BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ
KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ
THANH TỐN CỦA SINH VIÊN UEH TRONG THỜI
KỲ COVID – 19
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN TRỊ
GVHD: Đồn Thanh Hải
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
1. Ngô Mỹ Uyên
2. Phùng Thị Phương
3. Phạm Thu Hà
4. Nguyễn Quy Minh Kha
5. Nguyễn Thị Thanh Quyên
6. Nguyễn Hoàng Mai Uyên
7. Nguyễn Thị Kim Tiến
MỤC LỤC
1.
LÝ DO NGHIÊN CỨU:..............................................................................................................
2.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:..........................................................................................................
3.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.......................................................................................................
3.1.Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................
3.2.Đối tượng khảo sát:...............................................................................
3.3.Nội dung cần làm sáng tỏ:....................................................................
3.4.Tính hữu ích của đề tài:.........................................................................
4.
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:........................................................................................................
5.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:.........................................................................................................
6.
CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN:.............................................................
6.1.Các khái niệm:......................................................................................
6.2.Các nghiên cứu:....................................................................................
7.
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU: ................
7.1.Các nhân tố ảnh hưởng:........................................................................
7.2.Mơ hình nghiên cứu:.............................................................................
8.
CÁC GIẢ THUYẾT:.................................................................................................................
9.
CHỌN MẪU:.............................................................................................................................
9.1.ĐẶC TRƯNG CỦA MẪU......................................................................
9.2.XÁC ĐỊNH CÁCH THỨC LẤY MẪU - KÍCH THƯỚC MẪU - SỐ NH
10.
BẢN CÂU HỎI:...................................................................................
11. TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................................................................
2
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU:
Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu
về việc mua sắm của con người đặc biệt là của giới trẻ ngày càng cao hơn. Nhưng
trong những năm gần đây, bên cạnh việc mua sắm và thanh toán trực tiếp tại chợ, siêu
thị, trung tâm mua sắm,… đã quá quen thuộc với mọi người thì việc mua sắm online
cũng ngày càng phổ biến nhất là trong tình hình dịch Covid 19.
Bên cạnh đó, xu hướng thanh tốn không dùng tiền mặt đang được cả thế giới
quan tâm, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid. Hiện nay, các hình thức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt phổ biến bao gồm: Internet banking, E-banking, Home banking,
Phone banking, Mobile banking, ATM, thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền
điện tử, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua tài khoản cá nhân, thanh toán
online, Mastercard, Visa card,… Việc thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt sẽ góp phần
làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong thị trường, giảm thiểu chi phí xã hội và giảm
tỉ lệ lạm phát, mà vẫn đảm bảo tuân thủ những quy tắc phòng chống dịch. Chính vì
vậy, tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã có những chủ trương, chính sách để khuyến
khích sự chuyển biến về thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, thay đổi
thói quen sử dụng tiền mặt của người dân sang hình thức thanh tốn thơng qua
phương thức thanh toán điện tử trong mùa dịch Covid-19.
Theo báo cáo của We are social và Hootsuite (2020), năm 2019 tại Việt Nam có
21% người lớn trên 15 tuổi (tương đương 15,30 triệu người (Tổng Cục Thống Kê,
2020)) cho biết từng thực hiện mua sắm trực tuyến hoặc thanh toán hoá đơn trực
tuyến. Theo báo cáo E-Conomy SEA 2020 do Google và Temasek công bố (2020),
quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đầu năm 2020 đạt 5 tỷ USD, tốc độ
tăng trưởng lên tới 81% theo đó là xu hướng mua sắm không sử dụng tiền mặt ngày
càng phát triển mạnh với sự xuất hiện của ví điện tử, App thanh toán trực tuyến,
Mobile Banking,...
Để hỗ trợ cho việc mua sắm online, những ứng dụng phục vụ cho việc thanh
tốn online hay cịn gọi là ví điện tử xuất hiện ngày càng nhiều. Như chúng ta đã biết,
ví điện tử là một loại tài khoản điện tử dùng để thanh toán các giao dịch trực tuyến.
Hiện nay, tại Việt Nam tồn tại khá nhiều loại ví điện tử ví dụ như: Momo, ZaloPay,
VTC Pay, Ví Việt, BankPlus, Shopee Pay, Viettel Pay, Moca, Payoo, Vimo,
TrueMoney, Wepay,… Chính vì vậy việc lựa chọn được cổng thanh tốn tốt nhất
khơng phải là điều dễ dàng.
Năm 2019, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu về nhận
định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt
Nam cho thấy Momo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở
2 thành phố chính của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM, 3 ví này chiếm 90% thị phần
người dùng ví điện tử (Cimigo, 2019). Từ đó cho thấy ví điện tử đang trở thành một
phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Theo Khảo
sát tiêu dùng toàn cầu năm 2019 của PwC đối với 27 nước/vùng lãnh thổ, dự kiến Việt
Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2019. “Tại
Việt Nam, thanh tốn qua ví điện tử càng ngày càng tăng trưởng nhanh chóng. Chỉ
trong 9 tháng đầu năm 2018, thanh tốn thơng qua dịch vụ di động tăng trưởng 126%
so với cùng kì năm trước lên 1,032 tỷ đồng (tương đương 44,5 tỷ USD) trong khi giao
dịch thông qua ví điện tử tăng 161% lên 65 tỷ đồng”
Ở nước ta, ba ví điện tử thường được sử dụng nhất trong mùa Covid là:
3
Ví MoMo: MoMo là ứng dụng Ví điện tử trên điện thoại thơng minh đã
có mặt trên 2 hệ điều hành iOS và Android , là dịch vụ chính của Công
ty Cổ phần Dịch vụ Di Động Trực tuyến (viết tắt M_Service) được thành
lập từ 2007. Theo khảo sát của Asia Plus thực hiện năm 2019 tại Việt
Nam, Ví MoMo dẫn đầu khi chiếm 77% trong mức độ nhận thức thương
hiệu cao nhất của khách hàng (Top of Mind), 97% nhận biết và chiếm
68% thị phần. Ông Nguyễn Mạnh Tường, phó chủ tịch Hội Đồng Quản
Trị Ví điện tử MoMo, cho biết số người dùng Ví điện tử MoMo tăng
mạnh thời gian gần đây. Riêng đợt dịch COVID-19, số người dùng mới
của Ví điện tử này đã tăng 30-40%. Số lượng người thanh tốn bằng ví
điện tử khi đi ăn uống, đi siêu thị hay trả góp cho cơng ty tài chính cũng
tăng. Đến nay, MoMo đã có 25 triệu người dùng và trở thành ví điện tử
được yêu thích nhất nhiều năm liền (theo bình chọn của Diễn đàn Tinh
tế). Theo báo cáo Ứng dụng di động 2021 của Appota, so với các ví điện
tử khác, MoMo cũng là ví điện tử có tỉ lệ người sử dụng thường xuyên
cao nhất (61%). Momo hiện nay là ví điện tử có số lượng người dùng và
lượt tải lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2021. Với tông luơt cai đạt từ
1/2019 – 6/2021 là 11,784,592; Tông luơt cai đạt tich luy là 26,229,561
và sô nguơi dung hoat đọng: 11,830,469 lượt (Nguồn: App Annie)
Ví ZaloPay: ZaloPay là ứng dụng tài chính dùng hỗ trợ người dùng
thanh tốn hóa đơn, mua thẻ điện thoại, chuyển và nhận tiền… chỉ trong
2s. Đặc biệt các giao dịch thực hiện trên ứng dụng ZaloPay đều được
thực hiện nhanh chóng. Đây là sản phẩm thuộc sở hữu của Cơng ty
TNHH Zion thuộc Tập đồn VNG. Với tông luơt cai đạt 1/2019 –
6/2021 là 4,165,979; Tông luơt cai đạt tich luy: 9,661,376 và sô nguơi
dung hoat đọng: 11,830,469. (Nguồn: App Annie) Zalo Pay đang chứng
minh dịch vụ của mình đủ sức lơi kéo người tiêu dùng khi tích hợp được
dịch vụ của mình với nhau.
