Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.29 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------***-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU
HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC
KHU CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý kinh tế

NGUYỄN ĐÌNH TÙNG

Hà Nội – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU
HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC
KHU CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

Họ và tên học viên: NGUYỄN ĐÌNH TÙNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HOA


Hà Nội - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở
tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại tỉnh Quảng Ninh. Các số liệu là hoàn
toàn trung thực, chưa sử dụng ở các cơng trình nghiên cứu nào khác có nội dung
tương đồng nào khác.
Quảng Ninh, ngày 21 tháng 7 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đình Tùng


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
MỤC LỤC............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU................................................ v
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH........................................................................................................................ 6
1.1. Một số khái niệm về FDI.................................................................................. 6

1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).......................................................... 6
1.1.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi................................................. 7
1.1.3. Khu cơng nghiệp..................................................................................... 8
1.2. Sự cần thiết và nội dung của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
khu cơng nghiệp....................................................................................................... 9
1.2.1. Sự cần thiết của vốn FDI........................................................................ 9
1.2.2. Nội dung của thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp............................10
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.................................................................................................... 11
1.3.1. Các nhân tố của môi trường quốc tế..................................................... 11
1.3.2. Các nhân tố của quốc gia...................................................................... 12
1.3.3. Một số tiêu chí đánh giá việc thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp....14
1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp tại một số địa phương
của Việt Nam......................................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 . 23

2.1. Tổng quan chung về tình hình kinh tế xã hơi của tỉnh Quảng Ninh..........23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 23
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội....................................................................... 23


iii
2.1.3. Đánh giá địa bàn ngiên cứu .................................................................... 25
2.1.4. Phân tích ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh .................. 26

2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2017-2021. ......................................................................................
2.2.1. Quá trình hình thành các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh. ................

2.2.2. Thực trạng vốn đầu tư và vốn giải ngân vào các khu cơng nghiệp tỉnh
Quảng Ninh. .....................................................................................................
2.2.3. Tiêu chí đánh giá việc thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp tại tỉnh
Quảng Ninh. .....................................................................................................

27
27
31
61

2.3. Đánh giá về công tác thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh. ..................................................................................................... 71
2.3.1 Những kết quả đạt được. .................................................................................. 71
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ........................................................................ 73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN FDI VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 20222030 ........................................................................................................................... 77

3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030 ........................................................................... 77
3.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh
.......................................................................................................................... 77
3.1.2 Mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2025-2030. ............................................................................................... 78
3.2. Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................................ 80
3.2.1. Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn FDI được đa dạng để nâng cao hiệu quả
đầu tư. ............................................................................................................... 80
3.2.2. Giải pháp các hoạt động xúc tiến để thu hút vốn FDI ............................ 82
3.2.4. Giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực ................................................ 84
3.2.5. Giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng ................................................... 86

3.2.6. Giải pháp liên quan đến tính minh bạch của thơng tin ........................... 89
3.2.7. Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh .................................................. 90
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91


iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 93


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Từ khóa tiếng Anh

Từ khóa tiếng Việt Nam

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do Asean

ASEAN

Association of the Sourtheast Asia
Nation

Hiệp hội các nước Đông Nam Á


BOT

Build Operation Transfer

Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BT

Build Transfer

Xây dựng - Chuyển giao

BTO

Build Transfer Operation

Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

CPI

Provincial Competitiveness Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố

ĐTNN


Đầu tư nước ngồi

HĐND

Hội đồng nhân dân

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

KCN

Khu cơng nghiệp

KKT

Khu kinh tế

NSNN

Ngân sách nhà nước


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

USD

United Stated Dollar

Đồng đô la Mỹ

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO
XHCN


Xã hội chủ nghĩa

XNK

Xuất nhập khẩu


vi
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

FDI vào KCN của một số tỉnh thành tại Việt Nam (lũy kế đến năm 2021)

14

2.1

Cơ cấu FDI trong các KCN ở tỉnh Quảng Ninh theo chủ đầu tư năm 2021

24

2.2


Cơ cấu FDI trong các KCN ở tỉnh Quảng Ninh theo địa bàn đầu tư năm
2021

28

2.3

Cơ cấu FDI trong các KCN ở tỉnh Quảng Ninh theo hình thức đầu tư năm
2021

30

2.4

Lĩnh vực kêu gọi đầu tư tại các KCN của tỉnh Quảng Ninh

31

2.5

Cơ cấu FDI trong các KCN ở tỉnh Quảng Ninh theo lĩnh vực đầu tư giai
đoạn năm 2017-2021

