MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, cơng tác truyền thơng, thơng
tin đối ngoại của các quốc gia trở thành vấn đề quan trọng, nhằm cung cấp
một cái nhìn tồn diện, có định hướng cho cộng đồng thế giới về đất nước
mình – vì mục tiêu phát triển và hội nhập. Báo chí đối ngoại và truyền thơng
quốc tế của các quốc gia qua nhiều hình thức khác nhau cũng nhằm quảng
bá những giá trị tốt đẹp, những lợi thế vốn có, đồng thời phổ biến nâng cao
vị thế vai trò của quốc gia trên trường quốc tế.
Do đặc thù của mỗi quốc gia nên cách thức thực hiện cơng tác Báo
chí đối ngoại và truyền thông quốc tế cũng vô cùng đa dạng, phong phú và
hiệu quả đạt được phụ thuộc phần lớn vào phương pháp thực hiện truyền
thông quốc tế của từng quốc gia nhất định. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, văn hóa đóng vai trị đặc biệt quan trọng bởi văn hóa là cầu nối giữa
quốc gia với cộng đồng thế giới, là cách hiệu quả nhất để tăng thêm sự hiểu
biết của người nước ngoài với quốc gia đó. Nhận thức được vấn đề này, các
quốc gia trên thế giới đã tích cực thực hiện cơng tác truyền thơng quốc tế
qua việc quảng bá văn hóa. Trong rất nhiều các quốc gia trên thế giới, Hàn
Quốc là một quốc gia được coi là tiêu biểu trong hoạt động “xuất khẩu văn
hóa”. Văn hóa Hàn từ những năm đầu của thế kỷ XXI đã được biết đến một
cách rộng rãi, được thế giới “ưu ái” gọi tên “ Làn sóng Hàn Quốc” để chỉ
mức độ ảnh hưởng lớn lao, tốc độ lan tỏa nhanh chóng của văn hóa Đại Hàn
trên tồn thế giới. Hàn Quốc là một trong những quốc gia lấy văn hóa làm
một trong những trụ cột tiêu biểu để tăng hiệu quả trong công tác truyền
thông quốc tế. Những kết quả mà quốc gia châu Á này đạt được khiến rất
1
nhiều nước trên thế giới lấy đó làm bài học để quảng bá văn hóa đất nước
mình ra tồn thế giới.
Một trong những cách thức quảng bá văn hóa của Hàn Quốc là giới
thiệu nền ẩm thực ra thế giới. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm quảng bá
nền ẩm thực phong phúc của đất nước, phổ biến một trong những nét đẹp
văn hóa trong đời sống tới nhân dân nước bạn. Việt Nam là một trong những
quốc gia châu Á được Hàn Quốc chọn để du nhập “làn sóng ẩm thực”.
Những hoạt động báo chí đối ngoại và truyền thơng quốc tế qua “làn sóng
ẩm thực” của đất nước Hàn Quốc tại Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng,
đạt được hiệu quả to lớn trong công tác quảng bá hình ảnh nước Hàn tới
nhân dân Việt Nam. Hàn Quốc đã làm nổi bật lên ưu thế của Văn hóa nói
chung và văn hóa ẩm thực nói riêng trong công tác truyền thông quốc tế.
Nhận thức được những vấn đề trên và nhận thấy đây là nội dung
rất hay có thể rút ra được sau khi học mơn “Quản lý báo chí đối ngoại &
truyền thơng quốc tế”, nhận thấy có thể xâu chuỗi lý thuyết với thực tế, nên
tơi chọn đề tài tiểu luận là “Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam”. Đề
tài được xây dựng nhằm khảo sát, tổng hợp, phân tích hiệu quả những hoạt
động tiêu biểu của Hàn Quốc trong việc quảng bá nền ẩm thực tại Việt Nam
trong 3 năm 2013-2016, từ đó đưa ra vài gợi mở cho cơng tác truyền thơng
quốc tế và báo chí đối ngoại cho Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ những năm đầu thế kỷ XXI, thuật ngữ “Làn sóng Hàn Quốc” đã
được phổ biến và thực trạng quảng bá văn hóa Hàn Quốc cũng như những
hiệu quả mà cơng tác này đạt được đã được các cơ quan truyền thơng trên
thế giới đưa tin, phân tích rộng rãi. Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam
2
cũng là chủ đề được nghiên cứu, đánh giá tổng hợp qua những tiểu luận,
khóa luận tốt nghiệp như:
+ Tiểu luận “Hàn Quốc – Bài học lớn về xuất khẩu văn hóa” (2007)
của sinh viên Lê Thị Minh Nguyệt
+ Khóa luận “Một số hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia của Hàn
Quốc thơng qua kênh văn hóa tại Việt Nam giai đoạn hiện nay” (2009)
của sinh viên Nguyễn Thị Hải Thanh.
