Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bài tập nhóm môn học Quản trị Tài chính Nâng cao:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY NIKE
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Nhóm thực hiện: Coca – Cola
1.Trần Thị Tuyết Hạnh 35K16.1
2.Nguyễn Thị Kim Hiền 35K16.1
3.Nguyễn Thị Danh Lam 35K16.1
4.Nguyễn Thị Phương Thảo 35K16.1
Tháng 4/ 2012
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 1
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
NỘI DUNG BÀI PHÂN TÍCH
1. Giới thiệu Công ty NIKE và mục tiêu phân tích tài chính 4
1.1. Giới thiệu Công ty NIKE 4
1.2. Mục tiêu phân tích tài chính 5
1.3. Cách tiếp cận phân tích 5
1.4. Nguồn dữ liệu 6
2. Bối cảnh phân tích 6
2.1. Phân tích bối cảnh nền kinh tế hiện tại 6
2.2. Phân tích ngành công nghiệp hàng thể thao 7
2.2.1. Chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp hàng thể thao 7
2.2.2. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh trong ngành 7
2.3. Phân tích chiến lược công ty 8
2.3.1. Chiến lược Công ty NIKE 8
2.3.2. Tình hình công ty trong 10 năm 9
2.3.3. Rủi ro và cơ hội 10
2.4. Đánh giá chất lượng Báo cáo tài chính 10
3. Phân tích tài chính 12
3.1. Phân tích khả năng sinh lợi 12
3.2. Phân tích hiệu suất 14
3.3. Phân tích doanh thu và chi phí 15
3.3.1. Phân tích doanh thu 15
3.3.1.1. Doanh thu theo khu vực địa lý 15
3.3.1.2. Doanh thu theo sản phẩm 17
3.3.2. Phân tích chi phí 17
3.4. Phân tích tài sản 19
3.4.1. Phân tích tài sản ngắn hạn 20
3.4.2. Phân tích tài sản dài hạn 21
3.5. Phân tích nguồn vốn 23
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 2
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
3.6. Phân tích dòng tiền 25
3.6.1. Ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh 26
3.6.2. Ngân quỹ từ hoạt động đầu tư 27
3.6.2.1. Tỉ lệ tái đầu tư an toàn 27
3.6.2.2. Ngân quỹ hoạt động để đầu tư tài sản cố định 28
3.6.2.2. Tỉ lệ tái đầu tư ngân quỹ 29
3.6.3. Ngân quỹ từ hoạt động tài chính 29
3.6.3.1. Ngân quỹ hoạt động dùng để mua lại cổ phiếu 30
3.6.3.2. Ngân quỹ hoạt động dùng để trả cổ tức 30
3.6.3.3. Ngân quỹ hoạt động dùng để trả nợ 31
3.7. Phân tích rủi ro 32
3.7.1. Rủi ro của dòng thu nhập 32
3.7.1.1. Sự ổn định của doanh thu 32
3.7.1.2. Khả năng sinh lợi 32
3.7.2. Đòn bẩy 34
3.7.2.1. Đòn bẩy hoạt động 34
3.7.2.2. Đòn bẩy tài chính 34
3.8. Đánh giá giá trị công ty 36
3.8.1. Đánh giá của thị trường về công ty 36
3.8.2. Giá trị công ty 37
3.8.2.1. Ước tính chi phí vốn bình quân WACC 37
3.8.2.2. Ước tính giá trị kinh tế tăng thêm EVA 38
4. Kết luận 39
5. Phụ lục 40
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 3
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
1. GIỚI THIỆU CÔNG TY NIKE VÀ MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
I.1. Giới thiệu Công ty NIKE
Nike, Inc. là nhà cung cấp giày, quần áo và dụng cụ thể thao hàng đầu thế giới, có
trụ sở tại Oregon, Hoa Kỳ.
Nike được thành lập năm 1964 với tên Blue Ribbon Sports và chính thứ đổi tên Nike
vào năm 1978. Nike quảng bá sản phẩm dưới nhãn hiệu NIKE này cũng như các nhãn hiệu
liên kết như Nike Golf, Nike Pro, Nike+, Air Jordan, Nike Skateboarding của các công ty
con bao gồm Cole Haan, Hurley International, Umbro và Converse.
Ngoài sản xuất áo quần và dụng cụ thể thao, công ty còn điều hành các cửa hàng bán
lẻ với tên Niketown. Nike tài trợ cho rất nhiều vận động viên và câu lạc bộ thể thao nổi
tiếng trên khắp thế giới, với thương hiệu rất dễ nhận biết là "Just do it" và biểu trưng
Swoosh.
Thị trường hoạt động của Nike gồm 5 khu vực là thị trường Nước Mỹ, Châu Âu-
Trung Đông – Châu Phi, Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Mỹ (không bao gồm nước Mỹ)
và khu vực khác. Khu vực khác gồm các công ty mà Nike sở hữu hoàn toàn như Cole Haan,
Converse, Jordan Brand, Hurley, Umbro và Nike Golf.
Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Nike là Adidas. Bên cạnh đó, Nike cũng phải cạnh
tranh với các đối thủ khác như Puma, VF Corporate, Avon….
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 4
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
I.2. Mục tiêu phân tích tài chính
- Chúng tôi tiến hành phân tích khả năng sinh lợi và rủi ro của công ty Nike trong 10
năm qua nhằm đánh giá tình hình tài chính trong giai đoạn này cũng như dự đoán khả
năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.
- Đồng thời tìm hiểu đánh giá của thị trường đối với công ty.
Qua đó cung cấp thông tin cần thiết cho các chủ nợ và nhà đầu tư để họ có thể nắm vững
tình hình tài chính của công ty.
I.3. Cách tiếp cận phân tích
Cách tiếp cận phân tích tài chính
Chúng tôi tiến hành phân tích khả năng sinh lợi của công ty bằng phân tích Dupont.
