Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tính hai mặt của mạng xã hội ảnh hưởng đến giới trẻ trong đời sống hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.24 KB, 6 trang )

TÍNH HAI MẶT CỦA MẠNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI TRẺ
TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyễn Trường Thiên Quý, Lê Hồng Quang, Trương Đại Phát,
Nguyễn Thủy Ngân và Đặng Thanh Huệ
Khoa Tài Chính – Thương Mại, Trường Đại học Cơng Nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Nguyễn Thị Cúc Hồng

TĨM TẮT
Ngày nay, mạng xã hội ( MXH ) được phát triển với tốc độ cực kì lớn ở Việt Nam. Trong đó, sử dụng MXH
chủ yếu nhất là những bạn trẻ, thanh thiếu niên. Bài viết được làm ra dựa trên kết quả nghiên cứu từ 1074 các
bạn trẻ học sinh, sinh viên trên khắp địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Facebook được giới trẻ tiếp cận nhiều
nhất ( chiếm 95.3% ) và lượng thời gian giới trẻ dành cho MXH chủ yếu giao động từ 3 giờ đến 8 giờ mỗi ngày.
MXH tác động không nhỏ đến đời sống giới trẻ khơng chỉ về mặt tích cực, mà còn tác động đến mặt tiêu cực.
MXH giúp giới trẻ phát triển bản thân và tư duy, tăng tính học hỏi bên cạnh đó MXH cịn làm giảm tính tương
tác nguời với người, dành thời gian cho đời sống thực ngày càng ít vì mải mê sống trên thế giới ảo.
Từ khóa: Giới trẻ, mạng xã hội, tác động, tích cực, tiêu cực
1.LỜI MỞ ĐẦU
Mạng Internet đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày với lượng dữ liệu rộng
lớn và sự tiếp cận vô cùng dễ dàng đối với tất cả mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào. Sự phát triển chóng mặt của
internet những năm vừa qua. Và nhờ vào sự phát triển đó thì MXH giờ đây đã trở thành một phần trong quá
trình trưởng thành của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên trong đời sống hiện nay. MXH đã tạo ra một mơi trường
sống để giới trẻ có thể vào đó để tìm kiếm, học hỏi, trải nghiệm, và thể hiện khả năng và chứng tỏ bản thân trên
thế giới ảo và được mọi người đón nhận.
2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tính ham học hỏi, bóc đồng và thích khám phá mọi thứ xung quanh của tuổi mới lớn. Chỉ với một chiếc điện
thoại hay một chiếc laptop hoặc máy tính bảng, giới trẻ có thể tự tìm tịi thứ mình cần và tiếp cận những thứ
chưa bao giờ mình biết đến. Cũng nhờ vào MXH, giới trẻ có thể tự học cách nấu ăn, học cách làm những vật
dụng đơn giản, tìm những cuốn sách hay để học, các khóa học phát triển bản thân hay có thể nhờ vào MXH để
hỗ trợ các vấn đề khó khăn trong quá trình học tập. Tuy nhiên đi kèm với những điều tích cực đó, MXH cịn là
nơi để các bọn xấu lừa đảo, tuyên truyền những thứ đồi trùy, những trào lưu “rác”, các hành động phản cảm


2069


len lỏi trên MXH nhằm mục đích tác động đến những người sử dụng MXH trong đó có giới trẻ. Vì vậy chúng
tơi cần làm sáng tỏ các vấn đề trên thông qua bài nghiên cứu này.
3.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ
HỘI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ
3.1.Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ
3.1.1.Các mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến
Theo kết quả chúng tôi tham khảo từ 1074 các bạn học sinh, sinh viên đến từ các trường đại học, cao đăng, các
trường phổ thông, cơ sở trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh về mức độ sử dụng MXH có đến hẳn 100% tất
cả các bạn giới trẻ ngày nay đã được tiếp cận với mặt dù ít dù nhiều. Như vậy cho thấy, việc sử dụng MXH của
các bạn học sinh, sinh viên là thực sử phổ biến. Vậy MXH nào được các bạn trẻ sử dụng nhiều nhất ?
Biều đồ 1 : Mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến (%)
150.0%
100.0%