Tuy nhiên mức độ và khía cạnh phân tích qua mỗi nghiên cứu có sự
khác biệt và ít trùng lặp. Xét thấy tính cấp thiết của đề tài này và khả năng
thực hiện của bản thân muốn thông qua công tác truyền thông quốc tế của
Hàn Quốc đã làm được tại Việt Nam để từ đó đưa ra những kinh nghiệm của
riêng mình, cho đất nước mình, nên tơi chọn đề tài “
3.Mục đích và nhiệm vụ nghên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động
Thông tin quốc tế thơng qua “làn sóng ẩm thực” Hàn Quốc tại Việt Nam,
tiểu luận đưa ra một số nhận xét và gợi mở cho cơng tác báo chí đối ngoại và
truyền thông quốc tế thông qua ẩm thực tại Việt Nam để đẩy mạnh hơn nữa
hoạt động quan trọng này trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích đã đặt ra, tác giả cần thực hiện những nhiệm vụ
cụ thể sau:
-
Tìm hiểu thơng tin cơ bản về Hàn Quốc, nêu và phân tích rõ nhận
thức của Hàn Quốc về vấn đề thực hiện cơng tác báo chí đối ngoại, truyền
thơng quốc tế qua hoạt động quảng bá ẩm thực.
3
-
Tìm hiểu những hoạt động, cách thức quảng bá ẩm thực của Hàn
Quốc tại Việt Nam.
-
Phân tích hiệu quả hoạt động và kết quả đạt được.
-
Nhận xét và đưa ra gợi mở cho cơng tác báo chí quốc tế và truyền
thông đối ngoại qua ẩm thực của Việt Nam.
4.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là các hoạt động quảng bá
ẩm thực Hàn Quốc thơng qua các hình thức khác nhau.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là từ năm 2013 đến nay và
nghiên cứu các hoạt động nằm trong khuôn khổ thành phố Hà Nội.
5.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của tiểu luận là dựa vào những kiến thức đã học
trong mô n học “Quản lý báo chí đối ngoại và truyền thơng quốc tế”, vận
dụng những kiến thức đặc thù của môn học đã được đào tạo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào những hoạt động nổi bật Hàn Quốc trong công tác
quảng bá ẩm thực tại Hà Nội, những hiệu quả thực tiễn đạt được của Hàn
Quốc trong ý kiến đánh giá nhận xét chung của người dân Việt Nam, đặc
biệt là giới trẻ.
Tiểu luận được xây dựng chủ yếu thông qua vào phương pháp nghiên
cứu, đánh giá, tổng hợp dựa vào các tài liệu đã thu thập được từ các nguồn
chính thống khác nhau, sử dụng phương pháp quan sát, đánh giá thực tế,
phỏng vấn sinh viên và xin ý kiến của các thầy cô giáo.
4
6. Điểm mới của đề tài
Chỉ ra được những cách làm trong truyền thơng đối ngoại, báo chí đối
ngoại trong việc quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam một cách hiệu quả
nhất thông qua con đường ẩm thực, một tiềm năng vô cùng độc đáo.
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài tiểu luận cung cấp và bổ sung hệ thống lý luận về báo chí đối
ngoại và truyền thơng quốc tế. Nêu ra được những bài học từ Hàn Quốc từ
đó tìm ra những lý thuyết kinh nghiệm cho Việt Nam.
7.2.
Giá trị thực tiễn
Đề tài tiểu luận góp phần làm rõ nội dung nhận thức về việc truyền
thông đối ngoại với việc quảng bá văn hóa dân tộc.
8. Kết cấu đề tài
Tiểu luận gồm có 3 phần chính:
*Phần mở đầu: Nêu rõ tính cần thiết, mục đích, ý nghĩa của đề tài.
*Phần nội dung: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ
lục, tiểu luận cịn có phần nội dung bao gồm 3 chương và tiết như sau:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HÀN QUỐC VÀ CHÍNH SÁCH VĂN
HĨA CỦA HÀN QUỐC
1.1. Nước Đại Hàn Dân Quốc
1.1.1.
Đặc điểm địa lý, tự nhiên
1.1.2.
Thể chế chính trị
1.1.3.
Quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam.
1.1.4.
Chính sách văn hóa của Hàn Quốc.
CHƯƠNG II: LÀN SĨNG ẨM THỰC HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM
5
2.1. Ẩm thực Hàn Quốc và biểu hiện của “làn sóng ẩm thực Hàn
Quốc” tại Việt Nam
2.2. Các phương tiện quảng bá ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam
2.1.1. Quảng bá ẩm thực Hàn Quốc qua phim ảnh
2.2.2. Quảng bá ẩm thực Hàn Quốc qua các nhóm nhạc, ca sĩ
2.2.3. Quảng bá ẩm thực Hàn Quốc qua các triển lãm, hội chợ ẩm
thực, nhà hàng ăn uống tại Việt Nam
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM VỀ THỰC HIỆN
CÔNG TÁC QUẢNG BÁ ĐẤT NƯỚC QUA ẨM THỰC
3.1. Quảng bá ẩm thực Việt Nam qua truyền hình và điện ảnh
3.2. Quảng bá ẩm thực Việt Nam qua việc khẳng định thương hiệu ẩm
thực
3.3. Quảng bá ẩm thực Việt Nam gắn liền với du lịch
3.4. Các hình thức khác
*Phần kết luận: Điểm lại những vấn đề đặt ra và giải quyết được đến đâu
trong tiểu luận. Có đề xuất, phát triển những hưỡng tiếp theo cần nghiên
cứu.
