Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) vận DỤNG lý LUẬN kết hợp GIỮA các mặt đối lập để GIẢI QUYẾT một vấn đề mâu THUẪN cụ THỂ của bản THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.78 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

VẬN DỤNG LÝ LUẬN KẾT HỢP GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ MÂU THUẪN CỤ THỂ CỦA
BẢN THÂN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc
Khóa – Hệ: 46 - MSSV: 31201023255
Lớp: LU001
Chuyên ngành: Luật kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Nguyên Ký

Năm học 2021 - 2022

Tieu luan


MỤC LỤC
Lời nói đầu...............................................................................................1
Chương I. Sự kết hợp biện chứng các mặt đối lập...............................2
1. Vấn đề đấu tranh giữa các mặt đối lập...............................................3
2. Vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập.............................................4
Chương II: Vận dụng lý luận để giải quyết một vấn đề mâu thuẫn cụ
thể của bản thân......................................................................................9
Kết luận..................................................................................................10

2

Tieu luan



Lời nói đầu
Trong xã hội vẫn cịn tồn tại những quan niệm khơng chính xác về mâu thuẫn, về các
mặt đối lập, ln bài xích và tìm cách loại bỏ nó ra ngồi cuộc sống. Chính quan niệm này
gây ra rất nhiều cản trở trong quá trình giải quyết mâu thuẫn trong thực tiễn cuộc sống. Điều
đó chứng tỏ tầm quan trong của việc kết hợp biện chứng các mặt đối lập để giải quyết mâu
thuẫn theo tinh thần của V.I.Lênin. Làm được điều này đã đem đến rất nhiều giá trị ý nghĩa
lớn như trong công cuộc đổi mới, quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, hơn thế nó cịn giải quyết được những vấn đề mâu
thuẫn ở tầm vi mô như trong cuộc sống hằng ngày của em. Vì vậy, em viết bài thu hoạch này
để nói về sự kết hợp biện chứng của các mặt đối lập đã giúp ích và mang lại ý nghĩa to lớn
như thế nào trong cuộc sống của em.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Nguyên Ký và cuốn “SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT
ĐỐI LẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY” do thầy làm tác giả đã giúp em rất nhiều trong quá trình viết bài thu hoạch
này.
Em xin chân thành cảm ơn ạ!

1

Tieu luan


Chương I. Sự kết hợp biện chứng các mặt đối lập
Cuộc sống trơi theo dịng chảy của nó, sự vật thì ln tồn tại những mặt khách quan, có
những xu hướng và thuộc tính khác nhau, nó tác động đan xen hoặc trái ngược nhau cùng
nhau đi đến quá trình phát triển. Đó chính là những đối lập tồn tại trong chính sự vật hiện
tượng của nó.
Xã hội ln tồn tại theo cách riêng của nó, nó độc lập nó thống nhất và nó đối lập nhau
vì thế mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Mâu thuẫn là một điều tất yếu trong đời sống, nó

có mặt trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Hơn thế trong mỗi
lĩnh vực, sự vật mâu thuẫn không phải chỉ tồn tại một lần hai lần mà nó tồn tại rất nhiều lần,
lặp đi lặp lại, mâu thuẫn này mất đi thì sẽ có mâu thuẫn khác hình thành. Tuy nhiên, trong
thực tiễn cuộc sống (nhất là dưới chủ nghĩa xã hội trước đây) vẫn thường xuất hiện thái độ
tiêu cực về mâu thuẫn: coi mâu thuẫn là xấu, là khó khăn, là bệnh hoạn; phủ nhận mâu thuẫn
một cách chủ quan, lẩn tránh không muốn chấp nhận mâu thuẫn và đặc biệt, họ rơi vào tình
trạng giải quyết mâu thuẫn một cách cực đoan, siêu hình.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin ln khẳng định mâu thuẫn sự vật, biểu
hiện ở cuộc đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
sự vật đó. Giải quyết vấn đề này, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin một mặt khẳng định vai trò
của cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, mặc khác cũng khẳng định vai trò của sự thống nhất
giữa chúng. Chính từ cơ sở đó, với tư cách là những nhà “triết học thực tiễn”, những nhà
“duy vật chiến đấu”, các ông đã đi đến tư tưởng biện chứng về sự kết hợp các mặt đối lập
trong thực tiễn cách mạng. Nói một cách khác, trong tư tưởng biện chứng của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn, phát triển của sự vât khách quan đều bắt nguồn từ
mâu thuẫn bên trong, các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu
thuẫn, đó là vấn đề thống nhất, vấn đề đấu tranh và vấn đề kết hợp các mặt đối lập. Trong đó
vấn đề kết hợp các mặt đối lập đã được các ông xem xét với tính cách là một biểu hiện hoạt
động của chủ thể con người trong việc giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể nhật định,
trên cơ sở nhận thức sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn này.
Vì thế, việc xem xét tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về vấn đề thống nhất và
2

