Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Gợi mở ý tưởng xây dựng nội dung giáo dục thực chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.08 KB, 9 trang )

GỢI MỞ Ý TƯỞNG XÂY DỰNG NỘI DUNG GIÁO DỤC THỰC CHẤT
PGS.TS. Lê Cơng Sự*
1

Tóm tắt: Tham luận tổng quan lời bình của một số học giả về giáo dục Việt Nam hiện đại, qua đó gợi mở những nội dung hướng
tới giáo dục thực chất trong tương lai dựa trên nguyên tắc giáo dục thực dụng như: học bằng làm; giáo dục toàn diện trên tinh
thần sáng tạo và tư duy độc lập; giáo dục mang tính tồn cầu và hướng tới chung sống hài hòa với tự nhiên; đề cao giảng dạy, học
tập ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Từ khóa: Giáo dục thực chất, ý tưởng, sáng tạo.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Muốn thiết lập một nền giáo dục thực chất và đạt hiệu quả tối ưu nhằm đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết phải xây dựng một triết lý và định hướng
phương châm giáo dục, nghĩa là đặt ra và trả lời đúng những câu hỏi chung như: Cần
thiết phải giáo dục những nội dung gì? Giáo dục cho những đối tượng nào? Phương
pháp giáo dục triển khai ra sao? Giáo dục hướng tới mục đích gì? Nói cách khác, điểm
cốt yếu của một nền giáo dục thực chất là phải lựa chọn, xác định đúng hệ thống nội
dung chương trình, giáo trình, đối tượng, phương pháp và mục đích giảng dạy.
Những yếu tố trên tương tác qua lại trong một chỉnh thể cấu trúc thống nhất gọi là
thiết chế hay nền giáo dục. Với cách đặt vấn đề như vậy, bài viết của chúng tơi điểm
qua lời bình của một số nhà lý luận Việt Nam về thực trạng giáo dục nước nhà hiện
nay, qua đó gợi mở ý tưởng về một số nội dung cần giáo dục, hướng tới xây dựng một
nền giáo dục thực chất trong tương lai.
2.1. Những lời bình về giáo dục Việt Nam hiện nay và gợi mở một số ý tưởng hướng tới xây dựng nền giáo dục
đích thực trong tương lai

Trước khi đề xuất những gợi mở về xây dựng nội dung giáo dục thực chất trong
tương lai, chúng tôi thiết nghĩ cần phải điểm qua một số lời bình về giáo dục Việt Nam
hiện tại.
*



Trường Đại học Hà Nội.


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

45

2.1.1. Những lời bình về giáo dục Việt Nam hiện nay

Trong lịch sử, vấn đề giáo dục đã được bàn đến trong thơ văn các bậc tiền bối như
Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tơng, Cao Bá Qt, Ngơ Thì
Nhậm, Nguyễn Khuyến,... Tuy nhiên, nền giáo dục trong thời đại phong kiến chịu ảnh
hưởng sâu đậm của tư tưởng Nho giáo, với lối học hàn lâm, tầm chương trích cú, địi hỏi
người học phải vận dụng trí nhớ. Nền giáo dục đó đào tạo ra những Nho sĩ vừa làm quan
giúp vua trị dân, vừa sáng tác, ngâm vịnh thơ phú, chứ khơng vì mục đích nâng cao dân trí.
Đầu thế kỷ XX, nhìn thấy tính chất lạc hậu, thiếu tính thực tiễn của nền Nho học,
Phạm Quỳnh (1892 - 1945) - chủ bút Tạp chí Nam Phong đã sáng lập và trở thành
Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức, ông đặt câu hỏi: Nước Nam ta có một nền quốc
học không? [6, tr.77] rồi khai mở ra những cuộc tranh luận sơi nổi với mục đích chấn
hưng nền giáo dục nước nhà. Khi Bảo Đại lên ngôi, đã mời ông làm Thượng thư Bộ
Học - phụ trách giáo dục. Trên cương vị này, Phạm Quỳnh đã làm hết sức cho sự
nghiệp canh tân nền giáo dục theo hướng dung nạp, tích hợp khoa học phương Tây và
Đạo học phương Đơng, lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm điểm tựa.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vai
trị của giáo dục, Người cho rằng, học là một q trình tơi luyện đức tính con người, cải
hố cái xấu, phát huy cái tốt, cho nên “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo
dục mà nên”. Khi đất nước mới giành độc lập, ý thức một dân tộc dốt là một dân tộc yếu,
Hồ Chí Minh kêu gọi: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này,
là nâng cao dân trí... Mọi người Việt Nam... trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc

ngữ” [5, tr.36.]. Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh có thể tổng kết vắn tắt qua mệnh đề: “Vì
lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [5, tr.222].
Ý tưởng đó khơng chỉ có giá trị đương thời mà cịn có ý nghĩa lâu dài, đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, khi giáo dục Việt Nam đang “có vấn đề”, cần phát đi những tín hiệu SOS
[10, tr.24]. Nói cách khác, cải cách giáo dục đang là mệnh lệnh thiêng liêng của cuộc
sống, cần sự góp ý, phản biện từ phía các nhà khoa học và đóng góp cơng sức chung của
tồn xã hội hướng tới xây dựng một nền giáo dục thực chất.
Tiếp thu triết lý giáo dục Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất
việc xây dựng “một nền giáo dục mở, hướng tới đối tượng trung tâm là người học”
[9, tr.15] nhằm đào tạo ra “những cán bộ vừa có tâm, vừa có tầm”, “hiểu biết và cảm
thụ sâu sắc tinh hoa văn hóa dân tộc, có kiến thức khoa học và cơng nghệ hiện đại,
có năng lực tư duy độc lập,…, có khả năng sống và hoạt động linh hoạt trong một thế
giới phức tạp, đầy những bất định và đổi thay, đan xen những thách thức và cơ hội”
[9, tr.15]. Đây là những gợi ý quan trọng xây dựng chiến lược giáo dục Việt Nam trong
những thập kỷ qua.


46

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Tiếp cận từ góc độ đối tượng học, nhà tâm lý học Hồ Ngọc Đại cho rằng, giáo dục
phải lấy cuộc sống và người học làm trung tâm. Theo ông, “giáo dục là một thể chế xã
hội, nó là hiện thân của một nguyên lý đời sống, một khi nguyên lý thay đổi thì cũng
phải tạo ra một thể chế mới. Trẻ em là con đẻ tự nhiên của cuộc sống thì phải lấy trẻ
em làm chuẩn cho sự nghiệp giáo dục. Nền giáo dục phải vì trẻ em. Khơng phải thay
trẻ em mà phải thay nền giáo dục” [4, tr.578]. Giáo dục ln phải tự đổi mới, vì cuộc
sống vận động không ngừng và đối tượng giáo dục cũng thay đổi tâm - sinh lý, nhận
thức, lối sống theo từng lứa tuổi, từng thập kỷ. Trẻ em thập kỷ trước khác biệt so với
trẻ em thập kỷ sau, do vậy nội dung giáo dục phải được người học chấp nhận, có như

