Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phát triển LLDH toán tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.53 KB, 27 trang )

TIỂU LUẬN

LÍ LUẬN DẠY HỌC TỐN
TIỂU HỌC


MỤC LỤC

2


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
1.1 Khái niệm
Theo Nguyễn Bá Kim: “Dạy học phát hiện vấn đề là phương pháp mà thầy tổ chức cho
trò học tập trong hoạt động, do thầy tạo ra một tình huống hấp dẫn gợi sự tìm hiểu của
học sinh, gợi ra vướng mắc mà họ chưa giải đáp được ngay, nhưng có liên hệ với tri
thức đã biết, khiến họ thấy triển vọng tự giải đáp được nếu tích cực suy nghĩ.”
1.2 Cơ sở lí luận của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
1.2.1 Cơ sở triết học
Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
Trong q trình học tập của học sinh ln xuất hiện mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa
yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức với tri thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Phương
pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học mà ở đó giáo
viên tạo ra cho học sinh những tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh giải quyết. Khi
học sinh phát hiện được tình huống sẽ thấy được mâu thuẫn bên trong tình huống đó.
Để giải quyết mâu thuẫn, học sinh phải huy động tất cả những kiến thức cũ có liên quan
đến vấn đề để tìm ra con đường dẫn tới tri thức mới.
1.2 2 Cơ sở tâm lí học
Theo các nhà khoa học thì con người chỉ tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy.
Tức là, đứng trước một khó khăn trong nhận thức, một tình huống có vấn đề.


Theo tâm lí học kiến tạo thì học tập là quá trình mà người học xây dựng những tri thức
cho mình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với những tri thức sẵn có. Theo tâm
lí học: “Tư duy là một q trình nhận thức phản ánh những thuộc tính, bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó ta chưa biết”.
Một trong những đặc điểm của tư duy là tính “có vấn đề”. Tư duy thực sự nảy sinh khi
con người gặp hồn cảnh, tình huống mới mà vốn tri thức sẵn có khơng thể giải quyết
3


được ngay trong hồn cảnh, tình huống đó. Để giải quyết tình huống này, chúng ta phải
vượt ra khỏi phạm vi tri thức cũ, phương thức hành động cũ để tìm ra cái mới, phương
thức hành động mới.
1.2.3 Cơ sở giáo dục học
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên nguyên tắc tích cực, tự
giác, độc lập nhận thức của người học trong giáo dục bởi vì nó khêu gợi được động cơ
học tập của học sinh.
Học sinh học tập tích cực, tự giác vừa kiến tạo được tri thức, vừa học được cách giải
quyết vấn đề và rèn luyện được những đức tính quý báu như kiên trì, vượt khó, tính cẩn
thận, tỉ mỉ,…
1.3 Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Những tình huống có vấn đề chính là những cơ hội, điều kiện để học sinh tham gia vào
quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức chứ không phải thông báo
tri thức ở dạng có sẵn.
Học sinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo huy động kiến thức và kĩ năng của mình
để phát hiện và giải quyết vấn đề. Tức là đặt học sinh vào trạng thái chủ động chứ
không phải thụ động tiếp thu tri thức từ thầy.
Mục đích của dạy học không chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội được kết quả của quá trình
phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn làm cho học sinh học được bản chất thật của việc
học.

1.3.1 Các cấp độ trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Dựa theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề
người ta có thể phân chia dạy học phát hiện và giải quyết vấn để thành các cấp độ sau:
- Thứ nhất: Giáo viên nêu vấn đề và trình bày cách giải quyết vấn đề. Đây là mức
độ mà tính độc lập của học sinh thấp.
4


- Thứ hai: Giáo viên nêu vấn đề, dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề. Học sinh giải
quyết vấn đề dựa vào sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên .
- Thứ ba: Giáo viên tạo tình huống chứa đựng vấn đề, học sinh phát hiện vấn đề,
giáo viên gợi ý dần để học sinh từng bước giải quyết vấn đề.
- Thứ tư: Giáo viên tạo tình huống chứa đựng vấn đề, học sinh tự phát hiện vấn
đề và độc lập giải quyết vấn đề. Đây là cấp độ mà tính độc lập của hoc sinh được phát
huy cao nhất.
1.3.2 Quy trình phát hiện và giải quyết vấn đề
Gồm 4 bước:
Bước 1: Thâm nhập và phát hiện vấn đề
- Học sinh phát hiện ra vấn đề từ tình huống gợi vấn đề thường là giáo viên đưa ra
- Giải thích và chính xác hóa tình huống
- Phát biểu vấn đề và đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề
Bước 2: Tìm giải pháp
- Học sinh tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, việc này thường được thực hiện theo sơ
đồ sau:

