Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo " Một số vấn đề pháp lí về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.05 KB, 13 trang )



nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học số 8/2011 25




ThS. Trần Vũ Hải *
o him nhõn th (BHNT) l loi nghip
v bo him cho trng hp ngi
c bo him sng hoc cht.
(1)
Do tớnh
cht l loi hỡnh bo him nhm bo v cuc
sng ca ngi c bo him nờn gia hỡnh
thc BHNT v hỡnh thc bo him xó hi cú
nhng tng ng nht nh v c ch bo
him. Tuy nhiờn, BHNT khỏc vi bo him
xó hi v bn cht. BHNT l dch v ti chớnh
ca nn kinh t th trng, theo ú, nú c
biu hin ra l sn phm c th (gi l sn
phm BHNT) cú th c mua (bi bờn mua
bo him) v c bỏn (bi doanh nghip
kinh doanh BHNT). Trong khi ú, bo him
xó hi khụng c coi l dch v ti chớnh
theo ỳng ngha vỡ nú n thun l c ch bo
m an sinh xó hi cho ngi lao ng vi ba
bờn tham gia l ch s dng lao ng, ngi
lao ng v nh nc.
(2)



Bi vit ny phõn tớch nhng vn lớ
lun c bn v sn phm BHNT nh bn cht
phỏp lớ ca sn phm bo him, phõn loi sn
phm bo him, t ú xỏc nh v mt lớ lun
khung phỏp lớ c bn iu chnh hot ng
kinh doanh sn phm BHNT Vit Nam.
1. Bn cht ca sn phm BHNT
BHNT c doanh nghip bo him
(DNBH) thit k thnh loi sn phm dch
v thng mi phc v khỏch hng ca
mỡnh. Theo T in Blacks Law, sn phm
c hiu l nhng gỡ c phõn phi qua
hot ng thng mi, s dng v tiờu
dựng v thng cú mt hoc mt s c tớnh
sau: 1) mt ti sn hu hỡnh; 2) kt qu ca
vic ch to hoc ch bin; 3) th ó i qua
mt chui phõn phi thng mi trc khi
c s dng hoc tiờu dựng.
(3)
Khỏi quỏt li,
sn phm l phm trự ch cỏi m con ngi cú
th to ra nhm phc v cho cuc sng con
ngi. T cỏch hiu ny, cú th a ra nh
ngha v sn phm BHNT nh sau: Sn phm
BHNT l dch v thng mi m DNBH
cung ng cho bờn mua bo him vi iu
kin l bờn mua bo him np phớ bo him
theo tho thun trong hp ng BHNT.
Vi cỏch thc tip cn trờn, sn phm

BHNT cú mt s c im c bn sau õy:
Th nht, sn phm BHNT cng nh cỏc
sn phm bo him khỏc, th hin ra l loi
dch v, tc l sn phm vụ hỡnh nhng cú
tớnh ti sn.
Sn phm BHNT chớnh l loi dch v
nờn cú tớnh vụ hỡnh, khụng biu hin di
hỡnh thỏi vt cht c th m thụng qua cỏc
cam kt ca DNBH i vi ngi tham gia
bo him. Li ớch c bn nht t sn phm
BHNT l c tr tin trong trng hp xy
ra s kin bo him. Bờn tham gia bo him
cú th c hng mt s li ớch khỏc nu
cú tho thun nh: c hon li mt phn
phớ bo him trong trng hp hu hp
B
* Ging viờn Khoa phỏp lut kinh t
Trng i hc Lut H Ni


nghiên cứu - trao đổi
26 tạp chí luật học số 7/2011
ng, c min np phớ bo him nu b
thng tt, bnh him nghốo v.v Nhiu
doanh nghip cũn sn sng cho ngi tham
gia bo him vay tin s dng nu hp ng
ó cú giỏ tr hon li.
Tuy sn phm bo him l dch v
thng mi nhng khỏc vi nhng dch v
thụng thng ch cung cp cho khỏch hng

nhng tin ớch hng th thụng qua cỏc giỏc
quan (nh nghe, xem, n, ng v.v.) thỡ sn
phm BHNT núi riờng v sn phm bo
him núi chung li cú tớnh ti sn, ú l bi
vỡ li ớch c bn ca khỏch hng m DNBH
phi thc hin l tr tin bo him hoc giỏ
tr hon li ca hp ng.
Th hai, sn phm BHNT cú quy trỡnh
kinh doanh tng i c bit: Doanh thu cú
trc chi phớ v chi phớ khụng chc chn cho
tng sn phm, i vi tng khỏch hng.
Trong hot ng kinh doanh bo him
núi chung v BHNT núi riờng, DNBH nhn
phớ bo him trc ri mi tr tin bo him
sau. Phớ bo him i vi DNBH v bn cht
khụng phi l chi phớ m chớnh l doanh thu
m DNBH c nhn khi cung cp sn
phm bo him cho khỏch hng. Theo cỏch
thc kinh doanh thụng thng, sn xut
mt sn phm nht nh, ch th kinh doanh
phi b ra cỏc chi phớ, sau ú bỏn hng mi
cú c doanh thu. Nhng i vi sn phm
BHNT, DNBH s nhn phớ bo him t bờn
mua bo him (v bn cht l doanh thu), ri
sau ú mi phi tr tin bo him (v bn
cht l chi phớ) khi xy ra s kin bo him.
(4)

Chớnh vỡ vy, ó cú quan im cho rng kinh
doanh bo him núi chung v BHNT núi

riờng cú chu trỡnh kinh doanh o ngc.
(5)

i vi sn phm BHNT, vic nh phớ
bo him l quỏ trỡnh k thut phc tp liờn
quan n quy lut s ụng, bng t l t vong
cng nh cỏc yu t k thut khỏc. Mi sn
phm bo him c thit k, do quyn li
ca khỏch hng khỏc nhau nờn vic nh phớ
cng khỏc nhau. ú l khụng k n trng
hp khỏch hng mua thờm cỏc sn phm bo
him b tr gia tng quyn li bo him
hoc quyn li u t ca mỡnh.
Th ba, sn phm BHNT rt a dng v cú
tớnh a mc ớch trong tng sn phm.
Do tớnh cht l nghip v bo him con
ngi nờn BHNT da trờn nguyờn tc khoỏn
s tin bo him ch khụng da trờn nguyờn
tc bi thng ngang bng tn tht nh trong
bo him phi nhõn th. Chớnh vỡ vy, kh
nng úng phớ ca khỏch hng s l yu t
quyt nh n vic la chn sn phm bo
him phự hp. Do ú, ỏp ng kh nng
np phớ khỏc nhau, cựng vi nhng nhu cu
khỏc nhau, DNBH phi thit k nhiu sn
phm BHNT phự hp vi tng nhúm
khỏch hng nht nh. ú l lớ do ti sao li
tn ti nhiu loi sn phm BHNT trờn th
trng bo him v cỏc sn phm mi xut
hin ngy cng a dng.

