Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ý tưởng xây dựng bảo tàng hoàng mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 16 trang )

1. Lí do xây dựng Bảo tàng Hoàng Mai
Bảo tàng là một địa điểm thăm quan vô cùng lí thú ở bất kì quốc gia nào.
Bởi đây sẽ là không gian để mọi người có cơ hội hiểu về vật chứng mà bảo tàng
trưng bày.
Trên thế giới có rất nhiều loại bảo tàng: có bảo tàng lịch sử, bảo tàng phụ nữ,
bảo tàng mỹ thuật, bảo tàng về một nhân vật nào đó, thậm chí là bảo tàng về sách,
bảo tàng về phim hoạt hình…có cả bảo tàng địa phương: bảo tàng Hà Nội, bảo
tàng Đà Nẵng...Nhưng tựu chung lại bảo tàng là nơi giúp công chúng tiếp cận tri
thức một cách sống động nhất, hiện thực nhất về chủ đề mà bảo tàng trưng bày.
Bởi tất cả đều là những hiện vật thực, giúp người xem có cái nhìn khái quát về quá
trình phát triển, lịch sử hình thành của hiện vật.
Ngoài ra bảo tàng cũng là một không gian vô cùng tuyệt vời để giải trí, thư
giãn bởi kiến trúc độc đáo mà mỗi bảo tàng mang lại, bởi không gian tươi mát của


được thiết kế dành riêng cho du khách. Chính vì vậy bảo tàng đã trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người.
Nói về bảo tàng địa phương thì có khá nhiều, nhưng thường là bảo tàng của
một tỉnh, thành phố nào đó mà ít khi có một bảo tàng cấp quận, huyện. Tuy nhiên ở
mỗi quận, huyện đều có những nét văn hóa, lịch sử, đặc sản riêng của nó mà chúng
ta cũng cần phải trưng bày, bảo vệ để thế hệ sau có thể hiểu biết, trân trọng giá trị
của quê hương mình.
Hoàng Mai là một quận mới thành lập từ năm 2004, nhưng không vì thế mà
nó không có giá trị văn hóa, lịch sử riêng của mình. Chính vì vậy, thiết nghị việc
xây dựng Hoàng Mai cũng là một việc nên làm. Muốn yêu quê hương mình, làm
giàu quê hương mình thì trước hết phải hiểu rõ về quê hương.
Với một trình độ có hạn, nhưng mong rằng thiết kế “ Bảo tàng Hoàng Mai”
cũng là một ý tưởng thiết thực, để có thể trở thành hiện thực trong thời gian tới.
2. Kiến trúc cơ bản của bảo tàng
Bảo tàng Hoàng Mai có cấu trúc cơ bản gồm hai phần: không gian bên
trong, không gian bên ngoài.


Không gian bên ngoài:
Khu vực bên ngoài của bảo tàng sẽ thiết kế như một công viên cây xanh nhỏ
cho người tham quan nghỉ ngơi thư giãn, và tổ chức những hoạt động, sự kiện liên
quan tới bảo tàng.
Phía ngoài cùng là chiếc cổng lớn. Cổng được sơn màu xanh đậm, có những
song sắt và hoa văn trang trí đẹp mắt. Trước cổng sẽ là phòng bán vé. Bên cạnh
cổng phía trong sẽ là phòng bảo vệ và kiểm soát vé.


Đi thẳng vào cổng là một con đường cong, có phần uốn lượn, được lát gạch
cổ, dẫn tới nhà để xe cho người tham quan. Hai bên đường sẽ trồng những hoa, cây
xanh để tỏa bóng mát.
Xung quanh sẽ là môt tường rào bảo vệ, che chắn bằng những song sắt. Trên
những son sắt đó sẽ trồng những cây hoa leo, tạo một tường rày bảo phủ nhưng vẫn
rất đẹp, khiên người tham quan cảm giác rất thư thái.
Trong sân, sẽ có những vườn hoa, cây xanh để du khách có thể nghỉ ngơi,
ngắm ảnh. Ở phía dưới sẽ trồng cỏ xanh và những lối đường gạch quanh co mà
mọi người có thể vừa ngắm cảnh vừa đi dạo.