5


- Bắt đầu: Giáo viên đưa ra tình huống gợi vấn đề
- Phân tích vấn đề: Cần làm rõ mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm.

- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề: Hướng dẫn học sinh tìm chiến lược giải
quyết vấn đề. Cần thu thập, tổ chức dữ liệu, huy động tri thức, sử dụng những phương
pháp, kĩ năng nhận thức, tìm đoán và các thao tác tư duy như khái quát hóa, trừu tượng
hóa, đặc biệt hóa, xem xét các mối liên hệ và phụ thuộc, suy xi, suy ngược,…để tìm
hướng giải quyết.
Phương hướng giải quyết không phải là bất biến mà có thể được điều chỉnh, bổ sung,
thậm chí có thể bác bỏ và chuyển hướng khi cần thiết.
Kết quả của hoạt động này là hình thành một giải pháp.

6


Kiểm tra giải pháp: Nếu giải pháp đúng thì kết thúc ngay, nếu giải pháp sai thì quay lại
bước phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng thì thơi. Sau khi đã tìm
được một giải pháp thì có thể tìm thêm những giải pháp khác rồi so sánh chúng với
nhau để tìm ra giải pháp đúng nhất.
Bước 3: Trình bày giải pháp
Khi giải quyết được vấn đề đặt ra thì người học trình bày lại tồn bộ từ việc phát biểu
vấn đề cho tới giải pháp. Nếu vấn đề là một bài tốn thì khơng cần phát biểu lại vấn đề.
Trong khi trình bày cần tuân thủ các chuẩn mực trong nhà trường.
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
- Tìm hiểu khả năng ứng dụng kết quả
- Đề xuất những vấn đề có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề,
… và giải quyết vấn đề nếu có thể.
1.4. Tình huống gợi vấn đề
1.4.1. Vấn đề
Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết (Hoàng Phê – Từ điển Tiếng
Việt). Trong tốn học, ta có thể hiểu vấn đề như sau:
- Học sinh còn chưa trả lời được câu hỏi hay chưa thực hiện được hành động.
- Học sinh chưa được học một quy tắc có tính thuật giải nào để trả lời câu hỏi hay thực

hiện yêu cầu đặt ra.
- Hiểu theo nghĩa trên thì vấn đề không đồng nghĩa với bài tập. Nếu bài tập chỉ yêu cầu
học sinh áp dụng trực tiếp một quy tắc có tính thuật giải để giải thì khơng gọi là vấn đề.
Chẳng hạn, yêu cầu học sinh tính diện tích hình thang dựa vào cơng thức đã học với
hình thang đã cho biết đầy đủ các yếu tố về độ dài hai đáy và chiều cao thì khơng gọi là
vấn đề.
7


-Vấn đề chỉ mang tính tương đối, ở thời điểm này nó là vấn đề nhưng ở thời điểm khác
nó lại khơng cịn là vấn đề. Chẳng hạn, u cầu học sinh cộng hai phân số khác mẫu số
sẽ là vấn đề nếu các em chưa được học bài “Cộng hai phân số khác mẫu số”_ Lớp 4,
nhưng khi đã học xong bài này thì khơng cịn là vấn đề nữa.
1.4.2. Tình huống gợi vấn đề
Tình huống gợi vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh khó khăn về mặt lí luận
hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, nhưng khơng phải ngay tức
khắc nhờ một thuật giải mà phải trải qua một q trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để
biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
Trong q trình dạy học có nhiều tình huống khác nhau xảy ra. Có tình huống có vấn
đề, có tình huống khơng có vấn đề.
Như vậy một tình huống gợi vấn đề thảo mãn các yêu cầu sau:
+ Tồn tại một vấn đề:
Tình huống phải bộc lộ mâu thuẫn , đó là mâu thuẫn giữa trình độ kiến thức sẵn có của
bản thân với yêu cầu lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới. Hay nói cách khác phải tồn tại
một vấn đề, tức là có ít nhất một phần tử của khách thể mà học sinh chưa biết và cũng
chưa có trong tay thuật giải để tìm phần tử đó.
+ Gợi nhu cầu nhận thức:
Tình huống có vấn đề là tình huống phải chứa đựng một vấn đề, tạo ra sự ngạc nhiên,
hứng thú, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh. Hay nói cách khác là phải gợi nhu cầu
nhận thức ở học sinh, làm cho học sinh thấy cần phải giải quyết. Nếu tình huống đưa ra

