Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phương pháp tác động tâm lí trong đối chất.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.14 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

Đề bài: Phương pháp tác động tâm lí trong đối chất.
MỞ ĐẦU
Đối với hoạt động điều tra tội phạm, đối chất là một biện pháp nghiệp vụ
quan trọng nhằm giải quyết mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia đối
chất, xác định sự thật khách quan trong q trình giải quyết vụ án. Để đạt được mục
đích này, khi tiến hành đối chất, điều tra viên phải sử dụng các phương pháp tác
động tâm lý để tác động đến những người tham gia đối chất. Nhận thấy phương
pháp tác động tâm lí đóng một vai trị quan trọng trong đối chất. Bởi vậy, trong bài
tiểu luận này em xin được trình bày về phương pháp tác động tâm lí trong đối chất.
Trong q trình làm bài có thể có những sai sót, em rất mong các thầy cơ có thể bỏ
qua cho em và em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ để em học
thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thiện tốt hơn về nhận thức của mình đối
với mơn Tâm lí học Tư pháp. Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
I.
1.

Cơ sở lý luận:
Khái niệm “Tác động tâm lý”:

1


Tác động tâm lý là những cách thức, những biện pháp được sử dụng để làm
ảnh hưởng, làm thay đổi các đặc điểm tâm lý nhân cách con người nhằm đạt những
mục đích nhất định.
Trong hoạt động tư pháp, tác động tâm lý được hiểu là một hệ thống những
tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể tiến hành tố tụng tới các
chủ thể khác trong hoạt động tố tụng nhằm làm chuyển biến, thay đổi những đặc


điểm tâm lý nào đó ở họ, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tư pháp.
2.

Khái niệm “Đối chất”:
Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định đối chất là một dạng hoạt động điều

tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều
người để xác định sự thật của vụ án.
Về mặt tâm lý, đối chất là giao tiếp tâm lý đặc trưng được diễn ra cùng một
lúc giữa hai hay nhiều người trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai
hay nhiều người để xác định sự thật của vụ án.1

II.

Vai trò của các phương pháp tác động tâm lí trong hoạt động đối chất:
Tác động tâm lý trước hết là một quá trình, một hoạt động, chứ không đơn

thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn điệu. Hoạt động ấy thể hiện bằng hành
động và cách thức tác động với mục đích cụ thể khác nhau ... Trong hoạt động đối
chất, điều tra viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm tác động tâm
lý đến người tham gia đối chất để xác định tính đúng đắn, loại bỏ mâu thuẫn trong
lời khai của họ. Và mỗi phương pháp tác động tâm lý đều đóng một vai trị nhất
định trong đối chất.
1 Đặng Thanh Nga (2019), Giáo trình Tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân.

2


Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển:


1.

Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là sử dụng các giao tiếp tâm lý
trong hoạt động tư pháp để đạt các mục đích tác động. Sử dụng, thiết lập, điều
khiển giao tiếp tâm lý trong quá trình tố tụng. Đây là phương pháp được sử dụng
nhiều hơn cả trong hoạt động đối chất.
Mục đích khi sử dụng phương pháp này là để điều khiển giao tiếp giữa các
chủ thể để loại bỏ mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự. Điều tra viên phải
thiết lập giao tiếp giữa các chủ thể, định hướng và điều khiển các giao tiếp này diễn
ra theo hướng cần thiết để đạt được mục đích giao tiếp. Trong giao tiếp của hoạt
động đối chất luôn diễn ra sự tác động qua lại giữa những người tham gia đối chất
và điều tra viên. Trong trường hợp này, các quan hệ giao tiếp này đều được điều tra
viên điều khiến nhằm hướng và tăng cường sự tác động lên tâm lý của những người
tham gia đối chất để đạt được mục đích mong muốn.
Ví dụ: khi tiến hành đối chất giữa hai đương sự trong vụ án, thẩm phán thiết
lập giao tiếp giữa họ, điều khiển và sử dụng các giao tiếp đó để giải quyết mâu
thuẫn trong các thông tin do họ đưa ra.
Để đạt được mục đích này điều tra viên phải quan sát nhạy bén những biểu
hiện bên ngoài để nhận định được diễn biến tâm lý bên trong của đối tượng. Từ đó
mà có sự tác động tiếp theo cho phù hợp. Phương pháp này chỉ đạt hiệu quả cao khi
cùng phối hợp với các phương pháp tác động tâm lý khác. Chẳng hạn, trong quá
trình đổi chất giữa các đương sự xảy ra sự xung đột tâm lý gay gắt khi mỗi người
đều giữ lập trường, quan điểm của mình. Để đối phó với tình huống này, điều tra
viện kết hợp sử dụng phương pháp mệnh lệnh, truyền đạt thông tin để chấm dứt
hành vi quá khích của họ, điều khiển giao tiếp theo hướng điều tra viên mong
muốn.
3


2.