95.3%

Biểu đồ 1
81.4%71.5%73.9%

50.0%

89.9%

44.2%53.4%34.8%

0.0%


Từ số liệu từ biểu đồ 1 cho thấy Facebook hiện đang là MXH đang rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất
chiếm – chiếm 95.3%. Cũng dễ hiểu vì sao facebook lại được giới trẻ ưa chuộng đến vậy vì Facebook có kho
lưu trữ ứng dụng lớn, dễ dàng thao tác và đăc biệt có thể mơi trường MXH lớn dễ dàng làm quen, kết bạn và
giao lưu với nhau. Xếp ở vị trí thứ hai trong số liệu chúng tơi nghiên cứu là Youtube với 89.9% giới trẻ sử
dụng, Youube là một nền tảng MXH đặc biệt, cho phép mọi người có thể truyền tải, chia sẽ các video trực tiếp
với đa dạng nội dung như : Thời sự, thể thao, giải trí, nấu ăn, chia sẽ đời sống… Và đặc biệt Youtube được
nhiều các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn như vậy vì có thể xem được các thầy cô giảng dạy các môn học chi
tiết, giúp cho việc học của các bạn học sinh, sinh viên. Và đối với sinh viên việc sử dụng Youtube để học nấu
ăn là một lợi ích vơ cùng với để giúp bữa ăn xa nhà có thêm chất dinh dưỡng và ngon miệng hơn.
3.1.2.Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ
Mạng xã hội là một thế giới ảo rộng lớn với bao điều mới lạ, nơi để học hỏi, nơi để khám phá, nơi để thể hiện
bản thân và cũng là nơi để kết bạn với những người mà chưa từng quen biết, vì thế MXH là đã trở thành một
phần không thể thiếu của giới trẻ hiện nay. Theo số liệu khảo sát từ 1074 các bạn trẻ từ độ tuổi 14-20 trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả về khảo sát được thể hiện qua biều đồ 2.
2070


Biều đồ 2 : Mục đich sử dụng mạng xã hội của giới trẻ (%)

Biểu đồ 2
100.0%

100.0%
97.8%
74.3%
73.9%
59.9%
44.0%

0.0%

Cập nhật thông tin xã hội

liên lạc với gia đình, bạn bè

giải trí

học tập

mua sắm

tìm kiếm việc làm

Ở biều đồ 2, theo khảo sát từ 1074 bạn học sinh, sinh viên của chúng tôi với mục đích sử dụng MXH đứng đầu
là việc học tập – đạt 100% tỷ lệ được chọn, cũng dễ hiểu vì sao lại được tỷ lệ bình chọn cao như vậy vì nhờ có
MXH, việc học của bạn các trẻ ngày được giúp ích rất nhiều, MXH là một bộ não rộng lớn, chứa đựng các vấn
đề mà học sinh, sinh viên thắc mắc, dễ dàng lên đó tìm tòi và học hỏi những thứ hay ho, mới lạ trên đó. Tiếp
theo đó là liên lạc với gia đình ( 97.8% ), cập nhật thông tin xã hội ( 74.3% ), giải trí ( 73.9% ), mua sắm (
59.9% ), Tìm kiếm việc làm ( 44% ). MXH có nhiều tiện ích khác nhau có thể đáp ứng gần như đầy đủ các
mục, nhu cầu của các bạn trẻ nói riêng và người dùng MXH nói chung.
3.1.3.Thời gian sử dụng mạng xã hội của giới trẻ
Nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề giới trẻ dành thời gian mỗi ngày để truy cập MXH. Kết quả về thời gian
sử dụng MXH trong ngày của giới trẻ từ độ tuổi 14-20 được trình vày ở biểu đồ 3.
Biểu đồ 3 : Thời gian giới trẻ dành cho mạng xã hội trong ngày (%)

