Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận quản trị chiến lược: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI, CS IITP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.12 KB, 19 trang )

1

MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT

4

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

5

1. Phần mở đầu

6

1.1. Lý do chọn đề tài

6

1.2. Đối tượng nghiên cứu

6

1.3. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

7

1.4. Phạm vi nghiên cứu

7


1.5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu

7

2. Thực trạng/Kết quả nghiên cứu các nội dung thực tế theo đề tài
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học LĐXH, CSII, TP.HCM

8
8

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

8

2.1.2. Cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo

8

2.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

9

2.1.4. Cơ chế quản lý tài chính

9

2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu

10


2.2.1. Khái niệm

10

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thư viện

10

2.3. Nhận xét / Đánh giá chung

14

2.3.1. Kết quả đạt được

14

2.3.2. Hạn chế

14

3. Giải pháp
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp

15
15

3.1.1. Cơ sở về pháp lý

15


3.1.2. Cơ sở thực tiễn

15

3.2. Các giải pháp đề xuất

15

3.2.1. Tăng cường các điều kiện và cơ sở vật chất cho thư viện

15

3.2.2. Giải pháp xây dựng và phát triển vốn tài liệu của thư viện

16

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện trường Đại học LĐXH(CSII)
17
4. Kết luận
18


2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT

Lao động – Xã hội, cơ sở II
Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định của Thủ tướng
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hợp Quốc
Quốc hội
Pháp luật- Ủy ban thường vụ Quốc hội
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thơng tư
Chính phủ
Nghị định

LĐXH, CSII
TP.HCM
QĐ-TTg
UNESCO
QH
PL-UBTVQH
BVHTTDL
TT
CP



DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1. Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất của thư viện
Biểu đồ 1. Mức độ phong phú của vốn tài liệu
Bảng 2. Mức độ hài lòng về cán bộ thư viện tại trường Đại học LĐXH (CSII)



1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại của công nghệ, khoa học hiện đại mà chúng ta có thể gọi là cuộc
cách mạng cơng nghệ thơng tin, mà thời đại địi hỏi đất nước phải có những người lao
động với trình độ học vấn cao, có tri thức nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của đời sống xã
hội. Để làm được điều đó, cần phải trau dồi kiến thức qua sách và có thể nói sách là
nguồn tri thức vơ tận, nhờ có sách con người ngày càng tiếp cận với thế giới hiện đại.
Nói đến sách, phải nói đến thư viện, thư viện trường là nơi lưu giữ sách, tài liệu nghiên
cứu, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên cũng như thầy cơ trong trường. Thư
viện được xem là chìa khóa tri thức của nhân loại, có vai trị quan trọng đối với sự phát
triển của con người cũng như sự phát triển của xã hội, góp phần giáo dục người đọc
một cách toàn diện. Trong nhiệm vụ đào tạo lực lượng xã hội này, cơng tác thư viện
ln đóng góp quan trọng trong q trình cung cấp, chuyển tải thơng tin kiến thức đối
với người đọc. Để thực hiện nhiệm vụ này, trường Đại học Lao Động Xã Hội, CSII,
TP.HCM đã và đang hồn thiện q trình hoạt động, tăng lượng đầu sách hơn nhằm
phục vụ nhu cầu nghiên cứu giáo trình của sinh viên, cũng như cung cấp cho giảng
viên những phương pháp dạy học, giúp cho việc giảng dạy của thầy cô thêm sinh động
và hấp dẫn với sinh viên.
Song số lượng sinh viên đến thư viện tại trường để đọc sách, tìm giáo trình với
niềm đam mê tìm tòi, học hỏi còn hạn chế. Chủ yếu chỉ mới thu hút sinh viên khá, giỏi
có lịng ham mê đọc sách báo và một ít sinh viên thích nghiên cứu các đề tài cũng như
giáo trình mơn học.
Chính vì lí do này, mà em đã chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng hoạt động thư viện
tại trường Đại học Lao Động Xã Hội, CSII, TP.HCM”, với mong muốn vận dụng
những kiến thức và kỹ năng tiếp thu được trong chương trình giảng dạy của nhà
trường, từ đó có thể đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động thư viện tại trường Đại học Lao Động Xã Hội, CSII, TP.HCM.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động công tác thư viện tại trường Đại học Lao Động
Xã Hội, CSII, TP.HCM.

