Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

HỌC THUYẾT MONROE (1823) VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU MỸ THẾ KỶ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.27 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

HỌC THUYẾT MONROE (1823)
VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU MỸ
THẾ KỶ XIX

HỌC PHẦN: HIST100302 – LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2022


KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

HỌC THUYẾT MONROE (1823)
VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU MỸ
THẾ KỶ XIX

HỌC PHẦN: HIST100302 – LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

HỌ VÀ TÊN/ MSSV NHÓM SINH VIÊN:
Nguyễn Phú Cường – MSSV: 47.01.608.040
Nguyễn Trần Thanh Hằng – MSSV: 47.01.608.055
Lương Thị Cẩm Thúy – MSSV: 47.01.608.136

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Cao Nguyễn Khánh Huyền



Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................... 2

3.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 3

4.

Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4

5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4

6.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 4


7.

Cấu trúc đề tài................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT MONROE (1823)...................................................... 6
1.1

Hoàn cảnh ra đời............................................................................................ 6

1.2

Nội dung của Học thuyết Monroe................................................................. 7

1.3

Ý nghĩa của Học thuyết Monroe.................................................................... 9

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU MỸ THẾ KỶ XIX........................13
2.1

Tình hình quan hệ quốc tế ở Châu Mỹ đầu thế kỷ XIX............................13

2.2

Sự thành lập Liên minh Toàn Châu Mỹ và cuộc Chiến tranh Mỹ-Tây Ban
Nha (1898)..................................................................................................... 13

2.3


Quan hệ quốc tế giữa Châu Mỹ và các khu vực trên thế giới trong thế kỷ
XIX................................................................................................................ 16

KẾT LUẬN................................................................................................................ 19


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1...........................................................................................................7
Hình 1.2...........................................................................................................9

Hình 2.1.........................................................................................................14
Hình 2.2.........................................................................................................15
Hình 2.3.........................................................................................................17
Hình 2.4.........................................................................................................17


5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Học thuyết Monroe là một chính sách nổi tiếng của Hoa Kỳ do Tổng thống
James Monroe trình bày trước Quốc hội Mỹ vào ngày 2 tháng 12 năm 1823.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và bối cảnh quốc
tế có nhiều chuyển biến mới, học thuyết Monroe vẫn giữ nguyên giá trị của nó.
Đối với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, các tư tưởng từ Học thuyết Monroe
đã giúp cho các quốc gia thu về nhiều lợi ích, tạo điều kiện để phát triển cơ sở
hạ tầng, kiến trúc thượng tầng thúc đẩy cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
phát triển theo chiều hướng đi lên. Điển hình như trường hợp của Thụy Sĩ- một
quốc gia trung lập (Neutral country) từ sau Hội nghị Vienna đến nay, đã tránh
được tối đa những tổn thất của bom đạn chiến tranh và phát triển trở thành một
đất nước có nền khoa học-kĩ thuật tiên tiến trong Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Mặt khác, trong thời kì thế giới có nhiều biến động, một số quốc gia đã áp dụng
một cách khéo léo các tư tưởng, phương thức của Học thuyết Monroe để giữ
gìn nền hịa bình, độc lập, tự chủ và tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tiêu biểu như cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra vào năm 2022, qua
nhiều kì họp của Liên Hợp Quốc, nhiều quốc gia đã bỏ phiếu trắng. Điều đó
khơng chỉ giúp các quốc gia thốt khỏi sự dính líu vào cuộc chiến mà “còn giúp
các nước, đặc biệt là số ít quốc gia tại Châu Âu thu về lợi nhuận ở một số mặt”.
1
Ngoài ra, Học thuyết Monroe là đề tài nghiên cứu được nhiều học giả từ khắp
nơi trên thế giới quan tâm. Các cơng trình nghiên cứu về học thuyết này đều
đưa ra được tầm ảnh hưởng sâu rộng của học thuyết đối với thế giới từ khi học
thuyết được hình thành cho tới ngày nay. Bên cạnh đó, Châu Mỹ- nơi khai sinh
ra Học thuyết Monroe, là một khu vực tối quan trọng đối với lĩnh vực quan hệ
quốc tế. Trong thế kỷ XIX, khu vực này đã có nhiều biến động. Các biến động
ấy vừa gián tiếp vừa trực tiếp 2tác động mạnh mẽ đến tình hình quan hệ quốc tế
hiện nay. Thơng qua nhiều vấn đề của Châu Mỹ vào thế kỷ XIX như: Các thuộc
địa Tây Ban Nha tuyên bố độc lập, Cuộc đấu tranh chống Pháp của Haiti,…, bộ
mặt Châu Mỹ ngày nay dần được xác lập.
Chính vì lẽ đó, đề tài “Học thuyết Monroe (1823) và quan hệ quốc tế ở Châu
Mỹ thế kỷ XIX” là một đề tài khoa học mang tính cấp thiết và hữu ích đối với
thực trạng quan hệ quốc tế của Châu Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
1

Dharen Kumar Pandey. (2022). Russia-Ukraine War and the global tourism sector: A 13-day tale.
Taylor&Francis Online. />2
PÍA RIGGIROZZI. (2014). Regionalism, activism, and rights: New opportunities for health diplomacy in
South America. Cambridge University.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Sau khi ra đời vào năm 1823, Học thuyết Monroe chưa được nghiên cứu một
cách chun sâu, số cơng trình nghiên cứu được cơng bố rất ít. Đến năm 1853,
cụm từ “Học thuyết Monroe” đã được đưa vào từ điển của Hoa Kỳ. Sự kiện đó
đã làm cho các học giả quan tâm và “bắt tay vào nghiên cứu học thuyết một
cách tỉ mỉ từ vi mô đến vĩ mô”3. Hàng loạt các công trình quốc tế nghiên cứu về
học thuyết Monroe ra đời. Các bài nghiên cứu này đã đưa ra được bản chất, đặc
điểm, ảnh hưởng của học thuyết đối với quan hệ quốc tế thời bấy giờ. Một số
cơng trình nghiên cứu nổi bật về học thuyết có thể kể đến như: A Theory of
Blame (2014)- Bertram F. Malle, A comment on the Kirkwood-Monroe theory
of freezing (2006)- Marc Baus, The Monroe’s Theory (1965)- David
Halberstam,…. Như vậy, trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia Âu-Mỹ, việc
nghiên cứu về Học thuyết Monroe diễn ra rất sơi nổi. Các cơng trình nghiên cứu
nhìn chung rất đa chiều, sâu sắc, có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các
tài liệu nghiên cứu về học thuyết rất ít, khơng sâu, đa số đều dịch từ các sách,
ấn phẩm nước ngoài. Một số diễn đàn, trang thơng tin điện tử có đăng các bài
viết về học thuyết như: tạp chí Cơng an Nhân dân, báo Tuổi trẻ, báo điện tử Đại
biểu Nhân dân,… Các bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, thông tin về
học thuyết Monroe rất hẹp, chỉ ở mức thường thức để độc giả tiếp thu thêm về học
thuyết. Tóm lại, các nghiên cứu về Học thuyết Monroe ở Việt Nam cịn rất ít,
khơng sâu và có nhiều thiếu sót, hạn chế4.
Về quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Mỹ thế kỷ XIX, nhiều cơng trình nghiên
cứu Việt Nam và quốc tế đã ra đời. Các cơng trình đều phản ánh một cách
khách quan, đa chiều về quá trình ngoại giao của các chủ thể quan hệ quốc tế ở
khu vực này. Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
quan hệ quốc tế giữa các nước Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và đặc biệt là Cuba- quốc
gia có nhiều nét tương đồng về văn hóa, chính trị với Việt Nam. Một số nghiên
cứu của Việt Nam có thể kể đến như: Các luồng tư tưởng định hình chính sách
mở rộng lãnh thổ của nước Mỹ ở thế kỷ XIX (2019)- TS. Lê Thanh Nam, Khởi
đầu quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ thế kỷ XIX ( 2006)- Vũ Minh,….
Các nghiên cứu nêu bật được những nét chính về Châu Mỹ thế kỷ XIX theo