có vấn đề nhưng học sinh thấy xa lạ, khơng muốn tìm hiểu thì đây cũng chưa phải là
một tình huống gợi vấn đề. Điều quan trọng là tình huống phải gợi nhu cầu nhận thức,
chẳng hạn phải làm bộc lộ sự khiếm khuyết về kiến thức và kĩ năng của học sinh để họ

8


cảm thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện tri thức, kĩ năng bằng cách tham
gia giải quyết vấn đề nảy sinh.
+ Khơi dậy niềm tin ở khả năng bản thân:
Tình huống có vấn đề và học sinh có nhu cầu giải quyết nhưng họ thấy vấn đề vượt q
khả năng của mình họ cũng khơng sẵn sàng tham gia giải quyết vấn đề. Tình huống cần
khơi dậy ở học sinh cảm nghĩ tuy họ chưa có ngay lời giải, nhưng đã có một số tri thức,
kĩ năng liên quan đến vấn đề đặt ra và nếu họ tích cực suy nghĩ thì có nhiều hy vọng
giải quyết được vấn đề đó. Như vậy, học sinh có được niềm tin ở khả năng huy động tri
thức và kĩ năng sẵn có để giải quyết hoặc tham gia giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Diện tích hình bình hành (Lớp 4) Ta thấy, đây là tình huống có vấn đề vì:
+ Tồn tại một vấn đề: Cơng thức, quy tắc tính diện tích hình bình hành (học sinh chưa
biết)
+ Gợi nhu cầu nhận thức: Học sinh có nhu cầu là muốn biết cách tính diện tích hình
bình hành để áp dụng tính trong cuộc sống hàng ngày
+ Khơi gợi niềm tin ở bản thân: Học sinh chưa biết cách tính diện tích hình bình hành
nhưng đã được làm quen với các đặc điểm về cạnh, góc của hình bình hành, biết cách
tính diện tích của một hình đã học ở các bài trước đó. Từ đó, học sinh tích cực suy nghĩ
sẽ tính được diện tích hình bình hành.
1.4.3. Những cách thơng dụng để tạo tình huống có vấn đề
Điểm xuất phát thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là tạo tình huống gợi
vấn đề. Chúng ta có thể tạo ra tình huống gợi vấn đề theo các cách sau:
• Cách 1: Tạo tình huống gợi vấn đề từ thực tiễn
Đưa ra các tình huống xuất phát từ thực tiễn chứa đựng vấn đề toán học. Ví dụ: Trong

bài “Phép cộng phân số”.
9


Để hình thành phép cộng hai phân số có mẫu số bằng nhau, giáo viên và học sinh cùng
thực hành trên băng giấy
- Chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau, bằng cách gấp đôi ba lần theo chiều ngang:

+ Tô màu vào

+ Tô màu vào

3
8
2
8

băng giấy.

băng giấy.

Học sinh dễ dàng nêu được sau hai lần tô, đã tô được

Học sinh nêu

5
8

băng giấy.


