Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.35 KB, 45 trang )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................3
A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu...........................................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................6
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu....................................................6
5.1. Cơ sở lý luận................................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................6
6. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................7
7. Cấu trúc của đề tài...........................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ CƠNG
TÁC PHỊNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI..........................................................8
1.1. Tệ nạn xã hội và những ảnh hưởng của nó................................................8
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tệ nạn xã hội................................................8
1.1.2. Những ảnh hưởng của TNXH..................................................................11
1.2. Cơng tác phịng, chống TNXH và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
phòng, chống TNXH...........................................................................................13


1.2.1. Cơng tác phịng, chống tệ nạn xã hội......................................................13
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống TNXH....................13
1.3. Các yếu tố tác động đến cơng tác phịng, chống TNXH...........................16


1.3.1. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị.........................................16
1.3.2. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đồn thể...............................16
1.3.3. Hệ thống chính sách về cơng tác phòng chống TNXH............................17
1.3.4. Sử dụng đồng bộ các biện pháp trong cơng tác phịng chống TNXH.....18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN QUA..............................20
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội quận Tây Hồ...........................20
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................20
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội........................................................................20
2.2. Thực trạng cơng tác phịng, chống TNXH trên địa bàn quận Tây Hồ....21
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân.........................................................................21
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................24
2.3. Những vấn đề đạt ra cần giải quyết...........................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................29
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG TỆ
NẠN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ..............................................30
3.1. Mục tiêu........................................................................................................30
3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, tạo dựng phong trào toàn
dân đấu tranh phòng chống TNXH..................................................................31
3.3. Xây dựng, củng cố lực lượng, tăng cường công tác quản lý các đối tượng
tham gia các TNXH............................................................................................32
3.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường xã hội lành
mạnh để bài trừ các TNXH................................................................................34
3.5. Phịng ngừa, tấn cơng, xử lí nghiêm và khoan hồng................................36


3.6. Phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân.................36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................39
C. KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................41
PHỤ LỤC...............................................................................................................42


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng: Tồn bộ những nội dung trình bày trong bài tiểu luận
mơn nghiên cứu khoa học này không phải là bản sao chép từ bất cứ bài tiểu luận
nào có trước. Nếu khơng đúng sự thật, tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước thầy cơ.
Mọi thơng tin nghiên cứu được đều do chính bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các
tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ.

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tr ường Đ ại
học Nội vụ Hà Nội đã đưa môn học Phương pháp và nghiên cứu Khoa học vào
chương trình giảng dạy.
Trước hết, tơi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới giảng viên của môn
học này là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên
cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa hành chính học,
trường đại học Nội Vụ Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q
trình khảo sát thu thập thơng tin và tài liệu liên quan đến đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người đã cung cấp cho tôi nhiều thông
tin quý báu trong suốt quá trình khảo sát làm bài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 2 tháng 3 năm 2022
Người nghiên cứu


2


DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Viết tắt

Tệ nạn xã hôi

TNXH

An ninh trật tự

ANTT

3


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, 30
năm qua đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị,
an ninh quốc phịng... góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân cả vật chất lẫn
tinh thần, tạo điều kiện cho mọi thành phần trong xã hội phát huy hết năng lực của
mình. Bước vào giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, với nền kinh tế
thị trường, định hướng XHCN, bên cạnh những thành tựu đạt được, mặt trái của cơ
chế thị trường đã để lại nhiều hậu quả, những tệ nạn xã hội (TNXH) gây nhức nhối
như: tệ nạn mại dâm, cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan... Tệ nạn xã hội luôn được

coi là vấn đề nhức nhối, phức tạp làm hủy hoại các giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc ta, làm vẩn đục đời sống và gây nên biết bao cảnh ngộ ngang trái. Do đó, cuộc
đấu tranh phịng, chống TNXH là cuộc đấu tranh lâu dài khó khăn và phức tạp, để
đạt được kết quả trong công cuộc đấu tranh phịng, chống TNXH thì khơng một cá
nhân, một gia đình, một tổ chức xã hội, hoặc một địa phương nào có thể đứng
ngồi cuộc. Trong đó, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức
đồn thể, xã hội đóng vai trị đặc biệt quan trọng.
Cuộc đấu tranh phòng, chống TNXH mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng
hồn tồn có thể giải quyết được, thực tế đã cho thấy đã có những TNXH đã bị loại
trừ hoặc có những TNXH có xu hướng giảm dần. Để đạt được mục tiêu này cần sử
dụng thường xun, đờng bộ nhiều phương pháp, biện pháp về chính trị, văn hóa,
kinh tế, giáo dục để tác động vào những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh
TNXH.
Quận Tây Hồ là địa bàn tiếp giáp với các quận lớn về kinh tế nằm ở phía bắc
nội thành của thành phố Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, một số tội phạm đã lợi
dụng địa bàn giáp ranh với các quận, huyện bạn để hoạt động, nhất là TNXH như:
Mại dâm, cờ bạc, đua xe, sử dụng ma túy, uống rượu gây rối an ninh trật tự, băng
nhóm thanh thiếu niên tụ tập đánh nhau... Các đối tượng này lợi dụng địa bàn giáp
ranh để hoạt động bằng nhiều mánh khóe, trá hình khác nhau, nhiều lứa tuổi khác
4


