

Mở đầu.

1

1.1

Lí do chọn đề tài.

1

1.2

Mục đích nghiên cứu.

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu.



2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2

2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.

4

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

7

2.4

Hiệu quả của sáng kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.


15

Kết luận, kiến nghị.

18

3.1

Kết luận.

18

3.2

Kiến nghị.

19

1

2

3

MỤC LỤC

0



1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong các mơn học ở Tiểu học, mơn Tốn có vị trí quan trọng đối với
học sinh Tiểu học. Nó hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển trí tuệ con người. Thơng qua mơn học giúp học sinh có những kiến
thức, kĩ năng vận dụng trong đời sống; nhận thức được nhiều mặt của thế giới
xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả; rèn tính cẩn thận, ý chí vượt
khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học, góp phần to lớn
trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đào tạo học sinh trở thành
con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng được mọi nhu cầu
phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội thời kì đổi mới.
Nếu coi nội dung mơn Tốn ở các lớp 1, 2, 3, 4 là sự mở đầu thì nội
dung mơn Tốn ở lớp 5 là sự kế thừa và phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện
và sâu hơn; trừu tượng, khái quát và tường minh hơn. Do đó, cơ hội hình
thành và phát triển các năng lực tư duy, trí tưởng tượng khơng gian, khả năng
diễn đạt cho học sinh phong phú và vững chắc hơn so với các lớp trước. Như
vậy, nội dung dạy học toán ở lớp 5 sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu
dạy học tốn khơng chỉ ở lớp 5 mà cịn ở tồn bậc Tiểu học. Q trình dạy học
mơn Tốn ở lớp 5 ln ln gắn với việc củng cố ôn tập các kiến thức và kĩ
năng cơ bản của mơn Tốn ở các lớp 1, 2, 3, 4. Chính vì lẽ đó, trong chương
trình của mơn Toán ở lớp 5 đã dành 36 tiết để tổng hợp ôn tập cuối cấp học.
Đây là cơ hội để học sinh nắm vững hơn và hệ thống sâu hơn những kiến thức
và kĩ năng cơ bản, trọng tâm của mơn Tốn ở tiểu học, chuẩn bị cho học tập ở
trung học cơ sở và các cấp học cao hơn.
Trong các nội dung của mơn Tốn ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói
riêng thì nội dung về số thập phân là một nội dung quan trọng và khó đối với
học sinh. Nội dung này có khối lượng kiến thức mới, lớn và khá trừu tượng.
Chính vì vậy khi học về nội dung này, đặc biệt khi học về các phép tính với
số thập phân rất nhiều học sinh gặp khó khăn và mắc sai lầm khi thực hiện
các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân nhất là phép tính chia.

Thực tế cho thấy, việc dạy - học “Phép chia số thập phân” không phải là
việc dễ đối với cả giáo viên và học sinh Tiểu học, mà cụ thể là giáo viên và
học sinh lớp 5. Hiện nay ở trường tôi, tuy đội ngũ giáo viên đã được chuẩn
hố về trình độ kiến thức và chun mơn, đã có những phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học khá tốt nhưng khi học sinh thực hành rèn kĩ năng chia
các số tự nhiên và chia các số thập phân các em còn gặp rất nhiều khó khăn.
Thực trạng này là do nhiều nguyên nhân, nếu khơng sớm được khắc phục thì

1


nó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học tập các nội dung tiếp theo và ảnh hưởng
đến kết quả học tập của các em, cũng như mục tiêu dạy học Tốn ở lớp 5 và
của tồn bậc Tiểu học. Hơn nữa, nó cịn ảnh hưởng tới việc học tập ở các bậc
học trên và việc vận dụng kiến thức kĩ năng toán học vào trong thực tiễn cuộc
sống hằng ngày của học sinh. Nói cách khác là chất lượng của học sinh sẽ
không được cải thiện, cũng như mục tiêu của việc dạy học tốn ở tiểu học sẽ
khơng đạt được. Để tìm ra phương pháp dạy- học về “Phép chia các số thập
phân” sao cho phù hợp, giáo viên không lúng túng, không đơn điệu, nhàm
chán khi truyền đạt, học sinh học hiểu bài và biết vận dụng làm bài là một
việc làm khó. Vì vậy địi hỏi người giáo viên phải xác định rõ yêu cầu về nội
dung, mức độ cũng như phương pháp dạy học nội dung này. Từ đó nhằm tạo
ra một hệ thống phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, giúp
các em hiểu và vận dụng vào luyện tập đạt kết quả tốt.
Từ việc xác định vị trí, vai trị của nội dung toán về “Phép chia các số
thập phân” cũng như những băn khoăn về cách dạy học phần này từ giáo viên
và học sinh, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung đặc biệt là
giúp học sinh nắm chắc kĩ thuật thực hiện phép chia số thập phân và có khả
năng vận dụng tốt trong thực hành luyện tập cũng như có khả năng vận dụng
trong thực tế, tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm giảng dạy: “Một số biện pháp

nâng cao chất lượng dạy học phép chia các số thập phân cho học sinh lớp 5
trường TH&THCS Đơng Phú, Đơng Sơn, Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Bản thân nghiên cứu, thực nghiệm đề tài “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học phép chia các số thập phân cho học sinh lớp 5 trường
TH&THCS Đơng Phú, Đơng Sơn, Thanh Hóa ” nhằm đưa ra một số ý kiến đổi
mới giúp học sinh nắm vững các trường hợp chia các số thập phân, hiểu sâu
sắc hơn kĩ thuật chia về cách đặt tính và tính các số thập phân. Giúp cho các
em hiểu bài nhanh và dễ dàng tìm ra cách chia, vận dụng trong thực hành chia
các số thập phân không bị nhầm lẫn, nắm kiến thức một cách chủ động. Giúp
các em say mê hào hứng trong học mơn tốn.
Trên cơ sở nắm chắc và có hiệu quả các kiến thức về phép chia các số
thập phân giúp học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng về phép chia các số
thập phân vào giải toán và áp dụng trong thực tế cuộc sống. Thơng qua đó cịn
giúp các em củng cố các kiến thức toán học khác, giúp học sinh gắn học với
hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất của xã
hội,...v.v. Đồng thời rèn luyện những phẩm chất không thể thiếu của người lao
động mới đối với học sinh Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phép chia các số thập
phân cho học sinh lớp 5 ở trường TH&THCS Đơng Phú, Đơng Sơn, Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Đọc các tài liệu cần thiết.

