Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

“Nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và câu Tiếng Việt cho học sinh bằng phương pháp dạy học tương tác tích cực trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG VỐN TỪ VÀ CÂU
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC TRONG PHÂN MƠN LUYỆN
TỪ VÀ CÂU LỚP 5

Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2018
0


MỤC LỤC
MỤC
I
1
2
3
4
II
1
2
3
3.1


3.2

3.3

3.4
4
III
1
2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao năng lực sử dụng vốn
từ và câu Tiếng Việt cho học sinh trong phân môn Luyện từ
và câu lớp 5
Tìm hiểu quy trình tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và
câu lớp 5 theo phương pháp dạy học tương tác tích cực
Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức và thực hiện “dạy
học tương tác tích cực” nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn
từ và câu Tiếng Việt cho học sinh lớp 5
Nâng cao khả năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh bằng
phương pháp dạy tương tác tích cực thơng qua xây dựng trị
chơi “Tích truyện dân gian” trong các tiết chính khóa và thiết

kế các dạng câu hỏi bài tập ở tiết học ngồi giờ chính khóa
Nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và câu cho học sinh lớp
5D bằng dạy học tương tác tích cực thơng qua xây dựng bài
giảng điện tử thân thiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

TRANG
1
1
2
2
2
3
3
5
6
6
8

10

15
18
20
20
20


0


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mơn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng có nhiệm vụ hình
thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và
học Tiếng Việt, học sinh được rèn luyện các kĩ năng, nâng cao năng lực và phẩm
chất cần thiết, cũng như có những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con
người hay về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngồi. Từ đó bồi dưỡng
cho các em tình u tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người mới Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc dạy và học phân mơn Luyện từ và
câu ở lớp 5 nói riêng và ở Tiểu học nói chung cịn gặp khơng ít khó khăn, nhất là
chưa thực sự chú trọng đến việc rèn kĩ năng và nâng cao năng lực sử dụng vốn
từ và câu tiếng Việt cho các em, chưa giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của ngơn
ngữ trong lời nói, giao tiếp và nhất là trong văn phong Tiếng Việt. Đồng thời,
việc dạy học bộ môn này chưa tạo được niềm đam mê học tập thực sự cho trẻ.
Dẫn đến các em cịn thụ động trong học tập, chưa tích cực và tự giác giúp đỡ
nhau học tập tiến bộ. Điều đó đồng nghĩa với việc khơng ít giáo viên cịn gặp
khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả để giải quyết
những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học bộ mơn này.
Ngồi ra, khi áp dụng phương pháp dạy học tương tác vào thực tiễn dạy
học trong nhà trường, một bộ phận không nhỏ giáo viên đã có cách hiểu chưa
đúng về phương pháp này. Họ cho rằng, dạy học tương tác chỉ là sự tác động
qua lại giữa người dạy và người học. Hơn nữa, sự tác động đó thường chỉ diễn ra
theo một chiều là người dạy tác động đến người học chứ khơng có chiều ngược

lại và cũng khơng có sự tương tác giữa người học và người học; người học,
người dạy với mơi trường. Chính vì chưa nắm rõ tinh thần của phương pháp này
nên việc áp dụng cũng như triển khai tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học
tương tác tích cực của một số giáo viên chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt trong
mỗi tiết học vẫn cịn đơn điệu về hình thức và cách tổ chức, chưa tạo được hưng
phấn, tính tự lực học tập cho từng đối tượng học sinh. Điều này dẫn đến việc
hiểu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết
câu và sử dụng dấu câu viết đoạn, bài của các em còn gặp nhiều khó khăn.
Việc đổi mới triệt để phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tính
tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập là vấn đề đang được nhiều người quan
tâm. Chính vì lẽ đó, trong q trình dạy học, tơi ln chủ động, tìm tịi và học
hỏi đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học
để mỗi giờ học của các em thực sự cuốn hút và hiệu quả bằng việc mạnh dạn áp
dụng kinh nghiệm: “Nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và câu Tiếng Việt cho
học sinh bằng phương pháp dạy học tương tác tích cực trong phân mơn
Luyện từ và câu lớp 5”. Từ đó có thể giải quyết phần nào những vấn đề còn
vướng mắc và tồn đọng trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 nói riêng
và mơn Tiếng Việt nói chung.
1


2. Mục đích nghiên cứu
Khi lựa chọn việc áp dụng kinh nghiệm “Nâng cao năng lực sử dụng từ
và câu Tiếng Việt cho học sinh bằng phương pháp dạy học tương tác tích cực
trong phân mơn Luyện từ và câu lớp5” thì mục đích chính là tháo gỡ những khó
khăn về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; vận dụng dùng từ, đặt câu, liên
kết câu và sử dụng dấu câu để viết đoạn, bài văn. Đồng thời, tạo sự tự tin, tích
cực, tự lực và hứng thú học tập cho các em để mỗi tiết học thực sự lí thú và hiệu
quả. Từ đó, giúp học sinh lớp 5D tơi phụ trách nói riêng và học sinh lớp 5
trường Tiểu học Bắc Sơn nói chung phát triển toàn diện các kĩ năng, năng lực,

phẩm chất và tư duy trong học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu
Việc lựa chọn kiến thức, nội dung của phân môn Luyện từ và câu trong
chương trình Tiếng Việt lớp 5 để áp dụng phương pháp dạy học tương tác tích
cực một cách mới mẻ, lí thú trong mơi trường học tập thân thiện nhưng khơng
xa lạ mà gần gũi với tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 5D
trường Tiểu học Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa chính là đối tượng nghiên cứu
của đề tài mà tôi áp dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện áp dụng kinh nghiệm “Nâng cao năng lực sử dụng từ và
câu Tiếng Việt cho học sinh bằng phương pháp dạy học tương tác tích cực trong
phân mơn Luyện từ và câu lớp 5”, tơi đã sử dụng một số phương pháp chính
như: phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra
khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương
pháp thống kê, xử lí số liệu, cụ thể như sau:
a. Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp
dạy học tương tác tích cực để tổ chức và áp dụng dạy học cung cấp kiến thức về
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; vận dụng dùng từ, đặt câu, liên kết câu
và sử dụng dấu câu để viết đoạn, bài văn thông qua cách tổ chức các trị chơi lí
thú hay hoạt động nhóm sơi động, bổ ích phù hợp với các phương tiện dạy học
phong phú, đa dạng và nội dung kiến thức tiếp nhận của học sinh, cũng như tạo
được môi trường học tập thân thiện, gần gũi cho các em trong mỗi tiết học.
b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Đây là phương pháp điều tra nghiên cứu thực tế việc tổ chức dạy và học
về sử dụng vốn từ và câu Tiếng Việt bằng phương pháp dạy học tương tác tích
cực trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Sơn nói
riêng và một số trường tiểu học nói chung trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, Thanh
Hóa.
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Với những kết quả về khả năng sử dụng từ và câu Tiếng Việt mà học sinh đã
đạt được bằng dạy học tương tác tích cực, tơi tiến hành phương pháp thực nghiệm
sư phạm để thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận
thức và năng lực của học sinh lớp 5D khi học Luyện từ và câu. Từ đó sẽ tiến hành
áp dụng một cách hiệu quả nhất theo những giải pháp đưa ra trong dạy học tương
tác tích cực ở phân mơn Luyện từ và câu nói riêng và các mơn học khác nói chung.
2


d. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Sau khi áp dụng giải pháp này vào thực tiễn dạy học tại lớp 5D, trường
tiểu học Bắc Sơn kết hợp thu thập các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho đề tài, tơi đã
tiến hành phân tích, tổng hợp các số liệu minh chứng cụ thể qua các thời điểm
kiểm tra của giáo viên, tổ chuyên môn và Nhà trường. Từ đó rút ra kết luận và
hiệu quả về việc áp dụng kinh nghiệm “Nâng cao năng lực sử dụng từ và câu
Tiếng Việt cho học sinh bằng phương pháp dạy học tương tác tích cực trong
phân mơn Luyện từ và câu lớp 5”.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, năm học 2017-2018, toàn ngành Giáo dục tiếp tục
triển khai 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản với những nội dung
cụ thể, thì bậc giáo dục Tiểu học cần tập trung vào 8 nhiệm vụ trọng tâm cho
năm học. Trong đó “việc lựa chọn và triển khai các phương pháp dạy học
tích cực tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ
chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả,... nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hướng đến phát triển toàn diện phẩm
chất, năng lực học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, lối, giáo dục giá trị sống, kĩ
năng sống sống cho học sinh.” được quan tâm, chú trọng trong chương trình,
nhiệm vụ giáo dục của Sở Giáo dục Thanh Hóa, Phịng Giáo dục Bỉm Sơn. Và
đặc biệt là Nhà trường Tiểu học Bắc Sơn đã tập trung triển khai và chỉ đạo tới

toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện tốt đánh giá học
sinh theo Thông tư 22; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dạy học; nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo, tích cực đổi mới phương pháp dạy học và ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Việc giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng vốn từ, viết câu có vai trị
đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngơn ngữ vì nó chính là đang giúp cho các
em nắm vững ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp phù hợp với từng đối tượng
và hoàn cảnh cụ thể trong các tình huống phức tạp và đa dạng của cuộc sống.
Giúp các em hiểu về thế giới xung quanh việc học tập ở trường, ở nhà cũng như
tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người một cách chủ động,
tích cực và sáng tạo. Từ đó gắn với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà
trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động.
Dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và dạy học phân mơn
Luyện từ và câu ở lớp 5 nói riêng cần phải chú ý đến trình độ, đến tâm sinh lí
lứa tuổi của từng đối tượng học sinh là thích khám phá, sáng tạo, làm chủ bản
thân và hứng thú với những điều mới mẻ. Đồng thời, người giáo viên phải nắm
được khả năng sử dụng từ và câu tiếng Việt của các em. Từ đó để điều chỉnh nội
dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp làm sao cho trong mỗi tiết học,
học sinh ở các trình độ khác nhau đều được quan tâm, được tự lực làm việc và
được phát triển năng lực, phẩm chất. Như vậy, người giáo viên phải không
ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để trong mỗi giờ
học giúp các em chủ động hoạt động và tự học một cách sáng tạo như đánh giá
của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai: “Phải biến quá trình
3


dạy học thành quá trình hoạt động và tự học của học sinh… Giáo viên phải tiếp
xúc với trẻ, giúp trẻ hoạt động và đạt kết quả học tập tốt hơn.”
Những điều nói trên đồng nghĩa với việc người giáo viên cần mạnh dạn
nghiên cứu, xây dựng và thực hiện “phương pháp dạy học tương tác tích cực”

trong dạy học Luyện từ và câu nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và câu
cho học sinh lớp 5. Qua đó giúp các em phát triển những kĩ năng, năng lực và
phẩm chất cần thiết. Muốn tổ chức thực hiện giải pháp này hiệu quả trước hết
phải hiểu về “phương pháp dạy học tương tác tích cực”: là phương pháp được
tiến hành trong dạy học tạo được sự tác động qua lại giữa các chủ thể là người
dạy, người học và đối tượng dạy học cũng như toàn thể các thành phần của quá
trình dạy học; làm cho hoạt động dạy học vận động và phát triển, nhằm thực
hiện chức năng dạy học và hướng vào việc phát triển kĩ năng, nhận thức và năng
lực của người học. Đặc biệt người học ln được chủ động tìm tịi, sáng tạo và
phát triển tư duy, nâng cao năng lực.
Quá trình dạy học tương tác bao gồm nhiều thành phần khác nhau, có sự tác
động qua lại lẫn nhau. Có thể trình bày tổng quan các mối quan hệ giữa các yếu tố
của quá trình dạy học trong một “khung lý luận dạy học” sau đây (hình 1):

Hình 1: Các mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học tương tác
Sự tương tác có cấu trúc cơ bản gồm tác động và phản ứng của các chủ
thể tham gia tương tác. Sự tương tác là tích cực khi cách thức tác động và phản
ứng này tạo nên sự chủ động, tự giác, tích cực của các chủ thể tham gia.

Hình 2: Sơ đồ Cấu trúc tương tác trong dạy học
4


Mơi trường dạy học tương tác tích cực khơng chỉ là phòng học, phương
tiện, tài liệu mà còn bao gồm cả phương pháp dạy và học, các hình thức hợp tác,
bầu khơng khí học tập trong lớp học. Trong dạy học tương tác tích cực, cấu trúc
tương tác trong dạy học là các tương tác đa dạng giữa các thành phần thuộc
MTDHTT tích cực. Các mối tương tác cơ bản gồm:
- Tương tác giữa người dạy
người học

- Tương tác giữa người học
người học
- Tương tác giữa người học
bản thân người học
- Tương tác giữa người dạy
môi trường dạy học
- Tương tác giữa người học
môi trường dạy học
Bằng việc tạo ra mơi trường dạy học tương tác tích cực trong mỗi giờ học
Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh nắm bắt tri thức ngôn ngữ và rèn kĩ năng sử
dụng tiếng Việt thêm hứng thú, hiệu quả. Thông qua các trị chơi rất lí thú có nội
dung từ các câu chuyện cổ dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) như:
Tấm Cám; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thạch Sanh; Cây tre trăm đốt; Cây khế; Sự tích
quả dưa hấu,... giáo viên tổ chức các trị chơi “Tích truyện dân gian” để giúp
học sinh củng cố, rèn kĩ năng và nâng cao năng lực về ngữ âm; từ và nghĩa của
từ; câu ghép; cách liên kết câu trong đoạn, bài văn hay khả năng ghi nhớ từ, các
thành ngữ, tục ngữ,…thông qua việc sử dụng linh hoạt và đa dạng đồ dùng dạy
học trực quan như máy chiếu, đồ vật thật gần gũi với đời sống của trẻ. Từ đó tạo
bầu khơng khí học tập thoải mái, thân thiện nâng cao hứng thú học tập, phát huy
tính tự lực và sự sáng tạo cho các em. Nó khơng những giúp học sinh hình thành
và phát triển kĩ năng, nâng cao năng lực sử dụng từ và câu Tiếng Việt mà còn
giúp giáo viên khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy
học một cách hiệu quả.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế cho thấy, hầu hết việc dạy và học ở các trường Tiểu học nói chung
và ở các trường Tiểu học trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn nói riêng, việc đổi mới
phương pháp dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 5, nhất là trong phân môn Luyện
từ và câu đâu đó ở một bộ phận khơng nhỏ giáo viên chưa thực sự triệt để. Việc
áp dụng phương pháp dạy học tương tác tích cực trong dạy học LTVC lớp 5 còn
hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao. Học sinh còn lúng túng về ngữ âm, từ và

nghĩa của từ, việc phân biệt và đặt các kiểu câu ghép hay việc sử dụng vốn từ để
đặt câu, viết đoạn, bài văn chưa hấp dẫn sinh động, ít cảm xúc và thiếu sự sáng
tạo. Dẫn đến trong mỗi giờ học, các em chưa hứng thú, chưa tích cực tự lực học
tập và việc hoạt động hợp tác của học sinh chưa cao.
Đối với học sinh trường Tiểu học Bắc Sơn là một trường miền núi thuộc
địa bàn thị xã Bỉm Sơn, nhất là học sinh lớp 5D (khu Đội 4) tôi được chủ nhiệm
trong năm học 2017-2018, thì vốn kiến thức về ngữ âm, từ vựng và câu của các
em để sử dụng vào cuộc sống khi diễn đạt, trình bày ý kiến, tư tưởng hay tình
cảm của mình chưa tốt. Các em thường gặp khó khăn trong phân tích ngữ âm
tiếng Việt, hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ (đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm,
nhiều nghĩa; đại từ, quan hệ từ) và câu ghép, cách nối các vế câu trong câu
ghép, cách liên kết câu trong đoạn bài văn còn nhiều lúng túng. Vì thế mà các
câu văn các em viết còn nghèo ý và từ; diễn đạt còn lủng củng, chưa sinh động
5


và nhất là chưa có sự sáng tạo và cảm xúc khi viết. Cụ thể, đầu năm kết quả làm
bài khảo sát môn Tiếng Việt phần hiểu ngữ âm, sử dụng từ và câu của 22 học
sinh lớp 5D tôi phụ trách như sau:
Kết quả
Sĩ số
22

