Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận CHÍNH SÁCH và CÔNG NGHỆ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG ngành công nghiệp giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.08 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC

TIỂU LUẬN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
CH6076 Cơng nghệ Hóa học xanh
Tên đề tài:
CHÍNH SÁCH VÀ CƠNG NGHỆ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG
CÔNG NGHIỆP GIẤY

Học viên
Mã số học viên
Lớp

: Đỗ Việt Xuân
: 20232468M
: ETM-HOA01

HÀ NỘI, 2021


LỜI NÓI ĐẦU

Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại
Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm
bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian,
vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công
nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong
thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều
có công suất nhỏ (dưới 20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy
bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v.


Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000
tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng
bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã
đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000
tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng cơng nghệ cơ-lý và tự
động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ
sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động
sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng
trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung như
vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần cịn
lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới
nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.


NỘI DUNG CHÍNH
I. THỰC TRẠNG CƠNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM

1. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
1.1. Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
Nhóm này gồm:
- Sản xuất bột giấy được tẩy trắng, tẩy trắng một phần hoặc chưa được
tẩy trắng bằng cơ học, hố học (hồ tan hoặc khơng hồ tan) hoặc xử lý hóa
chất một phần;
- Sản xuất bột giấy từ xơ bông.
- Loại bỏ mực và sản xuất bột giấy từ giấy bỏ.
- Sản xuất giấy và giấy bìa với quy trình cơng nghệ cao.
- Chế biến giấy và giấy bìa như:
+ Sơn phủ, tẩm thấm giấy và giấy bìa

+ Sản xuất giấy kếp
+ Sản xuất giấy cán mỏng thành tấm từ giấy và bìa giấy
- Sản xuất giấy thủ công.
- Sản xuất giấy báo và giấy để in ấn khác hoặc giấy viết.
- Sản xuất giấy sợi để chèn lót và giấy sợi xenlulo cuộn.
- Sản xuất giấy than hoặc giấy nền cuộn hoặc bản rộng.


Điều đáng nói ở đây là nhu cầu bột giấy trong nước vẫn rất lớn nhưng
khi nguồn cung thiếu hụt, DN phải nhập khẩu. Thống kê cho thấy, năng lực
sản xuất bột giấy của DN trong nước chỉ đạt khoảng 200.000 tấn mỗi năm,
không đủ đáp ứng nhu cầu.
Một nghịch lý khác: Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bột giấy là dăm
gỗ thì Việt Nam đã và đang xuất khẩu với giá trị thấp, sau đó lại nhập khẩu
bột giấy/giấy với giá cao. Đã có thời điểm giá xuất khẩu dăm gỗ của Việt
Nam chỉ khoảng 110 - 120 USD/tấn, trong khi giá nhập khẩu bột giấy ở mức
trung bình 800 - 900 USD/tấn. Hàng năm, lượng dăm gỗ xuất khẩu bình quân
lên tới 7 - 8 triệu tấn dăm khô, tương đương 14 - 16 triệu m3 gỗ quy tròn, kim
ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD. Thế nhưng kim ngạch nhập khẩu giấy,
bột giấy thành phẩm lên tới trên 2,5 tỷ USD.
1.2. Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
1.2.1.Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa
Nhóm này gồm:
- Sản xuất bao bì bằng giấy và bìa giấy lót làn sóng (có nếp gấp để bảo
quản đồ dễ vỡ như thủy tinh...).
- Sản xuất bao bì bằng bìa cứng.
- Sản xuất các bao bì khác bằng giấy và bìa.
- Sản xuất bao tải bằng giấy.
- Sản xuất hộp đựng tài liệu trong văn phòng và đồ tương tự.
1.2.2 Sản xuất giấy nhăn và bìa nhăn

Nhóm này gồm:
- Sản xuất giấy nhăn và giấy bìa.
- Sản xuất bao bì bằng giấy nhăn hoặc bìa nhăn.


Việc sử dụng và in túi giấy, hộp giấy để đựng, gói đồ thay thế cho túi ni
long giờ đây đã trở nên phổ biến và khơng cịn xa lạ.
Đây là loại giấy rất phổ biến, và chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy tại
những tiệm tạp hóa, cửa hàng hoa,…đây là loại giấy được sử dụng nhiều nhất
trong hội. Giấy này được sản xuất ra với mục đích và ứng dụng chủ yếu đó là
để gói hoa và gói q. Nhưng do tính chất là giấy nên chúng ta hồn tồn có
thể gấp và đây là một trong những ứng dụng mới khi nhận giấy về với giá trị
sử dụng mới
2. Chủng loại sản phẩm
Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phâm giấy được chia thành 4
nhóm:
- Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết…
- Nhóm 2: Giấy dùng trong cơng nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng
…)
- Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…)
- Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phịng (giấy fax, giấy in hóa đơn…)
Hiện nay ở Việt Nam chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như giấy in,
giấy in báo, giấy bao bì cơng nghiệp thơng thường, giấy vàng mã, giấy vệ
sinh chất lượng thấp, giấy tissue chất lượng trung bình… cịn các loại giấy và
các tơng kỹ thuật như giấy kỹ thuật điện-điện tử, giấy sản xuất thuốc lá, giấy
in tiền, giấy in tài liệu bảo mật vẫn chưa sản xuất được.
3.Khu vực sản xuất và số lượng quy mô doanh nghiệp