từng lĩnh vực nhất định. Qua đó, người đọc có được những hình dung rõ nét về
một “Châu lục mới”. Bên

3

Louis Weinberg. (1991). The Monroe Mystery Solved: Beyond the Unhappy History Theory of Civil Rights
Litigation. BYU L. Rev.
4
PGS.TS. Trần Thọ Quang. (2018). Một số vấn đề mới trong Quan hệ quốc tế khu vực Mỹ Latinh. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội


cạnh đó, nhiều nghiên cứu của nước ngồi đã đưa đến cho người đọc nhiều cái
nhìn mới mẻ về lục địa này. Cụ thể, những nghiên cứu đến từ các Giáo sư, Tiến
sĩ, học giả đầu ngành như: Uma morfologia dos quilombos nas Américas,
séculos XVI-XIX (1978)- Manolo Florentino, La reacción de América: La
construcción de las repúblicas en el siglo XIX (1987) - Hilda Sabato, Divergent
Modernities: Culture and Politics in Nineteenth-Century Latin America (2001)Julio Ramos,…. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi đưa ra nhiều dẫn chứng
cụ thể, hình ảnh mang tính lịch sử để minh họa cho các lập luận. Đồng thời, nội
dung nghiên cứu được các tác giả chú trọng đến các vấn đề quan trọng trong
quá trình phát triển của quan hệ quốc tế Châu Mỹ vào thế kỷ XIX. Như vậy, các
nghiên cứu về quan hệ quốc tế Châu Mỹ thế kỷ XIX đã có từ rất sớm và có
nhiều cơng trình nghiên cứu sâu sắc, giá trị.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và tìm ra các cơ sở lý luận về Học thuyết Monroe
và quan hệ quốc tế ở Châu Mỹ thế kỷ XIX. Qua đó, khai thác sâu về khái niệm,
quá trình triển khai Học thuyết Monroe, tiến trình quan hệ quốc tế ở Châu Mỹ thế
kỷ XIX và rút ra các đánh giá, nhận xét. Dựa trên các mục tiêu tổng qt đã nêu,
cơng trình nghiên cứu đã được phân chia thành ba mục tiêu cụ thể. Ba mục tiêu
cụ thể đó là:

Thứ nhất, khi nghiên cứu về cơ sở lý luận của Học thuyết Monroe và quan
hệ quốc tế ở Châu Mỹ thế kỷ XIX, mục tiêu nghiên cứu tập trung vào các vấn
đề: khái niệm, bản chất, các nội dung của Học thuyết Monroe, quá trình hình
thành và lịch sử phát triển quan hệ quốc tế Châu Mỹ vào thế kỷ XIX. Từ các vấn
đề đã đề cập đó, người đọc sẽ hiểu rõ hơn về những tiền đề, đặc điểm, phương
hướng và các công cụ được sử dụng trong Học thuyết Monroe và nắm rõ các nội
dung chính trong quan hệ quốc tế Châu Mỹ thế kỷ XIX.
Thứ hai, tìm hiểu sâu về khái niệm, bản chất, đặc điểm của Học thuyết
Monroe và phương hướng, lối đi, kế hoạch của các nước Châu Mỹ trong
quan hệ quốc tế thời bấy giờ. Bên cạnh đó, khai thác triệt để các chính sách, sự
kiện tiêu biểu có liên quan đến Học thuyết Monroe và quan hệ quốc tế Châu Mỹ
thế kỷ
XIX. Từ đó, nhận định tính đúng đắn của các chính sách này và rút ra các kinh
nghiệm để phát triển tinh thần Học thuyết Monroe và các bài học ý nghĩa của
quan hệ quốc tế Châu Mỹ đặt trong bối cảnh hiện nay.
Thứ ba, tìm hiểu về các thành công và thất bại của Học thuyết Monroe và
quan hệ quốc tế Châu Mỹ thế kỷ XIX trên nhiều phương diện, dưới nhiều
góc độ nhằm đưa ra các vấn đề bất cập, các mặt hạn chế. Qua đó, dựa trên
các cơ


-

-

sở lý luận và cơ sở thực tiễn để tìm ra các giải pháp phù hợp cho các nước Châu
Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Tóm lại, đề tài nghiên cứu “Học thuyết Monroe (1823) và quan hệ quốc tế ở
Châu Mỹ thế kỷ XIX” có các mục đích nghiên cứu cụ thể, rõ ràng để đạt được
kết quả là trở thành một cơng trình khoa học hữu ích, chất lượng về mặt lý thuyết

