Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

HD DA CTM meslab

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.28 KB, 18 trang )

Hướng dẫn đồ án Chi Tiết Máy
Mình mở mục này để các bạn sv đang làm đồ án CTM có thể tham khảo tài liệu cần thiết cũng
như giải đáp các vấn đề vướng mắc trong quá trình làm đồ án! Tinh thần là các bạn phải tự đọc
sách, tài liệu và cố gắng suy nghĩ và tự làm! Bao giờ có vấn đề mà các bạn khơng thể tự giải
quyết được thì mới nêu câu hỏi ở đây! Có như vậy thì mới có thể làm tốt và hiểu sâu được!
WJT.
Trích:
Ngun văn bởi mori
Có phải khớp nối người ta hay lấy hiệu suất là 0.99 phải không ạ, tại em chưa tìm thấy chỗ nói
Khi chọn động cơ các bạn có thể dùng phần mềm Đồ án chế tạo máy của các thầy để kiểm tra
lại xem mình làm ổn khơng.Mình khơng tiện đưa lên đây các bạn có thể search trên trang chủ
Hiệu suất của khớp nối thường lấy bằng 1 em à!
Trích:
Nguyên văn bởi tienchiennguyen
Thầy cho em hỏi là khi chọn sơ bộ số vòng quay của động cơ thì có nên tính tới sự trượt khơng
ạ ( theo như trong hướng dẫn là 3%- em làm về truyền động xích tải) .?
Việc tính hay khơng tính khơng ảnh hưởng gì đến kết quả cuối cùng đâu! Tuy nhiên, có thể nói
là khơng nên tính để cho đơn giản em à!
Trích:
Nguyên văn bởi thangktcn
Thầy và các bạn cho em hỏi.Cách chọn loại đai gì phải dựa vào những điễu kiện gì.Đường
kính bánh đai thường khoảng bao nhieu.em cám ơn nhiều.
-Chọn loại đai gì (dẹt, thang...) phụ thuộc vào điều kiện làm việc cụ thể như vận tốc, công suất,
môi trường làm việc ... Với đai đi theo các HGT thường chọn đai thang.
-Đường kính bánh đai (thang chẳng hạn) nhỏ d1 tính theo mơ men xoắn. d2 tính theo d1. Bánh
đai em tính chắc là quá to, vì em chọn đai dẹt (tơi đốn thế khơng biết đúng khơng?)! Nếu
đúng thế thì em chọn sang đai thang đi!
Trích:
Nguyên văn bởi MT
thầy wjt cho em hỏi là khi mình vẽ các biểu đồ ứng suất trên các trục trong HGT thì sao mình
ko tính tới trọng lượng của các trục và các bánh răng đặt trên các trục đó mà chỉ tính tới lực


và momen truyền tới từ các bánh răng khác!
Trường hợp tải nhỏ và trung bình, trọng lượng của trục và các chi tiết máy khác lắp trên nó
(bánh răng, puly đai...) là khá nhỏ (so với các lực khác) nên ta bỏ qua khi tính toán thiết kế
trục. Khi chịu tải lớn, các lực này đáng kể, thì phải tính đến em ạ!
Trích:
Ngun văn bởi kc1208
cho em hỏi khi em tính tỷ số truyền của bộ truyền ngồi nhỏ thì phải chọn lại động cơ có số


vịng quay lớn hơn phải khơng?
Số vịng quay của đ/c em cứ chọn theo phần hướng dẫn là ok! Sau đó tính TST chung rồi phân
phối cho TST của b/t ngoài như trong hướng dẫn là được em ạ! Chú ý là TST ngồi là 1
khoảng- ví dụ Uđai=1,1 đến 1,5 thì nên chọn 1,5. Nếu em chọn 1,1 thì sẽ khơng hợp lý và có
thể thầy hd sẽ bắt chọn lại (cho lớn lên) chứ không phải chọn lại số vịng quay động cơ đâu.
Trích:
Ngun văn bởi buitam
thầy cho em hỏi trong tính tốn ổ lăn khi: Fa >>Fr chọn ổ chăn- đỡ nhưng em không thấy
bảng tra ổ chặn-đỡ trong quyển tính tốn hệ dẫn động vậy thầy cho em biết nên chọn ổ nào
thay thế được không?
Trong sách hướng dẫn khơng có số liệu ổ đỡ chặn - phải tra trong các sổ tay của các hãng mới
có! Tuy nhiên, ở trường hợp này (các HGT thơng dụng), khi Fa/Fr>1 (kể cả lớn hơn 1,6) thì
nên dùng ổ đũa côn đỡ chặn (chú ý nếu Fa lớn thì chọn góc tiếp xúc lớn). Ổ chặn chỉ dùng khi
trường hợp lực dọc trục rất lớn thôi, và thường là trục quay chậm hoặc rất chậm (mặc dù
Fa>>Fr nhưng trị số nó khơng q lớn thì chỉ cần dùng ổ đỡ chặn là ok - em cứ thử tính mà
xem).
Nguyên văn bởi maymo51_humg
Thưa thầy cho em hỏi tí nữa ạ: tại sao chọn thép loại I rồi tôi thấm thì lại ko hợp lí ạ. Nếu như
thế thì với Cơng suất trung bình thì chỉ chọn thép loại I cũng được rồi chứ ah
Em cảm ơn thầy !
Em phải đọc kỹ một tý - ví dụ thép để thấm than là các thép ít các bon (20, 20X, 12XH3A...).

Các loại thép nhóm I (40, 45 ... ) thì thành phần các bon là bao nhiêu? Có ít C khơng?
Trích:
Ngun văn bởi mori
Thầy ơi cho em hỏi Chiều dài may-ơ lm so với chiều rộng vành răng bw như thế nào thì đạt ạ
Thường thì chiều dài may ơ lấy theo đường kính trục d (lm=(0,8-1,8)d) chứ khơng phải theo
chiều rộng bánh răng bw. Em xem cụ thể trong quyển "Hướng dẫn tính tốn..." tập 2.
Trích:
Ngun văn bởi mori
vâng em cám ơn thầy, em cũng rõ phần đó ạ, nhưng về tính cơng nghệ rồi lắp ráp đối với các
trường hợp thầy nói rõ hộ em được khơng ạ. Ví dụ nếu may ơ ngắn hơn thì dơi bề dày bánh,
may ơ mà dài quá thì lại thừa ...
Em nên chịu khó đọc sách! Các phần về kết cấu trong sách nói cả rồi! Về mặt kết cấu - chỉ là
lời khun! Cịn vận dụng là ở mình em à!
Trích:
Ngun văn bởi maymo51_humg
Em xin lỗi, nhưng vì em chưa có điều kiện đọc kĩ ( vì sách viết sơ sài lắm)
Thầy có thể giải thích cho em cụ thể hơn được ko ạ Em nghĩ tơi hoặc thấm thì chỉ tăng độ cứng
bề mặt thôi chứ ah