Ví Moca: Là ví điện tử trên ứng dụng Grab, Moca đảm bảo tính năng
thanh tốn cho đối tượng người dùng các dịch vụ Grab hiện nay. Ngồi
việc thanh tốn cho các dịch vụ Grab cung cấp như: di chuyển, giao
hàng, giao thức ăn, đi chợ thì Moca cũng được dùng để chuyển tiền, nạp
điện thoại, thanh toán hoá đơn tại điểm giao dịch, thanh tốn các loại
hố đơn thơng dụng.
“Theo phân tích mới nhất từ cơng ty nghiên cứu Cimigo, Moca
là ví có tần suất sử dụng thường xun nhất. Trung bình mỗi
ngày, người dùng Moca thực hiện 2,2 giao dịch.”
“Chỉ trong một năm vừa qua (2019), Moca đã thu hút thêm 2,5
triệu người dùng mới vào nền tảng thanh toán của mình. Trong
đó,riêng tháng 3/2020 khi dịch Covid-19 bước vào giai đoạn cao
điểm, số người dùng lần đầu tiên thanh toán không dùng tiền mặt
qua Moca trên nền tảng Grab đã tăng đến 22,5% so với tháng
trước đó. Trong tổng thể hệ sinh thái Grab, đến nay tỷ lệ giao
dịch không dùng tiền mặt được thực hiện qua Moca chiếm gần
4
một nửa, khoảng 43%. Riêng với dịch vụ đi chợ trực tuyến
GrabMart, tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt qua Moca chiếm
đến 70%.”
Ví điện tử mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và an toàn, tiết kiệm thời
gian làm việc, di chuyển; dễ dàng thực hiện thanh toán, chuyển và nhận tiền; có thể
thực hiện các truy vấn về tài khoản, biết được sự biến động trong tài khoản của
mình nhanh nhất. Việc thực hiện thanh tốn bằng ví điện tử vơ cùng đơn giản bởi ta
chỉ cần có một chiếc điện thoại di động và có một tài khoản là có thể thực hiện
được các giao dịch của mình. Hơn thế nữa, ta cịn có thể tận hưởng nhiều ưu đãi
khi sử dụng ví điện tử và chi phí sử dụng thấp cho các giao dịch tài chính so với
các hình thức cùng tính năng khác. Do nhiều lợi ích như vậy nên ví điện tử đã thu
hút rất nhiều tín đồ mua sắm online đặc biệt là sinh viên UEH.
Cụ thể, người dùng chi tiêu trung bình 230.000-274.000 đồng/giao dịch, với
tần suất khoảng 1,6-2,2 giao dịch/ngày.
“Các ví điện tử cung cấp giải pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho các
dịch vụ thiết yếu đang bùng nổ trong những năm gần đây như đặt xe công
nghệ, giao nhận thức ăn… đang sở hữu lợi thế cạnh tranh vượt trội và tiềm
năng phát triển to lớn” - bà Lê Xuân Phương, Phó Giám đốc nghiên cứu tại
Cimigo, nhận định.
Mức độ hài lòng của người dùng đối với ba ví điện tử phổ biến cao gần ngang
nhau. Trong đó, người dùng Moca dẫn đầu về mức độ gắn bó với ví ngay cả
khi khơng có khuyến mãi.
Xét về mức độ hài lòng khi sử dụng, Moca, MoMo và ZaloPay có số điểm gần như
ngang nhau. Tuy nhiên, lý do ảnh hưởng đến điểm số này có phần khác nhau.
Theo đó, “Ít gặp lỗi khi thanh tốn” tác động nhiều nhất lên sự hài lòng của người
dùng đối với ví MoMo và Moca, trong khi yếu tố “Dễ sử dụng” đóng vai trị chính
đối với sự hài lịng của người dùng với ZaloPay.
Xét về mức độ gắn bó của người dùng, Moca hiện cũng đang là ví điện tử dẫn đầu với
95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng ví này cho dù khơng
có khuyến mãi. Tỉ lệ này của MoMo là 89% và ZaloPay là 84%.
5
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu về nhu cầu sử dụng ví thanh tốn
điện tử của sinh viên K46 Khoa Quản Trị UEH, đặc biệt là trong mùa Covid 19 có
bị biến động tăng hay giảm khơng? Và tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc sử
dụng ví điện tử của sinh viên UEH. Thơng qua xử lý, phân tích dữ liệu thống kê
các dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đạt
được hy vọng cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố có thể ảnh
hưởng đến nhu cầu sử dụng ví điện tử MoMo, ZaloPay và Moca của sinh viên
UEH. Từ đó giúp cho chúng ta có các định hướng phù hợp về việc tạo ra ví điện tử
có ích cho người dùng.
