Tải bản đầy đủ (.pdf) (315 trang)

GIÁO TRÌNH FULL MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG THIẾT KẾ MÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.91 MB, 315 trang )

KHOA CƠ KHÍ GIAO THƠNG

HỌC PHẦN

HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
GIẢNG VIÊN

PGS. TS. NGUYỄN VĂN YẾN

28/08/2022

1


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
HỆ THÔNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Thời lượng: Lý thuyết 30 tiết; Tự học ở nhà 60 tiết.
Mô tả tóm tắt học phần:
- Trang bị cho sinh viên kiến thức về các thiết bị vận chuyển vật liệu như băng tải, xích tải, cần trục, cầu trục, để có thể
tính tốn thiết kế hệ thống vận chuyển.
Chuẩn đầu ra của học phần:
- Nhận biết được các thiết bị vận chuyển và hệ thống vận chuyển vật liệu.
- Mô tả được kết cấu, nguyên tắc hoạt động, các thông số chủ yếu của băng tải, xích tải, máy trục.
- Tính tốn thiết kế được một số bộ phận trong thiết bị vận chuyển. Thiết kế được hệ thống vận chuyển vật liệu
- Tính tốn đảm bảo đồng bộ giữa các thiết bị trong hệ thống vận chuyển vật liệu. Biết thiết kế và vận hành hệ thống
vận chuyển vật liệu một cách an tồn.
- Làm việc theo nhóm, cùng giải quyết các vấn đề, bài tập được giao cho mỗi nhóm.


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
HỆ THÔNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU


Đánh giá học phần:
Kết quả đánh giá học phần dựa trên đánh giá các hoạt động của sinh viên trong suốt quá trình học, kiểm tra giữa kz
và thi kết thúc học phần:
Điểm chuyên cần và bài tập: 20 % ; tinh thần, thái độ học tập, kết quả thực hiện các bài tập trên lớp và ở nhà
Điểm kiểm tra giữa kỳ: 20 % ; hình thức tự luận
Điểm thi cuối kỳ: 60 %; hình thức tự luận
Sách, bài giảng, giáo trình chính:
- Bài giảng Hệ thống vận chuyển vật liệu
- PGS.TS. Nguyễn Văn Yến, TS. Bùi Minh Hiển; Giáo trình thiết bị nâng chuyển; Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2017
Sách, tài liệu tham khảo:
- Trương Quốc Thành, Phạm Quang Dũng, Máy và thiết bị nâng, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 1999.


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
HỆ THÔNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Đề cương chi tiết học phần:
- Chương 1: Những vấn đề chung về vận chuyển vật liệu
- Chương 2: Băng tải
- Chương 3: Xích tải
- Chương 4: Máng chuyển, vít chuyển
- Chương 5:Máy nâng thông dụng
- Chương 6: Robot công nghiệp
- Chương 7: Thiết kế hệ thống vận chuyển vật liệu


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Vấn đề 1: Vận chuyển vật liệu và hệ thông vận chuyển vật liệu
- Vận chuyển vật liệu: gồm có vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, bán thành phẩm và vận chuyển
hàng hóa

- Vận chuyển vật liệu có hai dạng:
+ Vận chuyển vật liệu trên trên quãng đường dài bằng cắc phương tiện vận chuyển như ô tô tàu hỏa, máy
bay (Còn gọi là vận tải);
+ Vận chuyển trong một khơng gian nhỏ: trong phạm vi nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng sản xuất, hoặc
trên một day chuyền xản xuất bằng các thiết bị vận chuyển như băng tải, xích tải, máy nâng, vít chuyển.
- Vận chuyển vật liệu có 2 lĩnh vực nghiên cứu:
+ Thiết bị vận chuyển vật liệu: Tìm hiểu kết cấu, nguyên l{ làm việc, cách tính tốn thiết kế
+ Tổ chức vận chuyển vật liệu: Chọn phương thức vận chuyển, thiết lập hệ thống vận chuyển, lựa chọn
thiết bị (Ví dụ logistics là tổ chức vận chuyển vật liệu: bao gồm các hoạt động bao bì, đóng gói, lưu trữ
hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, nhăm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng một cách tối ưu nhất)