Tieu luan


đấu tranh giữa các mặt đối lập được các ông thể hiện trong phép biện chứng duy vật là điều
cần thiết để hiểu rõ về vấn đề kết hợp các mặt đối lập.
1. Vấn đề đấu tranh giữa các mặt đối lập
Khi khẳng định cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập sẽ dẫn tới việc giải quyết mâu

thuẫn của bản thân sự vật, hiện tượng khách quan, làm cho sự vật, hiện tượng phát triển,
C.Mác, Ph.Ăngghen cũng cho rằng vai trò của từng mặt đối lập trong mâu thuẫn là không
giống nhau. Trong hai mặt đối lập, tùy vào từng hồn cảnh, thời điểm cụ thể sẽ có một mặt
thể hiện tính tất yếu của sự phát triển. Trong q trình đấu tranh, chuyển hố giữa chúng,
mặt đối lập này sẽ chiến thắng mặt đối lập kia, từ đó thúc đẩy sự phát triển của sự vật. Vì
thế, hai ông vạch rõ, không thể có một sự thoả hiệp giữa hai mặt đối lập dẫn tới xố nhồ
mâu thuẫn, kìm hãm sự phát triển.
Tiếp thu tư tưởng biện chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin sau này cũng đã
nhấn mạnh tới vấn đề đấu tranh giữa các mặt đối lập, đến mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh
của chúng đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng khách quan. Theo V.I.Lênin, thì sự
phát triển chẳng qua “là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Chính cuộc đấu tranh
này đã dẫn đến việc mâu thuẫn bên trong của sự vật được diễn ra liên tục và mang tính
khách quan, tự thân.
Có thể khẳng định rằng, trong tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa MácLênin, vai trò của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn đối với sự phát triển
của các sự vật được đánh giá cao. Chính cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập đã dẫn tới việc
giải quyết mâu thuẫn và qua đó làm cho sự phát sự vật phát triển. Chính vì thế, về mặt
phương pháp luận, cần phải nhận thức được rằng, trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn
xã hội cụ thể nào đó, địi hỏi chủ thể hoạt động phải có thái độ tơn trọng cuộc đấu tranh giữa
các mặt đối lập trong mâu thuẫn, tạo điều kiện để các mặt đối lập thực hiện tốt cuộc đấu
tranh nhằm thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Hơn nữa, trong lĩnh vực xã hội, hai
mặt đối lập thường biểu hiện ra là một mặt đại diện cho cái tiến bộ, tích cực, còn một mặt
đại diện cho cái lạc hậu, tiêu cực. Vì vậy, phải làm sao cho mặt đối lập đại diện cho cái tiến
bộ, tích cực chiến thắng mặt đối lập đại diện cho cái lạc hậu, tiêu cực.

3

Tieu luan


2. Vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập

Trong lý luận biện chứng Mácxít, vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu
thuẫn cũng được chú ý xem xét. Với tư cách một phương diện trong mối quan hệ giữa các
mặt đối lập của mâu thuẫn, sự thống nhất các mặt đối lập thể hiện tính ràng buộc, quy định
lẫn nhau, làm điều kiện cho sự tồn tại của nhau.
Trong lý luận về mâu thuẫn của V.I.Lênin, sự thống nhất của các mặt đối lập biện
chứng là một thực tế khách quan chứ không phải do sự suy nghĩ chủ quan của của con người
tạo ra. Không những thế, sự thống nhất của chúng đóng vai trị đặt biệt quan trọng đối với sự
đấu tranh, sự bài trừ lẫn nhau của các mặt đối lạp này và qua đó có vai trị quan trọng đối với
sự phát triển của sự vật.
Rõ ràng theo V.I.Lênin, khi nói tới mâu thuẫn của sự vật, nói tới các mặt đối lập tạo
thành mâu thuẫn, với cuộc đấu tranh của chúng thì cũng phải nói đến sự thống nhất tất yếu
của các mặt đối lập này. Đấu tranh là đấu tranh của hai mặt đối lập trong thể thống nhất.
Thống nhất là sự thống nhất của hai mặt đối lập đang không ngừng bài trừ nhau, đấu tranh
với nhau. Rõ ràng vai trò của sự thống nhất các mặt đối lập biểu hiện như là điều kiện cần để
có thể thực hiện được các cuộc đấu tranh giữa chúng và qua đó mới mới có thể thực hiện
được cuộc đấu tranh giữa chúng và qua đó mới có thể thực hiện được sự phát triển của bản
thân sự vật. Một sự vật chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu bản thân nó chứa đựng một sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của nó. Thống nhất là điều kiện của đấu tranh,
muốn đấu tranh thì phải thống nhất, đồng thời thống nhất là để dẫn tới đấu tranh. Đấu tranh
là nội dung bên trong của thống nhất, cịn thống nhất là hình thức truyền tải đấu tranh. Chỉ
có trên cơ sở gắn bó hữu cơ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thì mâu thuẫn
đó mới có điều kiện giải quyết, từ đó làm cho sự vật phát triển.
Trong lý luận biện chứng mácxít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, vấn đề kết
hợp giữa các mặt đối lập cũng được đặt ra và giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt động tích cực,
chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan, nhận thức sự thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Chính xuất phát từ việc nhận thức sự thống nhất khách
quan, từ những điểm chung vốn có giữa các mặt đối lập, đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu
hoạt động thực tiễn xã hội của mình, con người có thể chủ động tiến hành kết hợp các yếu
4


