TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2020-2021
Tên chủ đề: LỄ HỘI ĐỀN HÙNG CỦA TỘC NGƯỜI VIỆT
HÀ NỘI-2021
Tên chủ đề: Lễ Hội Đền Hùng Của Tộc Người Việt
BÀI LÀM:
1. MỞ ĐẦU
“Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi với cái tên quen thuộc là giỗ tổ Hùng
Vương. Lễ hội là di sản văn hóa mang tính tại sắc văn hóa của dân tộc Việt, là lễ
hội mà mỗi người dân Việt, từ già tới trẻ, biết bao thế hệ ra ghi nhớ và hướng
về mỗi khi lễ hội được tổ chức. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước, giữ gìn và phát
huy ngày lễ tưởng nhớ, tơn vinh những vị vua Hùng - những vị vua đầu tiên của
đất nước, nguồn cội đất nước. Dân tộc Việt là một dân tộc có văn hố ý thức về
nguồn cội vô cùng mạnh mẽ và bền vững. Là người dân Việt Nam, có lẽ ai cũng
sẽ biết câu thơ:”
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Từ lâu, giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ trọng đại mà nhân dân cả
nước hướng đến. Nó in đậm trong tâm linh của mỗi người dân Việt, cứ đến ngày
giỗ tổ, người dân dù ở đâu cũng nhớ đến đền Hùng, Phú Thọ - nơi gửi gắm lịng
biết ơn, tưởng nhớ, nơi hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt.
Lễ hội đền Hùng ngày càng có vai trị quan trọng và có tác động lớn đến
đời sống của nhân dân. Cuộc sống hiện đại phát triển ngày càng nhanh, con
người tìm đến nơi gửi gắm, an ủi tinh thần ngày càng nhiều. Vậy nên, văn hóa
tâm linh ngày càng được quan tâm. “Trải qua mấy nghìn năm, trước bao biến
động thăng trầm của lịch sử, trong tâm thức của dân tộc Việt, lễ hội đền Hùng là
nơi linh thiêng, nơi con cháu thờ phụng tổ tiên. Vậy nên, tìm hiểu tác động của
lễ hội đền Hùng đến đời sống của nhân dân, để thấy được xu hướng vận động,
biến đổi, giá trị của lễ hội đền Hùng. Từ đó, cũng có thể rút ra được những biện
pháp, phương pháp nhằm bảo vệ, phát huy giá trị của lễ hội đối với văn hóa của
tộc người, địa phương hoặc quốc gia.”
2. NỘI DUNG
2.1. Tộc người Việt và lễ hội Đền Hùng
“Có 54 dân tộc khác nhau trong cộng đồng người của Việt Nam. Người
Kinh hay còn được gọi là dân tộc Việt Nam, chiếm gần 90% tổng dân số Việt
Nam. Tộc người Việt cư trú ở khắp mọi miền đất nước, nhưng đông nhất là ở
vùng đồng bằng và thành thị, chủ yếu tập trung ở Trung du và đồng bằng Bắc
bộ.”
Người Việt sống kiểu quần cư nên kiếm sống chủ yếu dựa vào nghề sản
xuất nơng nghiệp, trong đó trọng tâm là trồng lúa nước. “Trong nghề trồng lúa
nước, người Việt có truyền thống đắp đê, đào mương. Nghề làm vườn, trồng dâu
nuôi tằm, nghề nuôi gia súc và gia cầm, đánh cá sông và cá biển đều phát
triển.”
Người Việt có tập quán ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, uống nước
chè, nước vối. Ngoài cơm tẻ, cơm nếp, cịn có cháo, xơi. Những món như mắm
tơm, trứng vịt lộn là đặc sản độc đáo của người Kinh.
Văn hóa tâm linh của người Việt rất là phong phú, có nhiều hình thức
phục vụ cho đời sống tâm linh của người Việt, trong đó có lễ hội. Một trong
những lễ hội quan trọng của người Việt, đó chính là lễ hội Đền Hùng, là một lễ
hội truyền thống của người Việt, nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng
– những vị vua có cơng xây dựng đất nước.
2.2. Nguồn gốc, mục đích của lễ hội đền Hùng
Lịch sử của dân tộc Việt Nam bắt đầu bằng thời Hùng Vương dựng nước,
thành lập nên nhà nước Văn Lang. Người Việt đã đưa việc thờ cúng Hùng
Vương trở thành tập qn, tín ngưỡng để khắc ghi cơng lao dựng nước to lớn,
được các thế hệ người Việt tiếp nối và phát huy.
Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn và quan trọng trong năm của dân tộc
Việt, nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lịng biết ơn đến cơng lao dựng nước của các vị
vua Hùng – những vị vua đầu tiên của dân tộc ta. Lễ hội truyền thống này được
tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú
Thọ.
Truyền thuyết về sự ra đời của loài người, những người con dân tộc Việt
đã được kể lại cho nghe truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ từ khi còn
tấm bé. “Truyền thuyết kể lại rằng, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc
trăm trứng, bọc trăm trứng nở ra một trăm người con, năm mươi người con theo
mẹ lên núi, năm mươi người con còn lại theo cha về miền biển, đây cũng chính
là những tổ tiên của người Việt. Người con trưởng ở lại vùng đất Phong Châu
được tôn là vua đất Văn Lang. Ngôi vua đời đời gọi chung chỉ một danh hiệu là
Hùng Vương.”
Theo các tư liệu lịch sử, cách đây hơn 2000 năm, giỗ tổ Hùng Vương đã
được thực hiện. Trên cột đá thề ở núi Nghĩa Linh, dưới thời An Dương Vương
có chép: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn
lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trơng nom lăng miếu họ Hùng và gìn
giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại, nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa
dập”. Ngay từ thời xa xưa, giỗ tổ Hùng Vương đã là một ngày lễ quan trọng đối
với người dân Việt. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, qua nhiều triều đại, vai trị,
cơng lao to lớn của các vị vua Hùng trong công cuộc dựng và giữ nước đã được
các vị vua có tên tuổi trong lịch sử dân tộc khẳng định và tiếp nối tín ngưỡng
truyền thống này.
Năm 1917, vào thời nhà Nguyễn, ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được chính
thức định vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch.
Năm 1946, nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh, vào ngày mùng 10 tháng 3
âm lịch hàng năm, công chức được nghỉ để tham gia, tổ chức các hoạt động giỗ
Tổ. Kế thừa những truyền thống cao đẹp của cha ông để lại, nhất là “uống nước
nhớ nguồn”, cùng nhau hướng về nguồn cội đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có dịp hai lần đến viếng thăm Đền Hùng (1954,
1962). Người người đã có câu nói bất hủ thể hiện lòng tưởng nhớ, biết ơn đến
các vị vua Hùng: “Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước – Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước”.
Hàng năm, lễ hội Đền Hùng là nơi mọi người dân trên khắp mọi miền tổ
quốc, hay những người con xa quê - kiều bào đang ở nước ngoài đều hướng về.
Lễ hội là nơi dân tộc Việt bày tỏ tấm lịng tri ân đến với những những vị vua có
cơng dựng nước, là nơi hướng về tổ tiên, cội nguồn.
2.3. Quy trình tổ chức của lễ hội đền Hùng
Quy trình tổ chức lễ hội Đền Hùng, cũng giống như bao lễ hội được tổ
chức ở Đồng bằng Bắc Bộ, thì lễ hội Đền Hùng cũng gồm có hai phần: phần lễ
và phần hội. “Phần lễ bao gồm một số hoạt động như: Dâng hương tưởng niệm
các Vua Hùng, dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh
tướng thời Hùng Vương, lễ rước kiệu. Phần hội gồm có các hoạt động như: Hội
trại văn hố, biểu diễn nghệ thuật, đánh trống đồng, múa sư tử, hát xoan, hội thi
gói bánh chưng, bánh dày,...”
Phần lễ được cử hành cùng ngày giỗ Tổ:
Lễ rước kiệu vua, rực rỡ sắc màu với hàng nghìn cờ, hoa, lọng, và trang
phục truyền thống, bắt đầu từ chân núi rồi từ từ đi qua các ngôi đền để đến Đền
Thượng – nơi diễn ra lễ dâng hương. Đoàn rước như thế rồng bay, cuộn lên từ
những bậc đá dưới tán của những cây cổ thụ xanh tươi để lên đỉnh ngọn núi
thiêng.
Lễ dâng hương, được tổ chức nghiêm trang tại đền Thượng vào sáng sớm
ngày mùng 10. Các đoàn đại biểu lần lượt vào đền theo tiếng nhạc của phường
bát âm và đội sính tiền. Trước “Điện Kính Thiên”, một vị lãnh đạo thay mặt cho
tỉnh và nhân dân cả nước, đọc chúc văn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức đều được các
đài truyền hình, phương tiện truyền thơng truyền hình trực tiếp, để nhân dân cả
nước có thể theo dõi các nghi lễ cúng Tổ, theo dõi thời khắc thiêng liêng ấy
Phần hội, thể hiện văn hóa của vùng đất Tổ.
