Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

(TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH tài CHÍNH tại CÔNG TY BIA – rượu – nước GIẢI KHÁT sài gòn (SABECO) TIỂU LUẬN môn PHÂN TÍCH tài CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 89 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING

Nhóm: Hồ Thị Bích Ngọc - 1921008000
Trần Thị Hà Phương - 1921006352
Nguyễn Thị Phương Anh - 1821006072
Huỳnh Lê Hạ - 1921006206
Nguyễn Bùi Lan Phương - 1921006350
Lớp CLC_19DTC04, 2121702024304

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY BIA – RƯỢU –
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)
TIỂU LUẬN MƠN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên bộ mơn: Tơ Cơng Ngun Bảo
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2022


DANH SÁCH NHÓM VÀ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

ST
T
1
2
3
4
5

19
19
18


19
19

1


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG CHƯƠNG
I: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do
chọn đề tài
1.2Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu
1.3Phương phá nghiên cứu
1.4 Bố cục của bài nghiên cứu

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NGHÀNH
2.1
Lịch sử hình thành và q trình phát triển Ngành
2.2
Phân tích đặc điểm Ngành – Phân tích rủi ro kinh doanh gắn với đặc thù Ngành
2.3
Phân tích triển vọng của Ngành
2.4
Phân tích tốc độ tăng trưởng của Ngành
2.5
Phân tích nguồn nguyên liệu của Ngành
2.6
Phân tích năng lực sản xuất của Ngành
2.7
Phân tích mức độ cạnh tranh của Ngành

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY CTCP BIA –
RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO) GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2017
ĐẾN NĂM 2021
3.1
Phân tích Tổng quan về Cơng ty
3.1.1 Lịch sử hình thành và q trình phát triển Cơng ty
3.1.2 Phân tích Ngành, Lĩnh vực kinh doanh của Cơng ty
3.1.3 Phân tích dịng sản phẩm và nhãn hiệu nổi tiếng của Cơng ty
3.1.4 Phân tích hệ thống phân phối của Cơng ty
3.1.5 Phân tích năng lực quản trị của Cơng ty
3.1.6 Phân tích rủi ro kinh doanh của Cơng ty
3.1.7 Phân tích chiến lược kinh doanh của Cơng ty
3.1.8 Phân tích lợi thế kinh tế của Cơng ty
3.1.9 Phân tích các thành tựu đạt được của Cơng ty
3.2
Phân tích tình hình tài chính Cơng ty giai đoạn 2017 - 2021
3.2.1 Phân tích tổng quan tình hình tài chính của cơng ty thơng qua tỷ các số tài
chính
3.2.1.1 Phân tích tính thanh khoản, khả năng thanh tốn của Cơng ty
3.2.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty
3.2.1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính của Cơng ty
3.2.1.4 Phân tích tổng quan khả năng sinh lợi của Công ty
3.2.1.5 Phân tích giá trị thị trường của Cơng ty
3.2.2 Phân tích dịng tiền của Cơng ty
3.2.3 Phân tích khả năng sinh lợi của Công ty
2


3.2.3.1 Phân tích lãi rịng của Cơng ty
3.2.3.2 Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản – ROA của Cơng ty

3.2.3.3 Phân tích khả năng sinh lợi của vốn cổ phần – ROE của Công ty
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận và khuyến nghị
4.2
Hạn chế của bài nghiên cứu

3


DANH MỤC VIẾT TẮT

VN
VSATTP
DN
BCTC
TSCĐ
TNDN
LN
CP
TTĐB

Việt Nam
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Doanh Nghiệp
Báo cáo tài chính
Tài sản cố định
Thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận
Chi phí
Tiêu thụ đặc biệt


4


A. LỜI MỞ ĐẦU
Chiến lược sản phẩm luôn được xem là cốt lõi cho sự tồn tại của các doanh nghiệp.
Nhất là trong xu thế kinh tế thị trường. Đây là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường đồ uống Việt Nam được đánh giá là một thị trưởng
tiềm năng với tốc độ tăng trưởng ngày một cao đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong
và ngồi nước. Một trong số đó, thì thị trường bia được xem là thị trưởng có tốc độ
phát triển cao nhất. Các hãng bia - rượu - nước giải khát lớn trong nước như Sabeco đã
đạt mốc sản xuất 1,3 tỷ lít, giữ thị phần lớn nhất thị trường bia Việt Nam và nằm trong
top 3 các nhà sản xuất bia - rượu - nước giải khát hàng đầu Đông Nam Á, Sabeco đạt
tốc độ tăng trưởng 18%, tổng sản lượng tiêu thụ đạt hơn 600 triệu lít, doanh thu tiêu
thụ sản phẩm chính tăng hơn 30%... Tuy nhiên, thế đứng của các hãng bia nội đang bị
đe dọa khi chịu áp lực cạnh tranh của các hãng bia nổi tiếng nước ngồi. Tình thế này
bắt buộc các hãng bia - rượu - nước giải khát nội phải tăng tốc củng cố và mở rộng thị
phần. Tuy tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gịn Sabeco đang có
thị phần lớn nhất trong thị trường bia Việt Nam nhưng trước tình hình cạnh tranh gay
gắt thì cơng ty cần có các chiến lược sản phẩm mới. Việc tung ra sản phẩm bia vào
năm 2010 là một chiến lược sản phẩm mới nhằm củng cố và giữ vững thị phần của
Sabeco trong phân khúc bia phổ thông – phân khúc chiếm khoảng 60% trong thị
trưởng. Đây là thế mạnh của Sabeco. Chiến lược sản phẩm được công ty định vị là sản
phẩm bia phổ thông với giá thấp và được phân phối trong hệ thống phân phối rộng
khắp cả nước đã sẵn có của tổng cơng ty. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc triển
khai sản phẩm mới của công ty. Hơn nữa, trước sự thành công của sản phẩm mà được
cả thế giới cơng nhận thì việc Sabeco tung ra sản phẩm bia - rượu - nước giải khát với
kiểu chai thon nhưng mạnh mẽ, vửa tay; kết hợp với thiết kế nhãn pha trộn giữa màu
trắng sang trọng, lịch lãm với ánh bạc mạnh mẽ đầy nam tính kết hợp các điểm nhấn
tinh tế giữa các màu vàng, đỏ truyền thống của người Á Đông đã họp mặt bạn bè, trong