Tieu luan


tố, thậm chí cả các mặt đối lập nào đó nhằm giải quyết được những mâu thuẫn xã hội cụ thể,
đem lại lợi ích cụ thể cho chủ thể con người.
Có thể nói khi đề cập tới vấn đề thống nhất của các mặt đối lập trong một mâu thuẫn
biện chứng, người ta có thể và tiếp cận theo 3 gốc độ cụ thể sao:
Thứ nhất, xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập từ gốc độ thể bản luận, tức sự
thống nhất khách quan vốn có của nó.
Thứ hai, xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập dưới gốc độ phương pháp luận.
Thứ ba, xem xét sư thống nhất của các mặt đối lập dưới gốc độ thực tiễn.
Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hành động được tiến
hành với bất cứ yếu tố, mặt đối lập, trong bất kỳ điều kiện nào. Càng không nên hiểu việc
kết hợp này là một hoạt động mang tính chủ quan thuần túy, thậm chí là tùy tiện, vơ ngun
tắc của chủ thể hành động. Việc kết hợp các mặt đối lập ở đây, với tư cách là hoạt động tích
cực của nhân tố chủ quan, phải được dựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những địi hỏi
tất yếu của việc kết hợp và ở cả những điều kiện khách quan cho phép để có thể tiến hành
việc kết hợp này. Đồng thời, việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phải
thể hiện được tính định hướng rõ ràng. Cụ thể là việc kết hợp này phải làm sao cho quá trình
vừa thống nhất, vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một chỉnh thể mâu thuẫn xã hội cụ
thể, mặt đối lập đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối lập đại diện cho
sự lạc hậu. Cò như vậy, việc giải quyết mâu thuẫn xã hội mới đem lại động lực thúc đẩy sự
phát triển của xã hội, phù hợp với quy lực phát triển khách quan của xã hội.
Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế xã hội, những mâu thuẫn xã hội thường được biểu
hiện thông qua thái độ, nguyện vọng của các lực lượng xã hội. Các mặt đối lập trong chỉnh
thể mâu thuẫn xã hội thường biểu hiện ra là một mặt đại diện cho cái cũ, là lực cản sự phát
triển xã hội, còn mặt kia đại diện cho cái mới, cái thúc đẩy xã hội phát triển. Trong sự phát
triển xã hội, cái mới và cái
Cũ này khơng tách rời nhau mà gắn bó với nhau, đan xen nhau, vừa thống nhất, vừa
đấu tranh với nhau. Vai trò của cái mới đối với sự phát triển xã hội chỉ được phát huy trên cơ

sở phủ định biện chứng, biết kế thừa cái cũ. Bởi vì, bản thân cái cũ, dù là nhân tố, về căn
bản, kìm hãm sự phát triển, song khơng vì thế mà khơng cịn chứ đựng những yếu tố có thể
góp phần vào sự phát triển xã hội. Do đó, việc kết hợp các mặt đối lập – giữa cái mới và cái
5