vậy việc học mới trở thành niềm vui.
Mục đích của giáo dục là hướng tới việc phát huy khả năng tư duy người học,
theo đúng nghĩa từ nguyên “Education” - gốc tiếng Latinh có nghĩa là rút tri thức từ
bên trong ra bên ngồi, chứ khơng phải bao cấp tư duy, bao biện ý tưởng, đưa tri thức
từ ngoài vào. Lối học bao cấp tư duy không phải đến bây giờ mới bị phê phán mà đã
được cảnh báo từ những năm đầu thế kỷ XX bằng những lời tâm huyết của nhà khoa
học Albert Einstein: “Bản chất của một nền giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán
độc lập phải được phát triển ở những người trẻ tuổi - một sự phát triển đang bị đe doạ
trầm trọng bởi sự nhồi nhét (hệ thống điểm số). Giáo dục nhồi nhét tri thức tất yếu dẫn
tới sự nơng cạn và vơ văn hố” [1, tr.49]. Theo Einstein, giáo dục cùng một lúc phải
hướng tới việc bồi dưỡng và phát huy hai thương số: IQ (intelligent quotient) và EQ
(Emotional quotient), bởi vì “dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ. Điều
quan trọng là anh ta phải được dạy để có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để
phấn đấu trong cuộc đời” [1, tr.48].
Nhà giáo Hồng Tuỵ nhìn vấn đề giáo dục Việt Nam từ góc độ so sánh với nền
giáo dục các quốc gia trên thế giới. Theo ông, giáo dục Việt Nam đã và đang trải qua
một cuộc khủng khoảng nghiêm trọng, Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
khủng hoảng đó, theo ơng là do nội dung giáo dục bất cập, dành quá nhiều thời gian
cho việc “học những kiến thức lạc hậu, hoặc quá thiển cận, thiên về triết lý “mì ăn
liền” mà coi nhẹ những vấn đề có ý nghĩa cơ bản suốt đời” [10, tr.231]. Giải pháp cho
một nền giáo dục như vậy chỉ có thể là xây dựng một thiết chế giáo dục phi lợi nhuận
(not for profit), tăng cường tính hiệu quả trong việc đầu tư cho giáo dục, mở rộng
trường dạy nghề, chú trọng giáo dục thường xuyên (Continuing Education), trả lương
cho giáo viên đủ nhu cầu sống để họ thiết tha với sự nghiệp trồng người, tơn vinh nghề
giáo, hình thành văn hố tài trợ giáo dục, tài trợ nhân tài, xây dựng một môi trường
đại học gắn với viện nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp, đưa giáo dục đại học gần
hơn với cuộc sống và lao động sản xuất, có một cơ chế thơng thống, tự chủ rộng rãi
cho các trường, viện đại học [10, tr.298].



Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

47

Theo quan điểm của chúng tôi, giáo dục phải luôn thay đổi theo cuộc sống, một
chương trình, giáo trình, một phương pháp giáo dục dù có hay như thế nào cũng khơng
thể đứng mãi với thời gian. Bởi vậy, nền giáo dục hiện đại phải tương thích với con
người và tư duy sáng tạo, phù hợp với nhu cầu cuộc sống và nền sản xuất hiện đại,
đồng thời cũng phải đảm bảo tính lý tưởng và tính nhân văn. Sản phẩm giáo dục là
những con người, thế hệ người cụ thể, mà con người là vốn quý nhất, lực lượng lao
động hàng đầu của xã hội. Vấn đề là ở chỗ, phải tạo nên nguồn lực con người có chất
lượng cao, làm việc có hiệu quả - một nguồn lực như vậy chỉ xuất phát từ một nền
giáo dục đúng cả về nội dung, chương trình lẫn phương pháp và mục đích - đó là một
nền giáo dục thực chất.
2.2. Giáo dục thực dụng - định hướng cơ bản xây dựng giáo dục thực chất

Để đối phó với những hiểm họa tồn cầu về cạn kiệt, ô nhiễm môi trường sinh
thái, nạn bùng nổ dân số, nguy cơ chiến tranh, bệnh dịch bùng phát và nghèo đói đang
diễn ra hiện nay, đưa nhân loại đến viễn cảnh chung sống hịa bình, theo chúng tơi, giáo
dục tương lai trước hết phải là một nền giáo dục thực dụng (Pragmatic Education)1.
Để triển khai một nền giáo dục như vậy, người dạy phải có nhiệm vụ h­­ướng sự
tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thực tế của hoạt động giáo dục
hiện đại, thực hiện giáo dục thực dụng là học bằng làm (Learning by Doing) - đúng
như nhận định của triết gia - nhà giáo dục người Mỹ - John Dewey (1859-1952):
“Giáo dục chính là bản thân cuộc sống” - Education is Life-itself [7, tr. 23]. Theo đó,
nhiệm vụ của giáo dục phải bắt đầu từ nhu cầu thực tiễn, cịn mục đích giáo dục nhất
thiết phải hướng tới phục vụ mọi vấn đề cấp thiết của cuộc sống. Chương trình, nội
dung các mơn học trong nhà trường từ bậc Tiểu học đến cao học phải xuất phát từ nhu
cầu thực tế, giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống hiện tại (cái đang là) và
tương lai (cái sẽ là) mà không quá thiên về, hoài niệm quá khứ (cái đã là). Các nhà

