Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) phân tích vai trò của triết học với đời sống con người và xã hội lựa chọn một tác phẩm văn học nghệ thuật và phân tích thế giới quan của tác phẩm đó dưới góc độ triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.6 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA/ VIỆN: NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH

__________

BÀI TẬP LỚN
Mơn: Triết học Mác – Lênin
Đề bài: Phân tích vai trị của triết học với đời sống con người và xã hội. Lựa
chọn một tác phẩm văn học nghệ thuật và phân tích thế giới quan của tác
phẩm đó dưới góc độ triết học.

Họ và tên: Hồng Thanh Ngọc
Lớp: THMLN_33
Mã SV:11218892

Hà Nội - 2021


I. Lý luận: Vai trò của triết học với đời sống con người và xã hội.
Vai trò của triết học với đời sống con người và xã hội được thể hiện rõ nhất qua
vai trò thế giới quan và phương pháp luận. a. Vai trò thế giới quan.
Triết học được xem là hạt nhân lý luận chi phối mọi thế giới quan, bởi lẽ bản
thân triết học chính là thế giới quan. Thế giới quan triết học bao giờ cũng có ảnh
hưởng, tác động, chi phối lên những loại thế giới quan khác vì vốn dĩ tri thức triết
học là tri thức chung nhất, mang tính khái quát nhất. Là hạt nhân lý luận của thế
giới quan, vì thế, những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là
những vấn đề thuộc thế giới quan:
- Câu hỏi về bản thể luận: Bản chất của thế giới là gì? Thế giới được hình thành và
tạo ra như thế nào? Thế giới đang vận động ra sao? Các thành phần và hình thức
tồn tại của thế giới là gì? Các vấn đề gì đang diễn ra trên thế giới? Vật chất và ý
thức liên hệ như thế nào? Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau?.....


- Câu hỏi về nguồn gốc: Vì sao thế giới lại vận hành theo cách này mà không phải
theo cách khác? Thế giới và con người tuân theo các nguyên lý nào?......
- Câu hỏi về nhận thức luận: Chân lý là gì? Kiến thức là gì? Nhận thức và cảm xúc
của con người về thế giới như thế nào? Con người xây dựng hình ảnh về thế giới ra
sao? Lý tưởng của con người là gì? Chúng ta có thể nhận thức chính xác thế giới
khách quan hay khơng? Ta biết những gì? Vì sao những niềm tin chính đáng lại
chính đáng? Làm sao ta biết là ta biết?......
- Câu hỏi về luân lý: bao gồm các câu hỏi về nguyên tắc, giá trị sống, các định
hướng mục tiêu, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và quy định của pháp luật. Thế
nào là thiện – ác, đúng – sai? Mục đích của việc theo đuổi giá trị sống là gì? Vai trị
của con người trong xã hội là gì? Bản chất con người là thiện hay ác? Thế nào là


khổ đau? Thế nào là hạnh phúc? Con người chân chính liệu có vượt qua được xung
đột nhân cách và ràng buộc lợi ích trước cám dỗ của cuộc đời hay không?....
- Câu hỏi về hành động: Con người phải hành động như thế nào để đạt được mục
tiêu? Con người có thể làm gì để thay đổi thế giới theo hướng tích cực? .… Trên cơ
sở lý luận của mình, triết học lý giải tất cả những vấn đề trên trên phương diện
khoa học, đạo đức học (cái thiện) và thẩm mỹ học (cái đẹp) để từ đó có được nhận
thức và cách hành xử đúng đắn.
Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn của con người. Trong triết học, thế giới quan được hiểu là toàn bộ
những quan niệm của con người về thế giới và vị trí của con người trong thế giới
đó. Có thể xem thế giới quan như một lăng kính triết học thể hiện cách nhìn của
con người về thế giới bởi lẽ thế giới quan không chỉ bao gồm yếu tố tri thức mà là
cả hệ thống tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới
của con người. Tuy nhiên, trong tất cả những yếu tố nêu trên thì tri thức vẫn là yếu
tố có vai trò quyết định bởi tri thức là cơ sở để có niềm tin và lí tưởng. Tri thức là
sự hiểu biết của con người trên một lĩnh vực xác định của thế giới, là kết quả quá
trình nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan trong não người. Niềm