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
- Vai trò của vận chuyển vật liệu trong hệ thống sản xuất cơng nghiệp:
+ Chi phí cho việc vận chuyển vật liệu chiếm một phần lớn trong chi phí sản xuất. Vận
chuyển vật liệu có thể chiếm từ 30 – 75 phần trăm tổng chi phí, và một hệ thống
hoạt động hiệu quả có thể giúp giảm chi phí vận hành của nhà máy từ 15 – 30 phần
trăm. Lập kế hoạch xử l{, lưu kho, và vận chuyển vật liệu có liên kết với q trình sản
xuất sẽ làm giảm chi phí vận chuyển vật liệu đáng kể.
+ Việc vận chuyển vật liệu sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đến thiết kế của
các trang thiết bị liên quan. Cách thức vận chuyển vật liệu có thể quyết định đến yêu
cầu xây dựng nhà máy, yêu cầu sắp xếp bố trí các phân xưởng, và thời gian cần thiết
để sản xuất một sản phẩm. Ví dụ, trong một dây chuyền lắp ráp, thiết kế hợp l{ là tạo
khoảng trống sản xuất dọc theo dây chuyền lắp ráp, đưa vật liệu với tốc độ ổn định
đến công nhân và gửi chi tiết hoặc cụm chi tiết lắp ráp đến trạm sản xuất kế tiếp khi
cơng nhân hồn thành cơng việc của mình



NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Hệ thống vận chuyển vật liệu
- Khái niệm: Hệ thống vận chuyển vật liệu (MHS) bao gồm tất cả các nguyên công cơ bản liên quan
đến vận chuyển các sản phẩm rời rạc, các kiện sản phẩm, các khối lớn sản phẩm bằng các phương
tiện cơ khí, và nằm trong giới hạn của nơi sản xuất kinh doanh.
+ Vận chuyển vật liệu liên quan đến di chuyển vật liệu theo chiều ngang (di dời) và chiều thẳng đứng
(nâng), cũng như chất và dỡ hàng hóa.
+ Vận chuyển trong giới hạn của nơi sản xuất kinh doanh là vận chuyển vật liệu thô đến trạm sản xuất,
vận chuyển bán thành phẩm giữa các trạm sản xuất và vận chuyển sản phẩm hoàn chỉnh khỏi kho
chứa.
+ Vận chuyển khối lớn là vận chuyển khơng đóng kiện như cát, mùn cưa, hay than đá.
+ Thiết kế hệ thống vận chuyển vật liệu là lựa chọn các trang thiết bị cơ khí để thực hiện vận chuyển
vật liệu.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
- Thiết kế hệ thống vận chuyển vật liệu hợp l{ sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, cụ thể là:
+ Làm tăng năng suất bằng cách đảm bảo vật liệu luôn sẵn sàng vào đúng thời điểm và tại đúng nơi cần
thiết.
+ Làm giảm chi phí vận chuyển vật liệu
+ Cải thiện việc sử dụng trang thiết bị
+ Cải thiện độ an toàn và điều kiện làm việc
+ Làm đơn giản quá trình sản xuất
+ Làm tăng năng suất.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU



NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Vấn đề 2: Các thiết bị dùng trong hệ thống vận chuyển vật liệu
Hệ thống vận chuyển vật liệu sử dụng nhiều loại thiết bị, mỗi loại có những tính năng riêng và có giá
thành khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể chia tất cả thiết bị ra làm ba loại:
- Băng tải, xích tải
+ Băng tải, xích tải được sử dụng để di chuyển vật liệu liên tục trên một đường dẫn cố định.
+ Có nhiều loại băng tải, xích tải, như: Băng tải con lăn thẳng, băng tải lịng máng, xích tải kiểu treo, xích
tải tấm cào, xích tải kiểu gàu.
+ Băng tải, xích tải có ưu điểm:
Năng suất vận chuyển cao, cho phép di chuyển một khối lượng lớn vật liệu trong thời gian ngắn;
Có thể điều chỉnh được tốc độ vận chuyển,
Có tính đa năng, có thể đặt dưới đất, hoặc trên cao. Dễ dàng tận dụng khơng gian của nơi làm việc
Có thể đóng vai trò như một nơi lưu trữ tạm sản phẩm giữa các trạm sản xuất;
+ Băng tải, xích tải có nhược điểm:
Băng chuyền phải theo một đường dẫn cố định, do đó nó chỉ phục vụ cho một khu vực giới hạn;
Có thể tạo nên các nút thắt cổ chai trong hệ thống sản xuất, cản trở chuyển động của các thiết bị lưu
động dưới đất;
Một bộ phận bất kz của băng tải, xích tải bị trục trặc sẽ kéo theo toàn bộ hệ thống sản xuất ngừng hoạt
động.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU

- Cầu trục, tời, pa lăng
+ Cầu trục, tời, pa lăng là những thiết bị trên cao dùng để di chuyển một cách không liên tục các vật nặng trong một
khu vực giới hạn;
+ Ưu Điểm của cầu trục, tời, pa lăng
Có khả năng nâng và di chuyển vật liệu.
Ít gây cản trở cho các cơng việc dưới đất.
Có khả năng vận chuyển các vật rất nặng.
Có thể sử dụng để chất hàng hoặc dỡ hàng.
+ Nhược điểm của cầu trục, tời, pa lăng
Chi phí đầu tư cao (đặc biệt là cầu trục dạng cầu).
Chỉ phục vụ trong một khu vực giới hạn.
Cần trục, xe nâng.
+ Cần trục, xe nâng là những thiết bị đặt cố định hoặc di chuyển trên mặt đất để nâng hạ hoặc di dời không liên tục
các vật nặng trong mặt bẳng của cơ sở sản xuất;
+ Ưu Điểm của cần trục, xe nâng
Có khả năng nâng và di chuyển vật liệu có khối lượng lớp.
Có khả năng vận chuyển các vật rất nặng trên khoảng cách lớn.
Có thể sử dụng để chất hàng hoặc dỡ hàng một cách linh hoạt.
+ Nhược điểm của cầu trục, tời, pa lăng
Chi phí đầu tư cao.
+ Gây cản trở cho các công việc dưới đất.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU



NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Vấn đề 3: Các thông số chủ yếu của hệ thống vận chuyển vật liệu
- Sơ đồ vận chuyển: Cách bố trí đường vận chuyển, chiều dài đường vận chuyển, chiều cao vận chuyển;
m;
- Năng suất vận chuyển, m3/h (hoặc tấn/h; đơn vị vận chuyển/h)
- Số loại thiết bị, số lượng mỗi loại thiết bị tham gia hệ thống vận chuyển vật liệu.
- Tốc độ vận chuyển của hệ thống, m/s (hoặc m/ph); tốc độ làm việc của từng thiết bị.
- Hiệu suất vận chuyển (tính cho từng thiết bị và tính chung cho tồn hệ thống); hoặc hiệu quả làm việc
của hệ thống.
- Công suất của từng thiết bị, mức tiêu hao năng lượng cho toàn hệ thống vận chuyển
- Chế độ làm việc của từng thiết bị; chế độ làm việc chung của hệ thống (có các mức chế độ: Nhẹ, trung
bình, nặng, rất nặng)
- Giá thành của hệ thống vận chuyển vật liệu; chi phí cho vận hành hệ thống.
- Độ tin cậy làm việc; tuổi bền của hệ thống (thời gian làm việc ổ định của hệ thống kể từ khi bắt đầu đưa
vào sử dụng cho đến khi loại bỏ)


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
- Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa của hệ thống vận chuyển vật liệu. Có thể phân thành các mực độ như
sau:
+ Thủ công: Hệ thống sử dụng các thiết bị dùng sức người là chính; ví dụ như dùng xe đẩy, tời, pa lăng kéo
bằng tay.
+ Cơ khí hóa: Các thiết bị sử dụng động cơ điện, hoặc động cơ đốt trong. Ví dụ, dùng xe nâng, băng
chuyền, cầu trục. Nhân công được sử dụng để vận hành thiết bị chứ không phải để cung cấp lực vận
chuyển.
+ Cơ khí hóa có tích hợp máy tính: Sử dụng máy tính để ghi lại những dữ kiện về di chuyển và vận hành hệ
thống.

