Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN HỌC CHO TRẺ 25 – 36 THÁNG TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.58 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG MẦM NON

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN HỌC
CHO TRẺ 25 – 36 THÁNG TUỔI

Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Ngọc Trạo
SKKN thuộc lĩnh môn: Văn học

BỈM SƠN - NĂM 2018


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ở trường mầm non cùng với các hoạt động: vui chơi, vệ sinh, lao động…
thì hoạt động học tập được tổ chức một cách hệ thống để giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện hình thành nhân cách cho trẻ.
Trẻ em là chủ nhân của tương lai của đất nước. Một đất nước muốn phát
triển vững mạnh phải có con người có đủ sức khoẻ, trí tuệ. Đồng thời để đáp
ứng với sự phát triển không ngừng của sự nghiệp giáo dục, việc chăm sóc giáo
dục trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng là vơ cùng quan trọng.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Những năm đầu cuộc đời của trẻ nó có tầm quan trọng đặc biệt đó là thời kỳ mà
sự tăng trưởng và sự phát triển nhanh của cơ thể trẻ, cũng như về trí tuệ, tình
cảm, nhân cách được bắt đầu hình thành. Muốn đáp ứng được yêu cầu phát triển
giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trước hết một cô giáo mầm non cần được


nhận thức rõ ràng, phải hết lòng thương yêu các cháu coi các cháu như con đẻ
của mình, chăm sóc giáo dục các cháu phát triển tồn diện về trí tuệ và thể chất
để các cháu trưởng thành những con người có ích cho tương lai đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm
non nói riêng đã và đang nỗ lực hết mình tìm tịi sáng tạo nâng cao chất lượng
dạy và học để đáp ứng với xu thế đổi mới của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu.
Với tên đề tài: phương pháp giúp trẻ phát triển môn văn học.
Mỗi một môn học trẻ được học ở trường đều ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự
hình thành và phát triển của trẻ. Trong các môn học, tôi nhận thấy văn học là
một đề tài hấp dẫn, bởi nó là một bộ mơn được trẻ tiếp xúc sớm nhất, ngay từ
khi lọt lòng trẻ đã được nghe nhnững lời ru, những câu truyện và những vần thơ
thật hấp dẫn của Bà và của Mẹ. Ở trường mầm non văn học còn được coi là một
phương tiện giáo dục đạt hiệu quả cao nhất góp phần phát triển năng lực, thẩm
mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể chất… tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện ở trẻ. Những ấn tượng về nội dung câu chuyện, bài thơ mà trẻ
tiếp nhận được ở tuổi nhà trẻ không những chỉ khơi dậy cho trẻ cảm xúc chân
thực đầu tiên mà còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời. Trẻ tích luỹ khái
niệm về các hoạt động nhằm mô phỏng lại tự nhiên, xã hội. Vì vậy cơ giáo cần
giúp trẻ có cảm nhận được những vẻ đẹp trong cuộc sống, tạo tiền đề cho trẻ tiếp
thu kiến thức trong cấp học sau này.


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các cháu lớp 25-36 tháng trường Mầm non tư thục Ngọc Trạo, thị xã Bỉm
Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhằm giúp trẻ phát triển tồn diện qua môn văn học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Văn học là bộ mơn giúp cho trẻ nhà trẻ cảm nhận về thế giới xung quanh một
cách phong phú và đa dạng,giúp cho trẻ cảm thụ mọi thứ xung quanh sinh động ,