tin nếu không xây dựng trên tri thức thì chỉ là niềm tin mù qng, lý tưởng mà
khơng có tri thức thì chỉ là sự cuồng tín. Tuy nhiên nếu thế giới quan chỉ có mỗi tri
thức thì không đủ bởi tri thức chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã được chứng
minh qua thực tế và trở thành niềm tin, cao hơn nữa là lí tưởng, bởi khi đó tri thức
mới trở nên bền vững và thành cơ sở cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của con
người. Niềm tin là một trạng thái tinh thần thể hiện ý chí quyết tâm cao trong hoạt
động của con người nhằm đạt được mục tiêu nhất định nào đó. Về lý tưởng, nhà
văn vĩ đại của nước Nga Lép Tôn-xtôi từng viết: “Lý tưởng là ngọn đèn sáng chỉ
đường. Khơng có lý tưởng thì khơng có phương hướng xác định; khơng có phương
hướng thì khơng có cuộc sống”. Có thể thấy, tri thức chỉ khi phát triển thành niềm


tin, lý tưởng thì mới có thể dẫn lối và định hướng cho hoạt động của con người.
Bên cạnh đó, trong thế giới quan cịn bao hàm yếu tố tình cảm. Tình cảm là một
hình thức phản ánh đặc biệt mối quan hệ giữa con người với nhau và mối quan hệ
giữa con người với thế giới khách quan. Hiểu biết về tri thức làm nảy sinh tình
cảm; tri thức và tình cảm hịa quyện với nhau tạo lên tính bền vững của niềm tin, lý
tưởng, thôi thúc con người vươn lên trong mọi hồn cảnh. Như vậy, có thể thấy thế
giới quan là một kết cấu thống nhất, trong đó các yếu tố khơng thể tách rời nhau mà
hịa quyện vào nhau trên cơ sở tri thức, qua đó định hướng cho nhận thức và hoạt
động của con người.
Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập một nhân sinh quan tích cực, thể
hiện bằng thái độ sống tích cực trong khám phá và chinh phục thế giới. Nhân sinh
quan là hệ thống quan niệm về cuộc đời, ý nghĩa và mục đích sống của con người.
Hay nói một cách đơn giản hơn, nhân sinh quan là cách con người nhìn nhận cuộc
đời và đạo làm người. Nhân sinh quan bao gồm nhiều ý niệm về cuộc sống của con
người như lẽ sống, mục đích sống, giá trị của cuộc sống và cả nhân tính con người.
Trên cơ sở nhân sinh quan, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn đề về đời
người, về sự sống – cái chết, về hạnh phúc – khổ đau, số mệnh, quan hệ nhân quả
cuộc đời. Nhân sinh quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nguồn gốc của mọi suy

nghĩ, chi phối hành vi và các hoạt động của con người trong đời sống bởi nói đến
“nhân sinh” tức là nói đến sinh mệnh con người, đến cuộc sống con người và cả
nhân tính của con người trong xã hội. Sinh mệnh là yếu tố cơ bản duy trì sự sinh
tồn của con người. Cuộc sống ở đây là cả hai mặt đời sống tinh thần và đời sống
vật chất. Nhân tính giúp con người chỉ ra phương hướng hay mục đích sống của
mình, hướng về một mục tiêu nhất định. Nghiên cứu về vấn đề nhân sinh tức là đi
nghiên cứu về bản chất con người thể hiện như thế nào trong cuộc sống, mục đích,
thái độ, hành vi của đời sống con người. Về bản chất, vấn đề nhân sinh là cốt lõi
nội tại của triết học. Mọi hoạt động triết đều phản ánh một khát vọng chung nhất