Đặc biệt sẽ có những khoảng trống dành riêng để tổ chức các sự kiện ngoài
trời: như triển lãm ảnh Hoàng Mai ngoài trời, hội thi đặc sản truyền thống Hoàng
Mai, tổ chức trung thu cho các em thiếu nhi….


Ở phía tay trái, gần cửa bảo tàng đặc biệt có một vườn hoa trưng bày hoa
mai vàng, biểu tượng của quận Hoàng Mai sẽ làm điểm nhấn cho khung cảnh.
Chếch về phía cổng 45 độ, sẽ là một chiếc cầu bắc qua hồ nước tạo khung
cảnh mát mẻ cho bảo tàng. Bước sang bên kia cầu sẽ là lối vào bên trong bảo tàng.

Không gian bên trong:

“Hoàng Mai” – một bông mai vàng, với một ý nghĩa như thế, nhà bảo tàng
sẽ được thiết kế theo ý tưởng như một bông mai vàng nở ra 5 cánh.
Bước vào đầu tiên sẽ là một phòng hình tròn. Trong phòng thì có thiết kế tủ
đựng đồ cho khách, Hướng dẫn cấu trúc của bảo tàng, nhà vệ sinh, nơi viết cảm
nghĩ của khách tham quan.
Ở chính giữa có một cây mai vàng lớn làm biểu tượng.
Trên tường có treo nhưng bức ảnh triển lãm theo chủ đề của bảo tàng.


Phòng thứ nhất được thiết kế theo cánh thứ nhất của bông hoa: Lịch sử quận
Hoàng Mai
Trong phòng sẽ trưng bày về ảnh Hoàng Mai từ xưa đến nay
Đầu tiên sẽ giới thiệu về lịch sử quận Hoàng mai: từ vùng đất xa xưa như thế
nào cho đến ngày nay. Tiếp theo sẽ giới thiệu về các phường thuộc quận Hoàng
Mai: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh
Tuy, Trần Phú, Yên Sở, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn
Thụ.
Phòng thứ hai được thiết kế theo cánh thứ hai của bông hoa: Danh nhân văn
hóa. Phòng sẽ trưng bày hiện vật, hình ảnh của các danh nhân văn hóa của quận
Hoàng Mai.
Phòng thứ ba: Làng nghề.
Phòng sẽ trưng bày các hiện vật, tranh ảnh về các làng nghề truyền thống
của các phường thuộc quận Hoàng Mai.
Phòng thứ tư: Đặc sản
Phòng sẽ trưng bày ảnh, video tài liệu quy trình nấu những món ăn đặc sản
của quận Hoàng Mai.
Phòng thứ năm: Hoàng Mai hiện đại và phát triển.
Phòng sẽ trưng bày tranh ảnh hoạt động, những thành tích, hiện vật giải
thưởng, mô hình phát triển trong tương lai của quận Hoàng Mai.
3. Các phòng gian trưng bày

3.1 Phòng gian trưng bày thứ nhất:


Đây là phòng trưng bày tranh ảnh, tư liệu, hiện vật về lịch sử quận Hoàng
Mai từ xa xưa cho đến nay.
Lịch sử quận Hoàng Mai
Hoàng Mai là một quận mới mở của thành phố Hà Nội, trước sự ồ ạt tăng
dân số hàng năm của thành phố Hà Nội do số lượng người từ các tỉnh khác chuyển
lên Hà Nội công tác, học tập và sinh hoạt hàng năm là quá lớn, đường phố lúc nào
cũng đông đúc và đi cùng với nó là nhu cầu về nhà ở và ăn uống. Trước tình hình
đó ngày 1/1/2004 thủ tướng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã kí kết
thành lâp quận Hoàng Mai và chính thức đi vào hoạt động.
Quận Hoàng Mai là một quận nằm ở phía Nam của thủ đô Hà Nội. Phía Bắc
giáp với quân Hai Bà Trưng, phía Đông giáp với Sông Hồng nhìn sang huyện Gia
Lâm. Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân, phía Nam giáp với
huyện Thanh Trì. Với diện tích là 41, 04 km2 và dân số khoảng 329.000 người
( theo số liệu năm 2009)
Quận Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
dân số của 9 xã thuộc huyện Thanh Trì: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh
Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy, Trần Phú, Yên Sở; toàn bộ diện tích tự nhiên
và dân số 5 phường của quận Hai Bà Trưng: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp
Bát và Hoàng Văn Thụ.
Phường Hoàng Liệt được thành lập trên cơ sở toàng bộ diện tích tự nhiên và
dân số của xã Hoàng Liệt và một phần diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc
huyện Thanh Trì.