36

2.6

Một số chỉ tiêu hoạt động SXKD của các doanh nghiệp FDI giai đoạn năm
2017-2021


50

2.7

Lượng vốn FDI vào KCN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021

52

2.8

Phân tích ma trận SWOT của các KCN sử dụng FDI trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh

61


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Cơ cấu vốn FDI trong các KCN ở tỉnh Quảng Ninh theo địa bàn
đầu tư năm 2021


25

2.2

Cơ cấu dự án đầu tư vốn FDI trong các KCN ở tỉnh Quảng Ninh
theo địa bàn đầu tư năm 2021

29

2.3

Cơ cấu FDI trong các KCN ở tỉnh Quảng Ninh theo hình thức
đầu tư năm 2021

30

2.4

Cơ cấu FDI trong các KCN ở tỉnh Quảng Ninh theo lĩnh vực đầu
tư giai đoạn năm 2017-2021.

49

2.5

Lượng vốn FDI vào KCN Cái Lân giai đoạn 2017-2021

53


2.6

Lượng vốn FDI vào KCN Hải Hà qua các năm

54

2.7

Lượng vốn FDI vào KCN Hải Hà qua các năm

55

2.8

Lượng vốn FDI vào KCN Hải Yên qua các năm

56

2.9

Lượng vốn FDI vào KCN Đông Mai qua các năm

57

2.10

Lượng vốn FDI vào KCN Việt Hưng qua các năm

59


2.11

Lượng vốn FDI vào Khu CN Nam Tiền Phong qua các năm

60


viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)
vào các khu cơng nghiệp (KCN)trên địa bàn tỉnh
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về thu hút FDI vào các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh, trong đó gồm tổng quan về các khái niệm, nội dung và sự cần thiết
và của thu hút vốn đầu tư FDI vào KCN, nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI
vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, kinh nghiệm thu hút vốn FDI vào các
KCN tại một sốtỉnh, thành phố của Việt Nam.
- Luận văn trình bầy nội dung của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
như các khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài; khái niệm thu hút FDI; Các nhân tố
của môi trường quốc tế; Các nhân tố của quốc gia; Các nhân tố của tỉnh; Kinh
nghiệm thu hút vốn FDI vào các KCN tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI vào các KCN
vào tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021, bao gồm thực trạng các nhân tố ảnh
hưởng đến thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh tác giả phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, mơi trường pháp
lý; Phân tích ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2017 – 2021, bao gồm q trình hình thành các khu cơng nghiệp tỉnh

Quảng Ninh; phân tích Thực trạng vốn đầu tư và giải ngân vốn đầu tư các khu công
nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
- Trên cơ sở thực trạng tác giả đã đánh giá về những kết quả đạt được và hạn
chế và nguyên nhân của các hạn chế.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022 – 2025.


ix
- Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tỉnh
Quảng Ninh, bao gồm Quan điểm, định hướng phát triển các khu công nghiệp tỉnh
Quảng Ninh, Mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
- Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh. Luận văn đề xuất 4 giải pháp bao gồm: Giải pháp liên quan đến
cơ sở hạ tầng; Giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực; Giải pháp liên quan đến tính
minh bạch của thơng tin; Giải pháp tăng cường xúc tiến đầu tư, cải thiện năng lực
cạnh tranh và môi trường đầu tư.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu cơng nghiệp (KCN) là một mơ hình kinh tế mới ở Việt Nam, nó xuất hiện
trong những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ 19. Hiện nay, Việt Nam đã ra khỏi danh
sách các nền kinh tế chậm phát triển và vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung
bình. Tuy vậy, vẫn cịn có những quan điểm khác nhau khi đánh giá vai trò của FDI
đối với nền kinh tế. FDI đóng vai trị quan trọng, giúp phát triển kinh tế mạnh mẽ,
FDI đã xuất hiện ở tất cả các ngành, nhưng FDI vẫn được thu hút nhiều nhất vào các
Khu cơng nghiệp, trong đó sự xuất hiện của ngành cơng nghiệp chế biến, chế tác
cũng do cơng đóng góp lớn của FDI.. Thơng qua hoạt động thu hút FDI góp phần