của con người là mưu cầu một cuộc sống hoàn thiện hơn, tốt hơn, hạnh phúc hơn
(chân, thiện, mỹ) trên cơ sở hiểu biết sâu sắc hơn về mục đích, giá trị, ý nghĩa cuộc
sống cũng như phương thức sống (về tư duy và hành động) của chính bản thân họ.
Nhân sinh quan là hệ thống những tư tưởng, quan niệm, cách nhìn nhận của con
người về ý nghĩa, mục đích của cuộc đời, về thế giới xung quanh con người; từ đó
định hướng suy nghĩ, thái độ, hoạt động, hành vi của con người nhằm tác động lại
cuộc sống và thực tiễn xã hội. Nhân sinh quan tiến bộ chính là kim chỉ nam dẫn dắt
con người đến lẽ sống đúng đắn.
Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người. Sự khác nhau về nhân
sinh quan của con người được biểu hiện thông qua các thời kì lịch sử, hiện hữu rõ
nét nhất trong các hình thái kinh tế xã hội. Nội dung của nó biểu hiện ở quan điểm,
lẽ sống, khát vọng, nhu cầu của con người trong từng hồn cảnh cụ thể. Nó khơng
thể tách rời sự phát triển của thời đại do ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau.
Mỗi thời đại khác nhau thì nhân sinh quan của con người cũng có sự khác biệt vì
nhân sinh quan ln song hành với sự phát triển của xã hội. Nhân sinh quan phản
ánh nhu cầu, lợi ích, khát vọng của con người trong một bối cảnh xã hội nhất định.
Nếu sự phản ánh này là đúng theo khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó sẽ
là sức mạnh thúc đẩy cải tạo xã hội một cách mạnh mẽ và ngược lại, nếu phản ánh
khơng đúng nó sẽ cản trở xã hội tiến lên. Chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học về các

quy luật phát triển trong lịch sử có tác dụng cải tạo xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ
của xã hội. Đó chính là nhân sinh quan cách mạng, khoa học của giai cấp vô sản,
của con người mới trong chế độ chủ nghĩa xã hội, mang tính phản ánh tích cực đẩy
xã hội phát triển đi lên.
Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự trưởng
thành của mỗi cá nhân hay rộng hơn là sự trưởng thành của một cộng đồng xã hội
nhất định bởi một cộng đồng là tập hợp chứa nhiều cá nhân. Lịch sử phát triển của
tư duy lồi người ln đi kèm với sự phát triển trong thế giới quan. Tư duy con


người qua các giai đoạn phát triển từ tư duy tôn giáo nguyên thủy, đến tư duy thần
thoại, tư duy triết học và cuối cùng là tư duy khoa học gắn liền với sự phát triển
trong thế giới quan: thế giới quan tôn giáo, thế giới quan huyền thoại, thế giới quan
triết học và thế giới quan khoa học. Thế giới quan đã phát triển từ trình độ nhận
thức cịn kém, phi logic của xã hội lên trình độ logic, giàu tư duy trí tuệ. Do đó, có
thể thấy trình độ phát triển của thế giới quan gắn liền với sự trưởng thành của cá
nhân và xã hội.
Các khoa học đều giúp con người hình thành thế giới quan đúng đắn, trong đó
thế giới quan triết học với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, đã làm cho
thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác, từ trình độ tự phát nặng về cảm
tính, phi logic lên trình độ tự giác, có cơ sở khoa học, giàu lý tính và trí tuệ. Điều
đó tạo cơ sở để con người có được nhận thức đúng đắn, từ đó tạo dựng thái độ sống
và hành động tích cực, nâng trình độ phát triển của xã hội lên một tầm cao mới. b.
Vai trò phương pháp luận.
Thế giới quan đề ra cho con người nguyên tắc trong nhận thức và hành xử, và
những nguyên tắc này được gọi là phương pháp luận. Phương pháp luận không
phải một phương pháp cụ thể, mà nó là những nguyên tắc chung nhất, phổ biến
nhất cho hoạt động và thực tiễn. Từ phương pháp luận, trong những tình huống cụ
thể, với từng lĩnh vực cụ thể, ta có thể rút ra những cách thức phù hợp. Thực tiễn
cho thấy, những kết luận chung của triết học có giá trị định hướng vơ cùng phong