Phường Yên Sở được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân
số của xã Yên Sở và một phần diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện
Thanh Trì.

Phường Vĩnh Hưng được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
dân số của xã Vĩnh Tuy thuộc huyện Thanh Trì.
Phường Định Công được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
dân số của xã Định Công thuộc huyện Thanh Trì.
Phường Đại Kim được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân
số của xã Đại Kim thuộc huyện Thanh Trì.
Phường Thịnh Liệt được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
dân số của xã Thịnh Liệt thuộc huyện Thanh Trì.
Phường Thanh Trì được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
dân số của xã Thanh Trì thuộc huyện Thanh Trì.
Phường Lĩnh Nam được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
dân số của xã Lĩnh Nam thuộc huyện Thanh Trì.
Phường Trần Phú được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân
số của xã Trần Phú thuộc huyện Thanh Trì.
Phường Mai Động trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của
phường Mai Động thuộc quân Hai Bà Trưng cắt sang.
Phường Tương Mai trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của
phường Tương Mai thuộc quân Hai Bà Trưng cắt sang.
Phường Tân Mai trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường
Tân Mai thuộc quận Hai Bà Trưng cắt sang.


Phường Giáp Bát trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường
Giáp Bát thuộc quận Hai Bà Trưng cắt sang.
Phường Hoàng Văn Thụ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của
phường Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng cắt sang.
Ý nghĩa tên gọi “ Hoàng Mai”
Xưa kia, Hoàng Mai là một vùng đất bao la xóm làng và đồng ruộng, sông
ngòi và hồ ao, theo lệnh chúa đất là Trần Tướng quân, nhiều người sinh sống bằng
nghề trồng mai lấy quả gọi là quả mơ, cứ mùa đông thì hoa mai nở trắng ngần,

khiến một vùng đất biến thành trời mây trắng ngần. Đó là các giống mai vàng, mai
trắng, mai hồng mà tên chữ là hoàng mai, bạch mai và hồng mai. Đến những năm
80 của thế kỉ 20, làng Đông Mỹ tức là làng Đông Phù Liệt còn có một cụ Mai Lâm
động chủ, tên cúng cơm là cụ Mài có một vườn mai mọc trên ngọn gò nho nhỏ,
trồng toàn giống song mai, hoa trắng muốt, mỗi chùm hai bôn hoa nở ra hai quả
mơ, quả to bằng quả trứng gà con, màu vàng tươi, để chín nục, bóp cho mềm rồi
hút nước mơ, nó sẽ là một thứ nước cam lồ vừa chua vừa ngọt, vừa thơm vừa bổ,
khó quên. Tiếc sao sang thế kỉ 21, vườn mai thoái hóa, chết dần sau khi cụ Mài,
chủ nhân qua đời.
Mai tiếng Hán có nghĩa là Mơ, quả mơ mà ta quen thuộc với những quả mơ
chùa Hương, mơ Lạng Sơn, ngâm rượu làm rượu mơ, ngâm muối làm ô mai hoặc
ăn tươi trên đường chảy hội. Vì thế trước đây, vùng này còn có tên Nôm là Kẻ Mơ.
Cổ Mai (tục gọi là Kẻ Mơ) nằm liền kề cửa ô phía Nam của kinh thành
Thăng Long. Đất Cổ Mai được khai phá từ rất sớm, theo dấu vết lịch sử, ngay từ
3000-4000 năm trước khu vực này đã có người sinh sống mà vết tích là một số
công cụ như rìu đá, vòng đá tìm thấy trong khu mộ táng ở bờ sông Kim Ngưu và
mộ thời Đông Hán tại gò Mã Vẽ nằm giữa hai làng Hoàng Mai và Tương Mai.


