SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học bộ môn
giáo dục công dân lớp 10
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2011 – 2012 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động
“ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nói không với
tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương tự học và tự sáng tạo để học sinh noi theo, xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực. Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao
chất lượng giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin.
Hiện nay dạy học tích hợp đang là một trong những quan điểm
giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển năng
lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở những quan niệm
tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm
tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực
giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học
sinh so với việc học tập và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng
rẽ. Các sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách rời
rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp hoàn chỉnh và có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau.
Cũng do đặc điểm đó mà giáo dục môi trường được đưa vào nội
dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, lồng ghép,
liên kết với các môn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông
một cách hợp lý trong đó có môn giáo dục công dân.
Môi trường sống là nơi con người sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát
triển. Môi trường còn là nơi con người nghỉ ngơi hưởng thụ vẻ đẹp của
thiên nhiên ban cho.Tuy nhiên hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với
những vấn đề môi trường rất bức xúc và nan giải như: Nạn cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên: đất, rừng, tài nguyên khoáng sản, động thực vật
- Nạn ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng: Ô nhiễm đất, ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn
- Những tai biến của thiên nhiên: bão lũ, hạn hán, lũ lụt, núi lửa
Hiện nay không ai trong chúng ta không biết đến những biến đổi to lớn
của môi trường đã và đang gây hậu quả nguy hại và đe dọa sự sống của
con người. Những biến đổi này là hậu quả bởi những tác động của con
người trong quá trình tồn tại và phát triển gây ra. Tác động đó của con
người bắt đầu từ mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Nó ảnh hưởng không
chỉ thông qua hoạt động kinh tế mà còn thông qua các hoạt động văn
hóa, giáo dục, xã hội, du lịch, vui chơi giải trí Vì vậy giáo dục môi
trường cần phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, tất cả mọi lứa
tuổi, mọi ngành nghề đặc biệt là đối tượng học sinh trong trường học.
Học sinh trong trường học là đối tượng phù hợp nhất của xã hội để giáo
dục môi trường vì các em đang trong quá trình phát triển thái độ , hành
vi, nhận thức.
Để hình thành cho các em học sinh những kiến thức về môi
trường, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên. Giúp các
em có thái độ , hành vi về môi trường như ý thức bảo vệ môi trường, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có tình cảm yêu quý thiên nhiên, đất
nước, tôn trọng những vẻ đẹp thiên nhiên, có thái độ thân thiện với môi
trường
Là giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân tôi luôn trăn trở
và suy nghĩ làm thế nào để cho môi trường sống được trong sạch và
lành mạnh hơn. Nên tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này để
áp dụng vào việc giảng dạy của mình để giáo dục thế hệ trẻ ngày nay có
ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường . Góp phần công sức nhỏ bé
của mình vào việc bảo vệ môi trường hiện nay và mai sau.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua đề tài này , mục đích đạt được của tôi là nhằm nâng cao chất
lượng giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ
học, thông qua việc làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp
nhiều phương pháp đặc trưng của bộ môn. Qua đó góp phần nâng cao
chất lượng học tập của học sinh,học sinh sẽ có thói quen năng động,
sáng tạo, phát huy cao độ năng lực tự học của mình, góp phần đẩy
mạnh hơn nữa nền giáo dục nước nhà. Giúp học sinh có phương pháp
học tập hợp lý hơn với yêu cầu hiện tại. Từ đó giúp học sinh thêm hứng
thú với môn học được coi là khô và khó học.
III.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối với học sinh rất thờ ơ với việc bảo vệ môi trường, ý thức về môi
trường còn rất hạn chế, không những không bảo vệ môi trường còn hủy
hoại môi trường như ăn uống,sinh hoạt,xả rác bừa bãi, phá hoại cây
xanh.
Để có môi trường xanh – sạch – đẹp giáo viên truyền đạt kiến
thức bài học còn phải chú trọng việc lồng ghép, tích hợp môi trường vào
bài dạy và giáo dục tư tưởng cho học sinh không chỉ ở bài học mà còn ở
mọi lúc, mọi nơi.
IV.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực tế giảng dạy bộ môn
Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh
Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của
các em học sinh từ đó thấy được những mặt tích cực cũng như khó
khăn của đề tài.
Phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt chưa
thuận lợi để áp dụng vào thực tế giảng dạy.