lẫn thực tiễn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về sự hình thành, nội dung, các ảnh hưởng của Học
thuyết Monroe và ý nghĩa của nó trong quan hệ quốc tế. Đồng thời, đề tài còn
nghiên cứu về các chủ thể quan hệ quốc tế, quá trình quan hệ quốc tế, các
cuộc đàm phán hịa bình và xung đột trong quan hệ quốc tế của Châu Mỹ thế
kỷ XIX. Các đối tượng nghiên cứu rõ ràng nêu trên là tiền đề để cơng trình nghiên
cứu xây dựng tính logic, thuyết phục khi khai thác vấn đề.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính
là chủ yếu, thơng qua việc tham khảo các nguồn tài liệu như văn kiện Đảng, chính
phủ, tài liệu liên quan đến chính sách, cơng trình nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành,
kỷ yếu hội thảo có chọn lọc của các học giả về học thuyết Monroe, quan hệ quốc tế
Châu Mỹ thế kỷ XIX.
Về phương pháp cụ thể:
Phương pháp lịch sử - logic: được sử dụng để xem xét sự phát triển của học thuyết
Monroe, quan hệ quốc tế Châu Mỹ vào thế kỷ XIX.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: tìm hiểu tác động của Học thuyết Monroe,
Quan hệ quốc tế Châu Mỹ thế kỷ XIX đối với các quốc gia, khu vực trên thế giới.
Phương pháp phân tích chính sách và phương pháp phân tích case study: dùng để
phân tích cụ thể về đặc điểm, q trình triển khai Học thuyết Monroe và quan hệ
quốc tế Châu Mỹ thế kỷ XIX.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng một số phương pháp liên ngành và đa ngành.
6. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu Học thuyết Monroe và Quan hệ
quốc tế ở Châu Mỹ thế kỷ XIX. Và cụ thể hơn là nước Mỹ- nơi Học thuyết Monroe
ra đời và có tác động mạnh mẽ đối với nhiều chính sách của quốc gia này, các quốc
gia thuộc Châu Mỹ- nơi quyết định sự hình thành và phát triển của quan hệ quốc tế
khu vực; và một số quốc gia, khu vực liên quan như: Anh, các Châu lục khác chịu
ảnh hưởng của Học thuyết Monroe và các chính sách quan hệ quốc tế của Châu

Mỹ.
Về thời gian, Định hướng mốc thời gian nghiên cứu chủ yếu đối với Học thuyết
Monroe là từ sau khi học thuyết Monroe ra đời cho đến nay. Bởi lẽ, các tác động,


ảnh hưởng của học thuyết cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đồng thời, mốc thời
gian đối với quan hệ quốc tế Châu Mỹ là trong thế kỷ XIX vì đây là thời gian tình
hình quan hệ quốc tế khu vực này có nhiều biến động.
7. Cấu trúc đề tài
Cơng trình nghiên cứu gồm …. trang, 6 hình và cùng 27 phụ lục. Ngoài phần mở đầu
và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 2 mục như sau:
• Chương 1: HỌC THUYẾT MONROE (1823)
• Chương 2: QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU MỸ THẾ KỶ XIX


CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT MONROE (1823)
1.1 Hoàn cảnh ra đời
Vào những thập niên đầu của thế kỷ 19, phong trào cách mạng ở Trung và
Nam Mỹ nổ ra mạnh mẽ, tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân Mỹ Latinh từ
thời các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được độc lập. Và cho đến năm 1822, tất
cả các nước trong khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ –
từ Achentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc – đều đã giành được
độc lập. Nhân dân Mỹ ngày càng phản đối việc duy trì các thuộc địa của Châu
Âu ở Tân Thế giới, họ cũng mong muốn Mỹ tăng cường ảnh hưởng và mở rộng
các mối quan hệ trao đổi tới Nam Mỹ. Trước áp lực ngày càng lớn của dư luận,
năm 1822, Tổng thống James Monroe đã cho phép công nhận các quốc gia mới
ở Mỹ Latinh. Tổng thống đã công nhận họ là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn
toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với Châu Âu.5
Trước tình hình cách mạng đang diễn ra sôi sục, tháng 9 năm 1815, Liên minh

Thần thánh gồm Nga, Áo, Phổ đã được thiết lập nhằm bảo vệ những nước này
trước các cuộc cách mạng. Với những hoạt động thuộc phạm vi Cựu Thế giới,
Liên minh Thần thánh không gây lo lắng cho Hoa Kỳ. Nhưng khi Liên minh
này tuyên bố ý định muốn khôi phục các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và có
những dấu hiệu cho thấy việc Nga đang mở rộng sự có mặt của nước này về
phía Nam từ Alaska đến Oregon thì người Mỹ bắt đầu lo lắng.
Về phần nước Anh, họ cũng quan tâm mạnh mẽ đến việc chấm dứt chủ nghĩa
thực dân Tây Ban Nha ở Mỹ Latinh do những lợi ích thương mại quan trọng
của họ ở khu vực này. Đầu năm 1823, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Canning đã
đề nghị với phía Mỹ rằng hai nước nên đưa ra một tuyên bố chung để ngăn chặn
bất kỳ cường quốc nào khác can thiệp vào Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, Ngoại
trưởng Mỹ John Quincy Adams phản đối mạnh mẽ tuyên bố chung này, ông cho
rằng một tuyên bố mang tính song phương như đề nghị của Anh có thể giới hạn
sự mở rộng của Hoa Kỳ trong tương lai. Adams cũng chỉ ra rằng người Anh
không thực sự thừa nhận nền cộng hòa của các nước Mỹ Latinh và chắc chắn
nước Anh có động cơ đế quốc nào đó phía sau ý định như vậy. Sau đó, ông
thuyết phục Tổng thống Monroe đưa ra tuyên bố đơn phương về chính sách của
Mỹ - được gọi là học thuyết Monroe.6
5

Flynn, Paul J. (2003). Latin America: Close The Back Door! Does United States Southern Command's (USSC)
FY03-05 Theater Security Cooperation Strategic Guidance (TSCSG) Sufficiently Address and Mitigate the
Growing Threat Posed by Terrorists and Terrorist Organizations Resident in USSC's Area of Responsibility.
Unconventional Warfare
6
Lê Thành Lâm.Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine). />

Hình 1.1. Chân dung Tổng thống Monroe (Nguồn ảnh: History
/>1.2 Nội dung của Học thuyết Monroe
Ngày 02 tháng 12 năm 1823, Tổng thống Monroe nhân dịp gửi thông điệp hàng

năm tới Quốc hội đã công bố những điều mà sau này được gọi là Học thuyết
Monroe.
Học thuyết Monroe bao gồm 4 nội dung cơ bản sau:
1) Hoa Kỳ sẽ không can dự vào các vấn đề châu Âu.
2) Hoa Kỳ sẽ khơng can thiệp vào các thuộc địa hiện có của châu Âu ở
Tây Bán cầu.
3) Không một quốc gia nào khác có thể hình thành một thuộc địa mới ở
Tây Bán cầu.
4) Nếu một quốc gia châu Âu cố gắng kiểm soát hoặc can thiệp vào một
quốc gia ở Tây Bán cầu, Hoa Kỳ sẽ coi đó là một hành động thù địch
chống lại quốc gia này. 7
Tổng thống thông báo như một nguyên tắc rằng: “Các lục địa châu Mỹ với địa
vị tự do và độc lập đã được thừa nhận và duy trì, từ nay về sau khơng cịn bị
xem là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc
Châu Âu nào tiến hành”.8
Tiếp đó, trong bài phát biểu chuyển tới Liên minh Thần thánh, Tổng thống
Monroe đã tuyên bố rằng “chúng ta coi tất cả nỗ lực nhằm mở rộng hệ thống
của các cường quốc Châu Âu tại bất kỳ phần nào của Tây bán cầu đều là mối đe
dọa đối với hịa bình và an ninh của chúng ta. Với sự tồn tại của các thuộc địa
hoặc các xứ phụ thuộc của bất cứ cường quốc Châu Âu nào, chúng ta đã và sẽ
không
7

