Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH hợp GIÁO dục môi TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG lực học SINH TRONG dạy học địa lí lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.92 MB, 41 trang )

Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT HUY
NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10
- - - - - - - - - - - - - -

\

Năm học: 2018 - 2019

Năm học: 2018 - 2019


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
TT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

GV

Giáo viên



2

HS

Học sinh

3

NXB

Nhà xuất bản

4

PPDH

Phương pháp dạy học

5

THPT

Trung học phổ thông

6

MT

Môi trường


7

KH- KT

Khoa học- kỹ thuật

8

GDMT

Giáo dục môi trường

9

SGK

Sách giáo khoa

10

SGV

Sách giáo viên

11

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên


Năm học: 2018 - 2019


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
7. Giả thuyết khoa học.................................................................................................3
8. Dự báo xu hướng đóng góp mới của đề tài..............................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................3
1. Cơ sở khoa học........................................................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận.........................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................3
1.1.2. Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực...................................4
1.1.3. Vị trí của kiến thức môi trường..........................................................................4
1.1.4. Tầm quan trọng .................................................................................................5
1.1.5. Các yêu cầu .......................................................................................................5
1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................5
2. Phương thức tiến hành để giải quyết vấn đề............................................................8
2.1.Cách tiếp cận giáo dục môi trường........................................................................8
2.2.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề...................................................9
2.2.1. Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một bài

học trong chương trình Địa Lí 10 ...............................................................................9
2.2.2. Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một nội
dung trong kiến thực Địa Lí ........................................................................................26
3. Hiệu quả mang lại....................................................................................................29
4. Ý nghĩa của sáng kiến..............................................................................................30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................33

Năm học: 2018 - 2019


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo tinh thần Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo ở
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thơng qua và khẳng định “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực…”
Thời gian qua, chúng ta đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát triển năng lực HS. Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ
theo hướng quốc tế hóa giáo dục nước nhà, nhằm giáo dục và đào tạo con người mới
xây dựng một đất nước phát triển theo hướng hiện đại.
Giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay đang đặt ra vấn đề cấp thiết là phải đổi
mới mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy
học. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường THPT hiện nay, hầu hết GV chỉ
chú trọng cung cấp kiến thức lý thuyết, nội dung bài học cho HS, rèn luyện kỹ năng

làm bài thi, bài kiểm tra bằng câu hỏi lý thuyết... cịn việc tích hợp giáo dục môi
trường theo hướng phát huy năng lực HS trong dạy học Địa Lí chưa được cụ thể hóa.
Hiện nay, giáo dục mơi trường qua trường THPT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai, những người sẽ thực hiện
khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như môi
trường. Nếu các em có nhận thức đầy đủ vấn đề mơi trường khi ra đời, dù bất cứ lĩnh
vực, hoạt động nào đều thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Để đáp ứng yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, việc tích hợp giáo dục
mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS qua mơn Địa Lí là vấn đề cấp thiết
không thể thiếu, nhằm nâng cao nhận thức của HS về vai trị của mơi trường. Với lí do
trên, tôi đã chọn đề tài về môi trường trong dạy học qua sáng kiến kinh nghiệm với tên
gọi "Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong
dạy học Địa Lí lớp 10". Đồng thời, đề tài cũng góp phần phục vụ cho quá trình giảng
dạy của bản thân và đồng nghiệp.

Năm học: 2018 - 2019

-1-


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài "Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng
lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10" giúp HS có ý thức tự giác, tinh thần trách
nhiệm, kỹ năng, cách ứng xử đúng mực, tích cực với các vấn đề mơi trường xảy ra.
Đồng thời có hành động cụ thể để tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay
bảo vệ mơi trường.
Với đề tài này, tơi đã tích hợp kiến thức mơi trường vào trong giảng dạy Địa Lí
theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức từ thực tiễn của HS nhằm nâng cao

