Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận: Phân tích tài chính công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.34 KB, 20 trang )


0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC




Tiểu luận môn Quản trị Tài chính


Đề tài:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1

Sàn : HOSE
Mã CK : TV1



GVHD : TS Ngô Quang Huân
HVTH : Nguyễn Hồ Đức
Lớp : QTKD- Ngày 2 – Khóa 22




TP. Hồ Chí Minh, tháng 12-2013



1
MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT DOANH NGHIỆP 2
I. Thông tin khái quát 2
II. Quá trình hình thành và phát triển 2
III. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 3

B. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: 4
I. Phân tích theo các tỷ lệ tài chính cơ bản: 4
1. Tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán: 4
2. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động: 5
3. Các tỷ lệ tài trợ 6
4. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi 6
5. Tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường 8
II. Phân tích cơ cấu: 8
1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán của công ty từ 2010 đến 2012 8
2. Cơ cấu kết quả kinh doanh của công ty từ 2010 đến 2012: 10
III. Phân tích Dupont: 11
IV. Phân tích hòa vốn và đòn bẩy tài chính: 12
1. Phân tích hòa vốn: 12
2. Phân tích đòn bẩy tài chính 12
V. Phân tích chỉ số Z: 13
VI. Lượng giá chứng khoán 14
1. Theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập 14
2. Theo phương pháp sử dụng chỉ số PE: 15
3. Theo phương pháp sử dụng chỉ số EVA 15
VII. Chứng khoán nghịch và bộ chứng khoán 16
1. Chứng khoán nghịch: 16
2. Tính hệ số hoàn vốn kỳ vọng, hệ số biến thiên, độ lệch chuẩn của TV1: 16
3. Tính hệ số hoàn vốn kỳ vọng, hệ số biến thiên, độ lệch chuẩn của CNT: 17

4. Kết hợp bộ chứng khoán TV1 và CNT 17

C. KẾT LUẬN: 18
I. Nhận xét: 18
II. Đề xuất: 19




2
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT DOANH NGHIỆP
I. Thông tin khái quát
1. Tên giao dịch:
- Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1
- Tên tiếng Anh: Power Engineering Consulting Joint Stock Company 1
- Tên viết tắt: PECC1
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100100953 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/01/2008, đăng ký thay đổi lần 05 ngày
10/01/2013.
3. Vốn điều lệ: 230.105.360.000 đồng
4. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2012: 281.957.085.338 đồng
5. Địa chỉ: Km9+200 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội
6. Số điện thoại: (84-4) 22148368; (84-4) 38544270
7. Số fax: (84.4) 35520670; (84-4) 38541208
8. Website:
9. Mã cổ phiếu: TV1
II. Quá trình hình thành và phát triển
1. Qúa trình hình hành và phát triển
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) được hình thành và phát triển liên tục

trên 50 năm lịch sử:
- Viện thiết kế Tổng hợp thành lập năm 1960, đến năm 1967 được đổi tên là Viện
Quy hoạch và thiết kế điện, đến năm 1980 là Viện thiết kế điện.
- Ngày 01/07/1982 Công ty Khảo sát và thiết kế điện được thành lập trên cơ sở hợp
nhất Viện thiết kế điện, Trung tâm nghiên cứu và thiết kế thuỷ điện và Công ty khảo sát
địa chất thuỷ lợi. Năm 1988 Công ty được đổi tên thành Công ty khảo sát thiết kế điện 1.
Năm 1999 được đổi tên thành Công ty Tư vấn xây dựng điện 1.
2. Các sự kiện khác
- Ngày 02/01/2008 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Vốn
điều lệ ban đầu của Công ty là 100 tỷ đồng, Hiện nay vốn điều lệ của Công ty là
230.105.360.000 đ, chia thành 23.010.536 cổ phần trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam

3
nắm giữ chi phối 54,34%, các cổ đông khác là 45,66 % Cổ phần của Công ty. Số lượng cổ
phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành là 23.010.536 cổ phiếu, Công ty không có cổ
phiếu quỹ.
- Quyết định số 201/QĐ-SGDHCM ngày 14 tháng 09 năm 2010, Sở Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1
được đăng ký niêm yết 10.000.000 cổ phiếu;
- Quyết định số 01/2011/QĐ-SGDHCM ngày 04 tháng 01 năm 2011, Sở Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1
được niêm yết bổ sung 7.400.000 cổ phiếu;
- Quyết định số 158/2011/QĐ-SGDHCM ngày 20 tháng 10 năm 2011, Sở Giao dịch
Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng
điện 1 được niêm yết bổ sung 2.609.765 cổ phiếu;
- Quyết định số 97/2012/QĐ-SGDHCM ngày 18 tháng 07 năm 2012, Sở Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1
được niêm yết bổ sung 3.000.771 cổ phiếu
III. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
1. Ngành nghề kinh doanh:

Hoạt động chính của Công ty là tư vấn các dịch vụ kỹ thuật và xây dựng các công trình
điện, thuỷ lợi, công trình công nghiệp dân dụng, xây lắp và đầu tư nguồn điện.
2. Địa bàn kinh doanh:
Công ty là doanh nghiệp tư vấn hàng đầu của Ngành điện Việt Nam, đã và đang thực hiện
toàn bộ công tác tư vấn thiết kế, khảo sát, thí nghiệm… và là tư vấn chính cho nhiều dự án
công trình điện quan trọng, quy mô lớn, phức tạp của Việt Nam cũng như ở CHDCND
Lào và Vương quốc Campuchia…
3. Các dự án điển hình:
- Dự án thủy điện: Sơn La công suất 2400 MW; Bản Vẽ công suất 320MW; Tuyên
Quang công suất 342MW; Lai Châu công suất 1200MW; Luangprabang trên dòng chính
sông MeKông (Lào), công suất 1100MW; Hạ Sê San 2 (Campuchia), công suất 400MW.
- Dự án nhiệt điện: Uông Bí MR1,2 tổng công suất 600MW; Quảng Ninh 1,2 tổng công
suất 1200MW; Thái Bình 1 công suất 600MW; Thái Bình 2 tổng công suất 1200MW.
- Dự án lưới điện: Đường dây và trạm đồng bộ 500kV Bắc Nam mạch 1, 2 và nhiều đường
dây và trạm 220kV, 110kV.
- Đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của Công ty có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm,
được thử thách từ thực tế các dự án trong nước, quốc tế và có nhiều thời gian làm
việc với chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu của các công ty tư vấn nổi tiếng quốc tế.
- Công ty luôn đi đầu ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến của thế giới, ứng dụng các phần
mềm tính toán hiện đại, đổi mới các thiết bị thí nghiệm vào công tác tư vấn thiết kế các
công trình, đặc biệt là công trình ở vùng có động đất mạnh, địa chất phức tạp, hồ chứa có
dung tích nước lớn, nhà máy điện ngầm và hở với công suất lớn, tiêu biểu là:

4
- Năm 2011 đã ghi nhận thêm một bước phát triển mới, Công ty đã thực hiện lập DAĐT
của dự án thuỷ điện Tích năng Phù Tiên Đông với quy mô 1200MW, tham gia khảo sát
dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, tích cực tìm kiếm và phát triển việc làm từ các dự án
chống biến đổi khí hậu.
- Năm 2012, Công ty đã tích cực triển khai hồ sơ để xin được nhận làm tổng thầu EPC dự
án thuỷ lợi

- Các dự án do Công ty thực hiện luôn đáp ứng tiến độ, đảm bảo chất lượng, góp phần kịp
thời cung cấp nguồn điện năng phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Công
ty đã được Nhà nước trao tặng Danh hiệu anh hùng lao động, Huân chương độc lập
hạng nhì, nhiều Huân chương lao động và nhiều bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, Bộ
Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Để phát triển bền vững, Công ty đã đầu tư xây dựng Dự án Thủy điện Sông Bung 5
với hình thức đầu tư là Xây dựng - Sở hữu – Kinh doanh. Dự án với công suất 57MW,
điện lượng bình quân năm 230,34 triệu kWh, dự án được xây dựng trên Sông Bung thuộc
địa phận huyện Nam Giang và Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Gói thầu chính xây dựng
nhà máy được triển khai đầu 2010, tháng 12/2012 Tổ máy 1 đã vào vận hành phát điện
thương mại.
B. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TV1: (Vui lòng tham khảo cách tính và chỉ số
ngành trong bảng Excel)
I. Phân tích theo các tỷ lệ tài chính cơ bản:
1. Tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán:

Năm 2010 2011 2012
- Tỉ lệ lưu động (CR) 1.30 1.17 0.99
- Tỉ lệ thanh toán nhanh (QR) 0.97 0.86 0.64
a. Tỷ lệ thanh toán hiện thời:
- Tỷ số thanh khoản hiện thời được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một
thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.
Tỷ số thanh khoản hiện thời =

Giá tr
ị t
ài s
ản l
ưu đ
ộng



Giá tr
ị nợ ngắn hạn

- Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang
giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.
Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay
để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

Nhận xét: Tỷ lệ thanh toán hiện thời của TV1 mặc dù cao hơn tỷ lệ thanh toán nhanh của
ngành, nhưng tỷ lệ này từ năm 2010 đến năm 2012 giảm dần từ 1,3 đến 0,99 do công ty
đang vay nợ tăng lên trong khi các giá trị tài sản lưu động tăng trưởng không nhiều. Tuy

5
nhiên, tỷ lệ này vẫn nằm trong khoảng cho phép, nên khả năng thanh toán hiện thời của
công ty vẫn đảm bảo.

b. Tỷ lệ thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh khoản nhanh là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản
lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp này. Công thức tính :
Tỷ số thanh khoản nhanh =

Giá tr

tài s
ản l
ưu đ
ộng

-

Giá tr
ị h
àng t
ồn kho


Giá tr
ị nợ ngắn hạn


Nhận xét: Mặc dù tỷ lệ thanh toán nhanh của TV1 đều cao hơn các tỷ lệ trung bình của
ngành, tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty từ năm 2010 đến 2012 giảm dần từ
0,97 đến 0,64 do đó công ty cần chú trọng hơn nữa khả năng thanh toán nhanh này.

2. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động:

Năm 2010 1011 2012
- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT)

0.57

0.40

0.27

- Vòng quay tồn kho (IT) 1.97

1.72


1.22

-

K
ỳ thu tiền b
ình quân (
ACP) (ngay)

331.47

370.65

361.12


a. Vòng quay tổng tài sản (TAT):
Số vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong một
thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưu động lẫn
tài sản cố định) của doanh nghiệp trong cũng kỳ đó. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản
tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
Nhận xét: Nhìn vào chỉ số này của công ty TV1 và của ngành, ta thấy chỉ số này thấp hơn
nhiều so với chỉ số ngành và từ năm 2010 đến 2012 giảm dần từ 0,57 xuống 0,27 do doanh
thu của công ty không tăng thậm chí còm giảm theo các năm và công ty sử dụng vốn nay
quá lớn, điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa được hiệu quả.

b. Vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay hàng tồn kho được tính ra bằng cách lấy doanh thu (hoặc giá vốn hàng bán)

trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ.
Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày
để thu hồi các khoản phải thu của mình. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy trung bình
cộng các khoản phải thu chia cho doanh thu thuần (doanh thu không kể tiền mặt) bình quân
mỗi ngày.

6
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho của TV1 quá thấp ngoài ra
kỳ thu tiền bình quân quá dài (tương đương 1 năm) đều này cho thấy công ty TV1 bị chiếm
dụng vốn khá lớn.