Năm 1390, tướng Trần Khát Chân lập công lớn bắn chết Chế Bồng Nga trên sông
Hải Triều (sông Luộc) cứu thành Thăng Long khỏi bị quân Chiêm tàn phá. Ghi nhớ
công ơn của vị tướng trẻ tài ba, vua Trần Thuận Tông đã lấy ấp Cổ Mai phong
thưởng cho Trần Khát Chân và Trần Hãng. Đất thái ấp Cổ Mai chạy từ cửa ô Cầu
Dền, ô Đống Mác đến hai xã Trần Phú và Yên Sở, huyện Thanh Trì.
Trải qua 7 thế kỷ, với bao nhiêu biến thiên của lịch sử, dấu vết thái ấp của
Trần Khát Chân vẫn còn lưu giữ đậm nét ở nơi đây. Đó là việc các làng Tương
Mai, Khuyến Lương, Yên Duyên thờ Trần Khát Chân làm thành hoàng làng. Ngày
nay, trên đất Hoàng Mai còn một số địa danh liên quan đến các hoạt động kinh tế
của thái ấp như Đống Sành, đồng Mui Trâu, đình Đụn. Trên cánh đồng Nghê còn
nhiều con giống bằng đá, đó là nền phủ đệ của họ Trần. Về sau, dân cư đông đúc,

Kẻ Mơ chia thành nhiều thôn: Hồng Mai (nay là phố Bạch Mai), Hoàng Mai, Mai
Động, Tương Mai
Với ý nghĩa nhiều mặt, Hoàng Mai không chỉ là tên một loài hoa mai vàng
rất đẹp nở rộ mỗi độ xuân về mà còn thể hiện khí chất của nơi địa linh nhân kiệt,
nơi xuất thân của nhiều người tài giỏi học vấn đỗ đạt cao, đậm đà bản sắc văn hóa.
Chính vừa vậy, theo đề nghị của thành phố, tên gọi Hoàng Mai đã được Chính phủ
đặt tên cho một quận mới ở thủ đô.
3.2. Phòng gian trưng bày thứ hai
Đây là phòng gian trưng bày hiện vật, tư liệu, tranh ảnh về các danh nhân
văn hóa và di tích lịch sử văn hóa của quận Hoàng Mai.
Đó là dòng họ Bùi, quê ở Định Công, giữa thế kỷ XV đã đến lập nghiệp ở
làng Thịnh Liệt. Khởi tổ họ Bùi là Bùi Xương Trạch (1451-1529) đậu tiến sĩ năm
1478 làm Thượng thư chưởng lục hộ kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám. Ông có bài
Quảng văn đình ký. Con ông là Bùi Vịnh (1508-1545) đậu bảng nhãn năm 1532


làm tới Đông các đại học sĩ. Cháu 7 đời của ông là Bùi Huy Bích (1744-1818) đậu
Hoàng giáp năm 1769 làm đến Tham tụng, soạn bộ Hoàng Việt thi văn tuyển.
Ở làng Kim Lũ (phường Đại Kim) có dòng họ Nguyễn. Khởi tổ là Nguyễn
Công Thể (1683-1757) đậu Hội nguyên năm 1715, làm đến Tham tụng, Tế tửu
Quốc Tử Giám, có công dàn xếp với nhà Thanh giữ nguyên vẹn đất đai ở biên giới
phía Bắc. Thế kỷ XIX, họ Nguyễn có Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) giỏi thơ văn
được tôn làm Thần Siêu. Ông là tác giả công trình kiến trúc phong cảnh độc nhất
vô nhị ở nước ta, đó là Đài Nghiên Tháp Bút bên bờ Hoàn Kiếm.
Nơi đây còn nhiều di tích lịch sử văn hóa. ở làng Mai Động có đình thờ Tam
Trinh, vị tướng, nhà giáo có công cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định.
Tại đình các thôn của xã Vĩnh Tuy có đền thờ Nha Cát đại vương mà sự tích
gắn liền với chiến công của vua Lê Thánh Tông những năm đi mở đất. Thời Hùng
Vương, đất Vĩnh Tuy có tên gọi là Vĩnh Hưng. Khi trở thành phường để khỏi trùng
tên với phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) xã Vĩnh Tuy đã trở về với tên gọi

xa xưa là Vĩnh Hưng (có nghĩa là mãi mãi hưng thịnh). Từ đất Vĩnh Hưng, theo
đường Lĩnh Nam, ta đến bến Thúy ái, nơi diễn ra trận đánh lớn của quân Tây Sơn
đánh tan thủy quân Trịnh, mở đường tiến vào Thăng Long năm 1786.
Ở vùng quanh đầm Đại Từ, cả 7 làng (thuộc phường Đại Kim, Hoàng Liệt)
đều có đền thờ Bảo Ninh Vương, học trò thủy thần của Chu Văn An, người đã nêu
cao nghĩa khí với dân và truyền thống tôn sư trọng đạo.
Đặc biệt ở thôn Khuyến Lương (phường Trần Phú) là nơi duy nhất của Hà
Nội có đền thờ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.