chất lượng dạy học. Nghĩa là hướng đến việc đổi mới thật sự phương pháp dạy học, từ
đó rèn luyện HS năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, ... đề
tài cũng góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở Nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng cho một số bài, nội dung trong chương trình Địa Lí 10 - Sách giáo
khoa do Bộ giáo dục phát hành (ban cơ bản).
- Giới hạn trong quá trình GV xây dựng, vận dụng kiến thức từ thực tế môi
trường vào trong một số bài, nội dung chương trình Địa Lí 10.
- Thời gian thực hiện đề tài: năm học 2016- 2017 và năm học 2017- 2018.
4. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục môi trường là việc làm cần thiết, thường xuyên, liên tục. Bởi giáo dục
mơi trường sẽ hình thành, phát triển kĩ năng hành động trong mơi trường cho HS, từ
đó tạo nên lối sống có trách nhiệm, thân thiện với thiên nhiên. Đề tài "Tích hợp giáo
dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp
10" được viết, nghiên cứu thông qua đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng HS khối 10.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu chương trình Địa Lí bậc THPT (chương trình Địa Lí lớp 10 - ban
cơ bản) để phân tích những nội dung có thể tích hợp giáo dục mơi trường.
- Khảo sát tình hình thực tế của GV tại trường trong việc tích hợp khi dạy mơn
Địa Lí để thu thập chứng cứ nghiên cứu.
- Trình bày những biện pháp tích hợp giáo dục mơi trường trong một số bài dạy
mơn Địa Lí nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ mơi trường của HS.
6. Phương pháp nghiên cứu

Năm học: 2018 - 2019

-2-


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học

Địa Lí lớp 10
Đề tài sử dụng phối hợp 3 nhóm phương pháp:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa...các tài liệu lý luận và các văn bản pháp quy.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tiếp cận kĩ năng sống, tổng kết kinh
nghiệm, trị chuyện,...
- Nhóm phương pháp xử lý thơng tin: Sử dụng cơng thức tốn xử lý số liệu …
7. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc tích hợp kiến thức môi trường vào bài học để giảng dạy chưa được
GV chú trọng nhiều, hầu hết GV chỉ dạy chay bằng phương pháp thuyết trình, đàm
thoại. Vì vậy, nếu GV đề xuất được phương pháp tích hợp giáo dục mơi trường vào
một số bài trong dạy học Địa Lí theo hướng phát triển năng lực HS một cách hợp lý và
có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn Địa Lí trong Nhà trường.
8. Dự báo xu hướng đóng góp mới của đề tài
8.1. Về lí luận
- Đề tài xây dựng được cơ sở lý luận thực tiễn của việc tích hợp giáo dục mơi
trường ở một số bài, nội dung trong chương trình Địa Lí 10.
- Đưa ra được một số nguyên tắc và phương pháp để tích hợp giáo dục môi
trường ở một số bài, nội dung vào dạy học Địa Lí 10.
8.2. Về thực tiễn
- Thiết kế giáo án ở một số bài, nội dung có "tích hợp giáo dục mơi trường trong
dạy học Địa Lí lớp 10" ở trường THPT.
- Kết quả nghiên cứu đề tài có tính khả thi, sẽ là tài liệu tham khảo cho GV dạy
chương trình Địa Lí lớp 10 nói chung.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài
1. 1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm năng lực
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng

lực của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 nêu rõ: “Năng lực
được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với

Năm học: 2018 - 2019

-3-


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu
phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”.
Năng lực của HS phổ thông là khả năng làm chủ kiến thức, kỹ năng, thái độ…
phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành
công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho các em.
Đánh giá năng lực không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hành động học tập.
Nó bao hàm việc đo lường, sử dụng những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để
thực hiện nhiệm vụ học tập.
1.1.2. Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là dạy học theo chuẩn và định
hướng kết quả/sản phẩm đầu ra - kết quả cuối cùng của quá trình dạy học là HS vận
dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống trong thực tiến.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các mơn
học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành, phát triển
năng lực tự học, trên cơ sở trau dồi phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp
đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng
phải đảm bảo nguyên tắc “HS tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức,
hướng dẫn của GV”.

- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học.
Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ
chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp…
- Coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Cần sử dụng đủ, hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quy định,
tích cực vận dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học.
1.1.3. Vị trí của kiến thức mơi trường trong phân phối chương trình Địa Lí THPT
Địa Lí là mơn học khoa học thực nghiệm, nhiều nội dung, kiến thức gắn liền với
môi trường. Điều này đã có nhiều GV nhận thức sự cần thiết của việc tích hợp giáo
dục mơi trường vào mơn Địa Lí và đã viết nhiều sáng kiến để áp dụng trong q trình
giảng dạy. Tuy nhiên đối với việc "Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát

Năm học: 2018 - 2019

-4-


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10" ở trường THPT chưa được cụ
thể hóa.
Việc tích hợp giáo dục mơi trường thơng qua mơn Địa Lí lớp 10, trong quá trình
giảng dạy nhiều HS đã cho biết sau mỗi giờ học Địa Lí các em hiểu biết, nhận thức sâu
sắc và có những hành động đúng đắn hơn về vấn đề môi trường. Hơn nữa với việc tích
hợp giáo dục mơi trường vào bài học làm cho giờ giảng phong phú, sinh động, giảm
bớt sự khô cứng vốn có, giúp HS u thích mơn Địa Lí.
1.1.4. Tầm quan trọng của việc "Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát
huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10"
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội thời gian qua đã làm thay đổi cuộc
sống của người dân. Tuy nhiên đã có những bài học đắt giá từ việc phát triển kinh tế

làm hủy hoại môi trường; hạn chế phát triển, đe dọa điều kiện sống của con người và
nghiêm trọng không kém đó là vấn đề chính trị, an ninh và quốc phịng… Chính vì
vậy, bảo vệ mơi trường là vấn đề mang tính tồn cầu chứ khơng phải của một riêng ai,
tuy nhiên muốn "tự duy toàn cầu" trước hết cần phải "hành động địa phương".
1.1.5. Các yêu cầu của việc tích hợp giáo dục mơi trương theo hướng phát huy
năng lực HS.
Trong q trình tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS,
GV phải chú ý những u cầu sau:
- Khơng làm biến tính đặc trưng mơn học, khơng biến bài học Địa Lí thành bài
học về môi trường.
- Khai thác nội dung giáo dục môi trường phải có chọn lọc, có tính tập trung vào
các chương, mục nhất định; tránh tình trạng lan man, tùy tiện.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực trong nhận thức và kinh nghiệm thực
tiễn mà các em đã có, tận dụng tối đa khả năng để HS tiếp xúc với môi trường.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát triển
năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí 10.
Có thể khẳng định một thực tế rằng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát triển năng lực HS đối với mơn Địa Lí ở THPT hiện nay đang được xem là vấn đề
bức thiết. Đa số GV giảng dạy bộ mơn Địa Lí trên cơ sở nhận thức được tầm quan
trọng của đổi mới phương pháp dạy học đã mạnh dạn thực hiện và bước đầu đạt được

Năm học: 2018 - 2019

-5-


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
những kết quả khả quan, đáng khích lệ. Và thực tế vẫn còn một bộ phận GV chưa
“nhập cuộc”, vẫn lên lớp giảng dạy với những phương pháp rất đỗi quen thuộc: chỉ

thuyết trình hoặc thuyết trình kết hợp một số rất ít các câu hỏi đàm thoại. Thực tế ấy có
thể do GV ngại đổi mới mà cũng có thể là do GV lúng túng chưa biết nên đổi mới
phương pháp ra sao. Vấn đề đặt ra là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
triển năng lực của HS là thế nào? Vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại ra sao?
Phương pháp dạy học truyền thống có nên sử dụng nữa hay khơng?
Về phía phụ huynh, HS vẫn chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ
hợp tác giáo dục HS chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Một số HS chưa
tích cực, chủ động học tập, chưa hứng thú trong học tập và chưa nhận thức đúng tầm
quan trọng của bộ mơn, ln nghĩ mơn Địa Lí khơ khan, trừu tượng, khó học, khó nhớ.
Tình trạng HS học bài theo kiểu ngồi “đọc vẹt”, học thuộc lòng còn rất phổ biến, vì
vậy sau khi học xong các em khơng hiểu, khơng nhớ hết nội dung kiến thức, nếu có
nhớ cũng khơng biết cách để vận dụng kiến thức vào thực tiến. Vì vậy, tích hợp giáo
dục mơi trường theo hướng phát triển năng lực của HS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Qua điều tra, khảo sát tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học Địa Lí cịn
thấp của 11 GV thuộc Tổ Sử - Địa và 250 học sinh thuộc 3 khối 10, 11, 12 trong
trường hiện nay, tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học còn thấp từ phía giáo viên
Nguyên nhân
A
B
C
D

Số lượng giáo viên tổ Sử - Địa (11)
4
6
1
0

Tỷ lệ %

36%
55%
9%
0%

Biểu đồ 1: Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học Địa Lí cịn thấp từ phía GV
Ghi chú:

Năm học: 2018 - 2019

-6-


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
A. Do GV còn ngại đổi mới PPDH.
B. Do GV còn lúng túng chưa biết đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực HS.
C. Do GV không muốn đổi mới PPDH.
D. Do GV không quan tâm đến đổi mới PPDH.
Qua bảng số liệu 1 và biểu đồ 1 cho thấy, nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học
còn thấp từ phía GV khơng phải là do GV khơng quan tâm đến đổi mới PPDH mà chủ
yếu là do GV còn lúng túng chưa biết cách đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng
lực HS nên hiệu quả giờ học chưa cao (55%), tiếp đến là do GV còn ngại đổi mới
PPDH (36%). Ngoài ra, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng vẫn cịn GV trong tổ khơng muốn
đổi mới PPDH (9%). Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là tất cả GV trong tổ nói riêng
cũng như trong trường nói chung phải tích cực, chủ động đổi mới PPDH theo hướng
phát triển năng lực HS, có như thế, giờ học Địa Lí mới có hiệu quả cao.
Bảng 2: Ngun nhân dẫn đến hiệu quả giờ học cịn thấp từ phía học sinh

Nguyên nhân

A
B
C
D

Số lượng học sinh (250)
75
91
41
43

Tỷ lệ (%)
30%
37%
16%
17%

Biểu đồ 2: Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học Địa Lí thấp từ phía HS trường
Ghi chú:
A. Do HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập bộ môn.
B. Do HS chưa hứng thú trong học tập.
C. Do HS cảm thấy đây là mơn học khó.
Năm học: 2018 - 2019

-7-


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
D. Do HS còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm Địa Lí là mơn khơ cứng.

Qua bảng số liệu 2 và biểu đồ 2 cho chúng ta thấy, nguyên nhân dẫn đến hiệu quả
giờ học cịn thấp từ phía HS phần lớn do HS chưa hứng thú học tập bộ môn (37%), HS
chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập bộ môn chiếm một tỷ lệ cũng
không nhỏ (30%). Ngồi ra, hiện nay vẫn cịn một số HS bị ảnh hưởng bởi quan niệm
Địa Lí là mơn khơ cứng (17%) và do lười biếng, khơng chủ động tìm hiểu kiến thức
nên một số HS cảm thấy đây là mơn học khó (16%). Từ thực trạng đó, GV dạy Địa Lí
cần phải tích cực đổi mới PPDH để tạo hứng thú học tập, giáo dục HS nhận thức được
tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức từ thực tiễn vào bài học.
2. Phương thức đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.1. Cách tiếp cận giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, giáo dục môi trường
thường được thực hiện theo 3 cách tiếp cận sau đây:
- Giáo dục về môi trường: Xem môi trường là đối tượng khoa học, người dạy
truyền đạt cho người học các kiến thức của bộ môn khoa học về môi trường.
- Giáo dục trong môi trường: Xem môi trường như một địa bàn, một phương tiện
để giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
- Giáo dục vì mơi trường: là nơi truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của
mơi trường hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân
cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức, kỹ năng, phương pháp cần
thiết để hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thực tế giáo dục môi trường có hiệu quả nhất khi kết hợp cả 3 cách tiếp cận trên,
tức là giáo dục kiến thức về môi trường trong một môi trường cụ thế nhằm hướng đối
tượng giáo dục có hành động vì mơi trường.
Nhận thức được vấn đề trên, nhiều năm công tác tại trường tôi ln suy nghĩ và
tìm cách đưa giáo dục mơi trường đến với HS đặc biệt sau khi được tập huấn về
phương pháp dạy học tích hợp. Điều đó đã được bản thân tơi hiện thực hóa qua sáng
kiến kinh nghiệm với tên gọi "Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy
năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10" để ứng dụng thực tế.
Giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS ở Địa Lí lớp 10 có hai
phương thức tích hợp nội dung vào trong bài học:


Năm học: 2018 - 2019

-8-


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
- Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một bài
học trong chương trình Địa Lí 10.
- Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một nội
dung trong kiến thực Địa Lí.
Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào trong dạy
học, GV giúp HS có thói quen biết vận dụng kiến thức từ tự nhiên, đời sống vào trong
mỗi bài học, nhằm làm cho bài học thêm bổ ích.
2.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.2.1. Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một
bài học trong chương trình Địa Lí 10
Trong chương trình Địa Lí 10 có 2 bài học đồng thời là kiến thức Địa Lí, đồng
thời là kiến thức mơi trường, điều đó thuận lợi cho GV khi thực hiện chương trình tích
giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS trong việc khai thác kiến thức
từ thực tế vào mỗi bài học Địa Lí. Để đạt hiểu quả cao trong q trình tích hợp, GV
phải có ý thức làm rõ kiến thức về môi trường, chuẩn bị nội dung, phương pháp để
thực hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo khoa, từ đó HS hiểu và có hành vi, thái
độ đúng mực về mơi trường xung quanh.
Tính chất đặc biệt là ngay trong mục tiêu bài giảng, GV phải đề cập tới kiến thức,
nội dung giáo dục mơi trường. Muốn vậy, GV phải có kiến thức về môi trường, tài
liệu, phương tiện, phương pháp hợp lý và có hiệu quả để thực hiện tốt mục tiêu. Để
sáng tỏ vấn đề đặt ra, chúng ta cùng thực hiện giáo án sau:
BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần phải
1.Về kiến thức
- Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Biết phân biệt sự khác nhau trong môi trường sống của con người.
- Phân tích và giải thích được các chức năng của mơi trường Địa Lí
- Tích hợp GDMT: Khái niệm môi trường, các loại môi trường, mối quan hệ giữa
môi trường và đời sống con người; Tài nguyên và phân loại tài nguyên.
2.Về kĩ năng