Biểu đồ 3
2.3%
Dưới 1h

1.4%
33.6%


Từ 1h-dưới 3h

27.3%

Từ 3h-dưới 5h
Từ 5h-dưới 8h

35.4%

Trên 8h

2071


Biều đồ 3 cho thấy tỉ lệ sinh viên, học sinh thường sử dụng MXH từ 3 giờ đến dưới 5 giờ/ngày là cao nhất (
chiếm 35.4% ) và từ 5h- dưới 8h/ngày ( chiếm 33.6% ). Và đặc biệt ở mức trên 8 giờ/ngày chiếm 1.4%, con số
này cho thấy cịn có số ít trong tuổi vị thành niên bị phụ thuộc vào MXH quá nhiều trong khi 1 ngày chỉ có 24
giờ, nhưng họ đã dành 8 giờ đồng hồ chỉ để lên mạng xã hội, lượng thời gian này là đáng váo động về một
trong những dấu hiệu cho thấy nguy cơ nghiện SXH trong học sinh, sinh viên.
Theo nghiên cứu của Tiffany A và cộng sự ( 2009 ), Sinh viên đại học Hoa Kỳ sử dụng Facebook trung bình
từ 10 đến 30 phút mỗi ngày(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cho thấy có đến hơn 50% lượng người
khảo sát sử dụng MXH trong ngày từ 3 tiếng trở lên. Khi các nhu cầu của giới trẻ có thể được đáp ứng trên
MXH thì việc họ dành nhiều thời gian cho MXH để học tập, giải trí, các trị chơi điện tử, cập nhật tin tức thời
sự là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên, hiều quả của việc đáp ưng các nhu cầu đã chiếm rất nhiều thời gian trong mơi
trường ảo đó đã gây lên nhiều tranh cãi, bàn tán.
Tiffiany A. Pempek, Yevdokiya A. Yemolaeva, Sandra L. Calvert (2009), “College students’social

(1)


networking experiences on Facebook”, Journal ò Applied Developmental Psychology,30, 227 – 238.
3.2. Những tác động của mạng xã hội đối vỡi giới trẻ
3.2.1.Tác động tích cực
Theo (2)hội thảo “Phịng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục” do Đoàn giám sát của
Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phịng, chống xâm hại trẻ em” tổ chức vừa qua, các đại biểu
đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của internet đối với trẻ em ngày 7/3/2020, Chúng ta không thể
phủ nhận những ích lợi to lớn mà Internet và mạng xã hội đã mang đến cho con người. Chúng làm cuộc sống
của con người hiện đại hơn, phát triển hơn, thông minh hơn, làm cho con người đến với nhau dễ dàng hơn và
đây cũng là kho cung cấp tri thức của nhân loại. các đại biểu cho rằng, thiếu niên và trẻ em có thể hiện sự đồng
cảm, quan tâm đối với những người khác thông qua các hành động thích (like), chia sẻ hoặc bày tỏ các cảm
xúc của bản thân đối với những bài viết, hình ảnh hay các chia sẻ của người khác. Cũng thông qua mạng xã
hội, người trẻ có nhu cầu tìm kiếm sự đồng cảm, sẻ chia, an ủi động viên của người khác bằng cách bày tỏ các
cảm xúc, tâm trạng của mình. Khi sự đồng cảm được tăng lên thì sự từ bi của người trẻ cũng tăng. Nhờ vào có
MXH, các nhà mạnh thường quân sẽ có thể tiếp cận thơng tin với các trẻ em có hồn cảnh khó khăn, cần giúp
đỡ sẽ được hỗ trợ kịp thời, giúp các bạn học sinh, sinh viên có thể ăn học và ni lớn ước mơ, hồi bảo của
mình. Và MXH cũng có những diễn đàn cung cấp kiến thức trong cuộc sống, các hội nhóm chia sẽ kiến thức
học tập và nhiều lĩnh vực khác, có thể kể đến nhóm “Luyện Tiếng Anh mỗi ngày”,”Thể thao và Đời sống”,…
ngoài những kiến thức học tập, các bạn học sinh, sinh viên cịn có thể cung cấp cho bản thân kiến thức về nấu
ăn, kỹ năng sống, thể thao, ứng cứu trong mọi tình huống,.... Thơng qua các trang mạng hữu ích làm cho đời
sống học sinh, sinh viên được cải thiện đáng kể từ đó phát triển bản thân, tư duy, sáng tạo, tính giúp đỡ mọi
người và vơ vàn những điều tốt đẹp khi giới trẻ biết cách tham gia MXH một cách chủ động.
2072


