Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại Kiểm toán nhà nước khu vực V

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 168 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 2017

Nguyễn Thị Nâu

iii


LỜI CÁM ƠN
Qua quá trình thực hiện luận văn, người nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
Cán bộ hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn người
nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM, là những người đã
tận tình giảng dạy và truyền thụ những kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt
khóa đào tạo sau đại học.
Ban giám hiệu và quý thầy cô trường Cao đẳng nghề Cần Thơ đã nhiệt tình
tạo điều kiện tốt trong suốt quá trình học tập và đóng góp ý kiến luận văn.
Gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

iv


TĨM TẮT
Từ khi thành lập đến nay, Kiểm tốn nhà nước (KTNN) nói chung, KTNN khu
vực V nói riêng, ln coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, kiểm tốn


viên (KTV), coi đó là một trong những hoạt động quan trọng, thiết yếu trong quá
trình xây dựng và phát triển của KTNN. Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020
đã xác định mục tiêu “...nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng
và hiệu quả hoạt động của KTNN.... có trình độ chun mơn cao, từng bước hiện
đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính cơng có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng u
cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước...”. Từ đó, địi hỏi KTNN
phải xây dựng đội ngũ công chức, KTV tăng cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo
cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng,
tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, chuyên nghiệp, tương xứng với yêu cầu của
nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều đó địi hỏi phải
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V với mục tiêu, nội dung
bồi dưỡng; phương thức tổ chức; bồi dưỡng cũng được cải tiến và hoàn thiện phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của KTNN. Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá thực
trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V cho thấy hoạt động này
của đơn vị trong thời gian qua còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đạt được mục tiêu
đề ra. Chính vì vậy đề tài “T

tr n



n n

pv t

Kiểm toán n à n ớc

khu v c V” được nghiên cứu nhằm làm rõ hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán
trong cơ chế quản lý mới hiện nay cả về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời khẳng

định vai trò và sự cần thiết khách quan phải bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đối với
việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán của KTNN. Qua đó, đề xuất các nhóm
giải pháp để hồn thiện hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ năng làm
tăng hiệu quả hoạt động kiểm toán.

v


ABSTRACT
Since its establishment, the State Auditor in general, StateAudit regionV in
particularalways considers the training and educating of civil servants, auditors is
very important, considered as one of the important activities, essential in the process
of construction and development of the State Audit. The state audit Development
Strategyto 2020has identified targets "... capacity building activities, legal validity,
quality and operational efficiency of the State Audit… high professional level,
gradually modernized, becoming the inspection bodies responsible public
finances and reputation, to response the requirements of industrialization and
modernization of the country…”. Since then, requires that the State Audit has to
build civil servants, auditorsincrease both quantity and quality, ensuring a rational
structure,

with

firm

political

spirit,

brightly


morality,

professionalism,

commensurate with the requirements of the audit profession and response the
requirements of international integration. That requires raising the quality and
effectiveness of training and retraining of civil servants.
Professional training activities at the State Audit of Region V with goals,
training content; organizational methods; also fostering improved and perfected to
suit each stage of development of the State Audit. However, on the basis of
assessing the situation of professional training activities at the State Audit of Region
V shows the unit's activities in recent years has many shortcomings and
inadequacies, has not achieved its objectives. Therefore, the topic “The reality of
the professional traning activities in state Audit Region V” is studied to clarify
operational audit professional training in new management mechanism now in both
theoretical and practical; at the same time, confirming the role and the
objectivelyneed to professional training auditfor the improvement of performance of
the State Audit. Thereby, proposed the groupsof perfect solutions for professional
training activities to enhance skills enhance audit activities.

vi


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................. i

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... iv
TÓM TẮT ..................................................................................................................v
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NGHIỆP
VỤ KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC ...............................................................................6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................6
1.1.1 Nghiên cứu trong nước ...........................................................................6
1.1.2 Nghiên cứu ngoài nước ...........................................................................8
1.2 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................9
1.2.1 Kiểm toán nhà nước ................................................................................9
1.2.2 Kiểm toán viên nhà nước ........................................................................9
1.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán nhà nước ...............................9
1.3 Các kỹ năng về nghiệp vụ Kiểm toán nhà nƣớc và năng lực của ngƣời
Kiểm toán viên.....................................................................................................11
1.3.1 Các kỹ năng về nghiệp vụ Kiểm toán nhà nước ...................................11
1.3.2 Năng lực của người kiểm toán viên ......................................................18
1.4 Đặc điểm Kiểm toán nhà nƣớc ....................................................................19
1.4.1 Đặc điểm kiểm toán viên nhà nước.......................................................19
1.4.2 Đặc điểm hoạt động Kiểm toán nhà nước .............................................20
1.5 Đặc điểm hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ Kiểm toán nhà nƣớc ..............21
1.5.1 Về chuyên môn .....................................................................................21
1.5.2 Về người học .........................................................................................22