quan trọng để thúc đẩy trở lại các KCN phát triển, tăng trưởng sản xuất công
nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng và
phát huy vai trị của mình đối với phát triển kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, thu hút FDI và các KCN đã liên tục phát triển và ngày càng gắn bó chặt
chẽ với nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Tỉnh Quảng Ninh có nhiều điều kiện để thu hút FDI vào các ngànhn nghề và
các lĩnh vực sản xuất trong các khu CN có ưu thế để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát
triển kinh tế. Uỷ ban nhân dân tỉnh (UBND) đã ban hành những chính sách và đặc
biệt trong thời gian gần đây đã tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút vốn
FDI. Nhiều dự án trong các khu công nghiệp được đầu tư từ vốn FDI trên địa bàn
tỉnh đã và đi vào hoạt động. Các dự án mới đã cấp phép đầu tư cũng đang từng bước
triển khai, thực hiện. Tuy nhiên, nhìn một cách tồn diện thì hoạt động FDI trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển
của tỉnh. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và
giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Làm nghiên cứu luận văn thạc sỹ là một
nhiệm vụ cần thiết, có tính khoa học và áp dụng thực tiễn cao.


2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Xung quanh đề tài, luận văn đã có một số cơng trình khoa học và bài viết
nghiên cứu đề cập đến trên nhiều phạm vi và lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi lên
một số đề tài sau:
- Nguyễn Tăng Huy (2010) về đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) để phát triển Ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa”. Luận văn nghiên cứu những
vấn đề cơ bản về thu hút vốn FDI để phát triển Ngành Du lịch và nghiên cứu tình
hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch, nêu ra kết quả đạt
được và hạn chế thu hút vốn FDI vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hịa, từ đó đề xuất
các giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI để đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển cho

ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa. Những vấn đề kinh tế và quản lý về thu hút vốn FDI
vào Ngành du lịch. Phạm vi nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa năm 2003 đến năm
2009. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân
tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp,
phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia…
- Báo cáo các tác động của chính sách khuyến khích thuế và tình trạng tránh
thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam do
ActionAid Việt Nam & Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam thực hiện năm 2015
- Bài viết: Thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm
cho Việt Nam, ThS. Vũ Quốc Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đăng trên www.khucongnghiep.com.vn, thông qua thực tiễn
đề xuất thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm khuyến khích đầu tư
nhằm thu hút đầu tư, trong đó việc nghiên cứu, so sánh chính sách FDI của các quốc
gia có những điều kiện, trình độ tương đồng với Việt Nam năm 2015.
- Bài viết: Khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp - Con đường phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng Sản, ngày 11/05/2017, của tác giả Diệu
Oanh, đề cập đến sự tất yếu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm khuyến khích đầu
tư trong các lĩnh vực kinh tế.
- Cơng trình nghiên cứu: Pháp luật về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư nước ngồi
của một số nước ASEAN và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Công thương, ngày


3
22/01/2018, Nguyễn Thị Hưng - Phạm Thị Hiền - Nguyễn Thị Thùy Linh, Viện Nhà
nước và Pháp luật.
- Bài viết: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách khuyến khích và khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư cơng nghệ thân thiện với đầu tư, ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang,
ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến - Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội
quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2019.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp

nước ngồi ở Việt Nam đến năm 2020, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương. Làm rõ cơ sở lý luận của việc điều chỉnh chính sách.
Tính mới, tính kế thừa của luận văn
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào
các khu CN yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lí trong chỉ đạo thực tiễn quản lí phải
thấy được những điểm mới, điểm hay trên cơ sở nền tảng của giải pháp quản lí cũ
đang tiến hành. Sự đề xuất giải pháp phải đảm bảo tính thời điểm và phù hợp với
thực tiễn thu hút vốn FDI vào các KCN. Làm được và quán triệt được những điều
này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lí có cái nhìn liên kết, biện
chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề thu hút vốn FDI vào các khu CN tránh
được tình trạng siêu hình. Bởi vì, trên thực tế, các giải pháp thu hút vốn FDI vào các
KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khơng được thực hiện một cách tuần tự, mà nó
có thể đan xen, thay đổi trật tự… Vì vậy, địi hỏi người quản lí phải nắm chắc được
ưu điểm, nhược điểm của từng biện pháp đã sử dụng trước kia, để từ đó có thể xây
dựng các giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp mới nhằm phát huy
những điểm mạnh và khắc phục các hạn chế đó.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu * Mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng thu hút FDI vào các KCN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021
và đưa ra một số giải pháp giúp Quảng Ninh thu hút FDI vào các khu CN trong giai
đoạn 2023-2025.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống các vẫn đề lý luận về thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh.