The Monroe Doctrine. />Stanislaus Murray Hamilton. (1902) The Writings of James Monroe: Including a Collection of His Public.
G.P.Gutnam’sSon
8


can thiệp. Nhưng với những chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo
vệ nền độc lập ấy, và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta sẽ coi bất kỳ một sự

can thiệp nào nhằm mục đích đàn áp, hoặc kiểm sốt vận mệnh của họ bằng bất
kỳ phương thức nào do bất cứ cường quốc châu Âu nào thực hiện đều thể hiện
khuynh hướng thù nghịch đối với nước Mỹ.”
Người ta có thể hiểu tuyên bố này như sự cách ly khỏi Châu Âu, một tuyên bố
đơn phương nhằm thúc đẩy mở rộng chủ nghĩa biệt lập trong khu vực Tây bán
cầu và từ chối tham gia những liên minh bắt buộc.
Mặt khác, Học thuyết Monroe khơng phải là một điều gì mới mà là tổng hợp
các nguyên tắc cũ được áp dụng trong thực tại. Các nguyên tắc cũ ở đây chính
là tư tưởng biệt lập mà nước Mỹ đã theo đuổi trong quá trình hoạch định chính
sách của mình giai đoạn đầu khi mới lập quốc. Mặt khác, Học thuyết còn là một
sự biện hộ mang tính lý thuyết cho chính sách phục vụ lợi ích nước Mỹ dựa trên
ba ngun tắc:
“Khơng thuộc địa”, nghĩa là khơng cường quốc châu Âu nào có thể thiết lập
các thuộc địa trong tương lai ở cả Bắc và Nam Mỹ;
“Không can thiệp”, cảnh báo Châu Âu không được can thiệp vào công việc
của Mỹ; và “Không can thiệp vào công việc của Châu Âu”, ngụ ý rằng hệ
thống chính trị Châu Âu khác biệt với hệ thống chính trị ở Tây bán cầu.
Về cơ bản, nội dung của Học thuyết Monroe thể hiện mong muốn đưa Mỹ trở
thành người bảo trợ cho an ninh và sự ổn định của khu vực Tây bán cầu, và
không một lực lượng nào khác có quyền can thiệp vào cơng việc này của Mỹ.
Trong thời kỳ đầu lập quốc, các Tổng thống Mỹ luôn theo tư tưởng chủ nghĩa
biệt lập trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Học thuyết Monroe được
cho là cũng theo tư tưởng đó. Tuy nhiên, về thực chất, Học thuyết Monroe
khơng phải chỉ mang tính chủ nghĩa biệt lập thuần túy mà chính là luận thuyết
muốn phân chia khu vực ảnh hưởng, thị trường của Mỹ. Người Mỹ bề ngoài
mong muốn xây dựng một mối quan hệ đặc quyền với vùng Caribê và Trung
Mỹ, nhưng trên thực tế, đó là sự bắt đầu của một chính sách can thiệp. Điều này
có thể được giải thích vì ở thời kỳ này Mỹ cịn yếu hơn rất nhiều cả về thế và
lực so với các cường quốc khác ở Châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp. Vì vậy,
Mỹ chỉ có thể thực hiện chính sách mở rộng ảnh hưởng ở khu vực nếu như

không gặp phải sự can thiệp của các cường quốc Châu Âu.


Hình 1.2. Tranh biếm họa về quan hệ quốc tế giữa Mỹ và các nước Châu Âu
thời kì Mỹ thực hiện chính sách mở rộng ảnh hưởng ở khu vực (Nguồn ảnh:
Báo Đại biểu Nhân dân thuyet-Monroe-moi-Hoi-sinh-de-che-Trung-Hoa-i219781/ )
Từ đây có thể thấy, khơng phải Mỹ muốn biệt lập, khơng có tham vọng dính líu
gì tới bên ngồi mà thực chất Mỹ muốn ngăn cản các cường quốc châu Âu,
không cho các cường quốc này bành trướng ảnh hưởng và trao đổi thương mại
với các quốc gia Châu Mỹ vì Mỹ muốn coi đây là “sân sau” tự nhiên, là khu
vực ảnh hưởng của riêng Mỹ. Như vậy, với Học thuyết Monroe và phương
châm “châu Mỹ là của người Mỹ”, Châu Mỹ từ chỗ vốn là thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân Châu Âu đã dần trở thành khu vực ảnh hưởng độc quyền của
một nước Mỹ ngày càng lớn mạnh.9
1.3 Ý nghĩa của Học thuyết Monroe
Năm 1823, Tổng thống Hoa Kỳ James Monroe tuyên bố quyền bảo hộ của Hoa
Kỳ trên toàn bộ châu Mỹ bằng cách tuyên bố rằng khơng có quốc gia châu Âu
nào khác có thể yêu sách các lãnh thổ mới trong khu vực. Đổi lại, Monroe hứa
sẽ không can thiệp vào các hoạt động, vấn đề hay quốc gia của các nước châu
Âu. Mặc dù ban đầu bị các cường quốc châu Âu bác bỏ, Học thuyết Monroe đã
trở thành một yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Sự không tiếp cận
của Học thuyết Monroe tỏ ra hữu ích khi nó đại diện cho các vấn đề đối ngoại
của Hoa Kỳ. Hệ quả Roosevelt năm 1904 của nó đã bổ sung vào tác dụng của
Học