Năm học: 2018 - 2019

-9-


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
- Phân tích được số liệu, tranh ảnh về các vấn đề mơi trường.
- Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về môi trường.
- Biết đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết.
- Kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá.
- Kỹ năng thuyết trình một nội dung học tập.
- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn
đề phát sinh trong học tập và đời sống.
- Tích hợp GDMT: Phân tích mối quan hệ giữa con người với mơi trường và
TNTN, khai thác hợp lí TNTN phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người.
3.Về thái độ
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường tốt hơn.
- Bước đầu hình thành ý thức say mê nghiên cứu khoa học.

4. Năng lực đạt được
- Năng lực chung: nhận thức với vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Giao tiếp: Phản hồi tích cực về những hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến
mơi trường. Trình bày những ý tưởng về việc bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng
hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Tư duy: Phân tích sơ đồ hình ảnh, tìm kiếm và xử lí thơng tin.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên
- Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Máy tính, máy chiếu Projector, máy in.
- Phấn, bảng, giáo án, hình ảnh thu thập về mơi trường, tài ngun thiên nhiên.
- Lập trình các trị chơi trên máy tính, giấy A0.
- Bản kế hoạch phân cơng, tổ chức nhiệm vụ cho HS.
- Các tài liệu, thành lập website cung cấp kiến thức.
2.Học sinh
- SGK, vở ghi,...

Năm học: 2018 - 2019

- 10 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo nhóm.
- Các ấn phẩm tự thiết kế.
III.Tiến trình bài dạy

Hoạt động1. Khởi động, giới thiệu nội dung (hoạt động cá nhân) -Thời gian 3
phút
Bước 1: HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi dưới đây. GV sử dụng 10 hình
ảnh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các thảm họa do con người gây ra.
Bước 2: GV đặt câu hỏi: Hình ảnh đề cập tới vấn đề gì? Em biết gì về vấn đề này?
Bước 3: HS trả lời theo hiểu biết của mình và GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Mơi trường
1. Hình thức: Hoạt động cặp đôi - Thời gian: 12 phút
2. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: GV kích hoạt slide hình ảnh về môi trường và yêu cầu HS cho biết:
- Khái niệm môi trường, môi trường sống của con người ?
- Môi trường sống được chia thành mấy loại ?
- Sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
Bước 2: HS nghiên cứu, trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
HỘP THÔNG TIN KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2
1. Khái niệm môi trường
Môi trường xung quanh (hay mơi trường địa lí) là khơng gian bao quanh Trái
Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người.
2. Mơi trường sống
- Khái niệm: Môi trường sống của con người là tất cả hồn cảnh bao quanh con
người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.
- Phân loại:

Năm học: 2018 - 2019

- 11 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10


Mơi trường sống của con
người
Môi trường tự

Môi trường

Môi trường xã

nhiên:

nhân tạo:

hội:

Phát triển theo

Là kết quả lao

Con người là

quy luật riêng,

động của con

sinh vật đặc

khơng chịu sự

người, tồn tại và


biệt, có tác

chi phối của con

phụ thuộc vào

động lớn vào

người

con người

môi trường

- Thành phần:

qua hoạt

+ Mơi trường tự nhiên là địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước,
động sinh
sản vật…