Sau đó, chúng tôi đi sâu vào phân tích cơ cấu doanh thu – chi phí, cơ cấu tài sản - nguồn
vốn và dòng tiền của công ty. Từ đó, chúng tôi có thể đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro
của các hoạt động tài chính của công ty. Điều kiện tình hình tài chính hiện tại và rủi ro của
công ty sẽ tác động như thế nào đến đánh giá của nhà đầu tư về nó. Cuối cùng, chúng tôi tìm
hiểu điều này thông qua nhận định về các thông số thị trường của công ty.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 5
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
I.4. Nguồn dữ liệu
Chúng tôi phân tích dựa trên các dữ liệu được cung cấp từ các báo cáo tài chính hằng
năm của Nike. Các báo cáo tài chính này được công bố trên trang web chính thức của công
ty là nikeinc.com.
Đối với các số liệu của các công ty khác, số liệu trung bình ngành và các số liệu khác
mà chúng tôi sử dụng trong bài phân tích, là được lấy từ các chuyên trang chứng khoán như:
www.wikihealth.com, www.standardandpoors.com, www.gurufocus.com. Riêng số liệu của
công ty Adidas được lấy từ trang web của công ty là www.adidas-group.com
2. BỐI CẢNH PHÂN TÍCH
2.1. Phân tích bối cảnh nền kinh tế hiện tại
Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện tại có những điểm đáng lưu ý sau:
- Các cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro (Eurozone) có nguy cơ lan
rộng. Sự suy giảm của các nền kinh tế Eurozone sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng toàn
cầu, làm suy yếu lòng tin của giới đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dung, tác động
đến thị trường, nhất là khu vực Đông Âu và Bắc Phi.
- Thị trường tài chính biến động mạnh, không chắc chắn và khó dự đoán như biến
động tỉ giá hối đoái, gia tăng lãi suất…
- Nền kinh tế Mỹ phục hồi “mong manh”, nước Mỹ hiện phải “vật lộn” với khủng
hoảng nợ tăng nhanh, cùng những mâu thuẫn chính trị trong nước.
- Tăng trưởng dịch chuyển sang phía đông, các quốc gia châu Á, đi đầu là Trung
Quốc, sẽ giữ vai trò thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
- Bất ổn chính trị, xung đột vũ trang liên tục xảy ra như các cuộc lật đổ Tổng thống ở
Ai Cập, Libia, các cuộc biểu tình, đình công do các chính sách thắt lưng buộc bụng ở
các nước.
- Tranh chấp diễn ra trên biển Đông đe dọa sự ổn định của khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương.
Nike hoạt động trên toàn cầu, vì vậy các vấn đề kinh tế - chính trị bất ổn như ở các
thị trường Châu Âu, Đông Âu, Bác Phi…và đặc biệt, Nước Mỹ - thị truờng lớn nhất của
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 6
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Nike đều sẽ ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong điều kiện kinh tế khó
khăn và các công ty đểu cần nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động, biến động thị truờng tài
chính chắc chắn gây khó khăn cho các công ty trong việc huy động vốn, Nike cũng không
ngoại lệ. Bên cạnh đó, có một tín hiệu vui là sự tăng trưởng kinh tế tại thị truờng Châu Á –
Thái Bình Dương có thể mang lại doanh thu ổn định cho Nike.
2.2. Phân tích ngành công nghiệp hàng thể thao
2.2.1. Chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp hàng thể thao
Nike chỉ tham gia ba bước trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành công nghiệp hàng
thể thao. Nike thực hiện công đoạn nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm, sau đó
thuê ngoài để sản xuất sản phẩm của mình, khâu sản xuất được thực hiện với đối tác ở các
nước Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Sau đó, Nike tiến hành khâu marketing và tiêu
thụ sản phẩm của mình qua các cửa hàng phân phối có cấp phép.
2.2.2. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter đối với ngành
công nghiệp hàng thể thao
Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter đối với ngành công nghiệp
hàng thể thao có thể được minh họa bởi sơ đồ sau:
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 7
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành hàng thể thao
2.3. Phân tích chiến lược công ty
2.3.1. Chiến lược công ty Nike
Chiến lược của Nike là đạt được sự tăng trưởng doanh thu dài hạn bằng cách sáng tạo
nên những sản phẩm tiên phong hấp dẫn, xây dựng sự kết nối bền vững giữa khách hàng và
các thương hiệu của công ty, và tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho các nhà bán lẻ.
Để đạt sự tăng trưởng doanh thu dài hạn, công ty tiếp tục nỗ lực hết nhằm gia tăng
khả năng hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực chủ yếu sau đây:
- Tạo lợi thế cạnh tranh bằng chuỗi cung ứng hiệu quả
- Giảm chi phí sản phẩm thông qua quy trình thiết kế và sản xuất sản phẩm tinh giản,
hạn chế tối đa phế phẩm
- Cải thiện hiệu quả chi phí bán hàng và quản lý trong bối cảnh công ty tăng cường đầu
tư thiết kế sản phẩm mới, nhằm tạo ra các sản phẩm khác biệt
- Mở rộng các các cửa hàng bán lẻ trên hầu hết các thị trường
- Khai thác nguồn vốn một cách hiệu quả
- Gia tăng đầu tư hiệu quả vào các sản phẩm thương hiệu liên kết.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 8
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Thông qua việc thực hiện chiến lược, mục tiêu tài chính dài hạn của Nike là:
- Tăng trưởng doanh thu cao ở mức một chữ số,
- Tăng trưởng EPS ở mức 13 – 18%,
- Gia tăng lợi nhuận trên vốn đầu tư và gia tăng dòng tiền, và
- Hiệu quả kinh doanh thống nhất bằng các biện pháp quản trị hiệu quả danh mục
thương hiệu đa dạng hóa.