Thực sự em chưa phân biệt được ý nghĩa và thông số của các loại thép, 20, 20X... 40 .. là gì
( ngoại trừ những thơng số có trong bảng 3-8)
Em cảm ơn !
1. Em phải đọc sách, tra các bảng cơ tính của từng loại cụ thể sẽ hiểu kỹ hơn về từng loại thép.
Còn trường hợp thấm than - tức là làm tăng lượng C trong thép - thì nên dùng cho loại thép ít
C (VD thép 20 thì có khoảng 0,17-0,24%C), chứ khơng nên dùng cho loại nhiều C (VD thép
45 có 0,42-0,5% C).
2. Khơng nên nói là sách viết sơ sài - chẳng qua là em chưa đọc đúng sách, đúng trang cần đọc
mà thơi. Có nhiều sách mà em! Ngay trong cuốn của thầy Chất thì em cũng có thể thấy là thấm
C chỉ dùng với các thép 20X, 12XH3A... mà. Còn hiểu về quá trình thấm than thì em phải xem

lại sách về vật liệu và nhiệt luyện (thực ra là em đã học rồi - nhưng chưa nhớ thơi!).
Trích:
Ngun văn bởi kc1208
các bác ơi cho em hỏi khi tính ứng suất có ích cho phép thì ứng suất căng ban đầu chọn thế
nào ?
Trong cơng thức tính lực vịng thì cơng suất là công suát trên trục động cơ hay công suất của
động cơ ?
-Em cố gắng hỏi cụ thể! Em tính cho đai dẹt hay đai thang? Nếu là đai thang (nói chung là
chọn đai thang thì hợp lý hơn - với sơ đồ làm đồ án) thì phải tính lực căng ban đầu (theo công
thức 4.19 -sách thầy Chất) rồi mới tính ứng suất căng ban đầu được (Ưs=Lực/d/t tiết diện đai).
Cịn nếu là đai dẹt thì ứng suất căng ban đầu chọn theo loại đai và cách bố trí bộ truyền (ngang,
thẳng đứng...) (xem trang 56 - sách đã dẫn).
-Lực vòng của bộ truyền nào vậy em? Nếu trên bánh dẫn của bộ truyền đai thì cơng suất sẽ là
cơng suất cơng tác (làm việc) trên trục động cơ.
Trích:
Ngun văn bởi thangktcn
Thầy và các bạn cho em hoi khi nào thi dùng bánh răng thẳng khi nào thì dùng bánh răng
nghiêng?Ta pải căn cứ vào đâu?em cảm ơn nhiều!
Đề của em là hộp gì? Nếu HGT bánh răng trụ hai cấp (khai triển hay đồng trục) thì là bánh
răng nghiêng (2 cấp). Nếu hộp phân đơi thì bánh răng cấp không phân đôi là bánh răng thẳng
hoặc bánh răng chữ V (làm kiểu nào cũng được).
Trích:
Nguyên văn bởi maymo51_humg
Thầy cho em hỏi câu ạ : Tuy em đã làm qua phần chọn Vật liệu nhưng em vẫn thắc :Khi nói về
về sự khác nhau giữa vật liệu loại I với loại II có câu "... Do độ rắn cao mêm phải cắt răng
trước khi nhiệt luyện, sau khi nhiệt luyện phải sử dụng các nguyên công tư sửa đắt tiền như
mài, mài nghiền... Răng chạy mòn rất kém ..." Em thực sự chưa hiểu câu : "răng chạy mòn rất
kém".Nhờ thầy giải thích cho em hiểu kĩ hơn được khơng ạ
Em cảm ơn !
Sau gia công, bề mặt chi tiết (bề mặt răng) có nhấp nhơ (xù xì). Khi 2 bề mặt răng tiếp xúc

nhau, nếu chúng có khả năng chạy mịn tốt (khi HB<350) thì các đỉnh này sẽ bị san đều và 2


bề mặt tiếp xúc nhau tốt hơn. Khi này hiện tượng tập trung tải trọng cũng giảm. Vì thế với bộ
truyền chạy mòn kém (HB>350) cần tăng độ cứng của trục và ổ và hệ số chiều rộng bánh răng
không nên chọn lớn.
Trích:
Nguyên văn bởi tranluan25988
Thầy WJT ơi cho em hỏi: tra các trị số khơng có trong bảng tra như thế nào ạ ?
Ví dụ: cần tra giá trị của hệ số dạng răng YF trong bảng 6.18 (tr.109 Tính tốn trưyền động cơ
khí T.1), với hệ số dịch chỉnh là x= 0,5:
+ và số răng tương đương là Zv = 27 ( trong bảng chỉ có Zv=25 và Zv = 30), trường hợp này
có phải dùng cơng thức nội suy (27-25)/(30-25)=(YF-3,39)/(3,40-3,39) khơng ạ ?
+và cịn một trường hợp nữa là với Zv = 119 (mà trong bảng tra chỉ có đến giá trị Zv=100) ta
phải làm như thế nào để có YF ạ ?
----------------------------Thankyou very much------------------------------------------Em dùng nội suy là rất tốt!
-Các trường hợp khơng có trong bảng là khơng nên dùng! Em phải xem lại có nên dùng dịch
chỉnh hay khơng? Dịch chỉnh nhằm mục đích gì?
Trích:
Ngun văn bởi tranluan25988
Thưa thầy, với hệ dẫn động gồm 1 bộ truyền xích và 1 hộp giảm tốc 2 cấp:
- Tỷ số truyền của bộ truyền tính cuối cùng có phải tính lại theo tỷ số truyền thực của 2 bộ
truyền đã tính trước đó khơng ạ ?
- Nếu giữ nguyên giá trị của nó như trong phần Phân phối tỷ số truyền có được khơng ạ ?
Khi tính tốn các bộ truyền thì TST lấy như đã phân ở phần phân phối TST. Cũng cần lưu ý là
nếu bộ truyền cấp nhanh khi làm tròn số răng nếu làm tăng TST thì ở bộ truyền cấp chậm nên
lấy theo hướng làm giảm TST để sai số vận tốc cuối cùng nhỏ hơn trị số cho phép (3-5%).
Trích:
Nguyên văn bởi maymo51_humg
Thầy cho em hỏi :

+trong HGT của em có bộ truyền bánh răng cấp nhanh ( răng nón răng thẳng) và bộ truyền
bánh răng cấp chậm ( bánh răng trụ răng nghiêng)
Việc chọn vật liệu để làm bánh răng ở 2 bộ truyền này có liên quan gì đến nhau ko ạ.
+Cịn vấn đề nữa đó là khi em kiểm nghiệm ứng suất tiếp xúc thì nó bằng ứng suất tiếp xúc cho
phép ( nhỏ hơn 0.01), như thế liệu có phải chọn lại vật liệu hay chọn lại các thơng số khác
khơng ạ ( vì em thấy điều kiện là < hoặc = mà )
+ khi kiểm nghiệm tính q tải đột ngột thì trong cơng thức có thơng số Kqt nhưng trong quyển
TKCTM đó khơng thấy chỗ nào hướng dẫn lấy Kqt cả ( ngoại trừ ở các ví dụ). Vậy thầy có thể
chỉ cho em cách chon Kqt ở đâu khơng ạ
+trong ví dụ sau chương thiết kế bộ truyền bánh răng thì người ta dùng cả 2 cơng thức để tính
ra đường kính vịng lăn :
d = 2A / (1+i) ( với A là khoảng cách trục trong bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng - ăn khớp
ngồi) và cơng thức
di = 2.Zi/ cos(beta)
đều cho ra một kết quả giống nhau ( hoặc sai khác rất nhỏ )