phú và đa dạng, bởi nó mang trong mình tính khái qt cao chứ khơng phải là lời
giái đáp cụ thể cho từng tình huống. Do đó, có thể thấy phương pháp luận triết học
có vai trị vơ cùng lớn trong việc giải quyết những vấn đề từ khái quát đến rất cụ
thể của cuộc sống. Những vấn đề đó khơng chỉ đơn thuần là những vấn đề mang
tính cá nhân mà cịn là những vấn đề mang tính vĩ mơ. Đó là những vấn đề tồn cầu
như vấn đề nảy sinh giữa các quốc gia, vấn đề hịa bình và giải trừ qn sự,…..hay
những vấn đề mang tính xã hội như vấn đề tơn giáo, phân phối thu nhập giàu


nghèo,... Thực tế cũng cho thấy rằng từ trước đến nay, mọi cuộc cách mạng xã hội
muốn thành công đều phải dựa trên cơ sở lý luận triết học.
Nguyên tắc thì vẫn vậy nhưng việc giải quyết cụ thể vấn đề như thế nào còn phụ
thuộc vào nhận thức về thế giới quan và năng lực tư duy, năng lực sáng tạo của con
người. Xuất phát từ một lập trường đúng đắn về thế giới quan, con người có thể có
được những cách giải quyết đúng đắn. Ngược lại, nếu xuất phát từ một lập trường
triết học sai lầm, chúng ta không thể tránh khỏi hành động sai lầm, thiếu định
hướng. Đó chính là biểu hiện cụ thể của phương pháp luận triết học trong việc định
hướng con người. Việc giải quyết vấn đề dựa trên phương pháp luận triết học có vai
trị phát triển năng lực sáng tạo của con người trong giải quyết vấn đề, từ đó giúp
cải tạo và thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong thời đại hiện nay, vai trò phương pháp luận của triết học vẫn giữ nguyên
giá trị. Một ví dụ thực tế là các quan điểm đường lối của đảng - đó chỉ là những
phương pháp luận chỉ ra về mặt nguyên tắc. Việc áp dụng như thế nào còn tùy vào
đặc thù từng lĩnh vực và thực tiễn từng địa phương. Cùng một quan điểm chỉ đạo
song ngành y tế có cách áp dụng riêng, ngành giao thơng vận tải có cách riêng, địa
phương A có thể làm thế này, địa phương B làm thế kia,… song tất cả đều phải dựa
trên nguyên tắc chung Đảng đặt ra. Hay trong Phật Giáo, Đức phật chỉ ra rằng
muốn thốt khỏi bể khổ thì con người phải thốt bỏ vơ minh, tu tập theo bát chính
đạo, từ bỏ tham - sân - si. Song đó chỉ là ngun tắc, phương hướng, cịn việc có rũ
bỏ được khơng, có hiểu khơng, có chấp nhận khơng, có tu tập khơng, tu tập như thế

nào là tùy thuộc vào bản thân mỗi người. Sự đa dạng phương thức áp dụng, cụ thể
hóa là ngun nhân hình thành nên nhiều trường phái khác nhau trong Phật Giáo,
song tất cả đều dựa trên phương pháp luận Đức Phật chỉ ra.
Ph.Ăngghen từng nói: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học
thì khơng thể khơng có tư duy lý luận”. Triết học đóng vai trị là hạt nhân lý luận
của thế giới quan, thông qua các vấn đề về nhận thức luận và bản thể luận để rút ra