hoạch định và quản lý giáo dục phải được đào tạo một cách căn bản những kiến thức
môn Tương lai học (Futurology)2, từ đó mới có cơ sở dữ liệu hoạch định chiến lược
Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism), dịch sát nghĩa hơn là chủ nghĩa hành động - trường phái triết học
chủ trương một chủ thuyết chỉ đúng khi đưa tới kết quả tốt đẹp, còn những chủ thuyết khơng đưa tới kết
quả tốt đẹp thì nên loại bỏ. Chủ nghĩa thực dụng khởi đầu từ cuối thế kỷ XIX với triết gia Mỹ Charles
Peirce, sau đó được William James, John Dewey phát triển. Trường phái này ảnh hưởng sâu rộng trong
tư tưởng và lối sống xã hội Mỹ. Thuật ngữ “thực dụng” dùng trong bài này với nghĩa đề cao tính hành
động thiết thực, có tính hiệu quả và tiết kiệm.
2
Futurology - Khoa học dự báo tương lai nhân loại (dân số, lương thực, xung đột xã hội, tài chính, phát
triển đơ thị, v.v...). Alvin Toffler (1928-2016) nhà tương lai học người Mỹ trong bộ ba tác phẩm: The
future Shock, The Power shiftr, The Third Weve đã dự báo khá chính xác viễn cảnh tương lai của thế giới
và nước Mỹ, tạo cơ sở dữ liệu cho sự hoạch định chiến lược của các chính trị gia.

1


48

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

giáo dục cho các bậc Tiểu học và Trung học, vì các bậc học này không chỉ cần những
kiến thức vận dụng hiện tại mà chủ yếu là phải cập nhật những kiến thức chuẩn bị
hành trang cho cuộc hành trình đi tới tương lai vài chục năm tới. Thêm vào đó, trong
xã hội ngày nay, sự lão hóa tri thức diễn ra một cách nhanh chóng, nên cần thiết phải
giảng dạy những tri thức mang tính đón đầu.
Giáo dục thực dụng địi hỏi việc dạy và học phải có tính hiệu quả cao, không dạy
thừa và không học thiếu, không dạy và học một cách tràn lan (ví dụ việc dạy thêm,
học thêm hiện nay). Tính hiệu quả thể hiện khơng chỉ trong nội dung dạy và học mà
còn ở sự sắp xếp thời gian biểu giảng dạy và học tập. Do vậy, cần sử dụng thời gian