Đồng thời mục tiêu của nghiên cứu nhằm thực hiện đáp ứng nhu cầu triết lý, tự
giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thư viện, tạo ra môi
trường giáo dục thuận lợi và giúp sinh viên có tinh thần ham học hỏi, siêng năng


nghiên cứu các dự án.Từ đó có thể thu hút số lượng đông đảo sinh viên đến học tập tại
thư viện. Bên cạnh đó, người phụ trách thư viện trường Đại học không ngừng học hỏi
trau dồi, mở rộng, nâng cao kiến thức, nắm vững kỹ thuật nghiệp vụ thư viện nhằm
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao để phục vụ cho giảng dạy và học tập.
1.3. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua nghiên
cứu tài liệu và thảo luận nhóm nhằm nghiên cứu ra các yếu tố để nâng cao chất lượng
hoạt động của nhà trường. Việc nghiên cứu định lượng này có thể xác định được các
khái niệm, hoặc mức độ chính xác của các câu hỏi phỏng vấn. Cách khai thác dữ liệu
nhằm đem đến cho việc nghiên cứu chính diễn ra chính xác, đạt được mục tiêu đề ra.
Nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
bảng khảo sát được gửi cho các sinh viên trong trường Đại học LĐXH (CSII) đánh
giá. Sau khi thu thập dữ liệu, kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu có được, là cơ sở đánh
giá về mức độ hoạt động của thư viện và đây cũng là cơ sở để đưa các kiến nghị, kết
luận của đề tài nghiên cứu.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động của thư viện tại trường Đại học
Lao Động Xã Hội, CSII, TP.HCM.
1.5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu
Thông qua những kết quả nghiên cứu, những giải pháp được đưa ra để khắc phục
những mặt cịn hạn chế, sẽ góp phần nâng cao vai trò của hoạt động thư viện. Đồng
thời giúp sinh viên nhận thức rõ về việc sử dụng thư viện có hiệu quả nhất, mang lại
những kết quả học tập tốt nhất.
Mặt khác kết quả nghiên cứu giúp quản lý thư viện chặc chẽ hơn, tăng cường nhắc
nhở sinh viên nâng cao ý thức sử dụng thư viện đúng mục đích. Các cán bộ trơng coi

thư viện có thể rút ra được những phương án tối ưu về vấn đề quản lý, cũng như tăng
cường các đầu sách chuyên ngành và nghiên cứu, nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của
người đọc. Từ đó, có thể thu hút được nhiều sinh viên trong trường biết đến và quan
tâm thư viện hơn. Nâng cao được chất lượng hoạt động thư viện một cách tốt nhất.


2. Thực trạng/Kết quả nghiên cứu các nội dung thực tế theo đề tài
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học LĐXH, CSII, TP.HCM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Đại học LĐXH, CSII ( tên tiếng anh: University of Labour Social Affairs
2) là một trong ba cơ sở đào tạo chính của Trường Đại học Lao động – Xã hội tại Hà
Nội. Mà tiền thân là trường Trung học Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội được thành lập năm 1961. Trường được nâng cấp lên Đại học
ngày 31/05/2005, theo quyết định số 26/2005QĐ-TTg của chính phủ.
Từ buổi đầu thành lập trường có cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn, nhưng đến
nay, nhà trường đã đầu tư một hệ thống giảng đường hiện đại gồm: 4 tòa nhà, thư viện,
trung tâm thực hành và một khu kí túc xá tiện nghi, khang trang, an ninh trực tự, tạo
mơi trường an tồn, thỏa mái cho sinh viên nghỉ ngơi.
Với chức năng: Trường đào tạo nhân lực trình độ cử nhân các khối ngành kinh tế,
xã hội, nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Với các hình thức đào tạo chính quy và đào
tạo hệ đại học vừa học vừa làm,… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội,
góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật cho đất nước.
Tầm nhìn: Đến năm 2030, Trường ĐH LĐXH – Cơ sở II trở thành trường đại học
hàng đầu Việt Nam trong ngành đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực lao
động – xã hội có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, sáng tạo trong cơng việc
và vững vàng tiếp cận trình độ các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
2.1.2. Cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo
Về chất lượng giáo dục: Nhà trường luôn không ngừng đầu tư, cải thiện những
phương pháp dạy học tiên tiến nhất hiện nay, nhằm đào tạo những tiềm năng lao động
có thể tỏa sáng trong xu thế hội nhập quốc tế. Ngoài ra, nhà trường còn hợp tác với các

trường trên danh tiếng trên thế giới cùng với vùng lãnh thổ như Đức, Philipin, Ấn Độ,
Singapo..., giúp cho sinh viên có thể trao đổi học tập, phát triển bản thân và quảng bá
đất nước Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Các ngành nghề trường Đại học LĐXH (CSII) đào tạo:
- Ngành bảo hiểm
- Cơng tác xã hội
- Ngành kế tốn
- Ngành quản trị kinh doanh