2.3.2. Tình hình Công ty Nike trong mười năm qua
Các sự kiện xảy ra trong mười năm qua ở công ty Nike có thể phân chia thành các
nhóm chính như sau:
- Giới thiệu các sản phẩm mới:
Theo chiến lược kinh doanh của mình, Nike luôn tìm tòi sự cải tiến và sáng tạo ra các
sản phẩm mới mang tính đột phá. Những sản phẩm của Nike tung ra thị trường luôn
được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người tiêu dùng, tiêu biểu là Nike + (Nike Plus),
Air Jordan…
- Mua lại các thương hiệu hàng thể thao:
Nike thường xuyên mua lại các nhãn hiệu hàng thể thao của các công ty có uy tín
khác trên thị trường, nổi bật là sự kiện mua lại thương hiệu Hurley vào năm 2002,
Converse năm 2003 và Umbro năm 2008, đây đều là những thương hiệu được người
tiêu dùng ưa chuộng.
- Tái cơ cấu tổ chức:
Đáng chú ý là trong quý IV của tài khóa 2009, công ty thực hiện một kế hoạch tái
cấu trúc công ty: Nike sắp xếp lại cơ cấu quản lý của công ty, tăng cường tập trung
vào người tiêu dùng, thúc đẩy sự đổi mới một cách nhanh chóng hơn để tiếp thị, và
thiết lập một cấu trúc chi phí có khả năng mở rộng hơn
- Tài trợ cho các hoạt động thể thao trên toàn thế giới:
Là một doanh nghiệp sản xuất hàng thể thao hàng đầu, tạo nên biểu tượng thể thao
trong lòng công chúng, Nike luôn liên tục tài trợ cho các hoạt động thể thao trên toàn
thế giới để quảng bá hình ảnh của mình, nổi bật là các giải bóng đá toàn cầu như
WorldCup, Fifa, thế vận hội Olympics…
2.3.3. Rủi ro và cơ hội của Nike
Rủi ro
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 9
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
- Cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành công nghiệp hàng thể thao; phụ thuộc vào các bước
tiên phong công nghệ và sản phẩm cao cấp làm thế mạnh cạnh tranh.
- Doanh thu phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu khách hàng cũng như thu nhập tùy dụng của
họ.
- Từ các bên liên quan như các đối tác nhà thầu, các nhà cho vay tín dụng, rủi ro đi
kèm với việc vận hành ở nhiều quốc gia là sự biến động về kinh tế, chính trị, tỉ giá
hối đoái
Cơ hội
- Mở rộng đến các thị trường mới nổi đang phát triển mạnh mẽ
- Nhu cầu đối với các sản phẩm chất lượng cao, bắt kịp xu hướng thời trang và công
nghệ ngày càng tăng
- Phân khúc thị trường hàng thể thao nữ giới rất có tiềm năng
- Ngày càng có nhiều sự kiện thể thao được tổ chức như Thế vận hội Olympics, FIFA
Cup…Đây là sẽ là cơ hội để Nike củng cổ cũng như quảng bá hơn nữa thương hiệu
của công ty.
2.4. Đánh giá chất lượng Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của công ty được lập tuân theo chuẩn mực kế toán được chấp nhận
chung GAAP của Hoa Kì và được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập
PRICEWATERHOUSECOOPERS. Nike công bố các báo cáo tài chính trên trang web
chính thức của mình là nikeinc .com .
Báo cáo tài chính của công ty bao gồm Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ hợp nhất, Báo cáo thu nhập hợp nhất, Báo cáo hợp nhất của vốn chủ sỡ hữu
và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán thể hiện vị trí tài chính của công ty, nó công bố tài sản và các
nguồn tài trợ cho tài sản của công ty. Các phần tài sản trong bảng cân đối kế toán thể hiện
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 10
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
các quyết định hoạt động liên quan đến các tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất hằng
ngày và quyết định đầu tư của công ty. Cụ thể, tài sản hoạt động chủ yếu của Nike gồm: tiền
và các khoản tương đương tiền, khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, khoản phải thu khách
hàng, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và chi phí trả trước. Tài sản dài hạn gồm máy móc, thiết
bị, nhà máy, lợi thế thương mại, tài sản vô hình, thuế thu nhập hoãn lại và các tài sản dài
hạn khác. Phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện quyết định hoạt động liên quan
đến các khoản như khoản phải trả, nợ tích luỹ, nợ vay ngắn hạn và quyết định tài chính liên
quan đến các khoản nợ vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn, vốn đầu tư của các chủ sở hữu.
Theo US GAAP, các công ty được yêu cầu báo cáo tài sản và nợ phải trả theo thứ tự giảm
dần khả năng thanh khoản. Do đó, tài sản tiền mặt được liệt kê đầu tiên, tài sản khó khăn
nhất để chuyển đổi thành tiền mặt được báo cáo cuối cùng. Tương tự như vậy, nợ có thể
được giải quyết trong thời gian sớm nhất được liệt kê đầu tiên trong khi các khoản nợ có
khả năng được giải quyết xa trong tương lai được thể hiện cuối cùng.
Báo cáo thu nhập thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một thời
kì và được lập trên cơ sở kế toán dồn tích. Báo cáo thu nhập gồm các khoản mục doanh thu,
chi phí và lợi nhuận. Trong báo cáo thu nhập của Nike, thu nhập ròng bằng doanh thu và lãi
trừ đi các chi phí và lỗ. Doanh thu của công ty là nguồn thu từ bán sản phẩm giày thể thao,
thiết bị và quần áo ở các phân khúc hoạt động gồm Nước Mỹ, Châu Âu – Trung Đông –
Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương và các công ty con. Chi phí là dòng ra mà
Nike sử dụng để phục vụ cho quá trình hoạt động tạo ra doanh thu, gồm giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng và quản lý chung, chi phí lãi vay. Giá vốn hàng bán là các chi phí sản xuất
sản phẩm giày, thiết bị và quần áo; chi phí bán hàng và quản lý chung gồm chi phí bán
hàng, chi phí quàn lý, chi phí quảng cáo, chi phí khấu hao và các chi phí khác. Các khoản lãi
và lỗ là kết quả từ việc bán tài sản, tiền lãi từ các khoản đầu tư.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Nike cho thấy cách mà công ty tạo ra và sử dụng tiền
mặt. Báo cáo này được lập trên cơ sở kế toán, gồm dòng thu và dòng chi của dòng tiền hoạt
động, dòng tiền đầu tư và dòng tiền tài trợ. Dòng tiền hoạt động đuợc điều chỉnh từ lợi
nhuận thuần cho các khoản chi phí khấu hao, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi ( lỗ) từ hoạt
động khác và thay đổi thuần trong vốn luân chuyển. Dòng tiền đầu tư là dòng tiền chi đầu tư
tài sản cố định, đầu tư ngắn hạn và dòng thu từ thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn đầu tư.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 11
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Dòng tiền tài trợ là dòng tiền liên quan đến hoạt động huy động vốn như vay nợ, trả nợ gốc,
tiền nhận từ đầu tư của các chủ sở hữu, trả cổ tức, mua lại cổ phiếu đã phát hành.