3. Các tỷ lệ tài trợ
Năm

2010

2011

2012

-

T
ỷ lệ nợ/tổng t
ài s
ản (D/A)

0.74

0.80


0.84

-

T
ỷ lệ thanh toán l
ãi vay (ICR)

2.79

2.09

1.80

a. Tỷ lệ nợ/tổng tài sản (D/A) (thường tính bằng % )
Được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Công thức tính
như sau:

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây
biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ
doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao.
Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là
chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý
doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều
này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Nhận xét: Ta thấy cơ cấu tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao so với ngành do công ty sử dụng
vốn vay quá lớn, ngoài ra tỷ lệ này còn tăng theo các năm, chứng tỏ công ty bị phụ thuộc
vào nguồn vốn ngân hàng do nguồn vốn chủ sở hữu thấp.

b. Tỷ số khả năng trả lãi: Công thức tính
Tỷ số khả năng trả lãi =
L
ợi nhuận tr
ư
ớc thuế v
à lãi vay

Chi phí lãi vay

Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì
chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh
doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Nhận xét: Tỷ số này trong 3 năm 2010-2011-2012 luôn lớn hơn 1 chứng tỏ TV1 có lợi
nhuận trước thuế đủ khả năng trả lãi vay.
4. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi

Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x


T
ổng nợ

T
ổng t
ài s
ản


7

Năm

2010

2011

2012

-

Doanh l
ợi gộp bán h
àng và d
ịch vụ (GMP)

0.25

0.25

0.27

-

Doanh l
ợi r
òng (NPM)

0.07

0.07


0.07

-

S
ức sinh lợi c
ơ b
ản (BEP)

0.08

0.07

0.05

-

T
ỷ suất lợi nhuận tr
ên t
ổng t
ài s
ản (ROA)

0.04

0.03

0.02


-

T
ỷ suất lợi nhuận tr
ên v
ốn chủ sở hữu (ROE)

0.16

0.14

0.11


a. Doanh lợi ròng (NPM):
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận
ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x
L
ợi nhuận r
òng (ho
ặc lợi nhuận sau thuế)


Doanh thu

Nhận xét: Doanh lợi ròng của công ty TV1 qua các năm đều cao hơn mức trung bình của
ngành


b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình
quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi
nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ
bảng cân đối kế toán. Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x

L
ợi nhuận r
òng (ho
ặc lợi nhuận sau thuế)

Bình quân t
ổng giá trị t
ài s
ản

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy
doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ.
Nhận xét: ROA của công ty TV1 tương đương với ROA của ngành, tuy nhiên tỷ số này có
khuynh hướng giảm từ năm 2010 đên năm 2012, do vốn vay tăng cao nhưng lợi nhuận
không tăng.

c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh
doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay
1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ phần phổ
thông (common equity). Công thức tính:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x


L
ợi nhuận r
òng

Bình
quân v
ốn cổ phần phổ thông

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công
ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công
ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

8
Nhận xét: Tỷ lệ này của công ty TV1 cũng tương đương với tỷ lệ ngành, tuy nhiên tỷ lệ
này cũng giảm dần từ năm 2010 đến 2012, chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu chưa phát huy
tối đa hiệu quả.

5. Tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
Năm

2010

2011

2012

-


Ch
ỉ số EPS

3,481

3,444

1,506

-

T
ỷ lệ P/E

2.04

1.19

4.52

-

Giá s
ổ sách (B) =Vốn CSH/Tổng khối l
ư
ợng CP

12,769


12,659

12,253

-

T
ỷ lệ P/B

0.56

0.32

0.55

-

Dòng t
i
ền tr
ên m
ỗi cổ phần (CFPS)

2779.48

2337.05

1906.87

-


T
ỷ số giá/d
òng ti
ền (P/CF)=P/CFPS

2.55

1.75

3.57

-

Đ
òn b
ẩy t
ài chính FL=1+T
ổng nợ/Vốn CSH

3.89

4.90

6.26


a. Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS):
Chỉ số này ở công ty TV1 có dấu hiệu giảm dần. Và đến 2012 đã giảm đến 56% so với năm
2011, thấp hơn so với chỉ số ngành.

b. Tỷ lệ giá trên thu nhập một cổ phiếu P/E:
Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp
phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh
nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.Công thức tính:
Tỷ số P/E =


Giá th
ị tr
ư
ờng một cổ phiếu

Thu nh
ập b
ình quân trên m
ột cổ phần

Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy P/E của TV1 giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng lên vào
năm 2012, tuy nhiên đây là do thu nhập trên cổ phiếu (EPS) quá thấp (mẫu số giảm nhiều)
trong khi giá cổ phiếu vẫn ở mức trung bình thấp (6800đ) nên đẩy P/E tăng.

II. Phân tích cơ cấu:
1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán của công ty từ 2010 đến 2012

Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (VNĐ)
2010 2011 2012 2010 2011 2012
Tài sản 100.00% 100.00% 100.00%
864,821,644,985
1,241,018,997,714
1,764,046,198,805

Tài sản ngắn hạn 84.68% 66.21% 46.53%
732,357,565,922
821,693,646,975
820,860,346,749
Ti
ền v
à các

kho
ản t
ương
đương tiền 8.75% 5.16% 1.13%
75,691,814,303
64,028,868,297
19,966,758,932
Tiền 8.75% 5.16% 1.13%
75,691,814,303
64,028,868,297
19,966,758,932
Các khoản phải thu ngắn hạn 52.12% 41.40% 27.26%
450,776,973,064
513,810,188,035
480,950,47
9,385
Phải thu của khách hang 42.08% 35.36% 25.37%
363,915,976,584
438,766,642,798
447,487,391,317
Trả trước cho người bán 8.58% 5.18% 1.56%
74,176,566,645

64,297,177,784
27,561,402,473
Các khoản phải thu khác 1.47% 0.87% 0.33%
12,684,429,835
10
,746,367,453
5,901,685,595
Hàng tồn kho 21.61% 17.46% 16.16%
186,844,886,680
216,635,631,872
285,036,102,347
Hàng tồn kho 21.61% 17.46% 16.16%
186,844,886,680
216,635,631,872
285,036,102,347
Tài sản ngắn hạn khác 2.20% 2.19% 1.98% 19,043,891,875

27,218,958,771
34,907,006,085

9
Chi phí trả trước ngắn hạn 0.05% 0.06% 0.00%
390,649,079
763,377,095
63,384,557
Thuế GTGT được khấu trừ 0.00% 0.82% 0.96% 0