4
- Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào các khu CN của tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2017 - 2021.
- Đề xuất một số giải pháp để thu hút thêm vốn FDI cho KCN thuộc tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025.

4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Các KCN đã và đang sử dụng nguồn vốn FDI để
phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi về thời gian: 2017 - 2021.
5. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
6. Phương pháp thu nhập số liệu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu
Qua thu nhập khái quát tình hình vốn FDI cho KCN thuộc tỉnh Quảng Ninh từ
Phòng Kinh tế đối ngoại, báo cáo tài chính giai đoạn 2017-2021 của tỉnh khái quát
qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021; các văn bản pháp luật hiện hành có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, các ấn phẩm, sách báo trong và ngồi trường...
6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Từ các dữ liệu đã thu thập được, để có các thơng tin thích hợp để hồn thành
luận văn, các phương pháp sử dụng là:
Phương pháp đánh giá: bao gồm các kỹ thuật: so sánh, phân chia, liên hệ đối
chiếu, xếp hạng, đồ thị,...
Phương pháp phân tích: Các phương pháp thay thế liên hồn, số chênh lệch,
cân đối, phân tích tính chất các nhân tố.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, tào liệu tham khảo Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021


5
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022 – 2025.


6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGỒI (FDI) VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH 1.1. Một số khái niệm về FDI
1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan. [Luật Đầu tư; 2020]
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư. [Luật Đầu tư; 2020]
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF,1997), FDI được hiểu là: “Một hình thức đầu
tư được thực hiện bởi nhà đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân) ở nền kinh tế này vào nền
kinh tế khác mang tính dài hạn nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư”.
Điều này xuất hiện trên phương diện IMF cho rằng đây là những hoạt động của các
nhà đầu tư khi đầu tư vào nền kinh tế và mang lại những? lợi nhuận.
Theo Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD, 1998)
dưới góc độ sở hữu cho rằng: Luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp
hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ
doanh nghiệp FDI. Điều này được đặt ra trong bối cảnh việc cung cấp vốn của các
nhà đầu tư vào các nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp và đảm bảo cho q
trình thu hồi lợi nhuận nói chung.
WTO qua hoạt động nghiên cứu của mình đã đưa ra nhận định như sau: “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý
tài sản đó”. Như vậy phương diện quản lý là để phân biệt FDI với các cơng cụ tài
chính khác. Trong trường hợp này nhà đầu tư được gọi là “công ty mẹ” và các tài

sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Trước đây theo Luật đầu tư 2005 của Việt Nam tại khoản 12 Điều 3 quy định:
“Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” và “Đầu tư trực tiếp là


7
hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
. [Luật Đầu tư; 2005]
Tuy nhiên, hiện nay theo Luật đầu tư 2020 thì đã khơng cịn quy định về vấn
đề này. Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể đầu tư nước ngồi là gì, nhưng
căn cứ vào bản chất của hoạt động này, chúng ta có thể giải thích như sau: Đầu tư
nước ngồi được hiểu là việc tổ chức cá nhân trong hoặc ngoài nước tiến hành góp
vốn việc đầu tư vào Việt Nam và có tỉ lệ vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư
thuộc trường hợp nhà đầu tư nước ngoài. Theo khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2020,
hoạt động đầu tư ra nước ngoài được định nghĩa là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu
tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này
để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài. . [Luật Đầu tư; 2020]
Vậy FDI là hoạt động đầu tư do các cá nhân và tổ chức kinh tế nước ngồi
tự mình hoặc cùng các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng
nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh. Hoạt động
đầu tư nước ngồi thường được thực hiện thơng qua các dự án - gọi là dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
1.1.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì các
yếu tố quan trọng đã và đang góp phần xây dựng và phát triển các quốc gia trong
bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài hay gọi vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là
hoạt động kêu gọi nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài cho các dự án, hoạt động
sản xuất kinh doanh cụ thể. Mục đích của việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngồi là