- Quản trị nhân sự
- Ngành luật kinh tế
- Ngành tâm lý
- Kinh tế lao động
- Tài chính ngân hàng
- Ngành hệ thống thông tin quản lý
2.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của trường Đại học LĐXH (CSII) được tăng
cường đáng kể, từng bước được hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ
công tác quản lý, giáo dục và học tập. Đến nay có 100% phịng học và giảng đường
được trang bị hệ thống ánh sáng, âm thanh, quạt, máy tính và tivi cố định.
Hạ tầng kỹ thuật, các phương tiện công nghệ thông tin cũng được tăng cường đáng
kể. Trường đã xây dựng cổng thông tin điện tử, đồng thời trang bị thêm máy tính các
loại, phục vụ cho các phòng học và được nối mạng internet. Ngồi ra, hệ thống mạng
khơng dây cũng được phủ khắp khuôn viên phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của
giáo viên và sinh viên, góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác đổi mới giáo dục đào
tạo.
Trường tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong
quản lý đào tạo. Trong đó website của trường được nâng cấp giao diện mới với nhiều
tiện ích cho người dùng, thu hút được người dùng vào tìm hiểu website của nhà

trường.
2.1.4. Cơ chế quản lý tài chính
Trường Đại học LĐXH (CSII) là trường đại học trực thuộc Bộ lao động, ngân sách
chi cho hoạt động của Trường có hai nguồn chủ yếu: ngân sách nhà trường chủ yếu chi
cho hoạt động thường xuyên và ngân sách trung ương chi cho xây dựng cơ bản.
Trong các năm qua, trường Đại học LĐXH (CSII) đã chi cho sửa chữa cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị, sách, báo, giáo trình,...khoảng 22 tỷ đồng. Nhìn chung,
hoạt động sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị được đầu tư đúng mức,
góp phần đảm bảo các nguyên tắc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhằm đảm bảo cân đối
cán cân thu, chi phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động. Tổ chức khoán kinh phí
chi tiêu hành chính cho các đơn vị và thí điểm chuyển đổi mơ hình hoạt động hạch
tốn độc lập cho một số đơn vị có đủ điều kiện thực hiện.


2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Khái niệm
 Thư viện là gì?
Trong đại từ điển tiếng Việt, thư viện được định nghĩa là “Nơi lưu trữ nhiều sách
báo, tài liệu để cho mọi người đến mượn đọc”. Còn theo UNESCO định nghĩa : “ Thư
viện không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tầm có tổ chức nào của
sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên
phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích
thơng tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. Qua hai khái niệm được nêu
trên, có thể hiểu một cách ngắn gọn, thư viện là nơi lưu trữ và phát huy một phần tinh
hoa văn hóa nhân loại qua những những quyển sách báo, tài liệu cung ứng cho giáo
viên và sinh viên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và bồi
dưỡng thường xuyên của sinh viên cũng như giáo viên.
 Hoạt động thư viện là gì?
Hoạt động thơng tin thời kỳ hiện đại bao gồm: các vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp
chế liên quan đến việc tổ chức, bảo quản và khai thác, nghiên cứu khoa học và các nhu

cầu cá nhân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vì thế, hoạt động thư viện thời kỳ
hiện đại là một mắt xích khơng thể thiếu trong hoạt động thơng tin khoa học của bộ
máy nhà trường.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thư viện
 Về cơ sở vật chất
Trong những năm qua, thư viện trường LĐXH (CSII) đã chú trọng trong công tác
đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là trang thiết bị công nghệ thông tin.
Thư viện đã bước đầu áp dụng công nghệ thông tin nhằm từng bước hiện đại hóa cơng
nghệ thơng tin – thư viện như: mua sắm trang thiết bị tin học, tăng cường trang thiết bị
sao lưu, bảo quản và lưu trữ thông tin một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh các trang thiết bị mà nhà trường đã trang bị, thì khơng gian
đọc của thu viện chưa được chú trọng một cách triệt để, phịng đọc sách có một vị trí
khiêm tốn trong thư viện. Điều đó làm cho các bạn sinh viên khi muốn đọc sách tại
chỗ lại khơng có một khơng gian thoáng, để tập trung nghiên cứu tài liệu, hay kết nối
mạng ở thư viện thỉnh thoảng không được “mượt” khi xài máy tính tra cứu tài liệu, với
mức đánh giá là 15/51 người khơng hài lịng về chất lượng kết nối mạng ở thư viện.


