Tải bản đầy đủ (.docx) (550 trang)

CÂU hỏi ôn tập LUẬT SO SÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.63 KB, 550 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT SO SÁNH



1. Nêu nội hàm của các tên gọi sử dụng cho môn học tại Việt Nam?


Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau theo các ngơn ngữ khác nhau, nhưng nhìn chung, tên gọi của lĩnh
vực học thuật này dịch ra tiếng Việt có thể có các tên gọi sau: “Luật so sánh”; “Luật đối chiếu, “So sánh
luật”; “Luật học so sánh”. Nội hàm các thuật ngữ này là không hề đồng nhất, cụ thể:


- “Luật so sánh”: Tên gọi này có thể gây ra nhầm lẫn về việc tồn tại của ngành Luật so sánh với đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh độc lập, tương tự như cách hiểu các thuật ngữ “Luật dân
sự”; “Luật hình sự” hay “Luật thương mai".


- “So sánh luật”: Tên gọi này thể hiện nội dung Luật so sánh là một phương pháp nghiên cứu pháp luật
như bao phương pháp nghiên cứu khoa học khác. Bên cạnh đó, thuật ngữ này cũng nhằm để xác định
Luật so sánh không phải là một ngành luật, dù cách gọi tương đồng với các ngành luật khác trong hệ
thống pháp luật.


- “Luật học so sánh”:


+ Về mặt nội hàm, thuật ngữ này có nội dung tổng hợp hơn rất nhiều so với thuật ngữ “Luật so sánh”
và không gây nhầm lẫn.


+ “Luật học so sánh” dùng để nói về khoa học Luật so sánh, về khoa học nghiên cứu tổng thể và so


sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, tên gọi này được đưa vào bởi những
học giả pháp lý tên tuổi như GS. Đào Trí Úc, GS. Lê Minh Tâm.



2. Trong các tên gọi khác nhau dùng cho Luật so sánh, tên gọi nào chính xác nhất? Tại

sao?


Trong các tên gọi này, theo quan điểm cá nhân, em cho rằng tên gọi “Luật học so sánh” là tên gọi
chính xác nhất để dùng cho Luật so sánh. Bởi:


- Xét về mặt nội hàm thì đây là thuật ngữ có nội dung bao quát, tổng hợp hơn rất nhiều so với hai thuật
ngữ còn lại.


- Thuật ngữ “Luật học so sánh” dùng để nói về khoa học Luật so sánh, về việc nghiên cứu tổng thể và so
sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới.


* Tên gọi phổ biến:


- Thuật ngữ “Luật so sánh” được sử dụng rộng rãi hơn do các nguyên nhân cơ bản sau:


+ Luật so sánh là tên gọi gốc được sử dụng ngay từ khi ngành khoa học này ra đời ở châu Âu. Cho đến
nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu

Luật so sánh (Anh, Pháp, Mỹ);


=> Trước 1900, mầm mống so sánh pháp luật của các bộ lạc khác nhau của đế quốc la mã xuất hiện. Đế
quốc la mã xâm lược đến đâu thì tìm hiểu phong tục, tập quán và luật của khu vực đó, luật nào phù hợp
với nhà nước La Mã thì họ tiếp thu để hồn thiện pháp luật của mình. Cơng trình pháp luật khơng chỉ do
người La Mã sáng tạo ra mà dựa trên so sánh, học hỏi luật và tập quán của các bộ lạc khắp nơi ở Châu
Âu lục địa


-> Hình thành lý luận, nghiên cứu, đánh giá tiếp thu pháp luật nước ngoài để hoàn thiện pháp luật trong
nước. Số lượng quốc gia độc lập càng nhiều thì nhu cầu hoàn thiện pháp luật càng cao -> đặt ra khoa
học về nghiên cứu so sánh đánh giá tiếp thu pháp luật nước ngoài.


=> Năm 1900, đồng thời đại hội luật So sánh? Về VN dịch ra luật so sánh, chịu ảnh hưởng cách thức đặt
tên của khoa học này.


+ Các quốc gia khác khi tiếp nhận Luật so sánh về trong nước cũng thường sử dụng tên gọi đã rất phổ
biến này.


- Kết luận:


Những tranh luận về việc lựa chọn thuật ngữ “Luật so sánh” hay “Luật học so sánh” hiện nay khơng
cịn là vấn đề quá quan trọng trong khoa học pháp lý ngày nay. Việc sử dụng các tên gọi khác nhau
không làm thay đổi bản chất, nội dung cũng như giá trị của Luật so sánh. Trong số những tên gọi đó, tên
gọi “Luật so sánh” vẫn phổ biến hơn cả do tính lịch sử mang lại.




3. Trong các tên gọi được sử dụng tại Việt Nam đối với luật so sánh, tên gọi nào làm thay
đổi bản chất của luật so sánh? Giải thích?


×