Hoàn thành tốt
SL
TL
3
13,6

Hoàn thành

SL
TL
17
72,3

Chưa hoàn thành
SL
TL
2
9,1

Từ kết quả thực trạng trên cho thấy khả năng hiểu ngữ âm, vốn từ và khả
năng sử dụng từ và câu của học sinh lớp tơi nói riêng và học sinh trường Tiểu
học Bắc Sơn nói chung cịn nhiều hạn chế. Dẫn đến mỗi tiết học về cấu tạo âm
vần, mở rộng vốn từ theo chủ điểm hay tổng kết vốn từ, ôn tập về câu đơn, học
về câu ghép với các cách liên kết vế câu ghép, liên kết đoạn hiệu quả chưa cao;
học sinh còn rụt rè, thiếu tích cực và chủ động trong học tập, hoạt động nhóm.
Vì vậy mà ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng của mơn Tiếng Việt nói riêng
và các mơn học khác trong nhà trường nói chung. Như thế là chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới của nền giáo dục Tiểu học ở Việt Nam hiện nay.
3. Các giải pháp đã sử dụng trong dạy học tương tác tích cực để nâng cao
khả năng sử dụng từ và câu Tiếng Việt cho học sinh lớp 5
Từ thực trạng trong dạy học LTVC lớp 5 như đã nói, tơi mạnh dạn đưa ra
những giải pháp trong thực tiễn giảng dạy và công tác để giải quyết những băn
khoăn, vướng mắc và những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học và giáo dục học
sinh với mong muốn góp phần giúp cho học sinh lớp tơi phụ trách có kĩ năng phân
biệt âm, vần tiếng Việt, sử dụng từ và câu thật tốt; được chủ động, tích cực và sáng
tạo trong học tập, để mỗi giờ học nặng nề trước đây biến thành những giờ học lí
thú và hiệu quả. Từ đó sẽ tạo được mơi trường học tập có ích, giúp học sinh phát
triển toàn diện; giúp giáo viên tiến bộ, trưởng thành, không ngừng trau dồi, nâng

cao tay nghề. Để thực hiện điều đó, tơi đã tiến hành một số giải pháp sau:
3.1. Tìm hiểu quy trình tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 theo
phương pháp dạy học tương tác tích cực
Để giúp học sinh lớp 5 tích cực, chủ động và tự lực, sáng tạo học tập kiến
thức về ngữ âm, từ và nghĩa của từ, câu và văn bản thì việc áp dụng linh hoạt,
sáng tạo phương pháp dạy học tương tác tích cực trong mỗi tiết học của người
giáo viên là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và câu
Tiếng Việt, nâng cao hiệu quả dạy học môn học.
Muốn áp dụng tốt phương pháp dạy học tương tác tích cực trong dạy học
phân mơn này, trước hết tơi chú trọng việc tìm hiểu và nắm bắt cũng như vận
dụng hiệu quả, linh hoạt quy trình tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu
theo phương pháp dạy học tương tác tích cực, gồm 5 bước chính như sau:
+ Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề để học sinh nhận thức: về ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp và văn bản.
Ở bước này, giáo viên phải kích thích hứng thú học tập của học sinh bằng
cách đưa ra những tình huống, những vấn đề hấp dẫn hàm chứa mục đích và nội
dung học tập, yêu cầu học sinh cần giải quyết trong tiết học hoặc trong từng hoạt
động. Đồng thời, khi nêu vấn đề nhận thức, giáo viên phải quan tâm đến sự phù
hợp với đối tượng học sinh. Ngược lại, về phía học sinh phải chủ động xem xét
6


vấn đề giáo viên đưa ra là mới hay cũ, lạ hay quen để tạo tâm thế tị mị, thích
thú khám phá, tìm tịi. Ngồi ra, việc tạo ra mơi trường học tập phù hợp với sự
tương tác tích cực của học sinh là yếu tố rất cần thiết, không thể thiếu được ở
bước này.
+ Bước 2: Giáo viên tạo hứng thú học tập tích cực để học sinh tri giác đối
tượng nhận thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản.
Ở bước 2, giáo viên sẽ trình bày tài liệu trực quan, sau đó giao nhiệm vụ
học tập cho học sinh. Học sinh nhận nhiệm vụ học tập, cần chú ý đến vai trò của

các giác quan, một số cảm giác để định hướng nhiệm vụ học tập. Ở đây, mơi
trường học tập chính là lớp học (tôi đã sắp xếp bàn ghế thuận lợi, phù hợp với
mỗi nội dung kiến thức theo các hình thức tổ chức thích hợp để học sinh có điều
kiện tác động trực tiếp đến đối tượng học tập); Không gian lớp học (tôi đã chú
trọng tạo ra một không gian lớp học kích thích sự hưng phấn của học sinh bằng
việc cho các em trang trí, tận dụng các góc học tập để trưng bày tranh ảnh hoặc
sản phẩm học tập của chính các em); Các đồ dùng trực quan, các đối tượng
nhận thức cũng luôn được tôi quan tâm “làm mới” để tác động lên các giác quan
của học sinh hiệu quả nhất.
+ Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tích cực, chủ
động, tự lực và sáng tạo.
Trong bước này, giáo viên điều khiển việc học sao cho học sinh có thể
vượt qua những khó khăn, chướng ngại trong quá trình thực hiện nội dung học
tập để xây dựng kiến thức mới. Đồng thời cũng là người huy động những kiến
thức, vốn sống của học sinh về đối tượng từ và câu để giúp các em chủ động tìm
hiểu, phân tích và nắm bắt được các bộ phận của vần, hệ thống hóa được vốn từ
theo chủ điểm hay nắm vững cấu tạo ngữ pháp câu, văn bản. Về phía học sinh,
các em là người tự chủ tham gia các hoạt động cá nhân, nhóm thơng qua các trị
chơi hay quan sát, phân tích, thảo luận, liên hệ những kiến thức vừa khám phá
được với những kinh nghiệm, kiến thức đã có để có thể chủ động rút ra kiến
thức về từ và câu qua việc trình bày kết quả thảo luận và trao đổi kết quả với các
nhóm, trước lớp. Nhất là tơi ln quan tâm tạo ra môi trường học tập công bằng,
thân thiện, cởi mở, thoải mái đảm bảo tất cả học sinh trong lớp có thể tiếp cận
với hoạt động học một cách tích cực với sự giúp đỡ của giáo viên nếu cần. Bên
cạnh đó, trong mỗi tiết học, tơi khơng qn tăng cường động viên, khích lệ học
sinh để các em luôn tự tin, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập.
+ Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả làm việc một cách chủ động, tích cực:
Giáo viên là người tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc của nhóm
mình; Làm trọng tài cho những ý kiến bổ sung, góp ý của các em khi tham gia
trao đổi; Nhất là bổ sung kiến thức mới, đặt ra những câu hỏi để giúp học sinh

khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức về ngữ âm, từ và câu để đặt được câu
văn có hình ảnh, viết được đoạn văn hay, sinh động theo yêu cầu. Học sinh trình
bày và bảo vệ kết quả thảo luận của nhóm, lắng nghe sự trình bày của nhóm bạn,
đối chiếu với kết quả của nhóm để tự tìm ra kiến thức, đặt câu hỏi thắc mắc với
nhóm báo cáo nếu có, tham gia tranh luận, bổ sung, tự điều chỉnh kết quả với kết
quả của lớp. Để tạo không khí học tập cởi mở, thân thiện, tơi ln tạo khơng khí
vui vẻ, thoải mái và tự tin cho học sinh khi tham gia báo cáo, trao đổi với bạn,
7


nhóm bạn và trước lớp.
+ Bước 5: Giáo viên tổng kết kiến thức cho học sinh: Ở bước này, giáo viên giữ
vai trò tổng hợp, bổ sung kiến thức để giúp học sinh hoàn thiện nội dung kiến
thức cần học; giúp các em ghi nhớ và vận dụng kiến thức vừa học về từ, câu để
vận dụng vào trong giao tiếp, viết văn bản trong thực tiễn. Đặc biệt, tôi ln chú
trọng vận dụng các trị chơi, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học với các
đồ dùng trực quan, sinh động, gần gũi với đời sống của trẻ để các em khắc sâu
và nhớ lâu kiến thức, nhất là giúp các em nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và
câu, từ đó bồi dưỡng tình u tự vựng, ngôn ngữ tiếng Việt, yêu quê hương, đất
nước, con người Việt Nam. Như vậy sẽ giúp trẻ có ý thức, khả năng sử dụng
tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa Việt.
3.2. Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức và thực hiện “dạy học tương
tác tích cực” nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và câu hiệu quả khi
dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5
Chương trình mơn Tiếng Việt lớp 5 phần kiến thức tiếng Việt và văn học sẽ
giúp học sinh trước hết nắm về ngữ âm (các bộ phận của vần- âm đệm, âm chính,
âm cuối, cách đánh dấu thanh trên phần vần); Về từ vựng (mở rộng, hệ thống hóa
vốn từ theo chủ điểm bao gồm từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ), hiểu và bước đầu
vận dụng được kiến thức về nghĩa của từ (các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa,
đồng âm, nhiều nghĩa) vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói, viết. Đồng