“Thi hát xoan, trong hội đền Hùng, nghi lễ hát thờ được tiến hành trong
ngày giỗ Tổ được gọi là hát xoan. Hát xoan là một trong số các sinh hoạt văn
hoá của tỉnh Phú Thọ đã được lưu giữ và bảo tồn ở Phú Thọ. “Hát Xoan là một
hình thức hát lễ nghi gắn với hội mùa rất riêng biệt của vùng đất Tổ. Nội dung
điệu hát chỉ đơn giản là cầu chúc cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hồ hay
miêu tả đời sống. Mỗi tiết mục trong hội Xoan có thể coi như là tấm gương
phản ánh những nét sinh hoạt cộng đồng của xã hội nông, ngư nghiệp gắn với
tình cảm nồng hậu giữa con người với con người, con người với thiên nhiên,
thậm chí cả nhiều chi tiết lịch sử cũng được kể ở đây.”
Thi rước kiệu, năm nào cũng vậy, lễ hội đền Hùng cũng tổ chức thi rước
kiệu giữa các làng xung quanh ở vùng đất Tổ. Cỗ kiệu của làng nào năm nay
đoạt giải nhất, thì đến kỳ hội sang năm sẽ được đại diện các cỗ kiệu còn lại,
rước lên đền Thượng để cử hành quốc lễ. Vây nên, làng nào đoạt được giải nhất
thì chính là niềm tự hào, niềm vinh dự lớn lao của người dân làng ấy. Vì họ cho
rằng, lang chiến thắng đã được các vua vị Hùng và các vị thần linh phù hộ cho
nhiều may mắn, an khang, thịnh vượng…
“Đánh trống đồng trong lễ hội Đền Hùng là dấu ấn rực rỡ của nền văn
hoá nông nghiệp thời các vua Hùng. Trống đồng chỉ được đánh vào dịp lễ hội.
Tiếng trống tạo nên tiết tấu phong phú cho nhạc múa, giữ nhịp múa cho đôi tay
người lao động hái dâu, chăn tằm, dệt vải, cấy lúa. Khác với tiếng cồng chiêng
để cầu mùa, cầu sinh sôi, nảy nở, thịnh vượng, đánh trống đồng là để cầu mưa
giúp cho quá trình sản xuất được thuận lợi, dễ dàng.”
2.4. Những biến đổi của lễ hội đền Hùng hiện nay
Trước đây làm lễ cúng Vua Hùng đều là do các cộng đồng của địa phương
tiến hành, ngày nay lễ dâng hương mang nghi lễ cấp Quốc gia do chính quyền tổ
chức, vai trị cộng đồng mờ đi vì các nghi lễ có phần đã bị hành chính hố.
Ngồi các nghi thức tưởng niệm, thì các trị chơi, các sinh hoạt văn hóa
được thay đổi hay thêm vào cho phù hợp thời đại nhưng đồng thời nó cũng làm
mai một đi những trò chơi, trò diễn gắn liền với làng xã.
Lễ hội Đền Hùng là dịp để người dân tỏ lòng nhớ ơn đổi với các vị vua
Hùng, nơi thực hành tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Hiện nay, tín ngưỡng thờ
Hùng Vương đang bị biến tướng. Một số bộ phận thực hành tín ngưỡng thờ
Hùng Vương, lại ngồi đọc kinh trước đền Thượng, điều đó cho thấy Phật giáo
đang đan xen vào tín ngưỡng thờ Hùng Vương.
2.5. Những giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng
“Tính cố kết cộng đồng được thể hiện rõ ở lễ hội Đền Hùng, một lễ hội
mang tính dân tộc, gắn kết những người con Lạc cháu Hồng trên khắp mọi miền
đất nước. Mọi người Việt Nam thuộc các dân tộc, già trẻ, trai gái, sinh sống ở
Việt Nam hay ở nước ngoài đều có chung một tổ tiên, ngày giỗ, cúng tổ. Vì vậy,
Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành biểu tượng cho những giá trị văn hóa tinh thần
sâu sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, là
niềm tự hào và sức mạnh biểu hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của
dân tộc Việt Nam.”
“Giá trị đạo đức truyền thống, thờ cúng tổ tiên là một nét văn hố của
người Việt, đó là sự tưởng nhớ, tơn thờ những người có cơng sinh thành, ni
dưỡng những người có cơng với dân với nước. “Thờ phụng các vua Hùng và
những vị anh hùng có cơng với dân, với nước là sự thể hiện lòng hiếu thảo, sự
biết ơn, tơn kính cơng đức của các bậc tiền nhân, là cơ sở hình thành lịng nhân
ái, tính cộng đồng.”