3 2 5
+ =
8 8 8

Kết luận: Nêu được cách cộng hai phân số bằng cách lấy tử số cộng với nhau và giữ
nguyên mẫu số.
• Cách 2: Xem xét tương tự để xây dựng kiến thức mới
Từ một vấn đề đã được giải quyết, yêu cầu học sinh thực hiện tương tự cho vấn đề mới.
Ví dụ: Bài “Nhân với số có một chữ số” (lớp 4)
Ở lớp 2, 3 các em đã được biết cách thực hiện phép nhân các số có 2, 3 chữ số với số có
1 chữ số. GV đặt vấn đề yêu cầu các em xây dựng cách nhân số có 4 chữ số với số có 1
chữ số. HS tự tìm kết quả của phép tính (bằng cách nhân từ phải sang trái) và điền kết
quả vào bảng. Cách 3: Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã học Ví dụ: Bài
“Nhân một số với một hiệu” (lớp 4)
Tính: 3 × (7 – 5)

và 3 × 7 – 3 × 5

10


Bài tập này có vấn đề vì lúc này hoc sinh phải vận dụng các kiến thức đã có từ bài trước
là “Nhân một số với một tổng” để thực hiện phép tính tìm ra kết quả:
3 × (7 – 5) = 3 × 2 = 6
3 × 7 – 3 × 5 = 21 – 15 = 16
Vậy 3 × (7 – 5) = 3 × 7 – 3 × 5
Kết luận: Nêu được cách cộng hai phân số bằng cách lấy tử số cộng với nhau và giữ
nguyên mẫu số.
• Cách 3: Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã học Ví dụ: Bài “Nhân một số với
một hiệu”_(lớp 4)

Tính: 3 × (7 – 5)

và 3 × 7 – 3 × 5

Bài tập này có vấn đề vì lúc này hoc sinh phải vận dụng các kiến thức đã có từ
bài trước là “Nhân một số với một tổng” để thực hiện phép tính tìm ra kết quả:
3 × (7 – 5) = 3 × 2 = 6
3 × 7 – 3 × 5 = 21 – 15 = 16
Vậy 3 × (7 – 5) = 3 × 7 – 3 × 5
GV đưa ra kết luận: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số
bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
• Cách 4: Lật ngược một vấn đề, một khẳng định đã biết Ví dụ: Khi học bài dấu hiệu chia
hết cho 2 (lớp 4)
HS được học tính chất “Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2”
GV có thể đưa ra các phát biểu lật ngược vấn đề để hỏi HS đúng hay sai như:
+ Các số không chia hết cho thì khơng có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8
11


+ Các số là số chẵn thì chia hết cho 2
+ Các số là số lẻ thì khơng chia hết cho 2
HS sẽ phải suy nghĩ và xem xét các trường hợp cụ thể để nhận định các phát biểu trên
đúng hay sai.
• Cách 5: Khái qt hóa
Trong dạy học về số tự nhiên, giáo viên cũng có thể đưa ra những đối tượng cụ thể, yêu
cầu học sinh quan sát, phân tích và tìm ra nét chung của các đối tượng đó và khái qt
hố thành những tính chất hay một khái niệm cụ thể. Tình huống đưa ra ở đây là những
những kiến thức riêng lẻ đã học trước đó nhằm khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy.
Ví dụ: Khi dạy học sinh quy tắc nhân nhẩm một số với 10 trong bài “Nhân với 10, 100,
1000,... Chia cho 10, 100, 1000,…”, GV có thể sử dụng cách khái quát hóa để tạo

THGVĐ như sau:
GV yêu cầu học sinh ơn tập lại các kiến thức có liên quan: tính chất giao hốn của phép
nhân.
a, Tính: 35 × 10
b, Dựa vào tính chất giao hốn của phép nhân, em nào cho cơ biết 35 × 10 bằng gì?
10 được gọi là mấy chục? (1 chục)
Vậy 10 × 35 được gọi là gì và bằng bao nhiêu? (1 chục nhân 35 bằng 35 chục)
35 chục là bao nhiêu? (350)
Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 × 10?
- GV gợi ra vấn đề: “Khi nhân một số với 10 ta có thể tìm được ngay kết quả mà khơng
cần thực hiện phép tính khơng? Nếu có thì ta phải làm như thế nào?”
12


Trường hợp này đã đưa học sinh vào THGVĐ vì:
- Khi GV đặt ra câu hỏi như trên, HS chưa có sẵn câu trả lời và cũng chưa định hình
được một thuật giải nào để có câu trả lời.
- HS có nhu cầu giải quyết vấn đề, vì các em muốn biết liệu khơng cần thực hiện phép
tính thì có thể tìm được ngay kết quả của phép nhân một số với 10 hay không.
- Vấn đề này liên quan đến các tri thức vừa được ôn tập. HS thấy nếu tích cực suy nghĩ
gắn kết các tri thức được tái hiện (ở bước 1) các em sẽ tìm ra được câu trả lời.