thời biết vận dụng các kiến thức đã học về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói; Về ngữ pháp (nắm được đặc điểm
và bước đầu biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ, nắm được cấu tạo của câu ghép,
biết cách đặt câu ghép và hệ thống hóa kiến thức về câu và dấu câu đã học); Về
văn bản (biết cách đặt đầu đề cho văn bản, liên kết các câu trong bài bằng cách
lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ và bằng các từ ngữ nối).
Để thực hiện được mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực
sử dụng tiếng Việt”, nhất là nâng cao năng lực sử dụng từ và câu cho các em
được hiệu quả thì cần chú trọng việc dạy học tích cực hóa cá thể học sinh, phát
huy và tăng cường năng lực hoạt động nhóm cho học sinh trên quan điểm dạy
học tương tác làm định hướng cơ bản. Vì chỉ có dạy học tương tác tich cực sẽ
giúp các em chủ động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,...nhằm thiết lập
quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác,… giữa các thành viên trong nhóm, lớp,
cộng đồng. Điều này chỉ được thực hiện một cách hiệu quả nhất thông qua việc
tạo ra môi trường, tình huống cho trẻ được hoạt động tích cực, hợp tác và hăng
say trong khi tham gia trò chơi học tập trong dạy học tương tác tích cực, nhất là
việc xây dựng và tổ chức trị chơi “Tích truyện dân gian” cũng như tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong mỗi tiết dạy học về từ và câu phù hợp.
Ngoài ra, việc sử dụng các đồ dùng dạy học là vật thật, gần gũi với đời sống học
sinh cũng sẽ tạo ra hiệu quả học tập, tạo được môi trường học tập thân thiện, cởi
mở, giúp các em chủ động, tự tin, tích cực học tập.
Khi sử dụng trị chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Luyện từ và
câu ở lớp 5 bằng phương pháp dạy học tích cực, tôi đã lựa chọn những câu
truyện cổ dân gian có trong bài Tập đọc, Kể chuyện,…hoặc những câu chuyện
đã quen thuộc mà học sinh được nghe từ ông bà, cha mẹ để tạo nên trò chơi học
8


tập được sử dụng trong các tiết học như: Tấm Cám, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch
Sanh, Cây Khế, Sự tích quả dưa hấu,…. Vì điều này sẽ có tác dụng tích hợp rất

tự nhiên, hiệu quả giữa hình thành kiến thức, rèn kĩ năng, nâng cao năng lực,
phẩm chất người học trong phân môn LTVC; giữa phân môn Luyện từ và câu
với Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả và Tập làm văn. Nói cách khác là sự tích hợp
giữa kiến thức – kĩ năng tiếng Việt với hiểu biết thực tế của học sinh. Trị chơi
“Tích truyện dân gian” phải đảm bảo các tiêu chuẩn: dễ chơi (có luật chơi rõ
ràng, dễ hiểu), phục vụ cho mục tiêu của bài học, có tính giáo dục cao, phù hợp
với khơng gian lớp học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Để tăng
tính khả thi và hiệu quả, trò chơi học tập Tiếng Việt phải mang ý nghĩa giáo dục
trí tuệ, phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh, phù hợp với điều kiện thời gian, điều
kiện vật chất của trường, lớp và hấp dẫn học sinh. Trò chơi “Tích truyện dân
gian”có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: tái hiện kiến thức của bài;
hình thành kiến thức mới; củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và nhất là nâng
cao năng lực sử dụng từ và câu tiếng Việt.
Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “Tích truyện dân gian” để
củng cố, rèn kĩ năng và nâng cao năng lực sử dụng từ, câu như thế nào để mang lại
hiệu quả giờ học, để tạo hứng thú, sự sáng tạo cho các em mới là quan trọng.
Để đạt được những điều nói trên thì tơi đã tiến hành tìm hiểu và nắm rõ
quy trình tổ chức thực hiện một trị chơi “Tích truyện dân gian” bao gồm các
bước sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trị chơi
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
+ Tổ chức thành lập những người tham gia trò chơi: Số người tham gia trò
chơi, số đội chơi, quản trò, trọng tài.
+ Các dụng cụ dùng để chơi: Giấy khổ to, bút dạ, giấy màu, phấn màu, thẻ
chữ, tên đội, hoa số, cờ, …
+ Cách chơi: Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi, từng việc làm cụ thể của
người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm.
+ Cách xác nhận kết quả hay cách tính đội chiến thắng hoặc giải của cuộc
chơi(nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
+ Giáo viên (có thể kết hợp với các Trưởng ban) làm trọng tài nhận xét về
thái độ tham gia chơi của từng đội, những việc làm của các đội chưa tốt để rút
kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần
thưởng cho đội chiến thắng.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã
thực hiện.
Một số lưu ý khi xây dựng và tổ chức trò chơi “Tích truyện dân gian”
trong dạy học LTVC nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn từ, câu cho học sinh
lớp 5 là:
+ Mục đích của trị chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần
của chương trình.
9


+ Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập
trên lớp, giúp học sinh phối hợp được các hoạt động trí tuệ và hoạt động vận
động.
+ Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra cách
chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.
+ Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học
sinh thích thú vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung vào các nội dung khác
của bài học một cách có hiệu quả.
+ Trị chơi cần tạo sự mới mẻ về cách tổ chức, khen thưởng để học sinh
hứng thú, tích cực và sáng tạo khi chơi nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn từ
và câu hiệu quả nhất cho học sinh.
Có thể nói, dạng bài tập LTVC nào cũng có thể trở thành trị chơi học tập
dựa theo tích truyện dân gian nếu giáo viên chủ động và triệt để đổi mới phương

pháp và hình thức tổ chức dạy học; biết nắm bắt đúng các thao tác giải bài tập,
xác định đúng “cái đích” của bài tập và khéo léo chuyển thao tác đó, “đích” đó
vào cách chơi, cách tính kết quả cuộc chơi. Cái khéo léo một phần lớn có được
nhờ tìm ra yếu tố giả định của trò chơi. Trong trò chơi, khi mọi thứ đều thật (từ
vẫn là từ, câu vẫn là câu, trò vẫn là trò, thầy vẫn là thầy,…), trò chơi sẽ bớt phần
hấp dẫn. Với lứa tuổi Tiểu học, nhất là học sinh lớp 5D tôi phụ trách, nếu tên gọi
của trị chơi, nhân vật, tình huống, kết quả,…của trị chơi được giả định bằng
nhân vật, tình huống, kết thúc,… của các văn bản truyện cổ dân gian Việt Nam
(thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) thì trị chơi lại trở nên hấp dẫn các em vơ
cùng. Cịn gì thú vị hơn khi mỗi học sinh được giả định là một nhân vật tốt
bụng, tài giỏi trong truyện dân gian (như cô Tấm, chàng Sơn Tinh, chàng Thạch
Sanh, người em út, Mai An Tiêm,… hay thậm chí là những chú chim sẻ đáng
u.,...) và ln gặp một cái kết “có hậu” như đã diễn ra trong truyện cổ. Việc
giả định mới mẻ và thú vị này sẽ kích thích tính hiếu kì, giúp các em chủ động
tìm ra kiến thức về ngữ âm, từ vựng và câu trong từng nội dung bài học, từng
hoạt động cụ thể. Đồng thời giúp các em củng cố, rèn kĩ năng, nâng cao năng
lực sử dụng vốn từ và câu tiếng Việt đã học một cách hiệu quả.
3.3. Nâng cao khả năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh bằng phương
pháp dạy học tương tác tích cực thơng qua xây dựng trị chơi “Tích truyện
dân gian” trong các tiết chính khóa và thiết kế các dạng câu hỏi bài tập ở tiết
học ngồi giờ chính khóa
3.3.1. Củng cố, rèn kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh lớp 5D trường Tiểu học
Bắc Sơn trong dạy học tương tác tích cực
Từ tiếng Việt có khá nhiều nhân tố liên quan tới việc hình thành nghĩa của
từ như hình thức ngữ âm của từ, sự vật hiện tượng được gọi tên, khái niệm được
từ biểu thị hay những yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ chi phối, liên quan đến
nghĩa của từ như tình cảm, thái độ, ý thức, tư tưởng, cách cảm nghĩ của người sử
dụng ngôn ngữ, văn cảnh mà từ xuất hiện. Vì vậy mà việc hiểu nghĩa từ tiếng
Việt đối với học sinh lớp 5 nói chung và học sinh lớp 5D tơi phụ trách nói riêng
gặp rất nhiều khó khăn do vốn sống và vốn hiểu biết của các em còn nhiều hạn