9

Lê Thành Lâm.Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine). />

thuyết bằng cách khuyến khích Mỹ mở rộng lãnh thổ của họ. Trong vài thập kỷ

tới, Hoa Kỳ sẽ phát triển đáng kể.
Học thuyết Monroe đánh dấu mối quan hệ chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ với
các nước Mỹ Latinh trong suốt nửa sau thế kỷ 19 và phần lớn thế kỷ 20. 10Học
thuyết bước đầu được các nước Mỹ Latinh cơng nhận. rất tích cực. Họ coi đó là
cam kết của Hoa Kỳ để giúp họ duy trì nền độc lập của mình và là tài liệu ràng
buộc cho một liên minh toàn Mỹ.
Cho đến thế kỷ 21, Học thuyết Monroe đã trở thành nền tảng của chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ. Tóm lại, những cách giải thích và thực hành học thuyết này
vẫn mang đầy tinh thần thực dụng của “Nước Mỹ là trên hết!”.11
Tuy nhiên, học thuyết này đã cho thấy sự ích kỷ của các cường quốc trong khu
vực, muốn giữ những thứ lân cận và không muốn sự can thiệp của nước ngoài.
- Tháng 12 năm 1845, Tổng thống James K. Polk khẳng định Học thuyết Monroe
trong bài diễn văn hàng năm trước Quốc hội. Polk coi học thuyết như một phần
không thể thiếu trong việc tuyên bố vận mệnh, và mong muốn của Mỹ được trải
dài từ bờ biển này sang bờ biển khác.
Trong nửa sau của thế kỷ 19 và 20, Học thuyết Monroe cũng được các nhà lãnh
đạo chính trị Mỹ coi là biểu hiện của sự thống trị của Mỹ ở Tây Bán cầu. Chiến
lược tạo ra một tuyên bố gửi thông điệp đến thế giới của John Quincy Adams đã
được chứng minh là có hiệu quả.
Học thuyết Monroe bày tỏ mong muốn đưa Hoa Kỳ trở thành vị thánh bảo trợ
cho an ninh và ổn định ở Tây Bán cầu, và không một thế lực nào khác có quyền
can thiệp vào cơng việc này của Hoa Kỳ.
- Trên Lý Thuyết:
Học thuyết Monroe bày tỏ mong muốn đưa Hoa Kỳ trở thành người bảo đảm
cho an ninh và ổn định ở Tây Bán cầu, và không một thế lực nào khác được
phép can thiệp vào công việc này của Hoa Kỳ.12
- Trên Thực Tế:
Học thuyết cũng bộc lộ tính ích kỷ mà các cường quốc ln mắc phải. Với khẩu
hiệu "Nước Mỹ thuộc về người Mỹ" 13, châu Mỹ dần dần đi từ một thuộc địa cũ
của thực dân châu Âu trở thành vùng ảnh hưởng độc quyền của Hoa Kỳ ngày

càng lớn mạnh.
10

Louis Weinberg. (1991). The Monroe Mystery Solved: Beyond the Unhappy History Theory of Civil Rights
Litigation. BYU L. Rev.
11
A.L.. (2019). What is the Monroe Doctrine?. The Economist explains
12
THPT Trịnh Hồi Đức. (2011). Nội dung chính của học thuyết Monroe Mỹ đối với Mỹ latinh là gì?.
/>13
Paul A. Gilje. (1996). Rioting in America. Indiana University Press


Năm 1904, Tổng thống Theodore Roosevelt đã mở rộng phạm vi của học thuyết
với một tuyên bố bổ sung rằng Hoa Kỳ có thể thực hiện "quyền hạn cảnh sát
quốc tế" ở Tây Bán cầu. Đến những năm 1930, sau khi các nhà cai trị Colombia
từ chối đề xuất xây dựng kênh đào nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương,
Hoa Kỳ đã sáp nhập Puerto Rico, chiếm Cuba và khuyến khích một cuộc nổi
dậy ở Panama.
- Trong Chiến Tranh Lạnh:
Học thuyết Monroe như một lời biện minh chung để bảo vệ lợi ích quốc gia của
Hoa Kỳ ở sân sau của mình. Năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy đã viện
dẫn học thuyết này để biện minh cho lệnh cấm vận thương mại đối với Cuba. Vì
lý do tương tự, Hoa Kỳ đã hỗ trợ 18 nỗ lực thay đổi chế độ thành công ở Mỹ
Latinh kể từ năm 1945, 10 trong số đó đã thành cơng, đồng thời cung cấp vũ
khí và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhóm quân sự trong các cuộc nội chiến ở
Guatemala, Honduras, El Salvador, và Nicaragua. Noam Chomsky, một nhà
bình luận chính trị nổi tiếng của Mỹ, nhận xét: "Nếu bạn quay trở lại chính
quyền Kennedy và Johnson, đó là một thời kỳ điên rồ. Phát điên vì sự thay đổi
chế độ ở Cuba."14Về mặt nội bộ, tình báo Hoa Kỳ đưa ra trường hợp: Sự tồn tại

của chế độ Fidel Castro thể hiện một thách thức thành công đối với Hoa Kỳ,
phủ nhận chính sách của chúng tơi đối với bán cầu này trong những năm gần
đây, thế kỷ rưỡi qua — tức là cánh cửa của chủ nghĩa La Mã. Vì vậy học thuyết
Monroe ngay từ đầu đã được xem là biểu hiện của tinh thần kháng thực dân
châu Âu, nhưng sau đó nó trở thành cơ sở cho sự can thiệp của Mỹ vào Mỹ
Latinh, luôn đảm bảo khu vực này trở thành “sân sau” của Mỹ về an ninh-quốc
phịng và các lợi ích cốt lõi của dịch vụ.15
Trong số nhiều nhân vật quan trọng trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ, “học
thuyết ngày nay vẫn phù hợp như khi nó được cơng bố lần đầu tiên.” - Cựu
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson. Nhưng trong thực tế phương Tây, người ta
tin rằng Hoa Kỳ vẫn sẽ không chấp nhận sự tồn tại của bất kỳ liên minh quân sự
hoặc các căn cứ quân sự của bất kỳ cường quốc "ngoại bang" nào.16
Trong những ngày đầu thành lập nước Mỹ, các đời tổng thống Mỹ kế tiếp luôn
tuân theo tư tưởng tam quyền phân lập trong các quyết sách đối ngoại của mình,
người ta cho rằng Học thuyết Monroe cũng theo cùng một hệ tư tưởng. Chủ
nghĩa biệt lập thuần túy, nhưng là học thuyết về sự phân chia phạm vi ảnh
hưởng, sự
14

Grosset & Dunlap . (1973). The Kennedy Neurosis. Grosset & Dunlap
Professor Jorge I Doma-Nguez, Jorge Dominguez. (1978). Cuba: Order and Revolution. Harvard University
Press
16
Journal Article. (1991). Diathesis-stress theories in the context of life stress research: Implications for the
depressive disorders. APA PsycInfo Database Record
15


phân chia thị trường Mỹ. Người Mỹ bề ngoài muốn có quan hệ đặc quyền với
Caribe và Trung Mỹ, nhưng trên thực tế, đây là khởi đầu của một chính sách

can thiệp thực sự. Điều này có thể được giải thích là do thời kỳ này Hoa Kỳ yếu
hơn hẳn về thế và lực so với các cường quốc châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp
trong thời kỳ này. Do đó, Mỹ chỉ có thể thực hiện chính sách mở rộng ảnh
hưởng trong khu vực mà không vấp phải sự can thiệp của các cường quốc châu
Âu, điều này cho thấy Mỹ không muốn bị cô lập và không có tham vọng 17. Trên
thực tế, sở dĩ Hoa Kỳ muốn ngăn cản các cường quốc châu Âu mở rộng ảnh
hưởng và giao thương với Hoa Kỳ là vì Hoa Kỳ muốn sử dụng nơi này như một
“sân sau”, vốn dĩ là phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Kỳ thôi. Như vậy, với Học
thuyết Monroe và phương châm "Nước Mỹ thuộc về người Mỹ", Hoa Kỳ đã
phát triển từ một thuộc địa cũ của Châu Âu thành thuộc địa của Châu Âu, trở
thành vùng ảnh hưởng độc quyền của một Hoa Kỳ ngày càng hùng mạnh.