Phương pháp truyền đạt thông tin:
Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp mà chủ thể tác động đưa ra

những thơng tin có liên quan đến các vấn đề người bị tác động đang quan tâm,
nhằm tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí … của họ. Từ đó làm xuất hiện những
cảm xúc hay làm thay đổi thái độ và hành vi của người bị tác động.
Ví dụ: một đối tượng đã không chịu khai nhận hành vi bắn chết người mà
khai rằng trong lúc giằng co giữa anh ta với nạn nhân thì súng bị cướp cò và nổ vào
người nạn nhân. Điều tra viên liền đọc cho anh ta nghe kết luận của bản giám định
pháp y về vết đạn trên người nạn nhân. Những thơng tin đó khiến anh ta khơng thể
chối cãi và nhận tội.
Trong đối chất, người bị đối chất thường là những người khai báo khơng
thành khẩn, có thái độ tiêu cực, không chịu hợp tác với cơ quan điều tra. Trong
trường hợp này điều tra viên có thể sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin.
Những thông tin mà điều tra viên sử dụng để truyền đạt đến đối tượng này là những
tài liệu thu thập được trong vụ án, về đối tượng điều tra hoặc về những người khác
có liên quan. Đó là các dấu vết, tang chứng, vật chứng, tài liệu, tin tức, sự việc của
vụ án. Các thông tin này được đưa ra một cách bất ngờ, thường vào những thời
điểm mang tính đột phá, kết hợp với những thông tin do người thứ hai tham gia đối
chất sẽ gây nên những thay đổi cảm xúc mạnh mẽ ở đối tượng bị đổi chất, tạo ra ở
họ trạng thái hoang mang không tin vào khả năng che dấu của mình nữa.
Ví dụ: Trong vụ án giết người, sau khi đối tượng bị bắt và xét hỏi, bị can
luôn ngạo mạn, che dấu tội lỗi. Nắm được nguyên nhân khơng khai báo của bị can
là vì tin rằng nạn nhân đã chết, khơng thể chứng minh mình là người phạm tội. Vì
vậy, khi nạn nhân bình phục, điều tra viên cho nạn nhân đối chất với bị can. Lúc đó,
bị can đã hoang mang, sợ hãi, cúi đầu nhận tội.
4



Trong trường hợp người bị đối chất do một số lý do khác nhau đã quên hoặc
do nhầm lẫn các tình tiết trong vụ án, điều tra viên cũng có thể sử dụng phương
pháp truyền đạt thông tin để họ nhớ lại những sự kiện đó và loại sự nhầm lẫn trong
lời khai. Trước khi đổi chất điều tra viên cần nói rõ mục đích của cuộc đối chất để
họ không bị bất ngờ, kết hợp với những thông tin được đưa ra trong q trình đổi
chất có liên quan đến vụ án sẽ giúp họ nhanh chóng hồi tưởng lại các sự kiện đã
quên. Khi được nhìn thấy các vật chứng có liên quan, nó sẽ tác động mạnh đến trí
nhớ làm cho họ nhớ lại được chính xác các vấn đề liên quan đến vụ án. Thực tế,
phương pháp này được sử dụng khi điều tra viên đã thu được chứng cứ có giá trị
chứng minh cao và đã được xác minh thẩm tra.
Tóm lại, việc sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin đúng lúc, bất ngờ sẽ
làm cho đối tượng bị đối chất phải thay đổi tư duy, thành thật khai báo. Phương
pháp này kết hợp với các phương pháp tác động khác sẽ làm cho đối chất được
thành công.
3.

