Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Mô hình quản trị đại học hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam – Nghiên cứu so sánh với Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.48 KB, 11 trang )

MƠ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT
TẠI VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỚI HÀN QUỐC
ThS. NCS Đỗ Thị Ánh Hồng*, Trần Thị Thu Hà**
1

2

Tóm tắt. Hiện nay, đổi mới quản trị đại học đang là vấn đề quan trọng nhằm xây dựng nền giáo dục thực chất. Bài viết dưới đây
khái quát những vấn đề chung về quản trị đại học; giới thiệu mơ hình quản trị đại học tại Hàn Quốc dưới góc độ so sánh với Việt
Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất về mơ hình quản trị đại học hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam.
Từ khóa: Quản trị đại học, mơ hình quản trị đại học, giáo dục thực chất.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC
Trong bối cảnh nền giáo dục đại học đứng trước những địi hỏi đổi mới căn bản,
tồn diện để hướng tới nền giáo dục thực chất, khái niệm “quản trị đại học” trở nên
phổ biến. Tuy nhiên, quản trị đại học là khái niệm khơng có một định nghĩa thống
nhất và có nội hàm rộng. Có quan điểm cho rằng, quản trị đại học là việc sắp xếp một
cách chính thức và khơng chính thức cho phép các cơ sở giáo dục đại học đề ra những
quyết định, chính sách; thiết lập, thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách
của cơ sở giáo dục đó1.
3

Mặt khác, quản trị là một khái niệm rộng lớn hơn có thể bao gồm quản lý trong
đó. Bởi quản trị cịn gồm hoạt động đưa ra những mục tiêu cụ thể và các chiến lược dài
hạn và ngắn hạn để phục vụ cho mục tiêu đó. Trong khi quản lý đề cập đến quá trình
thực hiện các quyết định này, các hoạt động hàng ngày bảo đảm những mục tiêu và
chiến lược mà quản trị đề ra2. Như vậy, quản trị gắn với giáo dục đại học sẽ bao gồm
toàn bộ các hoạt động như ban hành chính sách, đề ra mục tiêu, kế hoạch và chiến lược
4

Trường Đại học Luật Hà Nội.


Công ty Cổ phần Đầu tư CIC.
1
Munyae M. Mulinge, Josephine N. Arasa, Violet Wawire (2017), “The Governance of Higher Education”,
The Status of Student Involvement in University Governance in Kenya, Council for the Development of
Social Science Research in Africa DAKAR, p. 38.
2
Martina Vukasović, Higher Education Governance – General Report, />disk/2005_07/sem05_07/z_coe_govern/final_report.htm, truy cập ngày 24/7/2021.
*

**


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

201

cũng như quản lý, giám sát để điều hành và phát triển cơ sở giáo dục đại học phù hợp
với quy định pháp luật và định hướng giáo dục nói chung với yêu cầu bảo đảm được
tính hiệu quả trên thực tế. Các quốc gia thường xây dựng một mơ hình quản trị đại học
với các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách, pháp luật của
nhà nước, điều kiện về giáo dục, kinh tế, xã hội.
Mục đích chung của quản trị đại học là phát huy vai trị tích cực của các trường
đại học, tiến tới một nền giáo dục minh bạch, hiệu quả và thực chất. Một cơ sở giáo
dục được quản lý kém sẽ không thể phát triển cũng như không cung cấp được dịch vụ
giáo dục bảo đảm chất lượng. Những quốc gia có nền quản trị đại học tiến bộ thường
là những quốc gia đứng đầu thế giới về giáo dục như Hoa Kỳ, Australia, Anh, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Singaporere,… Bằng việc thiết lập các khuôn khổ trong quản trị đại
học bao gồm các hợp đồng giữa trường đại học với các bên liên quan để phân phối
trách nhiệm, quyền lợi1; các thủ tục giám sát, kiểm sốt việc thực thi chính sách; tự
chủ về tài chính; hoạt động quản lý sinh viên,… các quốc gia đều lựa chọn cho mình

một mơ hình quản trị đại học thích hợp để triển khai trên thực tế.
2. MƠ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TẠI HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM DƯỚI GĨC ĐỘ SO SÁNH