dạy - học một cách tối đa, rút ngắn thời gian đào tạo một cách tối thiểu, nhưng chung
cuộc vẫn phải đạt kết quả mong muốn. Hoa Kỳ là quốc gia có nền giáo dục thực dụng,
do vậy họ đã đạt được những thành quả kinh tế, khoa học công nghệ to lớn, mặc dầu ở
đó khơng có sức ép về thời gian học tập nhiều như ở Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc [14, tr.66].
Mơ hình trường lớp hay khơng gian giáo dục phải đi trước thời đại, hoạch định chiến
lược theo phương thức đón đầu thực tiễn dựa trên cơ sở dự báo về dân số và phát triển,
nghĩa là khuôn viên trường học phải theo hướng mở, có thể phát triển rộng thêm trong
tương lai khi dân số tăng trưởng. Nếu khơng làm được như vậy, sẽ gây lãng phí trong đầu
tư xây dựng, vì ln phải ở trong tình trạng cơi nới lớp học, dời địa điểm trường học đi nơi
khác. Thiết bị trường học phải được đầu tư theo phương thức hướng nghiệp, đầy đủ trang
thiết bị, đồ dùng giảng dạy, học tập chứ không dạy và học lý thuyết suông.
Giáo dục thực dụng không đồng nghĩa với học lệch, mà trái lại đề cao giáo dục
toàn diện trên tinh thần sáng tạo và tư duy độc lập hay một nền giáo dục mở.
Thực tế cho thấy, bất kì ở thời đại nào thì sản phẩm của giáo dục vẫn là con người.
Trong xã hội tương lai, nếu không hội đủ các giá trị cơ bản, con người sẽ trở nên lạc
hậu và bị đào thải khỏi guồng máy sản xuất hiện đại, dễ bị rơi vào cảnh thất nghiệp.
Do vậy, cần triển khai một nền giáo dục mở theo hướng liên thông các giá trị, các loại
kiến thức và năng lực, là nền giáo dục cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác.
Nền giáo dục này phải đảm bảo sự phát triển bền vững xã hội và tạo ra những cơng
dân tồn cầu (Global Citizen) có tính năng động, tích cực, biết tự xử lý linh hoạt mọi
tình huống xảy ra bất trắc mà khơng cần chờ đợi mệnh lệnh ban hành từ phía người
quản lý [15, tr.34].
Nếu giáo dục truyền thống thiên về truyền thụ kiến thức một cách thụ động thì
giáo dục hiện nay cần hướng tới phát triển tư duy sáng tạo, khơi dậy tiềm năng trong
con người để họ có thể đưa ra những tri thức mới, đúng như nghĩa của từ “Education”
là rút tri thức từ trong (con người) ra, chứ khơng phải đưa tri thức từ bên ngồi (giáo


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”


49

viên) vào. Bên cạnh các năng lực sáng tạo, tưởng tượng, phát minh và sáng chế, người
học cần được đào tạo để có sự tự tin, bản lĩnh vững vàng, khả năng lãnh đạo và tự định
hướng, tự đảm bảo cuộc sống sung túc, tự quản và đặc biệt là có năng lực giao tiếp tốt.
Một nền giáo dục như vậy tất yếu sẽ đào tạo ra những con người hội đủ các thương
số: IQ (Intelligent Quotient), EQ (Emotional Quotient), CQ (Creative Quotient), AQ
(Achievement Quotient), PQ (Passion Quotient).
Năng lực tư duy sáng tạo (Creative thinking) là tiền đề của tư duy độc lập
(Independent thinking), không bắt chước, sao chép hay làm theo ý tưởng người khác
mà phải biết tạo ra cái mới trong khoa học và cuộc sống. Nhật Bản và Hoa Kỳ là
những quốc gia đi đầu trong giáo dục tư duy độc lập, nên ở đây cho ra đời những sản
phẩm khoa học công nghệ phong phú với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Albert
Einstein nói thật có lý: “Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ… Điều
quan trọng là anh ta phải được dạy để có một cảm thức sống động là cái gì đáng để
phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống động về cái gì
là đẹp, cái gì là thiện… Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nơng cạn và vơ văn hóa.
Cần có cách dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều họ được học là một quà
tặng quý giá chứ không phải là một nhiệm vụ ngán ngẩm” [1, tr.48]
Tư duy độc lập là cơ sở lý luận và phương pháp luận để hình thành tư duy phản
biện (Critical thinking) - một hình thức đặc thù của tư duy dựa trên phân tích và đánh giá
thơng tin đã có theo cách nhìn khác nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác
của thông tin. Những thập kỷ gần đây, qua nghiên cứu tình hình xã hội hiện đại, các nhà
giáo dục đã đi đến quan điểm thống nhất rằng, trường học các cấp nên chú ý và tập trung
hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện, vì những lý do thực tế như sau:
Thứ nhất, trong thời đại ngày nay “quảng cáo là một chiến lược quan trọng trong
tiếp thị. Các thông tin trong quảng cáo luôn được tô vẽ và phóng đại rất nhiều, nhưng các
thơng tin này lại có sức thuyết phục khiến mọi người tin tưởng khi xuất hiện hàng ngày
thông qua các phương tiện truyền thơng tạo ra hình ảnh ấn tượng và tích cực để khiến