Tieu luan


cũ – với tính cách là một hoạt động tích cực chủ quan nhắm giải quyết mâu thuẫn xã hội
khách quan không thể không tiến hành và hơn nữa, không thể tiến hành một cách tùy tiện,
vô nguyên tắc, không tuân theo quy luật khách quan.
Có thể nói, lý luận Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan
và nhân tố chủ quan hoàn toàn xa lạ với quan điểm tả khuynh, nóng vội, chủ quan, duy ý chí
cũng như sự bảo thủ, trì trệ, thụ động trong hoạt động thực tiễn. Ở đây, hoạt động của con
người chỉ tự do trong giới hạn nhận thức và làm theo tất yếu khách quan.
Theo tinh thần của lý luận biện chứng mácxít, khi đề cập đến việc giải quyết mâu thuẫn
biện chứng mácxít nói chúng, đương nhiên phải nhận thức được rằng đó là q trình tự giải
quyết. Tuy nhiên, đối với loại mâu thuẫn biện chứng xã hội lại có những biểu hiện đặc thù
của việc giải quyết mâu thuẫn đó. Trên cơ sở tơn trọng ngun tắc giải quyết mâu thuẫn
thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, chủ thể có thể chủ động tìm ra một phương
pháp giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xã hội cụ thể. Chính trong q trình hoạt động tự
giác như vậy, trong điều kiện cho phép, chủ thể có thể sử dụng phương pháp kết hợp các mặt
đối lập, coi đó như một hình thức cụ thể để các mặt đối lập thực hiện sự đấu tranh của
chúng.
Việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể
chủ có thể tiến hành được khi có đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan cho phép.
Thứ nhất, về mặt khách quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trong
các trường hợp cụ thể sau:
1. Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của
nhau phải có những điểm chung, tương đồng đi tới sự điều hòa, thỏa hiệp trong một giới hạn

nhất định. Trong trường hợp này, chủ thể hoạt động có thể thực hiện việc kết hợp các mặt
đối lập, trong đó chấp nhận một sự thỏa hiệp nào đó, nhằm hướng sự giải quyết mâu thuẫn
theo hướng có lợi cho chủ thể. Dĩ nhiên, việc kết hợp các mặt đối lập, với những thỏa hiêp
nhất định ở đây không phải là hành động xóa bỏ nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Đây chỉ là hành động đưa cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập vào trong một hình thức cụ
thể, có lợi cho chủ thể mà thơi.
2. Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh xã hội
thuận lợi. Cụ thể đó phải là những điều kiện hồn cảnh cho phép chủ thể thực hiện được việc
6

Tieu luan


kết hợp theo mong muốn. Thậm chí đó cịn là những điều kiện hồn cảnh như một địi hỏi tất
yếu khách quan, buộc chủ thể phải tiến hành giải quyết mâu thuẫn bằng phương thức kết hợp
này.
Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết
quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng được yêu
cầu của sự kết hợp này. Địi hỏi chủ thể ở đây phải có khả năng sớm nắm bắt được yêu cầu
khách quan cũng như thời cơ thuận lợi của việc kết hợp, từ đó tiến hành tổ chức kết hợp một
cách khéo léo, khoa học nhằm hướng cuộc đấu tranh giữa 2 mặt đối lập trong mâu thuẫn
theo hướng có lợi cho chủ thể. Có thể khẳng định, trong chừng mực nào đó, vai trò của chủ
thể trong việc kết hợp các mặt đối lập ở đây là có ý nghĩa quyết định.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp chủ thể mắc sai lầm nghiêm trọng và kéo dài; khi chủ
thể khơng cịn đủ năng lực trí tuệ và bản lĩnh chính trị cần thiết để thực hiện sự kết hợp đúng
đắn, khoa học; thì khi đó lại xuất hiện yêu cầu khách quan giải quyết mâu thuẫn bằng
phương pháp loại trừ các mặt đối lập.
Xét về mặt hình thức, có thể chia hoạt động kết hợp ra làm 3 loại:
Thứ nhất, đó là sự kết hợp khoa học, biện chứng, đúng đắn.
Thứ hai, đó là sự kết hợp mang tính chiết trung.

Thứ ba, đó là sự kết hợp mang tính cải lương.
Trong q trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể, tùy vào nội dung, tính cách
của mối quan hệ giữa các mặt đối lập, cũng như tùy vào điều kiện hoàn cảnh khách quan,
năng lực của chủ thể hoạt động... có thể tiến hành việc kết hợp các mặt đối lập nhằm để giải
quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể một cách tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ thể.
Từ sự phân tích tư tưởng biện chứng mácxít về sự kết hợp các mặt đối lập ở trên cho
phép rút ra kết luận sau đây: Kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác, tích cực của
chủ thể thực tiễn trong q trình giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể trong những điều
kiện khách quan là chủ quan cụ thể nhằm đem lại lợi ích nhất định cho chủ thể. Đó chính là
hoạt động kết hợp những nhân tố, lực lượng xã hội tồn tại vói tư cách là những mặt đối lập
của nhau, dựa trên cơ sở nhận thức về tính thống nhất vốn có giữa
Những nhân tố, lực lượng xã hội này, đồng thời tôn trọng sự đấu tranh khách quan của
chúng.
7

