Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.69 KB, 3 trang )
Thử thách sức bật của dịch vụ nội
dung
Quy mô ngành, bao giờ?
Trong chặng đường đầu tiên phát triển, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
đa số chưa đủ năng lực về thị trường, tài chính lẫn công nghệ, việc chỉ nhắm
vào doanh thu ở “tầm ngắn” là tất yếu, vì thế chỉ đưa ra thị trường những sản
phẩm giá trị gia tăng thấp. Điều này thể hiện qua sự chênh lệch trong tỷ lệ
đầu tư vào các lĩnh vực nội dung: trò chơi trực tuyến chiếm 25%, tin nhắn
trên điện thoại di động 29%, trong khi những lĩnh vực then chốt và mang
tính phổ cập xã hội như giáo dục, y tế điện tử, kho dữ liệu số… còn khá mờ
nhạt. Mặt khác, một yếu tố quan trọng kích thích dịch vụ nội dung phát triển
là thương mại điện tử thì đến nay vẫn tăng trưởng chưa đáng kể.
Các chuyên gia ước tính doanh thu từ thị trường dịch vụ nội dung Việt
Nam năm 2009 đạt 2.500 tỷ đồng, trong đó 1.200 tỷ đồng từ trò chơi
trực tuyến, 1.000 tỷ đồng từ dịch vụ gia tăng trên thiết bị di động và
khoảng 300 tỷ đồng từ quảng cáo trực tuyến. Sự tăng trưởng của quảng
cáo trực tuyến chậm là do nhiều yếu tố, nhưng đây là điều kiện “kìm chân”
nội dung số phát triển. Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VinaGamne, cho
rằng nhận định về việc dịch vụ nội dung số phát triển phiến diện thời gian
qua là không hoàn toàn chính xác. Thực tế cho thấy, ngành không chỉ có trò
chơi và các dịch vụ tin nhắn, mà người sử dụng đã tiếp cận với các trang tin,
báo điện tử, e-mail, chat… từ rất sớm. Các cuộc khảo sát cho thấy chỉ
khoảng 40% người sử dụng Internet tham gia trò chơi trực tuyến.
Theo ông Minh, sở dĩ có ý kiến như vậy là vì trò chơi trực tuyến và tin nhắn
là hai dịch vụ “hái ra tiền” trên Internet hiện tại, trong khi người sử dụng rất
khó trả tiền để đọc tin trực tuyến hay e-mail, chat, mặc dù số người sử dụng
các dịch vụ này nhiều gấp nhiều lần số người chơi trò chơi. So với cách đây
năm năm thì hiện đã có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường và phát triển