Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Thực trạng và giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa của di tích đền Trần Thương, Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.42 KB, 46 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài này trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân
thành tới các cán bộ Phịng văn hóa huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu hữu ích để hồn thành bài viết.
Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Tiến Dũng- giảng
viên hướng dẫn đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho chúng em hoàn thành đợt kiến
tập và làm tốt công việc được giao.
Đề tài này em dựa vào sự nỗ lực của bản thân và sự tham khảo tài liệu của
cán bộ phịng văn hóa, do trình độ hiểu biết cịn hạn chế nên khó tránh khỏi
những thiếu xót rất mong thầy (cơ) và các bạn giúp đỡ và đóng góp ý kiến.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội
Nguyền Thị Thanh Thủy.

1

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................
2. Lịch sử nghiên vấn đề...........................................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề.............................................................
4. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................
6. Bố cục đề tài..........................................................................................................
Chương 1: Đặc điểm tình hình vị trí địa lý- kinh tế- văn hóa, xã hội của địa
phương và về di tích đền Trần Thương (huyện Lý Nhân- Hà Nam).................
1.1. Giới thiệu về huyện Lý Nhân- Hà Nam.............................................................


1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................
1.1.2. Điều kiện kinh tế.............................................................................................
1.1.3. Điều kiện văn hóa xã hội.................................................................................
1.2. Khái quát về đền Trần Thương..........................................................................
1.2.1. Lịch sử hình thành đền ...................................................................................
1.2.2. Nhân vật được thờ...........................................................................................
Chương 2: Mô tả về lễ hội đền Trần Thương – những giá trị văn hóa của
đền............................................................................................................................
2.1 Di tích đền Trần Thương.....................................................................................
2.1.1. Sự kiện và truyền thuyết kho lương nhà Trần ................................................
2.1.2. Đền Trần Thương qua các thời kỳ lịch sử ......................................................
2.1.3. Giá trị lịch sử văn hóa và du lịch đền Trần Thương........................................
2.2. Lễ hội đền Trần Thương ....................................................................................
2.2.1. Giới thiệu chung về lễ hội...............................................................................
2.2.2. Quy trình tổ chức lễ hội (phần lễ)...................................................................
2.2.3. Phần hội...........................................................................................................

2

2


2.2.4. Ý nghĩa của lễ hội...........................................................................................
Chương 3: Thực trạng- giải pháp và kiến nghị trong việc bảo tồn các giá trị
văn hóa của di tích vả lễ hội đền Trần Thương....................................................
3.1. Thực trạng..........................................................................................................
3.2. Những kiến nghị - giải pháp...............................................................................
3.3. ý kiến của bản thân.............................................................................................
KẾT LUẬN..............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................

PHỤ LỤC.................................................................................................................

3

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta, đã để lại
những di sản văn hóa, những di tích lịch sử, di tích lịch sử văn hóa và nhiều lễ
hội truyền thống gắn liền với văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa thành văn…vơ
cùng q giá từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử
với những cuộc chiến tranh ác liệt cộng với các nền văn hóa du nhập từ bên
ngồi vào song bản sắc văn hóa Việt ln được cha ông chúng ta trân trọng và
giữ vững ở nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, sang đến thế kỷ XXI và hiện nay.
Đất nước ta sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo đã đạt nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - văn
hóa- xã hội trên tất cả những lĩnh vực. Bên cạnh đó ngồi những thuận lợi thì
cũng gặp khơng ít khó khăn, thử thách, những thời cơ thuận lợi và thách thức
đan xen trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Trong bước phát triển của tình
hình hội nhập cũng có sự chuyển tiếp ồ ạt của văn hóa ngoại lai vì vậy sẽ khơng
tránh khỏi sự tác động của cả mặt tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy nền văn hóa
truyền thống hàng nghìn năm có nguy cơ bị mai một hoặc nói cách khác nền văn
hóa sẽ có thể bị đồng hóa . Điều đó đặt cho mỗi chúng ta đặc biệt là những nhà
nghiên cứu văn hóa phải có được những giải pháp hiện hữu để bảo tồn phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. chính vì vậy việc nghiên
cứu các di tích, lễ hội là một việc góp phần bảo tồn những giá trị đó.
Huyện Lý Nhân-Hà Nam là nơi có hằng trăm di tích lịch sử văn hóa trong
đó có 18 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Bao gồm một số di tích như đền

Trần Thương ở nơi “Dư Phúc Địa”- thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương

4

4


Trần Quốc Tuấn, ngồi ra có đền thờ bà Mỵ Ê, đền thờ bà Vũ Nương cịn lưu
dấu tích của vua Lê Thánh Tông truyền lại, được Nguyễn Dữ đưa vào sách
“truyền kỳ mạn lục” thế kỷ XVII. Cịn có cuốn sách đồng ở xã Bắc Lý….
Nhân dân Lý Nhân chăm chỉ, cần cù sáng tạo. thời phong kiến có nhiều
người đỗ đạt, Lý Nhân còn là quê hương của nhà văn liệt sĩ Nam Cao, có Phạm
Tất Đắc – người thanh niên yêu nước tác giả của bài thơ “chiêu hồn nước” nổi
tiếng. Tất cả những yếu tố ấy đã tạo cho Lý Nhân có điều kiện phát huy truyền
thống, xây dựng đời sống văn hóa trong đó có những yếu tố để phát triển du lịch,
xây dựng các khu di tích lịch sử, đưa các di tích lịch sử trở thành trung tâm để
phát triển du lịch tâm lịnh, du lịch lễ hội. một trong những di tích lịch sử nổi
tiếng, để lại dấu ấn trong lòng du khách là đền Trần Thương thuộc xã Nhân ĐạoLý Nhân- Hà Nam. Đây là một ngôi đền quy mô, bề thế nhất ở tỉnh Hà Nam thờ
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn người có cơng trong cuộc kháng chiến
chống qn Ngun- Mơng lần 2. Dân gian thường có câu “ Sinh Kiếp Bạc- thác
Trần Thương – quê hương Bảo Lộc” chính là để nói đến địa danh này.
Bởi vậy em chọn đề tài “Giá trị văn hóa lịch sử của đền Trần Thương” xã
Nhân Đạo- Lý Nhân- Hà Nam. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về di tích cũng
như lễ hội nơi đây để từ đó có ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc.
Trong tương lai khơng xa trên mảnh đất này sẽ có những cây cầu lớn bắc
qua sông Hồng nối liền Hà Nam với các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hải Phịng.
Đây là điều kiện thuận lợi để khu di tích lịch sử văn hóa, tâm linh đền Trần
Thương phát huy tốt giá trị trở thành điểm du lịch tâm linh, tín ngưỡng quan
trọng của tỉnh Hà Nam.