Nhưng đến khi vào bài làm của em thì lại hồn tồn khác xa nhau nếu áp dụng tính theo 2
cơng thức
Í em muốn hỏi ở đây là 2 cơng thức trên có thể được xem là một hay ko( nếu vậy thì em phải
xem lại bài mình)
+ khi chọn sơ bộ hệ số chiều rộng bánh răng thì người ta có phân cấp mức độ chịu tải trọng:
chịu tải nhỏ, trung bình và lớn. Vậy thầy cho em hỏi ở những khoảng như thế nào thì được xem
là nhỏ, trung bình và lớn
+Khi tính khoảng cách trục cho bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng A thì em thấy trong ví
dụ cuối chương thì người tính theo cơng thức ra một giá trị nhưng người ta lại lấy giá trị #
tăng lên. Em thấy giống giống như trong tính toán là lấy chọn chiều dài dây đai trong TK bộ
truyền đai. Nên em thắc mắc là có dãy số nào giống như trong tính chiều dài dây đai để mình
lấy ( có nghĩa là giống như nó có được tiêu chuẩn hóa hay ko ạ)
Cám ơn em đã hỏi nhiều! Các ý em hỏi có thể giải thích như sau:

-Với HGT 2 cấp, vật liệu các cấp có thể chọn giống nhau. Tuy nhiên, hợp lý hơn cả thì nên
chọn vật liệu cấp chậm tốt hơn vật liệu cấp nhanh vì cấp chậm chịu tải (mơ men xoắn lớn hơn).
-Khi kiểm tra ứng suất t.x. nếu sai khác nhỏ hơn 4% thì chỉ cần tính lại bw; nếu trên 4% thì
phải thay đổi aw (tăng hoặc giảm) và tính lại (trong sách đã nói rất rõ).
-Hệ số quá tải đã có người hỏi và đã có trả lời! Em chịu khó đọc lại các phần đã post trong
mục này!
-Với bộ truyền bánh răng nghiêng: dw1=2aw*(u+1); d1=mz1/cosbeta. Em viết sai cơng thức
tính d1 và cần chú ý rằng với bộ truyền bánh răng tiêu chuẩn hoặc dịch chỉnh đều thì dw1=d1
cịn khi dịch chỉnh góc thì dw1 khác d1.
-Về tải lớn, bé, trung bình ... đã post, em chịu khó tìm và đọc.
-Khi tính aw, chỉ cần lấy lớn hơn 1 ít thơi, khơng cần lấy tiêu chuẩn cũng được em ạ! Ví dụ:
nếu aw=124, 12,34 thì lấy aw=124, 12 là ok.
Trích:
Nguyên văn bởi anhccm1
Thầy cho em hỏi là khi tính các bộ truyền trong hộp giảm tốc, đến bước kiểm tra bền uốn và
bền tiếp xúc với sai khác nhỏ hơn 4% trong cả 2 trường hợp [σH] < [σH]cxvà [σH] >
[σH]cx( hoặc[σF] < [σF]cx và [σF] > [σF]cx) đều phải tính lại bw hay sao ạ?
Khi kiểm tra theo sức bền tiếp xúc, nếu chênh nhau <=4% thì chỉ cần tính lại bw; nếu chênh
trên 4% thì phải thay đổi aw (tăng hoặc giảm) và tính lại. Cịn khi kiểm tra sức bền uốn thì chỉ
khi khơng đủ bền (tức ƯS uốn > ƯS uốn cho phép) mới phải tăng mơ đun và tính lại (nếu thừa
bền về uốn thì khơng phải thay đổi kích thước).
Trích:
Ngun văn bởi nguyen van bacvan
Thưa Thầy ,thầy giáo cho em hỏi về bộ truyền đai của em,số vòng quay động cơ của em là
2838 tỷ số truyền u=1,4 em chọn đai thang nhưng khi tính khơng thỏa mãn về tuổi bền của
đai.em tăng chiều dài đai lên để thỏa mãn về tuổi thọ nhưng khi đó lại khơng thỏa mãn điều
kiện về khoảng cách trục.đai của em chọn là đai A em đã chọn đườngkính bánh đai nhỏ là nhỏ
nhất rùi d1=100.nhưng vẫn không thỏa mãn.giờ em chuyển sang chọn đai dẹt vải cao su có
được khơng ạ.cơng suất động cơ là p=3KW thì có dùng được đai dẹt vải cao su không ạ.THẦY
giúp em về vấn đề này em cảm ơn Thầy nhiều

Em nên chọn sang đai nhỏ hơn (đai O và YO) để tính lại xem có được khơng! Nếu khơng được
nữa thì có thể chuyển sang đai dẹt.


Trích:
Nguyên văn bởi maymo51_humg
Thầy cho em hỏi :
- Ttrong bảng 10-3 : em chưa hiểu thông số S của đai thang là gì ?. Thứ 2 trong hình vẽ thì
hình như S = t/2 nhưng ở bảng giá trị thì ko đúng
- Đối với tk trục : ngoài những điều đã có trong sách ở bước chọn vật liệu ( dựa vào tải trọng
để chọn vật liệu) thì thầy có thể cho em biết thêm những kinh nghiệm trong bước này ko. Vì
bản thân trục chủ yếu là chịu xoắn và uốn, và trong bảng tra vật liệu thì có các thông số sức
bền uốn và giới hạn chảy. vậy có mối liên quan gì giữa chúng với việc chọn chính xác ban đầu
vật liệu trục ko ạ. Thêm nữa là trong các thông số cho trong bảng tra vật liệu đó có thơng sơ
đường kính phơi. Vậy khi em chọn vật liệu để làm trục thì có liên quan gì ko ạ
Em cảm ơn !
-Sách em đang dùng là quyển gì vì bảng 10.3 khơng có thơng số S như em đã hỏi?
-Vật liệu trục thơng dụng thì trong sách đã cho rồi! Các trục của HGT thông dụng (là trục của
em) thường chọn là thép 45 thường hóa hoặc tôi cải thiện. Khi tải trọng lớn, máy quan trọng
thì có thể dùng 40X, 40XH... Trục lắp ổ trượt thì có thể dùng 20, 20X, 12XH3A thấm than và
tơi...
-Các giá trị giới hạn bền, giới hạn chẩy phải biết để tra ra ứng suất cho phép của trục.
-Đường kính phơi có ảnh hưởng đến ứng suất cho phép (vì kích thước tuyệt đối của chi tiết ảnh
hưởng đến giới hạn mỏi). Nếu trục của em tính ra khác với giả thiết đ/k phơi thì em cần xác
định lại ứng suất cho phép và tính lại!
Trích:
Nguyên văn bởi maymo51_humg
thầy cho em hỏi:
Khi tk bộ truyền đai thì em tính ra được chiều dài may ơ lại nhỏ hơn chiều rộng bánh đai. Như
vậy trong công thức (10.14) sẽ thay chiều dài may ơ bằng chiều rộng bánh răng đúng ko ạ

