Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 17 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

BÀI TẬP
MƠN: NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
ĐỀ BÀI:
Anh (chị) hiểu như thế nào về chuẩn mực ngơn ngữ báo chí.
Hãy nêu những lỗi ngơn từ thường gặp trên báo chí hiện nay.
Cho ví dụ minh họa.

Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Chuyên ngành:
Mã sinh viên:
Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Mai Phương
K....
Báo chí
xxxxx

TS. Trần Thị Vân Anh.

Hà Nội, năm 2022


Trong lĩnh vực truyền thơng nói chung và báo chí nói riêng thì ngơn ngữ
là một trong những yếu tố quyết định tới hiệu quả của việc chuyển tải thông tin
tới cơng chúng. Vì vậy khơng thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các
ngành truyền thông được. Trình độ văn phạm của báo chí chí ít ra cũng phải cao
bằng trình độ của những độc giả hoặc khán thính giả có học thức, nếu khơng báo


chí sẽ đánh mất đi sự kính trọng của cơng chúng và uy tín của mình. Sự chuẩn
xác của ngơn ngữ sẽ làm sắc bén thêm cho ý nghĩa của sự kiện. Chính vì vậy sự
kiện và sự chuẩn xác ngơn ngữ nói về sự kiện phải ln đi đơi với nhau.
Khi chuyển tải một thông tin tới công chúng mà công chúng lại là
những người, nhóm người có trình độ học vấn, nhu cầu, nguyện vọng, sở
thích khác nhau thì để thỏa mãn những u cầu đa dạng đó của cơng chúng
thì ngồi việc hình thành cái gọi là hệ thống báo chí chun ngành ra cịn phải
làm sao để cơ đọng nội dung chuyển tải trên một diện tích mặt báo nhất định
mà vẫn phải đáp ứng chính xác và đầy đủ thơng tin. Để làm được vấn đề đó
chúng ta gần như chỉ có một phương tiện duy nhất đó chính là ngơn ngữ. Vấn
đề sử dụng ngơn ngữ báo chí có tác động trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu
quả của thơng tin báo chí, do vậy ngơn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ
ngơn ngữ chuẩn mực.
I. NGƠN NGỮ VÀ NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
1. Ngơn ngữ
Khi nói đến ngơn ngữ, ai cũng hiểu rằng đó là cơng cụ giao tiếp, là
phương tiện truyền tải thông tin. Ngôn ngữ cũng được coi là tài sản q giá nhất
của lồi người trên thế giới nói chung và mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng. Ngơn
ngữ đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc truyền tải các thơng tin từ người
này sang người khác trong tồn bộ hoạt động của con người và là công cụ của tư
duy, có ảnh hưởng quan trọng tới tồn bộ hoạt động nhận thức của con người.
Dựa vào những đặc trưng quan trọng của ngơn ngữ có thể hiểu khái niệm
ngơn ngữ như sau:
Ngơn ngữ là hệ thống các tín hiệu (tín hiệu từ ngữ và phi ngơn ngữ) dùng
làm cơng cụ giao tiếp, phương tiện tư duy. Trong đó phi từ ngữ bao gồm: Âm
thanh, tiếng nói, biểu cảm, nét mặt, cử chỉ, hình ảnh.