5

5


2.Lịch sử nghiên cứu.
Di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương được cơng nhận là di tích lịch sử
văn hóa cấp quốc gia năm 1989. Tuy nhiên viết về đền Trần Thương hiện nay có
rất ít chủ yếu chỉ có các bài viết trên các tạp chí của tỉnh Hà Nam như:
-Tạp chí văn hóa Hà Nam Xn Canh Dần 2010: nói về biểu tượng thiêng
đền Trần Thương kho lương nhà Trần của Quốc Toản.
- Tạp chí văn hóa thông tin Hà Nam: đền Trần Thương lịch sử và lễ hội của
Mai Khánh.
- Ngồi ra cịn có một số tạp chí khác như tạp chí sơng Châu của hội văn
học nghệ thuật tỉnh, tạp chí văn hóa thể thao và du lịch…
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương và lề phát lương
trong lễ hội đền Trần Thương cùng những sự kiện liên quan như nhân vật được
thờ…
Phạm vi nghiên cứu : ở xã Nhân Đạo- huyện Lý Nhân- Hà Nam.
4.Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu tìm hiểu di tích đền Trần Thương sẽ góp phần
làm sáng tỏ những giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc. Qua đó bồi dưỡng thêm
truyền thống yêu nước, trân trọng những giá trị văn hóa của cha ơng cho nhân
dân địa phương đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh, sinh viên có ý thức trách nhiệm
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học như
dân tộc học, lịch sử, văn học dân gian…

Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp điền dã, khảo sát, ghi chép …sau đó
tổng hợp, hệ thống hóa các tư liệu liên quan để phân tích, đánh giá.
6

6


6. Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục bài viết chia
làm 3 chương như sau:
Chương 1: Đặc điểm tình hình vị trí địa lý- kinh tế- văn hóa, xã hội của
địa phương và về di tích đền Trần Thương (huyện Lý Nhân- Hà Nam).
Chương 2: Mô tả về lễ hội đền Trần Thương – những giá trị văn hóa
của đền.
Chương 3: Thực trạng- giải pháp và kiến nghị để bảo tồn các giá trị văn
hóa của di tích đền Trần Thương.

7

7


Chương 1
Đặc điểm vị trí địa lý- kinh tế- văn hóa xã hội của
địa phương và về di tích đền Trần Thương.
1.1.

Giới thiệu về xã Nhân Đạo- Lý Nhân – Hà Nam.
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lý Nhân là 1 trong 6 huyện của tỉnh Hà Nam, là vùng đất được hình

thành sớm ngay từ những buổi đầu dựng nước. Trải qua quá trình phát triển hàng
nghìn năm. Dưới thời Trần, huyện Lý Nhân thuộc lộ Lợi Nhân. Niên hiệu Quang
Thuận (1460) đời vua Lê Thánh Tông chia nước ta thành 12 đạo thừa tuyên đổi
lộ Lợi Nhân thành phủ Lị Nhân, đồng thời đổi tên huyện Lý Nhân thành huyện
Nam Xương hay Nam Xang. Sau cách mạng tháng Tám lấy tên huyện cũ là
huyện Lý Nhân. Hiện nay huyện Lý Nhân có 23 xã, thị trấn thì 19 đơn vị giữu
nguyên trong đó có xã Nhân Đạo (trừ 4 xã Phú Phúc, Tiến Thắng, Xuân Khê,
Hòa Hậu và thị trấn Vĩnh TRụ đổi tên) với 347 thôn, dân số trên 198.000 dân.
Trước đây huyện Lý Nhân thuộc châu Lợi Nhân của Đơng Đơ, có tên gọi
qua các thời kỳ như “Lợi Nhân, Lỵ Nhân, Nam Xương…” từ đời Nguyễn đến
nay lấy tên là Lý Nhân. Địa danh của huyện có quan hệ khăng khít với Nam
Định, Hưng n, Thái Bình nên con người nơi đây đã tiếp thu được những tinh
hoa văn hóa của nhiều vùng như văn hóa Trấn Sơn Nam, hay ở Phố Hiến (Hưng
Yên). Sự hòa quyện các nền văn hóa tạo cho đất và người Lý Nhân nói chung và
người dân xã Trần Thương nói riêng tiếp nhận được những đặc sắc, độc đáo
trong nền văn minh sông Hồng đậm đà bản sắc.

8

8


Thôn Trần Thương nằm ở trung tâm của Đạo là thơn Khu Mật khi xưa,
phía bắc giáp với xã Bắc Lý, phía Nam giáp trục đường tỉnh lộ ĐT 491 và xã
Nhân Hưng; phía Đơng giáp thơn Đội Xun. Do q trình cải tạo canh tác nên
đồng đất thơn Trần Thương tương đối bằng phẳng. hiện nay Trần Thương là thơn
có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế trang trại ni cá, trồng sen và dịch vụ du
lịch vì thuận lợi về giao thông. Trong nhiều năm qua Đẳng bộ và nhân dân thơn
Trần Thương đã tích cực phát huy những điều kiện thuận lợi đó để xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Nơi đây có địa văn hóa kiệt tác và là vùng