nhằm có nguồn vốn để phát triển dự án, đẩy mạnh phát triển kinh tế. [Nguyễn Mạnh
Hùng, 2014]
Thu hút vốn FDI là hệ thống các biện pháp mà chính quyền của một quốc gia
hoặc địa phương thực hiện để hấp dẫn các chủ đầu tư đến từ nước ngồi đem nguồn
vốn và cơng nghệ vào quốc gia hoặc địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động tìm
kiếm lợi nhuận hoặc lợi ích lớn hơn so với đầu tư tại quốc gia xuất phát của họ. Thu
hút vốn FDI vào khu công nghiệp là hoạt động của vùng hoặc của các địa phương


8
trong vùng cùng phối hợp thực hiện để có được nhiều hơn các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào vùng (hoặc các địa phương trong vùng). [Nguyễn Hoài Nam, 2008]
1.1.3. Khu cơng nghiệp
Trong đó, vai trị các khu cơng nghiệp đã đặc biệt có vị trí và lợi thế đóng góp
vào sự tăng trưởng của nền kinh tế của các quốc gia. Vậy khái niệm về KCN được
hiểu như thế nào?
Trong thực tiễn thì khái niệm về KCN đã được xuất hiện từ rất lâu từ cuối thế
kỷ XIX khi cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới được xuất hiện và nhân rộng
nói chung. Song dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau thì các nhà nghiên cứu đã đưa
ra những khái niệm khác nhau để làm rõ vấn đề này.
Đa phần người ta? thường quan niệm và hiểu rằng KCN được hiểu là một khu
vực mang tính độc lập trong một không gian nhất định. Trong KCN có các doanh
nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh hàng hóa và KCN được quản lý bằng một chế
độ riêng biệt theo quy định pháp luật của các quốc gia khác nhau và là một loại hình
kinh tế đặc biệt.
Theo UNIDO trong chương trình hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Luật KCN cho Việt
Nam và được ghi rõ trong tài liệu khu chế xuất tại các nước đang phát triển (Export
Prpcessing Zone in Developing Countries) năm 1990 ghi nhận: KCN là khu vực
tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút
đầu tư vào ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các

ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt so
với phần cịn lại của nước chủ nhà. Trong đó, đặc biệt KCX cho phép nhập khẩu
hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế. [Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ
Kế hoạch và Đầu, 2010]
Khái niệm về KCN được quy định trong Khoản 11, Điều 3, Luật Đầu tư 2014
thì: " Khu cơng nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp". [Luật Đầu tư
2014]
Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 22/5/2018 quy định về KCN
và khu kinh tế cũng đưa ra khái niệm KCN như sau: “Khu công nghiệp là khu vực


9
có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ
cho sản xuất cơng nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy
định tại Nghị định này” . [Chính Phủ, 2018]
Tóm lại khái niệm KCN theo qui định hiện hành của Việt Nam là những khu
vực đặt các cơ sở sản xuất, nhà máy phục vụ việc sản xuất hàng hố, dịch vụ với
quy mơ lớn.
1.2. Sự cần thiết và nội dung của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
khu cơng nghiệp
1.2.1. Sự cần thiết của vốn FDI
- Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng giải quyết có hiệu quả
những khó khăn về vốn cho cơng nghiệp hố. Hiện nay các nước đang phát triển
đều gặp rất nhiều khó khăn như: mức sống thấp, khả năng tích luỹ khơng cao, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật yếu kém, công nghệ kỹ thuật chậm phát triển, vốn đầu tư vào các
khu cơng nghiệp cịn thấp nên kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, ít có điều
kiện để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật
tiên tiến của thế giới còn yếu kém…[Tiến sĩ Phạm Xuân Giang, 2019]
Đối với nguồn vốn đầu tư quốc tế thì vốn viện trợ tuy có được một số vốn ưu