2


- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình tài liệu bồi dưỡng

giáo viên, sách tham khảo.
b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Truyền đạt, dự giờ, phỏng vấn giáo viên.
- Điều tra các loại vở bài tập học sinh sử dụng; trao đổi, nói chuyện với học
sinh.
c. Phương pháp kiểm tra, thống kê, xử lý số liệu.
- Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn.
- Thống kê kết quả ở từng giai đoạn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mơn Tốn ở tiểu học là một môn học thống nhất. Các kiến thức, kĩ
năng của mơn Tốn ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết
cho người lao động và rất cần thiết cho môn học khác ở Tiểu học và học tiếp
bậc trung học.
Mơn Tốn ở Tiểu học nói chung và mơn Tốn lớp 5 nói riêng có nội
dung số học là “hạt nhân” xuyên suốt chương trình. Nó chiếm một khối lượng
và thời lượng khá lớn trong tồn bộ cấu trúc nội dung chương trình mơn Tốn
ở Tiểu học. Xen kẽ với nội dung số học là nội dung đại lượng và đo đại lượng,
yếu tố hình học, giải bài tốn có lời văn. Nội dung số học ở mơn Tốn lớp 5
giới thiệu phân số thập phân, hỗn số, trong đó trọng tâm là số thập phân và
các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, Chính vì thế, từ khi bước vào
lớp 1 cho đến lớp 4, các em đã được học kiến thức về số tự nhiên và các phép
tính của nó. Bước lên lớp 5, các em được học tiếp số thập phân và các phép
tính trên số thập phân. Như vậy hồn thành chương trình Tiểu học ngồi việc
học sinh phải có một số kiến thức cơ bản về đại lượng và đo đại lượng, các
yếu tố thống kê, hình học, giải bài tốn có lời văn thì mạch kiến thức số học
được coi là chủ đạo, là cốt lõi. Rõ ràng tất cả các mạch kiến thức toán học
khác trong q trình tính tốn đều có liên quan đến kiến thức số học.
Số thập phân và các phép tính về số thập phân là một trong những nội
dung hết sức quan trọng trong mạch kiến thức số học. Dạy học số thập phân

và các phép tính về số thập phân là một nội dung trọng tâm của dạy học toán
ở lớp 5, nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển kĩ năng giải toán cho học sinh. Từ các bài toán về so sánh số thập
phân hay những bài toán về cấu tạo số thập phân, đến những bài toán về thực
hiện các phép tính với số thập phân hay những bài tốn có liên quan đến cách
giải của các bài tốn có lời văn điển hình đều là những bài tốn hay, thú vị và
có khả năng phát triển tư duy cho học sinh trong giải tốn, do đó trong q
trình dạy học số thập phân và các phép tính về số thập phân, giáo viên cần chú
ý đến những bài tốn có liên quan đến việc hình thành và phát triển kĩ năng
giải tốn cho học sinh.
Với các phép tính về số thập phân thì“Phép chia các số thập phân”
là một trong những nội dung mới, hay và khá hấp dẫn, chiếm một thời lượng

3


tương đối nhiều trong chương trình mơn tốn lớp 5, có nhiều ứng dụng trong
thực tế cuộc sống tuy nhiên đây cũng là loại tốn địi hỏi học sinh phải biết
phối hợp, tổng hợp nhiều kĩ năng như: Kĩ năng chia nhẩm, kĩ năng ước lượng
thương, trừ nhẩm, nhân nhẩm, ... Vì vậy, nếu học sinh nắm chắc được các
phép tính trên số thập phân nhất là “phép chia các số thập phân” thì các em sẽ
thực hiện thành thạo các dạng tốn như: hình học, chu vi, diện tích, thể tích
một số hình, giải tốn, tốn chuyển động,...và cịn nhiều dạng tốn hay và hấp
dẫn từ đó giúp học sinh phát triển các kĩ năng học toán, phát triển ngơn ngữ,
tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Để nắm bắt được thực trạng cụ thể của việc dạy học về “Phép chia các
số thập phân” trong chương trình tốn 5 của đơn vị, tôi đề xuất với Ban giám
hiệu nhà trường được khảo sát học sinh về nội dung “Phép chia các số thập
phân” ở lớp 5 qua một bài kiểm tra đối với hai lớp: 5A (lớp thực nghiệm) và

5B (lớp đối chứng).
* Đề khảo sát học sinh lớp 5
Mơn Tốn - Thời gian : 40 phút.
Bài 1: Tính nhẩm
43,2 : 10
0,65 : 10
432,23 : 100
78,6 : 1000
Bài 2: Đặt tính và tính.
a) 67,2 : 7
b) 23 : 4
c) 2 : 12,5
d) 91,08 : 3,6
Bài 3: Biết 5,2 lít dầu hoả cân nặng 3,952 kg. Hỏi có bao nhiêu lít dầu hoả
nếu chúng cân nặng 5,32 kg?
Kết quả thu được như sau:
Kết quả làm bài của học sinh
HS nhận dạng,
HS nhận dạng, HS chưa có kĩ HS cịn nhầm
phân biệt
phân biệt
năng ước
lẫn giữa các
LớSĩ
chính xác từng
các trường
lượng
trường hợp
số
p

trường hợp
hợp chia
thương
chia nhẩm,
chia; kĩ thuật
chưa chính
trong phép
dịch chuyển
tính đúng,
xác; kĩ
chia.
dấu phẩy sai
thành thạo;
năng tính
trong chia
trình bày khoa
chậm.
nhẩm.
học.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A22
10
45,4 % 5

22,8 %
3
13,6 %
4
18,2 %
5B22
11
50 %
4
18,2 %
3
13,6 %
4
18,2 %
Qua kết quả khảo sát cho thấy:
Trình độ nhận thức của học sinh cả hai lớp ở mức độ ngang nhau. Học sinh đã
biết thực hiện các phép chia với số thập phân nhưng kết quả chưa cao, kiến thức
của học sinh về vấn đề này còn chưa đồng đều. Số học sinh làm bài đúng cả các
trường hợp chia đạt tỉ lệ thấp, còn nhiều học sinh nhầm lẫn phép tính (ở trường hợp