a.Mơ hình quản trị đại học tại Hàn Quốc
Giáo dục đại học tại Hàn Quốc chủ yếu gắn với các cơ sở đào tạo đại học tư
nhân. Theo thống kê của Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (Korean Educational
Development Institute – KEDI), trước năm 2005, Hàn Quốc có 145 trên tổng số 171
trường đại học hệ bốn năm và 143 trên tổng số 158 trường cao đẳng cộng đồng hệ hai
đến ba năm) là tư nhân. Khoảng 78% sinh viên đại học và 96% học sinh trung học
đăng kí học tại các cơ sở đào tạo tư nhân2. Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005, Chính phủ
Hàn Quốc ban hành chính sách sáp nhập các trường đại học do cùng một tập đoàn điều
hành hoặc tổ chức lại thành các trường đại học hệ bốn năm. Do đó, đến năm 2020, Hàn
Quốc có 203 trường đại học tư nhân và 136 trường cao đẳng cộng đồng3.
Cho đến trước thời điểm đổi mới và giao quyền tự chủ toàn diện cho các trường
đại học của Hàn Quốc vào năm 1995, chính sách giáo dục đại học của Hàn Quốc được
cho là tập trung đến mức cực đoan. Bộ Giáo dục Hàn Quốc giữ quyền kiểm soát tất
cả các vấn đề từ thành lập các trường đại học cho đến tiêu chuẩn tuyển sinh của từng
trường. Trong những năm 1970 – 1980 của thế kỷ XX, Chính phủ Hàn Quốc đã gặp
Munyae M. Mulinge, Josephine N. Arasa, Violet Wawire (2017), Tlđd, p. 43.
Terri Kim (2008), “Higher Education Reforms in South Korea: public–private problems in internationalising
and incorporating universities”, Policy Futures in Education, Volume 6, No.5, p.558.
3
Number of higher education institutions in South Korea from 2009 to 2020, by type, tista.
com/statistics/648374/south-korea-higher-educational-institutions-number/, truy cập ngày 25/7/2021.
1
2


202


KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

nhiều khó khăn trong việc tìm ra mơ hình cho đổi mới giáo dục đại học. Trong giai
đoạn này, Hàn Quốc đã có ít nhất sáu lần thay đổi quy định tuyển sinh đại học: có thời
điểm Bộ Giáo dục quy định đề chung, có thời điểm lại trao quyền cho từng trường
được phép ra đề, có thời điểm lại kết hợp cả hai hình thức tùy theo từng đối tượng1.
Năm 1987, Bộ Giáo dục đã đề ra Kế hoạch tự chủ hóa các trường đại học (University
Autonomization Plan – UAP). Kế hoạch này giúp tăng cường tính tự chủ và tự chịu
trách nhiệm trong quản lý của các trường đại học; mở rộng sự tham gia của đội ngũ
giảng viên trong quản lý của nhà trường; tăng cường chất lượng giáo dục thông qua mở
rộng quyền của giảng viên; tăng cường quyền tự quyết của các trường đại học; và bảo
vệ và phát huy quyền tự chủ của các trường đại học. Bản kế hoạch này đã được hợp thức
hóa bằng bản Đề xuất cải cách của Hội đồng Tổng thống về cải cách giáo dục năm 1995
(Presidential Commission on Educational Reform – PCER) và được chính thức luật hóa
bằng Đạo luật giáo dục đại học của Hàn Quốc vào năm 1998. Từ đó, qua các thời kì phát
triển, đặc biệt là Luật Giáo dục hiện hành của Hàn Quốc năm 2017 đã có nhiều quy định
góp phần xây dựng nền giáo dục thực chất tại quốc gia này.
Những nội dung cơ bản trong việc cải cách mơ hình quản trị đại học tại Hàn Quốc
bao gồm: (i) đa dạng hóa và chuyên sâu hóa hệ thống giáo dục đại học; (ii) đa dạng
hóa các tiêu chí cho phép thành lập các trường đại học tư thục; (iii) trao quyền tự chủ
cho các trường đại học quyết định chỉ tiêu tuyển sinh và quản lý trường; (iv) tạo hệ
thống hỗ trợ đặc biệt cho nghiên cứu khoa học; (v) gắn kết chặt chẽ giữa đánh giá chất
lượng của trường đại học với hỗ trợ tài chính từ chính phủ2.
Như vậy, ở Hàn Quốc, tự chủ đại học (University Autonomy) được hiểu là quyền
của cơ sở giáo dục đại học quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình,
cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời
tự chịu trách nhiệm trước người dân và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt
động của mình. Đây là hình thức quản trị thích hợp với những tổ chức khơng thuộc
hệ thống hành chính (hệ thống có cấp trên cấp dưới; cấp dưới do cấp trên bổ nhiệm
và phải làm theo quyết định của cấp trên). Bên cạnh đó, việc thực hiện tự chủ đại học