mọi người tiêu thụ sản phẩm” [11, tr. 419]. Do vậy, nếu khơng có tư duy phản biện,
khách hàng dễ dàng “bị thuyết phục” bởi những chiêu bài quảng cáo không trung thực.
Thứ hai, dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông, các trang
mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Youtube, v.v..., đang có sự tác động
lớn đến dư luận xã hội. Do vậy, nếu học sinh không được trang bị tư duy phản biện,
việc tiếp nhận và phản hồi thông tin sẽ trở nên lúng túng, khó khăn.
Thứ ba, trong xã hội thơng tin dựa trên sự tôn trọng tự do ngôn luận (freedom
of speech) và dư luận xã hội, cũng như khả năng làm việc nhóm (working group) thì
tư duy phản biện giúp các chủ thể tham gia bàn bạc, tranh luận để đi đến thống nhất


50

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

chung, làm tăng tính hiệu quả của cơng việc. Đặc biệt là tranh luận về các vấn đề chính
trị - xã hội - khoa học, khi tham gia công việc này, các chủ thể cần phải có tư duy phản
biện linh hoạt, chính xác, sắc sảo, có những lập luận khoa học để bảo vệ ý kiến đúng,
phê phán, phản bác những ý kiến lệch lạc, sai lầm - đó là con đường khoa học đi đến
chân lý.
Giáo dục thực chất phải là một nền giáo dục mang tính tồn cầu và hướng tới
chung sống hài hòa với tự nhiên.
Thập niên đầu thế kỷ XXI, tồn cầu hóa (Globalization) đã trở thành xu hướng
chủ đạo chi phối đời sống nhân loại trên mọi phương diện từ kinh tế đến chính trị, văn
hóa. Với hệ thống website trải rộng toàn cầu, “giáo dục sẽ giúp chúng ta khám phá ra
những giá trị muôn đời, phá vỡ những hàng rào quốc gia và xã hội, bởi vì những hàng
rào ấy làm phát sinh sự tương phản giữa người và người” [8, tr.12]. Để có một nền
giáo dục tồn cầu thì việc chia sẻ tri thức giữa các quốc gia là điều cần thiết. Trong
quá khứ, do hậu quả của cuộc đấu tranh ý thức hệ và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thế
giới đã dựng lên những hàng rào ngăn cản hiện tượng chảy máu chất xám, chống rò

rỉ tri thức và trao đổi học thuật. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, hàng rào ý thức hệ
bị phá bỏ, các liên minh kinh tế - chính trị mới được thiết lập thì tri thức khơng mang
tính bản quyền cá nhân và quốc gia, mà được chia sẻ lẫn nhau bằng sự tự nguyện của
các nhà khoa học có tâm, có tầm.
Trong thời đại ngày nay, biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt tài ngun thiên nhiên,
ơ nhiễm mơi trường khơng cịn là sự cảnh báo mà đã trở thành hiện thực. Nhân
loại đang phải gánh chịu nhiều mất mát, đau thương từ sự đáp trả của thiên nhiên.
Do vậy, chung sống hài hòa với tự nhiên là yêu cầu cấp thiết của cuộc sống. Điều
này đòi hỏi nền giáo dục thực chất cần phải trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản của môn Đạo đức sinh thái (Ecological Ethics). Đạo đức sinh thái
có nguồn gốc trực tiếp từ “Đạo đức ngưỡng mộ sự sống” do triết gia, nhà thần
học Đức - người đạt giải Nobel hịa bình (1954) - Albert Schweitzer (1875 -1965)
đề xuất. Theo đó “cái thiện là những gì phục vụ cho việc giữ gìn và phát huy sự
sống, cái ác là những gì hủy diệt hoặc cản trở sự sống… Đạo đức là thái độ có
trách nhiệm vơ hạn đối với tất cả những gì đang sống” [2, tr.411]. Về phương diện
lịch sử, “đạo đức sinh thái” hình thành trong quá trình con người tác động vào tự
nhiên, khai thác từ giới tự nhiên những dạng nguyên - nhiên liệu thô cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đạo đức sinh thái phản ánh quan hệ một chiều,
nghĩa là chỉ có con người chủ động quan hệ, tác động lên giới tự nhiên, tự giác đặt
ra các nguyên tắc, chuẩn mực giá trị phục vụ lợi ích, để từ đó, tự điều chỉnh hành
vi của mình trong quan hệ với tự nhiên. Do vậy, để đảm bảo sự hài hồ về lợi ích
lâu dài, địi hỏi con người phải có ý thức cao về mơi trường sinh thái (Ecological