17

William Robertson. (2008). The History of America. Johnson & Warner. William Greer


CHƯƠNG 2: QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU MỸ THẾ KỶ XIX
2.1 Tình hình quan hệ quốc tế ở Châu Mỹ đầu thế kỷ XIX
Những năm đầu thế kỷ XIX, nhiều quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh đã
giành được độc lập từ tay của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trước đó, tại
khu vực Bắc Mỹ, Hoa Kỳ với cuộc đấu tranh của 13 thuộc địa đã giành
được độc lập từ tay Anh quốc vào năm 1776. Mỹ dần phát triển và trở thành
một nước mạnh trong khu vực trên nhiều lĩnh vực 18. Tuy thoát khỏi ách
thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhưng các nước Mỹ
Latinh lại nhanh chóng lệ thuộc vào Mỹ. Một hệ thống “sân sau” của Mỹ
được hình thành dựa vào ưu thế về kinh tế và quân sự của nước này. Quan
hệ quốc tế của khu vực Châu Mỹ lúc này phụ thuộc nặng nề vào các chính
sách đối ngoại của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ19.
2.2 Sự thành lập Liên minh Toàn Châu Mỹ và cuộc Chiến tranh MỹTây Ban Nha (1898)

Sau cuộc nội chiến 1861 – 1865, nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và
có những bước tiến vượt bậc20. Công-nông nghiệp của Mỹ thời kì này rất
phát triển. Năm 1860, nước Mỹ đứng thứ tư thế giới về sản lượng công
nghiệp thế giới. Năm 1894, sản lượng công nghiệp Mỹ gấp 2 lần sản lượng
công nghiệp của Anh- cường quốc đi đầu thế giới trong Cách mạng Công
nghiệp lần thứ nhất. Đồng thời, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm một phần
hai sản lượng công nghiệp của tồn Tây Âu. Vì vậy, từ những năm 70 của
thế kỷ X IX trở đi, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp và tham vọng
của giới tư bản tài chính, hoạt động xâm lược của Mỹ đã được đẩy mạnh.
Vùng Trung và Nam Mỹ trở thành địa bàn chiến lược quan trọng của Mỹ.
Dù đã giành được nhiểu quyển lợi ở một số nước ờ Trung Mỹ và Mexico
nhưng quốc gia công nghiệp đứng thứ tư thế giới lúc bấy giờ vẫn không từ
bỏ tham vọng áp đặt ách thống trị lên toàn bộ khu vực Mỹ latinh.

18

Melissa Cheyney PhD. (2014). Development and Validation of a National Data Registry for Midwife-Led
Births: The Midwives Alliance of North America Statistics Project. />19
Flynn, Paul J. (2003). Latin America: Close The Back Door! Does United States Southern Command's (USSC)
FY03-05 Theater Security Cooperation Strategic Guidance (TSCSG) Sufficiently Address and Mitigate the
Growing Threat Posed by Terrorists and Terrorist Organizations Resident in USSC's Area of Responsibility.
Unconventional Warfare
20
Vũ Dương Ninh. (2003). Lịch sử Quan hệ quốc tế. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm


Hình 2.1. Tranh biếm họa về Mỹ và khu vực “sân sau” của mình (Nguồn
ảnh: Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Đào Minh Hồng – Lê Hồng
Hiệp (chủ biên), TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM,
2013)

Năm 1889, "Hội nghị toàn châu Mỹ" đầu tiên được Mỹ triệu tập ở
Oasinhtơn. Qua Hội nghị, Cơ quan thương mại của các nước Châu Mỹ ra
đời. Tổ chức này sau đó đổi thành “Liên minh toàn châu Mỹ”. Dưới khẩu
hiệu “Hợp tác, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau", Liên minh đà ràng buộc các
nước phụ thuộc vào Mỹ. Đồng thời, Liên minh này buộc các nước Châu Mỹ
phải tuân thủ một cách tuyệt đối đường lối chính trị do Mỹ vạch ra. Thông
qua tổ chức này, Mỹ ra sức đấu tranh với Anh để tranh giành ảnh hưởng,
khẳng định bá quyền của mình trên tồn khu vực Mỹ Latinh và nâng cao vị
thế của mình trên trường quốc tế.21
Năm 1898, Mỹ với âm mưu chiếm đoạt thuộc địa của Tây Ban Nha nên đã
tuyên chiến với nước này. Đến cuối thế kỷ XIX, Tây Ban Nha còn một số
thuộc địa ở vùng biển Caribean, trong đó đáng chú ý là thuộc địa Cuba. Dựa
vào vụ chiến hạm Main của Mỹ bị nổ và chìm ở cảng La Habana, Mỹ đổ tội
cho Tây Ban Nha rồi lấy cớ đó để gây chiến tranh. Cuộc chiến tranh Mỹ Tây Ban Nha nổ ra và chỉ kéo dài trong 3 tháng. Kết quả, Tây Ban Nha thất
bại, phải chấp nhận Hòa ước Paris (12/1898), theo đó, Tây Ban Nha phải
nhượng cho Mỹ các đảo Cuba, Puéctô Rico, Hawaii, Guam và Philippin.
Đổi lại, Tây Ban Nha được nhận món tiền "bồi thường" 20 triệu USD22.
Qua cuộc chiến,
21

Waiters.R.F. (2015). Shifting cultivation in Latin America. CAB Direct.
/>22
Reed Wicander. (2015). Historical Great America: Why America don’t want to lost Cuba?. Academic Press


Mỹ đã chiếm được hai mục tiêu chính là Cuba và Philippin tức là chiếm
được hai cứ điểm quan trọng để tiến xuống khu vực Mỹ Latinh và bước vào
thị trường Trung Quốc. Như vậy, giới cầm quyển Mỹ đã khơn khéo thực
hiện một khâu có tính chất bước ngoặt đẩy các thế lực tư bản châu Âu ra
khỏi Trung - Nam Mỹ, nơi mà học thuyết Monroe coi là "sân sau" của

Mỹ23. Các đảo Hawaii, Samoa, Guam và quần đảo Philippin trở thành
những chân cầu để Mỹ vươn sang Đơng Á mà mục tiêu chính là Trung