Em cảm ơn !
Không cần lấy bằng đâu em à vì thực tế chiều dài may ở thường nhỏ hơn chiều rộng bánh đai.
Trích:
Nguyên văn bởi maymo51_humg
Thưa thầy, vấn đề không lấy chiều dài may ơ = chiều rộng bánh đai thì em đã rõ. Nhưng vấn
đề em muốn biết là khi chiều dài may ơ nhỏ hơn chiều rộng bánh đai như thế thì cơng thức
(10.14) tính chiều dài công xôn : l(cki) = 0,5 ( l(mki) + bo ) + k3 + hn thì giá trị l(mki) có thay
bằng giá trị B = 2S + (Z-1)t không ạ
Em cảm ơn !
Gần đúng, em có thể lấy bằng B để tính cũng được! Tuy nhiên, khi đó sau này trục sẽ thừa bền
vì lm thực tế sẽ < B. Cịn nếu muốn tính chính xác hơn thì em lấy chiều dài may ơ theo cơng
thức tính theo đường kính trục (sau này may ơ làm lệch vẫn ok).
Trích:
Nguyên văn bởi namkhanh12a1
bạn nào cho mình hỏi đường kính vịng lăn với đường kính vịng chia tính ra liệu có bằng nhau


không nhỉ?với lại xi(ba) của bộ truyền cấp nhanh với cấp chậm có phải lấy bằng nhau khơng
hay chỉ cần chọn 2 trị số trong khoảng cho phép là được?thanks!
-Đường kính vịng lăn với đường kính vịng chia tính ra liệu có bằng nhau hay khơng cịn phụ
thuộc vào đấy là bánh răng dịch chỉnh hay khơng (trong sách có công thức dw1=d1+... mà )!
-Xiba bánh chậm nên (nếu không nói là phải) lấy lớn hơn cấp nhanh 20-30% để giảm chênh
lệch đường kính bánh lớn vì cấp chậm chịu tải lớn hơn cấp nhanh.
Trích:
Nguyên văn bởi alone_inthenight1504
Mọi người cho em hỏi: hệ số an tồn trục của bánh vít nằm trong đoạn(1,5...2,5) là thỏa mãn,
nhỏ hơn thì phải thiết kế lại, nhưng khi lớn quá thì nên thiết kế lại, vậy khi nào hệ số này được
coi là nên thiết kế lại, tưc là thế nào là lớn quá? Nếu em tính tốn ra S=6,25 thì liệu có cần
tính lại ko?
Một câu nữa là: khi thiết kế trục, tính tốn đường kính các đoạn trục ra rồi chọn thì ngõng

trục và đoạn lắp bánh vít có thể chọn cùng một đường kính được hay ko?
Đoạn vai trục dựa vào đâu để xác định?
-Nếu trục có hệ số an tồn lớn q (> 3-4) thì nên giảm đường kính xuống (trừ trường hợp là
trục vít hoặc kết cấu lắp ghép không cho phép hoặc độ cứng của trục không đảm bảo) để tiết
kiệm. Trường hợp của bạn nên giảm đk trục!
-Đường kính đoạn trục lắp bánh răng, bánh vít... nói chung nên chọn lớn hơn đoạn lắp ổ
(ngõng trục) để dễ lắp ráp và thậm chí cả chế tạo nữa.
-Đường kính vai trục lắp ổ lăn tra theo các bảng 15-9, 15-10 sách T2; đ/k vai lắp bánh răng,
bánh vít tham khảo T2 tâng 3-4.
Trích:
Nguyên văn bởi nhiephongtnut
Thưa thầy em đang làm đồ án về phần trục vít- bánh vít khi xác định ứng suất tiếp xúc cho
phép của bánh vít bằng đồng thanh khơng thiếc và gang sau khi tính được vận tốc trượt rồi tra
bảng (7.2 trang 148) nhưng vận tóc trượt lại khơng trùng với kết quả trong bảng tra mà nằm
giữa 2 giá trị thì cách tra như thế nào ạ. khơng chỉ có bẳng đó mà một số bảng cũng vậy thì
cách tra như thế nào ạ?
Em dùng nội suy nhé! Chỉ cần dùng nội suy bậc nhất là ok! Bảng nào cũng nên nội suy!
Nếu nội suy bậc nhất thì có thể làm như sau: Giả sử ứng với đại lượng đã cho trong bảng là a1
ta có đại lượng cần tra là b1; ứng với a2 ta có b2. Cần tìm đại lượng cần tra b12 khi đại lượng
đã cho là a12 (nằm giữa a1 và a2). Khi này:
b12=(a12-a1)*(b2-b1)/(a2-a1)+b1
Trích:
Nguyên văn bởi Colocate
thầy cho em hỏi em làm hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển khi tính bộ truyền cấp
chậm có nên dịch chỉnh bánh răng khơng ?em thấy có bạn bảo không nên dịch chỉnh cả cấp
nhanh lẫn cấp chậm có đúng khơng thầy ?
Đúng như dieutn nói em à! Thiết kế CTM không quan tâm đến dịch chỉnh (hay nói chính xác
hơn khơng phải là mục tiêu cần học - vì cái đó đã thực tập ở mơn Ngun lý máy rồi). Do vậy,
không cần thiết phải dịch chỉnh (trừ khi để tránh cắt chân răng). Khoảng cách các trục chọn lẻ



thoải mái. Tuy nhiên, ai thích dịch chỉnh cũng ok nhưng phải làm đúng và phải chứng minh
được nó là cần thiết.
Trích:
Nguyên văn bởi Colocate
cho em hỏi tính bộ truyền bánh răng cấp chậm chọn răng nghiêng có được khơng?vì em thấy
vd trong sách chọn răng thẳng?
Các bộ truyền BR trong hộp đều tính cho trường hợp răng nghiêng cả (với sv ĐH KTCN TN)
(trừ trường hợp BR cấp chậm của HGT cấp nhanh phân đôi hoặc BR cấp nhanh của HGT cấp
chậm phân đơi khi đó là BR trụ răng thẳng hoặc BR chữ V).
Trích:
Nguyên văn bởi gooners
Thầy cho em hỏi về phần tính trục của bộ truyền trục vít bánh vít:ở phần chọn động cơ,em tính
được cơng suất trên trục 1 là 0,634 kw và T1 =2131,94 (N.mm).em chọn ứng suốt xoắn cho
phép là 17,em tính được đường kính trục 1 là d1=8,56.nó rất nhỏ mà trong bảng 10.2/[189]
em thấy đường kính trục nhỏ nhất là 20,vậy em có nên chọn đường kính trục của em là 20
khơng?nếu khơng thì em phải chọn như thế nào? em cảm ơn!
Bảng em đã nêu (10.2) lập ra để giúp sinh viên tính tốn nhanh thơi chứ đúng ra bước đó sẽ là:
từ đường kính sơ bộ của ổ ta sơ bộ chọn ổ (ví dụ ổ bi đỡ chặn cỡ trung (hay cỡ nhẹ...)) để từ ổ
đó tra bảng chọn ra chiều rộng B của ổ. Với trường hợp của em, tốt nhất là tự tính. Ví dụ: chọn
đ/k sơ bộ của trục là 10 mm. Sơ bộ chọn ổ bi đỡ chặn cỡ đặc biệt nhẹ (ký hiệu 36100) ta có
chiều rộng ổ B=8mm. Tuy nhiên, do bảng trong sách thầy Chất hơi thiếu (khơng có ổ đỡ chặn
đ/k bé hơn 20mm) nên em có thể sơ bộ chọn ổ bi đỡ (VD bảng P27) cũng được để xác định
chiều rộng ổ.
CY: Trường hợp lấy d=20 thì sau sẽ thừa bền nhiều - lãng phí!
Trích:
Nguyên văn bởi thanvanmi
thây Wjt ơi.trong hướng dẫn làm đồ án phần kiểm tra điều kiên bôi trơn không thấy hướng dẫn
kiểm tra bộ truyền trục vít -bánh vít,thầy chỉ giúp em phần này với.em cảm ơn!
-Với HGT trục vít 2 cấp, việc bơi trơn ngâm dầu cả 2 bộ truyền không dễ dàng thực hiện như