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
- Nhu cầu sử dụng ví điện tử của sinh viên UEH khoa Quản trị tăng hay giảm so
với trước dịch?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng ví điện tử?
- Trải nghiệm của người dùng như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến trải
nghiệm của người dùng?
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu ba loại ví điện tử được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện
nay: Momo, ZaloPay và Moca.
3.2.
Đối tượng khảo sát:
Sinh viên khóa 46 khoa Quản trị đang theo học tại trường Đại học Kinh tế TP
HCM đã và đang sử dụng 3 loại ví điện tử gồm Momo, Zalopay và Moca vào mùa
dịch này.
3.3.
Nội dung cần làm sáng tỏ:
Trong bối cảnh dịch Covid-19, khi người tiêu dùng Việt Nam, trong đó có sinh
viên, được khuyến khích thanh tốn qua mạng, tránh tiếp xúc trực tiếp và đang dần
chuyển sang lựa chọn sử dụng ví điện tử như Momo, Zalopay, Moca.
Một khảo sát của Asia Plus cho rằng có hơn 85% người tiêu dùng sở hữu ít nhất
một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh tốn. Đặc biệt, có 71% người dùng sử dụng ví
điện tử hoặc các ứng dụng thanh tốn ít nhất một lần/tuần. Khảo sát đó cịn thể hiện
rõ, MoMo chiếm 68% trong thị trường thanh toán trên điện thoại. Trong cuộc cạnh
tranh khốc liệt giữa các đơn vị thanh tốn trung gian, ví MoMo đã tạo một khoảng
cách lớn với các đối thủ theo sau. Cụ thể, Moca chiếm 7% thị phần và Zalopay chiếm
5%.
Việc hạn chế tiếp xúc và đi lại do dịch bệnh Covid-19 đã khiến người dùng đã
chuyển từ hình thức mua sắm trực tiếp qua các kênh online (Lazada, Tiki, ...) cùng với
những ứng dụng đi chợ hộ cũng dùng ví điện tử để thanh tốn nhiều hơn trước. Theo
đó, các ví điện tử thêm phát triển từ xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt cho các
dịch vụ truyền thống như nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn định
kỳ… và sự phát triển đó được dự đốn vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn và dần thay
6
thế lựa chọn dùng tiền mặt trong thời gian dài tới. Bên cạnh đó chúng cịn giải quyết
việc thanh tốn không tiền mặt cho các dịch vụ thiết yếu đang bùng nổ trong những
năm gần đây như đặt xe công nghệ, giao nhận thức ăn,... Các cơng ty ví điện tử đã
nắm bắt cơ hội này để chạy rất mạnh các chương trình ưu đãi, khuyến mãi khi thanh
tốn trực tuyến khiến cho tỷ lệ thanh tốn bằng hình thức này càng tăng cao hơn nữa.
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong những tháng đầu năm 2021,
có hơn 200 triệu giao dịch được thực hiện thơng qua ví điện tử, với giá trị khoảng 77,7
nghìn tỷ đồng.
Sau khi đã hiểu được độ thông dụng và cần thiết của ba ứng dụng ví điện tử
(Momo, Moca, Zalopay) đối với người dân Việt Nam nói chung, bây giờ chúng ta sẽ
tìm hiểu tần số sử dụng và mục đích sử dụng ba loại ví điện tử đó của sinh viên khóa
46 khoa Quản trị của trường Đại học Kinh tế TP HCM vào thời điểm bệnh dịch
Covid-19 đang hồnh hành. Từ đó, đề xuất những giải pháp tối ưu giúp các đơn vị
cung ứng dịch vụ ví điện tử nắm bắt xu hướng tốt hơn cũng như nhu cầu thanh tốn
của khách hàng.
3.4.
Tính hữu ích của đề tài:
Đối với doanh nghiệp: Thông tin từ nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết
được những mặt tốt và mặt hạn chế của các ví điện tử từ đó chỉnh sửa và nâng cấp
những ứng dụng đã có để tối đa hóa phục vụ cho khách hàng và đồng thời có thể tạo
thêm nhiều ứng dụng ví điện tử phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra còn
tạo cơ hội cho người dân Việt Nam chuyển đổi số, tiến nhanh đến cuộc cơng nghiệp
hóa 4.0.
Đối với sinh viên: Từ nghiên cứu nãy sẽ cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quan
hơn về ba loại ví điện tử cả về ưu và nhược điểm để có thể lựa chọn loại ví điện tử
phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân nhất.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
Trước những lợi ích và sự tiện lợi mà việc sử dụng ví điện tử mang lại, đặc biệt là
trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, khi mà nền kinh tế khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn
cả thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong bối cảnh đó thì hệ thống thanh toán điện tử
vẫn đã và đang tận dụng “nghịch cảnh” để đẩy mạnh phát triển, thực hiện tốt được
mục tiêu kép, vừa thúc đẩy nền kinh tế, giảm mức lạm phát mà cịn vừa góp phần hạn
chế tiếp xúc tiền mặt, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Chính vì vậy, việc thực
hiện nghiên cứu về nhu cầu sử dụng ví điện tử là vơ cùng cần thiết, đặc biệt là tập
trung vào đối tượng sinh viên – một trong những lực lượng trẻ đông đảo đã sớm được
tiếp cận và sử dụng ví điện tử.
Nghiên cứu chỉ được tiến hành khảo sát đối với sinh viên khoá 46, chuyên ngành
Quản trị đang theo học tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và tập trung
vào 3 ví điện tử phổ biến nhất đối với sinh viên đó là Momo, Zalopay và Moca. Do đó
các kết quả tìm được chỉ mang tính tương đối và có thể hữu ích trong một phạm vi nhất
định vì sẽ có sự khác biệt về mức sống, thu nhập và nhu cầu mua sắm của sinh
7
viên giữa các trường đại học khác nhau. Bên cạnh đó cũng có sự khác biệt về phạm vi
sử dụng của các ví điện tử giữa các vùng miền. Chẳng hạn như Momo là một trong
những ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam, đã rất phổ biến, có lượng người sử dụng cao
và được áp dụng cho nhiều hình thức thanh tốn khơng chỉ trên các trang thương mại
điện tử mà còn ở các cửa hàng tiện lợi hay quán ăn, quán cà phê. Nhưng các ví điện tử
như Zalopay và Moca mới phát triển những năm gần đây, vẫn cịn hạn chế về phạm vi
áp dụng thanh tốn và chỉ phổ biến ở một số thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, cịn ở một số những địa phương thì sẽ có các ví điện tử khác
phổ biến hơn như Viettel Pay hay VTC Pay.
