Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài thu hoạch lớp CCLLCT môn ktct những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.48 KB, 13 trang )

1

MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước ta
chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới, nước ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng: giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tăng
trưởng khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều,
đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, tình hình chính trị
- xã hội cơ bản ổn định, quốc phịng an ninh được tăng cường, thế và lực của
nước ta được nâng cao trên trường quốc tế… Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn cịn có nhiều
mâu thuẫn cần phải giải quyết như: sự phân hóa giàu nghèo, vấn đề bảo vệ
môi trường sinh thái, thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập… Đây là
những vấn đề vừa cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài và cũng là vấn đề quan
trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta. Vì vậy nước ta cần tìm giải
pháp để giải quyết những mâu thuẫn trên một cách triệt để nhằm xây dựng
một nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày một hồn thiện hơn.
Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài: “Những mâu thuẫn trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” là cần thiết.


2

NỘI DUNG
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
Đại hội XII đã có bước phát triển mới rất rõ nét, xác định đặc trưng cơ
bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam như


sau: "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,
đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; Có
sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh".
Cách thể hiện như trên đã khái quát rõ nét những vấn đề cơ bản kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề định hướng xã hội
chủ nghĩa thể hiện ở năm điểm: có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa; Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Phát huy vai trò làm
chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội; Xác lập quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp để thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất; và nhất là:
Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát
triển.
1.2. Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam
Các Mác đã nêu ra hai điều kiện để hình thành sản xuất hàng hoá – giai
đoạn sơ khai của kinh tế thị trường là có sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản


3

xuất và sự phân công lao động xã hội. Sau này, cụ thể hố hơn và thích nghi
trong điều kiện thị trường cạnh tranh quyết liệt, chúng ta đê cập rõ hơn các
điều kiện hoạt động của thị trường là quyền chiếm hữu tài sản khác nhau và
lợi ích của người sản xuất kinh doanh khác nhau, tạo động lực cạnh tranh trên
thị trường. Cơ sở khách quan được thể hiên ở nhũng điểm sau :
Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất
hang hóa chẳng những khơng mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả về

chiều rộng lẫn chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa
phương ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể
hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm
đưa ra trao đổi trên thị trường.
Trong nền kinh tế nước ta, tồn tại nhiều hình thức sở hữu. Đó là sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều
chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể
thực hiện bằng quan hệ hang hóa tiền tệ.
Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt
nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt
khác, các đơn vị kinh tế cịn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật – cơng
nghê, về trình độ tổ chức quản lý, nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất
cũng khác nhau.
Như vậy nền kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu, khách
quan, thì khơng thể lấy ý chí chủ quan mà xóa bỏ nó được.
1.3. Tác dụng to lớn của phát triển kinh tế thị trường
Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
cịn mang nặng tính tự túc, tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hóa phát triển sẽ phá


4

vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự xã hội
hóa sản xuất.
Trong nền kinh tế hàng hóa, người sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu
của người tiêu dùng, của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì, với
khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Do đó, kinh tế hàng hóa kích
thích tính năng động, sang tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao
chất lượng, cải tiến mẫu mã, cũng như tăng khối lượng hang hóa và dịch vụ.

Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy q trình tích tụ và tập
trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hóa cao,
đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành
đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu của
đất nước.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với
nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của
nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân cơng quốc tế. Đó là
con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả
tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
II. THỰC TRẠNG VÀ CÁC MÂU THUẪN TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIÊT NAM
2.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
* Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ
khai.
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh
vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại,
trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ, cơng nghệ lạc hậu. Theo UNDP,
Việt Nam đang ở trình độ cơng nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy
móc lạc hậu 2-3 thế hệ. Lao động thủ công vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng


5

số lao động xã hội. Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước
ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới
- Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống
thơng tin liên lạc… cịn lạc hậu, kém phát triển . Hệ thống giao thông kém
phát triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt, tách biệt nhau. Do đó
làm cho nhiều tiềm năng của các địa phương khơng thể chun mơn hóa sản

xuất để phát huy thế mạnh.
- Do cơ sở vật chất – kỹ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân cơng
lao động kém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Nền kinh tế
nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ.
- Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước,
cũng như thị trường nước ngồi cịn rất yếu.
* Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa
đồng bộ.
Do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôi cuốn được tất cả các
vùng trong nước vào một mạng lưới lưu thơng hàng hóa thống nhất.
Thị trường hàng hóa dịch vụ đã hình thành nhưng cịn hạn hẹp và cịn
nhiều hiện tượng tiêu cực.
Thị trường hàng hóa sức lao động vẫn còn manh nha, một số trung tâm
giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động còn mới xuất hiện nhưng đã nảy
sinh hiện tượng khủng hoảng.
Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn
nhiều trắc trở.
* Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường: do vậy nước ta có nhiều loại
hình sản xuất hang hóa cùng tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hàng hóa
nhỏ phân tán cịn phổ biến.