chế. Dẫn đến việc học sinh sử dụng từ ngữ trong đặt câu chưa phù hợp, nghĩa
10


chưa sáng, chưa hay, nhất là chưa có khả năng sáng tạo. Vậy làm thế nào để giúp
các em củng cố và rèn kĩ năng hiểu nghĩa từ vựng?, tôi đã lấy chính cái “khó”
trong việc dạy - học này để biến thành cái “dễ” giúp học sinh hứng thú, chủ
động tìm hiểu nghĩa từ vựng, từ đó mà rèn cho các em kĩ năng hiểu nghĩa từ và
sử dụng nghĩa từ phù hợp, linh hoạt, bằng việc xây dựng trị chơi “Khắc nhập”,
“Khắc xuất” thơng qua câu chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” và “Dâng núi
chống lụt” thơng qua truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tình”,.. trong dạy học
cung cấp, mở rộng vôn từ ở một số tiết Mở rộng vốn từ như: Mở rộng vốn từ:
Tổ quốc (Tuần 2 – Trang 18, tập 1), Mở rộng vốn từ: Hịa bình (Tuần 5 – Trang
47, tập 1), Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên (Tuần 8 – Trang78, tập 1), Mở rộng vốn
từ: Hạnh phúc (Tuần 15 – Trang 146, tập 1), Mở rộng vốn từ: Công dân (Tuần
21– Trang 28, tập 2),…cụ thể như sau:
Minh họa phương pháp dạy học tương tác tích cực bằng cách tổ chức trị chơi
“Khắc nhập” nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng hiểu nghĩa từ qua dạy Mở
rộng vốn từ: Hịa bình (Tuần 5 – Trang 47, Tiếng Việt 5 tập 1)
Trong khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Hịa bình, ngồi việc giúp học sinh
hiểu nghĩa của từ hịa bình, tìm được những từ đồng nghĩa với từ hịa bình, từ đó
vận dụng để viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền q
hoặc thành phố. Tơi đã chú trọng phát huy khả năng tương tác tích cực trong học
tập của học sinh trong lớp bằng cách tổ chức thực hiện trò chơi: “Khắc nhập” ở
hoạt động 2 (trang 47) như sau:
Mục đích chơi: giúp học sinh nắm một cách chắc chắn những từ đồng
nghĩa với từ hịa bình đó là: bình n, thanh bình, thái bình.
Chuẩn bị: Thành lập đội chơi: 2 đội (Tre Xanh, Trúc Xinh), mỗi đội 4 học
sinh tham gia, có 8 thẻ từ ghi tên các từ cho sẵn như nội dung hoạt động (bình
n, lặng n, hiền hịa, thanh bình, bình thản, thái bình, thanh thản, yên tĩnh).

Mỗi thành viên trong nhóm là một anh Khoai (anh nơng dân nghèo, tốt bụng
trong câu chuyện).
+ Thẻ từ (là các bông hoa đủ màu), bơng hoa nhóm, rổ hoa, cờ thi đua, bảng lớp.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Khắc nhập”
+ Giáo viên phổ biến hình thức chơi, luật chơi, cách chơi, thời gian chơi: Học
sinh thực hiện chơi theo đội, mỗi bạn được xem là một anh Khoai, các thẻ từ
được xem là những đốt tre mà ông Bụt tặng cho anh Khoai. Khi giáo viên hô
“Khắc nhập”, mỗi anh Khoai sẽ phải gắn thẻ từ đồng nghĩa với từ hịa bình vào
đúng cột. (cịn thẻ từ khơng đồng nghĩa với từ hịa bình sẽ được bỏ sang cột
khơng đồng nghĩa). Mỗi thẻ từ đúng tương ứng sẽ nhận được mười đốt tre. Sau
thời gian 3 phút chơi, đội nào chưa gắn xong thì bị trừ đi mười đốt tre. Đội nào
gắn nhanh nhất, nhận được nhiều đốt tre nhất là đội chiến thắng. Phần thưởng
cho đội chiến thắng là được ông Bụt trao cho lá cờ vinh quang cắm vào “Cờ thi
đua” của nhóm.
+ Giáo viên tổ chức trò chơi và nhận xét trò chơi:
- Các đội thực hiện chơi trong thời gian 3 phút quy định
- Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả các đội chơi theo đáp án: các từ
đồng nghĩa với từ hòa bình đó là: bình n, thanh bình, thái bình.
11


- Tuyên dương, khen ngợi đội chiến thắng: Trong thời gian quy định,
đội Tre Xanh đã dành được phần thưởng chiến thắng của ông Bụt.
- Đại diện đội chơi nêu lại từ đồng nghĩa với hịa bình.
Tơi đã thực hiện tổ chức trò chơi “Khắc nhập” trong giờ Luyện từ và câu,
tiết Mở rộng vốn từ: Hịa bình, kết quả cho thấy tất cả học sinh rất phấn khích,
hào hứng tham gia chơi, các đội chơi đều gắn thẻ đúng và trước thời gian quy
định.
Sau khi kết thúc trò chơi, để giúp các em nắm vững và sâu hơn về từ đồng

nghĩa, tơi cho học sinh giải thích vì sao từ lặng yên và yên tĩnh không đồng
nghĩa với từ hịa bình.

Ảnh minh họa học sinh lớp 5D, trường TH Bắc Sơn chơi trị chơi rất tích cực
Ngồi ra, để nâng cao năng lực hiểu nghĩa từ, trau dồi vốn từ vựng, trong
các tiết Hái hoa dân chủ của buổi học Ngồi giờ chính khóa, tơi thường xun
sưu tầm, thiết kế các dạng bài tập phù hợp với các trò chơi nói trên áp dụng
trong dạy học củng cố kiến thức và rèn kĩ năng về hiểu nghĩa từ vựng, mở rộng
vốn từ cho học sinh lớp tôi. Và hiệu quả mỗi tiết luyện tập cho thấy rất tốt, ví dụ
như tổ chức trò chơi “Khắc Nhập” trong bài tập: Nối từ với lời giải nghĩa đúng:
Chân thành

Trong lòng nghĩ như thế nào thì bày tỏ ra bên ngồi như thế

Chân thực

Thật thà, mộc mạc, bộc lộ bản chất tốt đẹp một cách tự nhiên

Chân chất

Hết sức thành thật, xuất phát tự đáy lòng

Đặc biệt, trong các giờ Đọc truyện của các tiết học ngồi giờ chính khóa,
tơi chú trọng sử dụng các trị chơi “Tích truyện dân gian” như đã nêu để nâng
cao năng lực sử dụng từ và câu cho học sinh bằng việc thiết kế một số câu hỏi
nơi dung về từ và câu. Ví dụ: Đọc truyện “Mùa thu”
(Trích trong hệ thống câu hỏi của tiết đọc truyện bài “Mùa thu”)
Câu 7: Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa:
phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt.
Câu 8: Lựa chọn từ trong nhóm từ đồng nghĩa ở cột phải để viết 3 câu văn có sử

12


dụng biện pháp pháp nhân hóa tả đối tượng được nêu ở cột bên trái
a, Những cánh cò chấp chới, chập chờn , phân vân, bay lả bay la
b, Giọt mưa xuân se sẽ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng
c, Hoa cỏ may
quấn quýt, mắc vào, vướng vào
……………………………………………………………………………………
Ví dụ: Đọc truyện “Biển đẹp”
(Trích trong hệ thống câu hỏi của tiết đọc truyện bài “Biển đẹp”)
Câu 6. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau:
“ Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề. Như con
người biết buồn, vui; biển lúc lạnh lùng, đăm chiêu, lúc sơi nổi ồn ã.”
……………………………………………………………………………………
Câu 7. Tìm các từ “sắc” đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau:
a. Biển luôn thây dổi màu tùy theo sắc mây trời.
b. Con dao này rất sắc.
c. Mẹ đang sắc thuốc cho bà.
d. Trong vườn mn hoa đang khoe sắc.
……………………………………………………………………………………
Ví dụ: Đọc truyện “Vì sao mẹ lại khóc?”
(Trích trong hệ thống câu hỏi của tiết đọc truyện bài “Vì sao mẹ lại khóc?”)
Câu 8. Tìm các tính từ nói về phẩm chất của người phụ nữ có trong câu chuyện trên.
……………………………………………………………………………………
Câu 9: Đặt mình vào vai cậu bé trong câu chuyện, viết tiếp vào câu sau để nói
lên những cảm xúc của mình.
“ Mẹ ơi, con đã hiểu vì sao mẹ lại khóc……………………………………....
Khi thực hiện dạy học tương tác tích cực như đã nêu, tôi thấy trong mỗi giờ học,
các em rất hào hứng, tích cực tham gia các trị chơi, nắm rất tốt các kiến thức về từ

và nghĩa của từ, các cách liên kết câu trong câu ghép, liên kết đoạn, nhất là khả năng
giao tiếp, viết câu văn, đoạn bài của các em được nâng lên rõ rệt.
3.3.2. Nâng cao năng lực sử dụng vốn từ để đặt câu và việc sử dụng câu ghép với
các cách liên kết câu khác nhau cho học sinh trong dạy học tương tác tích cực
Khi dạy từ vựng tiếng Việt, ta khơng chỉ dạy cho học sinh hiểu nghĩa từ
cụ thể mà còn phải dạy cho học sinh nắm được các nét nghĩa của từ vựng tiếng
Việt (nghĩa gốc, nghĩa chuyển), trên cơ sở đó rèn kĩ năng, nâng cao năng lực sử
dụng vốn từ đã học để đặt câu, viết đoạn. Và việc tạo ra một tiết học hay thực
hiện dạy một hoạt động (bài tập), một đơn vị kiến thức từ vựng (từ đồng âm,
nhiều nghĩa) cuốn hút, không nhàm chán mà lại dễ hiểu, dễ nắm bắt cho học
sinh lớp 5 là điều mà tơi thực sự quan tâm. Vì vậy, để giúp các em hiểu nghĩa từ
vựng để phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa một cách tốt nhất, tơi đã xây dựng
và tổ chức trị chơi dựa theo tích truyện “Cây tre trăm đốt” có tên “Khắc xuất”
khi dạy bài “Luyện tập
về từ nhiều nghĩa”ở Bài tập 3 (Tuần 8, trang 82 – Tiếng Việt 5, tập1) như sau:
Mục đích chơi: Giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ, đặt câu phân biệt
được các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ, có kĩ năng đặt câu với các
từ ngữ phù hợp với từng nghĩa đó, tự tin và tích cực hoạt động.
Chuẩn bị: + Hoa nhóm, sao, mơ hình đốt tre (giấy, mỗi thẻ giấy là ảnh 10 đốt tre)
13