4


chia một số thập phân cho một số thập phân và chia một số tự nhiên cho một số
thập phân), trình bày và viết phép tính sai ý nghĩa tốn học, kỹ năng ước lượng
thương, kĩ năng chia nhẩm còn kém, để số dư lớn hơn hoặc bằng số chia, cách di
chuyển dấu phẩy ở số bị chia sai, quên khơng viết dấu phẩy vào thương,… Học
sinh cịn bộc lộ nhiều hạn chế về kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia
các số tự nhiên; việc lĩnh hội nắm bắt kiến thức của các em ở các nội dung trước
còn chưa đầy đủ, chưa vững chắc,... dẫn đến việc nắm bắt kiến thức mới “Phép

chia các số thập phân” chưa sâu sắc, từ đó các em chưa chú trọng vào mơn
học. Chính vì thế, số học sinh có kĩ năng chia thành thạo, làm bài đạt yêu cầu
là rất ít. Ngơn ngữ tốn học của các em cịn rất hạn chế, diễn đạt vụng về,
thiếu logic. Một số em làm bài đúng nhưng khi giáo viên yêu cầu giải thích về
cách làm thì lại khơng trả lời được. Chứng tỏ các em làm bài một cách máy
móc nặng về dập khuôn, bắt chước, chưa nắm được chắc chắn kĩ thuật tính,
chưa có phương pháp học tốn và chưa học tập một cách tích cực.
Để xác định được nguyên nhân học sinh học dạng tốn này cịn chậm, tơi đã
tiến hành tìm hiểu tình hình học tập của học sinh, nói chuyện trao đổi với học
sinh, trao đổi và dự giờ đồng nghiệp (một số tiết có liên quan đến phép chia các
số thập phân). Mặt khác, tôi đã tiến hành tìm hiểu nội dung, mức độ, phương
pháp dạy học về phép chia các số thập phân trong chương trình tốn 5. Tơi
nhận thấy một số ngun nhân dẫn đến thực trạng trên là:
* Nguyên nhân từ phía giáo viên:
- Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho việc dạy học "Phép chia các số thập phân"
ngay khi dạy bài đầu tiên làm quen với phép chia các số thập phân. Với từng
trường hợp chia, giáo viên chỉ dạy lướt qua, không dạy kỹ, không củng cố, khắc
sâu, không cho học sinh so sánh để rút ra điểm giống và khác nhau ở từng
trường hợp chia. Đặc biệt chưa củng cố các kiến thức, kĩ năng thực hiện phép
chia các số tự nhiên, kĩ năng ước lượng thương trong phép chia, những lưu ý về
số dư (số dư phải bé hơn số chia)....Giáo viên khơng hiểu rằng đó là bước đệm,
khởi đầu để học sinh thực hành tốt kĩ năng chia các số thập phân.
- Trong giảng dạy nhiều giáo viên chưa thực sự coi trọng việc khắc sâu,
củng cố để giúp học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa,
giáo viên chưa coi trọng việc phân loại kiến thức, chưa chú ý đến việc dạy học
phân hóa theo đối tượng học sinh, cịn hạn chế trong việc tạo các tình huống sư phạm
để nêu vấn đề, chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các đối
tượng học sinh trong quá trình học để đảm bảo thời gian của tiết học. Do đó việc
tiếp thu kiến thức của
học sinh khơng được hình thành một cách hệ thống nên các em rất mau quên.

- Giáo viên chưa thật triệt để trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đôi
khi giáo viên sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chưa linh
hoạt, chưa phù hợp, đôi lúc chưa quan tâm đúng mức và cần thiết đến việc rèn
kĩ năng cho học sinh và đến từng đối tượng học sinh, học sinh chưa thực sự
được tự mình tìm đến kiến thức, chủ yếu giáo viên còn cung cấp kiến thức một
cách áp đặt, khơng phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong
giảng dạy còn thuyết

5


trình, giảng giải nhiều.
- Sau mỗi dạng bài hay một hệ thống các bài tập cùng loại giáo viên còn
chưa coi trọng việc khái quát chung kĩ thuật chia cho mỗi trường hợp để khắc
sâu kiến thức cho học sinh.
- Việc chấm chữa bài chưa thường xuyên, chưa hướng dẫn cách chữa cụ thể các
lỗi sai trong bài làm của học sinh.
* Ngun nhân từ phía học sinh:
Một số khó khăn, hạn chế và sai lầm thường mắc của học sinh:
- Kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên cịn chậm và yếu.
- Chưa có kĩ năng ước lượng thương trong phép chia.
- Khi chia còn để số dư lớn hơn hoặc bằng số chia.
Ví dụ: 1224 : 24
Tính đúng: 1224 24
Tính sai:
1224 24
024 51
026
411
00

024
00
- Khi hạ một chữ số tiếp theo ở số bị chia vào thực hiện phép chia mà vẫn
chưa chia được ( số bị chia bé hơn số chia) các em cũng không viết 0 vào
thương.
Ví dụ: 631,08 : 9
Tính đúng : 631,08 9
Tính sai:
631,08 9
010
70,12
010 7012
18
18
0
0
- Khi viết thêm 0 vào bên phải số dư để tiếp tục thực hiện phép chia nhưng
không viết dấu phẩy vào thương (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho
một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân).
Ví dụ: 21 : 5
Tính đúng:
21 5
Tính sai: 21 5
10 4,2
10 42
0
0
- Chưa viết 0 vào bên phải số bị chia mà đã bỏ dấu phẩy ở số chia và thực
hiện phép chia (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số thập phân).
Ví dụ : 702 : 7,2

Tính đúng: 7020 7,2
Tính sai: 702 7,2
540 97,5
540
9,75
360
360
00
00
- Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sai (Trong trường hợp chia một số thập phân
cho một số thập phân).
Ví dụ: 17,55 : 0,39
Tính đúng :
17,55 0,39

6


1 95
00

45

Tính sai :
Trường hợp1: 1,7,55 0,39
Trường hợp 2: 17,55 0,39
1 7 5 0,045
195
4,5
1 95

00
00
- Nhầm lẫn giữa các trường hợp: Chia nhẩm một số thập phân cho 10; 100;
1000; ... hoặc cho 0,1; 0,01; 0,001; . . . thường nhầm với nhân nhẩm một số thập
phân với 10; 100; 1000; ... hoặc với 0,1; 0,01; 0,001; . . .
- Dịch chuyển dấu phẩy sai trong chia nhẩm (dịch thiếu hoặc thừa chữ số).
- Khi dịch dấu phẩy sang trái (hoặc phải) mà số các chữ số ở phần
nguyên (hoặc phần thập phân) cịn thiếu nhưng khơng viết thêm chữ số 0 vào
bên trái (hoặc bên phải) số bị chia.
Ví dụ 1:
62,56 : 100
Tính đúng: 62,56 : 100 = 0,6256
Tính sai:
62,56 : 100 = 6,256
62,56 : 100 = 0,06256
62,56 : 100 = 6256
Ví dụ 2:
62,56 : 0,001
Tính đúng: 62,56 : 0,001 = 62560
Tính sai:
62,56 : 0,001 = 0,06256
62,56 : 0,001 = 0,6256
62,56 : 0,001 = 6256
Từ những nội dung trên, tôi chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn
chế và sai lầm trong thực hành chia các số thập phân của học sinh lớp 5A
trường TH&THCS Đông Phú như sau:
- Nhận thức về vị trí, vai trị của mơn học của các em cịn chưa đúng và chưa
sâu sắc, từ đó các em chưa chú trọng vào mơn học.
- Học sinh chưa có sự hứng thú ham muốn trong học tập. Tinh thần thái độ
học tập của các em còn chưa tự giác, chưa chủ động.

- Kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên còn chậm và yếu.
- Việc lĩnh hội nắm bắt kiến thức của các em ở các nội dung trước còn chưa đầy
đủ, chưa vững chắc, chẳng hạn như: Kĩ năng chia nhẩm, kĩ năng ước lượng
thương trong phép chia còn chậm, yếu do chưa thuộc bảng nhân, chia và còn thiếu
kinh nghiệm...
- Phép chia các số thập phân là một nội dung kiến thức mới, có nhiều trường hợp
chia, các em chưa phân biệt và nắm vững cụ thể từng trường hợp chia dẫn đến thực
hiện lẫn lộn giữa các trường hợp chia. Việc thực hành rèn luyện kĩ năng chưa
thường xuyên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong q trình giảng dạy, tơi thấy nội dung về “ Phép chia các số thập
phân”

7


là rất khó đối với học sinh. Vì vậy tơi đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra
phương pháp dạy học sao cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất với học sinh.
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm cho học sinh theo các giải pháp như sau:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của mơn học đặc biệt là
về phép chia các số thập phân.
- Trước hết giáo viên cần nắm chắc mục tiêu dạy học tốn ở tiểu học và ở lớp
5
để có những hướng dẫn và định hướng đúng cho học sinh.
- Khi lựa chọn những nội dung dạy học, giáo viên cần đưa ra những nội dung
thật gần gũi đối với đời sống hằng ngày của các em để từ đó các em nhận thấy
sự cần thiết phải trau dồi kiến thức của mơn học, thấy được vị trí, vai trị của
mơn học trong việc học tập các môn học khác và trong đời sống thực tiễn.
Ví dụ: Một người mua 6 quyển sách cùng loại phải trả 27000 đồng. Hỏi nếu mua
4 quyển sách cùng loại đó thì người ấy phải trả bao nhiêu tiền?

Giải pháp 2: Tạo hứng thú và kích thích tính tị mị, lịng ham muốn học
tập cho học sinh.
Để thực hiện được việc này một cách có hiệu quả, trong quá trình dạy
học, trước hết giáo viên cần tạo ra một khơng khí tự nhiên, thoải mái cho lớp
học. Nội dung dạy cần gần gũi với đời sống hằng ngày, phải phù hợp với từng
đối tượng tạo điều kiện để tất cả các em đều có thể tự tìm được cách giải
quyết. Khi hướng dẫn học sinh tìm tịi kiến thức mới, giáo viên cần ln tạo
ra những tình huống có vấn đề dẫn học sinh đến những thắc mắc để rồi muốn
tìm cách giải quyết...Thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập trong tất cả
các buổi hoạt động chính khố cũng như hoạt động ngoại khố,...
Ví dụ 1: Cách tạo tình huống có vấn đề trong phép chia một số thập phân
cho một số tự nhiên (trường hợp phần nguyên của số bị chia bé hơn số chia):
* Lần 1 đưa ra phép chia 4,48 : 4 rồi hướng dẫn học sinh đặt tính và thực
hiện phép chia như sau:
- Đặt tính :
4,48 4
04
1,12
08
- Cách thực hiện:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia:
4 chia 4 được 1, viết 1.
1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được (Viết dấu phẩy vào bên
phải 1), lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục chia:
Hạ 4 ; 4 chia 4 được 1, viết 1.
1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.
+ Hạ 8 ; 8 chia 4 được 2, viết 2.
2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0, viết 0.
* Lần 2 đưa ra phép chia 3,48 : 4, rồi gợi ý cho học sinh nhận ra điểm

khác nhau giữa hai phép chia (phép chia 4,48 :4 có phần ngun chia được
cho 4, cịn phép chia 3,48 : 4 có phần ngun khơng chia được cho 4).

8


Như vậy tình huống có vấn đề ở đây là khi lấy phần nguyên của số bị chia là 3
chia cho 4 thì 3 chia 4 được mấy. Từ thắc mắc trên giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm cách giải quyết.
- Đặt tính
3,48 4
3 4 0,87
28
0
- Cách thực hiện:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia: 3 chia 4 được 0, viết 0.
0 nhân 4 bằng 0 ; 3 trừ 0 bằng 3 viết 3.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được, lấy chữ số đầu tiên ở
phần thập phân của số bị chia để tiếp tục chia: 34 chia 4 được 8, viết 8; 8 nhân
8 bằng 32; 34 trừ 32 bằng 2, viết 2.
+ Hạ 8, được 28; 28 chia 4 được 7, viết 7 ; 7 nhân 4 bằng 28; 28 trừ 28 bằng
0,
viết 0.
Ví dụ 2: Cách tạo tình huống có vấn đề trong phép chia một số tự nhiên cho
một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
* Lần 1 đưa ra phép chia 27 : 4 rồi yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện
phép chia.
+ HS đặt tính và thực hiện phép chia, sau đó nêu : 27 : 4 = 6 (dư 3).
+ HS nhận xét đúng, sai.
+ GV kết luận kết quả đúng. Sau đó đặt câu hỏi : Theo em ta có thể chia tiếp

được hay khơng ? Làm thế nào để có thể chia tiếp só dư 3 cho 4 ?
+ Từ câu hỏi gợi ý của GV, HS suy nghĩ, tìm tịi và nêu cách giải quyết ( Lúc
này HS có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau). GV sẽ là người nhận xét ý kiến
của HS và kết luận :
Ta có thể chia tiếp phép chia . Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải
thương (6) rồi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số dư thành 30 và chia tiếp,
có thể làm như thế mãi.
+ HS thực hiện tiếp phép chia và thống nhất cách chia như sau:
27
4
- 27 chia 4 được 6, viết 6.
30 6,75
6 nhân 4 bằng 24 ; 27 trừ 24 bằng 3, viết 3.
20
- Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải 6
0
và viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải 3 được 30.
30 chia 4 được 7, viết 7. 7 nhân 4 bằng 28; 30 trừ
28 bằng 2, vi ết 2.
- Viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải 2 được 20.
20 chia 4 được 5, viết 5. 5 nhân 4 bằng 20;
20 trừ 20 bằng 0, viết 0.
* Lần 2 đưa ra phép chia 42 : 52, rồi gợi ý cho học sinh nhận ra điểm khác
nhau giữa hai phép chia ( phép chia 27: 4 có số bị chia lớn hơn số chia nên 27
chia được cho 4, còn phép chia 42 : 52 có số bị chia nhỏ hơn số chia (42 < 52)

9


nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4. Như vậy tình huống có vấn đề ở