các cuộc họp với đối tác kinh doanh của người uống bia - rượu - nước giải khát, hay
đơn giản là người bạn thân thiết thổi một luồng gió mới vào thế giới bia - rượu - nước
giải khát, làm đa dạng hệ thống sản phẩm của tổng công ty. Bia - rượu - nước giải khát
sẽ trở thành người bạn sang trọng, lịch lãm và thân thiết trong những dịp trong mỗi bữa
ăn.

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
- Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đốn được tình hình tài chính của CƠNG TY CTCP BIA –
RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO).
- Ý nghĩa thực tế: Giúp phản ánh được thực trạng tài chính tại cơng ty, từ đó có thể dự
đốn được tình hình tài chính tại CƠNG TY CTCP BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI
KHÁT SÀI GÒN (SABECO).
1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tài chính của CƠNG TY CTCP BIA – RƯỢU –
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GỊN (SABECO).
- Phân tích đánh giá thực trạng tài chính tại CƠNG TY CTCP BIA – RƯỢU – NƯỚC
GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO) giai đoạn 2017-2021, đánh giá những kết quả và
hạn chế của quá trình tài chính tại cơng ty này, tạo cơ sở cho các đề xuất. Đưa ra đề
xuất nhằm gợi ý cho các nhà quản trị trong chiến lược phân tích tài chính. Đồng thời,
khắc phục những điểm yếu của cơng ty, cũng như giải pháp nhằm xây dựng và củng cố
thương hiệu Sabeco trên thị trường hiện nay.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Phân tích tài chính tại CƠNG TY CTCP BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI
GÒN (SABECO).

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian nghiên cứu: Phân tích tài chính trong hoạt động của các tổ chức,
cá nhân tại CÔNG TY CTCP BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN
(SABECO).
- Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2017 – 2021.
1.4 Bố cục của bài nghiên cứu:
Để phân tích, nghiên cứu về vấn đề “phân tích tài chính tại CƠNG TY CTCP BIA –
RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GỊN (SABECO) Việt Nam”, nhóm em đã sử dụng
một số phương pháp như: phân tích, nghiên cứu, tham khảo tài liệu và quan sát qua
các phương tiện thơng tin đại chúng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGÀNH
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Ngành
2.1.1 Ngành nước giải khát
* Trên thế giới:

6


Nguồn gốc của nước giải khát đã có từ thời cổ đại. Cách đây 2000 năm, người Hy Lạp
và La Mã đã nhận ra giá trị chữa bệnh của nước khống và họ đã tắm trong đó để thư
giãn. Điều này vẫn tiếp tục đến ngày nay. Vào cuối những năm 1700, người châu Âu
và người Mỹ bắt đầu uống nước khống vì những lợi ích nổi tiếng của loại nước này.
Các loại nước bắt chước thành phần tự nhiên của nước khoáng được Mỹ cấp bằng
sáng chế lần đầu tiên vào năm 1809. Nó được gọi là “nước soda“, với thành phần bao
gồm nước và natri bicarbonate trộn với axit để sủi sủi bọt. Các dược sĩ tại Mỹ và châu
Âu đã thử nghiệm nước khoáng với hy vọng tìm được những phương thuốc mới chữa
nhiều bệnh khác nhau. Các loại nước soda từng được ca ngợi là thuốc bổ não, chữa
nhức đầu, các chứng bệnh đau thần kinh.

Lịch sử nước ngọt


Loại nước soda trở nên phổ biến không chỉ vì lợi ích chữa bệnh mà cịn vì hương vị
mang lại cảm giác làm mới của nó. Thị trường nước soda đã mở rộng vào những
năm 1830 khi lần đầu tiên nước soda được bán dưới dạng đóng chai. Cho đến năm
1850, việc rót đầy và đóng nắp loại chất lỏng có ga này rồi cho vào các container
vẫn là một q trình khó khăn. Sau đó, một loại máy đóng nút được thiết kế. Thuật
ngữ “soda pop” xuất hiện từ những năm 1860, nhại theo âm thanh thoát khí khi một
chai nước ngọt được mở ra.

7


Các hương vị soda mới liên tục xuất hiện trên thị trường. Có một số hương vị phổ biến
như gừng, ngũ gia bì, bia, chanh, và các hương vị trái cây khác. Vào đầu thập niên
1880, các dược sĩ thử nghiệm đưa những chất kích thích mạnh vào nước soda, bao gồm
hạt cola và lá coca. Họ đã làm như thế sau khi biết các công nhân người Ấn Độ Bolivia
nhai lá coca để tránh mệt mỏi và người lao động Tây Phi nhai hạt cola như một chất
kích thích. Năm 1886, một dược sĩ Atlanta, John Pemberton, đã kết hợp coca với cola,
và tạo thành thức uống nổi tiếng nhất thế giới, “Coca-Cola“. Nước giải khát được
quảng cáo mang lại tinh thần sảng khoái cũng như tác dụng chữa bệnh. Một vài năm
sau, một dược sĩ khác là Caleb Bradham, đã tạo ra “Pepsi-Cola” ở Bắc Carolina. Mặc
dù cái tên gọi “Pepsi-Cola” bắt nguồn từ pepsin, một loại axit nhằm hỗ trợ tiêu hóa,
Pepsi khơng quảng cáo như một loại nước giải khát là có lợi ích điều trị. Vào những
năm đầu thế kỷ 20, hầu hết các công ty cola tập trung quảng cáo sản phảm của họ trên
tác dụng làm mới mẻ, sảng khoái tinh thần.
Khi các loại đồ uống có ga trở nên phổ biến, các nhà sản xuất cố gắng tìm ra một tên
thích hợp cho các loại đồ uống. Một số gợi ý như “nước đá“, “nước xi-rơ“, và “nước
có ga “. Tuy nhiên, tên hấp dẫn nhất là “nước ngọt“, đúng với hy vọng rằng cuối
cùng nước giải khát sẽ qua mặt thị trường “rượu mạnh”. Mặc dù ý tưởng đó khơng
bao giờ đạt được song nước ngọt đã làm nên thành công riêng.