3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
3.1. Phân tích khả năng sinh lợi
Tăng trưởng ROA và ROE giai đoạn 2002-2011
ROE tăng truởng bình quân là 2.23% và có xu hướng tăng. Phân tích Dupont của
ROE cho thấy vòng quay tài sản và số nhân vốn chủ đang giảm, trong khi lợi nhuận ròng
biên tăng với tốc độ nhanh. Do đó, chính lợi nhuận ròng biên tăng làm cho ROE tăng.
ROA biến động cùng chiều với ROE. ROA trong giai đoạn này cũng tăng trưởng khá
ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân là 3.2%. Vòng quay tài sản giảm, do đó cũng
chính lợi nhuận ròng biên tăng khiến ROA tăng. Khoảng cách giữa hai đường ROE và ROA
có xu hướng hẹp lại, nguyên nhân là do số nhân vốn chủ giảm dần.
So sánh ROE của NIKE và ADIDAS giai đoạn 2002-2011
So sánh ROA của NIKE và ADIDAS giai đoạn 2002-2011
So sánh Nike và Adidas, ROE và ROA của Nike đều cao hơn nhiều. Hơn nữa, ROE
và ROA của Nike đang có xu hướng tăng, nhưng ROE và ROA của Adidas đang giảm, đặc
biệt là ROE. Phân tích Dupont của hai công ty, ta thấy tuy số vòng quay tài sản của Nike
thấp hơn Adidas nhưng ở mức không nhiều, số nhân vốn chủ tuơng dương với Adidas
nhưng lợi nhuận ròng biên cao hơn rất nhiều so với Adidas. Như vậy, chính lợi nhuận ròng
cao hơn nên ROA và ROE của Nike cao hơn Adidas.
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Lợi nhuận
ròng biên
NIKE 6,8% 6,9% 7,7% 8,8% 9,3% 9,1%
10,1
%
7,8%
10,0
%
10,2%
ADIDAS 3,5% 4,2% 5,4% 5,8% 4,8% 5,4% 5,9% 2,4% 4,7% 5,0%
Vòng
quay tài
sản
NIKE 1,53 1,6 1,56 1,57 1,52 1,53 1,5 1,44 1,32 1,39
ADIDAS 3,93 3,25 2,88 2,15 2,97 2,75 2,81 2,35 2,3 2,14
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 12
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Số nhân
vốn chủ
NIKE 1,68 1,68 1,65 1,56 1,57 1,52 1,59 1,52 1,48 1,52
ADIDAS 1,54 1,48 1,31 1,15 1,2 1,23 1,14 1,15 1,14 1,18
So sánh Lợi nhuận ròng biên, Vòng quay tài sản, Số nhân vốn chủ
của NIKE và ADIDAS
Có thể thấy công ty đang có khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư tốt hơn đối thủ cạnh
tranh của mình. Để hiểu rõ hơn, chúng ta tiến hành phân tích hiệu suất của công ty.
3.2.Phân tích hiệu suất
Các thông số hiệu suất của NIKE giai đoạn 2002-2011
Lợi nhuận gộp biên có xu huớng tăng khá nhanh, từ 39,3% năm 2002 lên 45,6% năm
2011 và ít biến động (độ lệch chuẩn chỉ là 2.04%).
Lợi nhuận hoạt động biên tương đối ổn định qua các năm – dao động ở mức là 1.4%
và đang tăng nhẹ, riêng năm 2008 lợi nhuận hoạt động biên giảm do công ty thực hiện tái
cấu trúc nên phát sinh chi phí lớn.
Lợi nhuận ròng biên cũng dao động nhỏ, khoảng 1.2% và đang có xu huớng tăng với
tốc độ ngày càng nhanh. Như so sánh ở trên, lợi nhuận ròng biên của Nike cao hơn so với
Adidas, có thể nhận định là khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty cao hơn so với đối
thủ cạnh tranh.
Khoảng cách giữa đuờng lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận hoạt động biên là khá lớn
và tăng dần, trong khi đó, khoảng cách giữa đường lợi nhuận hoạt động biên và lợi nhuận
ròng biên là tuơng đối nhỏ và ổn định.
Chúng ta tiếp tục đi vào phân tích doanh thu và chi phí của công ty để hiểu rõ điều này.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 13
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
3.3.Phân tích doanh thu và chi phí
3.3.1. Phân tích doanh thu
Doanh thu liên tục tăng truởng trong giai đoạn này với tốc độ tăng truởng bình quân
là 7.75%. Tăng trưởng doanh thu là kết quả từ sự gia tăng nhu cầu của người tiêu cùng,
cộng với việc công ty ngày càng mở rộng các cửa hàng bán lẻ. Hầu hết ở các thị trường đểu
mở thêm cửa hàng. Điều này là phù hợp với chiến lược mở rộng hiệu quả các cửa hàng bán
lẻ để đạt tăng trưởng doanh thu dài hạn của Nike.
Tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2002-2011
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số lượng cửa hàng 322 336 330 374 418 486 556 674 689 756
Số lượng cửa hàng của NIKE trên toàn thế giới giai đoạn 2002-2011
3.3.1.1. Doanh thu theo khu vực địa lý
Trong các thị trường, doanh thu Nước Mỹ đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu
của Nike - khoảng 38,3%, tiếp theo là từ khu vực Châu Âu-Trung Đông và Châu Phi lần
lượt chiếm tỷ trọng 28.6% và 14%.Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của cả hai khu vực này đều
đang có xu hướng giảm, đặc biệt là thị truờng Nước Mỹ, giảm từ 47,2% năm 2002 xuống
36,32% vào năm 2011. Thay vào đó là doanh thu từ Châu Mỹ và các công ty con của Nike
đang đóng góp ngày càng nhiều hơn vào tổng doanh thu. Trong đó, khu vực Châu Mỹ từ
5,74% năm 2002 lên 13,11% năm 2011 và khu vực các công ty con tăng từ 8,25% lên
13,81%. Khu vực Châu Á-Thái bình Dương chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong cơ cấu
doanh thu.
Cơ cấu doanh thu theo vùng của NIKE giai đoạn 2002-2011
Nhìn chung, doanh thu ở tất cả các khu vực thị truờng đều tăng trưởng trong 10 năm
qua. Đáng kể là sự tăng trưởng rất nhanh với tốc độ tăng truởng bình quân là 17% của Châu
Mỹ và 13,4% của các công ty con. Ngay sau khủng hoảng kinh tế, khu vực Châu Mỹ có tốc
độ tăng trưởng mạnh mẽ, có thể thấy khu vực này đang là thị trường tiềm năng của Nike.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 14
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Bên cạnh đó, sự đầu tư gia tăng vào các sản phẩm mang thương hiệu liên kết như đã thể
hiện trong chiến lược của Nike đối với các công ty con như Cole Haan, Converse… đã góp
phần trong sự tăng trưởng doanh thu ở khu vực này. Thị trường Nước Mỹ chỉ tăng truởng
doanh thu bình quân 5% và thị trường Châu Âu- Trung Đông-Châu Phi bình quân tăng
truởng là 6% trong giai đoạn này. Tốc độ này cho thấy những khó khăn sau khủng hoảng và
sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ cũng như những bất ổn về chính trị ở Trung
Đông đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của hai khu vực. Khu vực Châu Á- Thái Bình
Duơng cũng tăng trưởng tương đối cao, bình quân 9,5%.
Như vậy, công ty hiện nay đang có xu huớng mở rộng thị truờng hơn nữa và sự mở
rộng này có khả năng tiếp tục mang lại nguồn doanh thu lớn và ổn định cho công ty.
3.3.1.2. Doanh thu theo sản phẩm
Trong các loại sản phẩm của Nike, doanh thu chủ yếu từ sản phẩm giày , bình quân
chiếm đến 54% tổng doanh thu. Các sản phẩm còn lại gồm quần áo, thiết bị và sản phẩm
nhãn hiệu liên kết, tạo ra trung bình 46% tổng doanh thu. Trong đó, doanh thu của sản phẩm
quần áo là khoảng 27,9% và doanh thu từ các sản phẩm nhãn hiệu liên kết là 12,2%. Tỷ
trọng doanh thu của giày, quần áo và thiết bị tương đối ổn định trong cơ cấu doanh thu trong
10 năm qua, riêng sản phẩm nhãn hiệu liên kết lại có tỷ trọng ngày càng gia tăng.
Cơ cấu doanh thu theo 4 loại sản phẩm của NIKE giai đoạn 2002-2011
Cùng với sự tăng trưởng của tổng doanh thu, doanh thu của từng loại sản phẩm cũng
gia tăng. Giày, quần áo và thiết bị tăng truởng doanh thu đều đặn qua các năm với tốc độ
bình quân lần lượt là 7.3%, 6.9% và 5.5%. Đáng chú ý nhất là tốc độ tăng trưởng rất cao,
khoảng 13,3% mỗi năm của doanh thu từ các sản phẩm liên kết nhãn hiệu của các công ty
con. Có thể thấy rằng sự gia tăng doanh thu về tỷ trọng cũng như về giá trị của các sản
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 15
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
phẩm liên kết nhãn hiệu là phù hợp với phân tích ở trên về sự tăng trưởng doanh thu ở khu
vực công ty con cũng như chiến lược mà công ty đang thực hiện.
3.3.2. Phân tích chi phí
Cơ cấu chi phí Công ty NIKE giai đoạn 2002-2011
Trong cơ cấu chi phí, giá vốn chiếm tỷ trọng cao, trung bình khoảng 56,3% doanh
thu, nhưng đang có xu huớng giảm nhẹ. Chi phí hoạt động chiếm 31,2% so với doanh thu và
ngày càng gia tăng. Như trong chiến lược của công ty, Nike có đề cập đến việc gia tăng hiệu
quả chi phí bán hàng và quản lý để thúc đẩy tăng khả năng bán hàng. Chi phí lãi vay chiếm
tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 0.29%.
Tăng trưởng doanh thu và chi phí giai đoạn 2002-2011
Giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động đều có xu huớng tăng cùng chiều so với
doanh thu. Trong đó, giá vốn tăng với tốc độ chậm hơn doanh thu, giá vốn tăng bình quân
6.58% và doanh thu tăng với tốc độ tăng truởng bình quân là 7.75%. Đây chính là nguyên
nhân khiến lợi nhuận gộp biên tăng mạnh như phân tích ở trên.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 16
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Chi phí hoạt động lại tăng nhanh hơn so với doanh thu, khoảng 8.97%. Điều này đã
minh chứng cho khoảng cách lớn và có xu hướng tăng giữa đường lợi nhuận gộp biên và lợi
nhuận hoạt động biên mà chúng ta đã thấy khi phân tích hiệu suất của Nike. Nguyên nhân là
do Nike tăng cuờng quảng cáo và tiếp thị sản phẩm cho các sản phẩm mới cũng như tài trợ
cho các sự kiện thể thao lớn như World Cup 2010 and World Basketball Festival 2011.
Mặc dù chi phí gia tăng do nhiều yếu tố nhưng các thông số lợi nhuận trên doanh thu
ở mức cao so với đối thủ cạnh tranh, có chiều hướng tăng và ổn định, cho thấy Nike vẫn
đang kiểm soát tốt chi phí.
3.4. Phân tích tài sản
Như phân tích Dupont ở phần trước, vòng quay tài sản của công ty đang giảm dần.