+ Tự động hóa: Giảm thiểu sự can thiệp của con người vào điều khiển và vận hành thiết bị, hầu hết các
chức năng được thực hiện bởi máy tính. Thiết bị sẽ nhận được các lệnh hướng dẫn từ bàn phím, nút bấm,
băng hay máy đọc thẻ.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
+ Tự động hóa hồn tồn: Mức độ này cũng tương tự như mức độ bốn, nhưng máy tính thực hiện việc
điều khiển trực tuyến, như vậy loại bỏ nhu cầu can thiệp của con người.
Chú {: Chi phí và độ phức tạp của thiết kế hệ thống vận chuyển sẽ tăng khi mức độ cơ khí hóa, tự động
hóa tăng. Tuy nhiên, chúng ta có thể đạt được hiệu quả vận hành cao đồng thời tiết kiệm chi phí nhân
cơng (Cơ khí hóa có thể gia tăng tốc độ vận chuyển vật liệu, từ đó giảm được thời gian sản xuất nói
chung; giảm sự mệt nhọc cơng việc và cải thiện an tồn sản xuất; kiểm sốt tốt hơn dịng ln chuyển vật
liệu, giảm chi phí nhân cơng; và theo dõi tốt hơn tình trạng tồn kho của vật liệu). Cũng có một số nhược
điểm khi chúng ta tăng mức độ cơ khí hóa, tự động hóa. Ví dụ, cơ khí hóa địi hỏi chi phí đầu tư cao, phải
huấn luyện nhân viên vận hành và nhân viên bảo trì bảo dưỡng, và làm giảm độ linh hoạt sản xuất do các
thiết bị là thiết bị chuyên dùng. Như vậy chúng ta cần xem xét cẩn thận ưu nhược điểm của từng hệ
thống trước khi lựa chọn.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Vấn đề 4: An toàn lao động trong sản xuất và vận chuyển vật liệu
- Khái niệm an toàn lao động
+ An toàn lao động là những hoạt động, biện pháp giúp đảm bảo an tồn trong q trình lao động, sản
xuất của người lao động.
+ An toàn lao động là tổng thể các biện pháp được quy định trong nội quy của đơn vị (doanh nghiệp, nhà
máy, xưởng sản xuất…). Trong các quy định này phản ánh rõ các điều kiện, phương tiện, kỹ năng và kinh
nghiệm cần thiết giúp cho người lao động đảm bảo sức khỏe, tính mạng khi làm việc.
+ An toàn lao động trong sản xuất được hiểu là các biện pháp, kiến thức cần thiết được trang bị, hướng

dẫn cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất. Đối với những người lao động làm việc trong
các xưởng sản xuất việc trang bị kiến thức, kinh nghiệm, phương tiện nhằm đảm bảo an toàn là điều rất
cần thiết đối với họ.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
- Vai trị của an tồn lao động
+ An tồn lao động có vai trị rất quan trọng trong tất cả ngành sản xuất, cũng là giải pháp nhằm phát huy
tối đa vai trò, năng lực của người lao động. Cụ thể việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản
xuất có { nghĩa trực tiếp làm hạn chế những tổn thương, rủi ro vừa tránh gây thiệt hại về người và tài sản
cho doanh nghiệp.
+ An toàn lao động trong sản xuất góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động cũng như
hạn chế tổn thất, nâng cao hiệu suất làm việc.
+ Khi đã thực hiện tốt biện pháp an toàn lao động sẽ giúp người lao động an tâm làm việc, nâng cao năng
suất, hiệu quả công việc. Tương tự với doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, cơng ty khi áp dụng an tồn lao
động sẽ giảm, hạn chế những thiệt hại về tài sản do tai nạn gây ra. Ngoài ra, khi áp dụng cơng tác an tồn
lao động chặt chẽ theo quy định cịn gây dựng uy tín đối với người lao động; thu hút nguồn nhân lực
tham gia ứng tuyển khi doanh nghiệp tuyển dụng.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
- Những rủi ro ảnh hưởng đến an toàn lao động trong sản xuất
Những nguyên nhân chủ yếu tồn tại những rủi ro lớn có thể dẫn đến những vụ tai nạn gây ra những hậu
quả nghiêm trọng
+ Rủi ro liên quan đến môi trường làm việc:
Việc trang bị các đồ bảo hộ lao động còn quá sơ sài, chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về đảm bảo an
toàn cho người lao động như trang bị đồ thiếu, kém chất lượng .
Các thiết bị máy móc nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động chưa được các doanh nghiệp sản xuất

trang bị đầy đủ hoặc bị hỏng hóc, hoạt động khơng chuẩn xác.
Các thiết bị máy móc được lắp ráp để sản xuất hàng hóa có dấu hiệu hở điện, chập mạch dẫn đến hoạt
động khơng chính xác, có thể gây mất an tồn cho người lao động.
Điều kiện môi trường làm việc trong các nhà máy sản xuất nóng nực, thiếu ánh sáng, ồn ào, ơ nhiễm…
làm mất an tồn lao động trong sản xuất.
Hàng hóa, máy móc sắp xếp q bừa bộn, che khuất tầm nhìn, hệ thống phương tiện giao thông đi lại
nhanh, đồ đạc nguy hiểm không cất xếp gọn gàng…