Ngồi ra, nghiên cứu cịn được tiến hành trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang
hoành hành, đặc biệt là ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, khi dịch bệnh bùng phát
mạnh, địa phương phải thực hiện nghiêm khắc các biện pháp phong tỏa, giãn cách,
không những ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của sinh viên mà còn khiến cho rất
nhiều sản phẩm, dịch vụ bị hạn chế, ít nhiều cũng đã tác động đến nhu cầu mua sắm
và sử dụng ví điện tử của sinh viên.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Về mặt không gian: khu vực nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế TP HCM. Đây
là ngơi trường có đơng học sinh từ các vùng lân cận, sinh viên có khả năng tiếp cận
đến các cơng nghệ cao, có nhu cầu sử dụng ví điện tử đơng. Hình thức khảo sát: qua
form câu hỏi và gửi đến các bạn qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, …
Thời gian thực hiện khảo sát: tháng 9/2021.
Về mặt thời gian: Để tài nghiên cứu từ khoảng năm 2017 đến nay nhưng tập trung
nghiên cứu đề tài từ 2020 đến tháng 10/2021. Đây thời điểm dịch covid bùng phát ở
Việt Nam, và thời gian thực hiện chính sách hạn chế tiếp xúc giữa người, tránh tụ tập,
tránh thanh toán trực tiếp nên đây cũng cơ hội cho việc thanh tốn qua các ví điện tử
bùng nổ.
6. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN:
6.1. Các khái niệm:
a) Ví điện tử:
Theo khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, ví điện tử là dịch vụ cung cấp
cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di
động, máy tính... ), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền
gửi tương đương với số tiền được chuyển từ Tài khoản thanh toán của khách hàng tại
ngân hàng vào tài Khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử
theo tỷ lệ 1:1.
Cũng theo tác giả Pachpande, B. R., & Kamble, A. A. (2018), ví điện tử là một loại
thẻ hoạt động bằng điện tử và cũng được sử dụng cho các giao dịch được thực hiện
trực tuyến thơng qua máy tính hoặc điện thoại thơng minh và tiện ích của nó giống
như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.
Nguyễn Thùy Dung & Nguyễn Bá Huân (2018) lại xem ví điện tử là dịch vụ về
thanh toán trực tuyến mà người dùng sử dụng số tiền có trong ví để mua hàng hoặc trả
phí tại các website thương mại điện tử, đồng thời cho phép các giao dịch chuyển tiền,
nạp tiền, rút tiền, theo dõi lịch sử giao dịch.
8
Ngồi ra Vũ Minh Tân (2014) nói rằng ví điện tử là một tài khoản điện tử. Nó
giống như “ví tiền” của bạn trên Internet và đóng vai trị như một chiếc ví tiền mặt
trong thanh tốn trực tuyến, giúp bạn thực hiện cơng việc thanh tốn các khoản phí
trên internet, gửi và nhận tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời
gian và tiền bạc.
b) Hành vi tiêu dùng:
Theo Michael (1997), hành vi tiêu dùng của khách hàng là một quá trình mà một
cá nhân hay một nhóm lựa chọn, mua, sử dụng và vứt bỏ một sản phẩm, dịch vụ, ý
tưởng hoặc kinh nghiệm nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.
Hành vi tiêu dùng cũng được Schiffman & Kanuk (2007) định nghĩa là: “Hành vi
và cái mà người tiêu dùng bày tỏ khi tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá và xử lý các
sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ”.
Tác giả Kotler (2003) lại cho rằng, ý định mua hàng của người tiêu dùng là hệ quả
của các yếu tố của môi trường tác động vào nhận thức của người mua, những đặc
điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định mua sắm nhất
định.
c) Tiện ích:
Thanh Tùng (2020) cho rằng tiện ích đề cập đến tính hữu ích hoặc giá trị mà người
tiêu dùng mong đợi nhận được sau khi trả tiền để mua sản phẩm của công ty.
Theo Sheth et al (1991), giá trị chức năng đề cập đến lợi ích kinh tế mà khách
hàng cảm nhận được bắt nguồn từ các thuộc tính (tính năng, tiện ích,...) của các sản
phẩm và dịch vụ.
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân và Nguyễn Thành Long (2021) cho thấy
rằng người dùng rất quan tâm tới những hữu ích, tiện ích có thể có của ví điện tử. Đây
là điều dễ nhận thấy bởi các công ty kinh doanh ví điện tử ln chú trọng gia tăng tiện
ích cho khách hàng để thu hút người dùng, chứng tỏ rằng những hữu ích mà khách
hàng cảm nhận được càng lớn thì họ có xu hướng sử dụng nó.
d) Niềm tin:
Trong những năm gần đây, yếu tố niềm tin càng được nhiều nhà nghiên cứu chú ý
hơn và áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: thương mại điện tử (Stouthuysen và cộng
sự, 2018), ngân hàng và thương mại qua điện thoại (Silic & Ruf, 2018), thanh tốn
qua ví điện tử trên điện thoại (Shalina và cộng sự, 2020).
Theo Shin, D. H. (2013) đã phát biểu niềm tin vào nhà cung cấp dịch vụ được định
nghĩa là khách hàng tin tưởng rằng các nhà cung cấp dịch vụ có tính chính trực và
đáng tin cậy.
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) cho rằng niềm tin về kết
quả hành động và những đánh giá kết quả dựa trên hành động sẽ tác động tới thái độ
tích cực hay tiêu cực đối với hành động đó. Theo nghiên cứu của Susanto và cộng sự
(2013), các yếu tố nhận thức an tồn, danh tiếng của cơng ty, sử dụng trang web và sự
hỗ trợ nhà nước đề có ảnh hưởng đến niềm tin khi sử dụng thanh toán online.
Khi niềm tin được củng cố, hành vi và ý định sử dụng của người dùng cũng sẽ bị
ảnh hưởng (Oliveira và cộng sự, 2014).
e) Ảnh hưởng xã hội:
Theo Venkatesh và cộng sự (2003) ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân
thấy rằng những người quan trọng đối với họ nghĩ rằng nên sử dụng hệ thống thông
tin mới.