Nhiệm vụ của giáo viên: Giáo viên là người có vai trò to lớn trong
việc hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập của học sinh, do đó chúng ta
cần phải cố gắng chuẩn bị tốt tiến trình lên lớp, phương tiện dạy học và
hệ thống phương pháp phù hợp để việc tích hợp giáo dục môi trường
qua môn học đạt hiệu quả cao nhất và gây hứng thú cho học sinh.
Nhiệm vụ của học sinh:
- Như chúng ta đã biết mỗi học sinh cần phải thực hiện nghiêm túc
vai trò và nhiệm vụ của mình.
- Học sinh phải có ý thức chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đồ dùng học
tập tối đa cho môn học
- Trong giờ học học sinh phải có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực,
chú ý nghe giảng, luyện tập theo sự chỉ đạo của giáo viên.
- Học sinh làm bài tập về nhà đầy đủ, chuẩn bị bài tốt trước khi đến
lớp
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giáo viên phải có sự quan sát, đánh giá quá trình học tập của học
sinh.
Lựa chọn nội dung tích hợp một cách phù hợp
Tìm tài liệu
Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
Điều tra lấy ý kiến của học sinh và đồng nghiệp
Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải đảm bảo nội dung, phương
pháp, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng vào giảng dạy.
PHẦN II:NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong những năm gần đây tình hình ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng, môi trường ở địa phương, môi trường ở trường học
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ những hoạt động kinh tế của
con người và điều đặc biệt là từ rác thải, chất thải của con người trong
sinh hoạt thải ra môi trường với một lượng rất lớn không tiêu hủy được
đã đẩy nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường đến cấp báo động.
Hiện nay để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa con người
chúng ta càng tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào tự nhiên và môi
trường để lại hậu quả đau đớn cho cả tự nhiên và con người không
phải ở một thế hệ mà là ở nhiều thế hệ khác nhau. Những vấn đề đó
thực hiện ở từng địa phương, với những hình thức, mức độ khác nhau
đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách hợp lý.
Ở nước ta ngày 17 tháng 10 năm 2001 thủ tướng chính phủ đã
ra quyết đinh số 1363/ QĐ – TG đưa các nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống giáo dục quốc dân.
Quyết định số 256/2003/QĐ – TTg ngày 12/12/2003 của thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý
vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định
hướng phát triển một tương lai bền vững cho đất nước.
Nghị quyết số 41 của Trung ương ngày 15-11- 2004 của Bộ chính
trị về môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đã chỉ rõ: Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong chương
trình sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời
lượng tới hình thành môn học chính khóa đối với cấp học phổ thông.
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra
chỉ thị về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định
nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến
thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù
hợp trong các môn học, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch –
đẹp phù hợp với các vùng miền.
Ở nước ta trong các cuộc hội thảo về môi trường và giáo dục
môi trường đã đưa ra nhiều biện pháp, trong đó việc tuyên truyền giáo
dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương là điều có ý
nghĩa quan trọng, trong đó việc giáo dục cho học sinh ở trường THPT
là một chiến lược lâu dài vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm
nay sẽ là chủ nhân tương lai của quê hương đất nước mai sau.
Giáo dục bảo vệ môi trường là góp phần hình thành nhân cách
con người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao
động có thái độ thân thiện với môi trường, là nền tảng cho hệ thống
giáo dục quốc dân.
II. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN.
1.Nguyên tắc chung:
Việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn học là điều cần thiết
nhưng không phải muốn đưa vào bài học nào cũng dduwwocj, mà phải
căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường
mới có thể tích hợp được.
Việc tích hợp phải đảm bảo tính khoa học, kiến thức trọng tâm
của bộ môn, không biến giờ học thành một giờ giáo dục bảo vệ môi
trường.
Không lạm dụng quá nhiều kiến thức về môi trường dẫn đến quá
tải
2.Nguyên tắc cụ thể:
Tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài học.
Hệ thống câu hỏi cho bài học phải hợp lý, khoa học.
Khai thác các vấn đề liên quan đến môi trường nhằm hình thành ở các
em ý thức hành vi bảo vệ môi trường.
III. HƯỚNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.
Trong chương trình giáo dục công dân lớp 10 có một số bài học
có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường cũng như ý thức của học
sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đó là những thuận lợi tạo điều kiện
để giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Khi dạy các
bài này ngoài những kiến thức trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh,
giáo viên cần khai thác những khía cạnh khác nhau của vấn đề giáo
dục bảo vệ môi trường.