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HÀN QUỐC VÀ CHÍNH SÁCH
VĂN HĨA CỦA HÀN QUỐC
1. Nước Đại Hàn Dân Quốc
1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên.
Theo Wikipedia, Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên
hay Đại Hàn Dân Quốc, là quốc gia nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều
Tiên, phía bắc giáp với CHDCND Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy
dọc theo vĩ tuyến 38° Bắc. Phía đơng Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản,
phía Tây là Hồng Hải. Thủ đơ của Hàn Quốc là Seoul, (서울) hay còn gọi là
Hán Thành.
Bán đảo Hàn Quốc kéo dài từ Bắc đến Nam, nhưng nếu tính cả các
đảo phụ thuộc thì chiều rộng Đơng Tây sẽ lớn hơn chiều dài Bắc Nam.
Chiều dài từ Bắc đến Nam của bán đảo là khoảng 840 km và còn chiều rộng
từ Đông sang Tây vào khoảng 1200 km. Hàn Quốc có 75% diện tích lãnh
thổ là đồi núi. Địa hình bán đảo có dạng Đơng cao Tây thấp, Bắc cao Nam
thấp. Như vậy, ở phía Đơng và Bắc tập trung nhiều núi, cịn phía Tây và
Nam chủ yếu là đồng bằng, thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại
hình kinh tế nơng nghiệp.
Khí hậu Hàn Quốc là sự kết hợp giữa khí hậu đại lục và khí hậu biển.
Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt với đặc điểm mùa hè nóng và ẩm, mùa đơng lạnh
và khơ. Ba mặt của Hàn Quốc tiếp giáp với biển. Hàn Quốc ít xẩy ra động
đất và có bão, mưa dơng, bão tuyết, tuy nhiên nhiệt độ rất cao vào mùa
đông. Điều kiện khí hậu đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và
trồng trọt nên lượng thực phẩm của Hàn Quốc rất phong phú.
7
Lịch sử Hàn Quốc bắt đầu từ thần thoại Dangun, sau đó được chia
thành các giai đoạn : thời đại Tam Quốc - Shilla Thống Nhất - Koryo Chosun - thời kỳ bị Nhật chiếm đóng - thời kỳ chia cách Nam-Bắc và thời
đại Đại Hàn Dân Quốc. Hiện nay, lãnh thổ bị giới hạn trong phạm vi “Bán
đảo Hàn Quốc và các đảo phụ thuộc” nhưng lịch sử Hàn Quốc bao quát 1
khu vực rộng lớn bao gồm cả bán đảo Hàn Quốc và một số tỉnh Đông Bắc
Trung Quốc hiện nay.
Trước năm 1945, Hàn Quốc hay Triều Tiên chỉ là tên gọi khác nhau
của bán đảo Triều Tiên. Đất nước này có khoảng 5.000 năm lịch sử. Tổ tiên
của người Triều Tiên là những người thuộc các bộ lạc Mông Cổ di cư từ
vùng Trung Á đến bán đảo.
Cuối thế kỷ 19, bán đảo Triều Tiên bị các nước lớn Trung Quốc, Nga,
Nhật Bản tranh giành nhau. Năm 1910, Nhật Bản thơn tính Bán đảo. Năm
1945, Bán đảo được giải phóng, nhưng đất nước bị chia cắt, hình thành hai
nhà nước theo hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau: Phía Nam gọi là Đại
Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Republic of
Korea (ngày 15 tháng 8 năm 1948, Tổng thống là Lý Thừa Vãn) và
CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc (ngày 09 tháng 9 năm 1948, Chủ tịch nước
là Kim Nhật Thành), tên tiếng Anh là Democratic People’s Republic of
Korea lấy vĩ tuyến 380 Bắc làm ranh giới. Cuộc chiến tranh Triều Tiên
1950-1953 đã không làm thay đổi được cục diện trên bán đảo, vĩ tuyến 38
trở thành đường ranh giới quân sự cho đến ngày nay.
Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế
phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF Hàn Quốc là nền
kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất
khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rơ-bốt.
8
Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền
kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội
nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần
đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở
châu Á, cịn được gọi là “Làn sóng Hàn Quốc” và nằm trong đó là “Làn
sóng ẩm thực Hàn Quốc”.
1.2. Thể chế chính trị
Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định
nền chính trị Hàn Quốc theo chế độ Cộng hồ, tam quyền phân lập. Chính
phủ thực hiện ba chức năng Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Quốc hội và
Tổng thống do dân bầu trực tiếp, Thủ tướng và Chánh án Toà án tối cao do
Tổng thống chỉ định và Quốc hội thông qua
Đảng cầm quyền đại dân tộc (chiếm hơn 50% số ghế trong Quốc hội)
cịn có các đảng khác như: Dân chủ, Tân tiến và Sáng tạo, Dân chủ Lao
động, Liên minh than Pac Kưn Hê, Hàn Quốc sáng tạo và Tiến bộ tân đảng.
1.3. Quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam
Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
ngày 22/12/1992. Trong gần hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã không
ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục...