10,119,148,637
16,990,920,474
Thu

ế v
à các kho
ản phải thu
nhà nước 0.00% 0.00% 0.00% 0

0

95,850

Tài sản ngắn hạn khác 2.16% 1.32% 1.01%
18,653,242,796
16,336,433,039
17,852,605,204
Tài sản dài hạn 15.32% 33.79% 53.47%
132,464,079,063
419,325,350,739
943,185,852,056
Các khoản phải thu dài hạn 3.00% 3.35% 2.50%
25,929,121,961
41,573,
417,888
44,143,140,900
Ph
ải thu d
ài h
ạn của khách
hang 3.33% 3.46% 2.40%
28,813,152,260
42,906,078,065
42,332,022,755

Phải thu dài hạn khác 0.68% 0.38% 0.43%
5,870,719,673
4,697,638,945
7,669,963,921
D
ự ph
òng ph
ải thu d
ài h
ạn khó
đòi -1.01% -0.49% -0.33% (8,754,749,972) (6,030,299,122) (5,858,845,776)
Tài sản cố định 11.89% 30.30% 50.85%
102,788,114,130
376,073,530,896
897,084,480,135
Tài sản cố định hữu hình 3.81% 2.60% 1.81%
32,909,562,907
32,288,568,876
31,881,208,049
Nguyên giá 14.31% 10.43% 7.58%
123,730,053,966
129,478,127,804
133,767,712,259
Giá trị hao mòn lũy kế -10.50% -7.83% -5.78% (90,820,491,059) (97,189,558,928) (101,886,504,210)
Tài sản cố định vô hình 2.48% 1.45% 0.90%
21,455,140,269
18,033,778,001
15,941,848,506
Nguyên giá 5.03% 3.53% 2.56%
43,477,245,312

43,770,167,887
45,221,350,782
Giá trị hao mòn lũy kế -2.55% -2.07% -1.66% (22,022,105,043) (25,736,389,886) (29,279,502,276)
Chi phí xây d
ựng c
ơ b
ản dở
dang 5.60% 26.25% 48.14%
48,423,410,954
325,751,18
4,019
849,261,423,580
Tài sản dài hạn khác 0.43% 0.14% 0.11%
3,746,842,972
1,678,401,955
1,958,231,021
Chi phí trả trước dài hạn 0.16% 0.04% 0.04%
1,365,442,972
487,701,955
767,531,021
Tài sản dài hạn khác 0.28% 0.10% 0.07%
2,381,400,000
1,190,
700,000
1,190,700,000
Nguồn vốn 100.00% 100.00% 100.00%
864,821,644,985
1,241,018,997,714
1,764,046,198,805
Nợ phải trả 74.31% 79.59% 84.02%

642,646,004,884
987,705,599,078
1,482,089,113,467
Nợ ngắn hạn 65.09% 56.44% 47.12%
562,939,225,329
700,
379,045,057
831,301,442,452
Vay và nợ ngắn hạn 23.56% 29.04% 28.02%
203,722,684,086
360,444,965,181
494,294,416,108
Phải trả cho người bán 3.28% 4.19% 4.60%
28,332,559,144
52,006,260,592
81,162,935,080
Người mua trả tiền trước 9.21% 4.62% 1.81%
79,613,642,941
57,351,630,589
31,868,365,909
Thu
ế v
à các kho
ản phải nộp
Nhà nước 2.95% 2.77% 2.37%
25,482,635,205
34,426,688,885
41,777,967,335
Phải trả người lao động 16.86% 11.98% 6.57%
145,818,282,063

148,656,672,308
115,983,536,239
Chi phí phải trả 0.41% 0.11% 0.40%
3,566,535,015
1,315,565,399
7,058,788,108
Phải trả nội bộ 2.16% 0.79% 0.55%
18,714,909,861
9,780,571,800
9,780,571,800
Các khoản phải trả, phải nộp
ngắn hạn khác 6.23% 2.61% 2.47%
53,916,954,007
32,389,757,618
43,579,8
06,737
Nợ dài hạn 9.22% 23.15% 36.89%
79,706,779,555
287,326,554,021
650,787,671,015
Phải trả dài hạn người bán 0.67% 0.70% 1.16%
5,793,660,026
8,695,750,104
20,502,183,496
Phải trả dài hạn khác 0.00% 0.00% 0.14% 0

0

2,545,217,267
Vay và nợ dài hạn 8.52% 22.43% 35.59%

73,683,598,522
278,412,685,570
627,740,270,252
Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0.03% 0.02% 0.00%
229,521,007
218,118,347
0

Vốn chủ sở hữu 25.69% 20.41% 15.98%
222,175,640,101
253,313,398,636
281,957,085,338
Vốn chủ sở hữu 25.66% 20.39% 15.98%
221,875,640,101
253,013,398,636
281,957,085,838
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20.12% 16.12% 13.04%
174,000,000,000
200,097,650,000
230,105,360,000
Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0.00% 0.00% 0.00% 0

11,073,100 11,073,100
Quỹ đầu tư phát triển 1.28% 1.19% 0.89%
11,082,623,472
14,764,706,341
15,640,455,854
Quỹ dự phòng tài chính 0.23% 0.26% 0.21%
1,979,064,015
3,201,084,982

3,679,584,653
Qu
ỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu 0.00% 0.04% 0.03% 0

500,000,000
500,000,000
Lợi nhuận chưa phân phối 4.03% 2.78% 1.82%
34,813,952,614
34,438,884,213
32,020,611,731
Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.47% 0.35% 0.33%
4,071,023,007
4,306,932,685
5,795,055,136

10
Quỹ khen thưởng và phúc lợi 0.44% 0.32% 0.33%
3,771,023,007
4,006,932,685
5,795,0
55,136
Nguồn kinh phí 0.03% 0.02% 0.00%
300,000,000
300,000,000
0