2. Ngơn ngữ báo chí
a. Khái niệm

Ngơn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong
nước và quốc tế, phản ánh dư luận và ý kiến của nhân dân, đồng thời thể hiện
chính kiến của tờ báo, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Ngơn ngữ báo chí là tồn bộ những tín hiệu và quy tắc kết hợp chúng mà
nhà báo dùng để chuyển tải thơng tin trong tác phẩm báo chí.
Ngơn ngữ báo chí là hệ thống những tín hiệu (tín hiệu từ ngữ và phi từ
ngữ) mà nhà báo dùng để chuyển tải thơng tin trong tác phẩm báo chí.
b. Vai trị, chức năng của ngơn ngữ báo chí
- Ngơn ngữ báo chí có chức năng là truyền tải thơng tin, nó cung cấp tin
tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu nên quan
điểm, chính kiến của tờ báo nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Ngơn ngữ báo chí có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình thơng
tin, nó có vai trị mã hóa và giải mã thơng tin.
c. Đặc trưng của ngơn ngữ báo chí
* Ngơn ngữu báo chí là ngơn ngữ sự kiện
Phản ánh ngun dạng, trung thực những thực tế đang xảy ra. Ngôn ngữ
sự kiện là tấm gương phản chiếu những gì đang xảy ra.
Do đó yêu cầu nhà báo phải phản ánh những điều mắt thấy, tai nghe trong
ngơn ngữ của mình, khơng xuyên tạc, bịa đặt sự thật, không được phản ánh
những gì mà khơng có bằng chứng, chứng cớ
Và để phản ánh đúng sự kiện thì ngơn ngữ phải phản ánh đúng lát cắt của
sự kiện ấy. Trong đó ngơn ngữ phản ánh đúng lát cắt của sự kiện được gọi là
ngơn ngữ sự kiện trung tâm, cịn ngơn ngữ lý giải sự kiện trung tâm được gọi là
ngôn ngữ sự kiện vệ tinh. Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự vận động
của sự kiện để phản ánh.
* Ngơn ngữ báo chí là siêu ngơn ngữ
Nghĩa là ngơn ngữ không phản ánh thẳng vào sự kiện mà bằng một cách
3



gián tiếp nào đó nhà báo vẫn nói được điều mình cần nói
* Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ của độ khơng xác định
- Thể hiện ở tính hấp dẫn, cô đọng, hàm súc.
- Cách diễn đạt gợi sự liên tưởng, hạn chế khả năng đoán trước của người
đọc, với cấu trúc mở.
- Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ định hướng: Là sự phái sinh, cụ thể hóa
của ngơn ngữ sự kiện.
d. Các tính chất của ngơn ngữ báo chí
+ Tính chính xác, khách quan
+ Tính đại chúng
+ Tính hấp dẫn
+ Tính định hướng
II. CHUẨN MỰC NGƠN NGỮ VÀ CHUẨN MỰC NGƠN NGỮ
BÁO CHÍ
1. Chuẩn mực ngơn ngữ
Theo từ điển Tiếng Việt Nguyễn Như Ý có viết: Trong lĩnh vực ngôn ngữ,
chuẩn mực được hiểu là cái được công nhận là cái đúng và phổ biến nhất trong
việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Hào
trong cuốn ngơn ngữ báo chí, chuẩn mực của ngôn ngữ (chuẩn ngôn ngữ) cần
được xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội tức là
phải được xã hội chấp nhận và sử dụng. Mặt khác, chuẩn phải phù hợp phát triển
nội tại của ngơn ngữ. Từ đó, khi xác định chuẩn ngơn ngữ, đặc biệt là chuẩn
ngơn ngữ báo chí cần phải:
- Dựa trên những cứ liệu thực tế của ngôn ngữ để nắm được quy luật phát
triển và biến đổi của ngôn ngữ trên tất cả các cấp độ của nó là ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp và phong cách.
- Xét đến những lý do ngồi ngơn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát triển
của Tiếng Việt. Những lý do đó là: những biến đổi lớn lao ngồi xã hội, công
cuộc đổi mới đất nước… Những yếu tố xã hội đó dù muốn hay khơng cũng có
4



ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nội tại của Tiếng Việt, ở từng thời đại lịch sử,
nó được thể hiện tức thời, sâu sắc và với một tần số cao trên báo chí.
Như chúng ta đã biết, cho đến nay khái niệm chuẩn ngơn ngữ cịn khá
nhiều ý kiến chưa thống nhất không chỉ ở các nhà văn học nước ngồi mà cịn ở
cả Việt Nam. Theo như một nhóm nhà khoa học Nga Xơ viết nhấn mạnh đến
tính chất xã hội của ngôn ngữ, họ xem chuẩn là một hiện tượng xã hội và phát
triển có tính lịch sử. Quan niệm này đúng nhưng có phần phiến diện vì nó khơng
tính đến bản thân ngơn ngữ, bỏ qua quy luật phát triển bên trong của cấu trúc
ngôn ngữ.
Phần lớn ý kiến đều cho rằng chuẩn ngôn ngữ là mẫu ngôn ngữ được xã
hội đánh giá, lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên sự đánh giá lựa chọn đó khơng thể
đạt đến sự nhất trí hồn tồn và do vậy tính chất bắt buộc cũng như tính chất ổn
định của chuẩn chỉ là tương đối. Mặt khác, chuẩn không phải là quy định mà là
quy ước, không phải luật mà là chỉ dẫn. Tuy nhiên, sự lựa chọn nói trên khơng
những khơng loại trừ mà cịn cho phép, thậm chí địi hỏi một sự lựa chọn của cá
nhân trong một phạm vi giao tiếp nhất định. Khi trình độ của cá nhân đạt đến
trình độ sáng tạo nghệ thuật và được cộng đồng đón nhận, thì cũng có nghĩa là
một chệch chuẩn đã ra đời.
Như vậy ngôn ngữ phải đảm bảo tính đúng và thích hợp. Theo như Viện sĩ
V. Vi-nơ-gra-đốp “Tất cả những cái gì mới, đang phát triển, được các quy luật
nội tại của quá trình phát triển ngôn ngữ thừa nhận, phù hợp với cấu trúc của nó,
dựa vào những xu thế sáng tạo của nhân dân, dựa vào các q trình mang tính
tích cực trong lĩnh vực ngữ pháp, ngữ nghĩa, sử dụng từ v.v… đều không thể bị
cho là không đúng, không thể bị phủ nhận căn cứ vào thị hiếu và thói quen của
cá nhân”. Do đó cái đúng được cộng đồng ngơn ngữ hiểu và chấp nhận và là một
trong những điều kiện để thừa nhận tính chuẩn mực của ngơn ngữ. Cịn cái sai là
cái mà người tiếp nhận khơng hiểu hoặc khơng chấp nhận vì nó khơng phù hợp
với với chuẩn mực chung mà cộng đồng đã lựa chọn, đã thừa nhận. Một cách

tổng quát, một hiện tượng ngôn ngữ được coi là đúng phải thỏa mãn được những
5


địi hỏi của cấu trúc nội tại của ngơn ngữ và phải phù hợp với truyền thống của
ngôn ngữ, được mọi thành viên trong cùng một cộng đồng hiểu đúng như nhau.
Cái đúng là yêu cầu bắt buộc trong việc sử dụng ngôn ngữ ở tất cả các cấp độ và
ở mỗi cấp độ ấy lại có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng. Do đó, trong
chuẩn ngơn ngữ thì cái đúng là nhân tố quan trọng bậc nhất bảo đảm cho quá
trình giao tiếp.
Tuy nhiên cái đúng mới chỉ là một mặt của chuẩn mực. Chuẩn mực còn
cần phải thích hợp, bởi vì thơng tin đúng mà khơng thích hợp thì hiệu quả thơng
tin sẽ kém. Như trong thời đại ngày nay khoa học, công nghệ ngày càng phát
triển thì khi báo chí nói về các chủ đề mang tính khoa học và cơng nghệ thì kéo
theo đó là sự xuất hiện của các thuật ngữ khoa học với tần số cao. Từ việc trình
độ của cơng chúng báo chí chưa cao và khơng đồng đều cùng với tần số xuất
hiện của thuật ngữ lớn và việc thiếu nhất quán của thuật ngữ đã vượt quá tầm
hiểu biết của đại bộ phận công chúng. Như vậy việc xuất hiện của các thuật ngữ
là đúng nhưng khơng thích hợp. Bên cạnh đó cái thích hợp cịn có vai trị quan
trọng trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ của ngôn từ.
Tóm lại, chuẩn ngơn ngữ có hai điểm quan trọng:
Một là, chuẩn ngơn ngữ mang tính quy ước xã hội và được xã hội đó cùng
chấp nhận sử dụng.
Hai là, chuẩn ngơn ngữ khơng mang tính ổn định. Nó biến đổi phù hợp
với quy luật phát triển nội tại của ngơn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử. Vì rất
có thể “ lỗi của ngày hôm qua trở thành chuẩn hôm nay, lỗi hôm nay sẽ là chuẩn
ngày mai”.
Hai nội dung tính đúng và phù hợp của chuẩn ngơn ngữ có mối quan hệ
biện chứng với nhau. Giải quyết tốt mối quan hệ đó sẽ mang đến sự thành cơng
của nhà báo trong việc sử dụng ngơn ngữ báo chí.