nhận thức đúng đắn trên quan điểm thấm mỹ học, đạo đức học, từ đó hình thành
phương pháp luận định hướng cho hoạt động của con người, giúp con người giải
quyết những vấn đề từ khái quát đến cụ thể trong cuộc sống. Điều này có ý nghĩa
hết sức to lớn khơng chỉ với cá nhân mà cịn đối với tiến bộ xã hội.
Triết học mặc dù có vai trị to lớn nhưng không phải chỉ cần nắm được một mình
triết học là giải quyết được mọi vấn đề. Trong thực tiễn, để giải quyết vấn đề cụ thể
thì ngồi phương pháp luận triết học còn cần áp dụng thêm kiến thức của nhiều
khoa học khác, đi kèm với việc tổ chức có hiệu quả. Cần tránh những khuynh
hướng xem nhẹ vai trò của triết học để rồi rơi vào trạng thái mị mẫm kém sáng tạo
hoặc tuyệt đối hóa vai trị của nó, rơi vào vào tình trạng áp dụng các nguyên tắc
một cách máy móc, phức tạp, rập khuân.
II. Vận dụng: Phân tích thế giới quan tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao dưới
góc độ triết học.
Truyện ngắn xoay quanh cuộc đời nhân vật Chí Phèo - đứa trẻ mồ cơi bị bỏ rơi
trong chiếc lị gạch cũ. Chí lớn lên nhờ tình thương của người dân làng Vũ Đại, từ
bà góa mù đến bác phó cối. Khi trưởng thành, Chí đến nhà Bá Kiến làm canh điền,
bị Bá Kiến ghen tuông, đẩy vào tù. Nhà tù thực dân đã biến Chí thành một kẻ lưu
manh với bộ dạng gớm ghiếc. Sau khi ra tù Chí đã đến nhà Bá Kiến để trả thù
nhưng lại bị Bá Kiến thuyết phục và trở thành tay sai của hắn và trở thành con quỷ
dữ của làng Vũ Đại. Cuộc sống của Chí là những lần địi nợ th, là tiếng chửi là
những cơn say từ ngày này qua ngày khác. Sau đó, Chí Phèo gặp Thị Nở. Tình
thương của Thị đã đánh thức lương tri trong Chí, Chí khát khao lương thiện. Bi

kịch thay, bà cô Thị Nở không chấp nhận mối quan hệ giữa Chí và Thị, khơng thể
trở về cuộc sống của người lương thiện, Chí đã mang dao đến nhà Bá Kiến giết
chết hắn và tự kết liễu mình để giải thốt mọi đau khổ.
a.Quan niệm về con người.


Trong tác phẩm, theo quan điểm của nhà văn, bản chất con người vốn là thiện,
song lại bị hoàn cảnh xô đẩy mà nảy sinh ra cái ác. Điều này thể hiện rất rõ qua q
trình ác hóa của các nhân vật như Năm Thọ, Binh Chức mà rõ nhất là qua q trình
ác hóa của Chí Phèo - kẻ được mệnh danh là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Trước
khi trở thành kẻ đâm thuê chém mướn, Chí cũng từng là một anh canh điền lành
như đất với ước mơ bình dị như bao người: “Chồng cuốc mướn cầy thuê, vợ dệt
vải, chúng bỏ lại một con lợn ni để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào
ruộng làm”. Hắn cũng từng có tự trọng cao, có ý thức về tự tơn và nhân phẩm: khi
bà Ba bắt hắn bóp đùi, hắn cảm thấy “nhục hơn là thích”. Thế nhưng sau những
năm tháng tù đày, Chí đã bị xã hội cự tuyệt quyền làm người và trượt dài trên
đường ray của sự tha hóa. Tha hóa là trạng thái con người bị mất gốc, bị cắt đứt
những giá trị người, tách rời với những chuẩn mực đạo đức xã hội, xa rời cộng
đồng. Họ biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi, thành những cái khác đối
nghịch lại cái ban đầu, đối nghịch với những giá trị người. Đó là sự tha hóa nhân
hình và cả nhân tính: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen
mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen
với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một
ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!” ; “Cái mặt hắn
vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang, khơng thứ tự, biết bao
nhiêu là vết sẹo” ;“hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Ðại, tác quái cho bao nhiêu dân
làng.(…) hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ
bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”.
Chí Phèo đã lún sâu vào vũng bùn của sự tha hóa. Chính Bá Kiến, nhà tù thực dân
hay chính xã hội cũ với bao bất công cùng sự chèn ép của tầng lớp thống trị đã đẩy

một con người thiện lương vào bước đường cùng, khiến họ đánh mất đi bản thân
mình. Khi ấy, Chí chỉ “tồn tại”, chứ khơng cịn “sống” nữa. Tuy nhiên, sau thẳm
trong con người tưởng chừng lưu manh ấy, thì bản tính hướng thiện vẫn không hề