(2)

/>
uc/Lists/News&ItemID=44244
3.2.2.Tác động tiêu cực
Có thể nói, MXH là con dao hai lưỡi đối với giới trẻ khi tiếp xúc vào vì những tác động tiêu cực, lợi ích mang.

Nhưng nếu giới trẻ khơng biết cách kiểm sốt việc sử dụng MXH thì có thể dẫn đến các tác hại vơ cùng lớn mà
khơng hề hay biết. Điển hình nhất có thể nói là nó làm mất đi sự tương tác giữa người với người, có thể hiểu
khi MXH đang được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi thì việc tương tác giữa người với người ngoài đời
sống này càng ít đi so với tương tác trên MXH, làm cho khả năng giao tiếp đối mặt của các bạn trẻ trở lên ngại
ngùng, lúng túng, và khơng kiểm sốt được hành vi lời nói. Bên cạnh viêc tiếp cận nhiều thơng tin mới, có ích
thì các bạn trẻ cịn nguy cơ tiếp xúc các thông tin không lành mạnh, không được kiểm duyệt trên MXH, việc
này sẽ làm cho các bạn trẻ khơng tìm hiểu kĩ thơng tin, sự việc nào đó, sẽ bị những người xấu dẫn dắt, truyền
đạt các thông tin không đúng sự thật, sai lệch làm cho các bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo sợ, hoang
mang và đặc biệt nhất là gây nguy hiểm khi tiếp cận với những thông tin sai lệch đó. Chưa dừng lại ở đó, khi
tham gia vào các MXH như Facebook, tiktok, Instagram,… sẽ khơng ít các bạn trẻ gặp phải những lời nói tục
tiểu, bêu xấu, xúc phạm lẫn nhau từ các những người được coi là “Anh hùng bàn phím” khi bàn luận một vấn
đề nào đó, và điều thực sự tệ hại khi chính các bạn trẻ là mục tiêu của những “Anh hùng bàn phím” đó, những
lời nói tưởng chừng như vơ hại như nó tác động cực kì lớn đến nạn nhân, làm ảnh hưởng đến đời sống khi lo
âu, sợ hãi, và có vài trường hợp dẫn đến tự tử vì bị bắt nạt trên mạng xã hội.
/>3.2.3.Cảnh giác mối nguy hiểm đối với giới trẻ tiếp cận mạng xã hội
Theo Boyd Danah (2007), bảo mật thông tin trên MXH được hiểu là một cá nhân có những thơng tin quan
trọng mà người khác khơng thể biết, thơng tin đó có thể là những thông tin cá nhân như tên, địa chỉ liên lạc,
chứng minh thư hoặc những thông tin khác nếu cá nhân cho đó là những thơng tin riêng tư(3). MXH là nơi chứa
đựng những điều chúng ta cần, tuy nhiên MXH cũng là nơi thuận tiện để kẻ xấu ẩn mình dưới danh người tốt
rất nhiều. Mục tiêu của bọn tội phạm mạng chủ yếu là những bạn học sinh, sinh viên mới tiếp cận vào MXH
chưa hiểu biết nhiều, chính điều đó đã thuận tiện cho bọn tội phạm mạng thực hiện các chiêu trò lừa đảo dưới
mọi hình thức như : Lấy cắp thơng tin cá nhân, tiếp cận làm quen nhờ chuyển tiền hộ, hẹn gặp mặt nhằm mục
đích lấy cắp tài sản, tặng quà giá trị lớn và yêu cầu nộp phí hải quan, mạo danh cán bộ ngân hàng yêu cầu cung
cấp mã OTP,…. Và đặc biệt là dụ các bạn trẻ chụp ảnh “nóng” để hướng dẫn làm diễn viên, người mẫu, ngơi
sao sau đó địi tiền chuộc hay quấy rối tình dục. Với nhiều kiểu lừa đảo với nhiều phương thức đã làm cho
khơng ít trẻ em rơi vào tình cảnh nguy hiểm, kéo theo những hệ lụy xấu về sau, vì vậy việc giới trẻ tiếp cận vào
MXH là một điều tốt để học hỏi và khám phá, tuy nhiên cũng cần phải khám phá và tìm hiểu chúng một cách
2073