Ọuốc.
Hình 2.2. Một tranh vẽ của Frederic Remington diễn tả các binh sĩ Hoa Kỳ
trong trận đánh tại Đồi San Juan, Cuba trong Chiến tranh Mỹ- Tây Ban
Nha. Bức tranh này có tên gọi "Charge of the Rough Riders at San Juan
Hill". (Nguồn ảnh: Tạp chí nghiên cứu quốc tế Nghiencuuquocte.org)
Như vậy, cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha là cuộc chiến tranh Đế quốc
đầu tiên trong lịch sử thế giới. Nhờ đó, Mỹ chiếm được nhiều thuộc địa của
Tây Ban Nha, xác lập quyền thống trị mạnh mẽ đối với khu vực Mỹ Latinh.
Đồng thời, mở đường đi sang Đông Á. Mặt khác, chiến thắng của Mỹ không
những làm cho Đức, Áo từ bỏ mộng bành trướng tại vùng Trung - Nam Mỹ
mà các cường quốc tư bản khác như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Italia cũng
không dám tiếp tục mở rộng hoạt động ở đây24.

23

William Robertson. (2008). The History of America. Johnson & Warner. William Greer
Vũ Dương Ninh. (2003). Lịch sử Quan hệ quốc tế thời đầu cận đại đến kết thúc Thế chiến thứ hai. Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm
24


2.3 Quan hệ quốc tế giữa Châu Mỹ và các khu vực trên thế giới trong
thế kỷ XIX
Đối với Châu Á, Mỹ và “sân sau” ln tìm đường để hướng vào khu vực
Đông Á nhằm buộc các nước mở cửa bn bán để thu về lợi ích kinh tế từ
những thị trường này. Đặc biệt, vào năm 1853 hạm đội Hoa Kỳ do Đô đốc
Perry chỉ huy đã thả neo tại cảng Edo- Nhật Bản và đển nghị Nhật mở cửa để

thơng thương bn bán với phương Tây. Trước tình hình đó, Nhật Bán đã
phải kí với Mỹ hiệp ước bất bình đẳng, mở các cửa biển cho nước ngồi vào
buôn bán với những điều kiện ưu đãi. Năm 1844, Mỹ buộc nhà Thanh phải kí
hiệp ước Vọng Hạ với những điều kiện khắt khe về quyền tối huệ quốc, về
mức thuế quan, về việc người phương Tây được quyền lãnh sự tài phán và tự
do truyền đạo. Mặt khác, để có thể len chân vào thị trường Trung Quốc,
tháng 9/1899 Mỹ đã đưa ra "chính sách mở cửa". “Nội dung của chính sách
mở cửa bao gồm ba điểm chính:
- Hàng hoá của các nước phải theo chế độ thuế quan của Trung Quốc
và do
chính phủ Trung Quốc thu thuế.
- Khơng can thiệp vào lợi ích của các nước đà giành dược ở Trung
Ọuốc, phải tôn ĩrọng những điều ước đã kí kết.
- Trong mỏi khu vực ánh hưởng của từng đế quốc, không được thu thuế
cao đối với tàu bè và hàng hoá của các nước khác.
Thực chất của chính sách mở cửa do MT đề xướng là nhằm giữ Trung Quốc
trong nguyên trạng, không cho phép các nước tư bản châu Âu và Nhật bản
mở rộng thế lực, tạo cơ hội để MT có thể xâm nhập vào Trung Quốc.”25 Như
vậy, đối với các quốc gia thuộc khu vực Châu Á, Châu Mỹ, điển hình là Mỹ
ln tìm cách để xâm nhập vào thị trường béo bở bậc nhất thế giới này. Quan
hệ quốc tế giữa Mỹ và Châu Á trong thế kỷ XIX được xác lập từ những hiệp
ước bất bình đẳng mà Mỹ đem lại, gây ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền của
các nước Châu Á. Đồng thời, nó giúp Nhật Bản mở cửa, đẩy mạnh thương
mại giữa hai bên Mỹ-Nhật với phần lợi ích lớn hơn thuộc về Mỹ.

25

Vũ Dương Ninh. (2003). Lịch sử Quan hệ quốc tế thời đầu cận đại đến kết thúc Thế chiến thứ hai. Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm



Hình 2.3. Con tàu của Đơ đốc Perry “mở cửa” Nhật Bản (Nguồn ảnh:
Nguyễn Nam Trân. Giáo Trình lịch sử Nhật Bản
/>GTLichSuNB_3_ch01.htm )
Đối với Châu Phi, vào những năm 20, Mỹ đã mua một vùng đất thuộc khu vực phía
tây Châu lục này để đưa các nô lệ da đen đã mãn hạn trở về Châu Phi, lập thành một
quốc gia phụ thuộc Mỹ mang tên Libéria. Khu vực Châu Phi thời kì này bị các nước đế
quốc khác xâu xé khiến cho quan hệ quốc tế giữa các cường quốc tại châu lục này trở
nên căng thẳng. Trong các cuộc chiến, nước Mỹ và “sân sau” hầu như không can thiệp
vào cơng cuộc chiếm đóng thuộc địa của các đế quốc, đặc biệt là Anh và Pháp. Như
vậy, tại Châu Phi, Mỹ tạo nên được một nước lệ thuộc và không bị tổn hại nhiều do
chiến tranh tại khu vực gây nên.26

Hình 2.4. Vị trí của Libéria hiện nay (Nguồn ảnh: INVERT. Bản đồ hành chính đất
nước Liberia (Liberia Map) phóng to năm 2022. nuoc-liberia-ar3913 )
26

John Fage, with William Tordoff. (2013). A History of Africa. Routledge


Đối với Châu Âu, Mỹ tìm cách đẩy ảnh hưởng của Châu Âu ra khỏi khu vực Châu
Mỹ. Nhiều nước Châu Mỹ trước kia là thuộc địa của Châu Âu đã nổi dậy và giành
được độc lập. Quan hệ quốc tế giữa Châu Mỹ và Châu Âu thời kỳ này là những cuộc
chiến tranh giành lãnh thổ và giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, nước Mỹ- một đại diện
của Châu Mỹ dần có sức mạnh và nổi lên trên trường quốc tế khiến các nước “đế quốc
già” phải dè chừng.27
Như vậy, quan hệ quốc tế của Châu Mỹ vào thế kỷ XIX có nhiều biến động. Tình hình
đối ngoại của các nước Châu Mỹ, đặc biệt là Mỹ Latinh phụ thuộc mạnh mẽ vào các
chính sách và đường lối của Hoa Kỳ. Quan hệ quốc tế Châu Mỹ thời kì này đã tạo nên
những tiền đề, ảnh hưởng để các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mỹ

Latinh sau này bùng nổ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một siêu cường hàng đầu thế giớiHoa Kỳ.