Mãi đến những năm 1890, nước ngọt vẫn được sản xuất thủ công, từ khâu thổi thủy
tinh để tạo ra chai, cho vào chai đến khâu đóng gói. Trong suốt hai thập kỷ sau, máy
móc tự động đã tăng hiệu quả năng suất của các nhà máy nước giải khát lên rất lớn.
Có lẽ sự phát triển quan trọng nhất trong cơng nghệ đóng chai là vào năm 1892, các
chai thủy tinh đã chứa được khí carbon dioxide.
Sự ra đời của các loại xe động cơ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp
nước giải khát. Máy bán hàng tự động, nước giải khát được phục vụ trong cốc, đã trở
thành dịch vụ phổ biến trên toàn nước Mỹ. Vào cuối những năm 1950, lon nước giải
khát bằng nhôm đã được giới thiệu, trang bị phần mở kéo hiện đại. Đến những năm
1970, loại chai nhựa nhẹ và bền xuất hiện, mặc dù cho đến năm 1991, ngành công
nghiệp nước giải khát mới sử dụng chai nhựa PET (polyethylene terephthalate) trên
quy mô rộng.
Các nhà sản xuất nước ngọt nhanh chóng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Năm 1962,
nước cola dành cho người có chế độ ăn kiêng đã được giới thiệu để đáp ứng gu thời
trang “mình dây” cho phụ nữ. Trong những năm 1980, ý thức về sức khỏe ngày càng
tăng, vì thế nước ngọt chứa ít natri và khơng có caffeine đã ra đời. Đến những
năm 1990, đi theo thị hiếu, nước cola đã không màu, không caffeine và không chất
bảo quản.
* Nguồn gốc nước giải khát tại Việt Nam:
8


Người Việt ln sống gần gũi, hài hịa với thiên nhiên, do vậy ngay từ xa xưa thức
uống giải khát hàng ngày đều từ thiên nhiên, cỏ cây mà có!
Hàng trăm năm qua, với người Việt đồ uống giải khát đơn giản chỉ là bát nước mưa chứa
trong bể, lu. Đi làm đồng về, vục bát vào lu nước uống một hơi là đủ tỉnh người.

Những năm đầu thế kỷ 20, nước nụ vối, lá vối, nước trà xanh, chè vằng rất được
ưa chuộng để giải khát hàng ngày ở khắp các làng quê, phố thị Bắc bộ.
Người miền núi còn dùng một số lá, rễ hay thân cây rừng đun lên hãm lấy nước uống.

Quả rừng cũng được ngâm làm thức uống rất mát và tốt cho sức khỏe.
Tại Nam bộ, thời kỳ này ngoài nước mưa, thức uống giải khát còn lại tại các hàng
quán thường là trà xanh hoặc nước dừa tươi.
Đến giữa thế kỷ 20, ở Hà Nội có thêm nước gạo rang để bổ sung vào danh sách thức
uống giải khát ít ỏi. Song thứ nước thơm mùi thính này nhanh chóng mất hút khi
nước cam, chanh, chè đỗ đen hay sau nữa là nước si rơ xuất hiên.
Ở Sài Gịn, kỹ thuật cơ khí phát triển tạo ra máy móc làm nên nhiều loại nước giải

khát tuy mới mà quen như nước mía, rau má, nước ép trái cây. Tất cả đều được “sản
xuất” trên các máy ép tay và “đóng chai” bằng các bịch nilon treo trên xe đẩy bán rong
khắp phố phường.
Trà đá, loại thức uống quen thuộc cho tới tận ngày nay có lẽ xuất hiện tại Sài Gịn vào
thời điểm này. Đây là thức uống cho người bình dân và các phu xe giải khát bởi được
làm từ trà xấu hoặc trà nước cuối pha cùng nước đá vụn.
Giai đoạn này cũng ghi nhận nước giải khát đóng chai bắt đầu phổ biến theo chân
người Pháp, xong đối với người dân thì nó vẫn là thứ “xa xỉ” và chỉ bùng nổ từ thập
niên 70 trở đi với các loại nước ngọt Con Cọp (BGI) hay Coca Cola.
Cũng từ đây, các loại nước ngọt có gas, nước pha chế từ đường hóa học, sử dụng màu
cơng nghiệp bắt đầu nở rộ và phát triển không ngừng!