Mặc dù chỉ là một số lượng nhỏ không hài lòng về chất lượng dịch vụ và cơ sở vật
chất ở thư viện nhà trường. Nhưng mức độ rất hài lịng lại rất ít (chiếm 41%), qua đó
có thể thấy được cơ sở vật chất vẫn chưa được đầu tư một cách triệt để, mà chỉ đầu tư
một phần nhỏ trong cơng cuộc hồn thiện cơ sở vật chất ở thư viện trường Đại học
LĐXH (CSII).
Bảng 1. Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất của thư viện
Hài lòng
Rất hài lịng
Khơng hài
lịng
Khơng gian cho
bạn đọc


17

27

7

Vệ sinh

8

34

9

Kết nối mạng

15

30

6

Máy tính tra cứu

11

29

11


Xếp khoa học

5

38

8

Kết-quả-khảo-sát.docx
Qua bảng khảo sát có thể thấy được khơng hài lịng về khơng gian cho bạn đọc
chiếm 33,33% cao nhất trong các dịch vụ khác như vệ sinh, kết nối mạng, máy tính tra
cứu, sắp xếp sách khoa học. Và mức độ hài lòng là cao nhất trong ba mức độ khơng
hài lịng, hài lịng, rất hài lòng được đưa ra để đánh giá cảm nghĩ của sinh viên về cơ
sở vật chất tại trường. Từ kết quả thu được có thể đưa ra những “lời giải” cho việc
hoàn thiện cơ sở vật chất tại thư viện.
 Vốn tài liệu thư viện
Trong Pháp lệnh thư viên – Điều 3 mục có nói: “Vốn tài liệu thư viện là những tài
liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, được xử lý theo quy
tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện, để tổ chức phục vụ người đọc đạt được
hiệu quả cao và được bảo quản”. Vốn tài liệu như là một kho tàng văn hóa của nhân
loại, hội tụ đầy đủ những kiến thức chuyên ngành, có giá trị về phương diện vật chất
và tinh thần và vốn tài liệu cịn chỉ ra sự phát triển về trí tuệ, văn minh của một Quốc
gia, một dân tộc. Chứa đựng những tri thức kinh nghiệm của loài người được truyền
lại từ thế này qua thế hệ khác, sự tiến bộ của lồi người có được là nhờ tiếp thu, khai
thác và phát triển những tri thức của các thế hệ trước để lại. Nội dung của vốn tài liệu


càng phong phú, loại hình tài liệu càng đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu càng lớn
và nó càng có sức hút càng cao đối với người sử dụng. Một thư viện sẽ có khối lượng

bạn đọc đơng đảo, nếu như thư viện có vốn tài liệu phong phú, đa dạng, phù hợp với
nhu cầu của sinh viên và đặc biệt cập nhật với trình độ phát triển của khoa học công
nghệ trong nước và thế giới.
Nhưng khi khảo sát sinh viên trường Đại học LĐXH (CSII), thu được 47,1% về
cảm nhận không phong phú của vốn tài liệu. Từ kết quả thu được, rút ra được những
mặt hạn chế như: Vốn tài liệu có trong thư viện chưa thực sự phong phú, ít cập nhật
thơng tin, lượng sách cũ còn rất nhiều vẫn chưa kịp thay đổi mới trong giảng dậy và
học tập, những tài liệu về kỹ năng cịn rất ít. Đặc biệt số lượng đầu sách có trong thư
viện cịn hạn chế.
Biểu đồ 1. Mức độ phong phú của vốn tài liệu

Mức độ phong phú của vốn tài liệu
11%

Chưa phong phú
Phong phú Rất phong phú
32%

57%

Kết-quả-khảo-sát.docx
Biểu đồ phản ánh khía cạnh đáng báo động ở thư viện tại trường Đại học LĐXH
(CSII), khi mức độ chưa phong phú chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất 57%, còn mức độ
rất phong phú lại chiếm tỉ lệ khiêm tốn 11%. Điều này thật đáng buồn khi nói về một
mức độ phong phú của vốn tài liệu ở thư viện, vì đây được coi là bộ mặt của thư viện
và quyết định thư viện có hoạt động chất lượng hay không.
 Cán bộ làm thư viện
Trong bối cảnh công nghệ thông tin và internet, khâu trung gian truyền tải và kết
nối thơng tin đến sinh viên, thì cán bộ thư viện càng trở nên vô cùng quan trọng. Cán