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ giữa
Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Hàn
Quốc trở thành một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Việt
Nam, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế: Hàn Quốc có thể nhập khẩu từ Việt Nam
nhiều mặt hàng như khống sản, nơng lâm thủy sản, rau quả nhiệt đới, hàng
thủ công mỹ nghệ...là những mặt hàng mà Hàn Quốc cịn thiếu hoặc khơng
9
tự sản xuất được. Việt Nam luôn coi Hàn Quốc là đối tác thương mại hàng
đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay Việt Nam đang cùng
với 10 nước ASEAN đàm phán với Hàn Quốc về Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và sơ bộ đã ký được một số văn kiện như
Hiệp định khung, Hiệp định thương mại hàng hóa. Việc Hàn Quốc và các
nước ASEAN trong đó có Việt Nam tạo lập khu vực mậu dịch tự do sẽ tạo
điều kiện thúc đẩy hơn nữa trao đổi kinh tế-thương mại và mở rộng thị
trường xuất khẩu và tăng cường thu hút đầu tư giữa hai nước.
Ngoài ra, tiềm năng hợp tác song phương trên các mặt như hàng
không, du lịch, dịch vụ, trao đổi và hợp tác lao động là rất lớn.
Tháng 10/2009, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức nâng cấp
quan hệ từ “ đối tác hợp tác toàn diện” lên “đối tác hợp tác chiến lược”, mở
ra một chương mới trong lịch sử phát triển quan hệ giữa hai nước, tạo cơ sở
pháp lý vững chắc và điều kiện thuận lợi cho việc đưa quan hệ hợp tác hữu
nghị giữa hai nước trong năm 2010 và những năm tới lên một tầm cao mới.
1.4. Chính sách văn hóa của Hàn Quốc
Bên cạnh những lĩnh vực trọng yếu như chính trị, kinh tế, Hàn Quốc
coi trọng phát triển văn hóa và đưa văn hóa trở thành một trong những trụ
cột chính để thực hiện có hiệu quả cơng tác Thơng tin đối ngoại. Từ một đất
nước ít có tiếng vang, Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc, được
thế giới biết đến rộng rãi, đó là nhờ vào chính sách thực hiện cơng tác thơng
tin đối ngoại qua văn hóa của Hàn Quốc.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Hàn Quốc đã chú trọng xây dựng và quảng
bá hình ảnh đất nước thơng qua văn hóa. Mặc dù ngân sách khơng đủ, nhưng
chính phủ cộng hồ đầu tiên (1948–1960) do Tổng thống Rhee Syngman
lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hoá quốc gia trong sự phát
10
triển của đất nước. Về sau, sự ghi nhận về giá trị của văn hố tiếp tục có ảnh
hưởng lớn tới chính phủ đương thời của Tổng thống Kim Dae Jung và hơn
nữa, đã trở thành một cơ sở quan trọng cho viện trợ của chính phủ dành cho
văn hố. Ý thức coi trọng văn hố cũng gắn bó chặt chẽ với những đặc điểm
văn hoá truyền thống Hàn Quốc do ảnh hưởng của đạo Khổng - vốn coi
trong giá trị tinh thần.
Trong thời kỳ 18 năm cầm quyền (1961–1979), chính phủ của Tổng
thống Park Chung Hee, một chính phủ coi trọng sự phát triển kinh tế, đã
thực hiện một chính sách văn hố một cách chủ động hơn bằng việc xây
dựng luật, các thể chế, tổ chức và các quỹ cơng cộng liên quan tới lĩnh vực
văn hố. Cụ thể, vào năm 1973, chính phủ Park đã cơng bố kế hoạch 5 năm
về phát triển văn hoá, thực hiện trong thời kỳ từ năm 1974 đến 1979. Đây là
một kế hoạch tồn diện lâu dài đầu tiên về chính sách văn hố. Mặc dù tính
đặc sắc và tính phổ biến trong quần chúng được coi là những mục tiêu cơ
bản của chính sách văn hố, mục đích chính của kế hoạch này lại là xây
dựng một bản sắc văn hoá mới bằng việc đề cao truyền thống văn hoá cụ
thể. Vì lý do đó, trong thời kỳ 1974-1978, 70% tổng số ngân sách cho lĩnh
vực văn hoá được chi cho nghệ thuật dân gian và văn hoá truyền thống.
Thời kỳ chính phủ của Tổng thống Chun Doo Hwan (từ 1980 đến 1988)
có thể được coi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về vai trò của nhà nước
trong việc cung cấp viện trợ cho nghệ thuật ở Hàn Quốc. Cũng như chính
phủ của Tổng thống Park. Việc xây dựng bản sắc văn hoá cũng được coi là
trọng tâm chính của nền cộng hồ thứ 5 của chính phủ Chun Doo Whan.
Chính phủ của tổng thống Chun đã cơng bố 2 kế hoạch tồn diện về chính
sách văn hố: “Kế hoạch mới phát triển văn hoá” (1981) và “Kế hoạch văn
hoá trong kế hoạch 5 năm lần thứ 6 phát triển kinh tế và xã hội” (1986).