+ Thành lập đội chơi: hai đội chơi là Tre Xanh và Trúc Xinh, mỗi đội 6
người, mỗi thành viên là một anh Khoai (người nông dân hiền lành, tốt bụng)
Cách tiến hành và tổ chức trò chơi: Tương tự như trò chơi “Khắc nhập”
nhưng thực hiện trò chơi theo nhóm. Khi quản trị hơ “Khắc xuất” thì lần lượt
mỗi thành viên của mỗi nhóm sẽ lần lượt đặt một câu với các từ cao, nặng và
ngọt theo các nghĩa gợi ý trong bài tập. Mỗi câu đặt đúng sẽ ứng với 10 đốt tre.
Trong thời gian 5 phút chơi, đội nào đặt được nhiều câu đúng nhất sẽ nhập được
nhiều đốt tre nhất và sẽ chiến thắng, đội nào trước thời gian 3 phút mà nhập

được 100 đốt tre thì sẽ được quản trị thưởng một món q
+ Giáo viên cho hai đội thi đặt câu phân biệt các nghĩa của ba từ cao,
nặng và ngọt; học sinh nhận xét; giáo viên nhận xét, và tuyên dương các anh
Khoai có câu đặt hay như: em Hồng Hạnh, Tiến Thành, Trang, Thảo, Huy,.. và
tuyên dương đội Tre Xanh đã tìm được cây tre trăm đốt giúp anh chàng mồ côi
nghèo khó được sống hạnh phúc. Phần thưởng cho anh Khoai tích cực là ngơi
sao chiến thắng.
+ Cuối cùng đại diện học sinh nêu lại các từ nhiều nghĩa vừa đặt, rút ý
nghĩa trị chơi.
Có thể nói, việc áp dụng phương pháp dạy học tương tác với nội dung học
tập LTVC và việc rèn kĩ năng hiểu nghĩa từ, sử dụng vốn từ để đặt câu, viết đoạn sẽ
thú vị và hiệu quả hơn nếu giáo viên dựa trên việc xây dựng trị chơi học tập “Tích
truyện dân gian” cho học sinh trong giờ học chính khóa và thiết kế các câu hỏi mơn
LTVC trong hoạt động ngồi giờ chính khóa. Ngồi ra, giáo viên cịn có thể xây
dựng trị chơi “Khắc nhập”, “Khắc xuất” khi dạy về phân tích cấu tạo ngữ âm (âm,
vần, thanh) hay phân biệt tách câu đơn, câu ghép, tách câu ghép thành các vế câu,
tách đoạn thành câu,… với nội dung và hình thức tổ chức phù hợp, phong phú và
hiệu quả. Ví dụ, tơi đã xây dựng một số bài tập củng cố, rèn kĩ năng và nâng cao
năng lực phân biệt và sử dụng câu đơn, câu ghép cho học sinh như sau:
Bài tập 1: Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép.
Tìm CN và VN của chúng.
Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao
sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.
Đáp án: Đêm /xuống, mặt trăng/tròn vành vạnh. Cảnh vật /trở nên huyền ảo.
Mặt ao/sóng sánh, một mảnh trăng /bồng bềnh trên mặt nước.
- Câu 1, 3: Câu ghép; Câu 2: Câu đơn
Bài tập 2: Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm
CN và VN của chúng.
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc,
chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ơng cịn sáng mãi.
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
d) Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
e) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đơng.
g) Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa
đỏ bập bùng cháy.
h) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.
14


Đáp án: a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên
lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b) Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lịng trung với nước của ơng / còn
sáng mãi.
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.
d) Mưa /rào rào trên sân gạch, mưa /đồm độp trên phên nứa.
e) Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu
đơng.
g) Làn gió nhẹ / chạy qua, những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng,
lửa đỏ bập bùng cháy.
h) Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.
- Câu ghép: b), d), g) và h)
Bài tập 3: Điền vế câu cịn thiếu vào chỗ trống để hồn thành các câu ghép sau:
a) Nó nói cịn...
b) Nó nói nhưng ...
c) Lan học bài, còn ...
d) Nếu trời mưa to thì....
e) ........, cịn bố em là bộ đội.
g) ........nhưng Lan vẫn đến lớp.


Ảnh minh họa học sinh lớp 5D chơi trị chơi giờ học tương tác tích cực
3.4. Nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và câu cho học sinh
bằng phương pháp dạy học tương tác tích cực thông qua
xây dựng bài giảng điện tử thân thiện
Việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra những hiệu ứng sinh
động để mô phỏng các kiến thức về ngữ âm, từ và câu như đã nêu trên trong dạy
học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 là cơng việc địi hỏi mất rất nhiều tâm
huyết và thời gian. Nó cịn địi hỏi phải đáp ứng rất nhiều các tiêu chí như: tiêu
chí về mặt khoa học, tiêu chí về mặt kĩ thuật, tiêu chí về mặt lí luận dạy học
cũng như về mặt sư phạm. Trong đó, điều quan trọng nhất đáp ứng mặt tiêu chí
khoa học chính là các kiến thức về ngữ âm, từ và nghĩa của từ, câu hay văn bản
15


phải chính xác, phù hợp với nội nung, kiến thức chương trình, với xã hội hiện đại.
Từ đó học sinh có khả năng nắm vững kiến thức bài học, có thể giúp học sinh
phát huy năng sử dụng từ và câu tiếng Việt trong học tập và cuộc sống. Về mặt lí
luận dạy học, ngồi phải thực hiện được những chức năng lí luận dạy học mà
phần mềm đảm nhận thì cần chú ý làm nổi bật trọng tâm và thể hiện sự sinh động
khi mô tả kiến thức tiếng Việt đó. Cịn về tiêu chí kĩ thuật, bên cạnh giao diện trên
màn hình phải gần gũi, đơn giản với học sinh, các đối tượng phải sắp xếp một
cách hợp lí với sự phát triển của nội dung bài giảng thì các chức năng siêu liên kết
phải được khai thác triệt để góp phần mở rộng thơng tin liên quan đến bài học có
tác dụng thúc đẩy học sinh trong phát triển năng lực, văn hóa giao tiếp. Tiêu chí
về mặt sư phạm cũng khơng thể thiếu vì tiêu chí này đáp ứng cá biệt hoá hoạt
động học tập của học sinh, tạo mơi trường để học sinh có thể làm việc theo nhóm,
cá nhân. Chú trọng phần luyện tập mở rộng, liên hệ thực tế giúp học sinh hình
thành và rèn luyện kĩ năng, khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội và hình thành phát triển
năng lực sử dụng các kiến thức về ngữ âm, từ và nghĩa của từ, câu hay văn bản đã
học vào cuộc sống văn hóa giao tiếp. Nghĩa là giáo viên đã tạo cho học sinh mơi