quê giàu truyền thống văn hóa, con người cần cù sáng tạo, trung dũng kiên
cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt là tinhn thần tương thân
tương ái, hướng về cội nguồn .
Xã Nhân Đạo nằm về phía Đơng của huyện Lý Nhân, giữa hai con sông là
sông Hồng và sông Long Xuyên. Phía Nam và phía Tây Nam giáp huyenj Bình
Lục lấy sơng Châu làm ranh giới. phía Bắc và Đơng giáp xã Đạo Lý và Chân Lý.
Phía Đơng và Đơng Nam giáp sơng Hồng và Thái Bình. Phía Tây giáp xã Bắc
Lý. Diện tích đất đai tồn xã khoảng 661,59 ha; dân số 3960 người/1203 hộ
được phân bố ở 8 xóm. Nhân Đạo thuộc vùng đồng chiêm trũng của huyện.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đời sống nhân dân Lý Nhân nói
chung, nhân dân thơn Trần Thâương và xã Nhân Đạo nói riêng vơ cùng cực khổ
vì ở vào vùng nhiều đầm trũng nên quanh năm ngập úng, mùa màng thất thu.
Đời sống nhân dân tồn dựa vào nơng nghiệp là chính. Hầu hết ruộng đất đều rơi
vào tay địa chủ cường hào số cịn lại cho nhân dân lao động, có nhà khơng có lấy
một mảnh đất cắm dùi. Ruộng đất đã ít tập quán canh tác lại lạc hậu thường
xuyên bị hạn hán lũ lụt đe dọa, sưu cao thuế nặng nên cuộc sống của người dân
rơi vào cảnh bần cùng. Nghề canh nơng khơng đủ sống nên nhiều gia đình phải
9

9


rời bỏ làng xóm quê hương phiêu bạt kiếm sống khắp nơi. Trong đó 1 số người
đi làm phu cho Pháp ở mỏ than Hòn Gai hay các đồn điền cao su ở miền Nam
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chi bộ và chính quyền xã Nhân
Đạo đã lãnh đạo nhân dân tích cực sản xuất, khai phá cải tạo ruộng đồng, trồng
nhiều cây hoa màu chống “giặc đói”. Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định
cuộc sống, nhân dân địa phương cịn nơ nức thi đua xây dựng “đời sống mới”.
cơng tác bình dân học vụ chống giặc dốt được đẩy mạnh và kết quả là xã Nhân

Đạo được công nhận là một trong những xã thanh toán sớm nạn mù chữ.
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy chính quyền địa phương, nhân
dân thơn Trần Thượng nói riêng, xã Nhân Đạo nói chung đã phát huy truyền
thống đấu tranh cách mạng, đồn kết một lịng lao động sáng tạo, đẩy mạnh công
tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các cơng trình giao thơng nông thôn,
thủy lợi… trong những năm qua riêng thôn Trần Thương có được thu nhập bình
qn trên đầu người đạt 5-6 triệu đồng/ người/ năm. Năng suất lúa bình quân đạt
120 tạ/ha, bình quân lương thực 950 kg/ người/ năm. Bên cạnh trồng lúa địa
phương còn phát triển các loại cây hoa mầu khác như sen, bí, ngơ… đặc biệt các
dịch vụ như mộc nề, say xát phát triển mạnh đã giải quyết công ăn việc làm cho
hàng trăm lao động. đến nay 100% đường làng ngõ xóm được bê tơng hóa. Hệ
thống mương máng tưới tiêu được kiên cố hóa, phục vụ kịp thời cho sản xuất
nơng nghiệp. các sản phẩm nông nghiệp của thôn sản xuất ra rất được ưu chuộng
như hạt gạo, hạt sen Trần Thương… được tiêu thụ ở khắp các nơi trong và ngoài
tỉnh. Sản phẩm cá ni ở các ao và đầm thì có tiếng được khách hàng ưu chuộng.
Vì vậy mà có câu “ Cá Nhân Đạo- gạo Trần Thương”
1.1.3. Điều kiện về văn hóa- xã hội
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thơn Trần Thương xã
Nhân Đạo nói riêng, huyện Lý Nhân nói chung đều chịu cảnh gian truân vất vả,
10

10


sưu cao thuế nặng trong sự chèn ép, áp bức của thực dân phong kiến, cùng boinj
hương lý cường hào…
Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân cả xã cùng nhân dân toàn
huyện chung tay xây dựng đời sống mới và phát triển kinh tế, chống giặc đói,
giặc dốt, tổ chức bình dân học vụ và phát triển trên mọi mặt.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, xã Nhân Đạo và nhân dân

thôn Trần Thương đã cùng cả nước tham gia kháng chiến chống Mỹ, thực hiện
nghĩa vụ của hậu phương “ thóc khơng thiếu 1 cân- qn khơng thiếu 1 người”
Về xây dựng đời sống văn hóa trong hơn 10 năm qua từ khi thực hiện
nghịn quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng đến nay ln được cán bộ và nhân dân
trong toàn xã quan tâm thực hiện. đến nay cả xã có 4/8 thơn đạt danh hiệu làng
văn hóa cấp tỉnh bằng 50%. Riêng thơn Trần Thương đạt danh hiệu làng văn hóa
năm 2004 sớm hơn cả còn lại đều đạt danh hiệu trong năm 2005 và 2006 so với
toàn huyện là đơn vị muộn hơn cả. song việc thực hiện cuộc vận động “toàn dân
xây dựng đời sống văn hóa” của khu dân cư do UBTW Mặt trận tổ quốc phát
động và duy trì từ năm 1998 đến nay đã có hiệu quả đáng kể trong tồn xã,
100% với 698 hộ gia đình cả xã đăng ký xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa
hằng năm đạt từ 630-650/698 gia đình đạt bình quân bằng 78-85%. Điển hình
như năm 2009 đat 650/698 hộ bằng 93%. Hằng năm các khu dân cư đạt danh
hiệu khu dân cư tiên tiến đạt 85-90% cả xã. Tồn xã có 475 học sinh trung học
cơ sở và 380 học sinh tiểu học. đến năm 2010 đều đạt là đơn vị chuẩn giáo dục
phổ cập THCS.
Nhân Đạo có 1 trạm y tế năm 2009 được cơng nhận là xã có trạm chuẩn về
y tế với cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Có 2/8 làng văn hóa đạt làng
sức khỏe. tồn xã có 21% số gia đình thường xun tập thể dục, số người thường
xuyên luyện tập TDTT là 23,5%. Nhân dân và cán bộ xã Nhân Đạo và thôn Trần
11

11


Thương đang tích cực xây dựng và tăng cường các thiết chế văn hóa và thiết chế
TDTT để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và nhu cầu luyện tập TDTT của
nhân dân. Tiếp tục đấy mạnh cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống mới”
Xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội. thôn Trần
Thượng được UBND tỉnh Hà Nam công nhận làng văn hóa năm 2004, các thơn

xóm trong xã quyết tâm giữ vững các danh hiệu đạt được.
Hiện nay tất cả các thơn xóm đều có nhà văn hóa khu vui chơi giải trí
TDTT,nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó việc phát
triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế luôn được chú trọng, cơng tác xóa đói
giảm nghèo, tương thân tương ái, đền ơn đáp nghĩa cùng các phong trào khác
đều được quan tâm.
1.2.