động sản

+ Mơi trường xã hội gồm các quan hệ trong sản xuất, sinh hoạt, giao tiếp…
+ Môi trường nhân tạo gồm nhà ở, cầu đường, xí nghiệp…

xuất, giao
tiếp…


3. Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo

+ Môi trường tự nhiên không phụ thuộc vào con người và phát triển theo quy luật
riêng của nó.
+ Mơi trường nhân tạo tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người.
* Tích hợp phần tác động của con người vào mơi trường tự nhiên và mơi trường
nhân tạo (Ví dụ: Ngăn dịng chảy sơng Ngàn Sâu xây dựng nhà máy thủy điện Ngàn
Trươi nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người
dân Hà Tĩnh thì vơ tình con người đã phá vỡ quy luật tự nhiên của dịng chảy sơng
Ngàn Sâu).
Hoạt động 3. Tìm hiểu chức năng, vai trị của mơi trường đối với sự phát
triển xã hội loại người
1. Hình thức: Hoạt động cá nhân/nhóm - Thời gian: 10 phút
2. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: GV trình chiếu hình ảnh về môi trường và yêu cầu HS nhận xét.
Bước 2: HS tìm hiểu, trả lời và nêu ví dụ.
Bước 3: GV trình chiếu slide chuẩn kiến thức và đặt thêm câu hỏi:
Năm học: 2018 - 2019

- 12 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
- Mơi trường tự nhiên có quyết định đến sự phát triển của xã hội lồi người khơng?
- Vì sao mơi trường tự nhiên lại không quyết định đến sự phát triển xã hội lồi người?
(Ví dụ: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài nguyên thiên
nhiên chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu cho phát triển kinh tế cịn 90% là phải nhập khẩu
từ nước ngồi, nhưng hiện nay là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế

giới. Trong khi Việt Nam là quốc gia "rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu" nhưng...)
- Hình ảnh nào sau đây thể hiện con người đã làm nâng cao, suy thối mơi trường?

Hình ảnh 1.

Hình ảnh 2.

Hình ảnh 3.

Hình ảnh 4.

Hình ảnh 5.
* Tích hợp biện pháp bảo vệ môi trường:
- Tuyên truyền bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cá nhân: rồng cây xanh tại
trường học, địa phương mình sinh sống, khơng vức rác bừa bãi...
- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Năm học: 2018 - 2019

- 13 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
HỘP THƠNG TIN KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 3
1. Chức năng mơi trường

2. Vai trị của mơi trường
Mơi trường tự nhiên có vai trị rất quan trọng đối với xã hội lồi người nhưng nó
khơng có vai trị quyết định tới sự phát triển của xã hội (Vai trò quyết định sự phát
triển xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất gồm sức sản xuất và quan hệ

sản xuất).
Hoạt động 4. TÌM HIỂU TÀI NGUN THIÊN NHIÊN
1. Hình thức: Hoạt động cá nhân/nhóm - Thời gian: 15 phút
2. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: GV kích hoạt slide trình chiếu hình ảnh về các loại tài nguyên thiên
nhiên và u cầu 3 nhóm hồn thành sơ đồ sau:
- Nhóm 1: Theo thuộc tính tự nhiên.
- Nhóm 2: Theo cơng dụng kinh tế.
- Nhóm 3: Theo khả năng bị hao kiệt.

Năm học: 2018 - 2019

- 14 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10

Bước 2: Các nhóm phân chia nhiệm vụ cử đại diện lên hồn thành nội dung.
Bước 3: GV trình chiếu slide chuẩn kiến thức và đặt thêm câu hỏi:
- Chứng minh số lượng tài nguyên được bổ sung không ngừng? Cho ví dụ cụ thể.
- Chứng minh sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ có thể giúp con người giải
quyết tình trạng bị đe dọa, khan hiếm tài ngun khống sản?
- Chỉ ra những dấu hiệu suy thoái tài nguyên đất, sinh vật khi khai thác khơng hợp lí?
- Tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ tài ngun mơi trường?
* Tích hợp GDMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường và tài nguyên
thiên nhiên, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống hàng ngày của
con người, GV cho HS lấy ví dụ cụ thể và phân tích ở địa phương.
HỘP THƠNG TIN KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 4
1. Khái niệm

Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định
của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện
sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Năm học: 2018 - 2019

- 15 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10

4. Củng cố(4 phút) GV củng cố bài học thông qua trị chơi: “Nhìn hình đốn chữ”
Bước 1: GV chia lớp thành 3 đội chơi, 3 đội cùng quan sát 3 hình ảnh để đốn ra
vấn đề về mơi trường và tài nguyên thiên nhiên, sau đó ghi vào bảng.
Bước 2: Sau 1 phút quan sát và ghi bảng, các đội cùng giơ bảng lên.
Bước 3: Đội nào trả lời được thêm câu hỏi phụ thì nhân đơi số điểm.
Bước 4: GV củng cố, tổng kết điểm cho các đội chơi.