Th t, sn phm BHNT c th hin
thụng qua hp ng BHNT v cỏc hot
ng ca DNBH ỏp ng nhu cu liờn
quan ca khỏch hng trong quỏ trỡnh thc
hin hp ng.
C ch DNBH cung cp sn phm
BHNT l thụng qua hp ng BHNT. C
ch hp ng c phỏp lut m bo bng
cỏc quy nh nhm to v th bỡnh ng gia
cỏc bờn tham gia. Cỏc cam kt ca DNBH v


nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 27
sản phẩm bảo hiểm được cung cấp sẽ thể
hiện đầy đủ trên hợp đồng BHNT mà DNBH
kí kết với khách hàng.
Tuy nhiên, sản phẩm BHNT không đơn
thuần là các thoả thuận trên hợp đồng mà còn
là các hoạt động mà DNBH thực hiện nhằm
phục vụ quyền lợi cho khách hàng trong thời
hạn hợp đồng. Như trên đã phân tích, về cơ
bản các sản phẩm BHNT là tương đối giống
nhau giữa các DNBH, do đó sự khác biệt giữa
sản phẩm BHNT của DNBH này với sản
phẩm của DNBH khác không chỉ nằm trong
các cam kết về quyền lợi mà còn ở những
dịch vụ “chăm sóc” khách hàng. Những
DBNH có các dịch vụ tốt, thái độ phục vụ
khách hàng chu đáo tất nhiên sẽ có khả năng

cạnh tranh cao hơn trên thị trường bảo hiểm.
Thứ năm, cơ sở kĩ thuật cơ bản của sản
phẩm BHNT là quy luật về số đông, bảng tỉ
lệ tử vong, lãi suất kĩ thuật và phí bình quân.
Để thiết kế sản phẩm BHNT với tư cách
là loại hình bảo hiểm thương mại, DNBH
phải dựa trên những cơ sở kĩ thuật nhất định
nhằm cùng một lúc đạt được hai mục tiêu
song song đem lại quyền lợi cho người tham
gia bảo hiểm với mức chi phí hợp lí đồng
thời đem lại lợi nhuận cho DNBH.
Cũng giống như các sản phẩm bảo hiểm
khác, đặc trưng kĩ thuật đầu tiên của sản
phẩm BHNT là dựa trên quy luật về số
đông. Quy luật về số đông đòi hỏi việc
tham gia BHNT phải gồm nhiều người. Quỹ
bảo hiểm sẽ do nhiều người cùng đóng góp
để chi trả cho những trường hợp xảy ra tổn
thất hoặc có cam kết trả tiền của DNBH.
Bên cạnh quy luật về số đông, BHNT đã
dựa cụ thể vào cơ sở kĩ thuật thứ hai là bảng
tỉ lệ tử vong. Bảng tỉ lệ tử vong được xây
dựng dựa trên nguyên tắc thống kê với số
lượng lớn những cá nhân sống qua các độ
tuổi khác nhau. Để đảm bảo công bằng, pháp
luật một số quốc gia đã quy định về bảng tỉ
lệ tử vong làm cơ sở cho các DNBH tính
toán mức phí bảo hiểm đối với khách hàng.
Cơ sở kĩ thuật cơ bản tiếp theo của sản
phẩm BHNT là lãi suất kĩ thuật. Do hầu hết

các sản phẩm BHNT đều có tính tiết kiệm,
nên để cạnh tranh, DNBH phải đảm bảo
mức lãi suất hợp lí tối thiểu nhất định để thu
hút người tham gia bảo hiểm gọi là lãi suất
kĩ thuật. Mức lãi suất này thường được tính
toán sao cho bù đắp được lạm phát bình
quân đối với khoản phí bảo hiểm đã nhận và
nếu có thể, gia tăng thêm quyền lợi cho
người tham gia bảo hiểm. Về lí thuyết, lãi
suất kĩ thuật thường dựa trên các căn cứ
như lãi suất huy động vốn không kì hạn của
ngân hàng thương mại, lãi suất bình quân
trái phiếu Chính phủ, v.v
(6)

Cơ sở kĩ thuật cơ bản cuối cùng của sản
phẩm BHNT là việc định phí bình quân. Trên
thực tế, mức phí bảo hiểm thực (hay còn gọi
là mức phí tự nhiên) mà bên mua bảo hiểm
phải nộp sẽ khác nhau theo từng năm, từng
giai đoạn trong cuộc đời người được bảo
hiểm vì mức độ rủi ro ở mỗi giai đoạn cuộc
đời là khác nhau. Điều này gây ra những
phiền toái không chỉ cho bên mua bảo hiểm
mà cho chính DNBH trong quá trình quản lí
phí bảo hiểm. Chính vì thế trên thực tế, các
DNBH cung cấp sản phẩm BHNT đều đưa
ra mức phí bằng nhau (gọi là phí bình quân)
mà bên mua bảo hiểm phải nộp cho từng
năm. Ở những năm đầu, mức phí bảo hiểm



nghiªn cøu - trao ®æi
28 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011
sẽ cao hơn so với mức phí thực, còn những
năm cuối lại thấp hơn mức phí thực.
Thứ sáu, sản phẩm BHNT thường được
DNBH cung cấp với thời hạn tương đối dài.
Đa phần sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
đều có thời hạn bảo hiểm từ một năm trở
xuống. Tuy nhiên đối với sản phẩm BHNT,
thời hạn bảo hiểm là tương đối dài. Đối với
DNBH, thời hạn bảo hiểm dài sẽ đảm bảo cho
khả năng đầu tư của doanh nghiệp từ nguồn
phí bảo hiểm, từ đó đảm bảo được tính tiết
kiệm của hợp đồng bảo hiểm. Thời hạn bảo
hiểm dài cũng giúp cho bên mua bảo hiểm có
khả năng nộp phí bảo hiểm để tham gia
những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn, đáp
ứng được nhu cầu bảo hiểm, tiết kiệm và đầu
tư của mình.
(7)
Riêng đối với sản phẩm bảo
hiểm tử kì, do chỉ có tính chất bảo hiểm thuần
tuý nên có thể được cung cấp với thời hạn
bảo hiểm ngắn, thông thường là một năm.
Thời hạn bảo hiểm dài cũng ảnh hưởng
đến kĩ thuật quản lí đối với sản phẩm bảo
hiểm cũng như các quy định pháp luật nhằm
bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm

hoặc người thụ hưởng. Không như các sản
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, trong pháp luật
về kinh doanh BHNT ghi nhận nhiều quy
định bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo
hiểm như gia hạn nộp phí, miễn truy xét v.v
2. Các sản phẩm BHNT chủ yếu
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, BHNT ngày càng đa dạng về loại hình
sản phẩm nhằm đáp ứng những nhu cầu khác
nhau của khách hàng. Tuy nhiên, những cách
phân loại phổ biến trong hầu hết các thị
trường bảo hiểm thường dựa trên một số tiêu
chí sau đây:
- Theo cách thức cam kết bảo hiểm của
DNBH thì sản phẩm BHNT có 3 loại chủ
yếu là bảo hiểm sinh kì, bảo hiểm tử kì và
bảo hiểm hỗn hợp.
Bảo hiểm sinh kì là loại hình sản phẩm
BHNT mà theo đó, DNBH cam kết trả khoản
tiền nhất định (một lần hoặc định kì) khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm là người được bảo hiểm
sống đến thời điểm nhất định theo thoả thuận
với điều kiện là bên mua bảo hiểm đóng phí
bảo hiểm. Nói cách khác, bảo hiểm sinh kì là
loại hình sản phẩm bảo hiểm cho trường hợp
sống của người được bảo hiểm.
Sản phẩm bảo hiểm sinh kì thuần tuý
hiện nay hầu như không được các DNBH
triển khai vì hai lí do chính: Một là mức độ
bảo vệ của loại hình bảo hiểm này không

cao, trong khi đó trên thị trường hiện nay có
những sản phẩm tài chính khác hấp dẫn hơn
ở mức lợi tức thu được như gửi tiền tiết kiệm
hoặc mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu v.v.;
hai là chính sách an sinh xã hội của nhà
nước ngày càng tốt hơn, đặc biệt là ở những
nước phát triển, đã làm giảm nhu cầu bảo vệ
từ sản phẩm bảo hiểm sinh kì.
Chính vì vậy, hầu như các DNBH hiện
nay chỉ cung cấp sản phẩm bảo hiểm sinh kì
trả tiền định kì (thường được biết đến với tên
gọi là niên kim nhân thọ). Ở sản phẩm này,
bên mua bảo hiểm có thể nộp phí bảo hiểm
một lần hoặc định kì, sau đó từ thời điểm
thoả thuận, DNBH sẽ định kì trả tiền bảo
hiểm cho người được bảo hiểm cho đến khi
người đó qua đời hoặc đến thời điểm nhất
định. Nếu DNBH cam kết trả tiền bảo hiểm
định kì cho đến khi nào người được bảo
hiểm qua đời thì đó là sản phẩm bảo hiểm
hưu trí tự nguyện.
(8)



nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 29
Sản phẩm bảo hiểm có những cam kết
ngược lại so với bảo hiểm sinh kì là bảo
hiểm tử kì. Bảo hiểm tử kì là sản phẩm

BHNT mà theo đó, DNBH cam kết trả
khoản tiền nhất định khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm là người được bảo hiểm chết trong thời
hạn bảo hiểm. Bảo hiểm tử kì có đặc trưng là
chỉ có yếu tố bảo vệ mà không có tính tiết
kiệm. DNBH chỉ phải trả tiền bảo hiểm nếu
người được bảo hiểm chết trong thời gian bảo
hiểm nên nghĩa vụ này là không chắc chắn.
Chính vì thế, tổng số phí bảo hiểm tử kì
thường thấp hơn nhiều so với số tiền bảo hiểm
mà DNBH cam kết trả cho người thụ hưởng.
Trong các sản phẩm bảo hiểm tử kì có
sản phẩm tương đối đặc biệt là bảo hiểm
trường sinh (hay bảo hiểm trọn đời). Ở sản
phẩm này, DNBH sẽ trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng khi người thụ hưởng qua
đời bất cứ khi nào, miễn là hợp đồng bảo
hiểm còn hiệu lực.
(9)
Bảo hiểm trường sinh
có tính bảo vệ cao nhưng nó đòi hỏi việc
tham gia bảo hiểm phải được duy trì lâu dài.
Sản phẩm BHNT được ưa chuộng nhất
trên thị trường hiện nay là bảo hiểm hỗn hợp.
Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình BHNT mà
theo đó, DNBH cam kết trả khoản tiền nhất
định (một lần hoặc định kì) khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm là người được bảo hiểm sống đến
thời điểm hết thời hạn bảo hiểm hoặc chết
trong thời hạn bảo hiểm.

Bảo hiểm hỗn hợp là sản phẩm phổ biến
vì tính đa mục đích của nó. Trước tiên, nó có
đầy đủ tính bảo vệ như loại hình bảo hiểm tử
kì nhưng lại có tính tiết kiệm và đầu tư như
bảo hiểm sinh kì. DNBH chắc chắn sẽ phải
trả tiền bảo hiểm tuỳ thuộc vào sự kiện bảo
hiểm nào xảy ra trước: Người được bảo hiểm
chết trong thời hạn bảo hiểm hoặc hết thời
hạn bảo hiểm mà người được bảo hiểm vẫn
còn sống. Các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp
hiện nay rất đa dạng và có nhiều tên gọi khác
nhau tuỳ theo cách đặt tên của DNBH cũng
như các quyền lợi mà DNBH dành cho
khách hàng.
- Nếu phân loại theo sự kết hợp giữa
BHNT và các sản phẩm phi bảo hiểm do
DNBH cung cấp thì sản phẩm BHNT có hai
loại là sản phẩm BHNT thuần tuý và sản
phẩm bảo hiểm BHNT liên kết đầu tư.
Sản phẩm BHNT thuần tuý là sản phẩm
bảo hiểm có đầy đủ các thuộc tính của
BHNT, không kèm theo các lợi ích gia tăng
về đầu tư. Trong sản phẩm BHNT thuần tuý
cũng có những lợi ích gia tăng (quyền lợi bổ
sung) từ những sản phẩm bảo hiểm bổ trợ
được mua kèm nhưng các lợi ích này chỉ
nhằm gia tăng quyền lợi bảo hiểm, chứ không
phải quyền lợi về đầu tư.
Sản phẩm BHNT liên kết đầu tư là sản
phẩm BHNT mà ngoài những quyền lợi bảo