Khái quát về đền Trần Thương
1.2.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm ngơi đền.
Đền Trần Thương là di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam nói riêng và của cả
nước nói chung, hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tâm linh lâu nay
được nhiều người biết đến.
Đền Trần Thương thuộc thôn Miễu, xã Trần Thương, tổng Thổ Ốc, huyện
Nam Xang. Thời Lý- Trần thuộc Châu Lợi Nhân, lộ Đông Đô. Năm Minh Mệnh
thứ 12 (1831) lệ vào tỉnh Hà Nam, nay là thôn Trần Thượng, xã Nhân Đạo,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đền Trần Thương nằm ở trung tâm của thôn.
Đường đến đền Trần Thương du khách có thể đi từ thành phố Phủ Lý theo quốc
lộ 62 cũ (nay là ĐT 491) về thị trấn Vĩnh Trụ (khoảng 14km) sau đó tiếp tục đi
về phía Cầu Khơng đi khoảng 4km nữa đến Cống Tróc thì rẽ trái hoặc đến đường
tâm linh tới sâ quảng trường hành lễ cách đó 200m vào sân thì đến đền. Ngồi ra
du khách có thể đi từ Nam Định theo đường 63 cũ rồi theo đường 491 đi tiếp
12

12


hoặc đi dọc theo đường đê sông Hồng đến điếm Tổng rẽ về Trần Thương. Du
khách đến thăm đền có thể đi từ hai phía: phía dốc thơn Đội Xun hoặc phía
Cống Tróc. Con đường liên thơn dẫn vào đền được rải đá sạch sẽ hai bên đường

rợp bóng cây.
Đền Trần Thương là một trong ba ngôi đền lớn của vùng châu thổ sông
Hồng, nơi thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và
các bộ tướng có cơng trong cuộc kháng chiến chống qn Ngun- Mơng thế kỷ
XIII. Theo các già làng cho biết xã Nhân Đạo xưa gồm các thơn Đội Xun,
Hồng Xá, Khu Mật. Mảnh đất này ngày ấy lau sậy um tùm, xen kẽ là những gò
cao, cư dân thưa thớt nhưng lại có vị trí giao thơng hết sức thuận lợi, có thể vào
sông Châu ra sông Hồng, ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển.
Trên đường đi đánh quân Nguyên, Trần Hưng Đạo thấy thế đất ở đây rất
đẹp bèn đặt ở đây một kho lương lớn nhất, trong sáu kho lương thực để phục vụ
cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông thế kỷ XIII. Bằng nhãn quan
của nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc Trần Quốc Tuấn chọn nơi cất giữ lương
thảo, khí giới với thế đất “hình nhân bát tướng” và thuận tiện cho việc chi viện từ
tổng kho Thăng Long (do bà Nguyễn Thị Duyên ở làng Giảng Võ xưa coi giữđược nhân dân tôn là Bà Chúa Kho). Kho lương này có thể tiếp ứng quân lương
xuôi sông Hồng về hay từ biển qua cửa Tuần Vương vào. Cũng từ vị trí này có
thể chi viện cho quân ta ở Nam Thanh (Hải Dương), Tiên Lãng (Hải Phịng),
Châu Hoan, Châu Ái (Nghệ An- Thanh Hóa). Địa thế này rất thuận tiện cho việc
vận chuyển lương thảo của triều đình đến hoặc qn lương khí giới của giặc tiếp
viện đường biển quân ta cướp được đưa về. Địa thế vùng chiêm trũng thì hiểm
yếu và khó với giặc nhưng quân binh nhà Trần giỏi sông nước nên hợp ý quân.
Vùng đất này có 6 con mương nhỏ gọi là “lục đầu khê” như 6 con rồng chầu về.
Đi theo các mương này ra Long Xuyên, xuôi Xuân Khê, ra sông Châu, xuống
13

13


Tuần Vường ra biển. Hoặc từ đây ra sông Hồng chỉ gần 2km rồi qua Phố Hiến
(Hưng Yên), hay về Thăng Long. Chính vì thế đất q nên Trần Hưng Đạo chọn
làm kho lương và đặt tên là Trần Thương (kho lương nhà Trần). ơng cịn đặt tên

các địa danh khác: Đội Xuyên (quân canh giữ thương xuyên); Khu Mật (khu tối
mật); Khu Hoàng (khu của các vị hoàng tộc, vương tộc, quan tướng). hiện nay ở
đây vẫn giữ được tên cũ như Trần Thương, Khu Hồng, Đội Xun. Chính vì
tích hội tụ đủ các yếu tố “thiên- địa- nhân” ở đây nên nhân dân đã dựng đền thờ
ông để tưởng nhớ công lao vị tướng tài ba được tôn vinh lên bậc Thánh.
Sau khi chiến thắng trở về, người cắm sinh phần và lấy dân ở đây làm dân
“tạo lệ” và từ đó xuất hiện thơn Trần Thương và các thơn khác như Đội Xun
sau đó là thơn Hồng Xá đến khu Mật. Như vậy rõ ràng vị trí của Trần Thương
bên sông Hồng rất quan trọng, nhất là trong lĩnh vực qn sự. Chính vì thế mà vị
Quốc công thiết chế mới đặt ở đây một kho lương phục vụ cho cuộc kháng chiến
chống Nguyên- Mông lần thứ 2 (1285). Truyền thuyết kể lại rằng: Lúc bấy giờ
thôn Trần Thương có sáu gị cao, mỗi gị được đặt một kho lương chỉ có một đền
vào kho chính cịn qua lại giữ các kho thì dùng thuyền là phương tiện chủ yếu.
Địa điểm đền hiện nay là kho lương chính, cây cối um tùm đã bảo vệ được kho
hậu cần này. Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền câu “ sinh Kiếp Bạc- thác Trần
Thương- quê hương Bảo Lộc”. Rõ ràng Hưng Đạo Đại Vương không mất ở đây,
câu thác Trần Thương là nơi gửi gắm một phần mộ lúc cịn sống tức “sinh phần”.
nó giống với câu nói “sống gửi thác nhờ”.
Cùng với những ý nghĩa trên, đền Trần Thương đồng thời là nơi tưởng
niệm tôn vinh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn- vị anh hùng dân tộc, nhà
qn sự, chính trị văn hóa lỗi lạc tiêu biểu của thế kỷ XIII.