đây là khi số bị chia nhỏ hơn số chia thì ta phải thực hiện phép chia này như
thế nào ? Từ thắc mắc trên giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải quyết.
+ Viết số 43 thành số thập phân 43,0 rồi thực hiện phép chia (Đây trường hợp
chia số thập phân cho số tự nhiên mà HS đã học ngay ở bài đầu tiên của phép
chia các số thập phân).
43,0
52
43 0
0,82
140

- Chuyển 43 thành 43,0
- Đặt tính rồi thực hiện tính 43,0 : 52
(Chia một số thập phân cho một số tự

nhiên)
36

+ 43 chia 52 bằng 0, viết 0.
0 nhân 43 bằng 0; 43 trừ 0 bằng 43 viết 43.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải 0. Hạ 0 được 430; 430 chia 52 được 8. 8 nhân
52 bằng 416; 430 trừ 416 bằng 14 , viết 14.
+ Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 14 được 140; 140 chia 52 được 2, viết 2.
2 nhân 52 bằng 104, 140 trừ 104 bằng 36, viết 36.
Ta thấy số thập phân đã giải quyết tính đóng kín của phép chia, cứ như vậy
chia mãi ta sẽ được thương là một số thập phân vơ hạn.
Kiến thức này được hình thành trên cơ sở tính chất mỗi số tự nhiên cũng là
một số thập phân có phần thập phân là 0, 00, 000,...; số thập phân bằng nhau
và phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Như vây việc hướng dẫn học sinh tìm tịi kiến thức mới, giáo viên cần ln

tạo ra những tình huống có vấn đề dẫn học sinh đến những thắc mắc để rồi
học sinh tự phát hiện vấn đề và tự tìm cách giải quyết rồi tự chiếm lĩnh kiến
lĩnh kiến thức. Từ đó giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, tư duy. Đây cũng
chính là một trong những mục tiêu cần đạt trong chương trình mơn tốn lớp
5.
Giải pháp 3: Ơn tập, củng cố và rèn kĩ năng thực hành cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên, kĩ năng ước lượng thương, cách xác định số dư trong
phép chia.
Giải pháp này giáo viên có thể thực hiện trong các buổi hoạt động ngoại
khoá, các buổi học 2 và kết hợp trong khi hướng dẫn thực hành phép chia các
số thập phân.
Ví dụ: 3696 : 48
- Đặt tính rồi tính.
3696 48
336
77
00
- Cách thực hiện:
+ Lấy 369 chia 48 được 7, viết 7 ; 7 nhân 8 bằng 56; 59 trừ 56 bằng 3, viết 3
nhớ 5; 7 nhân 4 bằng 28, thêm 5 bằng 33; 36 trừ 33 bằng 3 viết 3.

10


+ Hạ 6 được 336; 336 chia 48 được 7, viết 7; 7 nhân 8 bằng 56; 56 trừ 56
bằng 0, viết 0, nhớ 5; 7 nhân 4 bằng 28, thêm 5 bằng 33; 33 trừ 33 bằng 0, viết
0.
Lưu ý : Trong khi hướng dẫn cách chia giáo viên kết hợp hướng dẫn học
sinh cách ước lượng thương, xác định số dư. Chẳng hạn:
* Cách ước lượng thương:

Khi chia 369 cho 48 ta ước lượng thương bằng cách : Che chữ số 8 ở số
chia
(48) còn lại 4 và che chữ số 9 ở số bị chia (Số 369) còn 36, Ta lấy 36 chia 4
được 9, thử thương là 9 ta thấy 9 x 48 = 432, so sánh 432 với 369 ta thấy 432
> 369 nên bớt đi 1 ở 9 (9 - 1 = 8) được 8, tiếp tục thử thương là 8, ta thấy 8 x
48 = 384, so sánh 384 với 369 lại thấy 384 > 369, nên lại bớt đi 1 ở 8 được 7,
tiếp tục thử thương là 7 ta thấy 7 x 48 = 336, so sánh 336 với 369 ta thấy 336
< 369. Vậy 369 chia 48 được 7. Trong trường hợp này ta cịn có cách ước
lượng khác như: làm tròn 369 thành 400 và 48 thành 50 rồi lấy 400 chia cho
50 để được 8. Sau đó ta thử với thương là 8.
* Cách xác định số dư: Sau khi tìm thương bằng 7, ta lấy 7 x 48 = 336 và lấy
369 – 336 = 33. Như vậy số dư là 33; so sánh số dư 33 < 48 ( số dư bé hơn số
chia ) như vậy lần chia này đã chính xác.
Giải pháp 4: Hướng dẫn tỉ mỉ kĩ năng thực hành chia (chú ý đến việc sửa
sai khi học sinh mắc phải) các số thập phân đối với từng trường hợp.
Ví dụ 1: Trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên: 1,35 : 3
- Nắm chắc qui tắc về chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như sau:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu
tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia.
+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước theo quy tắc.
* Đặt tính : 1,35
3
13
0,45
15
0
* Cách thực hiện:

+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia: 1 chia 3 được 0, viết 0. 0
nhân
3 bằng 0 ; 1 trừ 0 bằng 1, viết 1.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được, lấy chữ số đầu tiên ở
phần thập phân của số bị chia để tiếp tục chia: 13 chia 3 được 4, viết 4; 4 nhân
3 bằng 12; 13 trừ 12 bằng 1, viết 1.
+ Hạ 5, được 15; 15 chia 3 được 5, viết 5; 5 nhân 3 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0,
viết 0.
- Cách sửa sai:

11


Nếu học sinh chưa viết dấu phẩy vào bên phải thương mà đã lấy chữ số đầu
tiên ở phần thập phân của số bị chia vào thực hiện phép chia. Lúc này giáo
viên có thể so sánh mơ tả dấu phẩy của số bị chia giống như một mương
nước. Vậy muốn đi qua mương nước thì phải bắc cầu, bắc cái cầu đó chính là
viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được.
Ví dụ 2: Trường hợp chia một số thập phân cho 10; 100; 1 000;...
Tương tự như khi hình thành kiến thức nhân một số thập phân với 10; 100;
1000;... chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;... cũng được xây dựng trên
cơ sở chia một số thập phân cho một số tự nhiên và quan sát nhận xét giữa sự
chuyển dịch của dấu phẩy với số lượng chữ số 0 của số chia từ đó rút ra quy
tắc:
"Muốn chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;... ta chỉ việc chuyển dấu
phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,... chữ số."
Ví dụ:
4230,3 : 100 = 42,303
27,53 : 10 = 2,753
Khi lấy cùng một số thập phân đem nhân với 0,1; 0,01; 0,001;... hoặc đem