13


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ TRONG DẠY
HỌC MƠN TỐN
2.1 Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học nội dung số và phép tính lớp 4:
2.1.1 Ví dụ: Bài “Phép cộng phân số”
Yêu cầu cần đạt của bài là:

+ Nhận biết ý nghĩa phép nhân hai phân số thơng qua tính diện tích hình chữ nhật.
+ Thực hiện tốt phép nhân hai phân số.
+ Vận dụng quy tắc nhân hai phân số vào giải bài tốn có lời văn.
+ Tích cực học tập và có ý thức vận dụng quy tắc nhân hai phân số để tính diện
tích một số hình trong thực tế (hình chữ nhật, hình vng, hình tam giác,…)

- Đặt vấn đề: GV nêu bài tốn: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài

và chiều rộng

2
3

4
5

m

m.

Xây dựng THGVĐ: Hình thành quy tắc nhân 2 phân số:
• Để tính được hình chữ nhật ta phải thực hiện phép tính gì? (Phép nhân

4 2
×
5 3

+ GV đưa ra hình minh họa: Hình vng có cạnh dài 1m, được chia thành 15 ơ bằng
nhau:


14

)


+ GV hướng dẫn học sinh tính diện tích hình chữ nhật thơng qua hình vẽ trên:
Ta thấy:
• Hình vng có diện tích bằng 1m2 và gồm 15 ơ, mỗi ơ có diện tích là

1
15

m2 .

• Hình chữ nhật (phần tơ màu) chiếm 8 ơ. Do đó diện tích hình chữ nhật bằng
8
15

m2.

+ GV hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân:
4 2 4×2 8
× =
=
5 3 5 × 3 15

+ GV hướng dẫn HS nhận xét:
• Tử số của phân số kết quả với tử số của các phân số cịn lại.
• Mẫu số của phân số kết quả với mẫu số của các phân số cịn lại.
• GV khái quát quy tắc nhân hai phân số:

Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Hoạt động luyện tập củng cố:
Bài 1: Tính
15


a)

4 6
×
5 7

b)

2 1
×
9 2

c)

1 8
×
2 3

d)

1 1
×
8 7


Bài 2: Rút gọn rồi tính
a)

2 7
×
6 5

b)

11 5
×
9 10

c)

3 6
×
9 8

2.1.2. Dấu hiệu chia hết cho 3
Xác định yêu cầu cần đạt:
+ Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3.
+ Vận dụng dấu hiệu chia hết để nhận biết số chia hết cho 3
- Đặt vấn đề: HS đã biết được các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9.
Xây dựng THGVĐ:
- Hình thành dấu hiệu chia hết cho 3:
+ GV đưa ra một số ví dụ bao gồm các số chia hết cho 3 và các số không choa
hết cho 3: 63, 123, 91, 125.
+ GV yêu cầu HS lần lượt lấy mỗi số trên chia cho 3 xem được kết qua bao
nhiêu. Sau đó tính tổng các chữ số của số đó rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 3.

63 : 3 = 21

91 : 3 = 30 (dư 1)

Ta có 6 + 3 = 9

Ta có 9 + 1 = 10

9:3=3

10 : 3 = 3 (dư 1)

123 : 3 = 41

125 : 3 = 41 (dư 2)

Ta có 1 + 2 + 3 = 6

Ta có 1 + 2 + 5 = 8

6:3=2

8 : 3 = 2 (dư 2)

+ Từ các ví dụ, Gv hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3:
- GV khái quát dấu hiệu chia hết cho 3:
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
* GV lưu ý cho HS: Các số có tổng các chữ số khơng chia hết cho 3 thì khơng chia hết
16



cho 3.
- Hoạt động luyện tập củng cố:
Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 3?
231; 109; 1872; 8225; 92313.
Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 3?
96; 502; 6823; 55553; 641311.
Bài 3: Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 3.
2.2. Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học nội dung hình học.
Bài “Diện tích hình thoi”
Xác định yêu cầu cần đạt của bài học:
+ Hình thành cơng thức tính diện tích hình thoi.
+ Bước đầu biết vận dụng cơng thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tốn có
liên quan.
Đặt vấn đề: Xuất phát từ việc các em đã biết cách tính diện tích hình chữ nhật.
Xây dựng tình huống gợi vấn đề: Hình thành cơng thức và quy tắc tính diện tích hình
thoi.
+ GV đưa ra bài tốn:
Cho hình thoi ABCD có AC=m, BD=n.
Cắt hình tam giác ADC và hình tam giác COD rồi ghép với hình tam giác ABC để
được hình chữ nhật MNCA.