Lợi ích của cổ đông thiểu số 0.00% 0.00% 0.00% 0

0


0


Nhận xét:
- Nhìn vào bảng cơ cấu cân đối tài sản ta thấy phần tỷ lệ tài sản dài hạn tăng lên nhanh
chóng từ 15% năm 2010 lên 53% trong năm 2012 chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ bản, đi
kèm với đó là các khoản nợ tăng lên nhanh chóng, nguyên do là công ty vay ngân hàng để
đầu tư vào dự án thủy điện sông Bung với số lượng lớn. Điều này dẫn đến rủi ro rất lớn
trong việc thanh khoản của công ty.
- Tỷ lệ tài sản ngắn hạn giảm dần từ 85% năm 2010 xuống còn 47% năm 2012, mặc dù số
tuyệt đối của các năm vẫn tăng đều từ 732 tỷ năm 2010 lên 821 tỷ năm 2012, đều này cho
thấy tổng tài sản của công ty tăng khá lớn trong các năm, nguyên do là việc vay ngân hàng
để đầu tư vào tài sản cố định như đã nói ở trên.
- Ngoài ra từ năm 2010 đến năm 2012 công ty đã 2 lần tăng vốn bằng cách phát hành thêm
cố phiếu từ 17,4 triệu cổ phiếu lên 23 triệu cổ phiếu tương ứng với mức tăng vốn từ 174 tỷ
lên 230 tỷ (tăng 80 tỷ đồng).
- Tuy tổng tài sản tăng khá lớn, nhưng lợi nhuận hàng năm không tăng, thậm chí còn giảm từ
35 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 32 tỷ đồng năm 2012, điều này do chi phí khá lớn nhất là
lãi vay ngân hàng (từ 26 tỷ lãi vay năm 2010 lên đến 52 tỷ lãi vay năm 2012).

2. Cơ cấu kết quả kinh doanh của công ty từ 2010 đến 2012:


Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (VNĐ)
2010 2011 2012 2010 2011 2012
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100.00% 100.00% 100.00%
489,583,063,025
499,045,084,363
479,462,579,686

Doanh

thu thu
ần về bán h
àng và cung c
ấp
dịch vụ 100.00% 100.00% 100.00%
489,583,063,025
499,045,084,363
479,462,579,686
Giá vốn hàng bán 75.34% 74.50% 72.69%
368,845,415,145
371,794,813,542
348,505,426,441
L
ợi nhuận gộp về bán h
àng và cung c
ấp
dịch vụ 24.66% 25.50% 27.31%
120,737,647,880
127,250,270,821
130,957,153,245
Doanh thu hoạt động tài chính 0.22% 0.19% 0.12%
1,063,695,101
942,226,191
560,027,545
Chi phí tài chính 5.56% 8.57% 10.93%
27,220,331,090
42,761,259,894
52,386,428,648

Trong đó: Chi phí lãi vay
5.29% 10.85%
25,879,900,456
42,760,889,143
52,023,228,877
Chi phí bán hang 0.00% 0.00% 0.00% 0

0

0

Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.96% 8.20% 7.66%
48,755,839,168
40,929,290,366
36,708,579,307
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.36% 8.92% 8.85%
45,825,172,723
44,501,946,752
42,422,172,835
Thu nhập khác 0.14% 0.21% 0.35%
667,035,971
1,069,527,791
1,660,035,836
Chi phí khác 0.01% -0.18% 0.48%
71,020,057
(920,258,931)
2,295,868,416
Lợi nhuận khác 0.12% 0.40% -0.13%
596,015,914
1,989,786,722

(635,832,580)
Lợi nhuận kế toán trước thuế 9.48% 9.32% 8.72%
46,421,188,637
46,491,733,474
41,786,340,255
Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.37% 2.42% 2.04%
11,607,236,023
12,052,849,261
9,765,728,524
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 7.11% 6.90% 6.68%
34,813,952,614
34,438,884,213
32,020,611,731
L
ợi nhuận sau thuế của cổ đông của công
ty mẹ 7.11% 6.90% 6.68%
34,813,952,614
34,438,884,213
32,020,611,731

11
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0.00% 0.00% 0.00% 3,481

3,444

1,506


Nhận xét:


- Do đây là loai hình kinh doanh đặc biệt nên ta thấy không có chi phí bán hàng, chủ yếu tập
trung vào chi phí sản xuất và quản lý;
- Lợi nhuận gộp tăng nhẹ qua các năm từ 121 tỷ đồng năm 2010 lên 131 tỷ đồng năm 2012,
ngoài ra công ty còn cắt giảm, tiêt kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp từ 49 tỷ năm 2010
xuống còn 37 tỷ năm 2012, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn giảm đó là
do phần chi phí lãi vay tăng quá lớn từ 26 tỷ năm 2010 lên 52 tỷ năm 2012.
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS cũng giảm hơn 50% từ 3481 đồng năm 2010 xuống còn 1506
đồng năm 2012.

III. Phân tích Dupont:
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh
nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều
yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta
vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ
sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những
nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn
hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối
quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

ROA = Lợi nhuận ròng trên doanh thu x Vòng quay tổng tài sản
Hay ROA = (Lợi nhuận ròng/Doanh thu) x (Doanh thu /Tổng tài sản)

ROE = ROA x Số nhân vốn chủ sở hữu
hay ROE = ROA x (Tổng tài sản/Vốn chủ sỡ hữu)


Phương tr

ình Dupont

TV1

Năm 2010

2011

2012

Lợi nhuận ròng/Doanh thu 0.07 0.07 0.07
Doanh thu/Tổng tài sản 0.57 0.40 0.27
ROA 0.04 0.03 0.02
Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu 3.89 4.90 6.26
ROE 0.16 0.14 0.11
Nhận xét:

12
- Nhìn chung các chỉ số ROA và ROE đều nằm trong mức phạm vi ngành, Tuy nhiên nhìn
vào bảng trên ta thấy tỷ lệ ROA và ROE giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 do vòng
quay tổng tài sản ngày càng giảm dần, doanh thu của công ty không tăng , ngược lại tổng
tài sản của công ty lại tăng rất nhanh do công ty đã vay vốn ngân hàng để đầu tư vào tài sản
cố định khá lớn.