hiểm giống như sản phẩm BHNT thuần tuý,
bên mua bảo hiểm còn được tham gia vào
quỹ đầu tư của DNBH và được chia lãi đầu
tư từ quỹ này. Cho đến nay, sản phẩm
BHNT liên kết đầu tư có hai dạng cơ bản là
liên kết đầu tư chung và liên kết đầu tư đơn
vị. Ở sản phẩm BHNT liên kết đầu tư chung
(universal life), bên bảo hiểm được hưởng
kết quả đầu tư từ quỹ đầu tư chung và
không thấp hơn mức cam kết tối thiểu do
DNBH đưa ra.
(10)
Còn ở sản phẩm BHNT
liên kết đầu tư đơn vị (unit-linked life), bên


nghiên cứu - trao đổi
30 tạp chí luật học số 7/2011
mua bo him c quyn la chn u t
phớ bo him ca mỡnh mua cỏc n v
ca mt hoc nhiu qu u t liờn kt n
v do DNBH thnh lp, c hng ton b
kt qu u t v chu mi ri ro u t t
cỏc qu liờn kt n v ó la chn tng
ng vi phn phớ bo him ó u t.
(11)

V nguyờn tc, phớ bo him trong cỏc
sn phm bo him liờn kt u t c
tỏch bch gia phn phớ dnh cho bo him

v phn phớ dnh cho u t. Trong phn
phớ dnh cho u t, bờn mua bo him cú
t cỏch nh l nh u t u thỏc, chu
trỏch nhim i vi khon u t ca mỡnh
theo tho thun vi DNBH. Sn phm bo
him liờn kt u t gúp phn lm gia tng
yu t u t ca sn phm BHNT, giỳp th
trng BHNT cú kh nng cnh tranh thu
hỳt vn vi cỏc b phn khỏc ca th trng
ti chớnh nh th trng chng khoỏn, th
trng tin t v.v
Ngoi nhng tiờu chớ phõn loi trờn õy,
sn phm BHNT cũn c phõn loi thnh
bo him chớnh thc, bo him tm thi, bo
him nhúm, bo him cỏ nhõn v.v Do
khụng cú iu kin trỡnh by õy, ngi
vit xin c phõn tớch mt bi vit khỏc.
3. Khung phỏp lut iu chnh hot
ng kinh doanh sn phm bo him
nhõn th
Cú th cú nhiu la chn khỏc nhau ca
mi quc gia trong vic xỏc nh v trớ ca
b phn phỏp lut v sn phm BHNT l
nm õu trong h thng cỏc quy nh v
kinh doanh bo him, tu thuc vo cu trỳc
phỏp lut ca quc gia ú cng nh nhng
yờu cu xut phỏt t thc tin kinh t xó hi.
Australia, cỏc quy nh v sn phm BHNT,
cng nh hot ng ca DNBH kinh doanh
BHNT tp trung o lut BHNT nm 1995,

tuy nhiờn nhiu vn chung v hp ng bo
him cng nh vic qun lớ, giỏm sỏt cỏc kờnh
phõn phi trung gian li chu s iu chnh ca
Lut hp ng bo him nm 1984. Cng
hũa liờn bang c, cỏc quy nh v ni dung
sn phm BHNT cng nh kờnh phõn phi
qua i lớ c quy nh ti Lut hp ng
bo him nm 1994, trong khi ú, nhng vn
khỏc v kinh doanh BHNT c quy nh
ti Lut giỏm sỏt cỏc DNBH nm 1995.
Thỏi Lan, hot ng kinh doanh BHNT c
quy nh trong o lut bo him nhõn th
nm 1992. Tuy nhiờn, B lut dõn s v
Thng mi nc ny cng iu chnh mt
s ni dung v hp ng BHNT trong cỏc
quy nh v hp ng bo him núi chung.
Vit Nam, hot ng kinh doanh bo
him núi chung v kinh doanh BHNT núi
riờng c quy nh trong Lut kinh doanh
bo him nm 2000 (sa i, b sung nm
2010). Mt s ni dung chi tit v kinh
doanh BHNT c quy nh trong cỏc vn
bn di lut nh ngh nh, quyt nh v
thụng t. Trong B lut dõn s nm 2005
cng cú mt s quy nh v hp ng bo
him núi chung v hp ng bo him i vi
tớnh mng núi riờng vi t cỏch l loi hp
ng dõn s thụng dng.
(12)


Do nhng c thự v lnh vc kinh
doanh sn phm BHNT, phỏp lut Vit Nam
cng nh nhiu quc gia trờn th gii thng
quy nh nhng vn c bn sau õy:


nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 31
* Quy định về DNBH cung cấp sản phẩm
BHNT
Chủ thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm nói
chung và sản phẩm BHNT nói riêng là
DNBH. Pháp luật các quốc gia trên thế giới
đều có quan điểm chung là chủ thể cung cấp
sản phẩm BHNT là chủ thể kinh doanh (gọi
là doanh nghiệp, công ti hoặc những tên gọi
có nghĩa tương tự).
Là lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng
tương đối sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội,
hầu hết các quốc gia đều yêu cầu DNBH
phải được cấp phép thành lập sau khi chứng
minh đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện do
pháp luật quy định. Ví dụ: Theo quy định
của pháp luật Cộng hòa Pháp, công ti bảo
hiểm chỉ được thành lập sau khi được cấp
giấy phép của Bộ kinh tế và tài chính và
công ti này chỉ được hoạt động trong phạm
vi giấy phép được cấp.
(13)
Theo pháp luật

Australia, DNBH phải được cấp phép bởi Cơ
quan quản lí cẩn trọng Australia (APRA)
(14)

Ở Mỹ, DNBH muốn hoạt động còn phải xin
giấy phép của cả cấp liên bang và cấp bang
(nơi tiến hành kinh doanh).
(15)
Theo Hiệp hội
quốc tế các nhà giám sát bảo hiểm (IAIS),
những điều kiện chung nhất mà DNBH cần
đáp ứng khi muốn được cấp phép là điều kiện
về quy mô vốn, có trụ sở chính ổn định, năng
lực của người quản trị, điều hành, kế hoạch
kinh doanh rõ ràng và đảm bảo rằng hoạt động
kinh doanh bảo hiểm là hoạt động chính của
doanh nghiệp.
(16)