đãi nhưng lại đi kèm với một số ràng buộc về chính trị, xã hội.
Đối với vốn vay thì thủ tục vừa khắt khe hơn nữa phải chịu lãi xuất cao.
Đối vốn FDI là nguồn vốn đuợc đánh giá có hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu
để tiến hành công nghiệp hoá của các nước đang phát triển.
- Thứ hai, Về cơng nghệ và kỹ thuật cịn lạc hậu và thiếu thốn ở các nước đang
phát triển. Thông qua các dự án vốn FDI, nước tiếp nhận đầu tư được tiếp nhận
những công nghệ và kỹ thuật mới, hiện đại hơn, góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ
tầng, phát triển các khu công nghiệp. Đồng thời, tạo ra các điều kiện kinh tế kỹ thuật
cho việc thực hiện cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. [Tiến sĩ Phạm Xuân Giang, 2019]
- Thứ ba, các dự án FDI có thể tạo ra nhiều việc làm cho đa số các lao động và
các dịch vụ tương ứng. Thông qua việc các dự án thu hút vốn FDI, có thể làm đội
ngũ cán bộ của nước tiếp nhận đầu tư qua việc tham gia vào hoạt động của liên


10
doanh mà học hỏi nhiều hơn về năng lực quản lý cũng như các chuyên môn phù hợp
với các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hơn từ đó hình thành một lực lượng
cơng nhân kỹ thuật có chun mơn cao góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách…
- Thứ tư, thu hút vốn FDI có các điều kiện cần thiết cho việc tạo lập một hệ
thống thị trường phù hợp với yêu cầu của một nền sản xuất cơng nghiệp hố với các
nước đang phát triển, tiếp cận và mở rộng được thị trường mới, tăng cường quan hệ
hợp tác kinh tế…Hình thành được khu cơng nghiệp chủ lực và tạo ra các điều kiện
cơ bản cho tiến trình cơng nghiệp hố. [Tiến sĩ Phạm Xn Giang, 2019]
1.2.2. Nội dung của thu hút vốn FDI vào khu cơng
nghiệp * Chính sách xúc tiến quảng bá
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho thấy, đã có 394 khu công nghiệp
được thành lập (bao gồm 351 khu cơng nghiệp nằm ngồi các KKT, 35 khu CN
nằm trong các khu KT ven biển và 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế
cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 121,9 nghìn ha. Việc hình

thành và phát triển các khu cơng nghiệp tại Việt Nam thời gian qua được đánh giá là
đã tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công
nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Thống kê cho thấy nguồn vốn đầu tư thực hiện
gồm vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chức năng trong khu
kinh tế và vốn FDI của dự án nằm trong khu công nghiệp và khu kinh tế đạt khoảng
30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. [PGS.TS An Thị Thanh Nhàn; TS. Lục Thị Thu
Hường, 2011]
Thu hút dòng vốn FDI đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp tận những cơ
hội và ưu thế do các Hiệp định CPTPP, EVFTA và mới nhất là Hiệp định Đối tác
Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP mang đến. Ưu tiên các dự án có khả năng hỗ trợ
doanh nghiệp tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; sử dụng tiết
kiệm đất, áp dụng công nghệ sạch, thân thiện mơi trường; có khả năng tạo ra giá trị
gia tăng cao và đóng góp lớn cho xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước. Tập trung phát
triển công nghiệp cần các nội dung của Chương trình bao gồm: [PGS.TS An Thị
Thanh Nhàn; TS. Lục Thị Thu Hường, 2011]
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư;


11
- Xây dựng hình ảnh, giới thiệu về mơi trường, điệu kiện tự nhiên, chính sách,
và cơ hội để kết nối đầu tư;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư;
- Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư;
- Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư;
- Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư;
- Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư;
Trong đó, đáng chú ý là nội dung tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư với mục
tiêu thu hút mạnh mẽ vốn FDI vào các lĩnh vực phát triển khu công nghiệp, để tận
dụng triệt để những, cơ hội và lợi thế do các Hiệp định CPTPP, EVFTA, Hiệp định
Đối tác Kinh tế Tồn diện Khu vực RCEP mang đến.