cũng được học hỏi và phát triển theo định hướng của các quốc gia tiên tiến ở châu Âu,
bao gồm bốn khía cạnh3: tự chủ về tổ chức (Organisational Autonomy); tự chủ về tài
chính (Financial Autonomy); tự chủ về nhân sự (Staffing Autonomy); và tự chủ về học
thuật (Academic Autonomy).
Đặng Văn Huấn, Giao đại học quyền tự chủ: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc, truy cập ngày 25/07/2021.
2
Đặng Văn Huấn, Tlđd.
3
EUA, University Autonomy in Europe, truy cập ngày 25/7/2021.
1


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

203

Mặt khác, có hai cơ chế nổi bật trong cải cách giáo dục đại học của Hàn Quốc
nhằm đảm bảo trách nhiệm xã hội (Social responsibilities) của các trường đại học khi
được giao toàn quyền tự chủ, đó là: gắn đánh giá chất lượng giáo dục (bằng một cơ
quan kiểm định độc lập) với hỗ trợ tài chính từ chính phủ; và quy định rõ việc thành
lập hội đồng trường và điều lệ trường nhằm giám sát hoạt động của các trường đại
học. Như vậy, dù được thực hiện với những mức độ khác nhau, nhưng quyền tự chủ là
điều kiện tiên quyết cho thành công của các trường đại học ở Hàn Quốc, bởi vì chỉ khi
có quyền quyết định những vấn đề cốt yếu nhất trong hoạt động của mình, các trường
đại học mới có động lực và năng lực cạnh tranh trên cơ sở chất lượng đào tạo, nghiên
cứu khoa học và khả năng tìm việc làm của người học.
Nhờ mơ hình quản trị đại học hiệu quả mà Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về giáo dục trên thế giới.
Một minh chứng cụ thể cho vấn đề này được thể hiện tại Báo cáo của Laura Chirot
và Ben Wilkinson về giáo dục đại học. Báo cáo này đã dẫn ra trường hợp của Viện

Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and
Technology – KAIST) như là ví dụ điển hình về thành cơng của một số trường đại
học thành lập chưa lâu ở các nước châu Á do áp dụng cơ chế tự chủ1. Cụ thể, KAIST
được thành lập năm 1971, do một hội đồng quản trị lãnh đạo và có hai nhóm tư vấn
từ ngồi trường – một nhóm tư vấn về vấn đề quản lý và một nhóm tư vấn về các vấn
đề học thuật, bao gồm các chuyên gia quốc tế và những người nổi tiếng. Cơ chế quản
trị này là yếu tố quan trọng để KAIST trở thành một trường đại học danh tiếng. Năm
2013, KAIST xếp thứ 3 trong danh sách những trường đại học dưới 50 năm thành lập
tốt nhất thế giới (Times – QS University Ranking)2. Hiện nay, KAIST xếp thứ 41 toàn
thế giới và xếp thứ 12 trong danh sách các trường đại học tốt nhất châu Á theo bảng
xếp hạng của QS Global World Rankings đến năm 20223.
Hàn Quốc cũng đặt ra khá nhiều các tiêu chuẩn khắt khe trong đào tạo giáo
viên nói chung. Tại đây, Thực hành giảng dạy quốc tế (international teaching
practicum) là một chương trình phát triển năng lực cá nhân và nghề nghiệp giáo
viên4. Theo đó, chương trình này tạo ra một sự trải nghiệm thực tế hoạt động giảng
Laura Chirot, Ben Wilkinson (2009), Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú: Hệ thống quản trị với cuộc
tìm kiếm con đường xây dựng một trường đại học nghiên cứu đỉnh cao cho Việt Nam, tr. 42 – 44.
2
Laura Chirot, Ben Wilkinson, Tlđd, tr. 48 – 49.
3
KAIST - Korea Advanced Institute of Science & Technology, />kaist-korea-advanced-institute-science-technology, truy cập ngày 25/7/2021.
4
Youn Ock Kim, Soyoung Yun, Yang Hwan Sol (2021), “The long-term effects of an international teaching
practicum: The development of personal and professional competences of Korean pre-service teachers”,
KEDI Journal of Educational Policy, Volume 18, No.1, pp. 3-20.
1