hấp dẫn ,góp phần tạo cho trẻ cảm nhận thế giới xung quanh mới mẻ nhiều màu
sắc hơn.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Để nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp.
+Tạo môi trường học tập.
+ Tổ chức tiết học nhẹ nhàng chơi và học kết hợp.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học.
+ Kết hợp môn âm nhạc vào tiết học.
+ Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng cho trẻ.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Văn học là gì?
Phương pháp dạy môn văn học là môn mà yêu cầu trẻphải luôn ghi nhớ,
quan sát mọi thứ xung quanh, nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ cũng như nhận
thức.Văn họn dẫn dắt trẻđến những hiện tượng sống của đời sống, hình thành sự
liên tưởng.
Ngồi ra văn học giúp trẻ phất triển ngơn ngữ , phát triển tai nghevad cảm
xúc cho trẻ, văn học đưa trẻ vào thế giới huyền ảo, thế giới cổ tích xa xưa.
Thục tế cho thấy rằng ở lứa tuổi 25-36 tháng là lứa tuổi đầu đời, trẻ rất
nhạy cảm, là phương tiện hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ. văn học cịn
hình thành cho trẻ thêm trí tưởng tượng mọi thứ xung quanh mình mọt cách
mới mẻ,giúp trẻ cảm tháy mọi thứ xung quanh luôn tươi sáng, trẻ luôn lắng
nghe cô trong khi học cũng như đưa trẻ vào thế giới cổ tích.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, tôi mạnh dan đưa ra. Giúp trẻ phát
triển tồn diện mơn âm nhạc.Tơi đã trực tiếp áp dụng vào lớp mình.
2. Thực trạng vấn đề.
a/ Thuận lợi.
- Đa số đội ngũ giáo viên có tâm huyết trong nghành, yêu nghề , mếm trẻ,
có phẩm chất đạo đức.



- Ban giám hiệu luôn quan tâm sát sao đến lớp học , đầu tư cơ sở vật chất:
mua sắm dụng cụ dạy học, tạo điều kiện cho lớp sử dụng đồ dùng vào tiết
học…
b/ Khó khăn.
- Phần đơng các cháu cịn bé, việc hiểu và cảm nhận rất khó khăn, nên ảnh
hưởng đến quá trình dạy học rất nhiều.
- Vì cháu cịn bé nên việc dạy học liên tục cũng gặp nhiều khó khăn cháu
mới đi học thường xuyên, cháu nghỉ ốm liên tục nên để cháu hiểu và bắt kịp với
mơn dạy rất khó.
-Mỗi phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con.
Để làm thế nào cho trẻ nắm rõ được môn học là điều tôi luôn quan tâm Từ
những thực tế trên để thực hiện tốt môn văn học cho trẻ, ngay từ đầu năm học
tôi đã tiến hành khảo sát khả năng của trẻ để có biện pháp linh hoạt để nâng cao
chất lượng giờ dạy cho trẻ.
c/ Kết quả khảo sát thực trạng.
Tổng số
trẻ
34

Tốt
Số trẻ
12

Tỷ lệ %
35

Khá
Số trẻ
16


Tỷ lệ %
47

Trung bình
Số trẻ
6

Tỷ lệ %
18

Nhìn vào bảng cho thấy kết quả trẻ trên như vậy là chưa cao, chưa đồng
đều. Tỷ lệ khá, giỏi còn thấp, số cháu đạt trung bình cịn nhiều. Giáo viên thực
hiện tiết dạy chưa linh hoạt trong việc xây dựng các hoạt động, chưa sáng tạo
trong việc đưa các thủ thuật nghệ thuật thu hút trẻ. Dạy học tập trung vào hoạt
động của cơ theo kiểu thơng báo, giải thích, minh hoạ tốn ít thời gian nhưng trẻ
tiếp thu thụ động, trẻ chưa thực sự hứng thú với hoạt động. Chính vì vậy nên kết
quả trên trẻ cịn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai
đoạn hiện nay.
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
1. Biện pháp 1: Học tập tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen với văn học.
3. Biện pháp 3: Cải tiến phương pháp dạy.
4. Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện trên tiết dạy
5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
6. Biện pháp 6: Luyện kỹ năng đọc, kể cho trẻ thông qua các hoạt động khác.
7. Biện pháp 7: Kết hợp với gia đình rèn luyện kỹ năng đọc kể cho trẻ.


*. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

a. Biện pháp 1: Học tập tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn ,hơn nữa đây là một bộ mơn có
tính nghệ thuật cao địi hỏi phương pháp nên lớp phải hay sáng tạo, lời nói của
cơ phải hấp dẫn, gần gũi để thu hút trr. Vì vậy trong q trình dạy trẻ tơi ln
ln tự hỏi phải làm thế nào để đưa tác phẩm văn học đến với trẻ một cách
nhanh thuộc và dễ hiểu. Đặc biệt là những phương pháp, tình hình mới. Tơi đã
tìm tòi khám phá những cái hay cái đẹp trong từng tác phẩm văn học kể từ đó
tích luỹ bồi dưỡng cho bản thân. Tơi sưu tầm, tìm tịi tài liệu, sách vở, những
bài thơ câu chuyện ngồi chương trình:
VD: chuyện: Vì sao vịt khơng có mào, thỏ con sợ gì?
- Bản thân tham gia đầy đủ các tiết học bồi dưỡng các chuyện đề do sở giáo
dục mở.
- Dự giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, để học hỏi và nâng cao chuyên
môn.
- Vận dụng những hiểu biết về thế giới xung quanh để tìm tịi các bài thơ câu
chuyện có nội dung gần gũi gây ấn tượng thu hút trẻ theo từng chủ đề của
tiết học.
VD: Chủ đề hoa: Tôi đọc thơ
Xuân về rực rỡ
Đất trời nở hoa
Đào khoe sắc thắm
Bướm vàng lượn quanh.
Chủ đề các loại quả:
Quả chuối cong cong
Chín vàng ngọt lịm
Nhiều chất bổ dưỡng
Giúp em lớn khơn.
Ngồi ra tơi ln suy nghĩ tìm tịi tài liệu, tập san, băng hình, báo chí…
những câu chuyện bài thơ có liên quan đến đề tài học hỏi qua đồng nghiệp.
Vì năng klhiếu có hạn nhưng với sự nhiệt tình, lịng u nghề mến trẻ đã

khiến tơi phải cố gắng hơn nữa để đạt được mục đích mình đang thực hiện.
b. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Để đạt hiệu quả trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một
hình thức đem đến cho trẻ những hình ảnh trong cuộc sống xã hội, thiên nhiên.


Từ đó giúp trẻ cảm nhận được và có vốn kiến thức để tạo ra sản phẩm mà mình
u thích, thơng qua hướng dẫn của cơ giáo.
Vì vậy muốn thực hiện tốt cho trẻ làm quen với văn học đối với trẻ nhà
trẻ: 25 – 36 tháng và đối với trẻ mầm non nói chung đạt chất lượng và hiệu quả
ngoài việc thực hiện đầy đủ các nội dung đã được quy định trong chương trình,
tiến hành đúng phương pháp. Cơ cần có biện pháp đầu tư vào giờ hoạt động
phong phú linh hoạt, cơ cần có kế hoạch chi tiết về nội dung, yêu cầu xác định
rõ ràng phương pháp đọc kể để chuổn bị cho việc hướng dẫn trẻ cũng như đồ
dùng trực quan cho trẻ.
VD:
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt.
+ Cần áp dụng vào hình thức nào cho phù hợp với nội dung.
+ Cần thích hợp lơng ghép những trị chơi gì? Bài hát nào cho phù hợp với đề
tài thực hiện…
c. Biện pháp 3: Cải tiến phương pháp dạy.
Sau một số hoạt động của trẻ tôi kiểm tra và thấy kết quả chưa cao, tơi đã
trăn trở suy nghĩ và tìm ra biện pháp đạt được hiệu quả cao nhất cho trẻ hứng
thú trong giờ học.
Từ những đặc điểm của trẻ nhà trẻ 25 – 36 tháng tư duy mang tính trực
quan hình tượng cụ thể. Vì vậy khả năng tiếp thu của trẻ phụ thuộc rất lớn vào
việc sử dụng đồ dùng minh hoạ khi tiến hành tổ chức hoạt động cho trẻ vì thế
trẻ rất cần sự giúp đỡ của cô.
Muốn được như vậy, trước hết tôi phải chuẩn bị bài soạn kỹ càng, chu
đáo, đề ra mục đích yêu cầu sao cho phù hợp với khả năng thực tế của trẻ,