9
Nguyễn Minh Kha (2020) cũng định nghĩa ảnh hưởng xã hội là mức độ ảnh hưởng
của những người có ý nghĩa quan trọng đến bản thân một người lên quyết định sử
dụng hệ thống.
Các tác giả Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân và Nguyễn Thành Long
(2021) nói rằng những tác động từ bên ngoài cá nhân, bao gồm những mối quan hệ
như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, … hay những người nổi tiếng được u thích sẽ
thường có ảnh hưởng tới hành vi của cá nhân đó.
f) Khuyến mãi:
Khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc
mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định được quy định tại Điều 88 Luật thương mại 2005.
Theo Lê Xuân Phương, Phó Giám Đốc nghiên cứu tại Cimigo (2019) cho rằng, các
chương trình khuyến mãi đa dạng và thường xuyên cũng là một trong những yếu tố
quan trọng nhất, ảnh hưởng đến việc lựa chọn thương hiệu ví điện tử của người dùng.
g) Bảo mật và an tồn thơng tin:
Bảo mật của ví điện tử được định nghĩa là mức độ mà khách hàng tin rằng việc sử
dụng một phương thức thanh tốn cụ thể thơng qua ứng dụng di động sẽ được giữ an
toàn (Amoroso, D. L., & Magnier-Watanabe, R. 2012).
An tồn thơng tin là bảo vệ thơng tin và hệ thống thơng tin nói chung khỏi các truy
cập trái phép, sử dụng, làm lộ, làm hỏng, chỉnh sửa, ghi chép không được phép theo
Trung tâm thư viện về công nghệ thông tin (2020).
h) Sự thuận tiện:
Thuận tiện được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng ln có một tổ chức
và sự sở hạ tầng kỹ thuật nào đó tồn tại để hỗ trợ cho việc sử dụng hệ thống (Nguyễn
Văn Sơn và cộng sự 2021).
6.2. Các nghiên cứu:
Dưới đây là một vài nghiên cứu mà nhóm đã lựa chọn tham khảo để hỗ trợ bài báo
cáo một cách tốt nhất:
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long. (2021).
Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử Momo khi mua sắm
trực tuyến của sinh viên Đại học Cơng nghiệp TP.HCM. Tạp chí Khoa học
và Cơng nghệ, Số 50, 2021.
Nguyễn Minh Kha. (2020). Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng và ý
định giới thiệu dịch vụ Ví điện tử trên điện thoại di động của khách hàng
tại TP.HCM. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Trung tâm thư viện về công nghệ thông tin. (2020). Những khái niệm cơ
bản về an tồn thơng tin mạng. Truy cập ngày 13/9/2021 từ
/>Betweenmates. (2017). Sự khác biệt giữa thuận tiện và thuận lợi. Truy cập
ngày 15/9/2021 từ />
10
Vũ Minh Tân. (2014). Xây dựng ứng dụng di động cho ví điện tử. Luận văn
thạc sỹ, Đại học Cơng nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.
7. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN NGHIÊN
CỨU:
7.1. Các nhân tố ảnh hưởng:
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử Momo, Moca, Zalopay của
sinh viên khoa Quản trị, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh:
-
-
-
-
-
-
-
Các tiện ích: tiện ích đáng kể mà ví điện tử mang lại như thanh tốn tiện lợi,
nhanh chóng, giảm thiểu việc tiếp xúc, lây nhiễm qua tiền mặt trong giai đoạn
dịch bệnh Covid-19… đã tác động rất nhiều đến quyết định sử dụng ví điện tử
của sinh viên.
Niềm tin: việc sử dụng ví điện tử rõ ràng sẽ mang lại rất nhiều tiện ích cho sinh
viên, chính vì vậy sinh viên có niềm tin rằng việc sử dụng ví điện tử sẽ giúp
cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng và năng suất hơn. Bên cạnh đó, niềm tin
cịn đến từ sự tín nhiệm, sự lựa chọn của sinh viên khi chọn các ví điện tử như
Momo, Moca, Zalopay, vì đây là những ví điện tử vơ cùng phổ biến, uy tín và
phạm vi thanh toán rộng.
Ảnh hưởng xã hội: sinh viên nhận thấy được sự hữu ích của ví điện tử thơng
qua gia đình, bạn bè và những người xung quanh họ, việc sử dụng ví điện tử
giúp cho họ có thể dễ dàng trao đổi, chuyển tiền nhanh chóng cho nhau cho dù
bất cứ khoảng cách xa gần.
Các khuyến mãi: hiện nay các ví điện tử đều có rất nhiều các chương trình
khuyến mãi thu hút sinh viên sử dụng. Như ví Moca thì có chương trình tích
điểm đổi lấy voucher mua hàng, giảm giá, cịn Momo và Zalopay thì có các
chương trình giảm giá khi nạp tiền điện thoại, mua dữ liệu di động 3G/4G hay
các khuyến mãi khi thanh toán trên các trang thương mại điện tử…
Sự thuận tiện: sự phát triển của điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng có tích
hợp các chức năng thanh tốn trực tuyến và liên kết với các ví điện tử Momo,
Moca, Zalopay giúp cho việc sử dụng ví điện tử trở nên nhanh chóng và dễ
dàng.
Tính an tồn, bảo mật: trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều vấn đề tiêu cực
xảy ra liên quan đến tính an tồn và bảo mật của ví điện tử như việc mất tiền
trong tài khoản hay việc lộ thông tin cá nhân của người sử dụng. Chính điều
này ít nhiều cũng đã gây nên sự quan ngại của sinh viên trong việc sử dụng ví
điện tử.
Dịch Covid-19: trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra ngày càng phức tạp,
người tiêu dùng Việt Nam nói chung và sinh viên UEH nói riêng đang dần ưu tiên
lựa chọn sử dụng ví điện tử để thanh tốn nhanh chóng hơn và tránh tiếp xúc, lây
lan dịch bệnh qua tiền mặt. Điển hình là tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi địa
phương phải áp dụng chỉ thị 16 tăng cường,”ai ở đâu ở yên đó” khiến cho người
dân chỉ có thể mua nhu yếu phẩm qua 2 hình thức là dịch vụ đi chợ hộ và đặt hàng
trực tuyến, các hình thức này đều khuyến khích và ưu tiên
11
các đơn hàng đã thanh tốn trực tuyến, chính vì vậy ví điện tử ngày càng phổ
biến hơn trong giai đoạn này.