bộ thư viện là “chiếc cầu nối” giữ bạn đọc với thư viện, hướng dẫn cho các đối tượng
bạn đọc: giáo viên, sinh viên để học có thể khai thác được nguồn thơng tin, tài liệu tốt
nhất có trong thư viện. Và cán bộ thư viện là nguồn nhân lực khơng thể thiếu trong bất
kì thư viện nào, cho dù đó là thư viện truyền thống hay thư viện hiện đại, thư viện điện
tử, thư viện,... Có thể nói cán bộ thư viện có tầm quan trọng trong việc xây dựng và
phát triển theo xu hướng mới. Nhà trường LĐXH(CSII) cũng đã thấy được tầm quan
trọng của cán bộ thư viện, nên đã khuyến khích và khen thưởng các cán bộ có hồn
thành xuất sắc trong hoạt động thư viện.
Nhưng qua phiếu khảo sát, thì có một lượng nhỏ chiếm 4% trong khâu giải đáp thắc
mắc và tác phong làm việc khơng được hài lịng các bạn sinh viên. Tuy chỉ đóng một
lượng nhỏ khơng hài lịng, nhưng cũng cần có những biện pháp để khắc phục những
khuyết điểm đó dù nhỏ đi chăng nữa. Chính những sự nhỏ nhặt đó đã góp phần tạo
năng suất cao cho thư viện.
Bảng 2. Mức độ hài lòng về cán bộ thư viện tại trường LĐXH (CSII)
Khơng hài lịng
Hài lịng
Rất hài lịng
Xử lí nghiệp vụ

39

12

Kĩ năng giao
tiếp

39

12


Giải đáp thắc
mắc

2

37

12

Tác phong làm
việc

2

36

13

Kết-quả-khảo-sát.docx
Qua bảng cho thấy được mức độ hài lòng chiếm tỉ số cao nhất, trong đó xử lý
nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp chiến đến 76%, giải đáp thắc mắc chiếm 73%,tác
phong làm việc chiếm 71%. Đây là một con số không hề nhỏ, điều này phản ánh việc
cán bộ thư viện đã và đang hoàn thành nhiệm vụ rất tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn
những khuyets điểm nhỏ cần phải thay đổi trong thời gian tới, tránh làm ảnh hưởng tới
năng suất hoạt động của thư viện.
Ngày nay, internet ngày càng phát triển thì việc tiếp cận thơng tin trở nên nhanh
chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần một cú nhấn chuột là có thể tìm được nhanh
chóng thơng tin mình cần. Và dĩ nhiên nhiều người sẽ chọn cách này hơn là cất công



lên thư viện, rồi phải làm thẻ, tra cứu sách,...Có lẽ bởi vậy mà sinh viên đã thờ ơ thư
viện, khơng thích đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu. Đồng thời thư viện còn rất nhiều
hạn chế, vào những ngày thường lượng sinh viên lên thư viện chỉ đếm trên đầu ngón
tay, chỉ đơng khi gần tới kì thi. Cán bộ thư viện chưa có nhiều chun mơn, vì mức
lương thấp, phụ cấp ít, cộng thêm phải kiêm nhiệm những nhiệm vụ khác như văn thư,
thủ quỷ, do vậy họ chưa có tâm huyết với nghề.
2.3. Nhận xét / Đánh giá chung
2.3.1. Kết quả đạt được
Hiện nay, nhờ được đầu tư nên quy mô và hoạt động của thư viện đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Số lượng đầu sách cũng đã cải thiện lên hằng năm phục vụ
người đọc. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì hoạt động thư viện còn nhiều bất cập
và thiếu đồng bộ. Đặc biệt nếu đem so sánh các trường đại học trên địa bàn, thì sự
thiếu đồng bộ ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Chính vì điều này đã ảnh hưởng rất nhiều
đến hoạt động đặc thù của thư viện, và cũng tác động không nhỏ đến việc đổi mới và
nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.3.2. Hạn chế
Thư viện tại trường Đại học LĐXH (CSII) có diện tích tương đối nhỏ, nên phịng
đọc sách khơng được rộng rãi. Đặc biệt có những sinh viên cịn khơng biết vị trí thư
viện ở đâu hoặc có biết nhưng chưa bao giờ đặt chân vào thư viện, vấn đề này một
phần là nhà trường và giảng viên chưa tuyên truyền đầy đủ và khuyến khích sinh viên
học tập tại thư viện. Đa phần Sinh viên thích chọn học bài các quán trà sữa hơn là học
ở thư viện, vì phịng đọc sách, nghiên cứu tài liệu quá nhỏ, không thể đáp ứng trong
mùa thi cử được, cộng thêm cơ sở vật chất tại thư viện còn sơ sài, chưa được tân trang
phục vụ nhu cầu đọc của sinh viên.
Vốn tài liệu trong thư viện cịn sơ sài, hình thức tài liệu chưa được đa dạng, phong
phú. Chủ yếu vẫn là những sách giáo trình, sách tham khảo, nhưng chưa được cập nhật
mới, kém thu hút người đọc. Mặt khác cũng do cán bộ thư viện chưa chuyên sâu về
nghiệp vụ, chưa thực sự trở thành cầu nối giữa sinh viên và vốn tài liệu. Cán bộ khơng
có chun mơn, sẽ khơng có kĩ năng phục vụ. Vì thế, trong mắt của một số sinh viên,