Quận Hoàng Mai có tới 56 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có một số di tích
nổi tiếng như: Chùa Nga My, chùa Liên Đàm, chùa Lủ, đền Lư Giang, đình Thanh
Trì, đình Hoàng Mai, Miếu Gàn…
Một trong di tích tiêu biểu quận Hoàng Mai là chùa Bằng. Chùa Bằng có tên
chữ là Linh Tiên Phúc, vốn là một ngôi chùa cổ nằm ven bờ sông Tô Lịch thuộc
phường Phương Liệt, quận Hoàng Mai ( Hà Nội), tiếp giáp khu đô thị mới Linh
Đàm ngày nay. Vùng đất này vốn là quê hương và đạo tràng dạy học của nhà giáo
lỗi lạc Chu Văn An với sự tích Đầm Mực và thần Thuồng Luồng huyền bí.
Chùa Bằng có một cảnh sắc và không gian thanh tịnh, đậm chất Phật giáo.
Bao quanh chùa là những vườn cây nhãn cổ thụ, đặc biệt là cây mít 300 năm tuổi.
Nhìn từ xa chúng ta có thể nhận thấy ngôi bảo tháp Phật thâm nghiêm, sừng sững
13 tầng vút lên trời xanh.

Chùa Bằng
3.3. Phòng gian trưng bày thứ ba


Đây là phòng trưng bày hình ảnh, hiện vật, tư liệu về các đặc sản nổi tiếng
của Hoàng Mai. Đặc biệt trong phòng sẽ bố trí những chiếc ti vi màn hình lớn để
khách tham quan có thể xem quy trình làm ra các đặc sản nổi tiếng của quận

Hoàng Mai.
Quận Hoàng Mai có rất nhiều đặc sản không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng,
xa gần đều hay.
Đó là bánh cuốn Thanh Trì ( phường Thanh Trì) mà xưa kia đã nổi tiếng đi
vào câu ca dao:
“Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò ngũ nhạc có con sông Hồng.”

Bánh cuốn Thanh Trì
Hoàng Mai còn có rượu tiến vua được Nguyễn Trãi ghi trong sạch Dư địa
chí. Ở Đầm Sét nay thuộc phường Thịnh Liệt cũng nổi tiếng về loài cá rô tiến vua.


“ Rượu Kẻ Mơ, cá rô Đầm Sét”
Tương Mai thì có đặc sản xôi lúa, Mai Động có đậu mơ. Tứ kì ( phường
Hoàng Liệt) nổi tiếng nơi làm bún ngon.
“ Nước vối Cầu Tiên, bún sen Tứ Kì”
Hay:
“ Bún ngon bún mát Tứ Kì”
Pháp Vân nay thuộc phường Hoàng Liệt thì có đặc sản bún ốc.
“ Pháp Vân cua ốc đồn thì chẳng ngoa.”
3. 4 Phòng gian trưng bày thứ tư
Đây là phòng gian trưng bày về tranh ảnh, hiện vật, tư liệu của các làng nghề
truyền thống của quận Hoàng Mai.
Đất Hoàng Mai không chỉ là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa, là nơi
địa linh sinh nhân kiệt mà còn là vùng đất của nhiều làng nghề truyền thống.
Phải kể đến nghề làm quạt ở làng Lủ, nghề dát bạc ở làng Giáp Lục ( nay
thuộc phường Giáp Bát). Nghề kim hoàn ở phường Định Công. Tại Định Công
hiện có đền thờ ba anh em họ Trần là Tổ của nghề kim hoàn Việt Nam. Một thời
sầm uất phố phường, đã đi vào câu ca dao xưa:

“Làng anh rặt thợ kim hoàn,
Để anh đánh nhẫn cho nàng đeo tay”
Bên cạnh đó là nghề làm bún ở Tứ Kì, nghề làm vàng mã ở Thịnh Liệt…
3.5 Phòng gian trưng bày thứ năm


Đây là phòng trưng bày tranh ảnh, tài liệu, hiện vật về một Hoàng Mai hiện
đại ngày hôm nay và những mô hình phát triển Hoàng Mai trong những năm tới.
Trong những năm qua, quận Hoàng Mai đã vươn lên, phát triển khá toàn
diện về nhiều mặt:

Về kinh tế: tăng trưởng kinh tế luôn cao, tỉ lệ tăng trưởng bình quân là
17,47%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỉ trọng công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ.
Về nông nghiệp, quận tập trung đầu tư tổ chức lại cơ cấu cây trồng theo
hướng năng suất, hiệu quả kinh tế cao như Vĩnh Tuy với nghề trồng hoa; Lĩnh
Nam, Trần Phú với nghề trồng rau, quả, thực phẩm an toàn.
Về giao thông vận tải: Quận Hoàng Mai là một đầu mối giao thông quan
trọng của cả thành phố khi nơi đây có hai bến xe lớn: ga đường sắt Giáp Bát và bến
xe ô tô phía Nam. Ngoài ra, trên địa bàn quận có đường giao thông đường thủy
Sông Hồng nối mạch giao thông giữa quận Hoàng Mai với các tỉnh phía Bắc, phía


Tây và phía Nam; có các đường giao thông quan trọng đi qua quốc lộ 1A, 1B,
đường vành đai 3, cầu Thanh Trì…
Về giáo dục – đào tạo: Trên địa bàn quận hiện có 28 trường thuộc khối
trường mầm non, 17 trường thuộc khối trường tiểu học, 16 trường thuộc khối
trường Trung học cơ sở ( trong đó có 13 trường đã đạt chuẩn Quốc gia như Trường
mầm non Yên Sở, trường mầm non thực hành Linh Đàm…)
Về y tế: Trên địa bàn quận Hoàng Mai hiện có 3 phòng khám và 14 trạm y tế

phường. Ngoài ra còn có các Đội y tế dự phòng và đội chăm sóc sức khỏe sinh sản
hiện đang hoạt động trên địa bàn quận.
Trong tương lai, quận Hoàng Mai sẽ cố gắng hơn nữa để phát huy thành quả
đã đạt được, để đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
4. Hoạt động của bảo tàng
Bảo tàng Hoàng Mai sẽ được mở tất cả các ngày trong tuần, từ thứ Hai đến
Chủ nhật ( trừ những ngày nghỉ lễ tết theo quy định của nhà nước) để phục vụ
khách tham quan trong cũng như ngoài quận.
Giá vé vào Bảo tàng sẽ là 20.000 VND/ lượt cho người lớn và 10.000VND/
lượt cho sinh viên, học sinh và trẻ em dưới 6 tuổi. Miễn phí hoàn toàn chỗ gửi xe.
Để có thể hấp dẫn, thú vị hơn, hàng tháng bảo tàng sẽ có những buổi triển
lãm trưng bày theo chủ đề. Ví dụ như “ Hoàng Mai – một nét xưa”, “ Hoàng Mai –
anh hùng cách mạng”,” Phụ nữ Hoàng Mai”…
Bên cạnh đó những lễ Trung Thu, Thiếu Nhi, ngày Phụ Nữ bảo tàng cũng sẽ
tổ chức hoạt động vui chơi bổ ích, triển lãm, những cuộc thi, hội chợ, và các hoạt
động khác để phục vụ khách tham quan. Ví dụ như ngày phụ nữ Việt Nam 20 – 10


bảo tàng không chỉ tổ chức triển lãm ảnh “ Phụ nữ Hoàng Mai”, mà còn tổ chức
cuộc thi nấu đặc sản “ phụ nữ và đặc sản Hoàng Mai”…
Hi vọng rằng “ Bảo tàng Hoàng Mai” sẽ là một niềm tự hào của người dân
Hoàng Mai mà còn là nơi vô cùng bổ ích, lí thú với khách thập phương muốn hiểu
về quận Hoàng Mai – mảnh đất đầy tiềm năng.



×