nhau làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn từng lúc, từng nơi trở nên khó
khăn và phức tạp. Với tình nêu trên, để tạo ra mơi trường ổn định cho phát triển
kinh tế - xã hội, địi hỏi cơng tác đấu tranh phịng, chống TNXH trên địa bàn quận
Tây Hờ cần phải tập trung tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy lùi từng bước và
hạn chế làm giảm hẳn các loại TNXH.
Đây thật sự là vấn đề bức xúc của địa phương hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu
trên, tôi đã chọn đề tài: “Cơng tác phịng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận
Tây Hồ, thành phố Hà Nội hiện nay” .

2. Lịch sử nghiên cứu
Ở Việt Nam, đặc biệt là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, công tác
phòng, chống TNXH là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay của của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi cơng dân. Tuy nhiên, việc phịng, chống
TNXH là một vấn đề phức tạp, cho nên số lượng những cơng trình nghiên cứu
khoa học về đề tài này cịn ít. Qua nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu đã cơng bố,
cho thấy hầu hết các cơng trình nghiên cứu, bài viết, bài trao đổi chỉ đề cập đến
lĩnh vực phịng, chống TNXH ở các khía cạnh khác nhau.
Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan về cơng tác phịng chống TNXH:
Cơng trình nghiên cứu khoa học “Tăng cường cơng tác tun truyền phịng , chống
TNXH cho sinh viên ” (năm 2018) của tác giả Vũ Thị Ngọc Linh và bài viết tham
khảo “phòng, chống TNXH” (năm 2019) của Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội được đăng trên trang website Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu có liên quan trên, qua tra cứu, nhận thấy:
chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến cơng tác phịng, chống TNXH
một cách có hệ thống từ cả khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn; đặc biệt là việc nghiên
cứu trong phạm vi thực tiễn tại địa bàn quận Tây Hờ thành phố Hà Nội. Do đó đề
tài nghiên cứu có giá trị tham khảo về mặt lý luận, cũng như góp phần nâng cao
hiệu quả trong cơng tác phịng, chống TNXH quận Tây Hờ nói riêng, trên phạm vi
cả nước nói chung, góp phần hạn chế, ngăn chặn và đẩy lùi các TNXH khỏi đời
sống xã hội.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích đề xuất hệ thống giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống TNXH trên địa bàn


quận Tây Hờ.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của đề tài, cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: TNXH và cơng tác
phịng, chống TNXH, những yếu tố tác động đến cơng tác phịng, chống TNXH.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng cơng tác phịng, chống TNXH trên địa
bàn quận Tây Hồ: Ưu điểm, hạn chế từ đó rút ra nguyên nhân và những vấn đề cần
phải giải quyết.
Thứ ba, đề xuất hệ thống giải pháp để làm tốt cơng tác phịng, chống TNXH
trên địa bàn quận Tây Hồ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về : Cơng tác phịng, chống TNXH trên địa bàn quận Tây
Hờ, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung ngiên cứu cơng tác phịng, chống TNXH
trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian : Phạm vi đề tài nghiên cứu từ năm 2015 đến nay và đề ra giải
pháp cho những năm tiếp theo.

6


5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hờ Chí Minh,
đường lối chính sách, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam đồng thời kế thừa
kết quả nghiên cứu những cơng trình đã có.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật và
các phương pháp cụ thể như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở thu thập nguồn tin từ nhiều
nguồn khác nhau như tạp chí, sách báo, website, tài liệu thống kê,… nhằm phân
tích, tổng hợp và thu thập thơng tin làm cơ sở lý thuyết và các luận điểm cho đề tài.
Phương pháp xử lý thông tin: Cụ thể là phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả sử dụng thông tin từ các số liệu, báo cáo từ phương pháp nghiên
cứu tài liệu để tránh việc quá tải thông tin, nhiễu thông tin khi thể hiện ở trong bài
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài giúp bản thân tiếp cận với quy trình nghiên cứu một
vấn đề khoa học; nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về cơng tác phịng, chống TNXH. Vận dụng lý
luận được học tập để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Đề tài để xuất ra các hệ thống giải pháp để góp phần cùng địa phương làm
tốt hơn cơng tác phịng, chống TNXH.
Với kết quả đạt được hy vọng đề tài có thể sử dụng làm tài liệu cho các cơ
quan, ngành, đoàn thể quận Tây Hồ nghiên cứu, tham khảo nhằm hạn chế TNXH
trong thời gian tới.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và kết luận , tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài còn
được chia thành 3 chương:

7


Chương 1: Những vấn đề lý luận về tệ nạn xã hội và cơng tác phịng, chống
tệ nạn xã hội.
Chương 2: Thực trạng cơng tác phịng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận
Tây Hồ thời gian qua.