Trong lĩnh vực bảo hiểm, thông thường
được chia thành hai nghiệp vụ cơ bản là bảo
hiểm phi nhân thọ và BHNT. Sự phân chia này
chủ yếu dựa trên những đặc điểm kĩ thuật của
hai loại hình bảo hiểm này.
(17)
Chính vì vậy,
pháp luật nhiều quốc gia có quy định phải
tách bạch hai nghiệp vụ bảo hiểm nói trên. Ví
dụ, theo quy định của pháp luật Nhật Bản,
một DNBH phải được Thủ tướng Chính phủ

cấp phép và chỉ được quyền thực hiện một
trong hai nghiệp vụ là kinh doanh BHNT
hoặc phi nhân thọ.
(18)
Ở một số quốc gia có
thị trường bảo hiểm phát triển như nước Anh,
DNBH có thể đồng thời cung cấp sản phẩm
BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ nhưng pháp
luật thường yêu cầu phải có sự tách bạch về
quản lí tài sản và hoạt động kinh doanh giữa
hai loại nghiệp vụ bảo hiểm.
(19)

Theo quy định của pháp luật Việt Nam,
DNBH được thành lập và hoạt động khi
thoả mãn những điều kiện theo quy định
của pháp luật và phải được Bộ tài chính cấp
phép.
(20)
Pháp luật Việt Nam cũng quy định,
DNBH không được phép đồng thời kinh
doanh BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ
trường hợp doanh nghiệp BHNT kinh
doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo
hiểm tai nạn con người để bổ trợ cho
BHNT.
(21)
DNBH theo quy định của pháp
luật Việt Nam bao gồm các loại hình công ti
cổ phần, công ti trách nhiệm hữu hạn và tổ

chức bảo hiểm tương hỗ.
(22)

* Quy định về phê chuẩn sản phẩm BHNT
Tương tự pháp luật của nhiều nước, pháp
luật Việt Nam quy định sản phẩm BHNT là
do DNBH tự thiết kế xây dựng trên cơ sở
quyền tự chủ kinh doanh, Nhà nước tạo điều
kiện thuận lợi cho các DNBH trong việc
nghiên cứu, phát triển các sản phẩm bảo hiểm
nói chung, trong đó có sản phẩm BHNT.
(23)

Tuy nhiên, sản phẩm BHNT khác với các


nghiªn cøu - trao ®æi
32 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011
sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ ở chỗ,
DNBH muốn cung cấp sản phẩm BHNT ra
thị trường thì cần phải đáp ứng một thủ tục
pháp lí là sự phê chuẩn của cơ quan quản lí
nhà nước có thẩm quyền. Phê chuẩn là thủ
tục pháp lí do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện bày tỏ sự chấp thuận đối với
sản phẩm BHNT sẽ được DNBH cung cấp ra
thị trường. Mục đích của việc phê chuẩn
trước hết là để cơ quan nhà nước thẩm tra
tính hợp pháp và cả tính hợp lí của sản phẩm
BHNT. Nếu sản phẩm BHNT có nội dung

trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì sản
phẩm đó không được phép triển khai. Sở dĩ
cần phải có thủ tục phê chuẩn sản phẩm
BHNT là do nó được DNBH thiết kế và
không có sự tham gia của bên mua bảo hiểm.
Mặt khác, sản phẩm BHNT luôn dành cho số
đông người tham gia bảo hiểm nên cần đảm
bảo sự công bằng cho những chủ thể này
trong mối quan hệ với DNBH.
Rất nhiều quốc gia có những quy định
khá chặt chẽ về việc phê chuẩn sản phẩm
BHNT. Ví dụ, theo quy định của pháp luật
Thái Lan, hợp đồng BHNT bao gồm cả các
tài liệu liên quan phải được người đứng đầu
cơ quan quản lí bảo hiểm phê chuẩn và
DNBH không được quyền cung cấp dưới bất
kì hình thức nào khác.
(24)
Theo pháp luật Ấn
Độ, sản phẩm BHNT cũng phải được đăng kí
với cơ quan quản lí của chính quyền trung
ương.
(25)
Tuy nhiên, một số quốc gia có thị
trường BHNT phát triển thường có những
quy định “lỏng” hơn. Ví dụ: Ở Anh và
Australia, các sản phẩm BHNT không nhất
thiết phải được cơ quan quản lí nhà nước phê
chuẩn nhưng phải tuân theo các quy định
pháp luật về BHNT. Trong trường hợp các cơ

quan này cho rằng nội dung sản phẩm bảo
hiểm đã xâm phạm đến lợi ích khách hàng,
thì họ có quyền yêu cầu thay đổi những nội
dung đó.
(26)
Trong khi đó ở Đức cũng không
yêu cầu bắt buộc sản phẩm BHNT phải được
phê chuẩn nhưng DNBH phải nộp tất cả
những tài liệu cần thiết về sản phẩm bảo hiểm
sẽ cung cấp cho khách hàng khi muốn được
cấp phép kinh doanh bảo hiểm.
(27)

Tại Việt Nam, pháp luật quy định các
sản phẩm BHNT và sản phẩm bảo hiểm bổ
trợ muốn được triển khai thì phải được Bộ
tài chính phê chuẩn.
(28)
Để đảm bảo sản
phẩm BHNT được xây dựng đúng với chính
sách của Nhà nước, pháp luật Việt Nam đã
đưa ra các nguyên tắc khi xây dựng sản
phẩm BHNT như phải đảm bảo tuân thủ
pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực
đạo đức, văn hoá và phong tục, tập quán của
Việt Nam; ngôn ngữ sử dụng phải chính xác,
đơn giản, dễ hiểu, các thuật ngữ chuyên môn
cần phải định nghĩa rõ ràng; thể hiện rõ ràng,
minh bạch các nội dung chủ yếu của hợp
đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm phải được xây

dựng dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả
năng thanh toán của DNBH và phải tương
ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm.
Về thủ tục phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm,
pháp luật quy định DNBH cần chuyển cho
Bộ tài chính những tài liệu cần thiết cũng
như cần giải trình cho những nội dung của
sản phẩm BHNT. Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ tài chính
phải chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận sản
phẩm BHNT đó.
(29)



nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 33
* Quy định về phân phối sản phẩm BHNT
Phân phối sản phẩm BHNT là quy trình
nhằm đưa sản phẩm BHNT đến với khách
hàng. Nói cách khác, phân phối sản phẩm
BHNT là cách thức mà thông qua đó, hợp
đồng BHNT được kí kết và thực hiện. Ở Việt
Nam, các kênh phân phối sản phẩm BHNT
tương đối mở rộng thông qua việc pháp luật
quy định sản phẩm BHNT có thể được
DNBH phân phối thông qua bán trực tiếp,
thông qua đại lí hoặc môi giới bảo hiểm,
thông qua đấu thầu và các hình thức khác phù
hợp với quy định của pháp luật.