vii



1.5.3 Về giảng viên ........................................................................................24
1.5.4 Về các chuyên đề trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán
nhà nước .........................................................................................................24
1.6 Quy trình hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ Kiểm tốn nhà nƣớc .............25
1.6.1 Mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm tốn nhà nước ............................25
1.6.2 Chương trình và nội dung bồi dưỡng ....................................................28
1.6.3 Phương pháp, phương tiện bồi dưỡng ...................................................30
1.6.4 Hình thức tổ chức bồi dưỡng ................................................................37
1.6.5 Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng ...............................................................40
1.7 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động bồi dƣỡng Kiểm toán nhà nƣớc ...42
1.7.1 Yếu tố khách quan.................................................................................42
1.7.2 Yếu tố chủ quan ....................................................................................44
Kết luận chƣơng 1 ...............................................................................................46
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ TẠI
KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC KHU VỰC V ............................................................47
2.1. Khái quát về Kiểm toán nhà nƣớc khu vực V ...........................................47
2.1.1 Tổng quan về Kiểm toán nhà nước .......................................................47
2.2.2 Tổng quan về Kiểm toán nhà nước khu vực V .....................................48
2.2. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ tại Kiểm toán nhà nƣớc
khu vực V .............................................................................................................50
2.2.1.Đối tượng khảo sát ................................................................................50
2.2.2. Tiến hành khảo sát ...............................................................................51
2.2.3. Kết quả khảo sát ...................................................................................51
2.3. Nhận xét chung .............................................................................................72
2.3.1 Ưu điểm .................................................................................................72
2.3.2 Hạn chế .................................................................................................73
Kết luận chƣơng 2 ...............................................................................................74
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC KHU VỰC V ....75

3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ...............................................................75
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................75

viii


3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................75
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả ...........................................76
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .......................................................76
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ......................................................76
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng nghiệp vụ tại
Kiểm tốn nhà nƣớc khu vực V .........................................................................77
3.2.1 Nhóm giải pháp đổi mới mục tiêu, chương trình và nội dung bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm tốn............................................................................77
3.2.2 Nhóm giải pháp áp dụng mới phương pháp, phương tiện và hình
thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tốn theo năng lực ..........................88
3.2.3 Nhóm giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng nghiệp vụ
kiểm tốn theo năng lực .................................................................................99
3.2.4 Nhóm giải pháp tăng cường gắn kết quá trình bồi dưỡng với thực tế
tại các đơn vị Kiểm tốn nhà nước ..............................................................102
3.2.5 Nhóm giải pháp tăng cường các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi
dưỡng đạt hiệu quả .......................................................................................104
3.3 Kết quả thực nghiệm ..................................................................................105
3.3.1 Mục đích .............................................................................................105
3.3.2 Nội dung ..............................................................................................106
3.3.3 Đối tượng ............................................................................................107
3.3.4 Thời gian, địa điểm thực nghiệm ........................................................109
3.3.5 Cách tiến hành .....................................................................................109
3.3.6 Tiêu chí đo lường kết quả học tập của học viên .................................109
3.3.7 Kết quả thực nghiệm ...........................................................................109

Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................115

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
KTNN
KTVNN
KTVDB
KTV
KTVC
NSNN
NSĐP
GV
CBQL
HV
BCKT

Tên đầy đủ
Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán viên nhà nước
Kiểm toán viên dự bị
Kiểm tốn viên
Kiểm tốn viên chính
Ngân sách nhà nước
Ngân sách địa phương
Giảng viên
Cán bộ quản lý

Học viên
Báo cáo kiểm toán

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1 Các mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ ...............................................26
Bảng 2.1 Đánh giá hình thức tổ chức lớp học theo đối tượng HV ...........................62
Bảng 2.2. Đánh giá về hình thức tổ chức bồi dưỡng ................................................64
Bảng 2.3 Đánh giá về phương pháp bồi dưỡng ........................................................66
Bảng 2.4 Đánh giá về cơ sở vật chất, phương tiện bồi dưỡng ..................................67
Bảng 2.5 Đánh giá về kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng.................................................68
Bảng 2.6 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng bồi dưỡng ...............................................70
Bảng 3.1. Chương trình bồi dưỡng cấp độ Tiền kiểm tốn viên ...............................82
Bảng 3.2 Chương trình bồi dưỡng cấp độ 1 ..............................................................83
Bảng 3.3 Chương trình bồi dưỡng cấp độ 2 ..............................................................85
Bảng 3.4 Chương trình bồi dưỡng cấp độ 3 ..............................................................86
Bảng 3.5 Lựa chọn phương pháp và phương tiện bồi dưỡng ...................................89
Bảng 3.6 Tờ khai quyết toán thuế TNDN .................................................................91
Bảng 3.7 Phụ lục- Thuế TNDN được ưu đãi ............................................................94
Bảng 3.8 Tiêu chuẩn đánh giá học tập của người học về chuyên đề quản lý ngân
sách nhà nước của chương trình bồi dưỡng cấp độ 1..............................................100
Bảng 3.9 Tiêu chuẩn đánh giá học tập của người học về nội dung Kiểm tốn
cơng tác chấp hành dự tốn thu nội địa của cơ quan Thuế- thuộc chuyên đề Kỹ
năng kiểm toán tại cơ quan Thuế của chương trình bồi dưỡng cấp độ 1 ................100