chia
cho 10; 100; 1000;... đều cho kết quả giống nhau. Vì thực chất:
0,1 = ; 0,01 = ; 0,001 = Nên khi nhân với 0,1; 0,01; 0,001;...
chính là đi chia cho 10; 100; 1000;...
Ví dụ:
12,9 : 10 = 12,9 x 0,1 = 1,29
123,4 : 100 = 123,4 x 0,01 = 1,234
537,27 : 1000 = 537,27 x 0,001= 0,53727
Như vậy ý nghĩa của qui tắc này là không cần thực hiện phép chia cũng tìm
được kết quả phép tính, bằng cách dịch chuyển dấu phẩy thích hợp. Vì vậy
giáo viên lưu ý học sinh nắm vũng bản chất phép tính và học thật thuộc qui
tắc để vận dụng vào tính kết quả chia nhẩm một số thập phân cho 10 ; 100 ;
1000 ;...
Ví dụ 3: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một
số thập phân: 54 : 12
* Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc.
Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:
+ Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.
+ Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.
+ Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi
tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.
* Hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước theo quy tắc.
- Đặt tính:
54
12
060 4,5
00
- Cách thực hiện:
+ 54 chia 12 được 4, viết 4; 4 nhân 2 bằng 8; 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8
bằng 6, viết 6, nhớ 1; 4 nhân 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0.


12


+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được rồi viết thêm vào bên phải
số dư một chữ số 0 được 60; 60 chia 12 được 5, viết 5; 5 nhân 2 bằng 10; 0
không trừ được 10, lấy 10 trừ 10 bằng 0, viết 0, nhớ 1; 5 nhân 1 bằng 5, thêm
1 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0, viết 0.
* Cách sửa sai:
Trong trường hợp này nếu học sinh mắc phải sai lầm là chưa viết dấu phẩy
vào bên phải thương mà đã viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số dư để tiếp
tục thực hiện phép chia thì giáo viên cần mơ tả minh họa như sau: Muốn chia
tiếp ta cần phải có chữ số 0 để viết vào bên phải số dư nhưng các chữ số 0 còn
đang ở trong một cái hộp. Do đó ta phải mở nắp hộp ra bằng cách viết dấu
phẩy vào bên phải thương vừa tìm được lúc này ta mới lấy được chữ số 0 ở
trong hộp đó ra để viết vào bên phải số dư và tiếp tục thực hiện phép chia.
Chú ý: Đối với trường hợp còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư
mới một chữ số 0 mà không cần viết dấu phẩy vào thương rồi tiếp tục chia.
Ví dụ 4: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân: 7 : 3,5
- GV cho học sinh nêu lại qui tắc và vận dụng qui tắc để đặt tính và tính kết
quả phép chia 7: 3,5
- HS đặt tính và thưc hiện như sau:
70
3\,5
- Đếm phần thập phân của số 3,5 (số chia)
0
2
có 1 chữ số.
- Viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải 7
(số bị chia) được 70. Bỏ dấu phẩy ở 3,5

được 35.
- Thực hiện phép chia 70: 35. 70 chia 35
được 2; 2 nhân 35 bằng 70; 70 trừ 70
bằng 0 , viết 0.
Hay ở Ví dụ : 99 : 8,25
- Đếm phần thập phân của số 8,25 (số
chia)
9900 8 \,25
có 2 chữ số.
1650 12
- Viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải 99
000
(số bị chia) được 9900. Bỏ dấu phẩy ở
8,25 được 825.
- Thực hiện phép chia 9900: 825.
Với 2 ví dụ trên, ta thấy bước:
+ Viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải 7 (số bị chia) được 70. Bỏ dấu phẩy ở
3,5 được 35 thực chất ta đã nhân cả số bị chia (7) và số chia ( 3,5) với 10.
+ Viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải 99 (số bị chia) được 9900. Bỏ dấu phẩy
ở 8,25 được 825 thực chất ta đã nhân cả số bị chia (99) và số chia ( 8,25) với
100
Như vậy, đối với trường hợp phép chia một số tự nhiên cho một số thập
phân, GV cần nhấn mạnh, cụ thể, rõ ràng đối với qui tắc này là đòi hỏi xác
định số chữ số ở phần thập phân của số chia (chứ không phải ở số bị chia) và
về bản chất trường hợp chia này dựa trên quy tắc: "Khi nhân số bị chia và số
chia với cùng một số khác 0 thì thương khơng thay đổi". Gặp phép chia một

13



số tự nhiên cho một số thập phân, ta nhân cả số bị chia và số chia với 10; 100;
1000,... để đưa phép chia đó về phép chia số tự nhiên.
Ví dụ 5: Chia một số thập phân cho một số thập phân 19,72 : 5,8 = ?
* Quy tắc:
"Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số phần thập phân của số chia thì chuyển dấu
phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
* Ta sử dụng cách chia dịch chuyển dấu phẩy (biến số chia thành số tự
nhiên) để chuyển phép chia một số thập phân cho một số thập phân về phép
chia một số
thập phân cho một số tự nhiên đã học. Cách này thường dùng cho trường hợp
số chữ số ở phần thập phân của số bị chia nhiều hơn số chữ số ở phần thập
phân của số chia.
Học sinh vận dụng qui tắc để đặt tính và tính kết quả phép chia 19,72 : 5,8
19\,7,2
5\,8
- Đếm phần thập phân của số 5,8 ( số chia) có một
232
3, 4
chữ số.
00
- Chuyển dấu phẩy của số 19,72 sang bên phải một
chữ số được 197,2; bỏ dấu phẩy ở số 5,8 được 58.
- Thực hiện phép chia 197,2 : 58 (Đây là trường
hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên đã học).
Cũng có trường hợp chia một số thập phân cho một số thập phân mà cả hai
số
thập phân có cùng số chữ số ở phần thập phân, cùng triệt tiêu dấu phẩy để trở
về số tự nhiên.

Ví dụ : 82,55 : 1,27
82,55
1,27
- Phần thập phân của hai số 82,55 và 1,27 đều
06 35
65
có 2 chữ số ; bỏ dấu phẩy ở hai số đó ta được
0 00
8255 và 127.
- Thực hiện phép chia 8255 : 127
(Đây là trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.)
Giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh trong phép chia một số thập phân cho
một số thập phân, trường hợp số các chữ số ở phần thập phân của số bị chia ít
hơn số các chữ số ở phần thập phân của số chia thì cần phải viết thêm chữ số
0 vào bên phải phần thập phân của số bị chia sao cho phù hợp.
Ví dụ : 49,4 : 3,25 = ?
49,40
3,25
- Phần thập phân của số 3,25 có hai chữ số .
16 90
15,2
- Chuyển dấu phẩy của số 49,4 (số bị chia) sang
0 650
bên phải 2 chữ số, nhưng phần thập phân của
000
số 49,9 chỉ có 1 chữ số nên viết thêm 1 chữ số
0 vào bên phải tận cùng 49,4 được 49,40. Lúc này phần thập phân của hai số
49,40 và 3,25 đều có 2 chữ số ; bỏ dấu phẩy ở hai số đó ta được 4990 : 325
- Thực hiện phép chia 4990 : 325