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

51

Enviroment), và do đó cần thiết phải đưa “Đạo đức sinh thái” vào trường học như
một mơn học cơ bản có tính bắt buộc ở tất cả các cấp. Nội dung môn học được xây

dựng tùy thuộc vào trình độ nhận thức và khả năng hành động xã hội của người
học. Nếu không làm vậy, việc học sẽ trở nên phiến diện, khiếm khuyết, không mang
tính thực tiễn và giá trị nhân sinh [12, tr.24].
Giáo dục thực chất cần đề cao giảng dạy, học tập ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng
Anh. Trong thời đại ngày nay, để hồ nhập với một thế giới cơng nghệ cao địi hỏi mỗi
“cơng dân mạng” phải tự trang bị cho mình ngoại ngữ với tư cách là một phương tiện
giao tiếp. Bởi vì, ngơn ngữ thơng dụng trên Internet chính là tiếng Anh, thuộc ngữ hệ
Latinh. Với những ưu thế như ngữ pháp đơn giản, cách viết dễ, ngắn gọn, nhiều từ
ghép, dễ cấu tạo từ viết tắt, hiện nay tiếng Anh đang trở thành phương tiện giao tiếp
quốc tế và truyền bá khoa học. Thực tế cho thấy các quốc gia nói tiếng Anh đa phần
có tiềm lực kinh tế, nên cũng dễ dàng phát triển mạnh về phương diện văn hoá, khoa
học, v.v... Để tiếp nhận văn hố - khoa học của cộng đồng nói tiếng Anh, khơng cịn
sự lựa chọn nào khác ngồi phải tự học tập, sử dụng thành thạo ngôn ngữ này trong
giao dịch quốc tế. Kinh nghiệm các nước giảng dạy đại học bằng tiếng Anh như Ấn
Độ, Singapore, Cộng đồng châu Âu cho thấy, muốn phát triển thương mại, ngân hàng,
du lịch, muốn tiếp cận nhanh công nghệ thông tin, muốn đứng đầu trong lĩnh vực lập
trình phần mềm và chung cuộc, muốn hội nhập kinh tế quốc tế, hoà cùng làn sóng tồn
cầu thì khơng cịn cách nào khác ngồi trau dồi khả năng ngoại ngữ mà tiếng Anh là
con át chủ bài [13, tr.45].
Về phương châm xây dựng nội dung, chương trình giáo dục, cần phải tham khảo
quan điểm của nhà tư tưởng Ấn Độ - Jidu Krishnamurti (1895-1986). Theo ông,
phương châm giáo dục phải bắt nguồn từ cuộc sống và hướng tới cuộc sống sinh
động, nội dung giáo dục phải phản ánh ý nghĩa đích thực của cuộc sống hiện thời. “Để
phát sinh nền giáo dục đích thực hiển nhiên chúng ta phải hiểu biết ý nghĩa cuộc sống
như một toàn thể, và do đấy, chúng ta cần phải suy tưởng, không phải một cách cứng
nhắc giáo điều, mà là một cách trực tiếp và thực sự” [8, tr.11]. Do vậy mà “chỉ khi nào
chúng ta bắt đầu hiểu biết ý nghĩa sâu xa của cuộc sống con người thì khi ấy mới có
thể có giáo dục thực sự” [ 8, tr.105]. Trên bình diện thực tế, chúng ta thấy, ý nghĩa cuộc
sống dường như có giá trị như nhau ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi thời đại; bởi vì
cuộc sống hồn tồn bình đẳng đối với mọi người, nên giáo dục đúng theo nghĩa chân

chính cũng cần phải mang những giá trị phổ quát toàn nhân loại, đó là hình thành các
giá trị Chân (Truth), Thiện (Good), Mỹ (Beauty). Nếu làm được như vậy, giáo dục đã
thực hiện chức năng dân chủ của nó, đúng như nhận định của John Dewey trong “Dân
chủ và giáo dục” (Democracy and Education).