9


Thị trường nước giải khát xưa

Thị trường nước giải khát thời nay rất đa dạng
Ngành nước giải khát ban đầu xuất hiện rất đơn giản, trải qua hàng thập kỷ, thị
trường nước giải khát đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều.
2.1.2 Ngành bia rượu
10



Bia là một trong những đồ uống lâu đời nhất thế giới, lịch sử bia có niên đại đến 6000
năm trước cơng ngun, nó đã được ghi lại trong văn bản lịch sử của vùng Lưỡng Hà.
Tương tự như rượu vang, bia là một trong những đồ uống lâu đời nhất của con người.
Khi ngũ cốc lần đầu tiên được trồng để làm thức ăn vào hàng ngàn năm trước, có niên
đại ít nhất là từ 6.000 năm trước cơng nguyên và đã được ghi chép lại trong các thư
tịch cổ của Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà.
Như hầu hết các chất có chứa carbohydrat, chủ yếu là đường hoặc tinh bột, có thể len
men tự nhiên, có khả năng đồ uống giống bia được phát minh độc lập giữa các nền văn
hóa khác nhau trên tồn thế giới. Việc phát minh ra bánh mì hoặc bia đã được chứng
minh là động lực cho con người phát triển công nghệ và xây dựng nền văn minh nhân
loại.
Ở thời Trung cổ các tu viện được coi là nơi sản xuất bia hàng đầu, khi pha chế các tu sĩ

thường dùng nhiều loại thảo mộc khác nhau vào bia để cải thiện hương vị, giúp bảo
quản lâu hơn.

11


Hoa bia bắt đầu được trồng và khai thác tại Pháp vào thế kỷ thứ 9, giống hoa này khi
pha chế bia sẽ tạo nên vị đắng và bảo quản hương vị lâu hơn. Từ thời Trung cổ ở châu
Âu, bia thường được sản xuất trong hộ gia đình. Dần dần đến khoảng thế kỷ 14 và 15,
từ việc sản xuất bia theo hộ gia đình được chuyển sang hoạt động thủ công.
Ở Anh trong thế kỷ 15, loại bia không chứa hoa bia thường được gọi là ale. Đến thế kỷ
16, các loại bia có nồng độ cao và bia sử dụng hoa bia đều được gọi là ale.
William IV, Công tước xứ Bavaria, đã thông qua Reinheitsgebot (Luật tinh khiết) vào
năm 1516. Trước năm 1857, Reinheitsgebot qui định thành phần của bia chỉ bao gồm
nước, lúa mạch và hoa bia. Đến năm 1857 được bổ sung thêm men bia sau phát kiến

của Louis Pasteur (1822-1895).
Thời gian sau Reinheitsgebot của người Bavaria đã được áp dụng trong cả nước Đức
và đến ngày nay, Reinheitsgebot vẫn được coi là tiêu chuẩn của độ tinh khiết cho bia,
mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh nó. Đến thế kỷ 16, trong một lần tình cờ
khi bia được lưu trữ ở hầm lạnh một thời gian dài, nhờ vậy dòng bia lager (bia lạnh) đã
được phát hiện và sản xuất nhiều hơn ale.

Vào cuối thế kỷ 19, trong các cuộc cách mạng cơng nghiệp, việc sản xuất bia nhỏ lẻ
khơng cịn đáng kể và được chuyển từ thủ công sang công nghiệp. Đồng thời sự ra đời

12


và phát triển của phù kế - nhiệt kế cũng đã thay đổi việc làm bia. Ngày nay, bia đã trở
thành một loại thức uống phổ biến được ưa thích nhất trên thế giới, ngành công
nghiệp bia phát triển vượt bật, nó trở thành một nền kinh doanh tồn cầu.

Các Loại Bia Trên Thế Giới
Bia ngày một đa dạng hơn về hình thức cũng như chủng loại. Bia có khác nhau, mỗi
loại đều có một hương vị cũng như đặc trưng riêng.
Bia Ale: Đây là loại bia được sản xuất bằng lên men nổi, và nó thơng thường được lên
men ở nhiệt độ cao hơn so với bia lager (15-23°C, 60-75°F).
Bia Lager: Đây là loại bia được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Lager có nguồn gốc từ
vùng Trung Âu, men bia lager là loại lên men chìm.
Lên men tự nhiên: Để làm bia này người ta thường dùng men bia hoang dã thay cho
các loại men bia được ni cấy.
Loại bia hỗn hợp: Hay cịn được gọi là bia lai, loại bia có đặc trưng pha trộn của cả ale
và lager.
* Tại Việt Nam:
Bia là một ngành, mà so với các ngành có yếu tố sản xuất khác của Việt Nam, thì có tuổi

đời khá sâu, khoảng hơn 120 năm tuổi. Giống như báo chí, ngân hàng, các trung tâm
hoạt động nghệ thuật, hộ chiếu, bánh mì, đồ ăn nhanh hay ngoại ngữ… bia là một trong
số những điều rất thú vị và mới mẻ mà người Pháp đã mang đến Việt Nam vào
13


cuối thế kỷ 19; trong hành trình đặt nền móng, tạo ra những thói quen, tập quán, lối
sống, quy chuẩn cho những đô thị hiện đại; mà khởi đầu từ Sài Gòn, Hà Nội.