* Đối với chuẩn ngôn ngữ và biến thể:
Chuẩn ngôn ngữ có những quy luật và cách sử dụng tồn tại khách quan
trong một giai đoạn, trong một cộng đồng người và mang tính chất bắt buộc
6


tương đối đối với các thành viên cộng đồng. Do ngôn ngữ luôn luôn vận động
nên cái chuẩn chung không những khơng lọa trừ mà cịn cho phép biến thể khác
nhau được sử dụng với chuẩn. Tình hình đó diễn ra theo ba chiều hướng:
Hoặc là giữa các biến thể tương ứng với nhau xảy ra tình trạng cân bằng,
tức là song song.
Hoặc là biến thể cũ lấn át biến thể mới.
Hoặc là biến thể mới thay thế biến thể cũ.
Trong số các biến thể nói trên thì có cái được coi là chệch chuẩn. Mặc dù
đi ra khỏi chuẩn ngôn ngữ nhưng chệch chuẩn không phải là cái sai mà là một
sự sáng tạo nghệ thuật được công chúng chấp nhận và đón nhận một cách hấp
dẫn. Chệch chuẩn mặc dù là sự sáng tạo nghệ thuật của ngôn từ và có sức hấp
dẫn đối với cơng chúng. Tuy nhiên, nó lại có những đặc tính, chế định khả năng
phong cách của người cầm bút và không phải ở thể loại báo chí nào những đặc
tính ấy cũng mang tính tích cực.
Do đó, chệch chuẩn là một hiện tượng có tính lâm thời, nó chỉ xuất hiện
trong những thời đoạn nhất định và mang những sắc thái biểu cảm nhất định.
Tuy nhiên, có những chệch chuẩn lại mang sắc thái biểu cảm lâu dài, trở thành
một khuôn mẫu độc đáo được nhiều người áp dụng.
Bên cạnh đó, chệch chuẩn thường mang sắc thái khoa trương, ly kỳ hóa
hình tượng nghệ thuật ngơn ngữ. Do vậy nó có tính hai mặt: Có khả năng hấp
dẫn níu mắt người đọc, mặt khác là đưa ngòi bút của người viết đến miền đất sáo
hoặc phạm lỗi thậm xưng.
Ngoài ra chệch chuẩn chỉ phù hợp đối với những thể loại báo nhất định
chứ khơng phải tồn bộ các thể loại báo, hoặc thích hợp với đề tài này mà khơng

thích hợp với đề tài khác. Cũng chính vì chệch chuẩn có đặc trưng này mà
thường xuất hiện chủ yếu ở các loại văn bản thơ ca, văn xuôi nghệ thuật.
Sự tồn tại của chệch chuẩn vừa mâu thuẫn vừa độc đáo. Mâu thuẫn ở chỗ
nó là hiện tượng lâm thời nhưng lại tồn tại trong loại hình ngơn ngữ chuẩn. Độc
đáo ở chỗ nó là sự sáng tạo của cá nhân nhưng lại được cả cộng đồng chấp nhận
7


vì nó thích hợp và có sự hấp dẫn, lơi cuốn. Chệch chuẩn vừa là cái cho phép
người ta nhận ra phong cách tác giả, vừa là cái chế định chính bản thân phong
cách đó.
Như vậy: Chuẩn mực ngơn ngữ là tồn bộ các phương tiện ngơn ngữ và
quy tắc sử dụng ngôn ngữ được mọi người thừa nhận và được coi là đúng, là
khuôn mẫu, quy ước trong một xã hội nhất định và trong một thời điểm nhất định.
2. Chuẩn mực ngơn ngữ báo chí
a. Khái niệm
Ngơn ngữ báo chí trước hết và chủ yếu là lĩnh vực của ngơn ngữ, nên
chuẩn mực ngơn ngữ báo chí là chuẩn mực ngôn ngữ được nhà báo sử dụng để
chuyển tải thơng tin trong các tác phẩm báo chí.
b. u cầu của chuẩn mực ngơn ngữ báo chí
- Một là phải đúng
- Hai là phải phù hợp
- Ba là phải được công chúng thừa nhận
- Bốn là phải chuẩn tiếng việt, chuẩn phong cách
c. Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
Chuẩn mực của ngơn ngữ báo chí được biểu hiện trên ba phương diện là
chuẩn trên phương diện chữ viết, chuẩn trên phương diện từ vựng và chuẩn trên
phương diện ngữ pháp.
- Chuẩn trên phương diện chữ viết (chuẩn chính tả)
Bao gồm các quy tắc phân biệt các phụ âm và nguyên âm, quy tắc viết