11
Căn cứ vào các kế hoạch đó, các mục tiêu cơ bản của chính sách văn
hố có thể được xác định là: Xây dựng bản sắc văn hoá, củng cố sự phát
triển của nghệ thuật, tăng cường trợ cấp văn hoá, thúc đẩy văn hoá khu vực,
và mở rộng giao lưu văn hố với các nước khác.
Vào năm 1990, chính phủ của tổng thống Roh TaeWoo (1988–1993)
xây dựng “kế hoạch 10 năm phát triển văn hoá”, chú trọng vào: “văn hố
của mọi người dân”. Các mục tiêu chính của các kế hoạch đó là:
(1) Xây dựng bản sắc văn hố;
(2) Củng cố sự phát triển của nghệ thuật;
(3) Tăng cường trợ cấp văn hoá;
(4) Thúc đẩy văn hoá khu vực;
(5) Thuận lợi hoá giao lưu văn hoá;
(6) Phát triển tuyên truyền văn hoá, và cuối cùng, thống nhất dân tộc
Việc thúc đẩy văn hoá khu vực, giao lưu quốc tế và chính sách văn hố
vì sự
thống nhất cũng được nhấn mạnh như các chính phủ trước đó. Chính
phủ của Thủ tướng KimYoung Sam (1993–1998) chủ trương “Tạo ra một
Hàn Quốc
mới” và coi đó là biểu ngữ cho chiến dịch tranh cử chính trị và tìm cách
nâng
cao vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Vì lý do đó, so với các
chính phủ trước, chính phủ của Tổng thống KimYoung Sam coi dân chủ văn
hoá, sự sáng tạo của con người, văn hố khu vực, cơng nghiệp văn hố và du
lịch văn hố, cũng như tồn cầu hố văn hố của Hàn Quốc là những mục
tiêu chính của chính sách văn hoá. Việc xây dựng bản sắc văn hoá cũng
được coi là một mục tiêu quan trọng của chính sách văn hoá. Thêm nữa,
12
chính phủ của tổng thống Kim nhấn mạnh ý nghĩa kinh tế của văn hoá và
nghệ thuật.“Kế hoạch mới 5 năm thúc đẩy phát triển văn hoá” (1993), “Kế
hoạch hỗ trợ văn hố” (1996), và “Tầm nhìn văn hố 2000” (1997) đều
coi trọng các mục tiêu chính sách đó.
Những mục tiêu đó của chính sách văn hố vẫn tiếp tục được coi
trọng trong thời kỳ chính phủ của Tổng thống Kim Dae Jung (1998- đến
nay). Cụ thể, căn cứ theo 4 kế hoạch tồn diện về chính sách văn hố như
chính sách văn hố cho chính phủ mới (1998), kế hoạch 5 năm về chính sách
văn hố của chính phủ mới (1999), tầm nhìn thế kỷ 21 cho các ngành cơng
nghiệp văn hố (2000), và tầm nhìn thế kỷ 21 cho các ngành cơng nghiệp
văn hố trong xã hội kỹ thuật số (2001), so với các chính phủ tiền nhiệm
khác, chính phủ của Tổng thống Kim Dae Jung đã nhấn mạnh việc tăng
cường phát triển các ngành cơng nghiệp văn hố và giao lưu văn hố với
Bắc Triều Tiên. Chính sách “ánh dương” hướng về Bắc Triều Tiên của
chính phủ đã tập trung xây dựng những chính sách văn hố chủ động vì sự
thống nhất của 2 miền Triều Tiên. Hơn nữa, những giá trị của giao lưu văn
hoá và nghệ thuật đã trở thành một cơ sở mới của chính sách văn hố. Khác
với các chính phủ trước, khái niệm bản sắc văn hoá đã trở thành nền tảng
quan trọng cho viện trợ của chính phủ để tăng cường phát triển các ngành
cơng nghiệp văn hố.
Nằm trong chính sách văn hóa, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đã được
lên kế hoạch quảng bá, đầu tư trên mọi phương diện để đưa hình ảnh ẩm
thực ra thế giới. Ẩm thực của Hàn Quốc đã phát triển lên thành một làn sóng
trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
13
CHƯƠNG II: LÀN SÓNG ẨM THỰC HÀN QUỐC TẠI VIỆT
NAM
2.1. Ẩm thực Hàn Quốc và biểu hiện của “làn sóng ẩm thực Hàn
Quốc” tại Việt Nam.
Hàn Quốc đang nổi lên như một quốc gia về nghệ thuật ẩm thực. Bắt
đầu từ Edward Kwon, các ngôi sao đầu bếp trẻ xuất hiện ngày một nhiều,
góp phần đưa ẩm thực Hàn đến gần hơn với thế giới. Những ngôi sao đầu
bếp trẻ này đang thổi một làn gió mới vào nghệ thuật ẩm thực thế giới và
quảng bá rộng rãi cho hương vị Hàn Quốc. Hơn nữa, ẩm thực Hàn vốn nổi
tiếng là có lợi cho sức khoẻ đang mở ra một Làn sóng Hàn Quốc mới – Làn
sóng ẩm thực.