* Chính sách cải thiện mơi trường đầu tư:
Cơ chế chính sách và mơi trường kinh doanh thơng thống, các nhóm giải
pháp điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả sẽ là những yếu tố tác động tích cực góp
phần vào thành công chung cho môi trường đầu tư. Ở nước ta, nhờ thực hiện đường
lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành Công nghiệp Việt Nam đã
khởi sắc và ngày càng có tác ddộng tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất
nước[PGS.TS An Thị Thanh Nhàn; TS. Lục Thị Thu Hường, 2011]
* Chính sách hỗ trợ đầu tư
Thực hiện chính sách ưu đãi chung của Chính phủ; Các chính sách ưu đãi đầu
tư; Chính sách về thuế…
Chính sách về sử dụng đất; ưu đãi về tiền thuê đất; Ưu đãi về đền bù giải
phóng mặt bằng; Hỗ trợ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; Ưu đãi về giá tiền
thuê đất; Miễn giảm tiền thuê đất; Đền bù giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ chi phí đền
bù, giải phóng mặt bằng và các chính sách ưu đãi khác… của địa phương. Tiếp tục
thực hiện các chính sách hiện hành trên cơ sở điều chỉnh bổ sung phù hợp với từng
giai đoạn. [PGS.TS An Thị Thanh Nhàn; TS. Lục Thị Thu Hường, 2011]
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
1.3.1. Các nhân tố của môi trường quốc tế


12
Thứ nhất, xu thế phát triển nền kinh tế thế giới: Trong nền kinh tế tồn cầu hóa
hiện nay, sự khác biệt về tính chất, trình độ nền kinh tế giữa các lãnh thổ, các khu
vực đã tạo nên những tiền đề riêng cho quá trình thay đổi vốn đầu tư quốc tế. Sự
phát triển kinh tế trên thế giới góp phần thúc đẩy sự phát triển các luồng vốn FDI tại
các KCN nhằm tối đa hóa lợi nhuận, vốn đầu tư thông qua dịch chuyển sản xuất
kinh doanh đến các quốc gia có lợi thế về chi phí và tiêu thụ.
Thứ hai, xu hướng tồn cầu hóa hội nhập và phát triển quốc tế. Các quốc gia
tiến hành mở rộng giao lưu trên tất cả các lĩnh vực trong đó nổi bật là những liên kết

quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thơng qua các hình thức đầu tư
FDI nói chung. Đặc biệt, thơng qua việc đầu tư nguồn vốn FDI vào các KCN góp
phần quan trọng để thu hút nhân công, xuất khẩu công nghệ và thu lại ngoại tệ cho
quốc gia. Từ đó, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế với tiềm lực kinh
tế.
1.3.2. Các nhân tố của quốc gia
* Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực… có thể làm tăng khả năng
sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư. Vì vậy, ảnh hưởng đến việc đầu tư của các
nhà đầu tư nước nhận đầu tư. Trong đó, vị trí chiến lược như có các cảng biển, sân
bay, có nguồn nhân lực…) là những nhân tố quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh
của một quốc gia để thu hút FDI. Điều kiện tự nhiên, điều kiện tự nhiên, nguồn
nhân lực…ảnh hưởng đến việc các nhà đầu tư FDI xem xét là yếu tố khách quan
trong quá trình quyết định việc lựa chọn nơi đầu tư và xây dựng các KCN nhằm
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. [Nguyễn Hoài Nam,
2008]
* Yếu tố về pháp lý trong khuyến khích đầu tư trực tiếp tại các khu công
nghiệp. Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng
hoàn thiện và phù hợp về nội dung chính sách khuyến khích đầu tư vào khu cơng
nghiệp ở nước ta trong tình hình mới. Các nội dung về chính sách đầu tư đã tạo ra
cơ chế xử lý tương đối hoàn thiện đối với chính sách khuyến khích đầu tư vào khu
cơng nghiệp thể hiện rõ nét sự tiến bộ của Nhà nước ta trong việc quan tâm đến vấn


13
đề chính sách khuyến khích đầu tư vào khu cơng nghiệpở nước ta hiện nay. Văn bản
pháp lý này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc
chính sách khuyến khích đầu tư vào khu cơng nghiệpở nước ta trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, 2010]