bị mất đi. Giây phút ăn bát Cháo hành của Thị Nở, chính tình thương, sự quan tâm
của Thị đã làm trỗi dậy trong hắn lương tri cùng khát khao được yêu thương, được
quan tâm, được chan hòa sống trong thế giới con người và được làm người. Ấy
chính là khi tính hướng thiện trỗi dậy. Có thể thấy, bản tính con người vốn là hướng
thiện, cái thiện ấy có thể bị xã hội xơ đẩy, bị hồn cảnh dồn nén thành cái ác song
cái thiện ấy không hề mất đi mà vẫn cịn chút gì đó le lói trong tâm hồn con người,
chỉ đợi thời cơ và bừng tỉnh. Vậy nhân vật Bá Kiến thì sao? Cái ác của hắn thực ra
cũng là do hoàn cảnh. Trong xã hội xâu xé quyền lực, không thủ đoạn, không nham
hiểm, không tàn bạo thì khơng thể tồn tại được. Cái ác của Bá Kiến như một điều
tất yếu đại diện cho tầng lớp cường hào thống trị. b. Quan niệm về nhân sinh.
Theo quan điểm duy tâm, số mệnh là những điểu may - rủi, họa - phúc đã được
định sẵn cho cuộc đời mỗi người. Trong tác phẩm, có thể thấy mỗi nhân vật đều
chịu sự ràng buộc của số mệnh. Khổ - sướng, phúc - họa đời người ít nhiều cũng có
liên kết với số mệnh. Nhân vật Chí Phèo vốn là đứa trẻ không cha không mẹ, bị bỏ
rơi ở lò gạch hoang, được một người câu lươn nhặt mang về cho bà góa mù, rồi sau
đó bán cho bác phó cối. Ngày hơm đó, nếu khơng may mắn được người câu lươn
nhặt về, có lẽ Chí đã chết đói chết rét trong cái lị gạch cũ; nếu khơng được bác phó
cối nhận ni thì cuộc đời Chí liệu sẽ đi về đâu? Có thể nói đây là cái “may” trong
cái “rủi” bị bỏ rơi của Chí. Xuất thân trẻ mồ cơi khơng gia đình, khơng nhà cửa,
khơng có lấy một mảnh đất cắm dùi, cuộc đời Chí vốn khơng có điểm tựa. Ngay từ
lúc mới sinh ra, cuộc đời Chí Phèo như một con số 0 trịn trĩnh. Xét đến nhân vật
Thị Nở, trong truyện Thị được mơ tả với vẻ bề ngồi xấu đến mức ma chê quỷ hờn:
“Cái

mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa cơng: nó ngắn đến nỗi người


ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là
tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ
mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa


đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi
cũng cố to cho khơng thua cái mũi: có lẽ vì cố q cho nên chúng nứt nở như rạn
ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết
trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to
lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế
thị lại dở hơi”, dịng giống lại có mả hủi, nhà thì lại nghèo. Số mệnh sắp đặt sẵn
cho Thị dung mạo xấu xí cùng bối cảnh đầy bất lợi, điều này ảnh hưởng và chi phối
lớn lên cuộc đời Thị. Giá mà số phận cho Thị Dung mạo khác, hẳn Thị đã sớm có
một người chồng, một gia đình giản dị như bao người phụ nữ. Rõ ràng, số mệnh
định sẵn có tác động rất lớn lên cuộc đời mỗi con người.
Số mệnh định sẵn lên mỗi người là bất biến nhưng khơng thể định đoạt hồn
tồn cuộc đời của một con người bởi lẽ ngoài số mệnh, con người còn chịu sự chi
phối của bối cảnh xã hội và quy luật cuộc đời. Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức,... là
đại diện cho một bộ phận những người nông dân bị lưu manh hóa, bị tha hóa về cả
nhân hình và nhân tính. Nhưng sự tha hóa đó khơng phải là bẩm sinh mà là nó được
phát sinh trong quá trình vận động và phát triển của nhân vật giữa xã hội thối nát,
vô nhân đạo. Làng Vũ Đại hiện lên như một xã hội thu nhỏ mà ở đó những người
nơng dân nghèo như họ khơng hề có tiếng nói. Họ thực ra chỉ là nạn nhân của xã
hội - xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát, là nạn nhân của cường quyền. Chí
Phèo là một hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của tình trạng áp bức tàn khốc
ở nơng thơn Việt Nam trước cách mạng. Xã hội đen tối đương thời không cho con
người sống tử tế, hiền lành. Người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh,
tội lỗi. Họ bị tầng lớp thống trị sử dụng như một con tốt trong kế hoạch tranh giành
quyền lực, bí áp bức, bị đẩy đến bước đường cùng để rồi phải ác hóa. Xã hội ấy