Ẩm thực Hàn Quốc, tiếng Hàn là Hansik, hiện đang thu hút nhiều sự
quan tâm trên toàn thế giới, làm lan tỏa làn sóng Hàn Quốc. Xu hướng văn
hóa ẩm thực hiện nay là chuyển từ đồ ăn nhanh sang đồ ăn chậm với sự chú
trọng đến sức khỏe. Nhiều món ăn truyền thống Hàn Quốc được ủ lên men
và đó là lý do tại sao ẩm thực Hàn Quốc đang ở tâm điểm của sự chú ý. Trên
thực tế, công dụng của chúng đã được khoa học chứng minh.
Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm tới vấn đề phát triển văn hóa ẩm
thực, đưa ẩm thực trở thành một làn sóng tới tồn thế giới. Chính phủ Hàn
Quốc đã thành lập “Nhóm xúc tiến ẩm thực Hàn Quốc” vào tháng 5 năm
2009 để quảng bá các món ăn một cách hệ thống. Đệ nhất phu nhân Kim
Yoon Ok là người đi đầu trong chiến dịch tồn cầu hóa này trên cương vị là
Chủ tịch danh dự của nhóm. Quỹ ẩm thực Hàn Quốc bao gồm các chuyên
gia của Chính phủ và khu vực tư nhân cũng đã thực hiện nhiều chương trình
và hoạt động nhằm thúc đẩy việc tồn cầu hóa các món ăn trong nước. Q
trình tồn cầu hóa này khơng chỉ giúp phổ biến hơn nữa làn sóng Hàn Quốc
14
mà còn tăng giá trị thương hiệu quốc gia. Do vậy, sự hỗ trợ của Chính phủ là
rất quan trọng. Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra các biện pháp nới lỏng quy
định để tăng cường ngành công nghiệp thực phẩm trong nước. Các gói biện
pháp nhằm mục đích dỡ bỏ những rào cản về quy định và bổ sung thêm
những khiếm khuyết về mặt thể chế nhằm toàn cầu hóa ẩm thực Hàn Quốc
và tăng sức cạnh tranh của công nghiệp thực phẩm.
Việc Hàn Quốc chọn Việt Nam là một trong những quốc gia để
quảng bá nền văn hóa ẩm thực là do Việt Nam là một đất nước cùng nằm
trong khu vực châu Á, nền văn hóa có nhiều nét tương đồng, có thể dễ dàng
tiếp nhận các món ăn đặc trưng của khu vực Châu Á. Hơn nữa đây là bước
song song trong chiến lược quảng bá làn sóng văn hóa Hàn Quốc vào Việt
Nam, bởi phim ảnh Hàn Quốc được cơng chiếu đã có sức tác động lớn tới
tinh thần và nhận thức của người Việt. Bên cạnh đó, qua các món ăn, Hàn
Quốc biết cách gửi gắm những ý nghĩa của mình vào đó. Hầu hết các món
ăn Hàn Quốc đều có ý nghĩa riêng, ví dụ như mì đen dành cho những người
chưa tìm được tình yêu của mình, nếu thưởng thức mì đen, sang năm sẽ gặp
được người ưng ý…Cứ như vậy, ẩm thực Hàn Quốc không chỉ tác động vào
khẩu vị mà còn tác động vào tinh thần của người dân Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung thơng qua những tác động về mặt tâm tư, tình cảm như
vậy.
Hansik khơng đơn thuần là món ăn Hàn Quốc, mà cịn là thành quả
của văn hóa truyền thống quốc gia. Tại Việt Nam, ẩm thực Hàn Quốc đã trở
nên quen thuộc. Không chỉ có các bạn trẻ mà những người lớn tuổi cũng ưa
thích những món ăn của đất nước này. Những cửa hàng ăn uống Hàn Quốc
xuất hiện ngày một nhiều tại Hà Nội. Điều này chứng tỏ sức nóng của làn
sóng ẩm thực Hàn Quốc tại nước ta, bởi có cung ắt hẳn có cầu. Quy mơ và
15
số lượng các quán ăn Hàn Quốc cũng như chất lượng của các quán ăn này
ngày càng thu hút được đông đảo người dân Việt Nam đến thưởng thức.
Không chỉ có các cửa hàng mà tại các siêu thị, những nguyên liệu chế biến
đồ ăn Hàn đi kèm với các công thức hướng dẫn chi tiết cụ thể xuất hiện với
số lượng lớn và dần trở nên phổ thông. Những nguyên liệu này trước kia
cung cấp để phục vụ những người Hàn Quốc sống tại Việt Nam, tuy nhiên
càng ngày, người Việt Nam sử dụng chúng càng nhiều, càng thường xuyên
đã khẳng định được sức hút của các món ăn Hàn trong đời sống ẩm thực của
người Việt. Đặc biệt là các bạn trẻ. Đây cũng là lượng khách hàng chủ yếu
của các cửa hàng Hàn Quốc. Tên của các món ăn Hàn Quốc ngày càng trở
nên phổ biến trong “từ điển ẩm thực” Việt Nam. Nói phổ biến vì chúng được
gọi thân mật và phổ thơng như những món ăn lâu đời của người Việt, ví dụ
như cơm cuộn rong biển (Gimbab), Mì đen, kim chi, canh rong biển, bánh
gạo cay, thịt gà cay, thịt ba chỉ nướng, rượu sô chu, rượu gạo... Trong các
buổi hội họp của các bạn trẻ, món ăn Hàn Quốc cũng đứng đầu trong danh
sách được chọn. Tầm ảnh hưởng của ẩm thực Hàn Quốc không chỉ dừng ở
các bạn trẻ mà ngay cả những người lớn tuổi cũng đặc biệt ưa chuộng.