(30)
Như vậy,
về cơ bản, các quy định về kênh phân phối
sản phẩm BHNT theo pháp luật Việt Nam
cũng phù hợp với thông lệ chung của thế giới.
Đối với kênh phân phối qua trung gian,
để đảm bảo chất lượng dịch vụ bảo hiểm cũng
như bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo
hiểm, pháp luật nhiều quốc gia đưa ra các quy
định về điều kiện hoạt động của đại lí bảo
hiểm và môi giới bảo hiểm. Một số quốc gia
còn yêu cầu đại lí bảo hiểm phải được cấp
giấy phép hành nghề theo các điều kiện hết
sức chặt chẽ. Ví dụ: Theo pháp luật Cộng hòa
Singapore thì một đại lí bảo hiểm chỉ được
hoạt động nếu được cơ quan quản lí tiền tệ
nước này cấp giấy phép, chịu sự giám sát với
những yêu cầu cao về tính trung thực và đạo
đức nghề nghiệp.
(31)

Theo quy định của pháp luật Việt Nam,
đại lí bảo hiểm có thể là cá nhân hoặc tổ
chức, trong khi đó môi giới bảo hiểm phải
được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp
nhưng đều phải tuân thủ các điều kiện của
pháp luật (mà chủ yếu là điều kiện về năng
lực và chuyên môn nghiệp vụ).
(32)
Đại lí bảo

hiểm phải được đào tạo tại các cơ sở đào tạo
đảm bảo chất lượng, theo những yêu cầu của
pháp luật về chương trình đào tạo và dưới sự
giám sát của Bộ tài chính.
(33)
Doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm phải do Bộ tài chính cấp
giấy phép thành lập và hoạt động với các thủ
tục thành lập tương tự như DNBH và có mức
vốn pháp định là 4 tỉ đồng Việt Nam.
(34)

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam hiện
hành còn quy định kênh phân phối bảo hiểm
qua hình thức đấu thầu. Về bản chất, đấu
thầu là phương thức lựa chọn nhà cung cấp
hàng hoá, dịch vụ trên cơ sở đảm bảo sự
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Ở đây,
nhà cung cấp chính là DNBH còn bên mời
thầu là bên mua bảo hiểm. Pháp luật Việt
Nam quy định, việc đấu thầu bảo hiểm được
thực hiện theo các quy định pháp luật về đấu
thầu trên cơ sở đảm bảo sự minh bạch, cạnh
tranh bình đẳng và công bằng giữa các
DNBH tham gia đấu thầu.
(35)

Kênh phân phối qua ngân hàng (bancasurance,
asure banking) đã phát triển nhanh chóng
trong những năm gần đây và được coi là

kênh phân phối sản phẩm BHNT quan trọng
trong tương lai. Sở dĩ kênh phân phối qua
ngân hàng được khách hàng ưa chuộng là vì
các ngân hàng có nhiều lợi thế như hệ thống
cơ sở giao dịch, hệ thống hỗ trợ thanh toán
cũng như thương hiệu. Bên cạnh đó, các
ngân hàng có thể kết hợp các tiện ích về sản
phẩm tiền gửi với các sản phẩm BHNT để
phục vụ khách hàng được tốt hơn. Ở một số
quốc gia châu Âu, kênh phân phối BHNT qua
ngân hàng tỏ ra vượt trội so với các kênh
phân phối truyền thống. Hiện nay ở châu Á,
kênh phân phối BHNT qua ngân hàng cũng


nghiªn cøu - trao ®æi
34 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011
đang phát triển khá nhanh ở những quốc gia
như Trung Quốc, Hongkong, Malaysia, Singapore
và Thái Lan.
(36)
Ở Việt Nam, kênh phân phối
BHNT qua ngân hàng cũng bắt đầu phát
triển trong những năm gần đây nhưng hiện
chưa có những quy định pháp luật cụ thể
điều chỉnh về vấn đề này.
(37)

* Quy định về nội dung cơ bản của hợp
đồng BHNT

Cam kết bảo hiểm cũng như quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BHNT
được thể hiện bằng hợp đồng. Hợp đồng
BHNT là sự thoả thuận giữa bên mua bảo
hiểm và DNBH về việc DNBH cam kết bảo
hiểm cho tuổi thọ của người được bảo hiểm,
với điều kiện bên mua bảo hiểm phải đóng
phí bảo hiểm; DNBH sẽ trả tiền bảo hiểm cho
người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng
nếu người được bảo hiểm sống hoặc chết
trong thời gian thoả thuận.
(38)
Một cách ngắn
gọn, hợp đồng BHNT là thoả thuận giữa
DNBH và bên mua bảo hiểm mà theo đó,
DNBH sẽ cung cấp cho bên mua bảo hiểm
sản phẩm BHNT nhất định trên cơ sở bên
mua đóng phí bảo hiểm.
Hầu hết pháp luật các quốc gia đều quy
định về nội dung cơ bản của hợp đồng
BHNT cũng như các quy định về hình thức
hợp đồng. Lí do quan trọng để giải thích cho
việc có quy định này là việc hợp đồng
BHNT thường bao gồm những nội dung rất
phức tạp và tương đối khó hiểu đối với
những người có nhận thức bình thường.
Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người
tham gia bảo hiểm, pháp luật các quốc gia ở
những chừng mực khác nhau, đều có những
quy định về nội dung cơ bản của hợp đồng

BHNT.
(39)
Nhiều nước không lựa chọn việc
quy định cụ thể nội dung của hợp đồng
BHNT bao gồm những vấn đề gì nhưng có
quy định về một số nội dung mà các bên bắt
buộc phải thoả thuận trong hợp đồng. Ví dụ,
theo pháp luật Đức, nếu các bên thoả thuận
trái với một số điều đã quy định trong Luật
hợp đồng bảo hiểm thì thoả thuận đó không
có hiệu lực pháp luật.
(40)

Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy
định cụ thể nội dung cơ bản của hợp đồng
BHNT nhưng có quy định về nội dung cơ bản
của hợp đồng bảo hiểm nói chung.
(41)
Bên
cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng quy định về
một số thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
hợp đồng, trách nhiệm cung cấp thông tin, các
trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm,
v.v
(42)
Riêng đối với hợp đồng BHNT, pháp
luật còn quy định một số nội dung đặc thù chỉ
có ở sản phẩm BHNT như quyền lợi có thể
được bảo hiểm, trách nhiệm thông báo đúng

tuổi, nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm và một số nội
dung quan trọng khác.
(43)