trường hoạt động tương tác tích cực trong nhóm để tự trải nghiệm, chiếm lĩnh
kiến thức về từ và câu tiếng Việt hay khéo léo lựa chọn dừng hoạt động nhóm để
tổ chức hoạt động cả lớp với những kiến thức trọng tâm, cần lưu ý, nhất là những
kiến thức liên quan đến phần liên hệ thực tế của học sinh. Cụ thể qua một số tiết
dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tương tác tích cực như sau:
* Minh họa khi dạy bài “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” (Tuần 9, trang 87 –
Tiếng Việt 5, tập 1)
Để giúp học sinh tự chủ rút ra được những từ ngữ miêu tả bầu trời, những
hình ảnh so sánh, nhân hóa về bầu trời, thiên nhiên mùa thu trong mẩu chuyện
“Bầu trời mùa thu”, ngay trong bài tập 1, tơi trình chiếu một số cảnh đẹp thiên
nhiên, bầu trời, cảnh đẹp quê hương (cảnh cánh đồng lúa chín, biển Sầm Sơn
lúc hồng hơn, đồi dứa (mía) nơng trường Đội 10) để giúp học sinh có cái nhìn
tổng quan, tạo cảm xúc thân quen, gần gũi với những cảnh đẹp quê hương các
em. Từ đó học sinh đã viết được những đoạn văn hay tả một cảnh đẹp của quê
hương hoặc nơi em ở trong bài tập 3.
Có thể thấy trong mỗi tiết học này, tất cả học sinh đều được hoạt động
một cách chủ động, tự giác, tích cực. Các em nắm bắt bài nhanh, tiết học sôi nổi,
thân thiện, đặc biệt là khả năng sử dụng từ và câu để viết đoạn, bài văn của các
em đã tốt lên nhiều: từ ngữ sử dụng phù hợp, câu văn sinh động, giàu cảm xúc,
ví dụ bài viết của em Nguyễn Thu Trang “Trời chiều mùa thu, con sơng q tơi
thật đẹp! Gió thổi những áng mây hồng về phía cửa sơng, mặt sơng in những vệt
mây rực rỡ vào hồng hơn. Đường ít người, con đường như dài thêm ra dưới
vòm lá xanh của hàng tre. Dịng sơng như lặng đi trước vẻ đẹp êm ả, thanh bình
của xóm làng q tơi. Phía bên sơng, cả xóm nấu cơm chiều, thả khói bếp nghi
ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc vắng lặng của dịng sơng, những
con đị cuối cùng đã cập bến, chìm vào giấc ngủ say nồng. Và khi những ngọn
đèn hắt lên từ trong những căn nhà nhỏ thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi trời
chiều bên sông cũng chấm dứt.” (Đề bài: Viết một đoạn văn tả cảnh sơng nước
vào một mùa hoặc một thời điểm em thích nhất.)
16



* Minh họa khi dạy bài “Tổng kết vốn từ” (Tuần 16, trang 159 - Tiếng Việt 5)
Để giúp học sinh tự tổng kết, tích lũy được vốn từ của mình, ở bài tập 1,
sau khi các em thảo luận nhóm bàn nội dung hai ý của bài, tơi tạo những slines
sinh động, trình chiếu để đưa ra tổng kết, thống nhất chung: Câu a: Các nhóm
đồng nghĩa là: đỏ – điều – son ; trắng – bạch; xanh – biếc – lục; hồng – đào.
Tiếp theo, tơi khuyến khích các em cùng tham gia đặt câu với các từ trên.
Sang câu b, tơi trình chiếu từng sline tương ứng với các ý của bài, yêu cầu các
em nêu miệng trước lớp thật nhanh, học sinh và giáo viên cùng tham gia nhận
xét, chốt ý: Bảng màu đen gọi là bảng đen; Mắt màu đen gọi là mắt huyền;
Ngựa màu đen gọi là ngựa ô; Mèo màu đen gọi là mèo mun; Chó màu đen gọi
là chó mực; Quần màu đen gọi là quần thâm. Từ đó tơi giúp các em hiểu được
những từ in đậm là những từ đồng nghĩa hoàn toàn cùng chỉ màu đen.
Ngoài ra, để học sinh có năng lực đặt câu văn sinh động, có biểu cảm, sang
đến bài tập 3, trước khi cho học sinh thi đặt câu văn miêu tả sông, suối, kênh, thác;
đôi mắt em bé và dáng đi của người, tôi tạo những chùm ảnh đẹp về các sự vật nêu
trên cho các em quan sát, dùng tình cảm yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên, con người để
viết nên các câu văn hay. Kết quả cho thấy, giờ học có ứng dụng công nghệ thông
tin, sử dụng các đồ dùng trực quan, sinh động đã giúp trẻ tiếp thu bài nhanh, hăng
hái, tích cực và sáng tạo trong học tập. Đặc biệt các em có sự tương tác rất ăn ý, nhịp
nhàng và thoải mái trong từng hoạt động, giờ học thật sự sơi nổi, hiệu quả.
(Ví dụ một số câu văn hay của các em Hạnh, Trang, Minh Anh, Đạt,.. đã thi đặt
là: Bình minh dâng lên, dịng sơng Mã quê em như một dải lụa đào duyên dáng
chở đầy những con thuyền cát./ Xa xa, những dòng thác trắng xóa thi nhau đổ
ầm ầm xuống chân núi./ Đơi mắt bé Hoa tròn xoe, đen lay láy lúc nào cũng như
cười./ Chú bé Lượm vừa đi vừa nhảy như một con chim chích./…)
Trong hoạt động củng cố, tơi thiết kế trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng” như sau:
Với mỗi câu trả lời đúng, mỗi học sinh sẽ giơ thẻ xanh, sai giơ thẻ đỏ (Học sinh phải
dừng cuộc chơi nếu trả lời sai). Kết thúc trò chơi, người chiến thắng được khen và sẽ

nhận quà của quản trò trong hộp quà bí mật. Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Từ cùng nhóm nghĩa với: xanh non, xanh lơ, xanh rì, xanh biếc là “nhợt
nhạt”. (Đáp án: Thẻ đỏ)
Câu 2: Tính thẳng thắn của Chấm thể hiện qua các từ ngữ: nhìn thẳng, nói ngay,
nói thẳng băng, thẳng. (Đáp án: Thẻ xanh)

17


Ảnh minh họa giờ học tương tác tích cực của học sinh lớp 5D,trường TH Bắc Sơn

Bằng việc tổ chức cho học sinh được học tập trong môi trường tương tác
tích cực với việc thường xun tổ chức những trị chơi “Tích truyện dân gian”
hay ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy mà tôi đã thực hiện trong các
tiết học chính khóa và hoạt đơng ngồi giờ chính khóa, tơi thấy học sinh lớp 5D
thực sự nắm vững được cấu tạo ngữ âm, từ và ngữ pháp, nhất là năng lực sử
dụng vốn từ vựng để đặt câu, viết đoạn được nâng lên rõ rệt; giờ học sôi nổi, học
sinh tích cực, chủ động hoạt động, hợp tác. Khơng những thế tơi thấy học sinh
rất u những trị chơi, những câu chuyện cổ Việt Nam, yêu thêm con người,
quê hương, đất nước. Nhất là các em luôn cảm thấy tự tin, thoải mái và hào
hứng học tập, khám phá những đơn vị kiến thức tiếng Việt. Điều đó được phản
ánh trong thực tiễn học tập và rèn luyện của các em như phong trào “Nói lời hay,
làm việc tốt” của lớp 5D luôn là lớp nằm trong tốp đầu của trường. Năng lực
hoạt động của Ban cán sự lớp học sinh, của các tổ trưởng, các câu lạc bộ, nhất là
Câu lạc bộ Tiếng Việt rất hiệu quả. Các em tự tin, chủ động tham gia các hoạt
động ngoại khóa do Nhà trường, Đội phát động. Hay tích cực sinh hoạt đầu giờ
vào thứ 3, thứ 5 hàng tuần bằng những hoạt động cụ thể như: đọc truyện cổ dân
gian Việt Nam và nước ngồi, chơi những trị chơi tìm từ, đố vui hay chia sẻ
những đoạn, bài văn hay,…


Ảnh minh họa CLB Tiếng Việt lớp 5D trường TH Bắc Sơn sinh hoạt đầu giờ
Có thể khẳng định rằng, bằng việc thực hiện dạy học tương tác tích cực
trong mỗi giờ học Luyện từ và câu như đã nêu trên, tôi thấy học sinh lớp tôi
được rèn và nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và câu tiếng Việt; các em thực sự
mạnh dạn, chủ động và sáng tạo trong tìm kiếm kiến thức. Nhất là kĩ năng giao
tiếp, hoạt động nhóm, khả năng hợp tác, chia sẻ của học sinh được nâng cao và
các em còn u thêm ngơn ngữ tiếng Việt, ln có ý thức sử dụng tiếng Việt
trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa dân tộc.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi áp dụng kinh nghiệm nghiệm nâng cao năng lực sử dụng vốn từ
và câu tiếng Việt cho học sinh bằng phương pháp dạy học tương tác tích cực, tơi
thấy trong mỗi giờ học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 đã thực sự cuốn hút học
18


sinh, các em chủ động nắm vững kiến thức về ngữ âm, mỗi đơn vị từ, câu tiếng
Việt, khả năng phân tích cấu tạo từ, hiểu nghĩa từ, và câu theo cấu tạo hay kĩ
năng đặt câu ghép với các quan hệ từ, cặp từ hô ứng, viết đoạn văn được cải
thiện rõ rệt. Đặc biệt hơn, trong mỗi giờ học, các em đều hưng phấn học tập,
thực sự tự tin trong giao tiếp và hoạt động hợp tác, nhất là hợp tác nhóm. Ngồi
ra, các em cịn tự mình hoàn thiện nhân cách tốt, biết yêu thương con người, yêu
quý cái đẹp, cái thiện trong ngôn ngữ tiếng Việt trong cuộc sống các em. Nhờ đó
mà mỗi tiết học tiếng Việt đều mang lại nhiều điều lí thú và bổ ích cho chính học
sinh.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các giải pháp như đã thực hiện cũng giúp bản
thân khơng ngừng tìm tịi, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
nhất là dạy học tương tác tích cực một cách sáng tạo, linh hoạt giúp các em ln
cảm thấy thích thú trong mỗi giờ học Luyện từ và câu. Từ đó sẽ ngày một nâng
cao hơn hiệu quả dạy học tiếng Việt.