Bảng 3.10 Tiêu chuẩn đánh giá học tập của người học về nội dung Kiểm tốn
cơng tác miễn, giảm thuế TNDN của cơ quan Thuế - thuộc chuyên đề Kỹ năng
kiểm toán tại cơ quan Thuế của chương trình bồi dưỡng cấp độ 1 .........................101
Bảng 3.11 Số lượng HV ở các nhóm thực nghiệm .................................................108
Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra chuyên đề Kỹ năng kiểm toán tại Sở Tài chính và
Kỹ năng kiểm tốn tại cơ quan Thuế của lớp Bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán ngân
sách nhà nước- chương trình cấp độ 1 ....................................................................108
Bảng 3.13 Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra ....................................................109

xi


Bảng 3.14 Bảng phân phối tần suất .........................................................................110
Bảng 3.15 Bảng phân phối tần suất hội tụ tiến .......................................................110
Bảng 3.16 Mô tả những tham số đặc trưng của mẫu ..............................................112
Bảng 3.17 Kết quả Independent-Samples T-Test ( =0,05) ...................................113

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1 Chu trình học tập trải nghiệm của người trưởng thành ..............................34
Hình 1.2 Phương pháp kiểm tra, đánh giá.................................................................41
Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá kỹ năng khảo sát thu thập thơng tin ..............................52
Hình 2.2 Biểu đồ đánh giá kỹ năng lập kế hoạch kiểm tốn ....................................53
Hình 2.3 Biểu đồ đánh giá kỹ năng xác định rủi ro và trọng yếu kiểm tốn ............54

Hình 2.4 Biểu đồ đánh giá kỹ năng kiểm tốn chi tiết .............................................55
Hình 2.5 Biểu đồ đánh giá kỹ năng lập báo cáo kiểm tốn ......................................56
Hình 2.6 Biểu đồ đánh giá kỹ năng tin học ..............................................................57
Hình 2.7 Biểu đồ đánh giá mục tiêu bồi dưỡng do KTNN tổ chức .........................58
Hình 2.8 Biểu đồ đánh giá mục tiêu bồi dưỡng do KTNN khu vực V tổ chức ........59
Hình 2.9 Biểu đồ đánh giá chương trình, nội dung bồi dưỡng ................................60
Hình 2.10 Biểu đồ đánh giá hình thức tổ chức bồi dưỡng ........................................61
Hình 3.1 Kết quả học lực của HV lớp KTNN .........................................................108
Hình 3.2 Tần suất điểm kiểm tra .............................................................................110
Hình

3.3

Tần

suất

hội

tụ

tiến

điểm

kiểm

tra

của


nhóm

ĐC

và nhóm TN.............................................................................................................111
Hình 3.4 So sánh điểm trung bình kiểm tra giữa các nhóm ....................................113

xiii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu tạo nên cơ hội và thách thức
lớn đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển. Việt Nam là một trong
những nước đang có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến trình xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Sự phát triển này kéo theo nhiều
thách thức trong hoạt động kinh tế, điều này đòi hỏi nhà nước cần có cơng cụ quan
trọng và hiệu quả để quản lý nền kinh tế phát triển bình ổn. Từ đó, hệ thống KTNN
đã hình thành và ngày càng phát triển, nó trở thành cánh tay đắc lực trong hệ thống
pháp quyền của nhà nước trong việc quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020 ban hành kèm theo
Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12, ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội nêu rõ với mục tiêu là "Nân

ao năn l c ho t động, hi u l c

pháp lý, chất l ợng và hi u quả ho t động của KTNN n

một công c hữu hi u


của n à n ớc trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử d ng ngân sách, tiền và tài sản
n à n ớc; xây d n KTNN ó trìn độ chun nghi p cao, từn
t àn

ớc hi n đ i, trở

ơ quan k ểm tra tài chính cơng có trách nhi m và uy tín, đáp ứng u cầu

của s nghi p cơng nghi p hố, hi n đ

oá đất n ớc, phù hợp với các thông l và

chuẩn m c quốc tế ”[37]. Năm 2013, trên cơ sở đánh giá nhu cầu về năng lực của
cơ quan KTNN theo hướng dẫn của Cơ quan sáng kiến phát triển của INTOSAI
(IDI- ASOSAI), KTNN ban hành Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn
2013-2017 kèm theo quyết định số 1876/QĐ-KTNN ngày 06/12/2010 của Tổng
KTNN, đã chỉ ra 8 nội dung hạn chế, bất cập trong hoạt động kiểm tốn; trong đó
có nội dung hạn chế “h thống tổ chức của KTNN đan tron quá trìn
độ n ũ KTV òn t ếu về số l ợn , ơ ấu

oàn t

n;

a p ù ợp, chất l ợn độ n ũ ịn

h n chế về chun mơn, nghi p v , tính chuyên nghi p trong th c thi công v ; chất
l ợng của công tác bồ
ph c v


o đào t o, bồ

n

a t eo kịp với yêu cầu nhi m v ; h thống tài li u
n

a oàn t

n; độ n ũ GV ơ ữu

a đ ợc

hình thành”[16].
Tổ chức và hoạt động của KTNN đã được quy định tại Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam năm 2013. Thi hành Hiến pháp, Quốc hội đã thông qua Luật