Về hình thức hợp đồng, hầu hết pháp
luật các quốc gia đều yêu cầu hợp đồng
BHNT phải được lập bằng hình thức văn bản
nhằm đảm bảo khả năng thực hiện đúng hợp
đồng của các bên cũng như tạo thuận lợi cho
công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Thậm chí pháp luật một
số nước còn yêu cầu in đậm một số điều
khoản quan trọng để gây sự chú ý của bên
mua bảo hiểm đối với những nội dung này.
(44)

Theo quy định của pháp luật Việt Nam,
hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng
BHNT phải được lập thành văn bản. Bằng


nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 35
chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy
chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện
báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp
luật quy định.
(45)
Pháp luật Việt Nam cũng
tương tự như các quốc gia khác cho phép

hợp đồng BHNT có thể là tập hợp nhiều văn
bản khác nhau. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh
rằng tuy là tập hợp nhiều văn bản khác nhau
nhưng tất cả những văn bản đó tạo nên hợp
đồng BHNT duy nhất, bao gồm chính xác
các quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ pháp luật BHNT.
* Quy định về giám sát hoạt động kinh
doanh sản phẩm BHNT
Do mức độ phức tạp trong kinh doanh sản
phẩm BHNT nên hoạt động này thường có sự
giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Về bản chất, có thể hiểu giám sát
hoạt động kinh doanh sản phẩm BHNT là hoạt
động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh này diễn
ra an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên cũng như đảm bảo sự phát triển
lành mạnh của thị trường BHNT. Một trong
những hoạt động giám sát là phê chuẩn sản
phẩm BHNT đã được phân tích ở trên.
Giám sát hoạt động kinh doanh sản phẩm
BHNT là một trong những khía cạnh của
giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói
chung. Do mức độ quan trọng của vấn đề
này, Hiệp hội quốc tế các nhà giám sát bảo
hiểm (The International Association of
Insurance Supervisors, viết tắt là IAIS) đã
được thành lập năm 1994 để phát triển các
nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về giám

sát bảo hiểm và cải thiện hệ thống giám sát
bảo hiểm trên thế giới thông qua sự hợp tác
và hỗ trợ lẫn nhau.
(46)
Hiện nay, các nguyên
tắc quốc tế về giám sát bảo hiểm được thực
hiện theo bộ “Các nguyên tắc cốt lõi của
bảo hiểm” (Insurance Core Principles, viết
tắt là ICP) được IAIS ban hành năm 2003.
Trên hết, các nguyên tắc của ICP đều trực
tiếp hoặc gián tiếp nhắc đến việc bảo vệ
những người tham gia bảo hiểm và phòng
chống gian lận. ICP cũng yêu cầu các cơ
quan giám sát cần phối hợp với nhau và
phối hợp với các cơ quan khác để việc giám
sát có hiệu quả hơn.
Về cơ bản, pháp luật về giám sát hoạt
động kinh doanh sản phẩm BHNT thường có
những nội dung sau đây:
- Về thẩm quyền giám sát
Hoạt động giám sát đối với lĩnh vực kinh
doanh sản phẩm BHNT thường được giao cho
các cơ quan chuyên trách. Mỗi quốc gia thường
có cơ quan chuyên trách riêng để thực hiện hoạt
động này nhằm đảm bảo tính hiệu quả cũng
như độc lập trong công tác giám sát. Ví dụ: Ở
Singapore là Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS),
ở Thái Lan là Vụ bảo hiểm thuộc Bộ thương
mại Thái Lan… Ở Việt Nam, Bộ tài chính là cơ
quan có thẩm quyền giám sát hoạt động kinh

doanh bảo hiểm nói chung, trong đó có lĩnh vực
BHNT.
(47)
Từ năm 2009, hoạt động giám sát
bảo hiểm được thực hiện trực tiếp bởi Cục quản
lí, giám sát bảo hiểm trực thuộc Bộ tài chính.
(48)

- Về nội dung giám sát
Nội dung giám sát khá đa dạng nhằm
đảm bảo cho cơ quan giám sát có khả năng
đánh giá đúng về tình hình hoạt động của
DNBH cũng như của thị trường bảo hiểm.
Theo IAIS, nội dung giám sát được tập trung
vào các lĩnh vực sau đây:
(49)



nghiªn cøu - trao ®æi
36 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011
Một là DNBH phải được cấp phép và chỉ
hoạt động trong phạm vi được cấp phép.
Hai là DNBH phải đảm bảo đáp ứng
được các yêu cầu về quản trị doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật trên cơ sở đảm
bảo quyền lợi cho các bên liên quan.
Ba là cơ quan giám sát còn có trách
nhiệm giám sát hoạt động của thị trường bảo
hiểm bằng tất cả những nguồn lực sẵn có

cũng như sự hợp tác giữa các cơ quan giám
sát với nhau nhằm phân tích các yếu tố có
khả năng tác động đến DNBH và thị trường
bảo hiểm.
Bốn là việc giám sát phải được thực hiện
nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Các
cơ quan giám sát cần đặt ra những yêu cầu tối
thiểu đối với DNBH và các trung gian trong
việc đối xử với người tiêu dùng trong các quy
định, bao gồm cả các DNBH nước ngoài bán
các sản phẩm xuyên biên giới. Nghĩa vụ cung
cấp và nhấn mạnh các thông tin quan trọng
của DNBH là hết sức quan trọng.
- Về phương thức giám sát
IAIS quy định hai phương thức giám sát
cơ bản là giám sát gián tiếp và giám sát trực
tiếp. Việc giám sát gián tiếp được thực hiện
thông qua cơ chế tiếp nhận thông tin và thực
hiện việc đánh giá thông qua các thông tin
đã tiếp nhận. Trong khi đó, với phương thức
giám sát trực tiếp, cơ quan giám sát thực
hiện việc kiểm tra tại chỗ hoạt động kinh
doanh của DNBH và sự tuân thủ của DNBH
đối với những yêu cầu của pháp luật cũng
như của cơ quan giám sát.
(50)

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành, việc giám sát DNBH dựa trên Hệ
thống chỉ tiêu giám sát đối với DNBH được

Bộ tài chính ban hành.
(51)
Nội dung giám sát
được quy định trong Luật kinh doanh bảo
hiểm và các văn bản quy định chi tiết thi
hành văn bản luật này./.