Những phụ nữ nội trợ cũng chọn các nguyên liệu Hàn Quốc để chế biến cho
gia đình mình. Sức ảnh hưởng của ẩm thực Hàn Quốc tới Việt Nam là rất
lớn thông qua những phương tiện và cách thức trong chiến lược quảng bá
hình ảnh quốc gia Hàn Quốc, thực hiện tốt cơng tác thơng tin đối ngoại là
quảng bá hình ảnh nền văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng tới
Việt Nam.
2.2. Các phương tiện quảng bá ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam
Để đạt được những hiệu quả tốt và thu hút người dân Việt Nam tới
các món ăn Hàn Quốc, chính phủ nước này đã có những biện pháp tích cực
16
và không thể phủ nhận là rất chiến lược tới đời sống văn hóa – tinh thần của
Việt Nam. Và khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều quốc gia khác, Hàn
Quốc cũng áp dụng những biện pháp này để quảng bá ẩm thực một cách đặc
biệt hiệu quả. Có thể khái quát qua 4 cách thức sau: Qua phim ảnh; qua hình
ảnh đại diện của các nhóm nhạc, ca sĩ; qua các triển lãm, hội chợ ẩm thực và
qua hệ thống nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam.
2.2.1. Quảng bá ẩm thực Hàn Quốc qua phim ảnh:
Phim Hàn Quốc được quảng bá vào Việt Nam từ những năm 90,
tuy nhiên sức ảnh hưởng của chúng mới lan rộng trong khoảng thời gian hơn
10 năm trở lại đây, tuy nhiên sức ảnh hưởng lại vô cùng to lớn. Sự xuất khẩu
phim Hàn tạo nên làn sóng Hàn Quốc bằng những tác phẩm rất nổi tiếng tại
Việt Nam như : “Trái tim mùa Thu”, “Nấc thang lên thiên đường”, “Giày
thủy tinh”….Tác động chung của những bộ phim này là vào tình cảm của
con người. Hầu hết những bộ phim đều đem lại những giá trị tinh thần, tình
cảm, những bài học về tình u đơi lứa, tình cảm gắn bó thân thiết của gia
đình. Nhận định được sự tác động to lớn đó, điện ảnh Hàn Quốc bắt đầu xây
dựng chiến lược quảng bá ẩm thực và các lĩnh vực khác như âm nhạc, thời
trang, du lịch qua phim ảnh, mà quảng bá ẩm thực là một trong những biểu
hiện rõ nét nhất của các bộ phim Hàn Quốc. Có thể nhận thấy văn hóa ẩm
thực của Hàn Quốc được thể hiện qua các thể loại phim đặc trưng như sau:
Thứ nhất, những bộ phim chuyên về ẩm thực. Đây là thể loại phim
mới xuất hiện tại Hàn Quốc trong vài năm trở lại đây. Các bộ phim chuyên
về ẩm thực Hàn Quốc có nội dung xoay quanh cách thức làm món ăn Hàn,
những giá trị tinh thần gửi gắm trong từng món ăn cụ thể và tài nghệ, phẩm
chất, đạo đức của những người đầu bếp. Nhận thấy những bộ phim Hàn
Quốc chuyên về ẩm thực thu hút được khán giả ở những khía cạnh sau:
17
Một là, cách thức làm món ăn Hàn Quốc Hàn Quốc đã biến
tác phẩm điện ảnh thành một nơi hướng dẫn cách thức làm món ăn ở tất cả
các cơng đoạn, từ chọn nguyên liệu đến quá trình chế biến, cách trang trí,
trình bày món ăn và thời điểm, khung cảnh thưởng thức món ăn. Tất cả đều
đặc biệt ở chỗ tất cả những q trình đó được thể hiện trên các bộ phim rất
cẩn thận, thể hiện sự trân trọng người thưởng thức không chỉ ở việc đảm bảo
vệ sinh tuyệt đối cho món ăn mà cịn ở giá trị tinh thần huyền bí của các
món ăn đó. Những cơng đoạn thực hiện được trình bày kỹ lưỡng từ cách
dùng bếp và các vật dụng làm bếp chuyên cho từng món ăn một. Thậm chí
cách dùng lửa ra sao, gia giảm lửa thế nào trong lúc nấu ăn cũng là đề tài thu
hút người xem tới phút cuối trong mỗi thước phim. Các giá trị dinh dưỡng
của các món ăn cũng được đưa vào một cách rất khéo léo. Tất cả những điều
đó khiến khán giả xem phim bị tác động, hình thành nên cảm giác trân trọng
và yêu quý các món ăn, cảm giác như nó thân thuộc với bản thân từ rất lâu.
u thích các món ăn Hàn ở một điểm nữa là hình thức thể hiện trên phim
đã chứng tỏ món ăn bao hàm những giá trị dinh dưỡng tuyệt hảo và đảm bảo
tuyệt đối vệ sinh.