Chương 3: Mục tiêu, giải pháp cơng tác phịng, chống TNXH trên địa bàn
quận Tây Hồ.

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ CƠNG
TÁC PHỊNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

1.1. Tệ nạn xã hội và những ảnh hưởng của nó
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tệ nạn xã hội
* Chuẩn mực xã hội
Tệ nạn xã hội là một trong những biểu hiện của sai lệch xã hội. Vậy thế nào
là sai lệch xã hội. Muốn hiểu rõ vấn đề này, trước hết cần làm rõ về chuẩn mực xã
hội.
Chuẩn mực xã hội là tập hợp các yêu cầu hoặc sự mong đợi mà cộng đồng
xã hội (nhóm tổ chức, giai cấp, xã hội) đưa ra nhằm tạo lập các khuôn mẫu hành
vi và hành động cho các thành viên của mình.
Chuẩn mực xã hội có thể được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ (pháp luật,
nội quy, hương ước) hay bất thành văn. Khoa học xã hội chia chuẩn mực xã hội
thành:
Chuẩn mực bắt buộc: phổ biến cho toàn xã hội và gắn với nó là sự trừng
phạt cơng khai.
Ch̉n mực mong đợi: phở biến cho tồn xã hội nhưng mang tính đặc thu
cho các nhóm xã hội.
* Sai lệch xã hội:
8


Sai lệch xã hội là hành vi của cá nhân hoặc hành vi của nhóm người nào đó
không phu hợp với những gì được coi là bình thường của cộng đồng xã hội, có
nghĩa là hành vi đó phần nào hoặc đi chệch những gì mà số đơng những người
khác chờ đợi hoặc mong muốn của họ trong những hoàn cảnh nhất định.

Sai lệch xã hội có thể được hiểu như là sự vi phạm các chuẩn mực hoặc các
quy tắc đã được chấp nhận của một nhóm xã hội hay của một xã hội nhất định.
Hành vi sai lệch xã hội phá vỡ bức tranh thực tại, trái với sự mong đợi của
cộng đồng, đối lập với những hành vi của những người bình thường. Có thể chia
sai lệch xã hội làm 2 loại:
Sai lệch tích cực: Là những hành vi thiếu bình thường so với chuẩn mực đạo
đức xã hội thực tế nhưng nó diễn ra theo hướng thực hiện những khuôn mẫu, tác
phong, lý tưởng mà đa số con người trong xã hội đang muốn hướng tới.
Sai lệch tiêu cực: Là những hành vi không được tán thành trong thực tế xã
hội, nó thường là những khn mẫu tác phong dưới chuẩn mực văn hóa, nghĩa là
thấp hơn mẫu trung bình của thực tế xã hội, những hành vi như thế này thường bị
xã hội lên án.
* Tệ nạn xã hội
TNXH (Social evils) là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch về
chuẩn mực xã hội có tính phở biến (từ các vi phạm những nguyên tắc về lối sống
truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã
hội cho đến các vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật). Gây
ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống văn hoá và những hậu quả nghiêm trọng
trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân.
Với quan niệm này, TNXH có 4 đặc trưng:
Một là, TNXH là những hành vi vi phạm pháp luật có tính phở biến.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc xử sự hành vi) do Nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực chính trị, phù hợp với
thực tế khách quan của đời sống kinh tế xã hội, có tính chất bắt buộc chung nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo thực hiện và bảo vệ