chủ động, tích cực và đặc biệt cần đề phịng, cảnh giác cao với các đối tượng xấu tiếp cận mình khi khơng rõ
lai lịch.
(3)

Danah Boyd (2007), “Why Youth (Heart) Social Network Sites: The Role of Networked Publics in Teenage

Social Life.” MacArthur Foundation Series on Digital Learning - Youth, Identity, and Digital Media Volume
(ed. David Buckingham). Cambridge, />5.KẾT LUẬN
Giới trẻ là một trong những lứa tuổi chính sử dụng MXH với tần xuất cực kì lớn và đã trở thành một phần
không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, giới trẻ là độ tuổi năng đông, phát triển về mặt sinh lý, tâm lý cực
kì lớn nên mọi tác động dù là nhỏ nhất cũng sẽ có thể ảnh hưởng đến. Và MXH đã làm ảnh hưởng đến giới trẻ
về nhận thức, tư suy, hành động là điều dễ dàng nhận thấy nhất. Khơng thể phụ nhận những lợi ích của MXH
khi giúp các bạn học sinh, sinh viên tăng cường các mối quan hệ, tri thức, hiểu biết về đời sống ngồi đời thực,
MXH cịn cung cấp một kho tàng giải trí cực kì lớn để giới trẻ có thể giải stress mỗi khi căng thẳng, áp lực về
vấn đề học tâp. Với những tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tiếp xúc mạng xã hội đã được bài báo chúng tơi trình
bày cho thấy tính hai mặt của MXH là một vấn nạn thực sự nan giải hiện nay khi ngồi những mặt tích cực vơ
cùng hữu ích đối với giới trẻ trên MXH thì cịn những mối nguy hiểm thực sự lớn nếu không được phát hiện
sớm làm ảnh hưởng đến giới trẻ khi sử dụng MXH một cách không chủ động và cảnh giác.
6.TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bình, Trịnh Hịa, and Phan Quốc Thắng Lê Thế Lĩnh. "Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một
số gợi ý về chính sách." Bản B của Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam 57.12 (2015).

[2] BÌNH, TRỊNH HỊA, and L. Ĩ. N. H. LÊ THẾ. "Mạng xã hội trực tuyến của giới trẻ ở đô thị hiện nay."
(2015).

[3] Yến, Phạm Thị Kim, et al. "NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NGHIỆN MẠNG XÃ
HỘI ĐẾN HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MINH TRÍ NĂM 2019." Tạp chí Y học Việt Nam
508.1 (2021).


[4] Lộc, Lưu Bá, Phạm Thùy An, and Lâm Thánh Thuận. Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh
viên Khoa PR-Trường Đại học Văn Lang. Diss. 2013.

[5] Hoa, Nguyễn Thị Kim, and Nguyễn Lan Nguyên. "Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên
hiện nay." (2016).

[6] DŨNG, TS LÊ TIẾN. "NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP." ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM (2020): 178.

2074



×