Tốc độ tăng trưởng của tài sản tương đương với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, nhưng tư
năm 2008 thì tài sản tăng nhanh hơn so với doanh thu. Cụ thể tổng tài sản tăng 8,82% mỗi
năm và doanh thu của công ty như phân tích ở trên là tăng trưởng bình quân 7,75%. Chính
điều này đã làm giảm vòng quay tài sản.
Tăng trưởng doanh thu, tổng tài sản giai đoạn 2002-2011
So với trung bình ngành, vòng quay tài sản của công ty cao hơn trung bình ngành
nhưng lại đang có chiều hướng giảm nhẹ (giảm khoảng 0.94%).
200
2
200
3
200
4
200
5
200
6
200
7
200
8
200
9
201
0
201
1
NIKE 1,53 1,6 1,56 1,57 1,52 1,53 1,5 1,44 1,32 1,39
Bình quân ngành 1,39 1,50 1,53 1,43 1,34 1,27 1,38 1,29 1,40 1,33
So sánh vòng quay tài sản của NIKE và trung bình ngành giai đoạn 2002-2011
Tài sản tăng nhanh như vậy là từ tài sản ngắn hạn hay dài hạn, chúng ta sẽ phân tích
cơ cấu tài sản của Nike ở phần tiếp theo đây.
Cơ cấu tổng tài sản NIKE giai đoạn 2002-2011
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 17
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Nhìn chung công ty luôn duy trì cơ cấu tài sản ổn định với khoảng 72% tài sản ngắn
hạn và đang có xu hướng tăng nhanh - với tốc độ tăng trưởng 10,52%. Tài sản dài hạn đang
giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản, mỗi năm tăng trưởng chỉ 4.94%.
3.4.1. Phân tích tài sản ngắn hạn
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình
34%. Khoản mục hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền cũng được duy trì khá
lớn với khoảng 27.3% và 19.3%. Khoản đầu tư ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 10.6%.
Tuy nhiên, khoản phải thu và hàng tồn kho đang giảm dần về tỷ trọng. Trong khi đó, tiền và
các khoản tương đuơng tiền cùng với khoản đầu tư ngắn hạn ngày càng góp mặt nhiều hơn
vào cơ cấu tài sản ngắn hạn.
Cơ cấu tài sản ngắn hạn NIKE giai đoạn 2002-2011
Bên cạnh gia tăng nhẹ và khá ổn định của khoản phải thu và hàng tồn kho (lần lượt là
7.05% và 5.09% mỗi năm) là sự tăng trưởng bình quân 13% của tiền mặt và các khoản
tương đương tiền. Nhưng đáng kể nhất là các khoản đầu tư vào các tín phiếu kho bạc Mỹ,
chứng từ thương mại và chứng khoán ngắn hạn khác lại đang có sự tăng trưởng nhảy vọt
với tốc độ bình quân lên đến 20.5%.
Có thể thấy Nike đầu tư vào tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao ngày càng
nhiều, cụ thể là tăng dự trữ tiền mặt và sở hữu nhiều hơn các tài sản tài chính ngắn hạn.
3.4.2. Phân tích tài sản dài hạn
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 18
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Cơ cấu tài sản dài hạn NIKE giai đoạn 2002-2011
Trong cơ cấu tài sản dài hạn, nhà xưởng- máy móc bình quân chiếm 63% nhưng tăng
trưởng chậm (trung bình 2.74%), nên nó cũng có xu hướng thu hẹp tỷ trọng. Như trong
phân tích chiến lược của Nike, công ty tập trung mạnh vào thiết kế sản phẩm mới, do đó có
thể thấy Nike đang đầu tư nhiều vào các tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu. Tài
sản vô hình chiếm khoảng 14% trong cơ cấu tài sản dài hạn, và nó đang tăng trưỏng mạnh
với tốc độ bình quân là 8.98%. Đây cũng là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn của
Nike so với các đối thủ khác trên thị trường.
Tăng trưởng tài sản dài hạn giai đoạn 2002-2011
Giá trị Lợi thế thương mại của Nike có dấu hiệu giảm vào năm 2009 do trong năm
này, với sự suy giảm về nhu cầu trên toàn cầu và những yếu kém của môi trường kinh tế vĩ
mô, cũng như quyết định của công ty điều chỉnh những khoản đầu tư cho thương hiệu
Umbro, Nike đã đánh giá tạm thời về lợi thế thương mại của thương hiệu Umbro.Theo đó,
Nike đã nhận thấy rằng có một sự suy giảm tiềm tàng về lợi thế thương mại bởi vì giá trị sổ
sánh cao hơn giá trị thị trường của nó. Tuy nhiên, giá trị lợi thế thương mại có xu hướng
tăng trở lại.
3.5. Phân tích nguồn vốn
Thông số giữa nợ và vốn chủ giai đoạn 2002-2011
Số nhân vốn chủ trong phân tích Dupont ROE theo chiều giảm dần, tức là Nike đang
sử dụng nợ ngày càng ít hơn để tài trợ cho một đồng tài sản. Cụ thể là, nguồn vốn của Nike
duy trì tương đối ổn định với phần vốn chủ sở hữu nhiều hơn, khoảng 63% và nợ chiếm
khoảng 37%. Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu ngày càng tăng.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 19
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Cơ cấu nguồn vốn NIKE giai đoạn 2002-2011
Nguồn vốn của công ty tăng truởng bình quân 8.82%, trong đó vốn chủ tăng truởng
cao hơn với tốc độ là 9.87% mỗi năm và nợ tăng bình quân 7.07%. Cho thấy công đang có
khuynh hướng sử dụng vốn chủ nhiều hơn để tài trợ cho sự tăng truởng của mình.
Cơ cấu nợ NIKE giai đoạn 2002-2011
Trong tổng nợ, công ty sử dụng nợ ngắn hạn là khá lớn, chiếm đến 71% tổng nợ với
tốc độ tăng truởng cũng khá cao là 7.98%. Nợ dài hạn gia tăng bình quân là 4.55% và tỷ
trọng có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, đối với nợ ngắn hạn, Nike ít vay nợ ngắn hạn, chủ
yếu là sử dụng nguồn tự phát sinh như tăng mua chịu nhà cung cấp và tăng nợ tích luỹ. Đối
với hai nguồn vốn vay, Nike chủ yếu vay nợ dài hạn.