Phương pháp thuyết phục:
Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho

người bị tác động nhằm giúp họ nhận thức rõ đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn, về các
vấn đề có liên quan tới họ. Từ đó làm họ thay đối cách nhìn nhận và thay đổi thái
độ, đồng thời hình thành cách nhìn mới, thái độ mới phù hợp với yêu cầu của hoạt
động tố tụng.
Tác dụng của phương pháp này là phục vụ việc chất vấn, xét hỏi khi tiến
hành đối chất. Đồng thời nó cũng có tác dụng lâu dài là cảm hoá tư tưởng, giáo dục
người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm. Đây là một trong số các phương pháp được
điều tra viên đánh giá cao và thường xuyên sử dụng trong tác động tâm lý người
đối chất. Phương pháp này được áp dụng vào việc chuẩn bị tâm lý cho người đối
5



chất, giúp họ nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của cuộc đối chất, đồng thời thơng
qua đó bồi dưỡng cho người đối chất cả về nội dung và phương pháp tác động tâm
lý, làm cho họ thực hiện đối với người bị đối chất có kết quả tốt hơn. Phương pháp
này cịn có tác dụng thuyết phục, cảm hóa, động viên người bị đối chất để họ thấy
không thể ngoan cố được mãi, phải khai báo trung thực.
Phương pháp thuyết phục chủ yếu được sử dụng qua ngôn ngữ của điều tra
viên. Tuy nhiên trong thực tế cơ quan điều tra đã sử dụng thành công thông qua
một số các chủ thể khác. Qua sự khuyên nhủ chân tình của cha, mẹ, vợ, con,... hay
sự phân tích của những người có uy tín đều có tác dụng rất lớn đến tâm lý, thái độ
khai báo của những người tham gia đối chất.
Phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý riêng của đối tượng (giới tính, lứa tuổi, dân
tộc, tính cách, khí chất ...) để lựa chọn cách thuyết phục phù hợp. Nội dung thuyết
phục phải đầy đủ và phải xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
của nhà nước. Ngoài ra nội dung thuyết phục cũng phải có căn cứ, là những vấn đề
có tính hiện thực và có sức thuyết phục cao, khơng q xa vời thực tế. Đặc biệt
trong quá trình đổi chất, điều tra viên phân tích, thuyết phục phải cụ thể, khơng hứa
hẹn những điều khơng thiết thực làm mất lịng tin của người bị đổi chất.
Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới tư duy của đối tượng bị tác động.
Thuyết phục cảm hoá phải làm cho đối tượng có được những suy nghĩ mới tích cực
mà đi đến quyết định đúng đắn. Tuy nhiên khi thuyết phục họ, điều tra viên không
được hứa hẹn, lừa dối hay làm cho đối tượng hiểu rằng cứ khai nhận sẽ được tha
bổng hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều tra viên chỉ nên tác động để
đối tượng thấy được cái lợi của việc khai báo.
Điều tra viên phải thực sự có uy tín, có ảnh hưởng đến những người bị đối
chất. Họ thường là người có trình độ vững vàng, am hiểu tâm lý, có khả năng phân
6


tích lý giải các vấn đề, đặc biệt là trong trường hợp người bị đối chất có học vấn

cao. Thuyết phục cảm hoá một con người, thay đổi được suy nghĩ của họ khơng thể
trong một thời gian ngắn. Vì thế điều tra viên phải biết kiên trì thuyết phục, uốn nắn
nhận thức để đối tượng thực sự tin vào đường lối chính sách của Nhà nước, có như
vậy phương pháp thuyết phục mới đạt được hiệu quả.

4.

Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi tư duy:
Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi tư duy là đặt một loạt câu hỏi chi tiết để

khám phá sự thiếu rõ ràng về một khối lượng lớn những thông tin của đối tượng đã
đưa ra lời khai man về sự kiện.
Cách thức của phương pháp này là bằng việc đưa ra các câu hỏi và cách đặt
câu hỏi buộc đối tượng khai man khi trả lời phải liên hệ với sự kiện thực tế đã xảy
ra, tư duy của họ luôn phải định hướng về những sự kiện đó. Nó dẫn dắt người bị
tác động đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý trong lời khai của mình, giúp họ lựa chọn
thái độ khai báo tích cực. Phương pháp này cũng nhằm giúp người bị đối chất nhớ
lại những tình tiết trong vụ án được tốt hơn bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi liên
quan làm phục hồi lại trong ký ức những sự kiện tương tự mà các câu hỏi đã đề cập
đến.
Ví dụ: Bị can A đưa ra chứng cứ ngoại phạm rằng vào thời điểm xảy ra vụ án
A đang chơi tại nhà B. Do có sự thỏa thuận trước với A, khi được triệu tập để lấy
lời khai, B đã xác nhận sự việc đó. Sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư
duy, điều tra viên liên tiếp hỏi B nhiều vấn đề như: A đến nhà B lúc mấy giờ, đến
7


bằng phương tiện gì, ai ra mở cửa cho A, quần áo A mặc như thế nào, vào nhà A
ngồi ở đâu,… Tất cả những câu hỏi liên tiếp về các chi tiết rất cụ thể dẫn tới sự mâu
thuẫn trong lời khai của B.