chuẩn bị tốt đồ chơi phục vụ đề tài phù hợp. Ngồi những cơng việc trên cần
phải nắm được năng khiếu của từng trẻ trong lớp qua giờ hoạt đọng trước để
giúp trẻ thực hiện việc đọc kể của mình một cách tích cực và sáng tạo hơn.
VD: Thơng qua chuyện “ Cây táo “.
Tôi phải xác định ngay việc luyện cho trẻ kỹ năng kể lại chuyện ( theo gợi
ý của cô ) và làm quen với cách đọc kể qua các từ trong tranh.
Vì vậy muốn trẻ kể lại được truyện trước khi vào giờ học, tôi cho trẻ xem
tranh, đàm thoại về bức tranh chuyện hoặc đọc một đoạn thơ có nội dung
chuyện.
Từ đó trẻ có thể trả lời theo câu hỏi của cơ. Sau đó cô kể cho trẻ nghe theo
hướng dẫn trẻ kể cùng cô.


Trẻ kể chuyện, đọc thơ cô hướng dẫn từng đối tượng trẻ, đặc biệt là trẻ
yếu, giúp trẻ đọc, kể một cách thành thạo động viên khích lệ trẻ để trẻ hứng
thúđọc, kể.
Bên cạnh đó tơi ln tìm ra những phương pháp phù hợp với nội dung của giờ
hoạt động đó, phát huy được khả năng của trẻ và tạo cho trẻ sự hứng thú niềm
vui khao khát được đọc thơ, kể lại chuyện cùng cô trong giờ hoạt động. Ngồi
ra tơi ln thay đổi nhiều hình thức khác nhau để thu hút sự chú ý của trẻ. Tìm
ra những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản, câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp. Khơng nên q áp đặt, gị bó đối với trẻ, với đặc thù
riêng của việc cho trẻ làm quen với văn học. Trước khi dạy tôi phải chuẩn bị
những bức tranh đẹp có hình ảnh rõ ràng hoặc mơ hình, sa bàn đơn giản và thật
gần gũi đối với trẻ, đặt ở chỗ thuận tiện để cho trẻ dễ quan sát. Từ đó đã gây
được sự hấp dẫn sinh động đối với trẻ và những kiến thức cơ bản như trẻ được
tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Đó là một hình thức làm giàu
cảm xúc đối với trẻ.
VD: Thông qua bài thơ: Quả thị
Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe, cho trẻ xem tranh…để giúp trẻ hiểu nội

dung và nhớ được tên bài thơ, khi trẻ đọc thơ thể hiện được đúng ngữ điệu
d. Biện pháp 4: Tổ chức thực nghiệm trên tiết dạy
VD: Kể chuyện quả thị
I/ Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên câu truyện và hành động của các nhân vật trong
chuyện.
- Kỹ năng: Trẻ gọi được tên các nhân vật trong truyện và trả lời được các câu
hỏi đàm thoại của cơ.
- Giáo dục: Trẻ biết ơn người chăm sóc cây, không bẻ cành, hái lá là biết trong
hoa quả có nhiều vitamin và muối khống.
II/ Chuẩn bị:
Mơ hình câu truyện.
III/ Cách tiến hành:
Nội dung hoạt
động
1.Hoạt động 1
Gây hứng thú

Hoạt động của cô

Hoạt động của
trẻ

- Cô cùng các cháu đến thăm vườn cây
ăn quả nhà bác nông dân nhé!
Các cháu có thích khơng?
- Vâng ạ


2.Hoạt động 2:

Giới thiệu bài
mới
a. Kể truyện

b. Đàm thoại

- Cô cháu mình hãy làm các chú chim - Có ạ
bay đến khu vườn nào!
- Trẻ làm chim
bay cùng cô
- Đã đến khu vườn rồi, cơ cháu mình
hãy cùng quan sát xem trong vườn có
những cây gì nhé!
- Vâng ạ
- Cây gì đây?
- Cây Na
- Đây là gì?
- Quả Na
- Cịn đây?
- Cành Na
- Trên cành Na có rất nhiều cái gì đây?
- Lá Na
- Cịn đây là gì?
- Cây Cam
- Các cháu ạ! Trong khu vườn ngoài cây
Na, cây Cam ra cịn có rất nhiều các loại
cây khác như cây thị, cây đu đủ nữa đấy!
- Cơ cũng có một câu chuyện kể về quả
Thị rất hay, cô mời cả lớp mình cùng về
chỗ để lắng nghe cơ kể nhé!

- Vâng ạ!
+ Cơ kể lần 1 bằng lời (kể trình tự theo
nội dung câu chuyện)
- Cô vừa kể các cháu nghe chuyện gì?
- Quả Thị
- Cơ có cây gì đây?
- Cây Thị
- Cây thị có gì đây?
- Quả Thị
- Quả Thị màu gì?
- Cả lớp nhìn xem quả Thị màu xanh so - Quả xanh to
với Quả Thị màu vàng ntn?
hơn
Còn quả vàng?
Nhỏ hơn quả
- Cả lớp hãy đếm cùng cơ xem trên cây xanh
Thị có bao nhiêu quả nhé!
- 1…3 quả
+ Cơ kể lần 2 bằng mơ hình.
- Cơ vừa kể chuyện gì?
- Quả Thị
- Trong truyện có những ai?
- Bạn Vịt…
- Bạn Vịt đi ntn?
- Lạch bạch
- Bạn Vịt gọi quả Thị ntn?
- Quả Thị áo
xanh
+ Bạn Mèo làm gì?
- Cào, cào…

+ Mèo là con vật ni ở đâu?
- Trong gia đình


+ Mèo kêu làm sao?
+ Cả lớp làm giả tiếng Mèo kêu nào?
+ Câu chuyện cịn có ai?
+ Bà Cụ gọi quả Thị ntn?
+ Nghe bà Cụ gọi quả Thị rơi vào đâu?
+ Bà mang thị đi đâu?
+ Thị có thơm không?
+ Cả lớp chơi ngửi Thị nào!

- Cô kể lần 3 bằng mơ hình
+ Cơ vừa kể chuyện gì?
+ Ăn hoa quả cung cấp chất gì?
À đúng rồi ăn hoa quả có nhiều vitamin
và muối khống sẽ giúp cho cơ thể chúng
ta khoẻ mạnh chóng lớn đấy.
+ Trước khi ăn các cháu phải làm gì?
- Cơ kể lần 4 vừa kể vừa hỏi trẻ để trẻ
nhớ lại tình tiết câu chuyện bằng mơ
hình.
+ Cơ vừa kể chuyện gì?
- Muốn cho cây tươi tốt chúng ta phải
làm gì?
- GD: Các cháu ạ! Muốn cho cây tươi
tốt chúng ta phải tưới cây chăm sóc
cây và khơng bẻ cành hái lá nhé!
3.Hoạt động 3

Hái quả

- Meo, meo…
- Meo, meo…
- Bà cụ
- Thị ơi thị hỡi
- Vào bị bà
- Mang về ngửi
- Có ạ
- Trẻ đặt 2 tay
lên mũi và nói
thơm quá
- Quả thị
- Vitamin

- Gọt vỏ bỏ hạt

- Quả thị
- Tưới cây

- Vâng ạ

- Cơ bọc cành cây ở góc lớp trên cành cây Trẻ chơi 3- 4
có treo quả. Cơ phụ ở trong kéo quả lên và lần
hạ quả xuống. Khi cơ nói hải quả thì trẻ
nhảy lên để hái và nói “ hái quả “.