1


KTNN sửa đổi tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực từ năm 2016. Hiến pháp và Luật
KTNN sửa đổi đã nâng tầm địa vị pháp lý của KTNN đồng thời đặt ra những thách
thức không nhỏ đối với KTNN, đòi hỏi KTNN phải đổi mới hoạt động nâng cao
năng lực thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, trong công tác bồi dưỡng đội ngũ cơng chức,
KTNN cần phải có lộ trình phát triển ngắn hạn và lâu dài nhằm đáp ứng được yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành trong tình hình mới và xu thế hội nhập
quốc tế.
Cùng với việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế hiện
hành cho phù hợp với tình hình thực tiễn, KTNN xác định căn cứ để hoàn thiện hệ

thống pháp luật về KTNN (bao gồm: hệ thống các Chuẩn mực KTNN, Quy trình
KTNN, Quy chế hoạt động của KTNN, Quy chế làm việc của các Đồn kiểm
tốn,...).
Cán bộ, cơng chức, kiểm tốn viên (KTV) tại Kiểm toán nhà nước khu vực V
(KTNN khu vực V) đến từ các nguồn: thi tuyển, cán bộ từ các cơ quan khác chuyển
về, do đó đa dạng về chuyên mơn đào tạo, độ tuổi, trình độ...Vì vậy, hàng năm
ngồi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của ngành, đơn vị đều có tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ cơng chức tại chỗ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị (kiểm toán
ngân sách nhà nước 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các nhiệm vụ khác
do Tổng KT giao). Mặc dù KTNN khu vực V đã có nhiều cố gắng trong việc tổ
chức, thiết kế chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công
chức tại chỗ nhưng chất lượng chưa cao.
Từ những vấn đề đã nêu cho thấy trong thời gian tới, KTNN khu vực V để
thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao cần có lực lượng KTV có đủ năng lực, kỹ
năng được cập nhật kịp thời, đầy đủ chính sách, chế độ mới mới ban hành. Và một
trong yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng KTV là chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ. Do đó, người nghiên cứu thực hiện đề tài “Thực trạng hoạt
động bồi dưỡng nghiệp vụ tại Kiểm toán nhà nước khu vực V” nhằm nâng cao
năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ KTV của KTNN khu vực V.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V, từ
đó, đề xuất các nhóm giải pháp cải tiến chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ KTNN cho

2


đội ngũ CBCC trong thời gian tới, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
của KTV đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước theo nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
3. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ của KTNN khu vực V, bao gồm: chương
trình; nội dung; tài liệu; hình thức tổ chức bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá quá trình
bồi dưỡng; hoạt động của GV, hoạt động của HV; hoạt động của CBQL.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ KTNN cho đội
ngũ KTV tại KTNN khu vực V.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ KTNN.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
tại KTNN khu vực V.
- Đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp
vụ tại KTNN khu vực V.
- Tổ chức thực nghiệm 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V để
đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của các nhóm giải pháp đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ KTNN cho
đội ngũ CBCC.
+ Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ trong hai
năm 2014, 2015 của KTNN khu vực V.
6.2 Giới hạn về đối tượng điều tra, khảo sát
- Khảo sát 41 HV là đối tượng được bồi dưỡng, đào tạo, gồm thành viên của 3
phịng Kiểm tốn ngân sách (1, 2, 3); phịng Kiểm tốn đầu tư XDCB, phịng Tổng
hợp.
- Khảo sát 08 GV tham gia hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V.

3



- Khảo sát 19 CBQL của KTNN khu vực V Lãnh đạo cấp vụ gồm: Kiểm tốn
trưởng và 03 phó kiểm tốn trưởng (trong đó có 01 vị có học vị tiến sĩ) và lãnh đạo
cấp phòng.
6.3 Giới hạn về không gian
Nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V ở
thành phố Cần Thơ.
6.4 Giới hạn về thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016.
6.5 Giới hạn về tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành tại KTNN khu vực V ở thành phố Cần Thơ.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Trong thời gian qua hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V
được tổ chức theo định kỳ nhưng chưa đạt hiệu quả, kỹ năng của đội ngũ KTV chưa
thật sự nâng cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu về nghiệp vụ KTNN trong giai
đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của cả nước nói chung và của địa phương
nói riêng. Nếu hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V phù hợp với
những giải pháp đề xuất trong đề tài sẽ giúp nâng cao được chất lượng và hiệu quả
của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ KTNN cho khu vực này.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích tài liệu
Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan KTNN và các văn bản
của KTNN ban hành áp dụng cho niên độ 2014, 2015; kế hoạch chiến lược phát
triển giai đoạn 2013- 2017 của KTNN (chú trọng nội dung bồi dưỡng, đào tạo); quy
chế đào tạo, bồi dưỡng cơng chức KTNN; các chương trình khung đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn các ngạch KTV nhà nước; nội dung các chuyên đề hội thảo và
tập huấn, bồi dưỡng chun mơn (kiểm tốn ngân sách địa phương, kiểm tốn
chương trình mục tiêu quốc gia, kiểm tốn dự án đầu tư, kiểm toán doanh nghiệp;
kiểm toán hoạt động...).
8.2 Phương pháp khảo sát, điều tra
Xây dựng bộ công cụ để lấy ý kiến của các đối tượng tham gia hoạt động đào

tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của KTNN khu vực V, như: HV; GV; CBQL.

4


+41 KTV của các phịng Tổng hợp, Phịng Kiểm tốn ngân sách 1, Phịng Kiểm
tốn ngân sách 2, Phịng Kiểm tốn ngân sách 3, Phịng Kiểm tốn đầu tư dự án.
+ 08 GV
+ 19 CBQL.
8.3 Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo cấp vụ, trưởng các phịng tổng hợp,
phịng kiểm tốn ngân sách, phịng kiểm toán Đầu tư xây dựng (trong hoạt động
kiểm toán họ là trưởng, phó đồn kiểm tốn, tổ trưởng tổ kiểm tốn), họ là những
người có kiến thức và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kiểm tốn nhằm thu thập
thơng tin về thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V.
8.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm cho nội dung 02 chun đề: Kỹ năn k ểm tốn
t

Sở Tà chính và Kỹ năn k ểm toán t

ơ quan T uế trong nhóm giải pháp đã đề

xuất.
8.5 Phương pháp thống kê tốn học
Để xử lý các số liệu điều tra, khảo sát.