204


KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

dạy cho giáo viên, trang bị kĩ năng sư phạm cũng như kiến thức để giáo viên nâng
cao chun mơn của mình trước khi tiến hành giảng dạy chính thức tại các cơ sở
giáo dục.
Về hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục, Bộ Giáo dục và các trường đại học
tại Hàn Quốc đã và đang tích cực thúc đẩy hoạt động du học, trao đổi sinh viên trong
và ngoài nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, giao lưu học hỏi và nâng cao vị
thế của các trường trên thế giới. Tính đến tháng 4 năm 2016, có khoảng 104.000 sinh
viên quốc tế đang theo học tại Hàn Quốc, trong đó 63.000 sinh viên đang theo học các
chương trình cấp bằng cử nhân1.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là quốc gia tiêu biểu cho hoạt động đầu tư Chương
trình nghiên cứu và phát triển (Research and Development – R&D). Các trường
đại học tại đây đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện các chính sách về
R&D của chính phủ, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Bộ Giáo dục,
Khoa học và Công nghệ (MEST) và Bộ Kinh tế Tri thức (MKE) chịu trách nhiệm
thúc đẩy và giám sát các chính sách đổi mới ở Hàn Quốc. MEST là trung tâm cốt
lõi chịu trách nhiệm chính trong việc đề ra các chính sách phát triển khoa học và
công nghệ và đầu tư cho R&D2.
Như vậy, với mô hình quản trị đại học hiệu quả, Hàn Quốc đã triển khai nhiều
chương trình giáo dục tiên tiến và gặt hái được những thành tựu đáng kể, trở thành
một trong các quốc gia có nền giáo dục thực chất hàng đầu của thế giới và xứng đáng
để chúng ta học hỏi kinh nghiệm.
b.Mơ hình quản trị đại học tại Việt Nam
Trước năm 1986, mơ hình quản trị đại học tại Việt Nam chủ yếu xây dựng theo
kiểu tập trung bao cấp. Nhà nước đóng vai trị chủ đạo quản lý mọi hoạt động giáo dục
bao gồm việc lập kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động của các
trường đại học. Tại thời điểm bấy giờ các trường đại học có tư cách như một khoa, tổ
bộ môn hoặc đơn vị trực thuộc các bộ chủ quản. Thậm chí, tài chính của các trường đại
học do nhà nước phân phối từ ngân sách và các nhà khoa học lúc bấy giờ có vị trí, vai

trị rất hạn chế, chủ yếu với tư cách của người thừa hành các quyết định quản lý hành
chính nhà nước từ trên đưa xuống. Đây là mơ hình quản trị đại học dựa vào nhà nước
nhưng không phải là sự phối hợp ba quyền lực nhà nước, thị trường và giới khoa học
Higher Education in Korea, />do, truy cập ngày 26/7/2021.
2
Aslı Kavurmaci1 (2018), “The Place of R&D and Education Policies in South Korea’s Economic
Development”, Journal of Social Policy Conferences, pp.52-64.
1