1

3

2

Hình 1:

- Gợi ý 1: Nó được ví như chiếc máy điều hịa khổng lồ của khí hậu Trái đất.
Năm học: 2018 - 2019


- 16 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
- Gợi ý 2: Gồm 10 chữ cái.
- Câu hỏi phụ: Rừng có diện tích khoảng bao nhiêu?
- Đáp án:

R



N

G

A

M

A

Z

O

N


Hình 2:

- Gợi ý 1: Nó là sản phẩm của con người, tồn tại và phụ thuộc vào con người.
- Gợi ý 2: Gồm 16 chữ cái
- Câu hỏi phụ: Chức năng của mơi trường nhân tạo?
- Đáp án:

M Ơ I
Hình 3:

T

R

Ư



N

G

N

H

Â

N


T



O

- Gợi ý 1: Đây là thành tựu của KH - KT ở thế kỉ 21 nhằm thay thế nguồn tài
nguyên đã cạn kiệt trong tự nhiên?
- Gợi ý 2: Gồm 16 chữ cái
- Câu hỏi phụ: Kể những nguồn năng lượng mới mà em biết?
- Đáp án:

N Ă N G L
Ư Ợ
N G M Ặ T
T
R Ờ
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (1phút) Làm câu hỏi sau SGK, đọc trước bài 42.

Năm học: 2018 - 2019

- 17 -

I


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
Em hãy viết 1 bài tiểu luận nhỏ trình bày hiểu biết của em về thực trạng môi
trường hiện nay?(Nguyên nhân và hậu quả). Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm sử

dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường.
BÀI 42. MƠI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần phải
1.Về kiến thức
- Trình bày và hiểu được mối quan hệ môi trường và phát triển bền vững
- Hiểu được những mâu thuẫn, khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải
quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
- Tích hợp GDMT : Sử dụng hợp lí tài ngun, bảo vệ mơi trường là điều kiện phát
triển; Vấn đề môi trường ở các nước phát triển, đang phát triển; mối quan hệ giữa môi
trường, phát triển hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; Liên hệ với Việt Nam.
2.Về kĩ năng
- Có kĩ năng nghiên cứu mơn Địa Lí với mơi trường phát triển bền vững.
- Tích hợp GDMT: Thu thập, phân tích thơng tin liên quan đến bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững; Tiết kiệm tài nguyên trong sinh hoạt và sản xuất. Có tri
thức, kỹ năng, phương pháp hành động để lựa chọn phong cách sống, thói quen, hành
vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường.
3.Về thái độ
Xác định thái độ và hành vi tích cực vào các phong trào bảo vệ môi trường.
4. Năng lực đạt được
- Năng lực chung: Tự nhận thức với vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Giao tiếp: Phản hồi các hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến môi trường,
phát triển bền vững. Nêu ý tưởng bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí tài
nguyên.
+ Tư duy: Phân tích sơ đồ hình ảnh, tìm kiếm và sử lí thơng tin.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:


Năm học: 2018 - 2019

- 18 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
- Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Máy tính, máy chiếu Projector, máy in.
- Phấn, bảng, giáo án, hình ảnh thu thập được về mơi trường và sự phát triển bền vững.
- Lập trình các trị chơi trên máy tính, giấy A0.
- Bản kế hoạch phân cơng, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
- Các tài liệu, thành lập website cung cấp kiến thức cho học sinh.
2.Học sinh:
- SGK, vở ghi,...
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo nhóm.
- Các ấn phẩm tự thiết kế.
III.Tiến trình bài dạy
1.Kiểm tra bài cũ - định hướng bài mới (2phút)

Chọn hộp số rổi trả lời câu hỏi
Hộp số 1: Môi trường là gì? Mơi trường được chia thành mấy loại?
Hộp số 2: Em biết gì về tài nguyên thiên nhiên? Tài nguyên thiên nhiên phân loại
thành mấy loại?
2. Nội dung bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu nội dung (hoạt động cá nhân). Thời gian 3 phút:
Bước 1: HS xem hình ảnh về môi trường, tài nguyên, các thảm họa của mơi
trường và trả lời.
Bước 2: GV đặt câu hỏi: Hình ảnh đề cập vấn đề gì? Em biết gì về vấn đề này?

Bước 3: HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.