9


bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế của bộ máy Nhà

nước.
Hành vi vi phạm pháp luật tức là các hành vi trái với các quy định được xác
định trong quy phạm pháp luật.
Các hành vi vi phạm pháp luật có thể khác nhau về mức độ vi phạm và mức
độ hậu quả do hành vi gây ra, nhưng chúng đều có điểm chung là tính chất xã hội
của các hậu quả đó là những thiệt hại tổn thất về những mặt khác nhau cho lợi ích
giai cấp, nhóm xã hội nói riêng hoặc của cả xã hội nói chung. Xuất phát từ những
lợi ích đó mà Nhà nước đặt ra các quy phạm pháp luật.
Hai là, TNXH là những hành vi sai lệch có tính phổ biến đối với các chuẩn
mực đạo đức xã hội (đạo đức lối sống, tập quán tiến bộ).
Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội tức là các hành vi làm cản trở, ảnh
hưởng đến sự phát triển của xã hội và tiến bộ xã hội, có thể đó là truyền thống văn
hóa, đạo đức, phong tục tập quán thuần phong mỹ tục của dân tộc, lối sống… tức
là chuẩn mực đã được cộng đồng chấp nhận. Tuy nhiên, để trở thành TNXH thì các
hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội phải mang tính phổ biến chứ khơng phải là một
vài hành vi đơn lẻ của một vài cá nhân, và chúng có xu hướng phát triển lây lan
theo diện rộng. Đây là đặc trưng riêng của TNXH để phân biệt nó với các hiện
tượng xã hội khác.
Ba là, TNXH là những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, lây lan nhanh, gây
tâm trạng xã hội nặng nề.
Tính chất nguy hiểm của TNXH thể hiện ở việc lây lan nhanh và gây ra thiệt
hại về mọi mặt cho các quan hệ xã hội. TNXH gây hậu quả nghiêm trọng về kinh
tế, văn hóa, đạo đức, tâm lý xã hội… gây tâm trạng nặng nề trong xã hội. Thiệt hại
do TNXH đem lại có khi là những thiệt hại về vật chất có thể tính tốn được, có
khi là những thiệt hại khơn lường khó tính tốn được (hậu quả về chính trị, văn
hóa, tư tưởng, tổ chức…) thậm chí nếu khơng được quan tâm giải quyết thỏa đáng
sẽ làm hao mòn sinh lực xã hội, đưa xã hội tới chỡ suy vong, hủy diệt.
Do tính phổ biến và lây lan nhanh nên TNXH nguy hiểm cho xã hội hơn
nhiều so với một số hành vi vi phạm pháp luật ít có tính phổ biến và lây lan nhanh.


10


Bốn là, TNXH phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội và
tuy thuộc vào quan điểm tiếp cận.
Đặc trưng này chỉ ra rằng pháp luật cần bám sát thực tiễn để có nội dung
điều chỉnh phù hợp.
TNXH là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong đời sống xã hội, và
nó phát sinh phát triển gắn với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, có loại
TNXH nảy sinh ra trong xã hội này, có loại TNXH khác nảy sinh trong một xã hội
khác. Ngược lại, có TNXH tờn tại trong tất cả các xã hội. Chính mơi trường kinh tế
đã làm nảy sinh ra các TNXH và cũng chính sự thay đổi môi trường kinh tế - xã hội
sẽ tác động trực tiếp làm tăng lên hay giảm đi các TNXH. Ngoài ra, TNXH cũng
một phần tùy thuộc vào số lượng các hành vi bị Nhà nước coi là biểu hiện của các
TNXH.
Tệ nạn xã hội xảy ra trong một phạm vi nhất định, thường có nhiều chủ thể
tham gia, gắn liền với các lĩnh vực hoạt động của con người, gây ra những hậu quả
nghiêm trọng, có ảnh hưởng sự phát triển của xã hội. Mặt khác tệ nạn xã hội và tội
phạm ngày càng có liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau và tạo điều kiện
cho nhau phát triển. Chống tội phạm và đấu tranh ngăn ngừa tệ nạn xã hội là hai
mặt của một vấn đề.
Hiện nay trong xã hội nhiều tệ nạn xã hội có nguy cơ phát triển, đáng chú ý
là những tệ nạn xã hội sau: Tệ nạn mại dâm, tệ nạn ma túy, mê tín dị đoan...
Tệ nạn xã hội thường gắn chặt với tội phạm. Đây là một trong những ng̀n
gốc chính gây ra tình trạng mất an ninh trật tự. Ngoài ra trong kinh tế thị trường,
quy luật chạy theo lợi nhuận cao chi phối hành vi con người khơng nhỏ, họ có thể
làm bất cứ điều gì, bất chấp các thủ đoạn, khơng tn thủ pháp luật và đạo đức xã
hội miễn là có lợi nhuận cao, đây là cơ sở đầu tiên của những hành vi tội phạm.
Kinh doanh ma túy và mại dâm đem lại siêu lợi nhuận, có thể nói khơng ngành
kinh doanh nào sánh kịp. Vì vậy một số người bất chấp luân thường đạo lý và luật

pháp, lao vào tổ chức, kinh doanh lĩnh vực này.
Tóm lại, tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến,
biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây
ra hậu quả nghiêm trọng cho đời sống cộng đồng.