IV. Phân tích hòa vốn và đòn bẩy tài chính:

1. Phân tích hòa vốn: (Đvt: VNĐ)
Năm

2011


2012

Doanh thu hòa v
ốn lời lỗ

450,174,395,816.78



280,893,248,736.19

Doanh thu hòa v
ốn tiền mặt

444,739,034,069.87



256,272,185,634.02

Doanh thu hòa v
ốn trả nợ

793,890,930,108.01


2,125,395,269,971.35



Doanh thu


499,045,084,363



479,462,579,686

Nhận xét: Tại điểm hòa vốn doanh thu bằng chi phí, nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu
thật sự của công ty cao hơn so với doanh thu tại điểm hòa vốn, chứng tỏ công ty làm ăn có
lãi.

2. Phân tích đòn bẩy tài chính
TT Đòn bẩy 2011 2012
1 Đòn bẩy kinh doanh DOL
10.00175155 2.382030961
2 Đòn bẩy tài chính DFL
193.83% 217.05%
3 Đòn bẩy tổng thể DTL
1939% 517%

a. Đòn bẩy kinh doanh DOL:
Biểu thị mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, đòn bẩy kinh doanh cao khi
công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định cao so với chi phí hoat động biến đổi, có nghĩa la
công ty sử dụng nhiều tài sản cố định trong hoạt động của mình. Công thức tính DOL:
DOL = Qx(P-V)/Qx(P-V)-F =%∆EBIT/%∆S
Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy sự tăng vọt của DOL năm 2011 và giảm xuống vào năm
2012, kết hợp với bảng kết quả kinh doanh ta thấy rằng do năm 2011 và năm 2012 công ty
đã cắt giảm các chi phí quản lý đáng kể đẩy lợi nhuận của công ty tăng cao trong khi tỷ lệ

biến đổi này ở doanh thu không cao.

b. Đòn bẩy tài chính DFL:
Là tỷ số cho thấy sự ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi
cổ phần của công ty. Công thức tính:
DFL = EBIT/(EBIT-I)
Nhận xét: Chi phí lãi vay của TV1 năm 2011 và 2012 khá lớn so với EBIT do đó làm cho
tỷ số DFL tăng cao trong 2 năm này. Công ty cần có chính sách giảm bớt lãi vay, tăng tỷ lệ
vốn chủ sở hữu.

13

V. Phân tích chỉ số Z:
Chỉ số Z (Z score) – công cụ phát hiện nguy cơ phá sản:
Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N.
Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số
luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng
hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.
Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:
X1 = Tỷ số Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets).
X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets)
X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets)
X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sở Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ
(Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities)
X5= Tỷ số Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets)
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5

Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá
sản


Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ
phá sản

Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao.
Ch
ỉ số Z của công ty TV1



Năm

2010

2011

2012

X1= TSLĐ/A

0.847

0.662

0.465

X2= LNGL/A

0.040


0.028

0.018

X3=EBIT/A

0.084

0.072

0.053

X4=ME/D

0.110

0.042

0.098

X5= DT/ A

0.566

0.402

0.272

Z 1.985 1.499 1.093

Nhận xét:
- Trong trường hợp của Công ty TV1, trong năm 2010 vẫn nằm trong vùng cảnh báo, nhưng
đến năm 2011 và 2012 công ty nằm trong trường hợp nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao
đó là vì những lý do sau:
+ Năm 2010 giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với tổng nợ đã rất thấp, chứng tỏ công
ty vay nợ rất cao so với nguồn vốn chủ sở hữu, đến năm 2011 và 2012 công ty lại tiếp tục
vay với nguồn vốn rất lớn dẫn đến tỷ lệ này càng thấp hơn (X4)
+ Cũng do nguồn vốn vay quá lớn và đầu tư vào tài sản cố định giá trị tổng tài sản tăng lên
nhanh chóng (tử số), trong khi đó quy mô hoạt động của công ty không thay đổi là bao, tài
sản lưu động cũng không tăng, lợi nhuận trước thuế và doanh số cũng không tăng dẫn đến
các chỉ số X1, X2, X3, X5 giảm xuống và do đó chỉ số Z cũng giảm.

14
*
Như đã nói ở trên, đây là loại hình kinh doanh đặc biệt và là ngành kinh doanh độc quyên của
Nhà nước, ngoài ra công ty còn có cổ đông lớn là Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ chi phối
54,34% vốn điều lệ công ty, đầu tư kinh doanh chịu sự chi phối và hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước .
Việc công ty cố số vốn sỡ hữu thấp trên tổng tài sản là điều dễ hiểu và chỉ số Z trong trường hợp
này chỉ là con số cảnh báo.
VI. Lượng giá chứng khoán
1. Theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập
Trong đó:
k = Ktv1 = Krf + (Km - Krf) x β tv1 = 0,09+(0,16-0,09)x0,59= 13,13%

+ Krf = Hệ số hoàn vốn phi rủi ro, bằng lãi suất công trái dài hạn = 9% (nguồn lấy từ
/>phu-tang-nhe-2918776.html)
+ Km = Hệ số hoàn vốn thi trường, được tính trong bảng excel (phân tích tỷ lệ hòa vốn và
đòn bẩy)=16%
+ Hệ số Beta : Theo tính toán trong bảng excel = 0,59


Năm T
T
ỷ lệ tăng
trưởng
1+g
Dt



2013

1


1.02

1,224

1.1313


1,082

2014 2 1.02

1,248
1.27983969

975


2015 3 1.02

1,273
1.44788264

880

2016 4 1.02

1,299
1.63798963

793

2017 5 1.03

1,338
1.85305767

722

2018 6 1.03

1,378
2.09636414

657

2019 7 1.03


1,419
2.37161675

598

2020 8 1.03

1,462
2.68301003

545

2021 9 1.03

1,506
3.03528925

496

2022 10 1.03

1,551
3.43382273

452

2023 về sau 11 1.03




Tổng hiện giá dòng cổ tức 7,200

P
10
=D
10
x(1+g
11
)/(k-g
11
)
15,770

P
10
/ (1+k)
10

4,593



1
(1 )
1 )
n
n
t
t
Dt Pn

Po
k
k

 