7.2. Mơ hình nghiên cứu:
Mơ hình nghiên cứu được đề xuất về các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng ví
điện tử của sinh viên UEH được xây dựng dựa trên mơ hình và Thuyết hợp nhất về
chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) trong luận án Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 - “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng ví điện tử tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Linh Phương.
Trong đó:
Biến trung gian (Sự thuận tiện): đóng vai trị làm trung gian, cầu nối giữa biến
độc lập (các tiện ích) và biến phụ thuộc (hành vi sử dụng ví điện tử), vì sự
thuận tiện vừa củng cố thêm các tiện ích cho ví điện tử vừa là nhân tố tác
động đến hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên.
Biến điều tiết (Tính an tồn, bảo mật): làm thay đổi mối quan hệ tác động từ biến
độc lập (niềm tin) lên biến phụ thuộc (hành vi sử dụng ví điện tử), cụ thể, những
nguồn tin tiêu cực về tính an tồn, bảo mật của ví điện tử có thể ảnh
12
hưởng đến niềm tin của người dùng, từ đó người dùng sẽ cân nhắc hơn
trong việc có nên sử dụng ví điện tử hay khơng.
Biến kiểm sốt (Dịch Covid): dịch bệnh có thể kiểm sốt một phần hành vi sử
dụng ví điện tử của sinh viên, khi trong thời gian giãn cách và hạn chế người
dân ra ngoài mua nhu yếu phẩm, dẫn đến việc phải sử dụng ví điện tử để
mua sắm qua các trang thương mại điện tử, đặt hàng qua ứng dụng.
8. CÁC GIẢ THUYẾT:
8.1. Các tiện ích có ảnh hưởng hành vi sử dụng ví điện tử:
Theo “Factors Impacting the Usage of E-Wallets in National Capital
Region”(2020)( Dr. Meenakshi Dhingra, Dr. Kanika Sachdeva, CMA Manisha
Machan) Ví điện tử Paymentsby hiện được coi là phương thức giao dịch phổ biến nhất
vì nhiều lợi ích của nó bao gồm tính linh hoạt, tiện lợi và bảo vệ (Uddin và Akhi,
2014). Ví điện tử hiện được chú ý vì tính sáng tạo, tùy chỉnh tương tự và trò chuyện
nhanh (Osakwe và Okeke, 2016). Dựa vào đó, giả thuyết được đưa ra:
H1: Các tiện ích có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng ví điện tử.
8.2. Niềm tin có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử:
Niềm tin khách hàng là một yếu tố quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp muốn
tạo dựng. “Một cuộc khảo sát về vai trò của sự quen thuộc và sự tin tưởng và nhận
thấy rằng ý định hành vi của khách hàng bị ảnh hưởng nhiều bởi hai yếu tố chính đó”
(Gefen 2000). Vì thế, giả thuyết được đưa ra:
H2: Niềm tin có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
8.3.
Ảnh hưởng xã hội tác động lên hành vi sử dụng ví điện tử:
Con người đang sống trong một xã hội, vì vậy, đám đơng có tác động lớn đến hành
vi của một cá nhân. “có vẻ như những lời truyền miệng (ảnh hưởng xã hội) rất ảnh
hưởng đến ý định người tiêu dùng trong mẫu này. Nếu người tiêu dùng có thể nhìn
thấy những lợi ích việc sử dụng thiết bị này, sau đó họ có thể hoạt động như những
người quảng bá cho các doanh nghiệp.”(2019)( Analysis of Factors That Affect
Intention to Use e-Wallet through the Technology Acceptance Model Approach (Case
Study: GO-PAY)). Dựa trên cơ sở đó, giả thuyết H3 được đưa ra:
H3: Ảnh hưởng xã hội tác động lên hành vi lựa chọn ví điện tử.
8.4.
Các chính sách khuyến mãi tác động đến hành vi sử dụng ví điện tử:
“Người dùng bị thu hút sử dụng ví điện tử để được hồn tiền và tích lũy điểm
thưởng”(“Examining actual consumer usage of E-wallet: A case study of big data
analytics”-Shasha Teng, Kok Wei Khong 2021). Giả thuyết H4 được đưa ra nhằm
kiểm định sự tác động của các chính sách khuyến mãi lên người dùng:
H4: Các chính sách khuyến mãi tác động đến trải nghiệm người dùng.
8.5. Sự thuận tiện ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử:
13
Tính dễ sử dụng được định nghĩa là mức độ mà các cá nhân tin rằng việc sử dụng
một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực về thể chất và tinh thần (Davis, 1993). Ngồi
ra, thơng qua nghiên cứu của Amoroso & Watanabe (2012), họ đã tìm thấy tác động
của việc cấy ứng dụng thanh toán di động vào Sony-thương hiệu điện thoại di động để
người dùng dễ dàng hơn mà không cần phải thực hiện thêm các hoạt động như cài đặt
các ứng dụng bổ sung trên điện thoại di động của họ. Sự thuận tiện và xử lý nhanh
chóng được cơng nhận là các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chấp nhận ví điện tử
(Reddyet al., 2017). Vì vậy, giả thuyết được đưa ra:
H5: Sự thuận tiện ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
8.6.
Tính an toàn, bảo mật tác động hành vi sử dụng ví điện tử:
Trong nghiên cứu “Factors Impacting the Usage of E-Wallets in National Capital
Region”(2020)( Dr. Meenakshi Dhingra, Dr. Kanika Sachdeva, CMA Manisha Machan).
Dữ liệu chính được thu thập từ 285 người trả lời thuộc Vùng thủ đô quốc gia (NCR) của
Ấn Độ. Nghiên cứu đã nhấn mạnh thực tế rằng các vụ lừa đảo xảy ra với hầu hết mọi
người là vấn đề chính mà các cá nhân gặp phải liên quan đến việc sử dụng ví điện tử. Hơn
nữa, phân tích được thực hiện trên 64 người khơng sử dụng ví điện tử đã nhấn mạnh rằng
lý do chính của việc khơng sử dụng ví điện tử là thói quen thanh toán bằng tiền mặt và
những lo ngại về bảo mật. Một báo cáo của KPMG (2010) nhấn mạnh an ninh và quyền
riêng tư là những mối quan tâm chính của khách hàng để sử dụng các phương thức thanh
tốn kỹ thuật số. Ngồi ra, từ nghiên cứu cho thấy tác động của bảo mật có tác động đến
hai yếu tố khác là lòng tin và ý định sử dụng (Tuyên bố trước đó dựa trên nghiên cứu
được thực hiện bởi Amoroso & Watanabe
(2012) và Kumar và cộng sự (2018)). Chính vì thế, giả thuyết được đưa ra:
H6: Tính an tồn, bảo mật tác động đến việc lựa chọn sử dụng ví điện tử.