khơng cho họ cơ hội hối cải, làm lại từ đầu. Chính tình thương của Thị Nở đã làm
thức tỉnh lương tri của Chí, song lại vì những lề thói, định kiến tàn nhẫn của xã hội
áp đặt lên những kẻ ác muốn hoàn lương mà bà cơ Thị khơng đồng ý để Chí và Thị


nên vợ nên chồng: “…đàn ông đã chết cả rồi hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một
thằng chồng khơng cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ..”. Xã
hội tàn nhẫn đã nhấn con người vào vũng lầy, tuyệt đường hoàn lương của họ.
Trong xã hội đó, kẻ có quyền chính là kẻ mạnh, đối với những con người như Chí,
chỉ có “liều” mới có thể tồn tại được. Bên cạnh đó, con người trong tác phẩm còn
chịu sự chi phối của quy luật cuộc đời - luật nhân quả, ác giả ác báo. Điều này thể
hiện rõ qua cái chết của nhân vật Bá Kiến. Bá Kiến sinh ra trong một gia đình giàu
có, đến bốn đời làm lý trưởng. Bản thân hắn có trong tay tất cả: tiền tài, danh vọng,
quyền uy. Những tưởng có tất cả những thứ đó hắn sẽ yên ổn mà sống đến cuối đời
nhưng không, bởi cuộc đời con người còn chịu sự chi phối của luật nhân quả. Bá
Kiến là nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị đương thời. Bá Kiến là sự hội tụ
những nét tàn bạo, xảo quyệt, đểu cáng của bọn địa chủ bóc lột. Cả cuộc đời mình
hắn đã đẩy bao người lương thiện vào bước đường cùng, biến họ thành cơng cụ
phục vụ lợi ích cá nhân, sống đểu cáng, tàn bạo, sống trên mồ hôi sương máu của
những người nghèo. Cũng chính xã hội thực dân phong kiến thối nát đã dung túng
cho những hành vi đó của hắn. Cái chết tức tưởi của hắn ở cuối truyện chính là báo
ứng cho “nghiệp” mà hắn đã gieo suốt cuộc đời.
Con người khơng có khả năng thay đổi số mệnh định sẵn song lại có khả năng lựa
chọn cách nhận thức và hành vi để chống lại và vượt qua số mệnh. Được tình thương
của Thị Nở cảm hóa, lương tri trong Chí Phèo - “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” đã thức
tỉnh. Hắn muốn làm người lương thiện song xã hội khơng có chỗ đứng cho những kẻ
muốn hoàn lương như hắn : “Tao muốn làm người lương thiện...

Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai
trên mặt này? Tao khơng thể là người lương thiện nữa…” Chí Phèo chết bởi vì hắn

muốn được hồn lương làm người lương thiện nhưng khơng ai cho hắn cơ hội đó.
Hắn chết trong sự nhận thức rất rõ về mình, về sự ghẻ lạnh của mọi người đối với
mình, về mơ ước tới một cuộc sống thiện lương đích thực. Cái chết là sự hối cải