hoa và quy tắc viết tên riêng tiếng nước ngoài.
- Chuẩn trên phương diện từ vựng
+ Dùng từ phải đúng cấu thành, hình thức cấu tạo.
+ Dùng từ phải đúng ý nghĩa: Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự vật,
hành động, tính chất) cần nói tới.
+ Dùng từ phải hợp phong cách.
+ Tránh dùng từ ngữ quá lời, từ ngữ sáo rỗng, thừa và lặp lại.
8


- Chuẩn trên phương diện ngữ pháp:
+ Câu phải đúng về cấu tạo ngữ pháp.
+ Câu phải phù hợp với logic của tư duy.
+ Câu không được mơ hồ về nghĩa.
+ Câu được đánh dấu câu chuẩn xác.
III. MỘT SỐ LỖI NGƠN TỪ THƯỜNG GẶP TRÊN BÁO CHÍ
HIỆN NAY
Trong sự phát triển của xã hội ngày nay, xuất phát từ việc các loại hình
văn hóa nước ngồi du nhập vào nước ta đã làm cho con người có thói quen
sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh hơn, thiếu cẩn thận hơn và điều này đã
đang làm mất dần đi sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời hiện nay, do
nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan lẫn chủ quan mà khơng ít nhà
báo mới chỉ chú trọng phần nội dung chứ chưa để ý nhiều tới hình thức diễn
đạt thông tin. Bởi vậy họ đã bỏ qua khá nhiều lỗi về ngôn từ ở mọi cấp độ
như từ, câu, đoạn văn hay thậm chí ở cả bố cục tồn văn bản. Hiện nay trên
báo chí vẫn cịn xuất hiện nhiều câu sai về hình thức và nội dung. Sau đây em
xin đề cập và đưa ra một số ví dụ về các lỗi ngôn từ thường gặp trên báo chí
hiện nay:
1. Lỗi dùng từ sai
- Trên báo Thanh Niên online ngày 13/6/2020 có bài: Ngọc Trinh nói gì

về vụ khơng học hết cấp 3?.
Bài viết có đoạn “Ngọc Trinh tâm sự cơ thích chơi trị chơi nhân gian, đặc
biệt là bắn bi…”.

9


Đáng lẽ ở đây phải dùng từ “dân gian” nhưng tác giả lại sử dụng từ
“nhân gian”.
- Trên báo Lao Động ngày 28/10/2019 có bài: Nam bệnh nhân được
chuẩn đốn “kinh nguyệt nhiều” gây xôn xao.
Lẽ ra ở đây nhà báo phải sử dụng từ “chẩn” thay vì từ “chuẩn”, vì chẩn
đốn là từ ngữ chun ngành được sử dụng để đoán bệnh trong Y tế.

2. Lỗi quy chụp tùy tiện, bịa đặt
Trong cuộc sống có thể ai đó do định kiến với một lĩnh vực, ngành nghề
nào đó, có thể do nơng cạn mà nói những điều mất khơn, nhưng trên báo chí thì
đây là điều tối kỵ.
Ví dụ: Trên báo NGƯỜI LAO ĐỘNG số ra ngày 01/4/2015 có bài:
“Thanh tra kho bạc đánh vợ vỡ tim vì mặc váy ngắn đi ăn cưới”.

10


Ở tiêu đề bài viết này tác giả đã vô tình quy chụp chung là cứ thanh tra
kho bạc là đều đánh vợ mà khơng chỉ đích danh một cá nhân nào. Trong khi bài
viết chỉ đề cập đến một cá nhân cụ thể.

- Hay trên báo Tiền phong, trên một tờ báo đăng ngày 29/5/2019, ở
chuyên mục “Giáo dục” có bài với tiêu đề Phơi bày “mưu ma chước quỷ” của

cán bộ giáo dục.