Tieu luan


Theo V.I.Lênin, trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội, một tư duy biện chứng
phải thể hiện bằng khả năng biết kết hợp các mặt đối lập. Sở dĩ cần phải và có thể làm như
vậy là vì trên thực tế, giữa các mặt đối lập luôn tồn tại một điểm chung, tương đồng nào đó,
bên cạnh những điểm dị biệt, trái ngược nhau. Chính những điểm chung này cho phép kết
hợp giữa các mặt đối lập đó, trong những điều kiện, hồn cảnh nào đó. Bằng việc kết hợp
các mặt đối lập đó lại, có thể giúp cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra tốt hơn, có thể giúp
cái mới chiến thắng cái cũ, nhờ đó thúc đẩy nhanh sự phát triển xã hội. Bởi lẽ, sự kết hợp có
ngun tắc này khơng thủ tiêu sự đấu tranh của các mặt đối lập, động lực của sự phát triển,
mà trái lại, làm cho sự đấu tranh vẫn tiếp tục được thực hiện dưới một hình thức mới mẻ.

8


Tieu luan


Chương II: Vận dụng lý luận để giải quyết một vấn đề
mâu thuẫn cụ thể của bản thân
Từ xưa đến nay luôn tồn tại một thực trạng đối lập giữa mơn tốn và mơn văn. Mơn
tốn là đại diện cho sự tính tốn logic, tư duy trừu tượng, địi hỏi não trái phải linh hoạt nhạy
bén. Môn văn là môn đòi hỏi suy nghĩ mạch lạc, sáng tạo, rõ ràng, đòi hỏi não phải hoạt
động nhanh nhạy. Tại sao em nói như vậy vì nó liên quan đến ngành học của em, ban đầu
em chọn ngành luật, chuyên ngành luật kinh doanh, ngay từ đầu em đã nghĩ học luật chỉ học
mấy cuốn giáo trình luật, đọc, học và suy nghĩ nó là được, nó hồn tồn khơng liên quan đến
mơn tốn. Vậy mà khi vào năm nhất bản thân lại phải đóng tiền và học mơn tốn cao cấp_
mơn khơng liên quan gì đến ngành mình chon. Khi biết phải học mơn này thật sự rất bài
xích, nó khác với suy nghĩ ban đầu của em, đối lập hoàn toàn với chuyên ngành em chọn.
Rồi khi đọc và học được tư tưởng kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập chính bản thân
em đã ngồi lại và suy ngẫm, rồi từ đó bản thân em đã ngộ ra, rồi lại tự cảm thấy hổ thẹn khi
mình có một suy nghĩ lỗi thời lạc hậu như vậy. Rõ ràng mơn tốn và văn có liên quan đến
nhau, khơng chỉ một mà rất nhiều. Mơn tốn rèn suy nghĩ logic, suy luận giúp người làm văn
có một suy nghĩ mạch lạc và khoa học hơn từ đó mới có thể viết ra những câu văn khoa học
và hợp lý. Môn văn giúp người làm tốn có khả năng trình bài hợp lý, nhờ những câu văn rõ
ràng thuyết phục người nghe về bài tốn của mình. Rồi nói đến chun ngành em, mơn luật
khơng phải chỉ địi hỏi khả năng đọc, học viết trong cuốn giáo trình mà cịn cần khả năng suy
nghĩ logic, khoa học, tư duy mà môn tốn cao cấp lại có khả năng rèn luyện được những
điều đó. Chính bản thân em, người đã kịp thời đọc được những tư tưởng kết hợp các mặt đối
lập đã cảm thấy thật may mắn, cứu vãn kịp thời suy nghĩ lệch lạch và cũng như một phần
tương lai của chính mình.

9

Tieu luan



Kết luận
Trong cuộc sống hằng ngày rõ ràng còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, đòi hỏi người
trong cuộc phải biết suy nghĩ, phán đoán và giải quyết như thế nào cho phù hợp mà không
được né tránh làm chậm q trình phát triển của xã hội. Cịn chính bản thân em may mắn
học, hiểu và vận dụng tư tưởng kết hợp các mặt đối lập vào trong cuộc sông, nó khiến tư duy
của em sáng hơn rất nhiều, vận dụng nó mà giải quyết mâu thuẫn của bản thân, càng ngày nó
khiến em càng phát triển và có ích hơn cho xã hội này.
 Bài tiểu luận có trích dẫn và tham khảo:
- “SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” tác giả Trần Nguyên Ký.
- Các tài liệu sưu tầm từ Internet.

10

Tieu luan



×