14

14


Đền Trần Thương được xây dựng vào năm 1783, ngôi đền khơng chỉ mang
trong mình những giá trị lịch sử lớn lao mà cịn mang kiến trúc vơ cùng độc đáo
đậm nét cổ truyền dân tộc mà ít ngơi đền ở Hà Nam có được. Đền Trần Thương

như tên đã ghi rõ (“Trần Thương”- kho lương của nhà Trần) được xây dựng trên
một khu đất rộng nằm biệt lập ở phía đầu làng, trên nền cũ kho luong thực nhà
Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm luocj Nguyên Mông lần 2. Hẳn du
khách sẽ thật ngạc nhiên và thú vị vì sự khác biệt của ngơi đền này so với những
ngơi đền trong cả nước . Đó là đền Trần Thương có rất nhiều giếng và ao (năm
cái giếng)- một ngơi đền gắn liền với sơng nước. chính sự khác biệt ấy là nhân tố
thu hút chí tị mị sự quan tâm của du khách thập phương về dự lễ hội.
Chính diện ngơi đền quay hướng Nam, trước mặt là dịng sơng cổ người
xưa vẫn gọi là sơng Trần Thương. Sau lưng đền là một gò đất cao. Theo phong
thủy đó là nơi hội tụ âm dương có tiền án, hậu chuẩn “tả Thanh Long, hữu Bạch
Hổ”. Ngôi đền thâm nghiêm cổ kính tọa lạc trên đất thiêng “hình nhân bát
tướng” tức là hình người lạy, bái. Đền được thiết kế với lối kiến trúc bố cục chặt
chẽ theo kiểu chữ Tam, gồm ba cung : đệ Nhất, đệ Nhị, đệ Tam.
Qua tam quan là con đường chính lát gạch đỏ rộng rãi đi vào đền. Hai bên
đường trồng rất nhiều cây cổ thụ ngoài cùng là hai con kênh chạy dài theo đền.
trước cột đồng trụ là hai cây giếng hai bên được kè đã xanh, qua hàng cột trụ bề
thế là bức bình phong chính giữa là chữ Thọ, xung quanh là cảnh rồng chầu
phượng múa.
Cơng trình chính của đền là tịa tiền đường 5 gian, tiếp đến là hai dãy nhà
khách chạy dọc, giữa là cái giếng mà nhân dân gọi là hố khẩu, sau đó là tòa đệ
nhị 5 gian và sau cùng là hậu cung 3 gian. Tịa tiền đường: phía trước gian giữa
của tịa tiền đường có dựng một tịa cổ lâu 2 tầng giữa mái trên và mái dưới là
15

15


bức đại tự “ phong vân trường hộ”, ở giữa đặt một đỉnh hương bằng đá có đơi
nghê chầu. phía trên gian giữa có treo bức đại tự “văn đức võ cơng”. Nối với hai
gian đầu hồi của tịa tiền đường lả hai dãy nhà khách chạy dọc nhìn ra giếng rùa,

mỗi dãy 3 gian tạo thành hành lang nội từ tòa tiền đường vào tòa đệ nhị.
Tòa đệ nhị 5 gian xây bằng gạch cao hơn tòa tiền đường và nhà khách, lợp
ngói ống cung đình đời Nguyễn, bờ nóc hai đầu hồi đắp hai con rồng lớn, phần
giữa mái trên và mái dưới là các ơ có đắp chữ Hán.
Tiếp theo là giếng nước ở giữa đền trước gian đệ nhị, đến gian đệ tam là
hậu cung- nơi thờ tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Hai bên có
tả vũ và hữu vũ nối đệ Tam và đệ Nhị trong tổng thể kiểu kiến trúc nội công
ngoại quốc, đậm nét kiến trúc thời Lý- Trần, như chùa Thầy (Hà Tây) được xây
dựng thời Lý. Còn kết tụ văn hóa Lê- Nguyễn. trước cung đệ Tam có một cái
giếng nuôi rùa.
Cuối cùng là phủ thờ Mẫu gồm 3 gian được nối từ đường của tịa đệ nhị
xi về sau, lợp ngói ống bộ cửa bức bàn gồm 3 cửa được sơn son thiếp vàng
lộng lẫy. trên sàn thờ đặt ba cỗ long ngai, cỗ ngai giữa thờ Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, hai cỗ ngai giữa hai bên thờ hai vị thị nữ là Quỳnh Anh và Quế Anh phu
nhân.
Đền Trần Thương bề tế gồm ba cung với những hàng cột gỗ lim to, khoer,
vững chắc, những bức chạm dầu xà, đầu bẩy thể hiện “cúc hoa long” tuyệt đẹp,
biểu lộ tài hoa chạm khắc gỗ tuyệt vời của nghệ nhân xưa. Đồ thờ ở đây cũng
thật phong phú, có nhiều hồnh phi, câu đối, đại tự được treo bầy trang nghiêm.
Trong cung đệ Tam có cỗ khảm lớn chạm khắc công phu nghệ nhân xưa đã dùng
hết tài năng để thể hiện tượng chân dung Trần Hưng Đại. Pho tượng khá đẹp có

16

16


tỷ lệ cân đối với vẻ mặt uy nghiêm của một đấng thần nhân “Đức Thánh TRầnĐức Thánh Cha” trầm tư vạch kế sách giữ nước.
Đó là tồn bộ khơng gian tổng quát của đền Trần Thương có sự kết hợp hài
hịa giữa phong thủy hữu tình, trời mây sơng nước.