Hai là, các món ăn Hàn Quốc trên phim được thể hiện một
cách có hồn nhất có thể. Trong các bộ phim thể loại này, thường có những
nhân vật trung thành với món ăn của một quán ăn nhất định, đơn giản vì
những món ăn đó có hồn hơn tất thảy các nhà hàng khác. Những bộ phim
này khiến khán giả thán phục và bị mặc định cảm giác có hồn của tất cả các
món ăn. Thường thì nội dung thể hiện của những phim này xoay quanh một
người đầu bếp giỏi với những cơng thức nấu bí truyền, họ vừa làm vừa răn
dạy và thể hiện các giá trị tinh thần của món ăn vào từng lời nói, hành động.
18
Xem những thước phim như vậy, người xem cảm giác như mỗi một món ăn
có linh hồn riêng của nó và được nâng niu trân trọng từng chút một.
Ba là, những bộ phim ẩm thực này cũng đặc biệt chú trọng tới
nền văn hóa, lịch sử của Hàn Quốc. Những sự kiện văn hóa, lịch sử được
lồng ghép vào vơ cùng tinh tế và khéo léo. Nội dung của phim thường xoay
quanh những cuộc thi tài ẩm thực, giữa một bên là một gia đình nghèo có
truyền thống nấu ăn lâu đời và một gia đình hiện đại có trình độ nấu ăn tân
tiến. Những cuộc thi trên phim thường diễn biến rất gay go và phức tạp với
nhiều tình huống và diễn biến khó lường, để làm nổi bật lên phẩm chất đạo
đức của người đầu bếp chân chính. Và dù khó khăn đến mấy thì những gia
đình hoặc cá nhân đầu bếp có truyền thống lâu đời bao giờ cũng chiến thắng
– bởi kinh nghiệm gia truyền nấu ăn cho vua chúa từ thời cổ trang. Những
bộ phim đó cũng nói lên những nghi lễ ẩm thực trang trọng từ thời hoàng gia
và bắt buộc phải tuân thủ rất nghiêm ngặt.
Bốn là, hình thức thể hiện của các bộ phim này rất bắt mắt.
Không chỉ ở nước phim đẹp, rõ ràng sắc nét, nhạc phim cuốn hút người xem
mà là ở thần thái, vẻ đẹp của người đầu bếp, hình ảnh tươi ngon và đặc biệt
hấp dẫn của các món ăn. Những khơng gian nấu nướng và thưởng thức ở các
bộ phim này thường mang vẻ đẹp rất có hồn, khiến khán giả khơng chỉ bị
hấp dẫn bởi nội dung mà cịn bị cuốn hút bởi những hình thức thể hiện. Trên
thực tế, nhiều khán giả xem phim trước tiên chỉ vì
tị mị vì độ hấp dẫn của các món ăn, sau đó mới
bị cuốn vào nội dung phim. Đây cũng là một
trong những bí quyết khiến các bộ phim Hàn
19
Quốc chuyên về ẩm thực chiếm được tình cảm lớn của người dân Việt Nam
nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.
Có thể thấy bộ phim nổi tiếng nhất trong lĩnh vực ẩm thực của Hàn
Quốc “Dae Jang Geum” (sản xuất năm 2003). 8 năm trước, “Dae Jang
Geum” đã thực sự mang
đến một cơn bão hâm mộ mà “dư chấn” vẫn
cịn cho đến ngày nay. Bộ phim có bối cảnh triều đại Chosun này nói
đến nhân vật huyền thoại Jang Geum – người trở thành
nữ y đầu tiên trong triều đình. Thơng qua
câu chuyện cuộc đời của nàng Dae Jang Geum, bộ phim đã đưa truyền
thống, văn hóa và ẩm thực Hoàng gia Hàn Quốc cùng các phương thuốc cổ
truyền lên màn ảnh nhỏ.
Bộ phim Gourmet của đài SBS phát sóng mùa hè năm 2008 là tác
phẩm mang đề tài ẩm thực thuần túy. Gourmet nói về hai người đầu bếp tài
năng Sung Chan và Bong Joo, gia đình Bong Joo là chủ một nhà hàng ẩm
thực truyền thống nổi tiếng, là hậu
duệ của đầu bếp Hoàng gia triều
đại Joseon. Vốn là con trưởng,
Bong Joo ln nghĩ mình là người
kế thừa nhà hàng của gia đình
nhưng sau đó người được kế thừa
lại là Sung Chan – người thanh
niên mồ cơi nhưng có thiên tài nấu ăn đã được ông nội của Bong Joo – vốn
là đầu bếp danh tiếng nhìn thấy.Gourmet có vơ số cảnh nấu ăn hấp dẫn, giới
thiệu hàng loạt những món ăn ngon trong nền ẩm thực truyền thống xứ Hàn
và giải thích cặn kẽ về cách nấu cho từng món ăn.
20