các HGT bánh răng. Do đó, khi khơng thỏa mãn điều kiện ngâm dầu, với HGT trục vít 2 cấp
thường dùng vịng văng dầu để văng dầu lên bơi trơn BT khơng ngâm dầu được. Chính vì vậy
với loại HGT này không bắt buộc phải thỏa mãn điều kiện bơi trơn.
- Mức dầu bơi trơn, vịng văng dầu... với HGT trục vít xem sách thầy Chất tập 2 (trang 98).
Trích:
Nguyên văn bởi gooners
thưa thầy:nếu HGT trục vít - bánh vít khơng bắt buộc thoả mãn điều iện bơi trơn vậy thì em có
phải làm phần kiểm tra điều kiện bôi trơn không,em thấy quyển tập 2(trang 98) của thầy Chất
khong nói rõ về vấn đề bơi trơn cho lắm,nên em khơng biết làm phần này
HGT trục vít bánh răng trục vít thì khơng phải kiểm tra điều kiện bơi trơn, cịn HGT trục vít 2
cấp thì có. Tuy nhiên, với HGT trục vít 2 cấp khơng bắt buộc phải tính tốn để thỏa mãn điều
kiện bơi trơn vì nếu khơng đạt có thể dùng bơi trơn văng dầu cho cấp chậm.


Trích:
Nguyên văn bởi mori
Cho em hỏi vễ vẽ đồ án chi tiết máy ạ:
1. Vị trí đặt ổ bi ở đâu ạ
2. Chiều cao của nắp ổ trục, tính từ vòng bi đến phần lõm
Giải quyết đc 1 trong 2 cái là em vẽ đc ạ hic hic
cám ơn thầy ạ
Khơng phải vẽ theo tính tốn đấy chứ thầy hic hic
-Vị trí đặt ổ lăn em đã xác định khi lập sơ đồ tính tốn trục rồi mà (bước tính sơ bộ trục mục
đích là để sơ bộ xác định chiều rộng ổ để biết vị trí đặt ổ (vị trí điểm đặt phản lực để tính tốn
trục).
-Nắp ổ cũng là chi tiết tiêu chuẩn hóa, kích thước của nó có thể tra ở một số sổ tay. Tuy nhiên
trong HGT vì có nhiều nắp ổ khác nhau, mà các nắp ổ nên bố trí cùng tựa lên cùng mặt phẳng
nên chiều cao nắp ổ có thể khơng lấy theo tiêu chuẩn. Các kích thước của nắp ổ tham khảo
phần kết cấu nắp ổ ở sách thầy Chất tập 2 (trang 42).
Trích:

Nguyên văn bởi LuongVanThanh58
trong đồ án chi tiết máy , phần tính trục 3 của hộp giảm tốc cơn trụ có suất hiện lực Fx ở đầu
băng tải .em ko hiểu nó là lực gì .và cơng thứ tính của nó thế nào vậy ạ!
Nếu đầu ra có bộ truyền xích thì đấy là lực tác dụng lên bộ truyền xích cịn nếu khơng thì là
lực tác dụng lên trục của khớp nối! (đề của em đầu ra là bộ truyền gì? Em xem ở đâu mà có lực
đó?)
Trích:
Ngun văn bởi thuyquan_lucchien
em chào thầy a. thầy cho em hỏi đồ án của em đã tính xong bộ truyền bánh răng cấp nhanh và
cấp chậm em chon độ cứng của răng đảm bảo yêu cầu nhưng đến khi kiểm nghiệm bơi trơn thì
ko thoả mãn em đã thay lại độ cứng bánh răng nhiều lần nhưng ko thoả mãn kể cả chọn bánh
răng chữ v.thầy cho em xin y kiến. em xin cám ơn
Khi điều kiện bôi trơn không đảm bảo thì có nhiều biện pháp:
-Thay đổi độ cứng vật liệu (như em đã làm);
-Thay đổi Xiba (là biện pháp rất hiệu quả): ví dụ: nếu em đã chọn Xiba1=0,3; Xiba2=0,4 thì
bây giờ em chọn tăng Xiba2 (hoặc giảm Xiba1; hoặc đồng thời cả 2 - nếu 1 trong 2 biện pháp
trên mà vẫn chưa được);
- Chọn lại vật liệu BT: chọn vật liệu cấp nhanh xấu hơn; hoặc chọn VL cấp chậm tốt lên.
- Nếu tất cả các biện pháp trên mà khơng được thì phải phân lại TST. Nhưng nói chung là
khơng phải phân lại (nếu em đã dùng đúng công thức đã cho).
(nếu em thử các cách trên mà vẫn khơng được thì mang đến tơi sẽ kiểm tra lại và bầy cách
cho).
Trích:
Nguyên văn bởi mori
Cho em hỏi ý nghĩa các kích thước của vịng phớt với ạ


Như d2 sao lại nhỏ hơn d
vdd1 nhỏ hơn không nhiều so với d, vậy muốn cho thêm lót vào thì làm thế nào ạ


d2 phải nhỏ hơn d thì mới có tác dụng làm kín chứ! (vì vịng phớt làm bằng nỉ nên lắp vào rất
dễ dàng). Khi em cần thêm một ống lót lồng vào trục (để có tác dụng như hạ bậc trục - để cố
định may-ơ phía ngồi chẳng hạn) thì kích thước vịng phớt tra theo đường kính ngồi của ống
lót này.
Trích:
Ngun văn bởi mori
Em muốn hỏi các tiểu chuẩn vẽ bu lông theo như hình dưới đúng khơng ạ, nhưng em chưa tìm
đc về vịng đệm hãm
Em muốn hỏi thêm có phải vít nắp ổ cũng lấy theo chuẩn này phải không ạ