11


1.1.2. Những ảnh hưởng của TNXH
Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường các
chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mịn các giá trị đạo đức truyền
thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình,
nghiêm trọng hơn nó cịn ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước.
* Ảnh hưởng kinh tế:
Những năm gần đây, các TNXH có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức
tạp. Những thiệt hại kinh tế do tệ nạn xã hội gây ra ở nước ta là vô cùng to lớn.
Hơn nữa, với thể trạng ốm yếu của người nghiện ma tuý, lượng tài sản xã hội mà
họ làm ra cũng không đáng kể, trong khi lẽ ra số đó phải là rất lớn bởi hầu hết
những người nghiện ma túy hiện nay là ở trong độ tuổi lao động.
Nạn mại dâm, cờ bạc, với nhiều biến tướng hiện nay cũng đang phát triển cả
về quy mơ lẫn hình thức tổ chức, nó đang len lỏi đến tận từng góc phố, thơn quê,
xóm ấp, lan đến cả học sinh, sinh viên và cán bộ nhà nước, thậm chí cả đảng viên.
Số đề một hiện tượng cờ bạc đang như nạn dịch hoành hành từ địa phương
này sang địa phương khác khiến không ít gia đình khuynh gia bại sản.
Ngồi những tác hại kinh tế đó, TNXH cịn gây ra cho Chính phủ ta nhiều
vấn đề “đau đầu” khác. Mặc dù chúng ta đã phải tiêu tốn khá nhiều tiền bạc và
nhân lực vào cuộc đấu tranh chống tệ nạn này nhưng kết quả đạt được còn thấp.
* Ảnh hưởng xã hội:
Hủy hoại sức khỏe, tâm hồn con người như một hệ quả tất yếu, hầu hết các
đối tượng TNXH ở nước ta đều phải chịu những sự què quặt, tổn thương cả về tâm

hờn lẫn thể xác. Thân hình tiều tụy, suy kiệt của người nghiện ma túy cũng như
dáng vẻ vàng võ, gầy mịn của gái mại dâm (tuy khơng phải tất cả)…là những
minh chứng rõ ràng cho điều này.
Phá vỡ sự thăng bằng trong quan hệ gia đình và xã hội, hủy hoại truyền
thống đạo đức của dân tộc. Với sự hoành hành của TNXH như hiện nay, những
truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta đang bị đe dọa nghiêm
trọng. Quan hệ gia đình và xã hội của các đối đượng tệ nạn xã hội ngày càng tời tệ
hơn. Biết bao gia đình đã lâm vào cảnh cha con, vợ chồng không muốn nhận nhau,

12


hạnh phúc gia đình tan nát, cãi cọ thường xuyên dẫn đến mất an ninh, trật tự xã
hội.
* Ảnh hưởng chính trị:
TNXH cũng gây nên những ảnh hưởng trầm trọng về chính trị, tuy khơng
đến mức làm đảo lộn nền tảng chính trị xã hội. Các TNXH như: Mại dâm, ma túy,
tham nhũng, cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan đã thực sự tạo nên những vết nhơ đã
khiến cho nhiều nơi, nhiều lúc, quần chúng nhân dân mất lòng tin vào một bộ phận
những người lãnh đạo của mình do một số người bị thối hóa, biến chất.
1.2. Cơng tác phịng, chống TNXH và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta
về phịng, chống TNXH
1.2.1. Cơng tác phịng, chống tệ nạn xã hội
Cơng tác phịng, chống tệ nạn xã hội là q trình lực lượng Cơng an vận
dụng các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và các
quy định khác của Nhà nước về phịng, chống tệ nạn xã hội; tiến hành đờng bộ các
biện pháp công tác nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội, góp phần
bảo vệ và phát huy thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần
giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Giữ cho xã hội được an tồn, có trật tự, kỷ cương cũng có nghĩa là tạo được

mơi trường sống n ổn, góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh
phúc cho mọi người. Để làm được điều đó, chúng ta phải áp dụng các biện pháp
theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh phòng,
chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác xâm hại đến cuộc sống an toàn của
mọi người dân, đến trật tự, kỷ cương của đất nước. Vì vậy, phịng, chống TNXH
cũng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta.
Để làm được đều đó, đời hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, của
toàn xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sở có một vai trị, vị trí rất quan trọng. Đây là
lực lượng chủ cơng, nịng cốt tun truyền, hướng dẩn quần chúng nhân dân và
trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các biện
pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phịng, chống tệ nạn xã hội trên địa
bàn.

13


Tóm lại, phịng, chống TNXH là giữ cho xã hội được an tồn, có trật tư, kỷ
cương, là phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật.
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống TNXH
a. Về mục tiêu
Đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong giai đoạn hiện nay
là nhiệm vụ cấp bách và cực kỳ quan trọng của cả nước, của từng địa phương, địi
các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các lực lượng. phải tập trung đấu tranh
cao độ với những giải pháp, biện pháp đồng bộ và hữu hiệu mới có thể thu được
thắng lợi. Đấu tranh phịng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội đạt hiệu quả là một
trong những điều kiện để đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững trật tự an tồn xã
hội, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và làm tiền đề
thuận lợi cho cơng cuộc đổi mới, cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước.