8.7.
Dịch Covid 19 làm tăng việc sử dụng ví điện tử:
SARS- Cov2 có tác động chết người khơng chỉ đối với con người mà cịn đối với
hoạt động kinh doanh (Turner và Akinremi, 2020 ; Ivanov, 2020 ) Như đã đề cập, các
giọt của SARS-Cov2 có thể dễ dàng rơi xuống các vật thể vơ tri vơ giác (Ather và
cộng sự, 2020 ). Do đó, dựa trên khả năng này, WHO đã đưa ra lời khun và khuyến
khích sử dụng thanh tốn kỹ thuật số khi có thể (Brown, 2020)”. Theo khảo sát của
Visa, trong bối cảnh dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam đang dần ưu tiên lựa
chọn sử dụng ví điện tử cũng như thanh tốn khơng tiếp xúc và thanh tốn bằng mã
QR. Việc hạn chế tiếp xúc và đi lại do dịch bệnh Covid-19 đã khiến người dùng đã
chuyển từ hình thức mua sắm trực tiếp qua các kênh online. Nghiên cứu “COVID-19
and e-wallet usage intention: A multigroup analysis between Indonesia and
Malaysia”(2020) kết luận rằng rủi ro nhận thức được và tính hữu ích được nhận thức
ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử trong thời gian bùng phát COVID19. Gỉa thuyết được đưa ra kiểm nghiệm có mối tương quan giữa dịch bệnh covid 19
và sự tăng sử dụng ví điện tử hay khơng:
H7: Dịch Covid 19 làm tăng việc sử dụng ví điện tử.
9. CHỌN MẪU:
14
9.1. ĐẶC TRƯNG CỦA MẪU (cac đặc trưng cua mẫu tao nên
sư khac biêt đáng kể về y kiên, thai đô, quan điêm đôi vơi vân đê
nghiên cưu):
Một số đặc trưng chung của mẫu là sinh viên từ 18 đến 20 tuổi, trình độ văn
hóa là tốt nghiệp cấp 3. Với đặc trưng chung này mẫu có tưởng phóng khống, thích
tiếp thu và có thể sử dụng những ứng dụng cơng nghệ tiên tiến một cách dễ dàng. Sinh
viên cịn dễ bị ảnh hưởng bởi mọi người xung quanh như bạn bè, người thân khi đưa
ra quyết định sử dụng những loại ví điện tử, đặc biệt là những loại được mọi người
đánh giá cao như Momo, Zalopay và Moca. Với đặc trưng thu nhập, hầu hết họ chưa
có thu nhập ổn định do chưa có việc làm và đa số là phụ thuộc vào gia đình nên sẽ bị
thu hút rất nhiều bởi các ứng dụng ví điện tử có nhiều khuyến mãi như giảm giá thành
của sản phẩm, hồn tiền khi thanh tốn qua ví điện tử. Bên cạnh đó, những ví điện tử
(Momo, Zalopay và Moca) có rất nhiều tính năng tiện lợi, khơng tốn nhiều thời gian
chờ đợi được thực hiện các giao dịch như chuyển tiền nhanh, mua 3G/4G ngay lập
tức,... và có nhiều chương trình khuyến mãi cho sinh viên. Những chức năng đó càng
khiến cho những sinh viên trẻ năng động có hứng thú hơn với việc sử dụng vì cuộc
sống của họ sẽ dễ dàng và năng suất hơn khi dùng ví điện tử.
Điểm khác biệt ở đặc trưng mẫu là: nơi cư ngụ: Thành phố Hồ Chí Minh và các
khu vực tỉnh thành lân cận. Mẫu dự kiến khảo sát là sinh viên khoa Quản Trị, khóa 46
tại trường đại học UEH. Mà sinh viên ở đây đa số đến từ thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh thành lân cận. Bài nghiên cứu với đề tài: KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG
VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TỐN CỦA SINH VIÊN UEH TRONG THỜI KỲ
COVID 19. Trong lúc dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ, nhiều nơi bị phong tỏa,
những sinh viên đang cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh đều khơng thể ra ngồi mua
đồ ăn, đồ thiết yếu, chỉ có thể mua đồ trực tuyến nên việc thanh tốn nhanh bằng ví
điện tử là khơng thể thiếu.
9.2.
XÁC ĐỊNH CÁCH THỨC LẤY MẪU - KÍCH THƯỚC MẪU - SỐ
NHĨM:
Cách thức lấy mẫu: Xác định tổng thể chung: những sinh viên từ 18 đến 20
tuổi, đã tốt nghiệp cấp 3, là sinh viên K46 tại trường UEH. Xác định khung chọn mẫu
hay danh sách chọn mẫu: tuổi, trình độ văn hóa, trường đang theo học, khóa đang theo
học, nơi cư ngụ. Đối với việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu: dựa vào mục đích
nghiên cứu là khảo sát nhu cầu sử dụng ví điện tử để thanh tốn của sinh viên khóa 46
khoa Quản trị của trường Đại học Kinh tế TP HCM vào thời điểm bệnh dịch Covid-19
đang hoành hành. Hầu hết những sinh viên này đều có khả năng tiếp cận hay nhu cầu
sử dụng ví điện tử tương quan bằng và những nguồn lực thời gian, không gian, thơng
tin và về tổng thể một cách chính xác, nhóm 1 quyết định sử dụng lấy mẫu phi xác
xuất cho việc nghiên cứu khám phá và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Đây là lý
do cho nhóm quyết định lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo cách thuận
tiện cho đề tài. Với quy mô mẫu (sample size): 200 bạn K46 ngành Quản trị UEH vì
đây là nằm trong khoảng được theo Comrey & Lee (1992).
Đối với việc xác định các tiêu chí cho việc hình thành các nhóm: theo những đặc
trưng khác biệt ở mẫu quyết định chia thành 2 nhóm:
15
Nơi cư ngụ: ở TP.HCM
Nơi cư ngụ: ở các khu vực tỉnh thành lân cận.