Thông số nợ của Nike
Nike sử dụng ít nợ hơn, do đó công ty sẽ hạn chế chịu áp lực trả nợ. Để thấy rõ,
chúng ta tính toán thông số số lần đảm bảo lãi vay của Nike. Số lần đảm bảo lãi vay luôn rất
lớn, trung bình khoảng 48.2 lần và nó ngày càng gia tăng. Rõ ràng, khả năng đáp ứng các
khoản trả lãi vay từ nguồn thu nhập hoạt động là tốt
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 20
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Số lần đảm bảo lãi vay NIKE giai đoạn 2002-2011
3.6. Phân tích dòng tiền
Công ty có ba dòng tiền cơ bản là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ
hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.
Dòng ngân quỹ NIKE giai đoạn 2002-2011
3.6.1. Ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Lợi nhuận thuần
663,3 474,0 945,6
1.211,
6
1.392,0
1.491,
5
1.883,
4
1.486,
7
1.906,7 2.133,0
Điều chỉnh cho các
khoản
Chi phí khấu hao
271,6 262,5 310,4 282,8 279,1 270,2 321,5 383,0 395,7 358,0
Thuế TNDN hoãn lại
15,9 55,0 19,0 21,3 -26,0 34,1 -300,6 -294,1 8,3 -76,0
Lãi (lỗ) khác
5,0 255,4 0,0 4,9 11,8 147,7 80,4 572,2 158,8 105,0
Thay đổi vốn luân
chuyển
Tăng/giảm khoản
phải thu
-135,2 -136,3 82,5 -93,5 -85,1 -39,6 -118,3 -238,0 181,7 -273,0
Tăng/giảm hàng tồn
kho
55,4 -102,8 -55,9 -103,3 -200,3 -49,5 -249,8 32,3 284,6 -551,0
Tăng/giảm chi phí trả
trước
16,9 60,9 -103,5 71,4 -37,2 -60,8 -11,2 14,1 -69,6 -35,0
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 21
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Tăng/giảm khoản
phải trả
175,4 30,1 269,1 112,4 279,4 85,1 330,9 -220,0 298,0 151,0
Các khoản mục khac
13,9 12,5 47,2 63,1 54,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Lưu chuyển tiền
thuần từ HĐKD
1.082,
2
922,0
1.514,
4
1.570,
7
1.667,9
1.878,
7
1.936,
3
1.736,
1
3.164,2 1.812,0
Ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh – trích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2002-2011
Dòng tiền này chủ yếu thu đuợc từ lợi nhuận ròng, khấu hao, tăng khoản phải trả và
nó chi chủ yếu cho việc tăng hàng tồn kho, khoản phải thu. Dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh luôn đạt giá trị dương và tăng truởng liên tục trong 10 năm qua với tốc độ tăng
trưởng bình quân là 5,3%. Tuy nhiên, tình trạng dòng ngân quỹ dương và dồi dào của Nike
chưa tốt thực chất vì một phần nó mang lại từ lợi nhuận cao và một phần còn do công ty
tăng cường mua chịu.
Ngân quỹ kinh doanh từ doanh thu
Bình quân mỗi đồng doanh thu chỉ tạo ra 0.11 đồng ngân quỹ hoạt động kinh doanh
và khả năng này ít biến động. Cho thấy khả năng tạo ra tiền của doanh thu là không cao
nhưng nó ổn định.
Xét lợi nhuận hoạt động, trung bình mỗi đồng lợi nhuận tạo ra 0.89 đồng ngân quỹ
hoạt động, cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
là khá cao. Tuy nhiên khả năng này không ổn định (biến động khoảng 16.8%).
Ngân quỹ hoạt động từ doanh thu, EBIT giai đoạn 2002-2011
3.6.2. Ngân quỹ từ hoạt động đầu tư
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tiền chi đầu tư ngắn
hạn
0,0 0,0
-
400,8
-
1.527,2
-2.619,7
-
2.133,8
-
1.865,6
-2.908,7
-
3.724,0
-7.616,0
Tiền thu từ các khoản
đầu tư ngắn hạn
0,0 0,0 0,0 1.491,9 1.709,8 2.516,2 2.246,0 2.390,0 2.787,0 7.079,0
Tiền chi đầu tư BĐS,
nhà xưởng thiết bị
-282,8
-
185,9
-
213,9
-257,1 -333,7 -313,5 -449,2 -455,7 -335,1 -432,0
Tiền thu từ thanh lý
BĐS, nhà xưởng thiết
bị
15,6 14,8 11,6 7,2 1,6 28,3 1,9 32,0 10,1 1,0
Tiền chi đầu tư tài sản
khác
-28,7 -46,3 -53,4 -28,0 -34,6 -4,3 -21,8 -47,0 -11,2 -30,0
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 22
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Các khoản mục khác
-6,9 1,8
-
290,0
-47,2 0,0 0,0 -401,1 191,0 5,0 -23,0
Lưu chuyển tiền
thuần từ HĐĐT
-302,8
-
215,6
-
946,5
-360,4 -1.276,6 92,9 -489,8 -798,1
-
1.268,0
-1.021,0
Ngân quỹ từ hoạt động đầu tư – trích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2002-2011
Trong hoạt động đầu tư, Nike chủ yếu chi tiền để đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn
hạn, bất động sản và nhà máy - thiết bị. Bên cạnh đó, công ty cũng thu được khoản tiền khá
lớn từ việc thu hồi vốn các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc bán chúng, và một lượng nhỏ nhưng
không ổn định từ thanh lý một số tài sản cố định.
3.6.2.1 Tỷ lệ tái đầu tư an toàn
Tỷ lệ tái đầu tư an toàn thể hiện khả năng khấu hao dùng để tái đầu tư tài sản cố định.