“Giá trị văn hóa tâm linh, nhu cầu đời sống tâm linh tăng lên cùng với sự
phát triển kinh tế xã hội. Trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội Đền
Hùng, những yếu tố tâm linh được ẩn chứa sâu sắc từ các kiến trúc đền, xmiếu
nơi tiến hành các tín ngưỡng đến các nghi lễ tế, lễ rước, lễ vật, phẩm vật, phẩm
phục... “đến các trò diễn dân gian” đều chứa đựng các yếu tố văn hoá tâm linh
sâu sắc.”
2.6. Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội
Xác định việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc
sắc là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần phổ biến, vận động trong
các dân tộc để họ hiểu rõ ý nghĩa của lễ hội. Quảng bá, phổ biến và tơn vinh các
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của thời đại Hùng Vương.
Nâng cao sự hiểu biết, niềm yêu thích và đam mê đối với việc bảo tồn và
phát huy các tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể hiện có ở nơng thôn, nâng cao
nhận thức và năng lực của cộng đồng địa phương.
“Tuyên truyền, quảng bá di sản để vận động các tập thể, cá nhân trong xã
hội phát tâm công đức, đóng góp huy động cơng sức và trí tuệ, kinh phí, hiện
vật, vật chất, góp phần thiết thựcđộng viên tồn xã hội vào cơng tác tu bổ, tơn
tạo các di tích và các lễ hội có Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.”
Tiếp tục bảo tồn các hiện vật, bảo tồn và trùng tu nội thất ngôi đền, tiến
hành các nghiên cứu khảo cổ học sâu hơn, bảo tồn các di tích khảo cổ và các
hiện vật tư liệu có giá trị lịch sử. Tiếp tục sưu tầm hiện vật thời Hùng Vương.
Trong quá trình chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn công tác bảo tồn và phát
huy giá trị của lễ hội nói chung và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng,
cần tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học để nghiên cứu một cách khoa học và cẩn
trọng đối với những giá trị của từng di sản một cách nghiêm túc. Để giữ gìn
những yếu tố bản địa, cổ xưa, tích cực của di sản, loại bỏ những yếu tố sao chép
ngoại lai, mê tín, dị đoan, ảnh hưởng đến “thuần phong, mỹ tục” của truyền
thống văn hóa dân tộc.
Cần tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học trong quá trình tổ chức, lãnh đạo nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị
của lễ hội nói chung và tín ngưỡng thời Hùng Vương nói riêng, giá trị của từng
di sản được nghiên cứu và trân trọng. Xóa bỏ các mê tín, dị đoan, các yếu tố sao
chép ngoại lai ảnh hưởng đến “thuần phong, mỹ tục” của các dân tộc và truyền
thống văn hóa dân tộc nhằm bảo tồn các yếu tố bản địa, cổ kính, tích cực của di
sản.
3, KẾT LUẬN
“Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ
cúng Vua Hùng vẫn ln chiếm vị trí thiêng liêng nhất trong đời sống tinh thần
của người Việt, có sức sống lâu bền và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong mọi
tầng lớp nhân dân. Có thể nói thơng qua những giá trị văn hoá phi vật thể được
thể hiện trong các lễ hội cho chúng ta một thông điệp sự ghi nhớ công ơn của
người dân với công lao dựng nước của các Vua Hùng và các thế hệ tiền nhân đi
trước. Những giá trị ấy đã trở nên trường tồn trong đời sống văn hoá tâm linh từ
xa xưa đến tận ngày nay. Điều này lý giải sự hấp dẫn của Lễ hội Đền Hùng ngày
nay bắt nguồn từ sự kết tinh sâu đậm những nét đẹp của hội làng xa xưa, nó
ln vận động và ngày càng thu hút các giá trị văn hoá của nhiều vùng miền để
trở thành nơi hội tụ văn hoá tâm linh của người dân Đất Việt khi hướng về cội
nguồn dân tộc.”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trần Quang Vũ. “Lễ hội Đền Hùng – Điểm hội tụ văn hóa tâm linh của người
dân đất Việt.” Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Phú Thọ.
2, Vũ Kim Biên. “Truyền thuyết Hùng Vương thần thoại vùng đất Tổ.” Sở
VH,TT&DL Phú Thọ, 2006.
3, Nguyễn Đắc Thủy. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Những giá trị đặc
trưng.” Sở VH,TT&DL Phú Thọ, 2019.
4, Trần Thị Tuyết Mai. “Biến đổi của lễ hội Đền Hùng trong diễn trình lịch sử.”
Viện văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
5, Đặng Đình Thuận. “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.” Sở VH,TT&DL Phú Thọ, 2016.