1.2.2. Nhân vật được thờ.
Đền Trần Thương là một trong ba ngôi đền lớn của nước ta thờ vị anh hùng
dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là người có cơng lớn nhất
trong cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông của nhà Trần. ông mất năm 1300,
là một vị tướng tài, một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc. Là người có nhân cách vĩ
đại nhất của thời đại “ Sát Thát Bình Nguyên”.
Trần Quốc Tuấn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc triều Trần, nguyên
quán ở thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định. Ông là con của An
Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tơng bằng chú ruột, thuở nhỏ có
người khen Trần Quốc Tuấn là bậc. Khi lớn lên ông càng tỏ ra là người thông
minh xuất chúng, văn võ song tồn. Cuộc đời của ơng trải qua mấy lần gia biến,
quốc nạn nhưng ông vẫn tỏ ra là bậc hiền lương anh hùng. Được vua giao quyền
Tiết chế, ông biết dùng người tài như các vị Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão,
Yết Kiêu, Giã Tượng…Ông là vị tướng “cột đá chống trời”, viết Hịch tướng sĩ,
soạn hai bộ “binh thư yếu lược” và “Vạn kiếp tơng bí truyền thư” để dạy bảo các
tướng lĩnh của mình. Trần Quốc Tuấn là vị tướng có đủ đức đủ tài, là vị tướng
nhân ông thương dân, thương quân chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng
nghĩa ông coi việc phải hơn điều lợi, là tướng trí ơng biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu,
là tướng dũng ông sẵn sàng xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc cứu nước. Cho
nên trận Bạch Đằng oanh liệt hàng đầu là do công của ông. Là tướng tín ông biết
17

17


bày tỏ cho qn lính nghe ơng, theo ơng, tin ông. Hai tháng trước khi mất vua
Anh Tông đến thăm ông lúc đang ốm có hỏi : “Nếu có điều chẳng may mà giặc
phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách thế nào?” ông nắm tay nhà vua trăn
trối: “vua tơi đồng lịng, anh em hịa mục, giặc tự bị bắt, phải khoan thư sức dân
để làm kế sâu rễ bền gốc. đó là thượng sách giữu nước”.

Ngày 20/8 năm Canh Tý “Bắc Bình Đại Vương ngun sối” Hưng Đạo
Đại Vương Trần Quốc Tuấn qua đời tại Vạn Kiếp. Theo lời di chúc “ta chết phải
hỏa táng, cho xương vào những ống trịn chơn ở vườn An Lạc rồi trồng cây như
cũ để người đời sau không biết đâu mà tìm”, thi hài ơng được hỏa táng cho vào
bình đồng chôn ở vườn An Lạc giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc. khi ông
mất nhà vua phong tặng Thái Sư, Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ
Hưng Đạo Đại Vương.
Trong hội thảo khoa học thời Trần và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn trên quê hương Nam Hà(5/1995). Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Duy Quý đã viết:
“với tài năng chính trị và quân sự kiệt xuất, với tấm lòng tận trung với nước
Hưng Đạo Đại Vương đã cùng với quân dân nhà Trần đưa triều đại Trần lên hàng
những triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử các nhà nước phong kiến Việt Nam”.
Là vị tướng tài ba, đứng đầu quân đội nhà Trần, Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn đã sống qua 4 triệu đại nhà Trần (từ Trần Thái Tông, Trần
Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tơng). Ơng đã cống hiến cả đời minh
cho sự nghiệp cứu nước. Ngoài tài thao lược quân sự Trần Quốc Tuấn còn để lại
cho đời những áng văn thơ bất hủ còn nguyên giá trị tới ngày nay và mãi mãi về
sau. Một trong những áng văn thơ nổi tiếng là “Hịch tướng sĩ”. Có thể coi “Hịch
tướng sĩ” là tác phẩm lớn biểu hiện khí phách anh hùng và tinh thần yêu nước
của văn học thời Trần.
18

18


Lật lại những trang sử của quân và dân đời Trần qua 14 đời vua và 175
năm tồn tại, Hưng Đạo Đại Vương nổi trội lên như một ngôi sao kh chói sáng
giữa trời Nam. Khi mất đi triều đình phong cho người là “Thái sư thượng phụ
thượng quốc công…” và lịch sử Việt Nam hơn 700 năm qua luôn tôn vinh Người
là vị “anh hùng dân tộc”. Không dừng lại ở đó nhân dân cịn suy tơn người là bậc

Thánh nhân “sinh vi tướng, tử vi thần”, “Đức Thánh Trần, đức Thánh Cha”. Trần
Quốc Tuấn đã đi xa nhưng anh linh người cịn sống mãi với non sơng Việt Nam.
Hiện nay Hưng Đạo Đại Vương được thờ ở rất nhiều nơi như đền thờ ở
Kiếp Bạc (Chí Linh-Hải Dương), đền thờ ở Bảo Lộc (Nam Định), và đền Trần
Thương (Nhân Đạo- Hà Nam). Ngoài thờ Hưng Đạo Đại Vương các đền cịn thờ
cả những vị tướng có cơng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông
như Yết Kiêu, Dã Tượng…

19

19


CHƯƠNG 2
Mô tả về lễ hội đền Trần Thương – những giá trị
văn hóa của đền.
2.1.