Bình quân tỷ lệ này là -103.44% trong 10 năm qua và có xu hướng giảm. Có thể thấy
nguồn ngân quỹ từ khấu hao có thể không đáp ứng tốt việc đầu tư tài sản cố định.
3.6.2.2. Ngân quỹ hoạt động để đầu tư tài sản cố định
Thông số ngân quỹ hoạt động dùng để đầu tư tài sản cố định bình quân là -19.74%
sự tái đầu tư này dao động ở mức 5%. Nó cũng có xu hướng tăng, nghĩa là công ty sử dụng
ngày càng ít lượng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh để tái đầu tư vào tài sản cố định như
nhà máy, thiết bị… Điều này là phù hợp, do Nike cũng đang có xu hướng đầu tư ít hơn vào
tài sản dài hạn như đã phân tích ở phần tài sản dài hạn. Do đó, công ty vẫn có thể đáp ứng
việc đầu tư tài sản mới bằng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 23
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Đầu tư tài sản trên ngân quỹ hoạt động giai đoạn 2002-2011
3.6.2.3. Tỉ lệ tái đầu tư ngân quỹ
Tỉ lệ tái đầu tư ngân quỹ giai đoạn 2002-2011
Bình quân tỷ lệ tái đầu tư ngân quỹ trong 10 năm qua là -37.61% và rất biến động
(độ lệch chuẩn là 22%), nó cũng có xu hướng giảm nhanh. Thông số này cho thấy, việc đầu
tư của công ty được tài trợ từ nguồn ngân quỹ của hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều
hơn. Về cơ bản thì ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh vẫn có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư của
công ty.
3.6.3. Ngân quỹ từ hoạt động tài chính
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tiền thu từ vay nợ
428,3 90,0 150,0 150,0 12,0 292,6 278,7 177,1 190,0 231,0
Tiền chi trả nợ gốc
-513,4 -407,0 -206,9 -90,9 -24,2 -225,7 -35,2 -6,8 -237,6 -8,0
Tiền thu từ phát hành
chứng khoán
59,5 44,2 253,6 226,8 225,3 322,9 343,3 186,6 364,5 345,0
Tiền chi mua cổ
phiếu quỹ
-226,9 -196,3 -419,8 -556,2 -761,1 -985,2 -1.248,0 -649,2 -741,2 -1.859,0
Tiền chi trả cổ tức
-128,9 -137,8 -179,2 -236,7 -290,9 -343,7 -412,9 -466,7 -505,4 -555,0
Các khoản mục khác
329,9 90,4 153,8 0,0 0,0 97,6 63,0 25,1 58,5 64,0
Lưu chuyển tiền
thuần từ HĐTC
-479,8 -606,5 -398,5 -657,0 -850,9 -1.111,5 -1.226,1 -733,9 -1.061,2 -1.972,0
Ngân quỹ từ hoạt động tài chính – trích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2002-2011
Dòng tiền ra của hoạt động tài chính phần lớn là mua cổ phiếu quỹ, trả cổ tức và trả
nợ vay. Dòng tiền thu tài chính chủ yếu từ hai nguồn là phát hành cổ phiếu và vay mượn.
3.6.3.1. Ngân quỹ hoạt động dùng để mua lại cổ phiếu
Ngân quỹ hoạt động chi mua cổ phiếu giai đoạn 2002-2011
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 24
Phân tích tài chính Công ty NIKE GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Hằng năm Nike đều mua lại một lượng cố phiếu từ các cồ đông. Tỷ lệ ngân quỹ hoạt
động dùng để mua lại cổ phiếu bình quân trong 10 năm qua là -43.13% và nó đang biến
động theo chiều huớng giảm rất nhanh (độ lệch chuẩn 24%). Như vậy, cùng với việc số
lượng cổ phiếu được mua lại ngày càng nhiều thì nguồn ngân quỹ cũng được chi ra nhiều
hơn cho hoạt động tài chính này. Và khả năng tài trợ này của ngân quỹ hoạt động có xu
hướng giảm.
3.6.3.2. Ngân quỹ hoạt động dùng để chi trả cổ tức
Ngân quỹ hoạt động dùng để chi trả cổ tức giai đoạn 2002-2011
Tương tự như việc mua lại cổ phiếu, Nike cũng dùng tiền tạo ra từ hoạt động kinh
doanh để trả cổ tức cho cổ đông. Nhưng sự tài trợ này là ổn định so với việc mua lại cổ
phiếu (biến động bình quân 5.9% trong giai đoạn này). Tỷ lệ ngân quỹ dùng để trả cổ tức
này cũng đang giảm nhanh, cho thấy công ty ngày càng sử dụng nhiều tiền hơn từ hoạt động
kinh doanh để trả cổ tức. Nhìn chung, tiền từ hoạt động kinh doanh có khả năng đáp ứng tốt
việc trả cổ tức.
3.6.3.3. Ngân quỹ hoạt động dùng để trả nợ
Ngân quỹ hoạt động dùng để trả nợ giai đoạn 2002-2011
Tỷ lệ ngân quỹ hoạt động dùng để trả nợ tăng rất nhanh, từ 47.44% trong năm 2002
giảm chỉ còn 0.44% trong năm 2011. Rõ ràng là do Nike vay mượn ngày càng ít hơn, nên
công ty cũng không chịu áp lực trả nợ quá lớn và số nợ cần thanh toán cũng không nhiều.
Qua đó, ta thấy là lượng ngân quỹ hoạt động dùng để trả nợ ngày càng rất ít.
Như vậy, Nike có khả năng tạo ra ngân quỹ tạo ra từ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên
khả năng này đang có chiều hướng suy giảm nhẹ. Đồng thời, tiền tạo ra từ hoạt động kinh
doanh có khả năng tài trợ tốt cho các hoạt động đầu tư tài sản mới, trả nợ, trả cổ tức. Đối
việc mua lại cổ phiếu, ngân quỹ hoạt động không thật sự có thể đáp ứng hoàn toàn việc này,
do vậy công ty có thể phải sử dụng thêm các nguồn khác như tiền mặt hoặc vay mượn.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 25