Ví dụ: ở BÀI CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA
NHÂN LOẠI
Đây là bài có nhiều nội dung liên quan đến môi trường. Việc lồng
ghép vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường là cần thiết. Theo cá nhân tôi,
khi dạy bài này giáo viên cần:
a.Về kiến thức: Giáo viên cần giúp học sinh thấy được hậu quả của sự
gia tăng dân số cũng làm ảnh hưởng đến môi trường, thực trạng môi
trường hiện nay và tại sao vấn đề dân số và vấn đề môi trường lại
được coi là vấn đề cấp bách của nhân loại.
Giáo dục học sinh biết làm những việc bảo vệ môi trường, hạn chế sự
bùng nổ dân số để giảm thiểu sự tác động đến môi trường.
Học sinh biết tham gia các hoạt động vệ sinh trường học, nơi ở, trồng
cây
b. Về phương tiên, đồ dùng học tập: Giáo viên và học sinh cùng chuẩn
bị tranh ảnh, băng hình,
c. Thực hiện:Giáo viên nên đặt ra hệ thống câu hỏi lồng ghép
Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có ý nghĩa như thế nào đối
với cuộc sống của con người?
Thực trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường hiện nay và biện
pháp bảo vệ?
Hậu quả xã hội của việc tăng dân số? Cần phải có những giải
pháp như thế nào để khắc phục?
Hoặc giáo viên cũng có thể cho học sinh đóng vai trò là Tổng thư
ký Liên hiệp quốc để đánh giá nhìn nhận về thực trạng, tác động của
những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay đối với sự phát triển của
các quốc gia trên thế giới. Từ đó ra lời kêu gọi toàn thể nhân loại hãy
đoàn kết cùng nhay giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà chung trái đất.
Qua việc đặt câu hỏi, đóng vai giúp học sinh thấy được hậu
quả của việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bùng nổ dân số
tác động mạnh mẽ đối với con người không phải chỉ ngay bây giờ mà
nó còn là vấn đề lâu dài mà cả nhân loại cùng phải gánh chịu.
IV.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để lựa chọn được những hình thức và phương pháp thích hợp
trong việc giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao cần vận dụng linh hoạt
các phương pháp khác nhau để bài giảng thêm sinh động, học sinh
hứng thú với môn học.
1.Phương pháp đàm thoại, gợi mở:
Đàm thoại thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên
sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh
hội nội dung của bài học. Như vậy hệ thống câu hỏi là cốt lõi của
phương pháp đàm thoại. Giáo viên hỏi, học sinh trả lời, cuối cùng giáo
viêc chốt chuẩn kiến thức.
Ví dụ: Giáo viên đưa ra một số nguyên nhân ô nhiễm không khí
như: Khí thải công nghiệp, cháy rừng sẽ làm hủy hoại tầng ô rôn.
Giáo viên đặt câu hỏi:
Thủng tầng ô rôn sẽ gây tác hại gì đối với môi trường và con
người?
Học sinh trả lời câu hỏi qua đó giáo viên giáo dục tư tưởng bảo vệ
môi trường cho học sinh.
2.Phương pháp trực quan
Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về môi trường giúp học sinh
dễ dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng
ô nhiễm không khí, nước, hiện tượng xói mòn đất ở vùng đất trống đồi
núi trọc
Giáo viên sử dụng máy chiếu đưa những hình ảnh sôi động hoặc đoạn
phim nói về thực trạng môi trường hiện nay.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát , trực tiếp giáo viên cần xác định mục
đích, yêu cầu của việc quan sát hình ảnh. Sau đó giáo viên yêu cầu học
sinh xem những hình ảnh, đoạn phim đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề
gì và mô tả hiện tượng. Cuối cùng giáo viên gợi ý học sinh nêu nguyên
nhân và hậu quả của hiện tượng.
Học sinh quan sát hình ảnh, đoạn phim, sau đó thảo luận, đưa ra
kết quả
Giáo viên theo dõi quá trình thảo luận, câu trả lời cuat học sinh
rồi nhận xét bổ sung.
Ví dụ giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn phim về việc
nước thải, chất thải chưa qua xử lý thải ra các con kênh, mương ở khu
vực Đội Cấn, Hà Đông.