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
+ Rủi ro liên quan đến con người:
Người lao động không có tinh thần, trách nhiệm, vi phạm kỷ luật cũng như những tiêu chuẩn khi sử dụng
thiết bị, máy móc sản xuất làm mất an toàn cho bản thân .
Người lao động không tuân thủ, không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động trong
các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp, công ty, nhà máy.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
- Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động
+ Đối với người lao động
Người lao động cần phải tuân thủ những quy tắc về an toàn:
* Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ mắt như kính râm, kính chống bụi hoặc các thiết bị bảo vệ mắt đặc
hiệu khác
* Mặc đúng, đầy đủ các đồng phục được nhà máy, doanh nghiệp cung cấp khi làm việc, tránh mặc những
bộ đồ quá rộng hoặc quá bó sát khi sử dụng các thiết bị máy móc
* Đối với trang sức, đồng hồ… nên tháo và cất giữ ở nhà để đảm bảo an tồn Tháo tất cả các vật khơng
cần thiết khi làm việc tại xưởng như trang sức, đồng hồ…
* Các thiết bị nguồn điện, không tự { ngắt cầu dao nếu không cả hệ thống điện sẽ bị chập, cháy thậm chí

có thể dẫn đến nổ, hỏng hóc máy móc…


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
+ Đối với nhà máy, kho bãi:
* Sắp xếp đồ đạc, quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp các trang thiết bị, đồ dùng, máy móc trong nhà máy, cơng
ty.
* Trước khi bắt đầu vào quá trình làm việc, sản xuất, phải kiểm tra hệ thống máy móc xem có vận hành
trơn tru hay không.
* Thường xuyên kiểm tra, lau chùi, bảo quản hệ thống máy móc, trang thiết bị sản xuất trong cơng ty, nhà
máy.
* Làm tốt cơng tác phịng, chống cháy nổ, không để các vật liệu, chất liệu dễ cháy trong nhà kho, nhà
máy, chú { hiện tượng chập điện, để xa nguồn nước….
* Đặt các biển báo hiệu những nơi nguy hiểm, chú { về công tác sử dụng máy móc, thiết bị hoặc trang bị
đầy đủ đồ bảo hộ.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Vấn đề 5: Tổ chức thực hiện an toàn lao động tại cơ sở sản xuất
Đối với giám đốc nhà máy hoặc tương đương
+ Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng về biện pháp làm việc an
toàn khi giao nhiệm vụ cho họ.
+ Bố trí người lao động làm việc đúng theo nghề họ được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát
hạch kiến thức an toàn vệ sinh lao động đạt yêu cầu.
+ Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp đảm bảo an tồn lao động.
+ Thực hiện kiểm tra đơn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động quyền quản l{ để thực hiện
tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an tồn và các quy định về bảo hộ lao động.
+ Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động, xử l{ kịp thời thiếu sót đã qua kiểm

tra, các kiến nghị của tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra liên quan đến trách nhiệm của phân
xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề riêng khả năng giải quyết của phân xưởng.
+ Thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động xảy ra trong phân xưởng theo quy định của nhà nước và
phân cấp của doanh nghiệp.
+ Phối hợp với Chủ tịch cơng đồn bộ phận định kz tổ chức tự kiểm tra về bảo hộ lao động ở đơn vị, tạo
điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả.
+ Quản đốc phân xưởng có quyền từ chối nhận người lao động khơng đủ trình độ nghề nghiệp và đình
chỉ cơng việc với người lao động tái vi phạm các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng
chống cháy nổ.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ
THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
- Đối với lực lượng y sĩ, bác sĩ
+ Bố trí phịng y tế riêng nằm tại nhà xưởng, có tủ thuốc và một số dụng cụ cần thiết để sơ cứu, cấp cứu.
+ Tổ chức huấn luyện cho cho người lao động về sơ cứu, cấp cứu, mua sắm và bảo quản thuốc men phục
vụ và sơ cứu tổ chức tốt việc thường trực theo ca sản xuất cấp cứu kịp thời nếu tai nạn lao động xảy ra
+ Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kz, bệnh nghhề nghiệp.
+ Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với bộ phận bảo hộ lao
động tổ chức kiểm tra giám sát các yếu tố có hại trong mơi trường lao động, thực hiện các biện pháp vệ
sinh lao đông. Tổ chức quản l{ hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường lao động.
+ Tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra tại Công ty. Thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho
người lao động bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp.
+ Đăng k{ với cơ quan y tế địa phương để nhận được sự giúp đỡ chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ.
+ Xây dựng các báo cáo về quản l{ sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp.


×