Mặc dù bia là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại ít
nhất là từ thiên niên kỷ thứ 5 trước công nguyên và được ưa chuộng khắp thế giới
nhưng bia lại mới chỉ có mặt chính thức ở Việt Nam năm 1875, từ một xưởng nhỏ do
ông Victore Larue, một người Pháp lập ra tại Sài Gòn bấy giờ. Sau này năm 1910,
xưởng này phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh sản xuất bia, nước ngọt và nước
đá trước khi chính thức sáp nhập vào hệ thống BGI của Pháp năm 1925. Năm 1977,
sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, nhà máy này được cơng ty Bia Rượu Miền
Nam quản lý và đổi tên thành Nhà máy bia Sài Gòn, bước sang một thời kỳ phát triển
mới. Và cho tới bây giờ, nơi này được biết đến là Tổng công ty cổ phần Bia Rượu
Nước giải khát Sài Gịn (SABECO).
Cũng có những luận án tiến sĩ về thị trường bia Việt Nam lại chỉ ra rằng rằng nhà máy
bia đầu tiên được hình thành ở Việt Nam do một người chủ tư bản Pháp xây dựng ở Hà
Nội vào năm 1890. Bia được sản xuất lúc này nhằm đáp ứng yêu cầu của quân đội và
kiều dân Pháp ở Việt Nam, phục vụ những công chức Việt Nam tại một số thành phố
lớn miền Bắc. Nhà máy này ban đầu mang tên một người Pháp là Hommel, sản xuất
chỉ 150 lít/ngày và do 30 người lao động do Pháp đào tạo. Năm 1954, khi miền Bắc
Việt Nam được giải phóng nhà máy bia được đổi tên là nhà máy bia Hà Nội nay là
Tổng công ty cổ phần bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội. Sau này một nhà máy thứ
hai mới được hình thành ở Sài Gịn.
Dù có nhiều tài liệu đề cập đến chuyện đâu là đơn vị sản xuất bia đầu tiên, nhưng có
thể nhìn nhận tổng quan rằng bia vào Việt Nam theo người Pháp từ những năm 1870s

và trước tiên là ở hai đầu Nam – Bắc. Thời kỳ đầu thiết bị rất thô sơ và lao động gần
như làm việc thủ công.

14


Từ năm 1975 ngành bia đã thống nhất toàn quốc.
Ký ức bia Việt thời bao cấp

Trong suốt thời kỳ bao cấp (1976 – 1986), thị trường bia chưa được hình thành theo
đúng nghĩa của nó: quy mơ nhỏ bé, tính chất bao cấp nặng nề. Trong cơ chế quản lý
kinh tế tập trung thời kỳ bao cấp nhà nước độc quyền sản xuất tiêu thụ rượu bia, bia khi
đó được coi là hàng hố xa xỉ, chỉ có một bộ phận nhỏ dân số được dùng bia. Việc sản
xuất và kinh doanh bia chỉ có ở các cơ sở của Nhà nước.

Bia là mặt hàng mà không phải ai muốn là cũng có thể sản xuất và kinh doanh được.
Thứ nhất bởi vì bia có đặc điểm giống như mọi thứ hàng thực phẩm để lâu có thể bị lên
men, vì vậy việc sản xuất bia ln phải gắn với khâu tiêu thụ. Thứ hai việc bảo quản và
vệ sinh bia cũng giữ một vị trí quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
của bia. Hệ thống kho chứa và bảo quản bia phải mang tính chuyên dụng và tốn nhiều
chi phí để đầu tư, vận hành.

15


Mỗi loại bia đều có đặc trưng của nó về màu sắc, hương vị, độ bọt, độ trong của bia.
Những đặc trưng đó được quyết định chủ yếu bởi quy trình cơng nghệ và máy móc
thiết bị sản xuất ra nó. Bia hơi thường được đóng trong thùng 50 – 100 lít; khi sản xuất
ra thường phải được tiêu thụ ngay trong ngày. Cơ sở sản xuất có hệ thống máy móc
thiết bị cũ, lạc hậu thì quy trình sản xuất dài hơn, với bia hơi cần 20 ngày trong khi nhà

máy bia hiện đại sau này chỉ cần 12 ngày. Khác nhau là ở quá trình lên men từ giai
đoạn lên men sơ bộ đến lên men chính và cuối cùng là lên men phụ. Quy trình càng lâu
thì cơ sở càng kém chủ động trong cúng ứng bia ra thị trường, nhất là trong các tháng
cao điểm nhu cầu cao.
Việt Nam nhập khẩu 100% nguyên liệu chính để làm bia như malt, hoa bia và một số
chất phụ gia trong thời kỳ này.
Bia Việt chỉ thực sự phát triển khi có những chủ trương đổi mới trong nền kinh tế quốc
dân, tức là khoảng sau 1986. Trong điều kiện mới của nền kinh tế Việt Nam sau mở
cửa, đời sống của các tầng lớp nhân dân có những bước cải thiện quan trọng, lượng
khách du lịch, các nhà đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển của
các ngành kinh tế. Do đó, chỉ trong thời gian ngắn, ngành Bia Việt Nam đã có những
bước phát triển quan trọng, thông qua việc đầu tư, khơi phục sản xuất của các nhà máy
bia sẵn có, mở rộng đầu tư liên doanh với nước ngoài và xây dựng thêm các nhà máy
bia của các địa phương, Trung ương, tư nhân và cổ phần trên phạm vi cả nước. Ngành
sản xuất kinh doanh bia phát triển chưa từng có bởi đang ở trạng thái độc quyền
chuyển sang trạng thái cạnh tranh quyết liệt. Thời gian này có nhiều thành phần kinh tế
tham gia sản xuất kinh doanh bia và bia đã trở thành nước giải khát phổ biến.
-

Từ 1985 đến 1996, trong hơn 10 năm, thị trường Việt Nam bùng nổ nhu cầu sử
dụng bia. Tính tổng sản lượng bia các năm cộng lại thì từ 1960 đến 1996, 90%
lượng bia được sản xuất trong khoảng từ 1984 – 1995.