Với cơ chế thị trường, sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế với
kinh tế thế giới, TNXH ở nước ta có chiều hướng gia tăng. Do đó, cơng tác phịng,
chống TNXH đang là vấn đề đòi hỏi bức thiết.
b. Về quan điểm
Quan điểm của Đảng ta từ Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác
định mục tiêu của việc phòng, chống tệ nạn xã hội hiện nay là phải chặn đứng sự
phát triển của tệ nạn xã hội, tiến tới đẩy lùi ở những nơi tiếp theo về lâu dài, từng
bước xóa bỏ kết hợp thực hiện các chính sách xã hội hướng phát triển lành mạnh.
Để phòng ngừa tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, ... Đảng ta đã đề ra nhiều chủ
trương, chính sách một cách cụ thể nhằm đẩy mạnh 3 cơng tác phịng, chống tệ nạn
hiện nay như Chỉ thị 33, 64 của Ban bí thư Trung ương Đảng về lãng đạo cơng tác
phịng, chống tệ nạn xã hội: “… các cấp ủy phải chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp hoạt
động giữa các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ
chức kinh tế trong công tác tuyên truyền, giáo dục tổ chức chữa bệnh, giáo dục và
dạy nghề cho người mại dâm, nghiện hút ma túy, phát hiện và trừng phạt nghiêm
minh”.

14


Trước tình hình trên, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
tồn xã hội trong tình hình mới đặc ra hiều vấn đề hết sức quan trọng đó là: bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thỡ của tổ quốc; bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững hịa bình, ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn
làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, như Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) đã nêu rõ: “... bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa; giữ vững hịa bình, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia và trật

tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu và hành động
chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”.
Tại Đại hội XI của Đảng cũng thể hiện sự quan tâm rất lớn đến cơng tác
phịng ngừa tội phạm. Đảng ta đã đề ra chủ trương cho cơng tác phịng, chống
TNXH với sự tham gia của nhiều cấp, ngành, cả gia đình và xã hội. Văn kiện Đại
hội viết: “Đa dạng hố các hình thức tun truyền, giáo dục cộng đờng, đề cao vai
trị giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma tuý, mại dâm
và các tệ nạn xã hội khác. Đấu tranh quyết liệt với việc buôn bán, sử dụng ma tuý.
Huy động nhiều nguồn vốn, tăng cường đầu tư xây dựng, quản lý các trung tâm cai
nghiện có hiệu quả. Đề cao trách nhiệm của gia đình, đồn thể và chính quyền cơ
sở trong quản lý, tạo việc làm, tái hồ nhập cộng đờng cho các đối tượng sau cai
nghiện. Có giải pháp kiểm sốt và hạn chế tệ nạn mại dâm, giảm thiểu tác hại của
các tệ nạn xã hội. Nhân rộng mơ hình xã, phường, thơn, ấp, bản khơng có tệ nạn xã
hội.”1.
Đại hội đại biểu lần thứ XII, trong phần nhiệm vụ, giải pháp cho cơng tác
phịng, chống tệ nạn xã hội tiếp tục khẳng định cần: “Đẩy mạnh phòng, chống, đẩy
lùi tội phạm, tệ nạn xã hội”2 .
Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 21-CT/TW, Chỉ
thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng, tác phịng, chống tội
phạm, ma túy. Chính phủ có Nghị quyết 09/NQ-CP, Chương trình mục tiêu quốc gia
phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015; thực hiện Chiến lược quốc gia phòng,
chống ma túy đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày

15


17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Chương trình phịng,
chống mua bán người giai đoạn 2011 - 2015…
Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về cơng tác phịng, chống

TNXH đều có nội dung:
Một là, tiếp tục hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống
TNXH, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn để kịp thời bổ
sung các văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu phòng chống TNXH.
Hai là, đẩy mạnh và phát huy tốt công tác truyền thông, vận động, giáo dục,
chuyển biến nhận thức về định hướng giá trị, lối sống lành mạnh, nhất là trong
thanh, thiếu niên, không vi phạm tệ nạn ma túy, mại dâm. Phát động tồn dân, tồn
xã hội, bắt đầu từ mỡi gia đình đến nhà trường, đến từng thành viên của tổ chức
chính trị xã hội, phát huy mọi nguồn lực của cộng đồng quyết tâm loại bỏ các
TNXH.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội trong những năm tới, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn dân tộc, của cả 4 hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững
chủ quyền biên giới, vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự
an tồn xã hội. Chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các
thế lực thù địch; trong bất cứ tình huống nào cũng không để xảy ra bị động, bất
ngờ, sẳn sàng ứng phó có hiệu quả trước các mối đe dọa, kể cả đe dọa an ninh phi
truyền thống mang tính tồn cầu
1.3. các yếu tố tác động đến cơng tác phòng, chống TNXH
1.3.1. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị
Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ
thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng của tồn dân, nâng cao trách
nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp
nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm,