Năm học: 2018 - 2019

- 19 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
Hoạt động 2: Tìm hiểu q trình sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là
điều kiện để phát triển
1. Hình thức: Hoạt động cặp đơi - Thời gian: 12 phút
2. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: GV trình chiếu hình ảnh về thực trạng tài nguyên và môi trường, yêu cầu
HS nhận xét:
- Thực trang sử dụng tài ngun, mơi trường hiện nay? Cho ví dụ?
- Phân tích ảnh hưởng kinh tế, KH - KT tới mơi trường?
- Hướng giải quyết thực trạng môi trường, tài nguyên hiện nay?
Bước 2: HS nghiên cứu, trả lời. GV trình chiếu slide chuẩn kiến thức.
HỘP THÔNG TIN KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2
1. Thực trang của tài nguyên và môi trường

- Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khống sản, sinh vật)
- Mơi trường sinh thái bị ơ nhiễm, suy thối, Trái Đất nóng lên do các khí thải
làm tăng hiệu ứng nhà kính.
2. Hướng giải quyết các vấn đề môi trường
- Sử dụng hợp lý tài nguyên, trồng cây xanh, hạn chế túi nilon, áp dụng KH-KT
hiện đại vào đời sống.
- Phải có sự phối hợp, nỗ lực chung của các quốc gia, mọi tầng lớp trong xã hội.
- Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.

- Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.
- Phải thực hiện các cơng tác quốc tế về MT, luật MT.
3. Sự phát triển bền vững
a. Khái niệm
Năm học: 2018 - 2019

- 20 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
Là sự phát triển có thể đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện đại nhưng không làm
ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
b. Mục tiêu
Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày
càng cao, trong mơi trường sống lành mạnh.
Bước 4: GV trình chiếu slide và đặt câu hỏi:
- Vì sao phát triển kinh tế - xã hội phải sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường?
- Một quốc gia, khu vực có thể tự giải quyết vấn đề mơi trường được khơng? Ví dụ.
- Mọi nỗ lực của con người để bảo vệ mơi trường, sử dụng hợp lí tài ngun
thiên nhiên nhằm mục đích gì?
* Tích hợp GDMT : Khi nền kinh tế, KH - KT có những bước tiến nhảy vọt cũng
là khi môi trường bị ô nhiễm, suy thối nghiêm trọng, nên phải sử dụng hợp lí tài
nguyên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề mơi trường và phát triển ở các nước phát triển
1. Hình thức: Hoạt động cặp đôi - Thời gian: 7 phút
2. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: GV trình chiếu hình ảnh thực trạng tài nguyên và môi trường ở các nước
phát triển và yêu cầu HS nhận xét:
- Xu hướng sử dụng tài nguyên, môi trường ở các nước phát trển? Nêu ví dụ?

- Nhận xét lượng khí thải nhà kính các quốc gia: nước cao nhất, nước thấp nhất?
Bước 2: HS nghiên cứu, trả lời.
Bước 3: GV trình chiếu slide chuẩn kiến thức và đặt thêm câu hỏi:
- Em hãy nêu 10 quốc gia gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất thế giới?
HỘP THÔNG TIN KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 3
1.Thực trạng: Sự phát triển công nghiệp và đô thị nhanh dẫn đến các vấn đề mơi
trường tồn cầu (mưa axít, hiệu ứng nhà kính…)
2. Nguyên nhân:
+ Do sự gia tăng nồng độ các chất chứa clo(CFC) trong khí quyển.
+ Do sự gia tăng các khí nhà kính như: cacbon, oxit nitơ, mêtan, ozone…
3. Giải pháp:
- Ký nghị định thư Ki-o- to về cắt giảm lượng khí thải.
Năm học: 2018 - 2019

- 21 -


Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học
Địa Lí lớp 10
- Xuất khẩu rác thải sang các nước đang phát triển.
- Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường.
4. Các trung tâm phát thải lớn: Hoa Kì, Nhật Bản, EU…
Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề môi trường, phát triển ở các nước đang phát triển
1. Hình thức: Hoạt động nhóm- chia lớp thành 4 nhóm học tập - Thời gian: 20 phút
2. Phương pháp hoạt động: “Khăn trải bàn”

Là hình thức tổ chức hoạt động có tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt
động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.

- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa HS với HS.
3. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: Hoạt động nhóm (10 HS/nhóm). Mỗi HS ngồi ở vị trí như hình minh họa.
- Nhóm 1: Tìm hiểu các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề mơi
trường và phát triển
- Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề khai thác khống sản.
- Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề nơng nghiệp.
- Nhóm 4: Tìm hiểu vấn đề lâm nghiệp.
Bước 2: HS viết vào ô ý kiến của cá nhân về nội dung của nhóm. Mỗi cá nhân
làm việc độc lập trong khoảng 4 - 5 phút.
- Hết thời gian làm việc cá nhân, thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất ý kiến.
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ơ giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

Năm học: 2018 - 2019

- 22 -


×