Qua việc thực hiện các giải pháp trong dạy học tương tác tích cực trong
phân môn Luyện từ và câu lớp 5 mà bản thân đã áp dụng, qua việc chia sẻ với
đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn, nhất là trong nội dung viết sáng kiến
kinh nghiệm chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã nhận được nhiều sự
ủng hộ của đồng nghiệp cũng như Ban giám hiệu nhà trường, các bậc phụ huynh
và lãnh đạo địa phương. Giải pháp mà tôi đã thực hiện cịn có thể áp dụng linh
hoạt đối với các phân môn trong môn Tiếng Việt, các môn học khác trong nhà
trường như Toán, Khoa học, Toán, Lịch sử-Địa lí,…
Qua thời gian thử nghiệm trên lớp 5D trường Tiểu học Bắc Sơn, Bỉm Sơn
(với 22 học sinh) do tôi phụ trách, kết quả thu được sau các lần kiểm tra phần
kiến thức về kĩ năng sử dụng vốn từ và câu tiếng Việt trong môn Tiếng Việt theo
Thông tư 22 như sau:
Kết quả
Các lần
kiểm tra
Cuối kì 1
Giữa kì 2

Hoàn thành
Tốt

Hoàn thành

Chưa
hoàn thành

SL

TL


SL

TL

SL

TL

8
12

36,4
54,5

14
10

63,6
45,5

0
0

0
0

Từ kết quả trên cho thấy, việc áp dụng kinh nghiệm nâng cao năng lực sử
dụng vốn từ và câu tiếng Việt cho học sinh bằng phương pháp dạy học tương tác
tích cực trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 mà tôi đã tiến hành thực
sự đem lại hiệu quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn

Luyện từ và câu, bộ mơn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục tồn diện
nói chung.

19


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm“Nâng cao năng lực sử
dụng từ và câu Tiếng Việt cho học sinh bằng phương pháp dạy học tương tác tích
cực trong phân mơn Luyện từ và câu lớp 5” một cách sáng tạo đã đem lại thành
công nhất định. Được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ban Giám hiệu trường Tiểu học Bắc
Sơn cùng các đồng nghiệp trong nhà trường, tôi rất phấn khởi vì đã nâng cao được
năng lực sử dụng vốn từ và câu Tiếng Việt, giúp học sinh hiểu được cái hay cái đẹp
của ngơn ngữ tiếng Việt. Qua đó, các em được phát triển nhiều kĩ năng, năng lực và
rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Như vậy, thông qua các tiết dạy học tương tác tích cực trong phân mơn
LTVC lớp 5 mà tôi đã thực hiện, tôi thấy học sinh được rèn kĩ năng về cấu tạo ngữ
âm, hiểu nghĩa từ; cấu tạo, cách liên kết câu ghép, câu trong đoạn; sử dụng vốn từ
để đặt câu, viết đoạn rất tốt. Đồng thời, các em có thêm hiểu biết về thiên nhiên,
con người, biết tự bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm người Việt; Trẻ đã thực sự mạnh
dạn và tích cực hơn trong giao tiếp, hoạt động. Từ đó cho thấy, muốn giờ học thú
vị, bổ ích và đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên phải ln sáng tạo trong đổi mới
phương pháp và tổ chức dạy học tương tác tích cực một cách hiệu quả; Chú trọng
phát triển, rèn luyện kĩ năng, năng lực cũng như bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt
đẹp cho học sinh, giúp các em biết giao tiếp đúng chuẩn mực, biết yêu thương con
người và đất nước Việt Nam. Đó cũng chính là chúng ta đang cùng nhau hoàn
thành tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày nay.
2. Kiến nghị
Để thực hiện kinh nghiệm nâng cao năng lực sử dụng vốn từ và câu Tiếng

Việt cho học sinh trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 được hiệu quả
và đồng bộ hóa ở các nhà trường, tôi xin được kiến nghị một số vấn đề sau:
- Mỗi giáo viên cần sáng tạo trong đổi mới phương pháp và tư duy dạy học để
giúp trẻ chủ động nắm bắt kiến thức, phát triển kĩ năng và năng lực hoạt động.
- Khi thực hiện tổ chức dạy học tương tác tích cực, giáo viên phải ln tạo cho trẻ sự
thoải mái, tích cực, sáng tạo. Cần chú trọng đến sự tương tác với môi trường.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5. Trong khi tiến hành thực hiện, do
điều kiện thời gian có hạn, tơi khơng thể minh họa được qua nhiều tiết học. Các
giải pháp đưa ra chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong được sự đóng
góp ý kiến của đồng nghiệp, Ban Giám hiệu nhà trường, của các đồng chí lãnh
đạo cấp trên để giải pháp mà tôi thực hiện sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPPY!
Người viết

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (Tập 1, 2)

2

Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 (Tập 1, 2)

3

Vở Bài tập Tiếng Việt 5 (Tập 1, 2)

4

Chuyên đề giáo dục Tiểu học (Tập 11 trang 5-6;
Tập 21; Tập 30 trang 16-21; Tập 35 trang 1721; Tập 40 trang 15-20, Tập 41)

5

Bài viết “Tương tác trong dạy học và dạy học
tương tác”

6

Cách tổ chức trị chơi học tập mơn Tiếng Việt

7

Nhiệm vụ, nghị quyết của Bộ GD&ĐT

8


Tranh ảnh, bài viết liên quan đến SKKN

9

35 đề ôn luyện Tiếng Việt

10

Luyện tập Tiếng Việt 5 (Tập 1,2)

TÁC GIẢ
Bộ GD&ĐT
Bộ GD&ĐT
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
Vụ giáo dục Tiểu học
Nguyễn Văn Cường
(Đại học PotsDam CHLB Đức)
Nguyễn Cẩm Thanh
(Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội)
Tài liệu Text
Bộ trưởng BGD&ĐT
Phùng Xuân Nhạ
Internet
GS.TS. Lê Phương
Nga
ThS. Nguyễn Thị
Thanh Hằng
Hoàng Cao Cương,

Trần Minh Phương

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên trường Tiểu học Bắc Sơn, Bỉm Sơn.

TT

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Tên đề tài SKKN
Nâng cao hiệu quả dạy học một
số dạng tốn có lời văn điển hình
cho học sinh lớp 4

Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
nghệ thuật cho học sinh lớp 5
thông qua việc xây dựng hệ
thống bài tập trắc nghiệm

Cấp đánh giá
xếp loại (Phòng,
Sở, Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD-ĐT
Nga Sơn

B

20072008

-Phòng GD&ĐT
Nga Sơn
-Sở GD&ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

-Phịng GD&ĐT
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin
Nga Sơn
tạo bài giảng than thiện trong dạy
-Sở GD&ĐT
học phân môn Tập đọc lớp 3
Tỉnh Thanh Hóa
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin
mơ phỏng sinh động kiến thức
Phòng GD&ĐT
khoa học nhằm nâng cao năng
Nga Sơn
lực ứng dụng vào thực tế cuộc
sống cho học sinh lớp 4 trường
Tiểu học Nga Vịnh
Kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng
-Phòng GD&ĐT
vốn từ và câu cho học sinh bằng trị Nga Sơn
chơi “Tích truyện dân gian” trong
-Sở GD&ĐT
dạy học Tiếng Việt lớp 4 VNEN
Tỉnh Thanh Hóa
Kinh nghiệm dạy học các yếu tố
hình học nhằm phát triển tư duy
Phịng GD&ĐT
và năng lực vận dụng vào thực tế
Bỉm Sơn
cuộc sống cho học sinh lớp 2
trường Tiểu học Bắc sơn


A
B

20082009

A
2011-2012
B

B

A
B

B

20142015

20152016

20162017

22


23


×