Mục đích của việc đưa các câu hỏi này buộc họ phải liên tục giải quyết các
nhiệm vụ của tư duy được đặt ra một cách căng thẳng, dẫn đến xung đột tâm lý
mạnh mẽ và đến một mức độ nhất định sẽ không thể giải quyết được bằng cách bịa
đặt nữa. Bởi vì tâm lý của đối tượng khai man thường lo lắng, hoang mang. Vì vậy,
khi bị hỏi dồn dập, chi tiết đến những vấn đề liên quan đến hành vi của mình sẽ
khiến họ xuất hiện tâm lý bị cuống, không trả lời được các câu hỏi hoặc trả lời
được lại có sự mâu thuẫn nên cuối cùng cũng phải khai đúng sự thật.
Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau: Chú ý phân
biệt trường hợp người bị tác động cố ý khai báo gian dối với trường hợp do trình
độ, khả năng diễn đạt kém, do trạng thái tâm lý khơng bình tĩnh, hay do có sự nhầm
lẫn mà lời khai có sự mâu thuẫn, để từ đó có các phương pháp khác nhau để tác
động. Bên cạnh đó, điều tra viên cũng cần chú ý phát hiện chính xác những mâu
thuẫn, những điều bịa đặt mà người bị đối chất khai. Khi đã xác định được lời khai
giả dối, điều tra viên cần có sự chuẩn bị chu đáo các câu hỏi chi tiết. Những câu hỏi
đó phải có sự tính tốn logic để có thể vạch trần được thái độ khai báo ngoan cố
của đối tượng. Phải tính tốn kỹ các trường hợp người bị tác động sẽ bác bỏ hay có
lập luận ngụy biện, điều tra viên phải bình tĩnh, nhưng nếu cần vẫn có thể tỏ ra gay
gắt trước sự vịng vo của đối tượng.
5.

Phương pháp ám thị gián tiếp:
Ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý được thực hiện bằng cách

chủ thể tác động đưa ra những câu hỏi và thơng tin về sự kiện nào đó khơng có
quan hệ trực tiếp đến vụ án nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống riêng tư
8


của người bị tác động, nhằm làm cho họ tự hiểu rằng những vấn đề đó mà chủ thể
tác động đã biết thì chắc những vấn đề khác về vụ án, về hành vi của mình chắc

chắn các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã biết hoặc sẽ biết. Từ đó, người bị tác
động phải suy nghĩ, cân nhắc và thay đổi thái độ của mình.
Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong hoạt động đối chất. Những
tình tiết, sự kiện được cung cấp có ý nghĩa quan trọng cần có sự chính xác và ảnh
hưởng tới kết quả của cuộc điều tra. Để gợi nhớ các điều tra viên có thể dùng nhiều
thơng tin khác nhau tác động tới những người bị đổi chất, bao gồm: Lời nói, chữ
viết, hình ảnh, đồ vật, con người, tình huống ... Đây là những phương tiện tác động
hiệu quả và được điều tra viên đưa ra nhằm giúp những người bị tác động dễ dàng
nhớ lại chính xác những tình tiết liên quan đến vụ án, điều tra viên có thể tạo tình
huống dẫn dắt hay đưa ra những thơng tin có mối liên hệ với các vấn đề cần nhớ, để
giúp họ nhớ lại chính xác và đầy đủ hơn.

III.

Thực trạng việc vận dụng các phương pháp tác động tâm lý trong đối
chất:
Hoạt động đối chất là một trong những hoạt động điều tra mang lại hiệu quả

cao nhưng trên thực tế hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần được
giải quyết.
Trên thực tế có trường hợp việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý
người tham gia đối chất không đạt được hiệu quả mong muốn, trái lại, còn làm cho
đối tượng ngoan cố, lì lợm hơn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tiêu tra viên
chưa thực sự quan tâm nghiên cứu áp dụng các phương pháp tác động tâm lý để
hiểu về các phương pháp một cách khoa học và đầy đủ. Bởi tác động tâm lý là một