Di tích đền Trần Thương
2.1.1. Sự kiện và truyền thuyết kho lương nhà Trần
Như đã nói ở trên, đền Trần Thương xã Nhân Đạo- Lý Nhân- Hà Nam
được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn làm nơi để đặt kho lương
phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, không phải ngẫu
nhiên mà ông chọn nơi đây làm kho lương bởi Trần Hưng Đạo là nhà qn sự lỗi
lạc, song ơng có nhãn quan quân sự lại có kiến thức địa lý phong thủy tiếp nhận
từ văn hóa nho học và văn hóa Khổng học, vì vậy ơng chọn thế chiến lược để cất
giữ luong thảo khí giới chi viện từ tổng kho Thăng Long do bà Nguyễn Thị
Duyên ở làng Giảng Võ coi giữ (tổng kho này sau bị thất thủ ở cuộc chiến chống
quân Nguyên lần thứ nhất vào năm 1258). Trần Thương là mảnh đất địa linh, trù
phú như câu ca truyền đời “Cá Nhân Đạo, gạo Trần Thương” và câu thơ khắc ghi

trên bức châm tại đền: “Trần Thương dư phúc địa, trà thảo tứ thời”. Tức là: đất
Trần Thương lắm phúc- hoa quả bốn mùa xuân. Trước đây Trần Thương là trung
tâm “lục khê đầu” (6 khe nước). Từ đây có thể ngược sơng Hồng đi Thăng Long
hoặc xi dịng về Hành cung Thiên đường rồi ra biển qua sơng Hồng về phía
đơng khoảng 3km là khu Tam đường (Hưng Hà- Thái Bình) nơi đặt lăng mộ của
nhà Trần về phía Nam khoảng 20km là đền Trần- chùa Tháp (Nam Định).

20

20


Nói tóm lại địa điểm Trần Thương là nơi rất hợp lý để đặt kho lương nhà
Trần, đây là lựa chọn đúng đắn, sáng suốt của Hưng Đạo Đại Vương từ đó góp
phần lớn vào chiến thắng qn Ngun- Mơng.
2.1.2. Đền Trần Thương qua các thời kỳ lịch sử
Dựa vào các tài liệu thành văn của di tích cũng như truyền thuyết địa
phương thờ đền Trần Thương được khởi công xây dựng vào năm 1783, vào thời
Trịnh Tông (Trịnh Khải-1782-1786), ngôi thứ 10/11 đời Chúa Trịnh (15451786).
Trải qua các triều đại phong kiến cơng trình đã được tu sửa nhiều lần. căn
cứ vào những chữ Hán khắc trên cây nóc của tịa tiền đường thì đền Trần
Thương được trùng tu lại lần cuối vào thời vua Thành Thái thứ năm (1893).
Do điều kiện thiên nhiên đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đền Trần Thương có thời kỳ đã bị hỏng, xuống cấp .
Nối tiếp truyền thống hào hùng của ông cha đánh giặc, người dân Trần
Thương đã sớm giác ngộ cách mạng đi theo tiếng gọi của Đảng từ những năm
1930. trong cao trào cách mạng tháng Tám huyện Lý Nhân đã lấy Trần Thương
trở thành điểm đầu tiên tổ chức mít tinh bắt các hương hào trong xã, tống ra nộp
đồng triện thành lập chính quyền mới. Từ đây phong trào được phát động ra các
địa phương trong huyện.

Năm 1947-1949 thực dân Pháp thiết lập thêm nhiều đồn bốt ở khu vực Vũ
Điện, Cầu Không và một số nơi khác Trần Thương trở thành điểm bao vây của
đồn bốt. Mặc dù vậy sân đền vẫn đều đặn diễn ra các buổi tập luyện của du kích
và là nơi huấn luyện của bộ đội huyện và bộ đội tỉnh. Gi
21

21


Năm 1950 giặc Pháp càn vào làng hịng xóa sổ địa điểm tập kết của quân
dân, du kích, bộ đội địa phương, chúng đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của
quân dân địa phương buộc chúng phải rút quân. Từ đây Trần Thương trở thành
khu an toàn, trung tâm giao liên quan trọng phục vụ cho kháng chiến.
Năm 1952 là điểm tập kết lương thực từ Thái Bình chuyển sang để phục vụ
cho bộ đội đồng thời là trạm tiếp nhận thương binh về điều dưỡng. Trong suốt
thời gian kháng chiến chống Pháp, mảnh đất và con người Trần Thương đã góp
nhiều cơng lao vào thắng lợi chung của dân tộc.
Năm 1989 đền được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa loại hình
kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đèn Trần Thương là địa điểm tập kết đưa
tiễn con em quê hương lên đường vào Nam chiến đấu, là địa điểm hội họp của
dân thôn. Trong suốt chiều dài lịch sử chống quân xâm lược Trần Thương luôn
phát huy theo hào khí ấy, người dân Trần Thương đang ra sức lao động sản xuất,
xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
2.1.3. Giá trị lịch sử văn hóa và du lịch đền Trần Thương
Trong số những di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương trên đất Hà Nam và cả
nước thì đền Trần Thương là di tích tiêu biểu nhất, có quy moo kiến trúc lớn,
ngơi đền thâm nghiêm, cổ kính được tọa lạc trên thế đất thiêng hình “Nhân bát
tướng”, “Ngũ mã thất tinh”, được xây kiểu “tứ thủy quy đường. tổng thể kiến
trúc cảnh quan ngôi đền gồm nghi môn ngoại, nghi mơn nội, năm tịa, 15 gian

chia thành 3 cung: Đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và hai giải vũ, năm giếng vòng hai
bên sau đền là hồ nước. kiến trúc độc đáo và không tự nhiên của đền Trần
22

22


Thương như nhập đời vào đạo, nhập con người vào vũ trụ trong một khơng gian
văn hóa thiêng.
Giá trị đền Trần Thương cịn thể hiện ở phần trang trí kiến trúc với các đề
tài, họa tiết được trạm khắc công phu như: lưỡng long trần nguyệt, rồng bay,
phượng múa, mây trời… tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa sống động, vừa
cổ kính trang nghiêm hàm chứa triết lý dân gian. Đồ thờ cổ thư của ngôi đền
cũng rất phong phú, quý hiếm đặc biệt là pho tượng Đức Thánh Trần trong ban
thờ hậu cungvowis vẻ mặt uy nghiêm của 1 vị thánh nhân nhưng vẫn nở nụ cười
bao dung đôn hậu, tổng thể kiến trúc của đền Trần Thương đã gợi lên bóng dáng
phủ đệ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Từ những giá trị về lịch sử văn hóa đặc sắc, năm 1989 đền Trần Thương đã
được Bộ Văn hóa thơng tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và
trở thành ddiemr nhấn trong các tour du lịch của huyện Lý Nhân và tỉnh Hà
Nam, gắn kết loại hình du lịch nghiên cứu lịch sử văn hóa với Du lịch sinh thái,
du lịch tâm linh. Trên lộ trình du khách sẽ được thăm đền Vĩnh Trụ (thị trấn Vĩnh
Trụ), đình Văn Xá (xã BẮc Lý), đền Bà Vũ (xã Chân Lý), thăm quê hương nhà
văn liệt sĩ Nam Cao, thăm đình Trác Nội, đền Trần Thương giống như một điểm
quy tụ, khơi dậy tiềm năng du lịch của quê nhà.
2.2.