14


(Đây là trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự
nhiên.)
Sau khi học xong mỗi nội dung, cho học sinh so sánh, nhận xét về sự giống
và khác nhau giữa các trường hợp.
Ví dụ: So sánh và nhận xét sự giống nhau và khác nhau về cách chia giữa
phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân và phép chia một số thập
phân
cho một số thập phân.
Giống nhau:
- Đếm xem trong phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia.
Khác nhau:
- Đối với phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
+ Sau khi đếm được bao nhiêu chữ số ở phần thập của số chia thì viết thêm
bấy nhiêu chữ số 0 vào bên phải số bị chia.
+ Thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
- Đối với phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
+ Sau khi đếm được bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì
chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
+ Sau khi bỏ dấu phẩy ở số chia thì thực hiện phép chia như chia cho số tự
nhiên.
Chú ý: Giáo viên cần lưu ý cho học sinh trong phép chia một số thập phân
cho một số thập phân, trường hợp số các chữ số ở phần thập phân của số bị
chia
ít hơn số các chữ số ở phần thập phân của số chia thì cần phải viết thêm chữ
số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị chia sao cho phù hợp.
Giải pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tạo điều kiện để học sinh

được luyện tập.
- Bên cạnh việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hàng tháng, định kì theo
thông tư 22, giáo viên cũng cần kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên thông
qua các giờ học, đặc biệt là các giờ học ở buổi hai để có sự điều chỉnh phù hợp
và tạo điều kiện cho học sinh được thực hành luyện tập nhiều hơn. Nội dung dạy
học đảm bảo tính hệ thống theo mức độ tăng dần (từ dễ đến khó).
- Cần lựa chọn những dạng toán cơ bản, dạng toán học sinh thường mắc sai
lầm để hướng dẫn học sinh thực hành, rèn luyện kĩ năng.
- Sau mỗi bài học, giáo viên cần khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài.
- Thường xuyên quan tâm đến từng đối tượng học sinh, chấm chữa bài thường
xuyên đồng thời phải động viên, khuyến khích học sinh kịp thời khi thấy học
sinh có sự tiến bộ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, tôi đã áp dụng các biện pháp đã nêu
để dạy học "Phép chia các số thập phân", tôi thấy đa số các em đã nhận thức

15


được vai trị của mơn học trong thực tiễn đời sống hàng ngày, nhận dạng và phân
biệt chính xác từng trường hợp chia, nắm vững kĩ thuật chia ở từng trường hợp và
vận dụng vào giải các bài tốn có liên quan một cách thành thạo. Đặc biệt các kĩ
năng chia nhẩm, kĩ năng ước lượng của các em tiến bộ rõ rệt, nhiều em nắm
vững kĩ thuật chia và thực hành chia một cách thành thạo, nhanh và chính
xác. Các em hăng say và hào hứng khi học dạng tốn này.
Để kiểm chứng lại kinh nghiệm của mình, sau khi học xong dạng tốn này,
tơi đề xuất với Ban giám hiệu cho kiểm tra chất lượng về nội dung “Phép chia các
số thập phân” của học sinh ở hai lớp 5A (lớp thực nghiệm) và 5B (lớp đối chứng)
với đề bài sau:

*Đề khảo sát học sinh lớp 5
Mơn Tốn - Thời gian : 40 phút.
Bài 1: Tính nhẩm
a) 23,2 : 10
b) 78,03 : 1000
2,23 : 100
6,4 : 10
999,8 : 1000
245,8 : 100
Bài 2: Đặt tính và tính.
a) 75,52 : 32
b) 882 : 36
c) 399 : 9,5
d) 50,5 : 2,5
Bài 3: Tìm x
a) 25: x = 16 : 10
b) x x 1,8 = 17,55 : 3,9
Bài 4: Biết 4,5 lít dầu hoả cân nặng 3,42 kg. Hỏi 7lít dầu hoả cân nặng bao
nhiêu ki-l ô-gam
Kết quả đạt được như sau :
Kết quả làm bài của học sinh
HS nhận dạng, HS nhận
HS chưa có kĩ HS cịn nhầm lẫn
phân biệt
dạng, phân
năng ước
giữa các trường
LớSĩ số
chính xác
biệt các

lượng
hợp chia nhẩm,
p
từng trường
trường
thương
dịch chuyển
hợp chia; kĩ
hợp chia
trong phép
dấu phẩy sai
thuật tính
chưa chính
chia.
trong chia
đúng, thành
xác; kĩ
nhẩm.
thạo; trình
năng tính
bày khoa
chậm và
học.
yếu.
SL
TL
SL
TL
SL
TL

SL
TL
5A22
20
91 %
1
4,5 %
0
0
1
4,5 %
5B22
13
59,5 %
3
13,5
3
13,5 %
3
13,5 %
%
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy chất lượng làm bài của học sinh lớp 5A cao hơn
hẳn so với lớp 5B . Số học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản về dạng toán

16


tăng lên rõ rệt; số học sinh cịn sai sót là rất ít. Mức độ tiếp thu bài của học sinh
đã nhanh hơn, các em có khả năng nhận dạng, phân loại chính xác từng trường
hợp chia, ; kĩ thuật tính đúng, thành thạo; kĩ năng ước lượng thương trong phép