9


q trình diễn ra lâu dài, đồng bộ chứ khơng phải là những tác động đơn lẻ, tự phát

nhằm dần dần thay đổi nhận thức, quan điểm,… của người bị tác động.
Việc sử dụng cịn dập khn, máy móc, thiếu tính linh hoạt, sáng tạo do chưa
hiểu được bản chất, cách áp dụng của từng phương pháp. Do vậy đã không phát
huy được các ưu điểm của từng phương pháp, hiệu quả tác động không cao. Mặt
khác, cũng như chưa có sự hiểu biết đầy đủ và có hệ thống tác động tâm lý nên
trong thực tế: nhiều trường hợp việc áp dụng các phương pháp tác động tâm lý đối
với người tham gia đối chất cịn mang tính tự phát, và khơng theo quy trình chung
thống nhất, khơng đồng bộ. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế đến kết quả chung
của tồn bộ q trình điều tra.

IV.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng các phương
pháp tác động tâm lí trong đối chất:
Để vận dụng hiểu quả hơn các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động

đối chất, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:


Chủ thể tác động phải là người nắm vững chun mơn nghiệp vụ, có tri thức, hiểu
biết về quy luật hình thành và phát triển tâm lý của con người. Phải xác định rõ
mục đích, lập kế hoạch q trình tác động, cũng như phải tính đến các phản ứng
của người bị tác động. Phải chú ý tới những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác
động làm cho các bên tham gia đối chất cảm thấy yên tâm, tự tin, khơng bị phân tán



tư tưởng.
Tính tích cực của người bị tác động luôn được coi là một trong các yếu tố cần thiết
đảm bảo cho quá trình tác động tâm lý đạt hiệu quả. Nội dung và phương pháp tác

động tâm lý phải phù hợp với từng người bị tác động. Những thông tin đưa ra phải
liên quan đến những vấn đề mà người bị tác động đang quan tâm, buộc họ phải suy
10


nghĩ và đi đến thay đổi nhận thức, trạng thái tâm lý trong việc khai báo, trình bày


với chủ thể tác động.
Các phương pháp tác động tâm lý thường được sử dụng trong hoạt động đối chất có
quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình tác động đến tâm lý người
tham gia đối chất, hướng họ tới thái độ tích cực trong khai báo. Để hoạt động đối
chất đại hiệu quả cao, điều tra viên phải tiến hành sử dụng đồng bộ các phương
pháp tác động tâm lý. Để sử dụng các phương pháp này có hiệu quả, trước hết điều
tra viên phải nắm vững nội dung, điều kiện, hoàn cảnh áp dụng cũng như giới hạn
cho phép của mọi phương pháp tác động tâm lý. Tránh sử dụng tuỳ tiện gây hậu



quả xấu trong quá trình đổi chất.
Việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý phải tùy từng trường hợp cụ thể và
phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng các đặc điểm tâm lý của những
người tham gia đối chất. Hoạt động đối chất phải tiến hành theo quy trình thống
nhất, đồng bộ, cần tránh sự tự phát khơng mang lại hiệu quả cao trong đối chất.
KẾT LUẬN
Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy các phương pháp tác động tâm lý
đóng một vai trị rất quan trọng trong đối chất. Tuy nhiên việc áp dụng trên thực
tiễn vẫn cịn tồn tại một số bất cập, vì vậy, để vận dụng tốt nhất những phương thức
tác động tâm lý trong hoạt động đối chất, cần có các biện pháp cụ thể nhằm khắc
phục hạn chế, góp phần xác định sự thật khách quan trong quá trình giải quyết vụ

án một cách hiệu quả.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Quốc Hội (2015), Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.

2.

Đặng Thanh Nga (2019), Giáo trình Tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học Luật

3.

Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân.
Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, (2010), Giáo trình Tâm lý học Tư pháp, Nxb.

4.

Giáo dục Việt Nam.
Hồng Thị Minh Sơn (2019), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam,

5.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân.
Lê Nguyên Thanh (2016), Tâm lý học tư pháp, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí

6.


Minh, TP. Hồ Chí Minh.
Chu Liên Anh, Dương Thị Loan (2010), Tâm lý học tư pháp: hướng dẫn trả lời

7.

lý thuyết, giải bài tập tình huống và trắc nghiệm, Nxb. Chính trị - Hành chính.
Vũ Dung (2000), Từ điển Tâm lý học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn

8.

Quốc gia, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Phạm Thanh Bình (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự 2015,
Nxb. Cơng an Nhân dân.

12


13



×