OK em à! Nếu có được thì nêu cả TCVN số...! Cả vít thì cũng thế em à!
Trích:
Ngun văn bởi mori
Vậy lắp vào trục d thì tự động nó căng ra ạ, vậy các kích thước khác của vịng phớt có bị thay
đổi khơng ạ
Khi vẽ vào bản vẽ thì mình vẽ trong là đk trục d, ngồi là kích thước của rãnh lắp vòng phớt ạ
Trên bản vẽ các kích thước giới hạn của vịng phớt chính là các kích thước của rãnh lắp (trên
nắp ổ) và của trục.
Trích:
Nguyên văn bởi concut
Thầy wjt cho em hỏi 1 số câu mà em đang mắc:
-Tại sao hộp giảm tốc phân đôi phải có trục bị động?Mà trục bị động lại thường chọn là trục
trung gian?Điều đáng nói là trục trung gian của em lại có lực dọc trục Fa, mà theo thầy em
bảo là trục bị động ko có lực dọc trục.
-Tại sao chọn ổ lăn cho trục bị động phải chọn ổ đũa trụ ngắn đỡ có serial 2000 và 32000?
-Nếu nói HGT có trục bị động thì có vẻ không hợp lý lắm! Thường người ta dùng trục chủ
động (bánh chủ động), trục bị động (bánh bị động) khi nói về một bộ truyền. Cịn với HGT 2
cấp (như trong đồ án) thì các trục của hộp thường gọi tên là trục vào (trục I), trục trung gian
(trục II) và trục ra (trục III) của HGT.

-Với HGT phân đôi, trên trục mà các lực dọc trục triệt tiêu (VD trục vào của HGT cấp nhanh
tách đôi...) thường người ta dùng các ổ như em nói ở trên vì một là các ổ trên trục này không


chịu lực dọc trục; hai là các ổ này cho phép trục di động dọc trục một lượng nhất định (tùy
động dọc trục).
Trích:
Nguyên văn bởi nguyenvandam
Thầy cho em hỏi tiếp,trong phần kiểm tra quá tải đột ngột chỉ có Mu,Mx cịn Mumax,Mxmax
tính thế nào hả thầy?lắp bánh răng với trục thì nên chọn kiểu lắp nào ạ(H7/n6,H7/k6,H7/js6
đối với tải trọng va đập mạnh).
-Mumax=Mu*Kqt; Mxmax=Mx*Kqt với Kqt là hệ số quá tải - lấy bằng hệ số cản ban đầu
(Kbd - cho ở đề bài).
-Lắp bánh răng với trục thường chọn kiểu H7/k6 em à!
Trích:
Nguyên văn bởi kc1208
cho em hỏi khi tính tốn thiết kế đai thì cơng suất cần truyền là công suất trên trục động cơ
hay trên trục đầu vào hộp giảm tốc ?
Trên trục động cơ em à!
Trích:
Nguyên văn bởi sakura
của em là HGT đồng trục tính ra U1=6.54 va u2=2.03 liệu có chênh nhau nhiều ko sau sẽ ko
đủ điều kiên bơi trơn ko ah????????
Nếu em tính theo cơng thức thì ok! HGT đồng trục phân theo đ/k sức bền đều nên thường khó
đảm bảo đ/k bơi trơn! Tuy nhiên, do có cụm ổ ở giữa nên dễ dàng làm vách ngăn để chia 2 nửa
bôi trơn khác nhau nên đ/k bôi trơn không thành vấn đề với hộp này!
Trích:
Nguyên văn bởi kc1208
cho em hỏi tiết diện trục tại chỗ có rãnh then phải lấy tăng lên 5% phải khơng thầy?
Thường sau khi tính gần đúng thì chỉ cần làm tròn lên giá trị lớn hơn gần nhất trong dãy tiêu

chuẩn là ok!
Trích:
Nguyên văn bởi kc1208
cho em hỏi khi tính đường kính trục tại tiết diện thứ i nó lớn hơn đường kính trục sơ bộ có
được không thầy ?
Lớn hơn hay nhỏ hơn đều ok cả em à! Tính sơ bộ mục đích chỉ để sơ bộ chọn ổ để xác định
chiều rộng ổ sơ bộ thơi - chứ khơng quyết định đ/k trục sau này!
Trích:
Ngun văn bởi kc1208
thế khi chọn [xicma] mà đường kính trục của em là 40 thì nên lấy [xicma] theo đường kính là
30 hay 50 hả thầy?(bảng 10.5)
Em dùng nội suy để tính ra!


Trích:
Nguyên văn bởi duythe_hn
thưa thầy!thầy cho em hỏi la khoảng cách tâm a khi thiết kế vỏ hộp giảm tốc thì lấy ở đâu ạ.em
tìm mãi mà ko thấy ở đâu nói cả.
Em có thể dùng các cơng thức sau:
-Chiều dầy thân hộp: Delta = 0,025*aw2+ 3 (mm);
-Chiều dầy nắp hộp: Delta1 = 0,02*aw2+3 (mm).
Trích:
Nguyên văn bởi khongvinhlinh
Cho em hỏi về kết cấu trục bậc:
- Em vẫn chưa hiểu rõ lắm về rãnh thốt dao, có phải là nếu mình làm góc lượn ở các vị trí
trục bậc rồi thì khơng cần rãnh thốt dao phải khơng ạ?
- Kích thước của rãnh thốt dao tra bảng hay tính tốn thế nào ạ?
Em xin cảm ơn!
Nếu làm góc lượn rồi thì khơng cần rãnh thốt dao. Kích thước của rãnh thốt dao (khi tiện
ren...) hay thốt đá (khi mài ngồi hoặc mài lỗ) đã được tiêu chuẩn hóa (tra bảng).

Trích:
Ngun văn bởi tranluan25988
Em thưa thầy, trong tính tốn truyền động bánh răng em tính sơ bộ khoảng cách trục được
aw=147, sau khi tính kiểm nghiệm đảm bảo điều kiện bền tiếp xúc nhưng lại không đảm bảo
điều kiện chạm trục. Vậy nếu ngay sau bước tính sơ bộ (được aw=147), em chọn ngay aw=155
(chọn tăng lên luôn để thỏa mãn cả 2 điều kiện trên) rồi mới tính kiểm nghiệm bánh răng (theo
aw=155) có được khơng ạ ? Em cảm ơn thầy.
Nếu em chọn lên 155 để đảm bảo đ/k chạm trục nhưng lại thừa bền thì khơng được đâu! Mọi
xử lý đều phải đảm bảo là không được thừa bền về độ bền tiếp xúc!
Trích:
Nguyên văn bởi ngoquocduong
Thưa thầy, em chọn các cớ ổ đỡ - chặn cho ngõng trục 40mm của trục 1 hộp giảm tốc khai
triển, nhưng vẫn khơng thoả mãn. Vậy thầy cho em hỏi em có thể giảm Cd bằng cách giảm tuổi
thọ của ổ để đại tu được khơng ạ. Nếu khơng thì em có thể làm như thế nào ạ
Nếu chọn tăng cỡ ổ (nhẹ lên trung, nặng ...), loại ổ (bi đỡ chặn lên đũa cơn) mà vẫn chưa được
thì có thể tăng đ/kính ngõng (nếu kết cấu trục cho phép) hoặc giảm thời hạn sử dụng ổ! Khi
giảm thời hạn thì chú ý như nhinhovn đã nêu!
Trích:
Ngun văn bởi anhccm1
Vậy thì thầy có thể cho em hỏi là độ cứng xoắn trong hộp giảm tốc có quan trọng khơng ạ? Vì
em đọc cuốn cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy thấy sách có viết:"...với các máy thơng dụng,
góc xoắn cho phép khá lớn, tức độ cứng xoắn không giữ vai trị quan trọng, vì vậy có thể
khơng cần kiểm nghiệm về độ cứng xoắn", liệu có đúng khơng ạ? Em cảm ơn thầy!