cuối cùng mà Chí cịn có thể làm được trong cuộc đời đầy rẫy tội lỗi của hắn, cũng
là biểu hiện sự phản kháng quyết liệt trước số mệnh, tuy tiêu cực nhưng lại là sự
lựa chọn duy nhất. Có lẽ ở kiếp khác, hắn sẽ có một cuộc đời mới, sẽ được làm
người lương thiện như hắn hằng mơ.
Trong tác phẩm, thông điệp cuộc đời mà tác giả muốn gửi đến khán giả là: Sự
thiện lương luôn tồn tại bên trong mỗi con người; ngay cả khi nó bị ác hóa, thì sức
mạnh của tình u thương chân chính sẽ cảm hóa được con người lạc lối. Điều này
gợi mở cho chúng ta một nguyên tắc quan trọng trong nhận thức và hành xử : Hãy
dùng tình yêu thương để cảm hóa con người. Tình u thương đó có thể là tình cảm
gia đình, tình u đơi lứa, là sự đồng cảm, quan tâm, sẻ chia giữa người với người.
Cuộc đời con người không thể tránh khỏi những phút sa ngã, lầm lỗi song điều
quan trọng là sau lầm lỗi ấy con người có nhận ra lẽ phải mà cải tà quy chính hay
khơng. Tình u thương là liều thuốc thần kì đánh thức lương tri con người, tạo sức
mạnh cảm hố kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối; truyền cho họ sức
mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, hướng về lẽ sống đúng đắn. Giải quyết vấn
đề phải bắt đầu từ gốc rễ. Để cảm hóa con người cần đi từ cái tâm trước, để họ thay
đổi trong nhận thức, nhận ra lỗi lầm, từ đó ắt sẽ có sự chuyển biến trong hành vi.
Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong thực tiễn. Pháp luật Việt Nam là nền
pháp luật đề cao tinh thần nhân đạo và giá trị con người. Rất nhiều chính sách
khoan hồng, đặc xá được đặt ra với những phạm nhân cải tạo tốt. Nhà nước ta luôn
chú trọng cơng tác cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ đối tượng lầm lỗi hoàn lương, trở
thành người tiến bộ, mục đích nhằm khơi dậy tính hướng thiện giúp cho những đối
tượng này nhận ra lỗi lầm. Việc làm này còn nhằm mục đích cải tạo người phạm
tội, xóa bỏ dần những định kiến của xã hội đối với người đã từng vi phạm pháp luật
trong quá khứ nhưng có sự cải tạo tốt, thể hiện quyết tâm hướng thiện. Bên cạnh

đó, nhà nước cũng kêu gọi xã hội mở rộng vịng tay nhân ái, bao dung giúp đỡ, tạo
cơng ăn, việc làm, không xa lánh, kỳ thị để những người từng một thời lầm lỡ vượt


qua mặc cảm, cải tà quy chính, tự tin làm lại cuộc đời, tránh tái phạm. Và trên thực
tế công tác này đang thể hiện rất rõ hiệu quả. Hầu hết phạm nhân được hưởng chính
sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước đã hoàn lương, tỉ lệ tái phạm rất
thấp. Rất nhiều đối tượng tội phạm, tội phạm nguy hiểm sau thời gian được cảm
hóa giáo dục, đã cải tạo rất tốt, sớm hòa nhập với cộng đồng và thậm chí cịn có
nhiều đóng góp cho xã hội, tích cực trong việc giáo dục cảm hóa những người cùng
hồn cảnh. Chính tình u thương, tinh thần nhân đạo đã thức tỉnh con người, cứu
vớt cuộc đời họ. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa với cá nhân mà cịn có ý nghĩa to
lớn đối với xã hội bởi cá nhân có tốt thì xã hội mới tiến bộ và phát triển được. Có
thể thấy, lương tri ln tồn tại bên trong mỗi con người. Kể cả khi nó bị cái ác nảy
sinh lấn át thì tình yêu thương vẫn sẽ cảm hóa và khiến nó thức tỉnh.
III.

Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Bản thể luận: wikipedia
2.

Chí Phèo – Bản tính thiện ác trong con người: />
pheo-ban-tinh-thien-ac-trong-con-nguoi/
3. Giáo trình triết học Mác-Lênin ( Dành cho bậc đại học không chuyên hệ
lý luận chính trị).
4.

Luận văn triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam và ý nghĩa của


nó đối với việc xây dựng con người mới hiện
nay: />5.

Nhân sinh quan là gì? Tìm hiểu về triết lý nhân sinh quan Phật giáo:

/>6. Nhận thức luận: wikipedia
7.

Phân tích bi kịch của Chí Phèo: />
kich-cua-chi-pheo.html


8.

Thế giới quan là gì? Thế giới quan có vai trị gì trong cuộc

sống: />9.

Thế giới quan và vai trị của thế giới quan trong đời sống xã hội

/>10. Truyện ngắn “Chí Phèo”- Nam Cao.
11.
12.

Từ điển tiếng việt : />Vai trị của triết học trong đời sống con người và sự nghiệp cơng nghiệp

hóa hiện đại hóa đất nước: />13.Mang u thương cảm hóa người lầm lỗi: />



×