* Điều kiện kinh tế
Hiện nay nền kinh tế tỉnh đã có nhiều khởi sắc thông qua các con số thể hiện.
Điều kiện về kinh tế được chú trọng chính là sự phát triển của trình độ phát triển
kinh tế của quốc gia đó là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ
tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư
nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà. Điều kiện để doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư hoạt động FDI tại nước tiếp nhận đầu tư đã được nhiều
nhà kinh tế học thừa nhận rộng rãi bao gồm: Doanh nghiệp nước ngoài sở hữu lợi
thế cạnh tranh so với doanh nghiệp của nước tiếp nhận vốn đầu tư; được ưu đãi và
có điều kiện thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư và có lợi thế về đầu tư lớn hơn soi
với các doanh nghiệp nước đầu tư. [Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, 2010]
- Về lợi thế cạnh tranh cơng ty nước ngồi có vốn, cơng nghệ và kỹ thuật tiên
tiến, trình độ quản lý. Có thể bù đắp được những chi phí bổ sung cho việc thành lập
doanh nghiệp tại nước tiếp nhận vốn FDI và vượt qua những bất lợi so với doanh
nghiệp nước tiếp nhận vốn đầu tư. [PGS.TS An Thị Thanh Nhàn; TS. Lục Thị Thu
- Về những ưu đãi và điều kiện tự nhiên thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư,
gồm: các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư vố FDI về thuế, phí, thủ tục thành lập
doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh thấp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận
lợi…[PGS.TS An Thị Thanh Nhàn; TS. Lục Thị Thu Hường, 2011]
- Về lợi ích đầu tư: khi đầi tư hai bên phối hợp các thế mạnh của mình sẽ có
hiệu sản xuất quả kinh cao và lợi ích đầu tư lớn hơn so với doanh nghiệp nước tiếp
nhận vốn đầu tư. [PGS.TS An Thị Thanh Nhàn; TS. Lục Thị Thu Hường, 2011]


14
Trong ba nhân tố trên, thì nhân tố thứ nhất và nhân tố thứ ba phụ thuộc hoàn
toàn vào các doanh nghiệp có vốn FDI, nhân tố thứ hai thì phụ thuộc vào môi
trường, điều kiện tự nhiên… của nước tiếp nhận đầu tư. Ngày nay, khi FDI đã và
đang phát triển theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, các nước cạnh tranh gay

gắt để tăng cường thu hút FDI, thì mơi trường FDI được đề cập đến như nhóm nhân
tố có vai trị quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài. [PGS.TS An Thị Thanh Nhàn; TS. Lục Thị Thu Hường, 2011]
* Đặc điểm văn hóa - xã hội của quốc gia: Đặc điểm văn hoá - xã hội bao
gồm ngơn ngữ, tơn giáo, phong tục tập qn, trình độ dân trí, thị hiếu.... Các nhân tố
này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động ĐTNN tại các KCN. Khi tiến hành đầu
tư vào các địa phương thu hút vốn FDI rất quan tâm đến môi trường sống và làm
việc ở nước sở tại vì hoạt động FDI là một hoạt động lâu dài và các nhà đầu tư
thường phải sống và làm việc tại nơi này, thậm chí mang cả gia đình đến nơi đầu tư
để sinh sống. Vì vậy, các dịch vụ, tiện ích xã hội của nước nhận đầu tư cần được
xem xét kỹ lưỡng có đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ hay không.
Môi trường làm việc và môi trường sống, được thể hiện qua các yếu tố về y tế, văn
hóa của nước nhận đầu tư và giáo dục. Chất lượng mơi trường sống, các khu vui
chơi giải trí, mơi trường sinh hoạt với sự hịa hợp và chi phí hợp lý thể hiện một môi
trường sống chất lượng cần phải phù hợp với các chủ đầu tư và người lao động để
có thể hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và gắn bó lâu dài với địa phương
1.3.3. Một số tiêu chí đánh giá việc thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp.
Để phát triển bền vững các KCN là u cầu quan trọng nhất, vì nó đảm bảo
duy trì sự phát triển nhanh, liên tục của các KCN này. Chính việc duy trì sự hoạt
động đó của bản thân KCN sẽ là cơ sở để gây ảnh hưởng lan tỏa tích cực đối với địa
phương có KCN nói riêng và đối với nền kinh tế của toàn quốc nói chung. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (MPI) đang thiết lập một bộ tiêu chí lựa chọn các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài rõ ràng và chọn lọc hơn. Theo đó, các điểm chính sau đây sẽ được
sử dụng để đánh giá và xem xét phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi:
* Tiêu chí vị trí đầu tư / ha đất


×