(1 )
t
k

/(1 )
t
t
D k


15
Giá trị cổ phiếu TV1 – 2013: P
0
=7,200+4,593 =

11,793









2. Theo phương pháp sử dụng chỉ số PE: (Đvt: VNĐ)
Chỉ số P/E trung bình ngành XD Được tính ở dưới 6,2
Chỉ số P/E năm 2012 - TV1

4.5
EPS năm 2012

1,506
Dự kiến EPS năm 2013 1,874
Giá trị cổ phiếu TV1 – 2013 = PE trung bình ngành x EPS 2013
11,654
- Do số liệu công ty cùng ngành quá nhiều, để tính gần đúng ta lấy P/E trung bình ngành
bằng cách lấy P/E của 10 công ty xây dựng tương tự với TV1:
P/E C
ỦA

C CÔNG TY CÙNG NGÀNH V
ỚI
I TV1



TÍNH T
Ừ Quý 1/2012 đến Quý 3/20
13

MCK Tên Cty Q3/13


Q2/13

Q1/13

Q4/12

Q3/12

Q2/12

Q1/12

TV1 Cty CPTVXD Điện 1 5.9 7 5.4 4.8 4.2 3.4 3.4
TV2 Cty CPTVXD Điện 2 2.9 3.4 2.5 2.5 2.4 2.7 2.3
TV3 Cty CPTVXD Điện 3 2.2 3.2 2.1 1.2 1.9 1.6 1.9
PHH Cty CP Hồng Hà Dầu Khí 10.7 8.9 4.8 5.2 8.1 81 -18.8
HUT Cty CP TASCO 18.1 17.8 9.5 6.4 3.9 5.1 3.9
VC6 Cty CP Vinaconex 6 7.5 6.5 5.6 5.7 7.1 7 7
MDG Cty CP Miền Đông 12.5 13.9 7.2 8.3 8.3 9 11.5
VC1

Cty CPXD s
ố 1

5

5.9

3.6


3.6

2

2

1.7

VC5 Cty CPXD số 5 5 4 3.3 2.9 2.5 3 2.6
VC9 Cty CPXD số 9 7 8.7 5.9 3.2 4.6 5.8 4.4
P/E
B/QUÂN
6.218571429

3. Theo phương pháp sử dụng chỉ số EVA (Đvt: VNĐ)
EVA năm 2012 EVA
V
ốn CSH x (ROE


chi phí v ốn CSH)

(5,000,353,574)
=281,957,085,338x(-1,77)
Vốn CSH cuối năm 2012 E


281,957,085,338



ROE 2012 ROE

11.36%


Chi phí v ốn CSH (LSCK) Ki

13.13%
Đư
ợc tính ở phần Chiết khấu
dòng thu nhập
Giá tr
ị theo sổ sách của công ty



266,015,236,832



Giá sổ sách của CP 2012 B


11,560.58

16


ROE – Ki -1.77%



Dự kiến ROE
2013
= 15.5% (nguồn :
EVA
t
EVA
t
=EVA
t-1
(1+g) TSHG HG EVA
t
EVA
2013
1
(ROE
-

chi phí v
ốn
CSH)

0.0237


(118,508,380)
0.88393883

(104,754,159)
EVA

2014
2 Mức tăng trưởng

1.02

(120,878,547)
0.78134786

(94,448,194)
EVA
2015
3 Mức tăng trưởng

1.02

(123,296,118)
0.69066371

(85,156,155)
EVA
2016
4 Mức tăng trưởng

1.02

(125,762,041)
0.61050447

(76,778,289)
EVA

2017
5 Mức tăng trưởng

1.03

(129,534,902)
0.53964861

(69,903,330)
EVA
2018
6 Mức tăng trưởng

1.03

(133,420,949)
0.47701636

(63,643,976)
EVA
2019
7 Mức tăng trưởng

1.03

(137,423,577)
0.42165329

(57,945,103)
EVA

2020
8 Mức tăng trưởng

1.03

(141,546,285)
0.37271571

(52,756,525)
EVA
2021
9 Mức tăng trưởng

1.03

(145,792,673)
0.32945789

(48,032,547)
Từ 2022 trở về sau
10 –
n
Tăng trưởng đều

1.03

(930,976,153)
0.29122062

(271,119,456)

Hiện giá toàn bộ EVA trong tương lai (924,537,733)
Giá trị thị trường của cổ phiếu công ty năm 2013= 266,015,236,832 + (-1,069,428,744)


265,090,699,099
Số cổ phiếu lưu hành năm 2013


23,010,536
Giá trị cổ phiếu TV1- 2013 = 265,090,699,099/23,010,536

11,520

4. Giá cổ phiếu hiện tại của công ty TV1: 11.500 đồng
(nguồn:

Nhận xét: Các phương pháp trên đều cho kết quả tương đương với giá đang giao dich
trên thị trường .
VII. Chứng khoán nghịch và bộ chứng khoán
1. Chứng khoán nghịch:
Lựa chọn các cổ phiếu trong ngành, xem xét sự biến động về giá cổ phiếu trong vòng 12
tháng, sau đó nhập dữ liệu vào Excel, dùng hàm Slope ta sẽ tìm được chứng khoán có
tương quan nghịch với công ty TV1, trong bảng Excel là Công ty Cổ phần Xây dựng và
kinh doanh vật tư với mã chứng khoán là CNT có tương quan nghịch với TV1 với hệ số
tương quan là a
tv1-cnt
= -0.7
2. Tính hệ số hoàn vốn kỳ vọng, hệ số biến thiên, độ lệch chuẩn của TV1:

17

TV1
Beta= 0.59 (tính toán trong Excel)
Xác suất (Pi) Km
Ki= Krf + (Km -
Krf) x β cnt
Pi x Ki Pi x (K-Ki)^2
0.1

12%

11%

0.01077

5.5696E
-
05

0.2

14%

12%

0.0239

2.7848E
-
05


0.4

16%

13%

0.05252

3.08149E
-
34

0.2

18%

14%

0.02862

2.7848E
-
05

0.1

20%

15%


0.01549

5.5696E
-
05




0.000167088




0.1313























1.29%
















9.84%

3. Tính hệ số hoàn vốn kỳ vọng, hệ số biến thiên, độ lệch chuẩn của CNT:
CNT Beta = 0.6 (tính toán trong Excel)
Xác suất (Pi) Km
Ki= Krf + (Km -