(1).Xem: Khoản 12 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm
năm 2000.
(2).Xem: Nguyễn Thị Hải Đường, “Một số giải pháp
phát triển thị trường BHNT ở Việt Nam”, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà
Nội, 2006, tr. 14.
(3).Xem: Bryan A.Garner (1999), Black’s Law
Dictionary, Nxb. West Publishing Co., USA, tr. 1225.
(4). Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hầu hết các
quốc gia đều quy định, trách nhiệm bồi thường hoặc
trả tiền của DNBH chỉ phát sinh sau khi DNBH đã
chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã nộp
khoản phí đầu tiên. Ở Việt Nam, quy định này cũng
có trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa
đổi năm 2010) (Điều 15).
(5).Xem: Nguyễn Thị Hải Đường, Sđd, tr. 9.
(6).Xem: Hồ Thủy Tiên, “Phát triển thị trường bảo
hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại
học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, tr. 13.
(7). Về mặt pháp lí, ở Việt Nam không có quy định nào
ghi nhận về thời hạn tối thiểu mà một sản phẩm BHNT
phải đáp ứng. Tuy nhiên, có quy định ghi nhận, hợp

đồng BHNT chỉ có giá trị hoàn lại sau 02 năm. Còn trên
thực tế, các DNBH ở Việt Nam chỉ cung cấp các sản
phẩm BHNT (trừ bảo hiểm tử kì) có thời hạn bảo hiểm
từ 5 năm trở lên.
(8).Xem: Jérôme Yeatman, Giáo khoa quốc tế về bảo
hiểm, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2001, tr. 180.
(9). Trong một số sản phẩm bảo hiểm tử kì loại này,
DNBH giới hạn thời gian sống của người được bảo
hiểm là 99 hoặc 100 tuổi. Tuy nhiên người được bảo
hiểm thường không phải nộp phí cho đến thời điểm đó.
(10).Xem: “Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm
liên kết chung” ban hành kèm theo Quyết định của Bộ
tài chính số 96/2007/QĐ-BTC ngày 23/11/2007.
(11).Xem: “Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm
liên kết đơn vị” ban hành kèm theo Quyết định của


nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 37

Bộ tài chính số 102/2007/QĐ-BTC ngày 14/12/2007.
(12).Xem: Các điều từ 567 đến 578 Bộ luật dân sự
năm 2005.
(13).Xem: Điều L.321.10 Bộ luật bảo hiểm Cộng
hoà Pháp.
(14). Australia, Life Insurance Act 1995.
(15).Xem: Jérôme Yeatman, Sđd, tr. 397.
(16). IAIS (1998), Supervisory Standard on Licensing,
nguồn: www.iaisweb.org/__temp/Supervi sory_stand
ard_on_licensing.pdf

(17). Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được quản
lí theo kĩ thuật phân chia, trong khi đó các sản phẩm
bảo hiểm nhân thọ lại chủ yếu được quản lí theo kĩ
thuật tồn tích.
(18).Xem: Japan, Insurance Business Act 1995,
Artice 3.
(19).Xem: Jérôme Yeatman (2001), Sđd, tr. 127.
(20).Xem: Điều 58 đến 65 Luật kinh doanh bảo hiểm
năm 2000 (sửa đổi năm 2010).
(21).Xem: Khoản 2 Điều 60 Luật kinh doanh bảo
hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010).
(22).Xem: Điều 59 Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000 (sửa đổi năm 2010).
(23).Xem: Khoản 2 Điều 2 Nghị định của Chính phủ
số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết
Luật kinh doanh bảo hiểm, khoản 2 Điều 2
(24).Xem: Điều 29, Đạo luật bảo hiểm nhân thọ Thái
Lan năm 1992.
(25).Xem: India, The Insurance Act 1938 (2002),
section 3B.
(26).Xem: Micheal Curley (2007), Luật kinh doanh
bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, mã số VITC NT02,
Tài liệu do Viện bảo hiểm và tài chính Australia –
New Zealand phối hợp với Dự án Trung tâm đào tạo
bảo hiểm Việt Nam biên soạn, Hà Nội, 4/2007, tr. 64.
(27).Xem: Điều 5 Luật giám sát các DNBH Cộng hoà
Liên bang Đức năm 1995.
(28).Xem: Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP
ngày 27/3/2007.
(29).Xem: Điều 20 và 21 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP

ngày 27/3/2007.
(30).Xem: Điều 17 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày
27/3/2007.
(31).Xem: Bộ tài chính, Luật bảo hiểm một số nước,
Nxb. Tài chính, Hà Nội, 1999, tr. 432 - 435.

(32).Xem: Điều 86, Điều 93 và các điều khác được
dẫn chiếu Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa
đổi năm 2010).
(33).Xem: Điều 31 đến 33 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP
ngày 27/3/2007.
(34).Xem: Điều 4 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày
27/3/2007 quy định về chế độ tài chính đối với
DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
(35).Xem: Điều 19 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP
ngày 27/3/2007.
(36). Phạm Thị Liên, “Bảo hiểm ngân hàng – Kênh
phân phối nhiều tiềm năng”, Tạp chí nghiên cứu kinh
tế, số 8 (303), 2003, tr. 28 - 33.
(37). Tuy nhiên, bancassuarance không phải là bất
hợp pháp vì Nghị định số 45/2007/NĐ-CP cho phép
có những kênh phân phối mà pháp luật không cấm
(điểm d khoản 1 Điều 17).
(38).Xem: Trần Vũ Hải, “Hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Luận văn thạc
sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005, tr. 8.
(39).Xem: Jérôme Yeatman (2001), sđd, tr.84 – 85.
(40).Xem: Điều 178 Luật hợp đồng bảo hiểm Cộng
hoà Liên bang Đức năm 1994.
(41).Xem: Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm năm

2000 (sửa đổi năm 2010).
(42).Xem: Các điều từ 15 đến 21 Luật kinh doanh bảo
hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010).
(43).Xem: Các điều 31, 32, 34, 35, 36, 38 Luật kinh
doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010).
(44).Xem: Jérôme Yeatman, Sđd, tr. 84 – 85.
(45).Xem: Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000 (sửa đổi năm 2010).
(46).Xem: http:// www.iaisweb.org
(47).Xem: Khoản 4 Điều 120 Luật kinh doanh bảo
hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010).
(48). Cục quản lí, giám sát bảo hiểm trực thuộc Bộ tài
chính được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng
Bộ tài chính số 288/QĐ-BTC ngày 12/2/2009.
(49). IAIS (2003), Core Principles for Insurance,
www.iaisweb.org
(50). IAIS, Tlđd.
(51). Quyết định của Bộ tài chính số 153/2003/QĐ-BTC
ngày 22/9/2003 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu
giám sát DNBH.

×