Với lý do là tình hình dịch Covid 19 đang bùng phát, nhiều nơi bị phong tỏa,
những sinh viên đang cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh đều khơng thể ra ngồi mua
đồ ăn, đồ thiết yếu, chỉ có thể mua đồ trực tuyến nên việc thanh tốn nhanh bằng ví
điện tử là khơng thể thiếu. Hay ở các tỉnh thành khác có tình hình dịch khả quan hơn,
có thể mua các vật dụng thiết, thức ăn tại địa phương và việc sử dụng ví điện tử để
thanh toán là chưa được phổ biến rộng khắp, việc sử dụng tiền mặt còn nhiều ở các
địa phương. Nên nhóm quyết định chia thành 2 nhóm đặc trưng của mẫu để tìm ra sự
khác biệt về nhu cầu sử dụng ví điện tử để thanh tốn ở 2 khu vực cư ngụ khác nhau.
10.
BẢN CÂU HỎI:
BẢN CÂU HỎI ĐỀ TÀI KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ
THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN UEH TRONG THỜI KỲ COVID 19.
Xin chào mọi người!
Chúng mình là nhóm sinh viên khoa Quản trị trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh. Hiện chúng mình đang thực hiện nghiên cứu “Khảo sát nhu cầu sử dụng ví điện
tử để thanh toán của sinh viên UEH trong thời kỳ Covid-19” để phục vụ cho môn học
“Phương pháp nghiên cứu trong quản trị”. Rất mong bạn dành chút thời gian hỗ trợ trả
lời bản khảo sát này của chúng mình. Khảo sát này chỉ nhằm phục vụ cho mục đích
nghiên cứu khoa học, và mọi thông tin được bảo mật.
Xin chân thành cảm ơn!
1.
Bạn có sử dụng ví điện tử khơng?
• Có
• Khơng
Nếu
câu trả lời là có thì tiếp tục khảo sát, nếu khơng thì xin dừn
Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham gia cuộc khảo sát.
2.
Bạn đang sử dụng loại ví điện tử nào?
• Momo
• ZaloPay
• Moca
• Khác
Nếu
người được khảo sát nằm trong 3 loại ví điện tử Momo, Za
tục cuộc khảo sát, nếu khơng thì dừng cuộc khảo sát (vì khơng nằm trong đối tượng
khảo sát).
Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham gia cuộc khảo sát.
3.
Bạn sử dụng ví điện tử vì những mục đích gì?
• Thanh tốn hóa đơn
• Mua sắm
• Chuyển tiền
• Đóng học phí
16
• Mua data, nạp điện thoại
• Thanh tốn chi phí xe cơng nghệ
4.
Bạn hãy sắp xếp theo thứ tự các mục đích khiến bạn quyết
ví điện tử, với (1) là mục đích thích nhất, (2) mục đích thíc
Thanh tốn hóa đơn
Mua sắm
Chuyển tiền
Đóng học phí
Mua data, nạp điện thoại
Thanh tốn chi phí xe công nghệ
5.
Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn sử dụng ví điện
bạn?
8.
• Các tiện ích
• Qua sự giới thiệu của gia đình, bạn bè
• Các khuyến mãi
• Tính an tồn, bảo mật
• Thanh tốn nhanh
• Giao diện dễ sử dụng
• Covid 19
Chi tiêu trung bình của bạn trong 1 tháng TRƯỚC khi bùn
là?
• <1.000.000
• 1.000.000 – 3.000.000
• >3.000.000
Chi tiêu trung bình của bạn trong 1 tháng SAU khi bùng d
• <1.000.000
• 1.000.000 – 3.000.000
• >3.000.000
Tần suất sử dụng ví điện tử trung bình của bạn TRƯỚC kh
9.
dịch Covid - 19 là bao nhiêu?
• 1 - 3 lần/tuần
• 4 - 6 lần/tuần
• > 6 lần/tuần
Tần suất sử dụng ví điện tử trung bình của bạn SAU khi bù
6.
7.
10.
Covid - 19 là bao nhiêu?
• 1 - 3 lần/tuần
• 4 - 6 lần/tuần
• > 6 lần/tuần
Bạn có cho rằng dịch bệnh COVID-19 làm thay đổi thói q
dụng ví điện tử của bạn khơng?
• Rất khơng đồng ý
• Khơng đồng ý
17
• Bình thường
• Đồng ý
• Rất đồng ý
11. Mức độ hài lịng của bạn khi trải nghiệm 3 ví điện tử Mom
(với 1 là rất khơng hài lịng, 2 là khơng hài lịng, 3 là bình
lịng và 5 là rất hài lòng).
Khuyến mãi đa dạng
12. Bạn sẽ tiếp tục sử dụng 1 trong 3 loại ví điện tử Momo, M
Zalopay trong thời gian tới chứ?
• Khơng tiếp tục sử dụng
• Khơng chắc chắn
• Vẫn tiếp tục sử dụng
13. Bạn có muốn cải thiện điều gì về ví điện tử bạn đang dùng
• Tốc độ giao dịch
• Ưu đãi khuyến mãi
• Bảo mật thơng tin
• Giao diện sử dụng
• Tính năng, tiện ích
Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã dành thời gian để hoàn thành khảo sát. Chúc các
bạn nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống.
11. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tiểu Minh. (2020). Ví điện tử lên ngơi trong mùa dịch COVID-19. Truy cập
ngày 16/10/2021 từ />Tuổi Trẻ. Người dùng ví điện tử ứng dụng thanh toán tăng nhanh trong dịch
Covid19. Truy cập ngày 16/10/2021 từ />
18
Thành Ln. (2020). Thanh tốn điện tử “lên ngơi” mùa dịch Covid-19. Truy
cập ngày 16/10/2021 từ />DTTD. (2020). Với 25 triệu người dùng mới, Moca trở thành công ty fintech
tiêu biểu thần thứ 4 liên tiếp. Truy cập ngày 16/10/2021 từ
/>Nguyễn Minh Kha. (2020). Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng và ý định
giới thiệu dịch vụ Ví điện tử trên điện thoại di động của khách hàng tại
TP.HCM. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Nguyễn Thị Linh Phương. (2013). Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định
sử dụng ví điện tử tại Việt Nam. Luận văn, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Trần Nhật Tân. (2019). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab. Luận văn, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long. (2021).
Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử Momo khi mua sắm
trực tuyến của sinh viên Đại học Cơng nghiệp TP.HCM. Tạp chí Khoa học và
Cơng nghệ, Số 50, 2021.
19