Krf) x β cnt
Pi x Ki Pi x (K-Ki)^2
0.1

12%

11%

0.0108

0.0000576

0.2

14%

12%

0.024

0.0000288

0.4

16%

13%

0.0528


0

0.2

18%

14%

0.0288

2.88E
-
05

0.1

20%

16%

0.0156

0.0000576






0.0001728





0.1320






















1.31%

















9.96%










4. Kết hợp bộ chứng khoán TV1 và CNT
5
1
i i
i

K P x K

 

5
1
( )
i i
i
P K K


 

v
C
K

 
5
1
i i
i
K P x K

 

5
1
( )

i i
i
P K K


 

v
C
K

 

18
Bộ chứng khoán TV1 – CNT a
tv1-cnt
=-0,7







W cnt=

2
tv1
- a
tv1-cnt


tv1

cnt

2
tv1

+ 
2
cnt
- 2a
tv1
-
cnt

tv1

cnt

49.51%




W tv1 = 1 - W cnt 50.49%






Kp

=
K
tv1
W
tv1
+K
cnt
W
cnt


13.16%



= (
Wtv1
2

2
tv1
+2a
tv1-cnt

tv1

cnt

W
TV1
W
cnt
+
W
2
cnt

2
cnt
)^
1/2 0.50%



=
/K
p

3.83%





C. KẾT LUẬN:
I. Nhận xét:
Từ những phân tích các chỉ số, tỷ lệ, các phương pháp đánh giá ta có thể nhận thấy tình
hình tài chính của công ty trong 3 năm 2010-2011-2012 gặp nhiều khó khăn, đó là do

những lý do sau:
- Khủng hoảng tài chính thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam. Với ưu tiên là kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp, nỗ lực thực
hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát giá cả, điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường,
Chính phủ đã điều hành chính sách tài khóa thắt chặt, tập trung vốn cho các công trình
quan trọng, cấp bách, sắp hoàn thành, việc huy động vốn cho các dự án rất khó khăn, tình
trạng nợ đọng vẫn khó được cải thiện.
- Trong năm 2011 và năm 2012 công ty đã phải vay dài hạn ngân hàng một khoản rất lớn để
đầu tư cho công trình thủy điện sông Bung, Tổ máy 1 thuỷ điện Sông Bung 5 đã phát điện
thương mại từ 28/12/2012, bắt đầu có doanh thu từ dự án. Tuy nhiên năm 2013 khu vực
dự án nằm trong vùng khô hạn của Miền Trung và Tây Nguyên nên chưa phát huy được
nhiều . Tính đến cuối năm 2012 nợ phải trả của Công ty là 1.482 tỷ đồng tăng 494 tỷ
đồng so với năm 2011,trong đó nợ ngắn hạn là 831 tỷ, tăng 131 tỷ, nợ dài hạn 651 tỷ đồng
tăng 363 tỷ. Như đã phân tích ở trên, do nguồn vốn vay dài hạn lớn và chủ yếu đầu tư vào
tài sản cố định, chưa mang lại lợi nhuận làm tổng tài sản của công ty tăng nhưng tổng
doanh thu và lợi nhuận không tăng tương ứng do đó đẩy các tỷ lệ xuống thấp một cách báo
động.
- Các chủ đầu tư thiếu vốn, trả tiền cho Công ty rất chậm, Công ty phải vay ngân hàng với
lãi suất cao để đảm bảo sản xuất kinh doanh, trả lương người lao động. Đa số khách hàng
nợ Công ty là các doanh nghiệp Nhà nước nên rủi ro không thu hồi được vốn là thấp,
nhưng việc thu hồi vốn chậm làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, Công ty
phải tập trung để thu hồi vốn hiệu quả. Ngoài ra Công ty chịu rủi ro lãi suất trọng yếu phát
p

p
C
p


19

sinh từ các khoản vay chịu lãi suất đã được ký kết và chịu rủi ro lãi suất khi công ty vay
vốn theo lãi suất thả nổi. Tổng nợ phải thu năm 2012 là 525 tỷ đồng( năm 2011 là 555 tỷ),
trong đó khách hàng trong nội bộ EVN khoảng 200 tỷ. Do thu nợ chậm nên Công ty gặp
khó khăn về tài chính : nợ lương CBNV nhiều, việc nộp ngân sách cũng như BHXH cũng
bị chậm, công ty phải vay nợ ngân hàng nhiều, lãi vay phải trả lớn( 52 tỷ) đã làm ảnh
hưởng lớn tới KQKD của Công ty.
II. Đề xuất:
- Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác quản trị tài chính, nhất là quan trị rủi ro, sử dụng
nguồn vốn vay tương ứng với mức vốn đối ứng, phù hợp với năng lực hoạt động tránh sử
dụng tiền vay quá lớn so với nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, từ kinh nghiệm dự án thủy
điện Sông Bung cho thấy cho tới hiện tại dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng
không mang lại hiệu quả kinh tế do ảnh hưởng bởi thời tiết, điều này phải được đánh giá
đúng mức ngay từ ban đầu lúc hình thành dự án.
- Công ty phải tăng cường công tác thu nợ đến hạn, tránh tình trạng để nợ dây dưa kéo dài
ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính, bởi vì như phân tích ở trên khoản nợ phải thu của công
ty là rất lớn lên đến 525 tỷ vào cuối năm 2012.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng
quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.



D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Quản trị tài chính căn bản của PGS,TS. Nguyễn Quang Thu – NXB Lao Động 2011;
- Quản trị tài chính của Eugen F.Brigham, Đại học Florida, Khoa kinh tế - Đại học quốc
gia TP.HCM dịch thuật;
- Tài chính doanh nghiệp hiện đại của GS,TS. Trần Ngọc Thơ – ĐHKT TPHCM, NXB
Thống kê 2008;
- Slide bài giảng của thầy TS. Ngô Quang Huân, Khoa QTKD trường ĐHKT TPHCM;
- Các Webside tham khảo:
+

+
+
+

×