Quan trọng hơn cả là học cách tính độ cứng xoắn em ạ!
Trích:
Nguyên văn bởi Colocate
cho em hỏi khi tính tốn trục có cần tăng bền cho trục khơng? nếu khơng lấy Ky=1 phải
khơng?

Trục có tăng bền hay khơng là do em chọn ở phần vật liệu và nhiệt luyện (ví dụ có thấm than,
nitơ, lăn nén... hay khơng). Cịn khơng thì Ky=1.
Trích:
Ngun văn bởi boycn
Thưa thầy khi em chọn ổ lăn cho trục ra có chứa bánh vít . Em chọn ổ đũa cơn loại nhẹ có
đường kính ngõng trục = 50. Khi tính theo khả năng tải động có Cd = 26,35 so với C = 52.9
KN . Như thế có thừa bền nhiều q khơng ạ. Em muốn thay bằng loại siêu nhẹ thì lại khơng
có ổ có đường kính ngõng trục = 50.
Em đã thử dùng ổ bi đỡ chặn chưa? Bây giờ là lúc em thay đổi loại ổ rồi (sang ổ bi)!
Trích:
Nguyên văn bởi anhccm1
Thầy wjt ơi thầy cho em hỏi là:
1. Chiều dài mayơ chỗ lắp bánh răng và bánh đai thì phải nhỏ hơn chiều rộng bánh răng và
bánh đai có phải không ạh?
2. Trong công thức sau:σd = 2kT/(Z.D0.dc.l5) ≤ [σd]
em tìm khơng thấy có thơng số nào là l5 cả, liệu sách có in nhầm hay khơng ạh?
Mong thầy sớm giải đáp giùm em!
1. Em cứ tính chiều dài may ơ theo đường kính trục - Khơng nhất thiết phải nhỏ hơn (tuy nhiên
thường là không lớn hơn).
2. L5 trong cơng thức đó là sai! Nó là l3!
Trích:
Ngun văn bởi anhccm1
Thưa thầy wij, thầy cho em hỏi là trong phần tính chọn then cho các trục I và trục III( HGT
của em là cơn trụ 2 cấp) em phải tính chọn 2 then khác nhau. Then lắp cho mayơ bánh răng thì
thoả mãn các điều kiện bền dập và bền cắt, nhưng then lắp cho mayơ bánh đai và khớp nối thì
điều kiện bền dập khơng thoả mãn. Em đọc trong cuốn hệ dẫn động cơ khí của thầy Chất có
viết: "... đối với then bằng và các kích thước h, t đã chọn theo d mà điều kiện (9.1) hoặc (9.2)
(ở đây chính là các điều kiện bền dập và bền cắt) khơng thoả mãn thì nên tăng thêm chiều dài
mayơ do đó tăng được lt, nếu khơng có thể sử dụng 2 then đặt cách nhau 180độ...". Vậy ở đây,
nếu em chọn chiều dài mayơ tại chỗ lắp bánh đai và khớp nối tăng lên thì có cần tính tốn lại

phần trục hay khơng ạh? Em mong thầy sớm giải đáp giúp em. Em cảm ơn thầy!
Em nên chọn 2 then! Còn nếu tăng chiều dài may ơ lên nhiều thì phải tính lại trục!
Trích:
Ngun văn bởi anhccm1
Thưa thầy, khi em chọn chiều dài mayơ tăng thêm 6-10 mm thì có cần phải tính lại trục khơng


ạh?
Cịn theo như ý thầy thì trên trục 3 của em tại chỗ khớp nối cần phải dùng đến 2 then đặt cách
nhau 180độ thì mới thoả mãn được (vì như sách viết trong trường hợp này thì mỗi then có thể
tiếp nhận 0,75T), như vậy có được khơng thưa thầy?
Em thấy như thế nào hợp lý thì cứ làm! Cơ bản phải bảo vệ được cách làm! Còn nên làm gì thì
mình đã nói rồi mà!
Trích:
Ngun văn bởi tranluan25988
em thưa Thầy, với trường hợp đường kính trục động cơ lớn, để đảm bảo kết cấu, đường kính
trục 1 lắp với động cơ phải lấy tối thiểu là 0,8 đường kính trục động cơ. Nhưng với giá trị này,
trục 1 sẽ thừa bền, hệ số an toàn lên đến s = 3,7. Trong khi đó khơng thể giảm đường kính trục
1 được nữa, vậy việc thừa bền này có thể chấp nhận được khơng ạ ? Có cách nào xử lý nào
khác để không thừa bền không ạ ? Em cảm ơn Thầy !
Em cứ giảm đ/k trục đi! Còn chỗ lắp khớp nối sau làm 1 cái bạc vào là ok (hoặc nửa khớp nối
bên này có đ/k lỗ nhỏ hơn bên kia vẫn ổn mà!
Trích:
Nguyên văn bởi anhccm1
Rõ ràng mà thưa thầy. Em xem trong cuốn tính tốn thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1 của thầy
Tịnh Chất, ở trang 261 trên hình vẽ thì thấy D>D1 mà trong bảng thơng số lại có D1>D.
Chắc sách em sách cũ - bị nhầm nhưng chưa sửa (sách của mình thì khơng)! Em cứ lấy giá trị
lớn cho kích thước lớn là ok!
Trích:
Nguyên văn bởi nguyenvandam

em chào thầy.Vấn đề này em có đề cập tới thầy lần trước.thầy vẫn nhớ chứ ạ.nhưng nếu làm
như vậy thì nửa khớp nối bên trục hgt lắp then vào thế nào hả thầy.liệu có phải là lắp then
xuyên qua cả bạc lót hả thầy.mong thầy giải đáp giúp em với.thanks thầy.
Một then lắp trục và bạc và một then khác lắp bạc và khớp nối!
Trích:
Nguyên văn bởi tranluan25988
Thưa thầy, em đang làm đồ án công nghệ, nhưng gặp một vấn đề không biết xử lý thế nào, em
mong thầy giúp đỡ: Em cần gia cơng bề mặt cổ trục đường kính 40 mm, cấp chính xác 7, độ
nhám bề mặt Rz = 20, vậy biện pháp công nghệ gia công lần cuối như thế nào ạ ? em cảm ơn
Thầy
Phổ biến nhất vẫn là mài trịn ngồi! Ngồi ra, nếu ngõng có độ cứng cao có thể dùng tiện
cứng vv...
Trích:
Ngun văn bởi nguyenvandam
Thưa thầy, nếu làm vậy thì độ dày của bạc tối thiểu là? mm.vì nếu nhỏ q thì sẽ khơng làm
như vậy phải khơng ạ.thầy có thể cho em hỏi hiện nay trên thị trường người ta bán các loại