16


-

-


-

-

Năm 1991 đánh dấu sự ra đời của nhiều nhà máy bia mới đã làm tăng quy mô
thị trường 31% so với năm 1990. Nhịp tăng trung bình hàng năm từ 1990 đến
1996 là 28.7%. Mức bình quân đầu người tăng từ 0.41 lít/người năm 1975 lên
4.72 lít/người.
Các nhà máy bia ở Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1992. Lúc này ngành
bia có bước phát triển nhảy vọt, trở thành một ngành cơng nghiệp lớn và có
nhiều triển vọng phát triển. Bia đã trở thành một thứ nước giải khát thông dụng,
trở thành một nhu cầu thực sự của một bộ phận đáng kể dân cư và cũng mang
lại nguồn thu lớn cho ngân sách.
Năm 1994, bia hơi chiếm 23.7% tổng lượng bia bán trên thị trường; cịn lại chủ
yếu là bia lon, bia chai. Trong đó, bia hơi liên doanh, bia Hà Nội, bia Sài Gòn
được quốc tế kiểm nghiệm mẫu bia và đánh giá là tốt hơn trong khi các hãng bia
địa phương khác thì chất lượng kém và không đản bảo tiêu chuẩn vệ sinh cơng
nghiệp thực phẩm.
Năm 1996, tồn thị trường có 26 doanh nghiệp sản xuất bia của nhà nước, liên
doanh và tư nhân. Thị trường ghi nhận có sự có các hãng bia nổi tiếng của 6
nước trên thế giới là Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Philipin, Singapore đầu tư
vào ngành bia Việt Nam. Đầu tư liên doanh đã đem lại bộ mặt mới cho ngành
bia nước ta. Trong đó sự thay đổi đáng kể nhất là công nghệ mới được áp dụng.

Trong suốt thời kỳ này, các nhà máy bia được không ngừng mở rộng trên phạm vi cả
nước, tuy vậy phục vụ chính vẫn là thị trường nội địa. Đây cũng là thời kỳ phức tạp bởi
tình trạng nhập lậu, làm giả, hàng kém phẩm chất trên thị trường có nhiều.
Ngành bia phát triển tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác phát triển như: nông
nghiệp, giao thơng, cơ khí, bao bì (nhựa, thủy tinh, giấy, kim loại,…). Tính bình qn
sản xuất 1 triệu lít bia của cơng ty quốc doanh Trung ương tích lũy cho Nhà nước từ 46 tỷ đồng.

Ngành bia còn thu hút nguồn lao động đáng kể, tận dụng các nguồn nội lực sẵn có
trong nước và có điều kiện mở rộng ra thị trường thế giới. Vì vậy, sản phẩm của ngành
chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn, nhiều cơ sở có thiết bị, cơng nghệ
hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong nước hoặc khu
vực như: bia 333, bia Hà Nội, bia Sài Gịn…
Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy là bia Hà Nội và bia Sài Gòn, đến 2015, cả nước ta có 469 cơ
sở sản xuất với năng lực 1021 triệu lít /năm. Hiện nay, bình quân tiêu thụ bia đầu người
trong một năm là 8,5 lít. Với tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng về số lượng và chất
lượng, các sản phẩm bia Việt đang dần dần thay thế sản phẩm nhập khẩu và nâng cao
giá trị nông sản thực phẩm.

17


2.2 Phân tích đặc điểm Ngành –Phân tích rủi ro kinh doanh gắn với đặc thù
Ngành a) Đặc điểm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
* Là một ngành sản xuất đồ uống, sản phẩm của ngành phải tuân thủ các tiêu

chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm:
Ngành Bia Rượu Nước giải khát là một ngành công nghiệp chế biến, từ những nguyên
liệu đầu vào như nước, hoa quả, đại mạch...để sản xuất ra các sản phẩm bia, rượu, nước
giải khát phục vụ nhu cầu về đồ uống cho con người.
Sản phẩm của ngành là những thực phẩm, do đó chất lượng của nó tác động trực tiếp
đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng VSATTP
là yêu cầu hàng đầu đối với bia, rượu, nước giải khát.
Tiêu chuẩn về VSATTP đặt ra cho các sản phẩm của ngành thường được chia thành hai
nhóm chính:
u cầu vệ sinh an tồn về chỉ tiêu lý hóa: đưa ra giới hạn an tồn về các
chất hóa học, các chỉ tiêu lý tính được phép có trong sản phẩm

o u cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu vi sinh: quy định các giới hạn về vi
sinh vật được phép có trong sản phẩm
o

Ở Việt Nam, yêu cầu về VSATTP đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát đã

được quy định trong Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (số 12/2003/PL
UBTVQH11, ban hành ngày 26 tháng 07 năm 2003) và một số tiêu chuẩn cụ thê đối
với từng sản phẩm... Chẳng hạn như tiêu chuẩn cho sản phẩm nước khống thiên nhiên
đóng chai, nước tinh lọc hay đối với các loại bia, rượu...
Để đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP cần đảm bảo các điều kiện từ khâu sản xuất đến phân
phối, tiêu dùng. Do bia, rượu, nước giải khát là những thực phẩm chế biến nên có thời
hạn sử dụng không dài. Các sản phẩm bia tươi, bia hơi chỉ sử dụng được trong vòng
một đến hai tuần; bia lon, bia chai, nước hoa quả, nước uống bổ dưỡng có thường có
thời hạn sử dụng 6 tháng; nước khống, nước tinh lọc thì trong khoảng một năm... Từ
đặc tính này của sản phẩm mà việc sản xuất bia, rượu, nước giải khát phải đặc biệt chú
trọng gắn kết với hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
* Công nghệ, các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản

phẩm
Các yếu tố đầu vào: Là một ngành chế biến nên nguyên liệu đầu vào có vai trị rất quan
trọng trong việc quyết định chất lượng đầu ra của sản phẩm, đặc biệt đổi với ngành Bia
– Rượu – Nước giải khát, tính chất của các yếu tố đầu vào có thể mang lại những đặc
trưng riêng cho sản phẩm. Chẳng hạn như tính chất của nguồn nước trong việc sản xuất
18


bia, rượu, nước giải khát, đây là một nguyên liệu chính mà ảnh hưởng của nó tới đặc
trưng của sản phẩm có thể thấy khá rõ. Trong sản xuất nước khoáng, những nguồn
nước khoáng khác nhau với hàm lượng các chất khống như natri, canxi, kali, magiê,