đ. Biện pháp 5: Bồi dưỡng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Trẻ độ tuổi nhà trẻ 25 – 36 tháng tri giác của trẻ phát triển chưa hồn
thiện, trẻ chóng nhớ nhưng cũng chóng qn vì thế tơi cần chuẩn bị tranh, mơ

hình rõ ràng đơn giản để trẻ quan sát. Cơ có thể cho trẻ tìm hiểu nội dung tranh


ở mọi lúc mọi nơi trước giờ hoạt động. Khi đọc kể cô tạo điều kiện cho trẻ được
tiếp xúc tìm hiểu trực tiếp, qua tranh ảnh, mơ hình để trẻ quan sát. Từ đó trẻ tri
giác lại sự vật hiện tượng đẻ trẻ đọc, kể một cách thành thạo hơn.
Q trình giáo dục trẻ khơng chỉ tiến hành trên giờ hoạt động chung mà là
tất cả các hoạt động khác nhau ở mọi lúc mọi nơi nhằm củng cố và khắc sâu
kiến thức cho trẻ.
Thơng qua hoạt động ngồi trời, hoạt động chiều, mọi lúc mọi nơi tôi
thường cho trẻ tham quan và giúp trẻ củng cố lại nhân vật trong truyện tôi vừa
kể, vừa dạo chơi vừa đọc thơ, bên cạnh việc củng cố kiến thức cho trẻ tôi luôn
tận dụng thời gian để cung cấp bài thơ, câu chuyện mới cho trẻ dưới hình thức
dạo chơi,quan sát tranh ảnh, mơ hình…
g. Biện pháp 6: Luyện kỹ năng đọc, kể cho trẻ thông qua các hoạt động khác.
Để giờ đọc thơ, kể chuyện gây được sức hấp dẫn và sinh động hơn đối với
trẻ tơi sử dụng tích hợp nhiều hơn để đạt kết quả cao hơn, thoải mái, khơng gị
bó. Qua đó sẽ phát huy được tính tư duy, phát triển ngơn ngữ, phát triển trí
tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ.
h. Biện pháp 7: Kết hợp với gia đình rèn luyện kỹ năng đọc, kể cho trẻ.
Trẻ làm quen với văn học là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần
thiết vì đay là một loại hình nghệ thuật rất hấp dẫn đói với trẻ và nhất là đối với
kể chuyện trẻ cần phải có năng khiếu cộng với sự giúp đỡ của cha, mẹ, mọi
người xung quanh tạo điều kiện cho trẻ thì trẻ sẽ phát huy tốt được khả năng
của mình. Vì vậy tơi đã kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền trao đổi với gia
đình về những đặc điểm và khả năng của trẻ, về mọi hoạt động của trẻ ở trên
lớp. Ngồi ra tơi cịn phát động cho học sinh đóp góp thêm sách báo, tranh ảnh,
sách truyện, thơ…để phục vụ hoạt động ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
Cuối ngày tôi thông báo đề tài với phụ huynh trên góc tuyên truyền để về nhà
có hướng luyện thêm cho trẻ.

Đối với những trẻ đọc, kể kém hơn tôi thông báo cho phụ huynh biết một
cách khéo léo về sự tiếp thu bài của trẻ trên lớp để gia đình có kế hoạch bồi
dưỡng thêm cho trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua việc tiến hành thực hiện trên trẻ bằng vốn kiến thức đã được trang bị
với những phương pháp và hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong giờ hoạt
động làm quen với văn học đã đạt được kết quả như sau:


Tổng số
trẻ
34

Tốt
Số trẻ
14

Tỷ lệ %
41

Khá
Số trẻ
17

Tỷ lệ %
50

Trung bình
Số trẻ
3


Tỷ lệ %
9

Ta nhận thấy kết quả trên trẻ cao hơn. Từ đây ta rút ra bài học kinh nghiệm.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Xuất phát từ mục đích giáo dục nhân cách phát triển tồn diện cho trẻ
thơng qua các dạng hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non nói chung và trẻ
nhà trẻ nói riêng đặc biệt là việc cho trẻ làm quen với văn học. Đó là một trong
những yêu cầu quan trọng làm tiền đề giúp trẻ mở rộng hiểu biết, tư duy ghi
nhớ, phát huy khả năng hoạt động tích cực, sáng tạo.
Nội dung văn học giúp cho trẻ nhà trẻ thực hiện thơng qua giờ họcchính,
tích hợp một số hoạt động khác vào mơn học.
Từ những kinh nghiệm được tích lũy, tơi đã áp dụng và có hiệu quả lớp
nhằm hình thành những yếu tố của nhân cách trẻ được hoàn thiện, giúp phát
triển thẩm mỹ, đạo đức , trí tuệ, thể lực, góp phần đào tạo cho thế hệ trẻ thành
những con người phát triển tồn diện. Vì trẻ em hơm nay thế giới ngaỳ mai,
Qua các biện pháp giúp cho môn học trở nên sinh động, cảm giác thoải
mái cho trẻ,trẻ hứng thú và tích cực học. Cơ và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh
dạn , linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.
Giúp trẻ học tốt và hứng thú khi học, vì vậy cần tận dụng các phương
pháp, biện pháp vào tiết dạy.
Cố gắng trau dồi thêm kiến thức cho bản thân.
Gi viên ln gần gũi với học sinh, lăng nghe ý kiến đóng góp xây dựng,
biết sủa chữa các khuyết điểm của bản thân,nâng cao trình độ.
Văn học là môn học luôn yêu cầu giáo viên phải ttruỳen cảm húng vào tiết
dạy để trẻ hứng thú.
Giúp trẻ hiểu biết thêm về mọi thứ xung quanh, luôn tươi đẹp.
Cần cho trẻ hiểuđược thêm về những bản sắc của dân tộc minh qua mơn học.

2. Kiến nghị.
a. đối với phịng giáo dục đào tạo.
Tôi là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề , đối với ngôi trường tôi
đang làm việc là trường tư thục nên gặp rất nhiều khó khăn , nên tơi mong
phịng giáo dục quan tâm hơn nũa đến trường , cũng như quan tâm hơn nữa đến
đời sống giáo viên.


Giup đỡ ngôi trường ngày càng vững mạnh và phát triển tốt hơn nữa .
b. Đối với nhà trường.
Bản thân tôi là giáo viên mầm non mới ra trường kinh nghiệm chưa có
kính mong ban giám hiệu quan tâm giúp đỡ ,tạo điều kiện để bản thân tôi trau
dồi thêm nhiều kiến thưc hơn nữa.cung cấp thêm đồ dùng đồ chơi nhiều phục vụ
cho tiết dạy.
Sáng kiến kinh nghiệm của tơi khơng tránh khỏi sự thiếu sót. Kính mong
được các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp góp ý xây dựng , bổ sung thêm giúp
tơi có thể học hỏi nhiều hơn nữa trong công tác giáo dục trẻ để tơi có được
những bài học tốt hơn trong q trình công tác của bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngọc Trạo, ngày 10 tháng 04 năm 2018
Người viết

Nguyễn Thi Mai


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp dạy trẻ học nói như thế nào: tác giả Kha-Hai-Nơ-Đích (NXBGD
1990).
- Bồi dưỡng thường xuyên.
- Ưng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ học tốt môn làm quen văn

học.
- Hoạt động làm quen văn học ( NXB- Hà Nội)
- Chuyên đề hè 2017.


MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận........................................................................2
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn....................................................................2
II. NỘI DUNG......................................................................................................2
1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................2
2. Thực trạng vấn đề..............................................................................................2
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện........................................................................3
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.................................................................9
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................10
1. Kết luận...........................................................................................................10
2. Kiến nghị.........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................12



×