5



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
NGHIỆP VỤ KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu trong nước
KTNN Việt Nam thành lập theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ ngày
11/7/1994 về việc thành lập cơ quan KTNN.
Năm 1996, KTNN Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Quốc tế
các cơ quan kiểm toán tối cao (International Organization of Supreme Audit
Institutions - INTOSAI). [58]
Năm 1997, KTNN Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức các Cơ
quan Kiểm tốn tối cao châu Á (Asian Organization of Supreme Audit Institutions ASOSAI).[58]
Trên cơ sở phát huy những thành tựu đạt được trong 20 năm qua, KTNN Việt
Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành một cơ quan kiểm tốn tài chính cơng có uy tín
và có trách nhiệm, góp phần mang lại sự phát triển bền vững và sự phồn thịnh của
đất nước. KTNN đã có Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020; Chiến lược phát
triển KTNN giai đoạn 2013- 2017. Để thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển
KTNN, một trong những công việc được chú trọng và tổ chức thực hiện là công tác
nghiên cứu khoa học. KTNN đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, trong đó có các
đề tài như:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Xây d ng cẩm nan

ớng dẫn kiểm

toán thuế” do Nguyễn Văn Đạt - Phó Kiểm tốn trưởng KTNN chuyên ngành II
làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã phân tích và đánh giá được thực trạng cơng tác kiểm
toán thuế của KTNN trong thời gian qua, làm rõ những hạn chế, tồn tại và chỉ ra
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một
số vấn đề chung về công tác quản lý thuế, công tác tuân thủ pháp luật về thuế và
quản lý thuế của đối tượng nộp thuế, cơ quan quản lý thuế; hệ thống hóa những vấn
đề chung về kiểm toán thuế trong kiểm toán NSNN của KTNN. Đồng thời chỉ ra

những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và tuân thủ pháp luật về thuế cùng các
ngun nhân của hạn chế. Góc nhìn vấn đề chất lượng của cuộc kiểm toán đã chỉ ra
một trong những nguyên nhân của hạn chế của công tác kiểm toán thuế của KTNN

6


là trình độ, năng lực và kỹ năng của KTV chưa cao nhưng chưa nghiên cứu nguyên
nhân tại sao.
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Giải pháp nâng cao chất l ợng công tác bồi
ng công chứ , KTV t eo địn

ớng chiến l ợc phát triển KTNN đến năm

2020” do Đồn Xn Tiên, Phó Tổng KTNN làm chủ nhiệm. Đề tài đã làm sáng tỏ
các vấn đề có tính chất lý luận chung về công tác bồi dưỡng công chức như vai trị,
mục tiêu, u cầu của cơng tác bồi dưỡng công chức; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
công chức; những quy định của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức. Đề tài
đã phân tích sâu đặc điểm nghề nghiệp kiểm tốn, tính đặc thù của cơng tác tổ chức
và hoạt động của KTV; sự khác biệt giữa đào tạo, bồi dưỡng công chức, KTV
KTNN với công chức các lĩnh vực khác. Và đề tài đã đề xuất được 5 nhóm giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức, KTV của KTNN.
Tuy nhiên, đề tài chưa nghiên cứu và chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng công chức của KTNN, như: chương trình, nội dung, tài liệu, phương
pháp đào tạo, bồi dưỡng, phân loại đối tượng đào tạo; chưa nghiên cứu khía cạnh
chất lượng hoạt động của cơ quan KTNN là một chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, nó
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó con người là một trong những yếu tố có
ảnh hưởng quyết định.
- Tác giả Hà Thị Mỹ Dung (2015) - luận án tiến sĩ - Chất l ợn độ n ũ k ểm
toán viên của Kiểm toán n à n ớc: Đề tài này đề cập đến chất lượng hiện nay của

đội ngũ KTV của KTNN, đồng thời cũng đề cập đến công tác bồi dưỡng dài hạn và
ngắn hạn cho KTV nhằm nâng cao năng lực làm việc và chất lượng công việc của
đội ngũ KTV đáp ứng yêu cầu hiện nay của Nhà nước, của xã hội trong thời kỳ hội
nhập và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
- Tác giả Đinh Trọng Hanh (2000), Cơ sở khoa học và th c tiễn hình thành
p

ơn p áp luận xây d n quy trìn đào t o, bồ

ng các ng ch kiểm toán viên

n à n ớc. Đề tài này đề cập quy trình cũng như nền tảng cơ sở khung lý luận cho
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng các ngạch KTVNN. Tác giả đã nêu rõ những thuận
lợi, khó khăn trong việc xây dựng quy trình và những hạn chế cần khắc phục của
công tác đào tạo, bồi dưỡng các ngạch KTVNN. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập

7


đến phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ KTVNN.
1.1.2 Nghiên cứu ngồi nước
Hoạt động kiểm tốn ra đời ở thế kỷ thứ III trước Công nguyên từ thời La Mã,
và từ “Kiểm tốn” có nguồn gốc từ tiếng La tinh (ngơn ngữ chính thức của Đế quốc
La Mã), theo nghĩa của từ “Audit”. Hoạt động Kiểm tốn chỉ thật sự phát triển và
mang tính phổ biến từ thế kỷ 17 trở về sau: Ở Đức có phịng Thẩm kế tối cao; Pháp
có Tịa Thẩm Kế. Đến nay có trên 100 quốc gia có tổ chức cơ quan KTNN và mỗi
quốc gia có tên gọi, mơ hình, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ khác nhau. Hiện
nay Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (International Organization of
Supreme Audit Institutions-INTOSAI) có 178 quốc gia thành viên. [5]

Tham khảo hoạt động kiểm toán tại Hoa Kỳ, đề tài nghiên cứu nội dung: loại
KTV, gồm: KTV Văn phịng kế tốn trưởng của Hoa kỳ - GAO; KTV độc lập CPA (Certificated Public Accountant).
Văn phòng Kế toán trưởng của Hoa Kỳ (GAO) là một cơ quan trong ngành lập
pháp của chính quyền liên bang. Tổ chức GAO, mà đứng đầu là kế tốn trưởng
chung, có nhiệm vụ báo cáo và chịu trách nhiệm cá nhân với Quốc Hội. Trách
nhiệm trước tiên của đội ngũ KTV là thực hiện chức năng kiểm toán cho Quốc hội.
Rất nhiều trách nhiệm của tổ chức GAO giống với trách nhiệm của một tổ chức
KTV độc lập. Để quản lý và thống nhất sự hoạt động của các công ty kiểm toán Hoa
kỳ thành lập Viện kiểm toán Độc lập Hoa Kỳ - AICPA (American Institute of
Certified Public Accountant). Ở một số tiểu bang, nếu cá nhân thi đậu trong kỳ thi
sát hạch KTV độc lập và vượt qua thử thách theo quy định để trở thành KTV GAO,
thì sau đó anh ta được cấp giấy chứng nhận KTV độc lập.
Chức danh KTV độc lập được chứng nhận theo luật của tiểu bang và do các cơ
quan cấp giấy phép của từng tiểu bang cấp. Yêu cầu trở thành KTV độc lập thay đổi
giữa các tiểu bang. KTV độc lập sau khi nghỉ việc ở văn phịng kiểm tốn độc lập
để làm việc cho các tổ chức doanh nghiệp, Nhà nước hoặc giáo dục. Những người
này có thể tiếp tục là KTV độc lập nhưng họ mất quyền hành sự như một KTV độc
lập.

8


Các KTV độc lập phải đáp ứng các yêu cầu học tập không ngừng và các quy
định về sự chứng nhận để duy trì quyền hành sự trong các tiểu bang. Và tổ chức
chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu, thiết kế chương trình và tổ chức bồi dưỡng cho
KTV độc lập là Viện kiểm toán Độc lập Hoa Kỳ - AICPA.
Tóm lại, có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về cơng tác kiểm
tốn nói chung và đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ KTNN nói riêng, tuy
nhiên vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ KTNN cho từng khu vực cụ thể, đặc biệt là KTNN khu vực V. Do đó, đề

tài nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ tại KTNN khu vực V sẽ góp phần
tìm ra thực trạng bồi dưỡng và đưa ra các nhóm giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả
hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho KTV tại KTNN khu vực V.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản
cơng. [39]
1.2.2 Kiểm tốn viên nhà nước
- KTV n à n ớc là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ
nhiệm vào các ngạch KTV nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán (theo khoản
8 điều 3, Luật KTNN) [42]
- Ng ch KTV n à n ớc là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ
chun mơn, nghiệp vụ của KTV nhà nước, bao gồm các ngạch: KTV, KTV chính
và KTV cao cấp (theo khoản 9 điều 3, Luật KTNN) [42]
1.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán nhà nước
Có rất nhiều quan điểm đối với đào tạo, bồi dưỡng. Trong phạm vi đề tài có
thể xem xét theo một số ý kiến sau:
Theo Đại từ điển tiếng Việt [54] do Nguyễn Như Ý chủ biên - NXB Đại học
quốc gia TP Hồ Chí Minh thì:
- Đào tạo: đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở thành người có hiểu biết, có nghề
nghiệp: đào tạo thành người có tri thức, như đào tạo chun mơn, đào tạo nhân tài.

9


Và theo từ điển tiếng Việt định nghĩa Đào tạo là: làm cho trở thành người có năng
lực theo những tiêu chuẩn nhất định.[32]
- Bồi dưỡng: làm cho tốt hơn, giỏi hơn: bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng nghiệp
vụ [32]. Theo tài liệu thì đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm tới các mục đích [ 55] sau:

- Phát triển năng lực làm việc CBCC và nâng cao khả năng thực hiện công
việc thực tế của họ.
- Giúp CBCC luôn phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong
tương lai của tổ chức.
- Giảm thời gian học tập, làm quen với công việc mới của CBCC do thuyên
chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho họ có đầy đủ khả năng làm việc
một cách nhanh chóng và tiết kiệm.
Theo Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của KTNN khái niệm đào tạo, bồi dưỡng
được hiểu như sau [24]:
Đào t o là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng
theo quy định của từng cấp học, bậc học.
Bồ

ng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm

Bồ

ng theo tiêu chuẩn ng ch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo

việc.
chương trình quy định cho ngạch công chức.
Đào t o, bồ

ng theo tiêu chuẩn chức v lãn đ o, quản lý là trang bị kiến

thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định cho từng chức vụ
lãnh đạo, quản lý.
Bồ

ng theo vị trí vi c làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương


pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao.
Đào t o, bồ

ng ngắn h n là các khóa học có thời gian học khơng q 03

tháng, tính từ ngày khai giảng đến khi kết thúc khóa học.
Đào t o, bồ

ng dài h n là các khóa học có thời gian học trên 03 tháng,

tính từ ngày khai giảng đến khi kết thúc khóa học.