16



TNXH. Tập trung phòng, chống các loại TNXH như: cờ bạc, mại dâm, nghiện hút
ma túy.
1.3.2. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể
Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ
pháp luật; nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của các cơ quan Nhà nước,
các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội. Từng ngành xây dựng chương trình hành động, gắn việc thực hiện các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội với phòng chống TNXH, bảo vệ trật tự an toàn xã
hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện và xử lý nghiêm đối với các
loại TNXH.
Xây dựng lực lượng công an nhân dân, ngành lao động, thương binh và xã
hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện
tốt vai trò nịng cốt, xung kích trong đấu tranh phịng, chống TNXH.
1.3.3. Hệ thống chính sách về cơng tác phịng chống TNXH
Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền
giáo dục ý thức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho cơng
cuộc đấu tranh phịng, chống TNXH trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất
lượng công tác quản lý, giáo dục các đối tượng TNXH bằng nhiều hình thức, giúp họ
tiến bộ, hồn lương, tái hịa nhập gia đình và cộng đồng xã hội.
Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong phòng, chống TNXH theo nguyên tắc
phù hợp với pháp luật hiện hành của nước ta và pháp luật quốc tế, phù hợp với các
chương trình chống TNXH của Liên hợp quốc và của Tổ chức cảnh sát hình sự
quốc tế Interpol.
Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương phải sơ kết và có kế hoạch
tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phịng, chống TNXH;
đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại, tăng cường quản lý
trật tự an tồn giao thơng, trật tự đơ thị, quản lý các hoạt động văn hóa, bài trừ các
tệ nạn xã hội, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về
thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về

trật tự an toàn xã hội và phòng, chống TNXH.

17


Đặt nhiệm vụ phịng, chống TNXH thành Chương trình quốc gia có mục tiêu
và nội dung các đề án cụ thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội
vào cơng tác phịng, chống TNXH. Xây dựng mơi trường sống lành mạnh trong xã
hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Trước
mắt phải chặn đứng được một số loại TNXH có tính lây lan cao, tác động xấu đến
xã hội, đẩy lùi một bước các loại tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm tạo sự
chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội.
1.3.4. Sử dụng đồng bộ các biện pháp trong công tác phòng chống
TNXH
Tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào tồn dân tham gia
phịng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và TNXH. Xây dựng
và thực hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và
xã hội. Củng cố các tổ dân phố, lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách,
các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở phường, xã tham gia phong trào bảo vệ an
ninh Tổ quốc. Tổ chức quản lý, giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi tại cộng
đồng dân cư. Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản tại các cơ quan, xí
nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang.

18


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tóm lại, trong chương 1 ta đã khái quát và đưa ra 1 số khái niệm cơ bản kèm
theo đó là những lý luận chung về TNXH. Đờng thời chương 1 cũng đã trình bày
tổng quan cơng tác phòng, chống TNXH và nêu lên tầm quan trọng của việc

phịng, chống TNXH. Những nội dung được trình bày ở chương 1 chính là cơ sở lý
luận và thực tiễn giúp tôi triển khai nội dung ở chương 2.

19


CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN QUA
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội quận Tây Hồ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quận Tây Hồ nằm ở phía bắc của thành phố Hà Nội. Có thể nói quận Tây
Hờ là cửa ngõ của thành phố. Quận có vị trí địa lý:
Quận Tây Hờ nằm ở phía bắc nội thành Hà Nội có diện tích khoảng 24,39
km được coi là “lá phổi xanh của thành phố” , quận Tây Hờ có vị trí địa lý:
2

Phía đơng giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hờng, phía
tây giáp quận Bắc Từ Liêm, phía nam giáp các quận Ba Đình (với ranh giới là khu
dân cư An Dương, đường Thanh Niên và đường Hoàng Hoa Thám), Cầu Giấy và
phía bắc giáp huyện Đơng Anh với ranh giới tự nhiên là sơng Hờng.
Quận Tây Hờ địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ
bắc xuống nam. Là khu vực tiếp giáp với các khu vực ngoại thành Hà Nội lên quận
Tây Hồ là khu vực có TNXH diễn biến khá phức tạp.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Quận Tây Hờ có 8 phường. Dân số khoảng 165.715 người, mật mật độ dân
số rơi vào khoảng 6.904 người/km2 và có hơn 69.713 nhân khẩu, đa số là dân tộc
kinh chiếm khoảng 96,5%.
Quận Tây Hồ ngày càng trưởng thành và vững mạnh. Quận có tốc độ phát
triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; Kinh tế nhà nước tăng 13,4% năm; kinh tế ngoài

quốc doanh tăng 16,9%/năm.
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo hướng: Dịch vụ-du lịch-công
nghiệp-nông nghiệp. Cơ cấu các ngành có sự chuyển dịch: Cơng nghiệp 43,2%,
Dịch vụ 51,8%, nơng nghiệp 5%.
Cuộc vận động "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố" được nhân
20