Lễ hội đền Trần Thương
2.2.1. Giới thiệu chung về lễ hôi đền Trần Thương.
Lễ hội (hay hội lễ) là một sinh hoạt văn hóa dân gian ngun hợp mang

tính cộng đồng cao của cư dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kì khơng
gian- thời gian nhất định để thực hiện những nghi thức về nhân vật được thờ
23

23


cúng, sùng bái, để tỏ lòng biết ơn, những ước vọng và để vui chơi giải trí sau
những ngày làm việc căng thẳng với tinh thần cộng mệnh, cộng cảm. Giáo sư
Đinh Gia Khánh coi lễ hội cổ truyền như là thời điểm của của cuộc sống, là cái
mốc của một chu trinhfkeets thúc và tái sinh, là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc
đời thực, là trạng thái thăng hoa từ đời sống thực tế, là hình thức tổng hịa văn
hóa nghệ thuật, là một hiện tượng văn hóa mang tính trội…
Lề hội dân gian, lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng
đồng, văn hóa tín ngưỡng, tơn giáo phổ biến ở hầu khắp các làng xã Việt Nam
nói chung, và ở tỉnh Hà Nam, huyện Lý Nhân nói riêng. Tồn tỉnh có gần 108 lễ
hội thì ở Lý Nhân đã có tới 40 lễ hội, trong đó có 23 lễ hội dân gian và lễ hội
truyền thống. Hàng năm lễ hội được tổ chức ở cả mùa xuân, mùa thu, mùa hạ,
nổi trội như lễ phát lương đức Thánh Trần tổ chức vào dịp đầu năm (15 tháng 1
âm lịch), lễ dâng hương tưởng niệm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần
Quốc Tuấn vào ngày 20 tháng 8 hàng năm. Đây là một trong năm lễ hội vùng
đặc sắc của tỉnh Hà Nam cùng với lễ hội tịch điền ở Đọi Sơn, hội đền Lành
Giang (Duy Tiên), lễ hội đền Trúc (Kim Bảng)….
Lễ hội đền Trần Thương xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân được đánh giá là
một lễ hội lớn đã góp phần tích cực trong q trình xây dựng và phát triển kinh
tế, xã hội, giáo dục văn hóa truyền thống cho nhân dân trong vùng cũng như
nhân dân cả nước, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào về tổ tông, giáo dục
truyền thống “uống nước nhớ nguồn- ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Từ đó nâng cao
ý thức cộng đồng, gắn bó đồn kết, tương thân giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn
cảnh. “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ mẹ” đã bao đời nay nơi đây cùng với

các địa phương thờ Hưng Đạo Đại Vương mở hội vào dịp trung tuần tháng tám
(âm lịch), đặc biệt là ngày 20 tháng 8, ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương. Từ
Vạn Kiếp (Chí Linh- Hải Dương) về Bảo Lộc (Nam Định), khách hành hương
24

24


theo lộ trình chiêm viếng tơn vinh người người anh hùng dân tộc, cầu mong vị
tướng đã truy tôn là bậc Thánh ban cho những điều tốt đẹp, mong làm việc thiện,
điều nhân. Đền Trần Thương hàng năm mở hội vào ngày 18 đến ngày 20 tháng 8
(âm lịch) hàng năm. Những năm chẵn tưởng niệm ngày mất của ngài thì to hơn
những năm lẻ.
Lễ hội đền Trần Thương một lễ hội vùng tiêu biểu của tỉnh Hà Nam ngày
càng thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về dự. theo thời gian
lễ hội có sự kết hợp phong phú, đa dạng giữa văn hóa cổ truyền và văn hóa hiện
đại. trước ngày mở hội, thơn xóm sống trong khơng khí náo nức chuẩn bị các
cơng việc cần thiết, đường thơn, ngõ xóm được qt dọn sạch sẽ. khu vực đền
được tô điểm bởi những màu sắc sặc sỡ của cờ hội, cờ tổ quốc, băng rôn…..
2.2.2. Quy trình tổ chức lễ hội (phần lễ)
Một lễ hội bao giờ cũng bao gồm hai phần lễ và hội, và lễ hội đền Trần
Thương cũng không phải là ngoại lệ. Trong lề hội đền Trần Thương sự độc đáo,
khác biệt với những lễ hội khác đó chính là có lễ phát lương mang đặc trưng
riêng, thu hút sự quan tâm không chỉ của riêng người dân thôn Trần Thương mà
còn đối với du khách thập phương về dự.
Trước tiên là phần lễ. phần lễ còn gọi là phần thiêng. Trong phần lễ sẽ có
các đồng chí lãnh đạo của Trung ương, tỉnh, huyện và các cán bộ nhân dân trong
xã cùng đông đảo khách thập phương về dự. các nghi thức của phần lễ bao gồm
lễ cáo yết mở cửa đền. để chuẩn bị lễ hội, ngay từ đầu tháng tám dân làng đã tấp
nập chuẩn bị lễ mộc dục, bao sái đồ thờ, phân công các thành viên chuẩn bị lễ

hội. Cáo là cẩn cáo (báo cáo), yết là yết kiến về những việc xin được làm. Nghi
thức đầu tiên của lễ hội là lễ mở cửa đền, được tổ chức trang nghiêm vào ngày
25

25


×