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

205

mà là mơ hình quản trị dựa hồn tồn vào nhà nước và vai trị quản trị của giới khoa
học chỉ tập trung ở lĩnh vực hoạt động chuyên môn “theo quy định”1.
Khi công cuộc đổi mới được triển khai, mơ hình quản trị đại học hiệu quả được
quan tâm hơn ở Việt Nam. Khái niệm “quản trị” ngày càng được sử dụng nhiều trong
các luật về giáo dục đại học. Mơ hình quản trị đại học của Việt Nam đang dần chuyển
đổi từ mô hình tập trung bao cấp sang mơ hình hiện đại, chuyên nghiệp hơn với sự
phân cấp và phối hợp trong quản lý, sự đa dạng trong hình thức sở hữu và sự trao
quyền tự chủ ngày càng nhiều từ Nhà nước cho các trường đại học.
Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2019 quy định Hội đồng trường của trường
đại học công lập tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các
bên có lợi ích liên quan; thực hiện quyết định các chiến lược, kế hoạch phát triển của
trường; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính; quyết định phương
hướng tuyển sinh, mở ngành đào tạo, các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế về giáo
dục đại học; quyết định về cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường; và một số các quyền
hạn khác. Như vậy, tương tự với mơ hình quản trị đại học nói chung, quy định về Hội
đồng trường của Việt Nam có đầy đủ những mơ tả về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn cho cơ quan có quyền điều hành cao nhất của trường đại học.
Tuy nhiên, về phía Đảng ủy, Luật Giáo dục đại học lại khơng đề cập đến vị trí vai
trị cụ thể của tổ chức này trong khi Luật Giáo dục năm 2019 quy định: “Tổ chức Đảng
Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật”. Luật Giáo dục đại học đã khơng quy định làm rõ được vai
trị lãnh đạo nhà trường của Đảng ủy mà chỉ cho thấy đây là một tổ chức chính trị được
thành lập tại trường đại học và hoạt động tuân theo Điều lệ và Hiến pháp, pháp luật. Trên
thực tế, tổ chức Đảng lãnh đạo tồn diện, giữ vai trị quyết định trong tất cả các quyết
sách về nhân sự chủ chốt phê chuẩn định hướng phát triển chiến lược về đào tạo, nghiên
cứu tài chính và tài sản giám sát hoạt động của Ban giám hiệu và các đảng viên.
Về cơ bản, mơ hình quản trị đại học của Việt Nam được xây dựng hài hịa dựa trên
sự học hỏi của cả mơ hình quản trị đơn nhất và mơ hình quản trị kép. Mơ hình quản
trị đơn nhất thể hiện ở hoạt động quản lý phân cấp giữa ba tổ chức quản trị: Đảng ủy
quyết định tối cao về chính sách chung và giám sát hoạt động thực thi trên thực tế của
Hội đồng trường; Hội đồng trường lại quản lý và giám sát Ban giám hiệu. Thế nhưng,
các tổ chức quản trị đại học tại Việt Nam lại không bao quát hết các lĩnh vực như cách
xây dựng của mơ hình quản trị đơn nhất mà có sự phân hóa lĩnh vực quản trị giống
Lê Ngọc Hùng, Đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam: lý thuyết hệ thống và kiến tạo mơ hình hiện đại,
chun nghiệp, truy cập ngày 25/7/2021.

1


206

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

với mô hình quản trị kép. Đặc biệt, vấn đề quản trị về tài chính của trường giao cho
Hội đồng trường chủ trì. Đây cũng là một trong những khía cạnh về đổi mới giáo dục
tại Việt Nam hiện nay, vấn đề về tự chủ tài chính. Việc phân bổ ngân sách nhà nước