6

* Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội cịn yếu. Hệ thống luật pháp, cơ chế
chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm, cơng tác tài
chính, ngân hang, giá cả, kế hoạch hóa, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai
còn nhiều yếu kém; thủ tục hành chính đổi mới chậm.
2.2. Những mâu thuẫn chủ yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

* Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với tính định hướng xã hội chủ
nghĩa
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ một nước phong kiến
đi lên bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên gặp rất nhiều khó khăn và thử
thách, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Điều đó địi hỏi nhà nước ta phải có
những biện pháp phù hợp để phát triển nền kinh tế thị trường nhưng vẫn giữ
vững được định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước đây để xây dựng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa nước ta đã xây dựng một nền kinh tế kế hoạch với hai hình thức sở
hữu là sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể. Vì vậy đã làm kìm hãm sự phát triển
kinh tế.
Khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã xác định
nước ta sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Nhưng
lúc đó chúng ta còn nhận thức đơn giản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội nên chúng ta đã coi chủ nghĩa xã hội là một nhà nước
của dân và do dân làm chủ, xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên đã
thiết lập nên một nền kinh tế mà chỉ có sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể. Do
đó đã tạo nên một nền kinh tế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Hậu quả là
cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc vì khơng có quyền
tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên vì khơng bị rang buộc với kết quả sản xuất kinh


7

doanh. Vì vậy, tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra
phương hướng đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế
hang hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước.
* Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với giải quyết công ăn việc

làm
Phát triển kinh tế thị trường tức là đa dạng hóa các loại hình sản xuất
kinh doanh, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất
nhằm tăng năng suất lao động và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Đồng
thời phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân để tạo
nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Như
vậy khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển và được ứng dụng vào quá trình
sản xuất thì sự thay thế con người bằng máy móc diễn ra càng nhanh. Cùng
với sự gia tăng dân số thì số người thất nghiệp hang năm là hết sức quan
trọng. Thất nghiệp là nguy cơ dẫn đến đói nghèo và các tệ nạn xã hội. Đối với
người lao động, thiếu hoặc khơng có việc làm là một nguy cơ dẫn đến thu
nhập thấp hoặc khơng có thu nhập. Mặt khác nó khơng chỉ tước mất quyền
bình đẳng được làm việc của người lao động để phát huy năng lực, mà còn
vừa khơng có thu nhập bảo đảm cho cuộc sống của bản than người lao động
và gia đình họ. Bởi vậy nhà nước phải có chính sách giải quyết việc làm, tạo
sự bình đẳng về quyền lao động và thu nhập.
* Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với phân hóa giàu nghèo
Nền kinh tế thị trường phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã
hội nhưng khơng vì vậy mà đời sống nhân dân được nâng cao và ổn định. Trái
lại cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, thì cũng diễn ra sự phân hóa giàu nghèo, sự phân tầng xã hội theo
mức sống ngày càng tăng.


8

Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng dãn rộng sẽ lan sang các lĩnh vực
khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác…
Điều đó đưa đến hệ quả khơng mong muốn, làm xuất hiện những nhóm xã hội
dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, tác động đến thị trường, tâm lý,

niềm tin về cơng bằng xã hội. Vì thế cần tăng cường vai trò của nhà nước đối
với phân phối thu nhập nhằm từng bước thực hiện mục tiêu kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với vấn đề bảo vệ môi trường
Nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp đã
làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì nó đã kéo theo
hang loạt các nhân tố gây ảnh hưởng môi trường sinh thái. Đây là vấn đề quan
trọng được đặt ra khơng chỉ ở Việt Nam mà cả trên tồn thế giới. Nó địi hỏi
cần phải được giải quyết triệt để nếu không môi trường bị p há hủy là con
người sẽ tự hủy hoại mơi trường sống của chính bản thân mình.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
3.1. Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao
hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mới được
bắt đầu, trình độ cịn thấp, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh chưa
cao. Nhiều thị trường còn sơ khai, chưa đồng bộ. Vì vậy, phải đổi mới mạnh
mẽ tư duy hơn nữa, đẩy mạnh việc hình thành các loại thị trường.
Đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc
cịn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản, thị trường khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và
nâng cao sức mua của thị trường trong nước, cả ở thành thị và nông thôn, chú


9

ý thị trường các vùng có nhiều khó khăn. Chủ động hội nhập thị trường quốc
tế. Hạn chế và kiểm sốt độc quyền kinh doanh.
Tiếp tục đổi mới các cơng cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền

kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hồn thiện hệ thống các
cơ chế chính sách, luật pháp, đổi mới cơng tác kế hoạch hóa, nâng cao chất
lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội; tăng cường công tác thông tin kinh tế – xã hội trong nước và
quốc tế, cơng tác kế tốn, thống kê; ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học
và cơng nghệ trong cơng tác dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện ở cả cấp vĩ
mơ và doanh nghiệp.
3.2 Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Đây là vấn đề có tính ngun tắc và là nhân tố quyết định nhất bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường, cũng như toàn bộ sự
nghiệp phát triển của đất nước. Đây cũng là một trong những bài học lớn nhất
được rút ra trong những năm đổi mới.
Hiện nay, có ý kiến cho rằng, đã chuyển sang kinh tế thị trường – tức là
nền kinh tế vận động theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh
tranh… thì khơng cần phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo
của Đảng nhiều khi cản trở, làm “vướng chân” sự vận hành của kinh tế. Ý
kiến này không đúng và thậm chí rất sai lầm. Bởi vì như trên đã nói, Việt
Nam chủ trương phát triển kinh tế thị trường nhưng khơng phải để cho nó vận
động một cách tự phát, mù quáng mà phải có lãnh đạo, hướng dẫn, điều tiết,
phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, vì lợi ích của đại đa số nhân dân,
vì một xã hội cơng bằng và văn minh. Người có khả năng và điều kiện làm
được việc đó khơng thể ai khác ngoài Đảng Cộng sản – là đảng phấn đấu cho
mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, thật sự đại diện và
bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động.


10

Đảng lãnh đạo có nghĩa là Đảng đề ra đường lối, chiến lược phát triển
của đất nước nói chung, của lĩnh vực kinh tế nói riêng, bảo đảm tính chính trị,

tính định hướng đúng đắn trong sự phát triển kinh tế, làm cho kinh tế chẳng
những có tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động cao, có lực lượng sản xuất
khơng ngừng lớn mạnh mà cịn đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là
hạn chế được bất cơng, bóc lột, chăm lo và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân
dân lao động. Trên cơ sở đường lối, chiến lược đó, Đảng lãnh đạo tồn bộ hệ
thống chính trị và guồng máy xã hội, trước hết là Nhà nước, tổ chức thực hiện
bằng được phương hướng và nhiệm vụ đã đề ra.
3.3. Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển
kinh tế nhiều thành phần.
Khác với một số đại hội trước đây, trong văn kiện Đại hội XII của Đảng
không nêu cụ thể từng thành phần kinh tế, mà khẳng định nền kinh tế nước ta
có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Đây là cách thể hiện phù
hợp với sự vận động linh hoạt của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Đảng tiếp tục
khẳng định vai trị của hai thành phần kinh tế cơ bản đó là: Kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo và kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.
Điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta đối với thành phần kinh
tế nhà nước, đồng thời nêu nhận thức mới về vai trò của thành phần kinh tế tư
nhân.
Đối với doanh nghiệp nhà nước: Tập trung vào những lĩnh vực then
chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh
vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Đối với kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã: Tiếp tục đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích,
áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường.


11

Đối với kinh tế tư nhân: Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích,
tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực

kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Khuyến khích
hình thành các tập đồn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các
tập đoàn kinh tế nhà nước.
Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi: Chú trọng chuyển giao cơng
nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa
chọn và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngồi có trình độ
quản lý và cơng nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị tồn cầu,
có liên kết với doanh nghiệp trong nước.
3.4. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện cơng bằng xã
hội, coi đây là một nội dung rất quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội mới.
Trong tình hình cụ thể hiện nay ở Việt Nam, phải bằng nhiều giải pháp
tạo ra nhiều việc làm mới. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an
toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người
lao động. Cải cách cơ bản chế độ tiền lương đối với cán bộ, cơng chức,
khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi, khắc phục tình trạng lương và
trợ cấp bất hợp lý; tôn trọng thu nhập hợp pháp của người kinh doanh.
Tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những
người có cơng với nước, thương binh, bệnh binh, cha mẹ, vợ con liệt sĩ, gia
đình chính sách. Đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm,
giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất
là tệ nạn ma tuý, mại dâm, lối sống không lành mạnh, những hành vi trái pháp
luật và đạo lý.


12

KẾT LUẬN
Trải qua q trình đấu tranh khó khăn và gian khổ, khi đất nước thống

nhất, Đảng và nhà nước ta quyết định đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội,
bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vì vậy Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ không phải nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa. Việc làm rõ bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lý luận và nhận
thức.
Sự phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta cịn gặp nhiều khó khăn
và thử thách nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó thì vẫn
cịn những tồn tại hạn chế, mâu thuẫn cấp bách cần giải quyết nhằm xây dựng
một nền kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thời gian tới chúng ta cần
tiếp tục đổi mới, hồn thiện các chính sách kinh tế - xã hội để giải quyết
những mâu thuẫn đó nhằm tạo ra một nền kinh tế ngày càng phát triển và
hoàn thiện.


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Chu Văn Cấp (chủ biên) [2005]: Giáo trình Kinh tế chính trị
Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. PGS Lê Thế Lạng (chủ biên) [2005]: Giáo trình chính trị, Nhà xuất bản
Giáo Dục, Hà Nội.
3. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X của
Đảng.
4. Tạp chí cộng sản.
5. Thời báo kinh tế Việt Nam (Vneconomy.vn) số ra ngày 13/10/2010.
6. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1994, tập 25.
7. Lương Việt Hải (Chủ biên), Lê Xn Đình - Nguyễn Đình Hịa [2008]:
Hiện đại hóa xã hội vì mục tiêu cơng bằng ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản

Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 240.
8. www.dangcongsan.vn.



×