Lưu ý khi sử dụng hình ảnh, đoạn phim giáo viên cần chuẩn bị
những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể
hiện trên hình ảnh, đoạn phim và yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức
của bài học để giải thích các hiện tượng được thể hiện qua đoạn phim
đó.
3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề
Ví dụ giáo viên đưa ra tình huống: Trong những ngày học cuối
năm khi đang vui choi trong sân trường em bỗng nhì thấy các anh chị
lớp 12 thi nhau trèo lên cây phượng để hái hoa, bẻ cành xuống để chụp
ảnh lưu niệm cuối năm học.
Khi gặp tình huống đó em sẽ làm gì? Tại sao em lại có thái độ như vậy?
4.Phương pháp thảo luận nhóm:
Sử dụng phương pháp này, hệ thống câu hỏi phải khó, đòi hỏi
phải có tính tập thể để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bảo
vệ môi trường.
Giáo viên cần tiến hành các bước:
- Giáo viên gia hạn câu hỏi
- Học sinh thảo luận theo nhóm
- Giáo viên sử dụng phiếu học tập
- Phân công nhóm trưởng
- Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi và
nhận xét bổ xung
- Giáo viên tổng hợp ý kiến
V.MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN VIỆC DẠY HỌC LỒNG GHÉP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.Trang bị đầy đủ tài liệu tích hợp giáo dục môi trường cho học
sinh
Trong quá trình dạy học, việc tích hợp giáo dục môi trường cho
học sinh đòi hỏi cần có nhiều tài liệu để học ính lĩnh hội kiến thức và
tham khảo về vấn đề quan trọng càn thiết của việc giáo dục môi
trường . Giáo viên cần trang bị cho mình và học sinh những tài liệu
liên quan đến môi trường để học sinh dễ dàng hình thành kiến thức
hơn.
2, Tìm tranh ảnh, hình ảnh, đoạn phim về môi trường cho học
sinh quan sát, tìm hiểu để học sinh thấy được tác hại của việc ô nhiễm
môi trường. Qua đó học sinh có thể thấy được sự cần thiết phải bảo
vệ môi trường, từ đó có thể tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ
môi trường với mình.
3. Phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh trong tiết học.
Trong quá trình dạy học việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cần
phải làm như thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của
học sinh trong quá trình học, làm cho học sinh thấy ham muốn, thích
thú trong khi học, cho học sinh thấy được việc bảo vệ môi trường là
luôn cần thiết và cần làm trước hết.
VI.KẾT QUẢ
Qua những giờ học có lồng ghép với nội dung bảo vệ môi trường tôi
nhận thấy:
-Học sinh rất hứng thú học tập
- Phát huy tính chủ động của học sinh
- Phát huy cao khả năng làm việc theo nhóm
- Giờ học sôi nổi
- Kết quả: 100% học sinh được giao nhiệm vụ đều hoàn thành
suất xắc nhiệm vụ
100% học sinh có kết quả bộ môn đạt loại giỏi
Học sinh hứng thú với môn học
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn giáo
dục công dân là cần thiết đối với nhận thức của học sinh. Tuy nhiên cách
thức tổ chức giảng dạy và lồng ghép cần nhẹ nhàng, tránh tình trạng tích
hợp một cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội dung bài học thêm nặng nề,
học sinh sẽ nhàm chán
Qua việc dạy học tích hợp , lồng ghép giáo viên và học sinh sẽ
có trách nhiệm và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường.
2.Kiến nghị:
Giáo dục bảo vệ môi trường là hoạt động giáo dục liên bộ môn.
Bởi vậy tôi mong ngành giáo dục cung cấp thêm nhiều tài liệu về môi
trường để đưa vào dạy tích hợp
Nên tổ chức nhiều ngày chủ nhật xanh để giáo dục học sinh.
Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh,
gắn việc giáo dục môi trường với việc triển khai thực hiện xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tập trung xây dựng nhà trường
xanh – sạch – đẹp.
Trên đây là một vài ý kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học
tích hợp giáo dục môi trường vào trong bộ môn giáo dục công dân lớp 10.
Sáng kiến kinh nghiệm chắc chắn còn có những thiếu sót rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để việc dạy tích hợp ngày
càng đạt hiệu quả cao hơn.
Hà nội, ngày tháng năm 2012
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Nguyễn Thị Thùy Trang