52

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3. KẾT LUẬN

Những phân tích trên cho thấy, một nền giáo dục thực chất được xây dựng bởi nhiều
thành tố khác nhau, trong đó nhân lõi chính là nội dung và phương châm giáo dục. Bởi
vì, nội dung giáo dục quyết định chất lượng sản phẩm đào tạo, tức nguồn lực con người,
cịn phương châm giáo dục quyết định tính thực tiễn, giá trị đích thực của giáo dục. Xây
dựng một nền giáo dục thực chất là điều kiện tiên quyết trong mục đích đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội.
Trong bối cảnh tồn cầu hố (Globalization) đang diễn ra với tốc độ sâu rộng, mạnh
mẽ như hiện nay, giáo dục Việt Nam đang có nhiều cơ hội để học hỏi các nền giáo dục tiên
tiến trên thế giới, tiếp nhận những tri thức hiện đại. Bên cạnh những thuận lợi thì nền giáo
dục nước ta vẫn cịn những khó khăn, bất cập về cơ sở vật chất, sự thiếu đồng đều về trình
độ chun mơn của đội ngũ giáo viên... Trong đó, khó khăn rào cản lớn nhất đó là chúng ta
đang thiếu một triết lí và phương châm giáo dục đúng nghĩa. Điều này đòi hỏi các trường
đại học sư phạm phải gánh vác trách nhiệm trước xã hội; với tư cách là cơ sở đào tạo các
thế hệ người thầy, trường sư phạm phải là nơi hội tụ lực lượng trí tuệ ưu tú nhất của xã hội,
là trung tâm nghiên cứu giáo dục và xây dựng triết lý giáo dục làm “hoa tiêu” cho nền giáo
dục thực chất của nước nhà, làm được như vậy giáo dục Việt Nam mới hy vọng thoát khỏi
cuộc khủng hoảng hiện tại, cất cánh và đuổi kịp giáo dục quốc tế trong tương lai./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Albert Einstein (2005), Thế giới như tôi thấy, NXB Tri thức.

2.

Albert Schweitzer (2005), Triết học đạo đức, NXB Văn hóa thơng tin.

3.

Nguyễn Trần Bạt (2005) Suy Tưởng, NXB Hội Nhà văn.

4.

Hồ Ngọc Đại (2000), Bài báo, NXB Lao động.

5.

Hồ Chí Minh (1995), Tồn tâp, NXB Chính trị Quốc gia, t.4.

6.

Phạm Quỳnh (2001), Luận giải văn học và triết học, NXB Văn hóa thơng tin.

7.

John Dewey (2010), Dân chủ và giáo dục, NXB Tri thức.

8.


Jidu Krishnamurty (2005), Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, NXB Văn hóa Sài Gịn.

9.

Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải pháp, NXB Tri thức.

10. Nhiều tác giả (2008), Chấn hưng giáo dục, NXB Lao động
11. Wang Shangwen (2020), Bất công trong giáo dục ở thời đại toàn cầu: suy ngẫm và gợi ý, in trong
Thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Phạm Thị Ngọc Trầm (2005), “Xây dựng đạo đức sinh thái - một trách nhiệm xã hội của con
người”, Triết học, số 5.
13. Lê công Sự (2009), “Thế giới phẳng và vai trò của ngoại ngữ”, Khoa học Ngoại ngữ, số 19.
14. Lê Công Sự (2016), “Giáo dục từ cách nhìn của chủ nghĩa thực dụng”, Khoa học Ngoại ngữ, số 49.
15. Lê Công Sự (2019), “Diện mạo giáo dục tương lai”, Quản lý giáo dục, số 10.



×