cán bộ thư viện khó tính, khơng nhiệt tình trong việc giúp đỡ sinh viên tìm liệu. Từ đó,
tạo nên một khoảng cách giữa sinh viên và cán bộ thư viên, với tâm lí e ngại, ngại hỏi,
ngại lên thư viện.


Thêm vào đó, việc đầu tư kinh phí cịn khiêm tốn, số lượng máy tính kết nối
internet trong thư viện không nhiều, tài liệu bổ sung không thường xuyên, liên
tục...cũng làm cho chất lượng của hoạt động thư viện chưa được nâng cao.
3. Giải pháp
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
3.1.1. Cơ sở về pháp lý
- Luật số 46/2019/QH14 của Quốc hội: Luật thư viện
- Số 31/2000/PL-UBTVQH10 của ủy ban thường vụ quốc hội: Pháp lệnh thư viện
- Nghị định số 93/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của
luật thư viện.
- Thông tư số 18/2014/TT-BVHTTDL Quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp
vụ của thư viện.
- Thông tư 30-VH/TT công tác hướng dẫn thi hành quyết định số 178-CP của hội
đồng chính phủ về cơng tác thư viện.
- Quyết định số 206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình
chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng năm 2030”
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Từ thực trạng về chất lượng hoạt động của trường Đại học LĐXH(CSII) đã nói ở
trên thì nói chung tương đối chặt chẽ, tổ chức nghiêm túc, theo đúng quy định. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, trong q trình hoạt động vẫn cịn một số hạn chế
làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thư viện nhà trường. Muốn quản lý hiệu quả
hoạt động thư viện thì người CBQL, GV và NV trường Đại học LĐXH(CSII) phải
nhận thức đầy đủ và sâu sắc vị trí, vai trị, nội dung, các yêu cầu chuẩn của thư viện.
Từ thực trạng trên, rút ra được kết luận là cần phải xác lập các biện pháp mới, cách
thức quản lý để đổi mới hoạt động thư viện của trường Đại học LĐXH(CSII), theo

hướng đổi mới cả nội dung lẫn phương thức hoạt động, để nâng cao chất lượng hoạt
động thư viện.
3.2. Các giải pháp đề xuất
3.2.1. Tăng cường các điều kiện và cơ sở vật chất cho thư viện
 Mở rộng không gian và thời gian


Mở rộng diện tích và tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại tại thư viện. Bên
cạnh đó, xây dựng những phịng đọc thơng minh, phịng thảo luận hay phòng nghiên
cứu khoa học, tạo được sự hấp dẫn đối sinh viên cũng như giảng viên bởi tính chuyên
dụng, tiện nghi và mỹ quan.
 Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại
Nâng cao chất lượng bộ máy tra cứu, đường truyền mạng để đảm bảo việc tra cứu
được nhanh chóng, chính xác, tin tức cập nhật nhanh, tránh làm mất thời gian của sinh
viên. Ngoài ra, bổ sung phần mềm quản lý thư viện để chuẩn hóa nghiệp vụ thư viện
trường học, dễ dàng hơn trong công tác quản lý tài liệu, sinh viên mượn sách, nhanh
chóng trong cơng tác phục vụ, tạo hiệu quả cao trong hoạt động thư viện.
3.2.2. Giải pháp xây dựng và phát triển vốn tài liệu của thư viện
 Vấn đề kinh phí
Hằng năm, lãnh đạo nhà trường cần dành riêng một khoản phí nhất định dành riêng
cho hoạt động thông tin thư viện cũng như bổ sung vốn tài liệu. Từ đó, cán bộ thư viện
có thể chủ động hơn trong cơng tác bổ sung vốn tài liệu, lập chương trình hoạt động và
có kế hoạch đầu thư sách.
Để đảm bảo nguồn vốn tài liệu chất lượng cao, thư viên trường Đại học
LĐXH(CSII) xây dựng kế hoạch huy động các nguồn quỹ để bổ sung sách, do nguồn
bổ sung còn hạn chế, nên sẽ khơng tránh khỏi tới tình trạng tài liệu bị cắt giảm, hạn
chế các nguồn tài liệu.
 Mở rộng nguồn bổ sung và hình thức bổ sung
Bổ sung vốn tài liệu không chỉ qua trao đổi sách, mua từ nhà xuất bản hay là sách
từ cơ sở một đưa xuống, mà thư viện cần thông qua mạng thông tin Internet để tìm