dân hưởng ứng tích cực. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn"Tổ dân phố văn hố", "Gia
đình văn hố","Khu dân cư tiên tiến xuất sắc" góp phần xây dựng nếp sống văn
hố người Hà Nội. Quận Tây Hờ có 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Sự nghiệp y tế
của quận được quan tâm chỉ đạo, có 5/8 phường được cơng nhận đạt chuẩn quốc
gia về y tế, mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và kiện toàn.Trang thiết
bị được đầu tư mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Nhiều cơng trình y
tế được xây mới và đưa vào sử dụng.
Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm theo định
hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội.Tây Hồ trong tương lai, sẽ là khu vực trung
tâm của Thủ đô Hà Nội. Tây Hờ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn
lực để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội của Quận Tây Hờ nói riêng và
của Thủ đơ Hà Nội nói chung lên TNXH ở khu vực này diễn ra tương đối phức tạp.
2.2. Thực trạng cơng tác phịng, chống TNXH trên địa bàn quận Tây Hồ
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
a. Ưu điểm
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn quận Tây Hờ có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ
thể đạt được những ưu điểm sau:
* Công tác tuyên truyền:
Lực lượng công an, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành đoàn thể quận,
phường và khu phố thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân nâng cao nhận thức
bằng cách lồng ghép vào các cuộc hợp tổ nhân dân tự quản hàng tháng, góp phần

nâng cao nhận thức, nghĩa vụ của cơng dân về phịng, chống và bài trừ tệ nạn xã
hội. Các cuộc tuyên truyền luôn được đổi mới về nội dung lẫn hình thức, như lờng
ghép vào các cuộc sinh hoạt chính trị ở địa phương, các cuộc giao lưu, sân chơi
thanh niên.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Quyết định số 521/2005/QĐ - TTg ngày
13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội tồn dân bảo vệ ANTQ”; phong
trào phịng, chống ma túy giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) – an toàn xã hội (ATXH )
được 6 cuộc có 359 lượt người tham dự; về xây dựng “khối đại đồn kết dân tộc”
được 8 cuộc có 401 người tham dự; Nghị quyết 09/CP về Chương trình Quốc gia

21


phịng, chống tội phạm của Chính phủ được 7 cuộc có 320 người tham dự; Chương
trình Quốc gia phịng, chống ma túy và Chương trình hành động phịng, chống tội
phạm bn bán phụ nữ, trẻ em được 6 cuộc có 291 lượt người dự.
Qua công tác vận động, tuyên truyền làm cho cán bộ và nhân dân có nâng
cao nhận thức được vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ ANTT, nâng
cao cảnh giác trước mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và
các phần tử xấu. Tinh thần đoàn kết tơn giáo, đồn kết dân tộc được thắt chặt. Từ
đó, quần chúng nhân dân ln nâng cao tinh thần phòng ngừa, phát hiện và đấu
tranh chống mọi phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, biết cách
tự phòng, tự quản, tự bảo vệ tài sản của gia đình họ và của cộng đờng dân cư.
* Cơng tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
Trong những năm qua quận luôn thực hiện tốt các phong trào và tìm cách tác
động làm cho các phong trào phát triển ở mức cao hơn. Các lực lượng tích cực
tham gia phong trào ngày càng tăng như: Phong trào toàn dân tham gia tố giác tội
phạm và trực tiếp vây bắt tội phạm; quản lý giúp đỡ người cai nghiện ma túy tại
gia đình và cộng đờng… Với sự nhân rộng những nhân tố tích cực của phong trào
quần chúng thành phổ biến, rộng khắp, đã thúc đẩy góp phần quan trọng trong việc

nâng cao chất lượng phong trào, giữ gìn ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn quận.
Cơng an quận đã phối hợp với các ngành, đồn thể tham mưu cho Đảng ủyỦy ban nhân dân quận tổ chức tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc và triển khai kế hoạch thực hiện hàng năm gắn với tổng kết
công tác Dân vận trong lực lượng Công an nhân dân được 05 cuộc có 188 lượt
đờng chí dự. Phong trào tố giác tội phạm: quần chúng đã cung cấp được 48 nguồn
tin về các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giúp Công an bắt, xử lý 124 vụ 147 đối
tượng. Quần chúng đã trực tiếp vây bắt 12 vụ 16 đối tượng.
Đối với phong trào quản lý giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư luôn
được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy-UBND quận, các ban ngành đoàn
thể đã quản lý, giáo dục, cảm hóa 126 đối tượng các loại, tổ chức 8 cuộc họp dân
có 171 lượt người dự, đưa 14 đối tượng ra kiểm điểm trước dân, đã giáo dục cảm
hóa được 68 người tiến bộ.

22


×