bạc có độ dày min,max là bao nhiêu ạ.
-Độ dầy của bạc em hồn tồn có thể lập sơ đồ tính theo điều kiện bền được mà (cố gắng suy
nghĩ và tự làm)!
-Có ai làm sẵn bạc kiểu như thế để bán không? (Trừ một số bạc thông dụng như bạc quạt
nhỏ...). Những câu hỏi kiểu này học phần ổ trượt và lăn xong là có thể tự trả lời được mà!
Trích:
Nguyên văn bởi Student
Thưa thầy,thầy giải thích cho e phần tính dung sai khi vẽ thiết kế bộ truyền đai ko với ạ, phần
này e ko hiểu lắm,e cảm ơn thầy
Dung sai lỗ lắp bánh đai với trục tra theo kiểu lắp (VD: H7/k6); các sai lệch vị trí tương quan,
độ nhám... tham khảo trang 166 và 167 cuốn Atlats của Nga (theo tiêu chuẩn mới ) (hoặc tham
khảo thêm cuốn Tập bản vẽ... trang 74 và 75 (tiêu chuẩn cũ - chỉ tham khảo rồi chuyển sang

tiêu chuẩn mới)...
Trích:
Nguyên văn bởi thuyquan_lucchien
em thưa thầy, thầy cho em hỏi là em vẽ bản vẽ lắp theo đúng kích thước được tính tốn trong
thuyết minh nhưng bề dài cốc lót của em hơi dài trông ko hợp lý, liệu em có thể rút ngắn bề
rộng bích lắp thân hộp K3 xuống đựơc ko ạ?
em cảm ơn thầy!
Khi lên bản vẽ lắp, các kích thước nếu thấy khơng hợp lý thì có thể thay đổi được! Tuy nhiên,
nếu thay đổi theo hướng thừa bền thì ok cịn theo hướng giảm bền - nếu thay đổi nhiều thì phải
tính lại độ bền cho đảm bảo (VD trục ngắn đi thì ok, nếu dài ra nhiều thì...). Ngồi ra, hầu hết
các cơng thức tính các kích thước của HGT là cơng thức kinh nghiệm nên trong một số trường
hợp sẽ không hợp lý lắm! Khi đó tác giả hồn tồn có thể chỉnh lý sao cho hợp lý là được!
Trích:
Nguyên văn bởi namkhanh12a1
thua thay dung sai cua cac kich thuoc nắp ổ lăn tra thế nào ạ?em tìm mấy cái độ nhám của các
kích thước mà khơng thấy.em chọn nắp ổ ở bảng 18.2 mà D4 em khơng biết là kích thước nào?
thầy cho em hỏi kích thước C nữa.em cũng khơng tính được thì làm sao vẽ được phần lõm vào
ạ,mà phần đó có đường kính ngồi và trong bao nhiêu em cũng khơng thấy viết?phần góc lượn
của các cạnh thì xem ở đâu ạ?em cảm ơn thầy!!!!!
-Chỉ cần các kích thước cơ bản D, D2 và D3 cùng với số vít z là em có thể thiết kế được nắp ổ
rồi! Những kích thước nào em chưa có (ví dụ chỗ lõm trên nắp ổ) chẳng nhẽ em không tự
quyết định được à?
-Dung sai kích thước quan trọng nhất là đường kính phần lắp với lỗ lắp ổ lăn - em tra theo chế
độ lắp (em phải chọn cho phù hợp). Các dung sai kích thước khác khơng quan trọng (cứ để tự
do cũng được)!
-Độ nhám các bề mặt (chứ không phải độ nhám các kích thước) em tra theo cấp chính xác và
phương pháp gia cơng (chịu khó làm việc một tý sẽ ra)!
-Các góc lượn cũng thế - em sẽ tự xác định được! Chúng cũng có gì quan trọng lắm đâu!
Trích:



Nguyên văn bởi sakura
thầy cho em hỏi HGT của em đồng trục thì khi vẽ em, vẽ vách ngăn và vẽ 2 we tham dầu ở 2
bên khác nhau liệu có được khong?
Đã ngăn hộp để bơi trơn thì thăm dầu 2 bên phải khác nhau em à!
Trích:
Nguyên văn bởi anhccm1
Thầy wjt ơi thầy cho em hỏi là có phải là cần điều chỉnh được cả hai ổ lăn của trục 1 trong
hộp giảm tốc côn trụ hai cấp không ạh? Vì em thấy trong các sách có nhiều sơ đồ bố trí ổ lăn
trên trục 1 nhưng hầu như theo em thấy thì chỉ điều chỉnh được 1 ổ thơi thì phải thầy ạh! Em
mong thầy trả lời giúp em, vì của em rơi vào trường hợp đặc biệt là ổ lăn trên trục 1 bố trí sơ
đồ chữ X, em chưa tìm được cấu tạo cốc lót cho phù hợp để điều chỉnh được cả 2 ổ lăn cả.
Phải điều chỉnh được cả 2 ổ em à! Với sơ đồ chữ X em nên tham khảo kết cấu cụm ổ trang 215
sách Tập bản vẽ của Nga (phần 1)!
Trích:
Nguyên văn bởi nhiephongtnut
Thưa thầy yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo cốc lót và nửa thân khớp nối là gì ạ. Em tìm trong hai
quyển hướng dẫn hệ dẫ động cơ khí khơng thấy có giờ em khơng biết ghi yêu cầu kỹ thuật như
thế nào? Còn vòng vung dầu trong HGT bánh răng-trục vít thì được định vi như thế nào a.
-Các yêu cầu kỹ thuật của cốc lót, nửa khớp nối, hay chi tiết bất kỳ gồm các sai số về hình
dáng hình học (độ cơn, ơ van...), sai số về vị trí tương quan (độ đồng trục, độ đảo mặt đầu, độ
vng góc...) em phải tự xác định (xem sách dung sai và đo lường là sẽ làm được).
-Định vị vịng văng dầu thì có vấn đề gì??? Định vị theo phương hướng kính (nhờ lắp ghép với
trục - VD lắp căng); định vị theo chiều trục - nhờ vai trục, gờ trục!
-Muốn trở thành kỹ sư thì phải chịu khó đọc và suy nghĩ!
Trích:
Ngun văn bởi ngoquocduong
Gửi thầy wit !!!
Thầy cho em hỏi: trong quyển hướng dẫn thiết kế hệ thống dẫn động tập 2. trong trang 157 có
bản vẽ chế tạo bánh răng. Nhưng em ko thấy ghi kích thứoc vịng chia, vịng đỉnh của bánh

răng và dung sai kích thước của chúng. Vậy thì em phải tra dung sai kích thứoc của hai kích
thước kia ở đâu. Em cảm ơn thầy.
- Dung sai đ/k vòng đỉnh em tra bảng 21-6 (sách em đề cập); cịn đ/k vịng chia thì khơng có
dung sai (em thử nghĩ xem tại sao?).
- Muốn tìm hiểu kỹ về dung sai của truyền động bánh răng em có thể xem trong cuốn "Sổ tay
thiết kế cơ khí tập 2" của Hà Văn Vui.
Trích:
Ngun văn bởi MT
đường kính vịng chia ko có dung sai vì nó chỉ là đường kính mang tính tượng trưng có phải ko
thầy wjt?
Hiểu như em là ok - nó là kích thước ảo!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×