kiếm những nguồn tin phục vụ cho cơng tác bổ sung.
 Mở rộng mối quan hệ với những cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn
Có thể tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để kêu gọi sự giúp đỡ từ các tổ chức
này. Đây là nguồn kinh phí để phát triển vốn tài liệu khơng thường xun những cũng
góp một phần đáng kể phát triển vốn tài liệu cho thư viện.
 Các giải pháp hỗ trợ khác
Trước đây vốn tài liệu có trong thư viện chỉ dừng lại ở tài liệu truyền thống
nhưsách, báo, giáo trình. Ngày nay, cùng với sự Phát triển của khoa học công nghệ,
hàng loạt các tài liệu mới được ra đời và mang tính năng vượt trội.


Việc tìm kiếm tài liệu và bổ sung vốn tài liệu là trách nhiệm của mỗi cán bộ trong
thư viện. Do vậy, thư viện cần phải thường xuyên lập kế hoạch điều tra xác định cụ thể
nhu cầu đọc của sinh viên, xây dựng chiến lược ngắn hạn vầ dài hạn để thực hiện đúng
chức năng của thư viện là phục vụ nhu cầu đọc của sinh viên một cách đầy đủ và hiệu
quả nhất.
Các phòng ban trong cơ cấu tổ chức của thư viện trường học được trang bị tương
đối đầy đủ về trang thiết bị cơ sở vật chất. Vì vậy, thư viện cần có dự án xây dựng kho
mở để phục vụ nhu cầu đọc của sinh viên một cách tốt hơn.
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện trường Đại học LĐXH(CSII)
 Nâng cao tinh thần trách nhiệm và lịng u nghề, khơng ngừng học hỏi, đổi
mới, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ thư viện
Lòng yêu nghề trong mỗi cán bộ thư viện là yếu tố quan trọng trong chất lượng hoạt
động thư viện. Chính sự yêu nghề đã tác động và phát huy được tính chủ động sáng
tạo của cán bộ thư viện. Bên cạnh đó, từng cá nhân cán bộ thư viện phải nỗ lực không
ngừng cập nhật tri thức cho chính mình, để cải tiến chu trình cho hoạt động thư viện.
 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo đội ngũ cán bộ thư
viện
Cử các cán bộ thư viện tham gia các khóa đào tạo về xây dựng thư viện điện tử,
thư viện số để học hỏi các thức tổ chức thư viện hiện đại. Đồng thời, tăng cường đào

tạo nâng cao các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ thư viện trong quá trình phục vụ
bạn đọc, bao gồm các kỹ năng:
- Kỹ năng tra cứu thông tin: Nguồn tài nguyên thông tin đa dạng phong phú được
cập nhật liên tục, địi hỏi cán bộ thư viện phải có kỹ năng tra cứu thông tin nhằm quản
lý, khai thác, giới thiệu bạn đọc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Kỹ năng về công nghệ: Đây là thời đại công nghệ 4.0, địi hỏi cán bộ thư viện
phải có kiến thức nhất định về Mail, web, Facebook,...để cập nhật thông tin nhanh
chóng kịp thời, mặt khác quảng bá thơng tin cho sinh viên.
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng quan trọng, tạo thuận lợi cho người cầu nối với
sinh viên, quyết định sự thành công, chất lượng trong cơng việc và là một tiêu chí đánh
giá quan trọng của sinh viên đối với cán bộ thư viện.
- Kỹ năng diễn thuyết, trình bày: Kỹ năng này sẽ góp phần hỗ trợ rất nhiều trong
việc quảng bá hình ảnh thư viện cũng như tạo được ánh nhìn tích cực từ sinh viên đối
với cán bộ thư viện. Từ đây, chất lượng hoạt động thư viện được nâng cao


 Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích, động viên kịp thời
đối với đội ngũ cán bộ thư viện
- Về công tác tuyển dụng: Việc tuyển dụng cán bộ thư viện cũng cần phải được tiến
hành có quy trình hợp lý, bao gồm nhiều giai đoạn để xác định người lao động phù
hợp với vị trí cơng tác.
- Chế độ đãi ngộ vật chất: ngồi việc hưởng lương đúng với bằng cấp theo quy định
của nhà nước, thì tất cả đội ngũ cán bộ đều được hưởng phụ cấp và chế độ khen
thưởng thích hợp.
- Có chính sách động viên tinh thần: quan tâm tới đời sống riêng tư của từng cán bộ
để động viên tinh thần khiến họ n tâm cơng tác. Ngồi ra, cần bố trí cơng việc cho
cán bộ thư viện phù hợp với năng lực sở trường của họ, để phát huy được những khả
năng đặc biệt phục phụ cho công việc.
4. Kết luận
Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng chất lượng hoạt động thư viện

tại trường Đại học LĐXH(CSII), ta thấy được hoạt động thư viện đóng vai trị quan
trọng trong việc dạy học. Bởi vì thư viện là điều kiện cần thiết để truyền tải thông tin
đến sinh viên, giúp cho giảng viên tổ chức và điều khiển hoạt đông nhận thức của sinh
viên, kích thích sinh viên hứng thú học tập, rèn luyện tác phong và kỹ luật trong học
tập, hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo và hoạt động tích cực.
Thư viện trường học là yếu tố tác động trực tiếp đến q trình giáo dục và góp phần
quan trọng vào chất lượng giáo dục. Không thể đào tạo sinh viên phát triển toàn diện
theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nếu khơng có thư viện trường học tương ứng.
Thế nên, chất lượng hoạt động thư viện rất quan trọng, là nơi thể hiện trình độ văn hóa
của nhà trường.
Cơng tác quản lý hoạt động thư viện ở trường Đại học LĐXH(CSII) có nhiều kết
quả đáng trân trọng. Đa số hiệu suất hoạt động thư viện tương đối tốt, mang lại khởi
sắc cho nhà trường, trong cơng cuộc phát triển thư viện. Tuy nhiên vẫn cịn một số yếu
tố còn hạn chế, là vật cản trong việc nâng cao chất lượng hoạt động thư viện.
Cuối cùng, xuất phát từ tình hình thực tiễn tại nhà trường, em đề nghị một số biện
pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường Đại học LĐXH(CSII), gồm 03
giải pháp chính đó là:
Tăng cường các điều kiện và cơ sở vật chất cho thư viện: Xây dựng không gian và
thời gian thư viện một cách hợp lý, mang đến một không gian thư viện rộng rãi, mới


mẻ, tạo sức hút đến sinh viên. Ngoài ra, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại,
bắt kịp thời đại 4.0.
Giải pháp xây dựng và phát triển vốn tài liệu của thư viện: mở rộng nguồn bổ sung
và hình thức bổ sung, mở rộng mối quan hệ doanh nghiệp và các cơ quan địa phương.
Điều này, mang lại một nguồn vốn tài liệu phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu đọc
của sinh viên.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện: nâng cao tinh thần trách nhiệm và
lịng u nghề, thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ cho cán bộ thư viện. Giúp nâng
cao tinh thần chịu khó học hỏi cũng như rèn luyện chuyên môn, nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động thư viện.
Mỗi biện pháp có mỗi vị trí và chức năng khác nhau, song lại có mối quan hệ chặt
chẽ, tác động qua lại với nhau. Các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ,
thống nhất mới đạt được kết quả tốt. Để thực hiện các biện pháp, cần có sự chỉ đạo sâu
sát của lãnh đạo nhà trường, từ đó mới có thể mang lại chất lượng hoạt động thư viện
tạ trường Đại học LĐXH(CSII) được nâng cao.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số: 46/2019/QH14 của Quốc hội: Luật Thư viện.
2. Nghị định số 93/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều của
Luật Thư viện.
3. Số 31/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh thư viện.
4. Thông tu 30-VH/TT công tác hướng dẫn thi hành quyết định số 178-CP của hội
đồng chính phủ về công tác thư viện.
5. Trần Khánh Đức. Phát triển cơ sở hạ tầng trong giáo dục đào tạo, Viện nghiên cứu
phát triển giáo dục. 1998.
6. TS. Nguyễn Thị Kim Dung. Nâng cao chất lượng nguồn tài liệu đáp ứng nhu cầu
cho người dân nông thôn huyện ngoại thành Hà Nội. khơng biết chủ biên : Tạp chí Thư
viện Việt Nam, 2019.
7. ThS. Bùi Thị Thanh Diệu. Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ thơng tin
- thư viện tại thư viện các trường đại học ở Việt Nam. khơng biết chủ biên : Tạp chí Thư
viện Việt Nam.
8. Thông tư số 18/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quy
định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện.
9. Quyết định số 206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương
trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng năm 2030”.
10. Tuyên ngôn của UNESCO về thư viện công cộng. 26/05/2015.




×