được đổi mới từ cơ chế “xin cho” sang cơ chế đầu tư căn cứ năng lực quản trị của các
trường kết hợp với đầu tư trực tiếp cho người học khiến cho các trường được chủ động
hơn trong mọi hoạt động quản trị của trường.
c. Những điểm tương đồng và khác biệt về mơ hình quản trị đại học tại Hàn Quốc
và Việt Nam
• Điểm tương đồng về mơ hình quản trị đại học tại Hàn Quốc và Việt Nam
Điểm tương đồng rõ nét nhất trong nền quản trị đại học hiện đại của Hàn Quốc
và Việt Nam là Nhà nước đều hướng tới và đề cao việc trao quyền tự chủ về quản trị
cho nhà trường. Mô hình quản trị đại học của hai quốc gia đều hướng tới việc thành
lập Hội đồng trường để lãnh đạo và quản lý mọi vấn đề cơ bản trong hoạt động của
trường. Hội đồng trường được trao quyền lập và quyết định các chính sách, định
hướng phát triển của trường, đề ra phương án tuyển sinh, quyết định về tiêu chuẩn
cán bộ nhân viên làm việc tại trường, quyết định nguồn tài chính và một số hoạt động
khác. Như vậy, khác với trước đây, khi các quyền quyết định đó thuộc về phía cơ quan
chủ quản (đại diện cho Nhà nước) của trường đại học thì hiện nay, cả hai quốc gia
đều có sự tiếp thu học hỏi kinh nghiệm từ những mơ hình quản trị đại học tiến bộ của
phương Tây để xây dựng mơ hình này ở nước mình.
• Điểm khác biệt về mơ hình quản trị đại học tại Hàn Quốc và Việt Nam
Mặc dù cả hai quốc gia đều có cách xây dựng mơ hình theo xu hướng trao quyền
tự chủ tự chịu trách nhiệm cho trường đại học thông qua các cơ quan quản trị song
mức độ thực thi trên thực tế của mỗi nước lại khác nhau. Hàn Quốc phân định rạch ròi
hoạt động quản trị đại học được tiến hành thông qua bốn hình thức tự chủ gồm: tự chủ
về tổ chức, tự chủ về tài chính, tự chủ về nhân sự và tự chủ về học thuật. Cách phân
chia này của Hàn Quốc giúp cho công tác quản trị không bị chồng lấn và thể hiện rõ
được trách nhiệm của các đơn vị phụ trách trong quá trình thực hiện.
Ở Việt Nam, vấn đề về quản trị đại học và tự chủ đã được đề cập từ những năm
90 của thế kỉ XX. Thế nhưng, nếu Hàn Quốc xây dựng mơ hình quản trị đại học một
cách rõ ràng theo mơ hình quản trị kép thì ở Việt Nam, chúng ta lại kết hợp cả hai kiểu
mơ hình. Điều này được thể hiện rõ qua cách tổ chức ba cơ quan quản lý tại trường
đại học gồm Hội đồng trường, Đảng ủy và Ban giám hiệu. Trong đó, sự xuất hiện của

Đảng ủy quản lý về mặt tư tưởng, chính sách là một điểm khác biệt rõ nét trong mơ
hình quản trị đại học của Việt Nam so với Hàn Quốc.


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

207

• Nguyên nhân của những khác biệt trong mơ hình quản trị đại học tại Hàn Quốc
và Việt Nam
Nguyên nhân cốt lõi của những khác biệt trong mơ hình quản trị đại học tại
Hàn Quốc và Việt Nam xuất phát từ chính sách của Nhà nước đối với giáo dục.
Ngoài ra, sự khác biệt trong việc triển khai trên thực tế mơ hình quản trị đại học
cịn do sự khơng tương đồng về chế độ chính trị cũng như trình độ phát triển kinh
tế xã hội của từng nước.
Điểm khác biệt rõ nét nhất được thể hiện trong mơ hình quản trị đại học của Việt
Nam là tổ chức Đảng cũng đóng vai trị quản lý. Nguyên nhân xuất phát từ chế độ
chính trị của Việt Nam là chế độ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Mặc dù theo quy
định, Nhà nước trao quyền quản trị trường đại học cho Hội đồng trường nhưng tổ chức
Đảng vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định các chính sách liên quan đến
tư tưởng, đường lối của trường và giám sát việc thực hiện các đường lối đó. Nhưng
điều này thường đúng với các trường đại học cơng lập. Cịn đối với các cơ sở đào tạo
đại học tư nhân, vai trò của Đảng ủy thường không quá rõ nét mà quyền chủ động
thuộc về phía Hội đồng trường giống như Hàn Quốc. Điều này cũng khá tương thích
bởi các trường đại học tại Hàn Quốc chủ yếu là các trường dân lập.
3. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT TẠI VIỆT NAM

Thứ nhất, quá trình đổi mới chính sách cần xuất phát từ sự đổi mới sâu xa về tư
duy: từ việc coi trường đại học là cơ sở do Nhà nước sinh ra, và cần chịu sự quản lý
của Nhà nước đến tư duy coi trường đại học là một thực thể xã hội độc lập, có vai trị