iơt, florua và HCO3 nặng nhẹ khác nhau sẽ cho ra các loại nước khống khác nhau và
tính chất của chúng sẽ thích hợp với từng lứa tuổi và tình trạng sức đóng vai trị rất
quan trọng, cùng một cơng nghệ và các yếu tố đầu vào khác như nhau, nguồn nước
khác nhau có thể mang lại những loại bia có hương vị hồn toàn khác nhau. Ở Việt
Nam, bia Hà Nội với “nguồn nước truyền thố. Nghĩa hàng trăm năm" đã tạo ra hương
vị đặc biệt, in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng". Về công nghệ: Công nghệ là yếu tố
tác động mạnh đến năng suất, mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, tạo ra chất lượng và sự
phong phú về chủng loại sản phẩm. Các công nghệ tiên tiến, hiện đại thường tiết kiệm
nguyên, nhiên liệu, công suất lớn hơn và chất lượng ổn định hơn. Đặc biệt, cơng nghệ
có vai trị quyết định đối với chất lượng sản phẩm bia, rượu, nước giải khát. Sự phát
triển của công nghệ thường cho phép sản xuất ra những sản phẩm an toàn hơn do loại
bỏ được nhiều chất độc hại trong các khẩu chế biển. Hơn nữa, quy trình sản xuất có thể
là bí quyết riêng để tạo ra một sản phẩm. Điều này đúng cho cả những loại bia rượu
truyền thống cũng như hiện đại. Các hãng sản xuất bia, rượu châu Âu với truyền thống
lâu đời luôn nắm giữ những quy trình chế biến để tạo ra các sản phẩm đặc biệt, có
hương vị độc đáo mà khơng nơi nào có được. Trong sản xuất rượu vang, thay đổi quy
trình chế biến có thể tạo ra gần như bất cứ loại vang nào bằng cách phối hợp các loại
men khác nhau cũng như điều chỉnh hàm lượng vi mô của gần 800 hóa chất các loại có
trong trái nho. Muốn có hương vị mang chất nhiệt đới của rượu Chardonnay, chỉ cần
chọn đúng loại men hoặc điều chỉnh nhiệt độ lò men để kích hoạt hợp chất 3MHA chứa
mùi lạc tiên (chanh dây) trong trái nho. Cần thêm vị tiêu cay nổng cho rượu Shiraz thì
kích hoạt hợp chất Isobutyl methoxypyrazine trong trái nho bằng cách điều chỉnh mức
độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của nho...
Đối với những làng nghề thủ cơng cũng vậy, ngồi những đặc điểm ve nguyên liệu đầu
vào, các làng nghề thường có các cách chế biến sản phẩm rất độc đáo làm cho sản
phẩm của họ có hương vị khác biệt với sản phẩm ở các nơi khác.
* Rượu, bia là những sản phẩm Nhà nước hạn chế sử dụng, phải chịu thuế tiêu

thụ đặc biệt:
Rượu, bia là những đồ uống có cồn, có tác dụng kích thích, có thể dẫn đến các tác dụng

tiêu cực. Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng
đồng và trật tự an toàn xã hội. Rượu, bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử
vong cao nhất trên toàn cầu. Khơng chỉ thế, lạm dụng rượu, bia cịn khiến cho con
người không làm chủ được hành vi, là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vấn đề xã hội
như: nghèo đói, tai nạn giao thơng, bạo lực, tội phạm...Chi phí do lạm dụng rượu bia
cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo số liệu
thống kê ở nhiều nước, phí tổn do rượu, bia gây ra thường chiếm từ 2% đến 8% GDP
của quốc gia. Tỉnh trạng sử dụng rượu, bia tràn lan ở một số nơi đã làm cho trật tự an
19


tồn xã hội và an tồn giao thơng trở thành vấn đề báo động. Chẳng hạn như ở Việt
Nam, bình quân mỗi ngày cả nước có khoảng 40 người bị chết vì tai nạn giao thơng,
trong đó có khơng ít trường hợp liên quan đến bia, rượu. Bởi vậy, Nhà nước ta hạn chế
việc lạm dụng các sản phẩm này và thông qua đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để định
hướng tiêu dùng. Trong những năm vừa qua , thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu, bia ở Việt
Nam năm trong khoảng 20%.
b) Rủi ro kinh doanh gắn với đặc thù ngành Rượu- Bia- Nước Giải Khát:
- Hiện tại trong số bốn nguyên vật liệu chính để sản xuất bia thì hết ba loại ngun vật

liệu cơng ty phải nhập khẩu từ nước ngồi thơng qua các cơng ty thương mại . Giá
nguyên vật liệu phụ thuộc vào tình hình thị trường quốc tế nên thường khơng ổn định
và có xu hướng tăng qua các năm. Do đó sự biến động về giá có ảnh hưởng rất lớn đến
doanh thu và lợi nhuận của công ty.
- Bia là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của nhà nước. Do đặc thù như vậy nên các

công ty sản xuất bia chịu ảnh hưởng lớn trong sự tay đổi chính sách thuế của chính
phủ. Mức thuế mới sẽ làm các doanh nghiệp bia địa phương sẽ gặp khó khăn trong sản
xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển. Bên cạnh đó là ảnh hưởng đến hàng loạt
biện pháp nằm trong chính sách hạn chế tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn, việc

xiết chặt thực hiện quy định tải trọng xa khi tham gia giao thông…đã, đang và sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của cơng ty.
2.3 Phân tích triển vọng của Ngành
* Việt Nam sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B trong dài hạn
Đồ uống có cồn kỳ vọng sẽ có khả năng phục hồi trong dài hạn
Chi tiêu cho đồ uống ở Việt Nam sẽ tăng trung bình 9.5% hàng năm, vượt qua mức
tăng trưởng sản lượng tiêu thụ, dự kiến sẽ tăng 7.5% so với cùng kỳ.