11


Tiêu đề mang tính quy chụp tất cả các cán bộ giáo dục, trong khi bài viết
chỉ đề cập khuyết điểm của một số cán bộ trong ngành ở Sơn La.
Hơn nữa, “mưu ma chước quỷ” có nghĩa là mưu kế thâm độc và quỷ
quyệt, nếu dùng từ ấy với các sai phạm của một số cán bộ trong ngành giáo dục
ở Sơn La liệu có phù hợp khơng?
3. Lỗi dùng từ biểu cảm khơng phù hợp
Một số các cí dụ: Các tít bài dùng từ biểu cảm khơng phù hợp.
- Mai Phương Thúy “bức tử” vòng một khiến dân tình “nổ đom đóm mắt”
- Một thanh niên bị đâm lịi ruột trong ngơi nhà hoang

Trên báo Tuổi trẻ thủ đơ số ra ngày 26/01/2022 có bài: “Quảng Ninh:
Mercedes – Benz E300 bị xe tải “Hôn Mông”, cộng đồng mạng khen “Mông”
quá cứng”.
Ở đây từ “Hôn mông” và từ “mông” là từ ngữ mang tính chất hết sức
nhạy cảm và tế nhị không phù hợp với bản chất của sự việc mà tác giả muốn gửi
tới bạn đọc. Đáng lẽ ra đây là một vụ tại nạn giao thông, tác giả nên sử dụng từ
ngữ phản ánh đúng tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự việc.
- Trên báo Phụ nữ Việt Nam số ra ngày 11/6/2020 có bài: “Bích Phương
mong phụ nữ có sự bình đẳng, được… cởi trần như đàn ông”.
12


Lẽ ra đây là một tờ báo dành cho phụ nữ, mang đậm nét truyền thống về
Phụ nữ Việt Nam thì phải có trách nhiệm tiên phong trong việc đấu tranh và
truyền thơng về bình đẳng giới thì lại có cái tít thế này. Phải chăng bắt nguồn từ

việc tác giả muốn có nhiều người đọc và đây lại có thể từ cách trả tiền nhuận bút
của các tờ báo tùy theo số view, like.
4. Lỗi dùng thuật ngữ chuyên ngành khơng giải thích
- Sư cơ dùng bạo lực để “dạy” đệ tử biệt chúng sám hối (12/6/2020), Bệnh
nhân 91… phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO (23/5/2020); 42 ngày cứu bé sơ sinh
“với chẩn đoán tứ chứng Fallot phức tạp” (23/6/2020); 4 phút cardio ô kết hợp
bụng (7/5/2020).
Nếu là trong các tạp chí chun ngành thì việc dùng thuật ngữ chun
ngành khơng có gì đáng nói, nhưng với những tờ báo phổ thơng như trên có đối
tượng bạn đọc đa dạng, tác giả cần phải giải thích khi viết các từ chuyên môn,
không nên cửa quyền, đánh đố bạn đọc.
5. Lỗi viết tắt và viết không đúng chuẩn Tiếng Việt
“Kết luận số 21-KL/TƯ...” (Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội
quán triệt các quy định mới của Trung ương Đảng – Báo Hànộimới, ngày
17/3/2022).
Đáng ra, Trung ương phải viết tắt là TW (như trong các văn kiện Đảng)
hoặc T.Ư (có dấu chấm ở giữa), cịn nếu viết tắt là TƯ thì rất dễ hiểu lầm.
13


Rồi ngay cái tên Hànộimới của tờ báo này cũng không viết đúng chuẩn
tiếng Việt.
Hà Nội là danh từ riêng phải viết hoa tất cả các chữ cái ở đầu các âm tiết.
Và, các âm tiết trong từ và cụm từ phải được tách rời nhau. Viết Hànộimới là
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, nhất là một tờ báo của Thủ đô ngàn năm
văn hiến.
6. Lỗi dùng tiếng nước ngồi thay tiếng Việt
Ví dụ: Trên một số các tít bài:
- “Startup trẻ nỗ lực vượt qua đại dịch” (18/10/2021)