10


1.3 Các kỹ năng về nghiệp vụ Kiểm toán nhà nƣớc và năng lực của ngƣời Kiểm
toán viên
1.3.1 Các kỹ năng về nghiệp vụ Kiểm tốn nhà nước
Để hình thành kỹ năng kiểm tốn của KTV nhà nước thơng qua công tác bồi
dưỡng phải chịu tác động của các yếu tố:
Một là về kỹ năn

uyên môn ủa KTV [20]

KTV nhà nước phải có các kỹ năng chun mơn để thực hiện các cơng việc
của một cuộc kiểm tốn; có khả năng vận dụng các kỹ năng chuyên môn phù hợp
với sự đa dạng, phức tạp của nhiệm vụ được giao.
KTV nhà nước phải có kỹ năng lập kế hoạch, chương trình kiểm tốn; kỹ năng
thu thập, phân tích thơng tin, thu thập bằng chứng kiểm toán để đưa ra các kết luận

và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán hoặc đưa ra ý kiến trưng cầu giám
định chuyên môn khi cần thiết; kỹ năng lập báo cáo kiểm tốn, thuyết trình, thảo
luận và các kỹ năng bổ trợ cần thiết khác phục vụ cho cơng việc kiểm tốn.
KTV nhà nước phải thực hiện thành thạo các phương pháp nghiệp vụ kiểm tốn
và có khả năng sử dụng các phương tiện cơng nghệ hiện đại trong hoạt động kiểm
tốn.
KTV nhà nước phải thường xuyên duy trì, cập nhật, bổ sung và nâng cao trình
độ để thực hiện thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn kiểm
tốn trong mơi trường pháp lý và tiến bộ khoa học kỹ thuật khơng ngừng phát triển.
Ngồi các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, KTV nhà nước cũng phải có kỹ năng giao
tiếp, có hiểu biết xã hội và văn hóa ứng xử để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ha là về tâm lý n





Người học là những KTV nhà nước là người trưởng thành có trình độ, năng
lực được quy định tại Luật KTNN và được cụ thể hóa ở chuẩn mực số 30 “Bộ quy
tắc đạo đức nghề nghiệp”.
KTV nhà nước phải có trình độ, năng lực chuyên môn cần thiết theo quy định
để đáp ứng nhiệm vụ kiểm tốn được phân cơng.
KTV nhà nước phải có sự am tường về Hiến pháp, pháp luật, các nguyên tắc và
chuẩn mực điều chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán; hiểu rõ quy định của
pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính cơng; về quản lý,

11


sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước thuộc lĩnh vực, chun ngành được phân

cơng kiểm tốn.
KTV nhà nước phải hiểu rõ quy định của pháp luật và quy định về hoạt động
kiểm toán của KTNN; hiểu biết và tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, kế toán và
quản lý tài chính, các quy trình và hướng dẫn thực hành theo yêu cầu của nhiệm vụ
kiểm toán.
KTV nhà nước phải được đào tạo theo các chương trình học và cấp đào tạo
phù hợp với tiêu chuẩn từng ngạch KTV nhà nước và theo từng lĩnh vực, chuyên
ngành kiểm tốn được phân cơng theo quy định của Luật KTNN.
Do đó người học (KTV nhà nước) tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ với
tâm thế chỉ muốn học được những điều cần thiết để áp dụng vào công việc hiện tại.
Khi thực hiện cuộc kiểm toán ngân sách nhà nước các cấp của địa phương
(ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã), kiểm toán các quỹ tài
chính cơng, tài sản nhà nước khác và kinh phí trung ương ủy quyền thì các KTV địi
hỏi phải có các kỹ năng sau:
1.3.1.1 Kỹ năn k ảo sát, thu thập thơng tin
Trong bước chuẩn bị kiểm tốn kỹ năng khảo sát, thu thập thông tin đơn vị
được kiểm tốn có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuộc kiểm tốn. Kỹ năng này địi hỏi
KTV khi thực hiện khảo sát đơn vị được kiểm toán phải thu thập được các thông tin
cơ bản. Các yêu cầu để thu thập thơng tin, số liệu của đơn vị được kiểm tốn được
thể hiện trong hệ thống biểu mẫu khảo sát của KTNN kèm đề cương khảo sát (được
cơ quan KTNN gửi cho đơn vị được kiểm tốn có quy định thời hạn báo cáo) như:
* Thông tin về đơn vị được kiểm toán
+ Các chỉ tiêu liên quan đến thu, chi ngân sách; chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển của địa phương;
+ Thông tin về tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống tài chính nhằm đánh giá
cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động và phát triển của đơn vị; đánh giá cơ cấu tổ
chức bộ máy, tổ chức hệ thống các đơn vị dự toán của đơn vị có phù hợp với quy
định của pháp luật hiện hành.
+ Dự tốn và quyết tốn ngân sách có phù hợp với các chỉ tiêu phát triển KTXH của địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt.