Khả năng đáp ứng nhu cầu thấp và không đồng đều. Vùng nguyên liệu

tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung trong khi năng lực sản xuất lại
tập trung phần lớn ở miền Nam.
Tổng diện tích vùng nguyên liệu (bao gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng,
đất trống đồi núi trọc) của Việt Nam là 1,548 ngàn ha và tập trung chủ yếu ở
Đông Bắc Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay khả năng cung cấp của
rừng hiện tại trên thực tế còn khá thấp do phần lớn các địa phương chưa tận
dụng được hết diện tích đất trống đồi núi trọc. Diện tích đất phù hợp chiếm
dưới 70% tổng diện tích vùng nguyên liệu của các khu vực. Trong đó, khả
năng cung ứng so với tổng nhu cầu hiện tại là không đồng đều và ở mức thấp.
Tỉnh Hịa Bình hiện đang là nơi có khả năng cung ứng tốt nhất (72% nhu cầu
khảo sát), xếp thứ 2 là Thanh Hóa (70,1%), các tỉnh thành phố cịn lại khả
năng cung ứng thấp hơn chỉ từ 2 – 63,5% và không đồng đều.
Theo qui hoạch, vùng nguyên liệu cho ngành giấy tập trung phát triển ở
6 vùng bao gồm: Trung Tâm Bắc Bộ, Thanh Hóa, Duyên Hải Trung Bộ, Đông
Bắc, Tây Bắc, Bắc Tây Nguyên với tổng diện tích rừng 763 ngàn ha. Phấn
đấu đến năm 2020 sẽ đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho tổng công suất
toàn ngành là 1.536 ngàn tấn/năm với 2 vùng nguyên liệu chính là Trung Tâm
Bắc Bộ và Duyên Hải Trung Bộ. Một điểm đáng lưu ý là, trong khi vùng
nguyên liệu đều tập trung ở Miền Bắc và Miền Trung thì năng lực sản xuất
giấy tập trung lớn nhất ở Miền Nam. Do vậy, các nhà máy sản xuất bột từ
nguyên liệu nguyên nguyên thủy tại Miền Nam hiện nay đang gặp vấn đề về
nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất bột từ giấy phế
liệu. Các nhà máy giấy tại Miền Nam cũng phải nhập khẩu bột giấy với số
lượng lớn do ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp sản xuất bột giấy thương mại.
II. NGUỒN NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGIỆP GIẤY

Sản xuất bột giấy, giấy và chế biến ván gỗ nhân tạo nói chung là một
trong những ngành cơng nghiệp có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và hệ sinh
thái toàn cầu. Để giải quyết những vấn đề này, việc áp dụng thành tựu khoa
học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là nguồn năng lượng cơng nghệ sinh

học (CNSH) chính là giải pháp tối ưu nhằm hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững ngành sản xuất trong công nghiệp giấy.
Nguồn năng lượng
STT

1

Công nghệ sinh học

Chế phẩm sinh học

CNSH vi sinh vật và enzym: áp dụng CPSH phân hủy nhựa cây: giảm hóa
vào lĩnh vực sản xuất giấy và chất sử dụng trong quá trình sản xuất
xenluylo, bao gồm quá trình sản xuất, giấy, đáp ứng yêu cầu là có thể phân


từ xử lý nguyên liệu thô trước đầu hủy nhựa gỗ cao, điều kiện và chi
vào cho tới sản phẩm cuối.
phí ni hợp lý
CPSH trong sản xuất giấy, bột giấy:
CNSH trong loại bỏ vỏ cây: yêu cầu ứng dụng để loại bỏ nhựa cây trong
gỗ phải được làm sạch để loại bỏ vỏ nguyên liệu dăm mảnh gỗ cứng,
và các tạp chất khác, phương pháp để phục vụ cho sản xuất bột giấy thân
2
bóc vỏ chủ yếu được sử dụng là thiện mơi trường, làm giảm hóa chất
phương pháp cơ học, sử dụng máy để phân tán trong quá trình sản xuất
bóc vỏ
giấy và bột giấy, tiết kiệm chi phí
sản xuất
CNSH trong loại bỏ nhựa cây:

phương pháp truyền thống để loại bỏ
nhựa cây bao gồm lưu giữ gỗ hoặc
dăm mảnh tại nhà máy trước khi sản
3
xuất bột giấy (quá trình tiền xử lý tự
nhiên) và hút bám hoặc phân tán các
hạt nhựa cây bằng hóa chất trong q
trình sản xuất bột giấy và giấy
Các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy tập trung chủ yếu là
giảm tiêu thụ điện và than, khơng chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà
cịn mang lại tác động giảm ơ nhiễm môi trường rõ rệt, cải thiện điều kiện làm
việc cho người lao động.

Các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy tập trung chủ yếu là
giảm tiêu thụ điện và than.
Những giải pháp được nêu ra là thay thế dần các thiết bị cũ, kém hiệu
quả, phát huy công suất thiết bị, không vận hành thiết bị trong tình trạng non
tải. Giảm thiểu nhiệt mất mát bằng cách bảo ơn đường ống. Sử dụng lị đốt đa
năng, tận dụng nhiệt của các chất rác thải công nghiệp sinh hơi công nghệ.


III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CÔNG
NGHIỆP GIẤY THẾ GIỚI

Thứ nhất, cần phải xây dựng một hệ thống giám sát, tuân thủ Luật Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Cụ thể như yêu cầu các DN trọng điểm phải thực hiện kiểm tốn bắt buộc,
báo cáo tình hình sử dụng năng lượng, thiết lập các hệ thống quản lý năng
lượng mới và hoàn thành kế hoạch nhằm đạt được các kết quả về tiết kiệm
năng lượng. Bên cạnh việc triển khai thực thi luật, để đạt được mục tiêu tiết

kiệm trong cơ sở sản xuất công nghiệp cần xây dựng chính sách khuyến khích
sử dụng năng lượng hiệu quả trong các cơ sở công nghiệp mới, đồng thời hỗ
trợ tài chính cho các dự án nâng cấp, cải tạo sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Thứ hai, để đạt được mục tiêu tiết kiệm điện năng đối với một số ngành
công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng như: sản xuất thép, xi măng, khai
khoáng, giấy, thực phẩm, dệt may... Trước mắt, DN cần xây dựng các giải
pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo sử dụng đúng công suất và
biểu đồ phụ tải đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện. Đồng thời, bố trí kế
hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị tiêu thụ công
suất điện lớn như các máy nghiền, trạm bơm nước, máy nén khí... vào giờ cao
điểm, khơng để các thiết bị điện hoạt động khơng tải.
Bên cạnh đó, cần chú ý tắt các thiết bị điện và đèn chiếu sáng không cần
thiết trong thời gian nghỉ giữa ca; triệt để tiết kiệm điện chiếu sáng sân, vườn,
đường nội bộ trong các khu cơng nghiệp. Mặt khác, chuẩn bị các nguồn dự
phịng để đáp ứng nhu cầu sản xuất khi xảy ra thiếu điện, xây dựng phương án
tự cắt giảm phụ tải khi xảy ra thiếu điện.
Thứ ba, xây dựng hệ thống quản lý và giám sát mức tiêu thụ điện năng
trong sản xuất và kinh doanh của các cơ sở sản xuất cơng nghiệp, khuyến
khích tiến tới bắt buộc áp dụng các định mức tiêu hao năng lượng tiên tiến
trên một đơn vị sản phẩm đối với một số ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều
năng lượng. Cùng với đó, thực hiện quản lý năng lượng các cơ sở sử dụng
năng lượng trọng điểm, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập hệ
thống quản lý năng lượng nhằm tuân thủ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả.
Đối với các cơ sở sản xuất cơng nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng
hàng năm nhỏ hơn 1000TOE, khuyến khích tham gia chương trình kiểm tốn
năng lượng tự nguyện. Ngồi ra, hỗ trợ đầu tư đối với các cơ sở sản xuất công
nghiệp thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, nâng cao hiệu suất sử dụng
điện, thay thế thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều điện năng.



Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả tới cộng đồng doanh nghiệp; thường xuyên cập
nhật thông tin và ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng; Tập huấn cho cán
bộ, người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG NGHÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM

Phân tích cơ cấu tăng giá thành trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy
cho thấy, trong ba yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến giá thành gồm nguyên
liệu thô, vật liệu phụ và nhiên liệu thì mức tăng giá của các loại nhiên liệu
phục vụ sản xuất là cao nhất. Năng lượng được sử dụng cho ngành Giấy chủ
yếu là điện, than, dầu DO và dầu FO. Những mặt hàng này đang chịu chung
số phận “bão giá”, do đó tiết kiệm năng lượng là công tác quan trọng của
ngành Giấy trong giai đoạn hiện nay.
Tập trung giải quyết sớm vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cho ngành giấy
đặc biệt là nguyên liệu giấy thu hồi: Kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi cho
việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất, coi đây là hàng hóa
thơng thường làm ngun liệu sản xuất, không phải phế liệu như hầu hết các
quốc gia trên thế giới.
Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm trong
ngành, đặc biệt về thu gom và tái chế giấy: Nghiên cứu hồn thiện chính sách
phát triển ngành nói chung và nhập khẩu nói riêng theo xu hướng của các
nước phát triển đối với ngành công nghiệp giấy. Việc tận dụng giấy tái chế để
sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm tiêu thụ năng lượng, chi phí, chất thải rắn,
nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên sinh, giúp các doanh nghiệp
giảm chi phí do giá thành phế liệu thấp, giảm thiểu chi phí xử lý mơi
trường… Do đó, cần có chính sách



Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất giấy sử dụng công nghệ
cao:

Hạn chế các dự án sản xuất các chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp
ngành giấy trong nước sản xuất được. Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản
phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tại các khu vực có điều kiện tự nhiên và
mơi trường phù hợp.
Nâng cao sự quan tâm của xã hội đối với ngành công nghiệp giấy:
công nghiệp giấy là một trong những ngành sản xuất tuần hồn, có tính tái tạo
cao và có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với sự phát triển của nhiều ngành như
lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, in, bao bì và cơ khí chế tạo.
Tái chế giấy
Việc tái chế giấy là việc làm cần thiết để giảm bớt lượng rác thải và tiết
kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là giải pháp tốt trong việc tiết
kiệm năng lượng cho Nhà máy sản xuất giấy. Lấy ví dụ điển hình, để tái chế
một lượng giấy từ bìa cứng hoặc giấy thải. Chúng ta sẽ bớt đi được một số
công đoạn như cắt, chặt, băm…


Công việc tái chế này cũng giúp các Nhà máy sản xuất giấy cắt giảm
một nửa năng lượng sử dụng. Ngồi ra, tái chế giấy cịn mang lại nguồn lợi
lớn về kinh tế. Theo tính tốn thì một tấn giấy tái chế sẽ giúp tiết kiệm được
32m3 nước, tiết kiệm được 4.200KWh năng lượng điện đủ dùng cho một hộ
gia đình bao gồm 4 thành viên trong 1 năm.
Ngồi những giải pháp tiết kiệm năng lượng khi sản xuất giấy kể trên,
các cơng ty cịn tiến hành rất nhiều những giải pháp thay đổi công nghệ như:
Thay đổi hệ thống điều khiển cấp hơi và lây nước cho máy xeo giấy tự động,
giúp giảm thiểu từ 25 – 30% lượng hơi tiêu thụ; giải pháp thay biến tần cho
các bơm cấp bột, bơm nước; thay động cơ công suất lớn bằng những loại

động cơ có hiệu suất cao; lắp đồng hồ đo đếm điện thông minh, giám sát hoạt
động và tiêu hao năng lượng cho động cơ thủy lực đánh giấy vụn…


KẾT LUẬN

Trong định hướng đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy trong nước,
nhiều ý kiến thống nhất nên đi theo quan điểm tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng các chủng loại sản phẩm thơng thường hiện đang có nhu cầu lớn như bột
giấy, giấy bao bì, giấy tissue, trong đó ưu tiên đầu tư các dự án quy mô, công
nghệ tiên tiến, hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu năng lượng,
thân thiện môi trường bảo vệ sinh thái, di tích lịch sử văn hố, cảnh quan và
bảo đảm các yêu cầu về an ninh, quốc phòng… từ đó tạo sức bật đưa ngành
Cơng nghiệp Giấy Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và
quốc tế.
Như vậy việc Quy hoạch phát triển ngành Giấy Việt Nam đến năm
2025, có xét đến 2030 có ý nghĩa định hướng và tạo đà thúc đẩy ngành Giấy
phát triển phù hợp với nhu cầu, năng lực và tiềm năng, kết hợp hài hòa với
phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Hawkins Wright tại Hội nghị ngành công nghiệp giấy
Đông Nam Á lần thứ 34 – tháng 11/2019.
2. Báo cáo của RISSI tại Hội nghị ngành công nghiệp giấy Đông Nam
Á lần thứ 34 – tháng 11/2019.
3. Quyết định số 10508/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày
18/11/2014 về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt
Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025.



Người viết



×