ni dưỡng sáng tạo khoa học và truyền bá kiến thức; từ cơ chế xin cho, định hướng
đến cơ chế khuyến khích sáng tạo tri thức và phát huy tính đa dạng vốn có của bất kỳ
một xã hội nào. Để thực hiện được những điều đó, cần sửa đổi, bổ sung để Luật Giáo
dục đại học trở thành một đạo luật khẳng định được quyền tự chủ của các trường đại
học; cần có một hệ thống các quy định điều tiết mối quan hệ giữa Chính phủ và hệ
thống giáo dục đại học, sao cho các trường đại học không bị hạn chế quyền tự chủ của
mình; cần minh bạch hóa các quy định về quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội,
sao cho các cơ quan quản lý, Hội đồng trường và Hiệu trưởng hiểu rõ quyền và trách
nhiệm cụ thể của mình; cần tăng cường năng lực quản lý của các trường đại học; và
xây dựng niềm tin đối với quá trình tự chủ của các trường đại học. Đặc biệt, Việt Nam
cần nghiên cứu, giải quyết mối quan hệ giữa Hội đồng trường (Hội đồng quản trị) với
tổ chức, cá nhân có liên quan, trước hết là với Đảng ủy ở trường công lập và nhà đầu
tư ở trường tư thục, để hội đồng trường có đủ năng lực và thực quyền quyết định các
vấn đề của nhà trường. Bên cạnh đó, cần thống nhất việc các trường đại học chỉ chịu
sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


208

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Thứ hai, các trường đại học cần xây dựng, công bố và thực hiện tiêu chuẩn cán
bộ quản lý và giảng viên, quy chế tuyển dụng, làm việc, đề bạt cán bộ quản lý và giảng
viên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Ngồi ra, Hàn Quốc cịn quy
định mời những người có uy tín trong xã hội nắm giữ chức vụ quan trọng trong Hội
đồng trường để thể hiện tính khách quan và minh bạch trong hoạt động. Trong khi tại
Việt Nam, Luật Giáo dục đại học hiện hành lại quy định Chủ tịch Hội đồng trường
phải là cán bộ cơ hữu của trường và cũng không quy định cụ thể số lượng thành viên
Hội đồng trường đại diện cho cơ quan quản lý1. Điều này vô hình trung làm hạn chế
sự tham gia của những cá nhân thực sự có năng lực quản trị được giữ những chức vụ

cao và quan trọng trong hoạt động quản trị của nhà trường.
Thứ ba, tiếp thu những kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Việt Nam cần tăng cường quyền
hạn cũng như trách nhiệm của nhà trường trong việc tự chủ tài chính. Trước đổi mới,
Nhà nước thực hiện bao cấp về tài chính cho các cơ sở đại học cơng lập, điều này dẫn tới
tình trạng ỷ lại cũng như làm giảm đi tính chủ động của các trường đại học. Hiện nay,
các trường đại học công lập đang được trao nhiều quyền quyết định hơn và tiến tới việc
tự chủ về tài chính. Điều này góp phần khơng nhỏ để tăng tính chủ động trong hoạt động
quản trị tại các trường và cũng giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước.
Thứ tư, các trường đại học ở Việt Nam cần chủ động xây dựng và công bố chuẩn
đầu ra của chương trình đào tạo, chú trọng chuẩn ngoại ngữ cho sinh viên phù hợp
với tiêu chuẩn chung của thế giới. Ở Hàn Quốc, một trong những điều kiện để được
ra trường của sinh viên là phải đạt điểm thi ngoại ngữ theo tiêu chuẩn các chứng chỉ
quốc tế như TOEIC, IELTS, TOEFL, TOSEL,… hoặc tương đương2. Điểm mà mỗi
sinh viên cần đạt được phụ thuộc vào ngành học và quy chế riêng của từng trường.
Trong khi đó ở Việt Nam, tiêu chuẩn này mới chỉ đặt ra tại một số trường hoặc một số
ngành học liên quan đến ngoại ngữ hoặc hợp tác quốc tế. Thiết nghĩ trong tương lai,
chúng ta cần phải đặt ra tiêu chuẩn này nhằm nâng cao chất lượng sinh viên cũng như
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, các trường đại học cũng cần
tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi sinh viên nhằm học hỏi kinh nghiệm
và nâng cao vị thế của trường trong phạm vi khu vực và trên thế giới.
Thứ năm, các trường đại học cần gắn kết chặt chẽ với đơn vị sử dụng lao động để
điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp với thực tế; thực hiện sàng lọc mạnh để đảm
bảo chất lượng đào tạo; cần cải tiến mạnh mẽ cách xây dựng, tuyển chọn và đánh giá
Vũ Thị Lan Anh, Kinh nghiệm quản trị đại học ở một số nước và gợi ý tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản
trị đại học ở Việt Nam, />truy cập ngày 26/7/2021.
2
Graduation Requirements, truy
cập ngày 26/7/2021.
1



Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

209

các chương trình, đề tài khoa học công nghệ. Nhà nước cần quy định tại các trường đại
học và các doanh nghiệp lớn nên thành lập Phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D), tăng
cường việc phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường đại học trong nghiên cứu, sản
xuất các sản phẩm chất lượng, hàm lượng chất xám cao, tạo giá trị cho việc phát triển
nền kinh tế. Điều này tạo ra mối quan hệ nhiều bên gồm Nhà nước, trường đại học và
doanh nghiệp để dần tiến tới một mơ hình quản trị mang tính thực tiễn cao hơn và khơng
q khép kín như trước đây (chỉ tồn tại giữa Nhà nước và trường đại học).
4. KẾT LUẬN

Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi số và đổi mới
căn bản toàn diện nền giáo dục, hướng tới một nền giáo dục thực chất, “thi thật, học
thật”. Trong đó, vấn đề xây dựng và hồn thiện mơ hình quản trị đại học có vai trị cốt
lõi để phát triển giáo dục cũng như nâng cao vị thế của các trường đại học. Trên cơ sở
nghiên cứu so sánh mơ hình quản trị đại học tại Hàn Quốc, Việt Nam chúng ta có thể
rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, vận dụng linh hoạt vào tình hình thực
tế của mình để góp phần vào cơng cuộc cải cách giáo dục, hướng tới xây dựng nền
giáo dục hiệu quả, thực chất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Vũ Thị Lan Anh, Kinh nghiệm quản trị đại học ở một số nước và gợi ý tiếp tục hoàn thiện
pháp luật về quản trị đại học ở Việt Nam, />
2

Aslı Kavurmaci1 (2018), “The Place of R&D and Education Policies in South Korea’s

Economic Development”, Journal of Social Policy Conferences.

3

Ben Wilkinson, Laura Chirot (2009), Những nhân tố vơ hình tạo nên sự ưu tú: Hệ thống quản trị
với cuộc tìm kiếm con đường xây dựng một trường đại học nghiên cứu đỉnh cao cho Việt Nam.

4

Enora Bennetot Pruvot, Thomas Estermann (2017), University Governance: Autonomy,
Structures and Inclusiveness, European University Association, Brussels, Belgium.

5

Đặng Văn Huấn, Giao đại học quyền tự chủ: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc, http://vietnamnet.
vn/vn/giao-duc/giao-dh-quyen-tu-chu-kinh-nghiem-tu-han-quoc-50854.html.

6

Lê Ngọc Hùng, Đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam: lý thuyết hệ thống và kiến tạo mơ hình
hiện đại, chun nghiệp, />
7

Martina Vukasović, Higher Education Governance – General Report, />ace/ace_disk/2005_07/sem05_07/z_coe_govern/final_report.htm.

8

Munyae M. Mulinge, Josephine N. Arasa, Violet Wawire (2017), “The Governance of Higher
Education”, The Status of Student Involvement in University Governance in Kenya, Council
for the Development of Social Science Research in Africa DAKAR.



210
9

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
Terri Kim (2008), “Higher Education Reforms in South Korea: public–private problems in
internationalising and incorporating universities”, Policy Futures in Education, Volume 6, No.5.

10 Youn Ock Kim, Soyoung Yun, Yang Hwan Sol (2021), “The long-term effects of an
international teaching practicum: The development of personal and professional competences
of Korean pre-service teachers”, KEDI Journal of Educational Policy, Volume 18, No.1
11 EUA, University Autonomy in Europe, />12 Graduation Requirements, />13 Higher Education in Korea, />higherEducation.do.
14 KAIST - Korea Advanced Institute of Science & Technology, universities.
com/universities/kaist-korea-advanced-institute-science-technology.
15 Number of higher education institutions in South Korea from 2009 to 2020, by type, https://
www.statista.com/statistics/648374/south-korea-higher-educational-institutions-number/.



×