12


+ Thu thập những thông tin khác tác động đến quản lý, điều hành và thu, chi
ngân sách.
* Thông tin về những quy định của nhà nước về quản lý ngân sách như
+ Cơ chế quản lý tài chính, quy định về phân cấp quản lý tài chính;
+ Các văn bản pháp quy và các văn bản đặc thù riêng do cấp có thẩm quyền
ban hành áp dụng cho đơn vị.
Đối với kỹ năng này đòi hỏi KTV phải đánh giá được hệ thống kiểm soát nội
bộ của đơn vị được kiểm toán để đưa nhận xét đánh giá cơ bản về đơn vị như: công
tác lập phân bổ và thực hiện dự toán thu chi NSNN địa phương, về cơ chế quản lý
ngân sách nhà nước trên đại bàn...có phù hợp với quy định hiện hành khơng, có
điểm nào cần phải đưa vào trọng tâm kiểm toán như: lập dự tốn khơng đúng chỉ
tiêu KTXH được HĐND phê duyệt, công tác quản lý thu các khoản về đất, các
khoản thu phí, lệ phí,...có dấu hiệu bỏ sót nguồn thu. Sau khi thu thập tình hình, tài
liệu, số liệu liên quan đến đơn vị, KTV phải biết xử lý, phân tích số liệu báo cáo
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu xác định nội dung, đơn vị kiểm toán để lập kế
hoạch kiểm toán.
1.3.1.2 Kỹ năn lập kế ho ch kiểm toán
Trên cơ sở kết quả khảo sát, thu thập và đánh giá thông tin về hệ thống kiểm
sốt nội bộ, thơng tin về tài chính và các thơng tin khác về đơn vị được kiểm tốn,
KTV tiến hành lập kế hoạch cuộc kiểm toán. Trước tiên, KTV tham chiếu các quy
định của Luật KTNN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, ..đồng thời áp
dụng quy định của Quy trình kiểm tốn ngân sách nhà nước để xác định mục tiêu
kiểm toán của cuộc kiểm tốn, như: đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực
của Báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong
quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xác định thời kỳ kiểm toán;
xác định các đơn vị được kiểm toán và các nội dung trọng yếu. Đồng thời KTV phải
lựa chọn phương pháp kiểm toán phù hợp với mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm

toán của cuộc kiểm toán.
1.3.1.3 Kỹ năn xá định rủi ro và trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán ngân


n à n ớc

13


Trọn yếu k ểm tốn: Trọng yếu có liên quan đến tất cả các cuộc kiểm tốn.
Một vấn đề có thể được đánh giá là trọng yếu nếu nó tác động đến các quyết định
của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Xác định trọng yếu là vấn đề về xét đốn
chun mơn và phụ thuộc vào sự phân tích của KTV nhà nước về các yêu cầu của
đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán [20].
Rủ ro k ểm toán: Kiểm toán viên nhà nước phải quản lý rủi ro đưa ra một báo
cáo kiểm tốn khơng phù hợp với từng cuộc kiểm toán cụ thể.
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến kiểm
tốn khơng phù hợp khi báo cáo và thơng tin đã được kiểm tốn cịn chứa đựng sai
sót trọng yếu. KTV nhà nước phải thực hiện các thủ tục kiểm toán để giảm thiểu và
quản lý rủi ro đưa ra các kết luận kiểm tốn khơng phù hợp [20].
1.3.1.4 Kỹ năn k ểm toán chi tiết t

á đơn vị quản lý, sử d ng ngân sách nhà

n ớc
Các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách địa phương gồm: Sở Tài chính (bao
gồm các phịng Tài chính – Kế hoạch trực thuộc); Cục Thuế (bao gồm các Chi cục
Thuế trực thuộc); các Sở, Ban Ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Lao động-TBXH; Sở Y tế; Sở Giáo dục; và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước khác.
Chu trình quản lý ngân sách địa phương tuân thủ theo chu trình quản lý
NSNN: lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách

nhà nước. Tổ chức ngân sách địa phương bao gồm tổ chức nhiệm vụ thu ngân sách
địa phương (gồm các cơ quan: cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan; cơ quan Tài chính;
Kho bạc nhà nước; các đơn vị phát sinh các khoản thu để lại quản lý qua NSNN; cơ
quan Công an; cơ quan Quản lý thị trường), và tổ chức nhiệm vụ chi ngân sách địa
phương tại các cơ quan tài chính tổng hợp (cơ quan Tài chính, Kho bạc, Sở Kế
hoạch và đầu tư); các đơn vị dự toán.
a. Kỹ năn k ểm toán thu ngân sách n à n ớc: Giả định kiểm toán ngân sách
tỉn A n ên độ năm 2015.
- T i Sở Tài chính:
KTV trên cơ sở sử dụng kết quả kiểm toán lập dự toán thu nội địa tại cơ quan
Thuế để phân tích tính hợp lý, tích cực của dự toán thu do địa phương lập, TW và
HĐND giao thơng qua việc so sánh, phân tích tổng thể và theo từng chỉ tiêu thu.

14


×