17


+ GV hướng dẫn học sinh nhận xét hình ảnh trực quan trên bảng:
• Diện tích hình thoi ABCD và diện tích hình chữ nhật MNCA như thế nào với
nhau? (bằng nhau)
m+


• Diện tích hình chữ nhật MNCA được tính như thế nào? (
m+

• Vậy diện tích hình thoi ABCD bằng bao nhiêu? (

n
2

n m+n
=
2
2

)

)

• Vậy diện tích hình thoi được tính như thế nào?
Muốn tính diện tích hình thoi ta lấy tích độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng một
đơn vị đo)
+ GV khái quát thành quy tắc và cơng thức tính diện tích hình bình hành cho HS:
Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia 2 (cùng một đơn vị
đo)

S=

m×n
2

(S là diện tích, m, n là độ dài của hai đường chéo)

- Hoạt động thực hành, luyện tập:
18


Bài 1: Tính diện tích hình bình hành sau:
a) Hình thoi ABCD, biết: AC=3cm và BD=4cm.
b) Hình thoi MNPQ, biết MP=7cm và NQ=4cm

Bài 2: Tính diện tích hình thoi, biết:
a) Độ dài các đường chéo là 5dm và 20dm;
b) Độ dài các đường chéo là 4m và 15dm.

19


CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH BÀI DẠY THEO DẠY HỌC PHÁT TRIỂN
VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
BÀI: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5.
TOÁN 4 (SGK tr. 95)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức
-YC1. Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
-YC2. Biết được các số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2.
1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
- YC3: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ, cẩn thận
b. Năng lực:
+ YC4: Giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ YC5: Giao tiếp và hợp tác: biết hoạt động nhóm, thảo luận và đưa ra ý kiến của bản
thân.

+YC6: Năng lực tư duy và lập luận toán học: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận.
1.3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết
vấn đề thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV:
- SGK
+ Bảng phụ,
+Phiếu học tập (Bảng 1) dùng trong hoạt động hình thành kiến thức mới.
+Phiếu học tập (Bảng 2) dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.
HS:
- SGK
+ vở ô li.

20


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Hoạt động dạy học
ĐG
- YCCĐ về KT, KN;
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- YCCĐ về biểu hiện
PC, NL
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG ( 4 phút)
* Mục tiêu:
-Ôn lại kiến thức đã học
Học sinh tham gia
*Nội dung: HS thực hiện tìm các HS thực hiện 2 phép tính tích cực, cẩn thận.
số chia hết cho 2.

vào bảng con.
*GV nhận xét, giới thiệu bài.
Qua hai phép tính, các em đã
được học về dấu hiệu chia hết cho
-HS lắng nghe
2. Để nối tiếp với mạch bài hôm
trước, chung ta cùng nhau đi tìm
hiểu về dấu hiệu chia hết cho 5
Giới thiệu tên bài học: Dấu hiệu
chia hết cho 5.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM TỊI, KHÁM PHÁ (Hình thành kiến thức mới) ( 13 phút)
HĐ 2.1. Dấu hiệu chia hết cho 5
*Mục tiêu:
- HS ĐG lẫn nhau
-HS nhận biết được dấu hiệu chia HS làm việc nhóm đơi
- GV QS mức độ đạt
hết và không chia hết cho 5.
được của YCCĐ 1; 3;
Nội dung: HS thực hiện các phép
4; 5.
tính về số chia hết cho 5 và số
khơng chia hết cho 5.
-HS làm việc nhóm đơi
Tổ chức hoạt động: Nhóm đơi
Ví dụ: Cho các số sau: 20; 30;
40; 15; 25; 35; 41; 32; 53; 44;
46; 37; 58; 19.
Thực hiện phép chia các số đó
cho 5, rồi phân thành 2 nhóm và
ghi vào bảng sau:

- Phát phiếu bài tập số 1.
Hồn thành phiếu bài tập
-HS trình bày kết quả
-Trong các số trên số nào chia hết
HS nhận xét.
cho 5?
- Các số chia hết cho 5:
- Các số chia hết cho 5 có tận
20; 30; 40; 15; 25; 35.
cùng là những chữ số nào?
21


- Các số chia hết cho 5 có đặc - Các chữ số tận cùng: 0
điểm gì?
hoặc 5 là những số chia
hết cho 5.
Kết luận: Các số có chữ số tận - HS nêu: Các số có chữ
cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho số tận cùng là 0 hoặc 5
5.
thì chia hết cho 5.
Đây chính là dấu hiệu chia hết HS lắng nghe.
cho 5.
Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu HS nhắc lại dấu hiệu chia
chia hết cho 5.
hết cho 5.
YC HS nêu ví dụ các số chia hết
HS: 25; 15; 105; 95;
cho 2.
100….

-GV nhận xét
-HS nhận xét
-Trong các số trên số nào không
-Các số: 41; 32; 53; 44;
chia hết cho 5?
46; 37; 58; 19.
- Các số khơng chia hết cho 5 có
Các số có chữ số tận
tận cùng là những chữ số nào?
cùng là 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8;
9.
Kết luận: Các số khơng có chữ
HS lắng nghe.
số tận cùng là 0 hoặc 5 thì
HS nhắc lại.
khơng chia hết cho 5.
Đây chính là dấu hiệu để nhận
biết số không chia hết cho 5.
- Yêu cầu HS lấy một vài ví dụ về
-HS nối tiếp nêu: 13, 17,
số không chia hết cho 5.
Vậy làm thế nào để nhận biết một 59, 356, ….
- Dựa vào chữ số tận
số có chia hết cho 5 hay khơng?
cùng của số đó.
GV chốt ý sang HĐ 2.2
HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
BT.1 SGK, Trang 96
*Mục tiêu:
Nhận biết số chia hết cho 5 và số

không chia hết cho 5.
*Nội dung:
Cho sẵn các số có 2,3,4,5 chữ số.
YC HS tìm số chia hết cho 5 và
số không chia hết cho 5 từ các số
đã cho.
22

- HS ĐG lẫn nhau
- GV QS mức độ đạt
được
của
YCCĐ2;3;4;6

- HS ngồi cùng bàn
kiểm tra chéo kết quả
của nhau.
- GV QS mức độ đạt


Tổ chức hoạt động: Cá nhân
Gọi HS đọc yêu cầu BT
YC HS làm bài vào vở nháp

GV nhận xét
YC HS nêu lại dấu hiệu chia hết
cho 5.
GV chuyển ý sang BT2
BT.2 SGK, Trang 96
*Mục tiêu

HS viết được các số chia hết cho
5 thích hợp vào chỗ chấm.
*Nơi dung:
a. 150<…<160.
b. 3575<…<3585.
c. 335; 340; 345; …; …; 360.
Tổ chức hoạt động: Nhóm đôi
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-Bài tập yêu cầu làm gì?
-Yêu cầu HS thực hiện

được của YCCĐ 1
HS đọc yêu cầu BT
HS làm bài
HS trình bày
a) Số chia hết cho 5: 35;
660; 3000; 945.
b) Số không chia hết
cho5: 8; 57; 4674; 5553.
HS nhận xét
HS nêu

-HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận nhóm đơi
Nhóm đơi trình bày kết
quả
a. 150<155<160
b. 3575<3580<3585
- YC các nhóm trả lời.

c. 335; 340; 345; 350;
355; 360.
Các nhóm khác nhận xét,
- Yêu cầu các nhóm khác nhận
bổ sung.
xét, sửa sai (nếu có).
HS khác nhận xét
Gọi HS nhận xét.
- Dãy số ở câu a gồm các
-Em có nhận xét gì về dãy số ở số có 3 chữ số, cách nhau
câu a?
5 đơn vị.
-Em có nhận xét gì về dãy số ở -Dãy số ở câu b gồm các
câu b?
số có 4 chữ số, cách nhau
5 đơn vị.
-HS lắng nghe
GV nhận xét, chốt cách viết số
chẵn, số lẻ từ các số đã cho,
23

- HS ĐG lẫn nhau
- GV QS mức độ đạt
được của YCCĐ
1;3;5;6.