20


- Ngành bia có thể mất đến hai năm để phục hồi về mức trước Covid-19 và trước

Nghị định 100. Đến năm 2024, chi cho đồ uống có cồn có thể đạt 299,010 tỷ đồng,
với CAGR trong giai đoạn 2020-2024 đạt 9.5%
- Bia sẽ được hưởng lợi và tiếp tục thống trị lĩnh vực đồ uống có cồn, chiếm phần lớn
sản lượng tiêu thụ. Ngành bia đang thu hút cả các nhà sản xuất bia trong nước và
quốc tế.
- Tiêu thụ rượu vang và rượu mạnh được đặt ở mức trung bình 7.7% và 9.2% hàng năm
trong trung hạn.

21


Động lực tăng trưởng ngành đồ uống không cồn – thức uống dinh dưỡng tốt
cho sức khỏe:
Doanh thu đồ uống khơng cồn có thể tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm
12.5% vào năm 2020 và 10.5% vào năm 2024. Phân khúc đồ uống nóng sẽ có
mức tăng trưởng mạnh nhất do nhu cầu tăng vọt của giới trẻ.


- Doanh số bán đồ uống không cồn tăng trưởng khoảng 12.5% vào năm 2020 và đạt

10.5% vào năm 2024.
- Đồ uống có ga cũng sẽ có mức tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ, trung bình
11.9% hàng năm trong trung hạn, từ mức 14% vào năm 2020.

22


2.4 Phân tích tốc độ tăng trưởng của Ngành
Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành Thực phẩm đồ uống 2021

Nguồn PHFM ước tính
- Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến nhiều hàng quán, bar, karaoke tạm

ngừng hoạt động và các lễ hội lớn buộc phải hủy bỏ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực
tới tiêu thụ đồ uống trong năm 2021, nhất là đồ uống có cồn. Chúng tơi ước tính tốc
độ tăng trưởng ngành đồ uống trong năm 2021 khoảng 2-4%YoY.

23


- Chúng tôi dự báo mức tăng trưởng ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam đạt 12%

trong 2021.
- Theo BMI và Nielsen, mức tăng trưởng ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam dao
động từ 14-15% trong 2021.
2.5 Phân tích nguồn nguyên liệu của Ngành
Nguồn nguyên liệu sản xuất bia: chủ yếu là malt, hops và đại mạch phần lớn vẫn phải
nhập khẩu từ nước ngoài, tăng rủi ro về sự ổn định nguyên liệu và tăng chi phí sản xuất

cho công ty.
Bên cạnh triển vọng mở rộng thị trường ra thế giới, việc nhập khẩu nguyên liệu và
xuất khẩu sản phẩm ra các nước khiến cho công ty chịu rủi ro trong tỷ giá ngoại tệ.
Công ty hoạt động dưới dạng là doanh nghiệp sản xuất bia như đã đề cập trước đó, việc
phải ln đảm bảo có sẵn nguồn cung nguyên vật liệu dồi dào để đáp ứng đủ nhu cầu
thị trường, đó cũng là một điều bất cập của Công ty khi nguyên liệu đầu vào phụ thuộc
vào nhóm ngành nơng nghiệp. Cụ thể, ba ngun liệu chính dùng trong sản xuất bia là
malt, hoa bia và ngũ cốc là những nguyên liệu tối thiểu để sản suất ra thành phẩm. Tuy
chỉ chiếm gần 20% chi phí sản xuất nhưng đóng vai trị quyết định đối với chất lượng
và hương vị bia thành phẩm. Nếu như trong năm có sự thay đồi về khí hậu thì việc
trồng trọt sẽ gặp nhiều khó khăn, khiến cho nguồn cung nguyên liệu đầu vào không đủ
để tạo ra sản phẩm. Từ đó sự biến động của nguồn cung và giá cả nguyên vật liệu là
nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Hiện nay, Việt Nam chưa trồng được
hoa bia, malt đại mạch,…, do đó các nguyên liệu này nước ta phải nhập khẩu từ các
nước ngoài nên khi tỷ giá biến động sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Nguyên liệu làm nước giải khát:
o Nước: nước là nguyên liệu căn bản nhất để sản xuất, thường là nước tinh
khiết (pure water) được tinh lọc với nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo
công nghệ và thiết bị xử lý nước. Nếu không đảm bảo, sản phẩm sẽ vẩn
đục, lắng cặn, nhiễm vi sinh…
o Đường hoặc chất tạo ngọt (sweeteners): thường thì các sản phẩm nước
uống đóng chai sử dụng chất tạo ngọt là Aspartame, Sucralose.. là những
loại đường hóa học được phép sử dụng trong ngành cơng nghiệp sản
xuất đồ uống. Hồn tồn khơng phải là chất cấm Saccharin
o Hương liệu (flavor): hầu hết các loại nước ngọt đều có gia hương liệu
nhân tạo với nhiều mức độ khác nhau để tạo mùi thơm giống tự nhiên, tạo
cảm giác dễ chịu. Có 2 cấp độ hương liệu: cấp độ dùng cho sản xuất cơng
nghiệp ví dụ như bột giặt hương hoa oải hương. Cấp độ hương liệu dùng
cho chế biến thực phẩm. Hương liệu dùng trong công nghiệp thường có
tạp chất, và khơng thể sử dụng để sản xuất thực phẩm.

o Màu thực phẩm (food grade): là một điều bắt buộc đối với các nhà
sản xuất nước ngọt.
24


×