27

Federal Government of the United States. (1945). Gripes About the French


KẾT LUẬN
Học thuyết Monre (1823) là học thuyết chứa đựng một phần tư tưởng ngoại giao
của Mỹ trong quan hệ quốc tế. Nó khơng chỉ tác động mạnh mẽ đến tình hình nước
Mỹ mà cịn ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình thế giới thơng qua nhiều hình thức từ
trực tiếp đến gián tiếp. Các giá trị của học thuyết Monroe đã được chứng minh một
cách rõ ràng, cụ thể thơng qua thực tiễn q trình phát triển quan hệ quốc tế của thế
giới. Học thuyết Monroe ban đầu được dự định là một biểu hiện cho tinh thần phản
kháng chống lại chủ nghĩa thực dân châu Âu, chứ không phải là một cái cớ cho sự can
thiệp của Mỹ vào khu vực Mỹ Latinh.28 Tuy nhiên, sau hàng loạt các sự kiện can thiệp
vào nội bộ của các nước của Mỹ, các nước Mỹ Latinh đã dàn nghi ngờ và nhận ra “bộ
mặt thật” của Mỹ và có thái độ dè chừng đối với cường quốc này. 29Trong nửa sau của
thế kỷ 19 và thế kỷ 20, Học thuyết Monroe được các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ trích
dẫn như là một biểu hiện của sự thống trị của Mỹ ở Tây bán cầu. 30 Mặt khác, quan hệ
quốc tế của khu vực Châu Mỹ vào thế kỷ XIX có nhiều điểm nổi bật, nó là sự kết tinh
của các học thuyết chính trị, trong đó có Học thuyết Monroe. Quan hệ quốc tế Châu
Mỹ thời kì bấy giờ bị chi phối sâu sắc bởi các đường lối, chính sách của Mỹ. Đồng
thời, quan hệ quốc tế Châu Mỹ thế kỷ XIX đã chứng kiến sự thất bại của các đế quốc
Châu Âu tại một số chiến trường Châu Mỹ, đánh dấu thời kì Châu lục này vươn lên,
đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Như vậy, Học thuyết
Monroe và Quan hệ quốc tế ở Châu Mỹ thế kỷ XIX là các sự kiện lịch sự quan trọng
trong lịch sử quan hệ quốc tế. Các sự kiện ấy có mối quan hệ biện chứng, quan hệ
nhân-quả sâu sắc đối với tình hình quan hệ quốc tế hiện nay của Châu Mỹ nói riêng và
thế giới nói chung.


28

Báo Cơng an Nhân dân. (2022). Học thuyết Monroe: Từ tinh thần phản kháng đến chủ nghĩa bá quyền.
/>29
Grosset & Dunlap . (1973). The Kennedy Neurosis. Grosset & Dunlap
30
Louis Weinberg. (1991). The Monroe Mystery Solved: Beyond the Unhappy History Theory of Civil Rights
Litigation. BYU L. Rev.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu sách tiếng Anh
1. PÍA RIGGIROZZI. (2014). Regionalism, activism, and rights: New
opportunities for health diplomacy in South America. Cambridge University.
2. Reed Wicander. (2015). Historical Great America: Why America don’t want to
lost Cuba?. Academic Press
3. William Robertson. (2008). The History of America. Johnson & Warner.
William Greer
4. John Fage, with William Tordoff. (2013). A History of Africa. Routledge
5. Federal Government of the United States. (1945). Gripes About the French
6. Louis Weinberg. (1991). The Monroe Mystery Solved: Beyond the Unhappy
History Theory of Civil Rights Litigation. Utah. BYU L. Rev.
7. Flynn, Paul J. (2003). Latin America: Close The Back Door! Does United
States Southern Command's (USSC) FY03-05 Theater Security Cooperation
Strategic Guidance (TSCSG) Sufficiently Address and Mitigate the Growing
Threat Posed by Terrorists and Terrorist Organizations Resident in USSC's Area
of Responsibility. Unconventional Warfare
8. Flynn, Paul J. (2003). Latin America: Close The Back Door! Does United
States Southern Command's (USSC) FY03-05 Theater Security Cooperation

Strategic Guidance (TSCSG) Sufficiently Address and Mitigate the Growing
Threat Posed by Terrorists and Terrorist Organizations Resident in USSC's Area
of Responsibility. Unconventional Warfare. ??? ( NXB)
9. Stanislaus Murray Hamilton. (1902) The Writings of James Monroe: Including a
Collection of His Public. New York. G.P.Putnam's Son
10. Louis Weinberg. (1991). The Monroe Mystery Solved: Beyond the Unhappy
History Theory of Civil Rights Litigation. BYU L. Rev.
11. A.L. (2019). What is the Monroe Doctrine?. The Economist explains
12. Paul A. Gilje. (1996). Rioting in America. Indiana University Press
13. Grosset & Dunlap . (1973). The Kennedy Neurosis. Grosset & Dunlap
14. Professor Jorge I Doma-Nguez, Jorge Dominguez. (1978). Cuba: Order and
Revolution. Harvard University Press
15. Journal Article. (1991). Diathesis-stress theories in the context of life stress
research: Implications for the depressive disorders. APA PsycInfo Database
Record
16. William Robertson. (2008). The History of America. Johnson & Warner.
William Greer


A. Tài liệu web tiếng Anh
1. Dharen Kumar Pandey. (2022). Russia-Ukraine War and the global tourism
sector: A 13-day tale. Taylor&Francis Online.
/>2. The Monroe Doctrine.
/>3. Melissa Cheyney PhD. (2014). Development and Validation of a National Data
Registry for Midwife-Led Births: The Midwives Alliance of North America
Statistics Project. />4. Waiters.R.F. (2015). Shifting cultivation in Latin America. CAB Direct.
/>B. Tài liệu sách tiếng Việt
1. Trần Thọ Quang. (2018). Một số vấn đề mới trong Quan hệ quốc tế khu vực
Mỹ Latinh. Hà Nội Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Lê Thành Lâm. (2015). Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine).

/>3. Lê Thành Lâm. (2015). Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine).
/>4. Vũ Dương Ninh. (2003). Lịch sử Quan hệ quốc tế. Hà Nội. Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm
5. Vũ Dương Ninh. (2003). Lịch sử Quan hệ quốc tế thời đầu cận đại đến kết thúc
Thế chiến thứ hai. Hà Nội. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
6. Vũ Dương Ninh. (2003). Lịch sử Quan hệ quốc tế thời đầu cận đại đến kết thúc
Thế chiến thứ hai. Hà Nội. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
C. Tài liệu web tiếng Việt
THPT Trịnh Hoài Đức. (2011). Nội dung chính của học thuyết Monroe Mỹ đối với Mỹ
latinh là gì?. />

×