- “Chàng trai tự make-up thành idol Kpop gây kết quả bất ngờ”
(4/5/2020); “Minh Hằng chụp ảnh bán nude” (18/6/2000).
- “La Chí Tường bất ngờ đăng ảnh nịnh bạn gái cũ sau scandal ngoại
tình” (20/5/2020).
Bên cạnh đó trong nội dung của các tác phẩm, lỗi này cũng xuất hiện
nhiều vô kể, các từ like, online, vaccine, delay, level, show, book, handmade,
come back, apply, talk show … xuất hiện một cách tràn lan, khơng kiểm sốt
như một bát cơm đầy sạn. Mà điều đáng nói ở đây là tất cả các từ trên đều có thể
viết bằng tiếng Việt.
7. Lỗi viết tắt tùy tiện
14


Ví dụ: Trên báo xây dựng số ra ngày 3/5/2020 có bài: “Cửa ngõ cao tốc
thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây kẹt xe kéo dài hàng km”

Hay các bài: “Vượt hàng ngàn km, mai kiểng từ miền Trung ra Hà Nội
đón Tết (21/1/2020); “Dịch Covid-19 sáng 23/4: Việt Nam tiếp tục 0 ca mới…
(23/4/2020).
Trong tiếng Việt đã có quy định các đơn vị đo lường chỉ được viết tắt sau
chữ số như 15ha, 80kg, 5km… chứ không được viết tắt trong câu văn.
Trên đây là là một số các lỗi ngơn từ thường gặp trên báo chí hiện nay.
Theo thiển ý của tơi, để báo chí nói chung và các báo điện tử nói riêng tạo được
niềm tin của người đọc và góp phần tích cực vào việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt, các nhà báo, các cộng tác viên, các biên tập viên phải không ngừng
trau dồi về kiến thức tiếng Việt, cũng như cần trách nhiệm, nghiêm túc, kĩ lưỡng
trong viết bài và biên tập bài trước khi đưa lên mạng.
KẾT LUẬN
15



Được học tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ mơn
“Ngơn ngữ báo chí” TS. Trần Thị Vân Anh, em cảm thấy đây là một trong
những môn học rất quan trọng đối với những trong lĩnh vực báo chí nói chung
và người làm báo nói riêng. Một người làm báo thì u cầu cần phải có rất nhiều
các yếu tố về kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức.... Song, suy cho đến tận cùng của
vấn đề thì ngồi những yêu cầu ấy, để diễn tả được tin tức, sự kiện, đưa được nội
dung đến với công chúng và để cho cơng chúng đón nhận, hiểu được nội dung
những vấn đề mà các tác phẩm báo chí muốn đề cập tới thì yếu tố quyết định
nằm ở vấn đề sử dụng ngôn ngữ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà lĩnh
vực báo chí đã phát triển sang một giai đoạn mới, chịu tác động của rất nhiều
những yếu tố về kinh tế thị trường thì vấn đề cẩu thả trong việc sử dụng ngôn
ngữ ngày càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy, để góp phần giữ vững sự trong sáng của Tiếng Việt nói
chung và ngơn ngữ báo chí nói riêng, tạo được uy tín của ngành báo chí, cơ
quan báo chí, tác phẩm báo chí đối với cơng chúng thì u cầu ngay từ khi còn
trên ghế nhà trường các sinh viên cần phải hiểu và nắm chắc được vị trí, vai
trị, chức năng, ý nghĩa và tầm quan trọng của ngôn ngữ nói chung và ngơn ngữ
báo chí nói riêng. Đồng thời phải vận dụng và sử dụng một cách chính xác,
đúng quy tắc, đúng chuẩn mực của ngôn ngữ trong từng trường hợp cụ thể,
tránh hiện tượng cẩu thả, thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngơn ngữ. Ngồi ra,
các cơ quan có thẩm quyền cần phải xử lý và rút kinh nghiệm những trường
hợp sai phạm trong vấn đề sử dụng ngơn ngữ trong các sản phẩm báo chí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Hoàng Anh, Một số vấn đề về sử dụng ngơn từ trên báo chí, Nxb Lao
động, H, 2003.

2. Vũ Quang Hào, Ngơn ngữ báo chí, Nxb Đại học quốc gia, H, 2008.
3. Nguyễn Tri Niên, Ngơn ngữ báo chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2004.
4. Hoàng Anh, Những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại
chúng, Nxb Đại học quốc gia, H, 2008.

17



×