chia; kĩ năng chia nhẩm; dịch chuyển dấu phẩy;…chính xác. Như vậy, sau khi
áp dụng kinh nghiêm, tôi đã khắc phục được tình trạng học sinh cịn mắc trước đó.
Cụ thể:
- Học sinh hiểu sâu sắc hơn về phép chia các số thập phân. Đứng trước mỗi
bài tập về thực hành chia các số thập phân các em khơng cịn bỡ ngỡ, khơng
cịn lúng túng, có khả năng nhận dạng và phân loại từng trường hợp chia tốt;
kĩ thuật chia thành thạo, đúng.
- Các kiến thức, kĩ năng, các kĩ thuật chia, kĩ năng ước lượng thương, kĩ năng
chia nhẩm,…của các em không ngừng được củng cố, mở rộng và phát triển.
Những vướng mắc, tồn tại khi học phần nội dung kiến thức về phép chia số
thập phân hầu như đã được khắc phục đặc biệt khơng cịn tình trạng học sinh
không biết cách ước lượng thương trong phép chia., nhiều kỹ năng mới được
hình thành.
- Các em được trang bị thêm nhiều phương pháp học mới, biết cách khai thác
và nhìn nhận vấn đề một cách tồn diện. Học sinh dễ tiếp thu và dễ dàng thực
hiện các phép chia trong từng trường hợp chia không bị nhầm lẫn; biết vận
dụng giải các bài tốn có liên quan đúng, nhanh, thuần thục.
- Nhiều em có kỹ năng tính tốn nhanh. Khả năng tư duy và năng khiếu của
học sinh được phát triển. Các em bộc lộ được khả năng học tốn; tích cực,
chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức theo đúng khả
năng; các em say mê hào hứng trong học mơn tốn.
- Đề tài này giúp cho giáo viên có một hệ thống các phương pháp dạy học phù
hợp với nhận thức của học sinh. Giúp cho giáo viên tự chủ trong việc phân
loại kiến thức, chú trọng đến việc dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh. Bên
cạnh đó, đề tài cũng bổ sung thêm vốn kinh nghiệm cho tôi trong quá trình
giảng dạy; bổ sung nguồn tư liệu tham khảo cho các giáo viên về việc rèn kĩ
năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5.
Trước kết quả đạt được đó, theo chủ quan của bản thân tơi thì kinh nghiệm
này có thể áp dụng và phổ biến nhằm nâng cao chất lượng dạy học về phép chia các
số thập phân cho học sinh lớp 5. Tôi đã mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm mà bản

thân đã vận dụng vào trong quá trình dạy học với Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và
đồng nghiệp. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã được phân công dạy một
số tiết chuyên đề về “Phép chia các số thập phân ở lớp 5”. Việc áp dụng các biện
pháp đề xuất đã mang lại hiệu quả thiết thực được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn
và đồng nghiệp đánh giá cao và đã được phổ biến rộng rãi ở đơn vị.

3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:

17


Nội dung phần toán về phép chia các số thập phân là một trong những
nội dung mới, quan trọng trong chương trình tốn 5. Những kiến thức về phép
chia các số thập phân được đưa vào toán 5 sẽ là cơ sở, là tiền đề giúp học sinh
học tốt các kiến thức có liên quan ở bậc học trên, cũng như có được kĩ năng
thực hành trong cuộc sống thực tiễn.
Để khắc phục những khó khăn khi dạy học về phép chia các số thập
phân trong chương trình Tốn 5, tơi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
a. Về phía giáo viên:
- Giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, nắm chắc
các trường hợp chia về số thập phân .
- Giáo viên cần nắm chắc quy trình giảng dạy, nêu bật được đặc thù của từng
phương pháp và nắm được cách truyền thụ tốt nhất tới các đối tượng học sinh.
- Giáo viên cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương pháp dạy học
mới, tích cực hóa hoạt động của học sinh.
- Giáo viên cần nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, nhẹ nhàng và hết
mực
quan tâm đến học sinh, có các biện pháp kích thích giúp đỡ học sinh tiếp thu
và vận dụng tốt các phương pháp đã học.

- Ln tìm tịi, học hỏi trau dồi kiến thức, chun mơn .
- Trong quá trình dạy học nên áp dụng một số biện pháp sau:
+ Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của mơn học đặc biệt là về phép
chia.
+ Tạo hứng thú và kích thích tính tị mị, lịng ham muốn học tập cho học
sinh.
+ Ôn tập và củng cố về các bảng cộng, trừ, nhân, chia.
+ Ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng thực hành cộng, trừ, nhân số tự nhiên.
+ Hướng dẫn tỉ mỉ kỹ năng thực hiện phép chia các số thập phân, kĩ năng
lấy thương dựa vào bảng chia đối với từng trường hợp.
+ Sau khi học xong mỗi nội dung, cho học sinh so sánh nhận xét về sự
giống và khác nhau giữa các trường hợp.
b. Về phía học sinh:
- Các em cần chăm chỉ; chịu khó học, đọc các tài liệu sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo,...Biết huy động những kiến thức, kỹ năng về số và các phép tính
với số tự nhiên đã học ở các lớp 1, 2, 3, 4. Ngược lại, khi học và thực hành
chia các số thập phân phải biết kết hợp ôn tập, củng cố các kiến thức kỹ năng
về cộng, trừ, nhân các số tự nhiên.
- Tích cực thảo luận và trao đổi trong nhóm, lớp, trao đổi với thầy cô về
phương pháp và kĩ năng học. Có phương pháp học tập đúng đắn và có hệ
thống.
- Có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trị của mơn Tốn trong
trường Tiểu học, cũng như trong thực tế đời sống hàng ngày.
- Có ý thức tự thực hành, rèn luyện kĩ năng một cách thường xuyên, liên tục
và nỗ lực phấn đấu vượt khó vươn lên.
3.2. Kiến nghị:

18



+ Đối với các cấp lãnh đạo:
- Cần tổ chức nhiều hơn các hội thảo, chuyên đề để giáo viên có cơ hội được
thảo luận và học hỏi các bạn đồng nghiệp.
- Tổ chức các cuộc hội thảo để giải đáp những vướng mắc của giáo viên, có
những tư vấn và hướng dẫn phương pháp; cách làm có hiệu quả cho giáo viên.
+ Đối với nhà trường: Tổ chức các buổi chuyên đề trao đổi về kinh nghiệm
giảng dạy để giáo viên trong trường có phương pháp dạy học phù hợp.
+ Đối với giáo viên:
- Cần thường xuyên trau đồi kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy của mình tốt
hơn nữa. Thật sự say mê, yêu nghề, nhiệt huyết với học sinh.
- Cần nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các kinh nghiệm giảng dạy và bài
học kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình giảng dạy.
Trong quá trình thực hiện khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong được sự
góp ý của Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm này
được
hồn chỉnh hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đông Phú, ngày 12 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Khánh Hồng

19


4. Tài liệu tham khảo:

1. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng mơn Tốn lớp 5. (Bộ
Giáo dục và Đào tạo).
2. Toán 5 - sách giáo khoa. (Nhà xuất bản Giáo dục).
3. Toán 5 - Sách giáo viên. (Nhà xuất bản Giáo dục).
4. Vở bài tập toán lớp 5 tập 1, tập 2. (Nhà xuất bản Giáo dục).
5 . Đổi mới dạy học mơn Tốn lớp 5 trên cơ sở chuẩn kiến thức và kỹ
năng. (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
6. Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học. (Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội).
7. Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học mơn Tốn ở Tiểu
học. (Nhà xuất bản Giáo dục).
8. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 tập 1, tập 2. (Nhà
xuất bản Giáo dục) - 2006
9. Phạm Đình Thực - “100 câu hỏi và đáp về việc dạy và học toán ở Tiểu
học” NXBGD - 2005.
10. Hỏi - Đáp về dạy học Toán 5 - 2007.
11. Dạy học mơn Tốn ở bậc Tiểu học. ( Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà
Nội)

20



×