- HS ĐG lẫn nhau
giữa các nhóm.
- GVQS mức độ đạt
được của YCCĐ

3,4,5, 6, 8,9


chuyển ý sang BT3.
BT3. SGK, Trang 95
*Mục tiêu:
HS viết được các số có ba chữ số
từ ba chữ số 0; 5; 7. Mỗi số có cả
ba chữ số đó và đều chia hết cho
5
*Nội dung:
Với ba chữ số 0; 5; 7 hãy viết các
số có ba chữ số, mỗi số có ba chữ
số đó và đều chia hết cho 5
*Tổ chức hoạt động: Trò chơi
YC HS đọc đề bài
Bài tập yêu cầu làm gì?
GV phát phiếu học tập cá nhân
(Bảng 2)
GV tổ chức trò chơi để kiểm tra
kết quả học tập.
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- Cách chơi: GV chia lớp thành
hai đội. Mỗi thành viên của 2 đội
lần lượt lên viết trên bảng lớp.
Sau khi viết xong sẽ chuyển phấn
cho bạn tiếp theo.Trong thời gian
2 phút nhóm nào làm đúng và
nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
- GV nhận xét kết quả của các đội

- GV tuyên dương đội thắng cuộc,
động viên khích lệ các đội cịn lại.
-GV chốt cách viết số chia hết
cho 5, số không chia hết cho 5,
chuyển ý sang BT4.
BT4. SGK, trang 95
*Mục tiêu:
HS biết được các số vừa chia hể
cho 2 vừa chia hết cho 5 và các số
chỉ chia hết cho 5 mà không chia
hết cho 2
*Nội dung:
Cho các số 35; 8; 57; 660; 945;

- HS ĐG lẫn nhau
giữa các đội.
- GVQS mức độ đạt
được của YCCĐ2;4;5
-HS đọc đề
- HS trả lời: Viết số.
- HS làm bài vào phiếu
học tập
HS lắng nghe luật chơi
HS tiếp sức tham gia trị
chơi.
Các số có ba chữ số chia
hết cho 5 được viết từ ba - HS ĐG lẫn nhau
chữ số 0; 5; 7 là: 570; giữa các nhóm.
750; 705.
- GVQS mức độ đạt

được của YCCĐ2;5;6
Đại diện các đội cho các
bạn nhận xét, kiểm tra và
chọn đội chiến thắng.

24


5553; 3000.
a) Số nào vừa chia hết cho 5 vừa
cho hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 5 nhưng
không chia hết cho 2?
-HS đọc đề bài
Tổ chức hoạt động: Cá nhân
-YC HS đọc đề bài
-HS trả lời
-Bài tập yêu cầu gì?
-YC 1 HS lên bảng làm bài, cả
lớp làm vào vở.
- 2HS làm bảng lớp
a. 660; 3000.
b. 35; 660; 945; 3000.
- Số vừa chia hết cho 5
vừa chia hết cho 2 có chữ
-Em có nhận xét gì về số vừa chia số tận cùng là 0.
hết cho 5 vừa chia hết cho 2?
-HS lắng nghe
GV nhận xét, chốt về đặc điểm
của số vừa chia hết cho 5 vừa chia

hết cho 2 (Số có chữ số tận cùng
là 0)
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG SÁNG TẠO (5 phút)
Bài tập vận dụng:
*Mục tiêu
Học sinh biết vận dụng bài học để -HS làm bài vào bảng
giải quyết vấn đề thực tiễn.
con
*Nội dung:
Câu 1: Số lớn nhất gồm năm chữ
số khác nhau chia hết cho 5 là:
A. 98765
B. 98764
C. 98763
D. 98762
Câu 2: Số nào dưới đây không
chia hết cho 2?
A. 42
B. 25
C. 05
D. 900
Câu 3. Số tự nhiên bé nhất vừa
25

Học sinh tham gia
tích cực, hứng thú,
chăm chỉ, hợp tác.
- GV QS mức độ đạt
được của YCCĐ1;2;6



×